Tải bản đầy đủ (.pdf) (128 trang)

Biến đổi khí hậu và sự khủng hoảng kinh tế - xã hội ở Trung Quốc thế kỷ XVII

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.09 MB, 128 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA LỊCH SỬ
*******************

VŨ VĂN NAM

BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
VÀ SỰ KHỦNG HOẢNG KINH TẾ XÃ HỘI Ở TRUNG QUỐC
THẾ KỶ XVII
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Lịch sử Thế giới
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học

ThS. NGUYỄN VĂN VINH

HÀ NỘI, 2017


LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành khóa luận, em đã nhận đƣợc sự giúp đỡ tận tình quý báu
của các thầy cô giáo trong khoa Lịch sử, các thầy cô giáo trực tiếp giảng dạy
bộ môn Lịch sử Thế giới, sự đóng góp của các bạn sinh viên. Em xin chân
thành cảm ơn sự đóng góp q báu của thầy cơ và các bạn.
Đặc biệt em xin chân thành cảm ơn thầy giáo Nguyễn Văn Vinh đã
giúp đỡ, chỉ bảo tận tình để em hồn thành khóa luận này.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 24 tháng 04 năm 2017
Tác giả khóa luận

Vũ Văn Nam



LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan đề tài khóa luận này do sự cố gắng, tìm hiểu nghiên
cứu của bản thân em cùng với sự giúp đỡ, hƣớng dẫn nhiệt tình của thầy giáo
ThS. Nguyễn Văn Vinh.
Hà Nội, ngày 24 tháng 04 năm 2017
Tác giả khóa luận

Vũ Văn Nam


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Đọc là

BĐKH

Biến đổi khí hậu

MWP

Medieval Warm Period (Thời kì Ấm trung cổ)

LIA

Little Ice Age (Tiểu băng hà)


HỆ THỐNG BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ, LƢỢC ĐỒ

Biểu đồ 1: Sự biến đổi khí hậu của một số khu vực trên thế giới giai đoạn từ
năm 1000 – 2000 ............................................................................... 17
Biểu đồ 2: Chỉ số nhiệt độ trong thời kỳ Ấm trung cổ và Tiểu băng hà ở
Trung Quốc ....................................................................................... 22
Biểu đồ 3: Sự thay đổi nhiệt độ thời kỳ Ấm trung cổ và Tiểu băng hà .......... 26
Biểu đồ 4: Số lƣợng các quận ở Lĩnh Nam có báo cáo về hiện tƣợng sƣơng
giá và tuyết rơi những năm 1490 – 1670 .......................................... 53
Biểu đồ 5: Tình trạng khan hiếm lƣơng thực ở tỉnh Quảng Đông thế kỷ XVII
........................................................................................................... 54
Biểu đồ 6: Nhiệt độ bất thƣờng Trung Quốc (đơn vị sigma) (đƣờng màu đen
đậm) và nhiệt độ bất thƣờng tồn cầu (theo độ C) (dịng màu xám)
trong thời gian 1500-1800 ................................................................ 58
Biểu đồ 7: So sánh sự thay đổi về nhiệt độ, chỉ số khô - ƣớt, hạn hán nghiêm
trọng, khủng hoảng biên giới, điều kiện tài chính, giá lƣơng thực, và
tình trạng bất ổn phổ biến trong thời gian 1500-1650 ...................... 62
Biểu đồ 8: Sự thay đổi nhiệt độ Trung Quốc dƣới Triều Minh ...................... 74
Biểu đồ 9: Nhiệt độ bất thƣờng Trung Quốc (trong đơn vị sigma) (đƣờng
màu đen đậm) và nhiệt độ bất thƣờng toàn cầu (theo độ C) (dòng
màu xám) trong thời gian 1500-1800 ............................................... 82
Biểu đồ 10: Số cuộc chiến tranh (đƣờng màu đen đậm, tƣơng ứng với bên trái
trục Y), cuộc nổi loạn (đƣờng nét đứt), và chiến tranh (đƣờng màu
xám) ở Trung Quốc trong năm 1500 -1800 ...................................... 83
Biểu đồ 11: Quy mô dân số (triệu ngƣời) (đƣờng màu đen đậm,tƣơng ứng với
trái trục Y) và tốc độ tăng trƣởng dân số (tính theo%) (đƣờng màu
xám, tƣơng ứng với quyền trục Y) tại Trung Quốc trong 1500 – 1800
......................................................................................................... 109


Bảng 1: Các thời kỳ biến đổi khí hậu ―ấm‖ và ―lạnh‖ trong lịch sử Trung
Quốc .................................................................................................. 32

Bảng 2. Số cuộc chiến tranh và tỷ lệ của các cuộc chiến tranh trong giai đoạn
lạnh và ấm áp .................................................................................... 40
Bảng 3. Các thời kỳ hạn hán và lũ lụt trong lịch sử Trung Quốc thu đƣợc bằng
phƣơng pháp Clustering Fuzzy năm 1990 ........................................ 42
Bảng 4. Mối quan hệ giữa các giai đoạn khí hậu, chiến tranh và những thay
đổi triều đại ....................................................................................... 64
Sơ đồ 1: Mơ hình biến động khí hậu lâu dài và ổn định xã hội ở Trung Quốc
trong thời kỳ tiền công nghiệp. ........................................................ 56
Sơ đồ 2: Con đƣờng của các yếu tố chính trị, ngân khố và xã hội dẫn đến sự
sụp đổ của triều đại nhà Minh ........................................................... 59
Lƣợc đồ 1: Thiên tai và các thảm họa phá hoại nhà Minh Trung Quốc năm
1641 ................................................................................................... 75


MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài ......................................................................................... 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề .......................................................................... 4
3. Nội dung, nhiệm vụ, phạm vi nghiên cứu của đề tài .................................. 8
4. Phƣơng pháp nghiên cứu............................................................................... 8
5. Đóng góp của đề tài....................................................................................... 9
6. Bố cục của khóa luận .................................................................................. 10
Chƣơng 1. BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Ở TRUNG QUỐC THẾ KỶ XVII ........... 11
1.1. Định nghĩa khí hậu và biến đổi khí hậu ................................................... 11
1.1.1. Khí hậu .................................................................................................. 11
1.1.2. Biến đổi khí hậu .................................................................................... 12
1.2. Các thời kỳ biến đổi khí hậu trong lịch sử ............................................... 14
1.2.1.Thời kỳ Ấm trung cổ/Medieval Warm Period (MWP) ........................... 14
1.2.2. Thời kỳ Tiểu băng hà/ Little Ice Age (LIA) ........................................... 23

1.3. Biến đổi khí hậu trong lịch sử Trung Quốc thế kỷ XVII ......................... 31
1.3.1.Thời kỳ “ấm áp” và “lạnh giá” trong lịch sử Trung Quốc ................... 31
1.3.3. Đặc điểm khí hậu Trung Quốc thế kỷ XVII ........................................ 46
1.3.4. Mối quan hệ giữa khí hậu và khủng hoảng kinh tế - xã hội Trung
Quốc thế kỷ XVII ............................................................................................. 54
TIỂU KẾT CHƢƠNG 1.................................................................................. 66
Chƣơng 2. TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Ở TRUNG QUỐC THẾ
KỶ XVII .......................................................................................................... 68
2.1. Sự khủng hoảng xã hội và sụp đổ của triều đại Nhà Minh ...................... 68


2.2. Sự bùng nổ, phát triển của nghĩa quân nông dân và sự khủng hoảng của
hệ thống nông trại quân sự .............................................................................. 81
2.2.1. Sự bùng nổ và phát triển của nghĩa quân nông dân ............................. 81
2.2.2. Sự khủng hoảng của hệ thống nông trại quân sự ................................. 88
2.3. Cuộc khủng hoảng lƣơng thực và diện tích ruộng đất bỏ hoang ở Trung
Quốc thế kỷ XVII ............................................................................................ 89
2.3.1. Cuộc khủng hoảng lương thực ở Trung Quốc thế kỷ XVII ................... 89
2.3.2. Diện tích ruộng đất bỏ hoang ở Trung Quốc thế kỷ XVII .................... 94
2.4. Nhập khẩu bạc và sự thăng trầm của nền kinh tế Trung Quốc thế kỷ XVII
......................................................................................................................... 95
2.5. Nạn cƣớp bóc và cƣớp biển ................................................................... 100
2.6. Dịch bệnh và cuộc khủng hoảng nhân khẩu học 1648 – 1653 .............. 102
TIỂU KẾT CHƢƠNG 2................................................................................ 110
KẾT LUẬN ................................................................................................... 111
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................. 115


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài

Biến đổi khí hậu Trái Đất là sự thay đổi của hệ thống khí hậu gồm khí
quyển, thủy quyển, sinh quyển, thạch quyển bởi các nguyên nhân tự nhiên và
nhân tạo trong một giai đoạn nhất định từ tính bằng thập kỷ hay hàng triệu
năm. Sự biển đổi có thế là thay đổi thời tiết bình quân hay thay đổi sự phân bố
các sự kiện thời tiết quanh một mức trung bình. Sự biến đổi khí hậu có thế
giới hạn trong một vùng nhất định hay có thế xuất hiện trên tồn Địa Cầu.
Trong những năm gần đây, biến đổi khí hậu khơng còn là vấn đề của một
quốc gia riêng lẻ mà là vấn đề chung của tồn cầu. Biến đổi khí hậu tác động
đến những yếu tố cơ bản của đời sống con ngƣời trên phạm vi toàn cầu nhƣ
nƣớc, lƣơng thực, năng lƣợng, sức khỏe và môi trƣờng. Hàng trăm triệu ngƣời
trên thế giới có thể lâm vào nạn đói, thiếu nƣớc, lụt lội và bệnh tật do Trái đất
nóng lên và nƣớc biển dâng.
Không chỉ ở hiện tại, trong lịch sử phát triển của con ngƣời, trên trái
đất đã xảy ra những giai đoạn thời tiết cực kì khắc nghiệt do sự biến đổi khí
hậu. Phải kể đến hai thời kỳ biến đổi khí hậu lớn trên trái đất là Ấm trung cổ
và Tiểu băng hà. Biến đổi khí hậu đƣợc coi là một trong những nguyên nhân
tác động đến sự sụp đổ của các nền văn minh cổ đại ở nhiều nơi trên thế giới.
Thời tiết lạnh và khô kéo dài hàng trăm năm là nguyên nhân làm sụp đổ các
nền văn minh phía Đơng Địa Trung Hải vào thế kỷ XIII trƣớc công nguyên.
Dựa trên việc phân tích trầm tích từ bốn hồ nƣớc mặn Larnaca cổ ở phía Nam
đảo Síp, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra bằng chứng về thời tiết khô hạn
kéo dài 300 năm bắt đầu vào khoảng 3.200 năm trƣớc đây. Những thay đổi
trong đồng vị carbon và các giống cây trồng của địa phƣơng cho thấy bốn hồ
nƣớc mặn trên xƣa kia từng là một cảng biển trung tâm của tuyến đƣờng

1


thƣơng mại trong khu vực. Phát hiện này đã đƣa đến giả thiết rằng những thay
đổi môi trƣờng đã đẩy khu vực này vào thời kỳ đen tối. Sự thay đổi khí hậu đã

gây ra mất mùa, nạn đói và chết chóc, đẩy khu vực này vào khủng hoảng kinh
tế xã hội và buộc dân chúng ở phía Đơng Địa Trung Hải và Tây Nam Á phải
di cƣ vào cuối thời kỳ đồ đồng. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến sự sụp đổ
đột ngột của vƣơng quốc hùng mạnh có lãnh thổ trải dài trên các vùng đất
thuộc Ai Cập, Hy Lạp, Síp, Syria, Thổ Nhĩ Kỳ, Israel và Palestine ngày nay
vào khoảng năm 1.200 trƣớc công nguyên.
Ở Châu Mỹ, nền văn minh Pueblo còn đƣợc gọi là ―Anasazi‖ xây dựng
bởi dân tộc bản xứ ở Mỹ Navajo. Đây là ví dụ nổi tiếng nhất về nền văn minh
cổ đại biến mất do biến đổi khí hậu. Dấu tích cịn sót lại của nền văn minh
này thể hiện trên những cơng trình bằng đá và gạch xây dựng dọc theo vách
đá tại Vƣờn quốc gia Mesa Verde và hẻm núi Chaco, cao nguyên Colorado,
Mỹ. Ngƣời Pueblo rời bỏ quê hƣơng một cách bí ẩn vào thế kỷ XII - XIII.
Các nhà khoa học phát hiện nhiều bằng chứng của chiến tranh, hiến tế và ăn
thịt ngƣời, nhƣng họ suy đốn ngun nhân chính là do biến đổi khí hậu làm
thay đổi mơi trƣờng sống. Theo các nhà cổ khí hậu học tại Cục quản lý Đại
dƣơng và Khí quyển Mỹ (NOAA), những ngôi làng tại Mesa Verde và hẻm
núi Chaco dần tàn lụi, trùng hợp với thời điểm xảy ra một đợt hạn hán kéo dài
tại lƣu vực sông San Juan, trong khoảng thời gian từ năm 1130 - 1180. Lƣợng
mƣa ít và mơi trƣờng sống khắc nghiệt dẫn đến tình trạng thiếu lƣơng thực.
Những áp lực này khiến cấu trúc xã hội của ngƣời Pueblo dần tan rã. Nền văn
minh của ngƣời Maya tại khu vực Trung Mỹ suy tàn vào khoảng thế kỷ VIII IX. Các nhà khoa học vẫn đang tìm hiểu những bí ẩn xung quanh việc ngƣời
Maya rời bỏ quần thể kim tự tháp khổng lồ, cung điện và đài quan sát của họ.
Giới nghiên cứu đƣa ra nhiều giả thuyết khác nhau để giải thích những gì đã
xảy ra, từ dịch bệnh đến cho đến sự xâm lƣợc của các quốc gia khác. Nhƣng

2


lý thuyết đƣợc nhiều học giả ủng hộ nhất là do sự thay đổi khí hậu đột ngột,
gây nên tình trạng hạn hán nghiêm trọng, kéo dài 200 năm [23, tr.1733].

Đó là một số minh chứng cho sự tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu
đối với lịch sử văn minh con ngƣời trên một số khu vực thế giới. Ở Châu Á,
biến đổi khí hậu trong lịch sử cũng đã tác động đến một trung tâm văn minh
lớn ở Phƣơng Đơng, đó là Trung Quốc. Biến đổi khí hậu tác động xuyên suốt
trong tiến trình phát triển của quốc gia này từ thời cổ đại. Trong bối cảnh của
cuộc khủng hoảng chung toàn cầu thế kỷ XVII, Trung Quốc cũng khơng nằm
ngồi mơ hình khủng hoảng đó. Thế kỷ XVII, những dấu hiệu suy yếu, khủng
hoảng xã hội xuất hiện ở Trung Quốc rồi dẫn đến sự sụp đổ của Nhà Minh,
thiết lập nên Nhà Thanh. Một điều trùng hợp vào thế kỷ XVII, đó là sự thay
đổi khí hậu đột ngột trên phạm vi tồn cầu nói chung, và trên lãnh thổ Trung
Quốc nói riêng. Thời kỳ này, khí hậu trên trái đất chịu tác động của dạng thời
tiết của thời kỳ Tiểu băng hà với đặc trƣng là khí hậu lạnh, khơ.
―Little Ice Age‖ hay ―Tiểu băng hà‖ thuật ngữ này đƣợc đặt ra bởi
Matthes vào năm 1939 với sự xem xét các hiện tƣợng phát triển sông băng và
sự tái diễn ra ở Sierra Nevada, California, sau đó là sự tan chảy của nó ở giai
đoạn Hypsithermal, đầu thế Holocen. Trong bài viết có nhiều căn cứ xác đáng
của mình năm 2004, học giả Grove đã định nghĩa thời kì ―Tiểu băng hà‖ là
một giai đoạn kéo dài khoảng từ đầu thế kỉ XIII hoặc XIV và kết thúc vào
giữa thế kỉ XIX [19, tr.505]. Đặc trƣng nổi bật là sự giảm nhiệt độ toàn cầu và
sự mở rộng các sông băng trong thời kỳ này. Các bằng chứng chỉ ra thời kỳ
―Tiểu băng hà‖ là một trong nguyên nhân chính làm khủng hoảng nền chính
trị, kinh tế, xã hội Trung Quốc thế kỷ XVII. Các yếu tố sinh thái buộc chúng
ta phải nghiêm túc xem xét ý nghĩa của sự tác động của biến đổi khí hậu đối
với sự khủng hoảng các đế chế Trung Hoa.

3


Do đó, nghiên cứu đề tài “Biến đổi khí hậu và sự khủng hoảng kinh tế xã hội ở Trung Quốc thế kỷ XVII” sẽ cung cấp cho chúng ta cái nhìn đầy đủ
về mơ hình những tác động của biến đổi khí hậu với lịch sử Trung Quốc trong

thế kỷ XVII. Biến đổi khí hậu đã làm tăng thêm các khó khăn trong khu vực
về sự suy giảm sức mạnh của một đất nƣớc có truyền thống và văn hóa lâu
đời hoặc phân rã tổ chức bộ máy nhà nƣớc. Đó cũng là một nhân tố thúc đẩy
sự xung đột giữa các nhóm lợi ích kinh tế - chính trị trong xã hội Trung Quốc
bấy giờ. Chúng ta có thể nhìn thấy cụ thể từ trƣờng hợp đế chế Trung Hoa thế
kỉ XVII, một bầu khơng khí u ám của dịch bệnh, chiến tranh, sự suy giảm
lƣơng thực và tình trạng bất ổn. Các điều kiện thời tiết khí hậu khắc nghiệt
thúc đẩy các nổi loạn lan rộng, cƣớp bóc ở các vùng lân cận và bùng nổ các
cuộc chiến tranh nông dân, dẫn đến sự sụp đổ của triều đại phong kiến nhà
Minh và thiết lập nên Triều Thanh, và biến đổi khí hậu cũng là nguyên nhân
chính là suy giảm dân số Trung Quốc trong những năm 1648 – 1653.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Nghiên cứu về biến đổi khí hậu và mối quan hệ cũng nhƣ tác động của
nó đối với lịch sử thế giới nói chung và Trung Quốc nói riêng đã đƣợc đơng
đảo các học giả, các nhà sinh thái học, các nhà sử học trên thế giới quan tâm.
Nhƣng về thời kỳ Tiểu băng hà và sự khủng hoảng của Trung Quốc ở Việt
Nam rất khan hiếm và hầu nhƣ chƣa có.
Trên thế giới, đã có một số cơng trình viết bằng tiếng Anh về những
biến đổi của khí hậu và ảnh hƣởng với Trung Quốc trong tiến trình lịch sử của
nền văn minh này. Trƣớc hết, phải kể đến tác phẩm “Global Crisis: War,
Climate Change and Catastrophe in the seventeenth century” của tác giả
Geoffrey Parker. Cơng trình đã chỉ ra những tai họa của thế kỷ XVII trên thế
giới nhƣ hạn hán, nạn đói, xâm lƣợc, chiến tranh, các cuộc cách mạng và biến
đổi khí hậu. Đây là một cơng trình nghiên cứu sự khủng hoảng toàn cầu thế

4


kỷ XVII kéo dài từ Anh sang Nhật Bản, từ đế chế Nga sang Sahara, Châu Phi
và Bắc Mỹ. Geoffrey Parker đã giành một chƣơng để viết về những thay đổi

thời tiết trên lãnh thổ Trung Quốc và sự khủng hoảng xã hội Trung Quốc
những năm cuối thế kỷ XVI đầu thế kỷ XVII.
Tiếp theo phải kể đến tác phẩm “Tigers, Rice, Silk, and Silt
Environment and Economy in Late Imperial South China” của tác giả Robert
Marks, Đại học Whittier, California. Cuốn sách này khảo sát sự tƣơng quan
giữa thay đổi kinh tế và môi trƣờng ở các tỉnh Quảng Đông và Quảng Tây
miền Nam từ năm 1400 đến 1850, nhƣng cũng cung cấp các sự kiện biến đổi
khí hậu trên quy mơ tồn lãnh thổ Trung Quốc thế kỷ XVII. Robert Marks
thảo luận về tác động của sự gia tăng dân số đối với các mơ hình sử dụng đất,
hệ sinh thái nông nghiệp của khu vực và nạn phá rừng; Tác động của sự thay
đổi khí hậu đối với nông nghiệp; Và cách mà con ngƣời đáp lại những thách
thức mơi trƣờng. Cuốn sách này là một đóng góp đáng kể cho lịch sử và môi
trƣờng Trung Quốc. Công trình là một tác phẩm đột phá trong nghiên cứu lịch
sử Trung Quốc dƣới góc nhìn sinh thái học.
Có nhiều bài báo, bài nghiên cứu viết về những thay đổi khí hậu và ảnh
hƣởng của biến đổi khí hậu, Tiểu băng hà đối với lịch sử Trung Quốc trong
suốt tiến trình lịch sử lâu dài của quốc gia này nói chung và thế kỷ XVII nói
riêng. Viết về thời kì Tiểu băng hà ở Trung Quốc có bài viết “The Little Ice
Age of the North West region, China” của Wang Zongtai năm 1992, phân tích
những thay đổi của khí hậu Trung Quốc trong thời kỳ Tiểu băng hà từ nhiều
nguồn dữ liệu khác nhau, và qua một sự phân tích chặt chẽ, khoa học.
Bài viết “Climatic Change and History in China” của Bret Hinsch năm
1988, đƣa ra nhiều luận điểm mang tính khái quát về sự ảnh hƣởng của khí
hậu đối với lịch sử Trung Quốc. Bài viết chỉ ra rằng, trong thời kỳ ấm áp,
Trung Quốc đã phát triển mạnh, thống nhất và thịnh vƣợng. Trong thời kỳ

5


lạnh, thay đổi khí hậu dẫn đến suy thối kinh tế, cuộc xâm lăng du mục, cuộc

nổi dậy của nông dân và thậm chí đến chuyển đổi các vùng kinh tế giữa các
khu vực. Ông cho rằng, thời tiết lạnh và khô rút ngắn thời kỳ tăng trƣởng của
cây trồng, làm giảm diện tích đất canh tác và sự tàn phá của mùa màng, do đó
gây ra bất ổn xã hội và chính trị trong suốt tiến trình lịch sử Trung Quốc. Ơng
cũng tập trung tìm hiểu những biến đổi và tác động của khí hậu, đặc biệt là
thời kỳ Tiểu băng hà đối với lịch sử Trung Quốc.
Bài viết “A retrospection of climate changes and their impacts in
Chinese history” của tác giả Ts‘ui-jung Liu năm 2013 cung cấp những đánh
giá mới về biến đổi khí hậu và lịch sử Trung Quốc trong thời gian dài và quy
mô rộng. Các nghiên cứu đã kiểm tra sự thay đổi khí hậu quan hệ với những
thay đổi kinh tế, xã hội Trung Quốc, giữa thay đổi khí hậu và sự trỗi dậy và
thay đổi triều đại, sự bùng nổ của chiến tranh. Di dân và biến động dân số, các
hiện tƣợng thiên tai dịch bệnh, các vấn đề về kinh tế, xã hội và văn hoá trong
lịch sử Trung Quốc đã đƣợc khám phá và nghiên cứu, do đó cung cấp những
hiểu biết có giá trị để hiểu đƣợc lịch sử từ nhiều góc độ.
Tiếp theo là bài viết “Periodic temperature-associated drought/flood
drives locust plagues in China” của các tác giả Zhibin Zhan, Bernard
Cazelles, Huidong Tian, Leif Christian Stige, và Nils Chr. Stenseth năm 2008.
Bài viết phân tích mối quan hệ của nhiệt độ đến đến hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh
ở Trung Quốc. Trong đó, các tác giả cũng đã làm rõ mối quan hệ này trong
thế kỷ XVII ở Trung Quốc. “Climate Change, Food Shortage and War: A
Quantitative Case Study in China during 1500 – 1800” là bài viết của các tác
giả David D. Zhang và Harry F. Lee, bài viết phân tích ảnh hƣởng của biến
đổi khí hậu dẫn đến tình trạng thiếu lƣơng thực và làm bùng nổ chiến tranh ở
Trung Quốc giai đoạn từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XIX, qua đó cho thấy một
cách nhìn, cách đánh giá mới về lịch sử Trung Quốc 1500 – 1800. Bài viết

6



“Revolts Frequency during 1644 - 1911 in North China Plain and Its
Relationship with Climate” của nhóm các nhà nghiên cứu Lingbo Xiao, Yu
Ye, Benyong Wei năm 2011, dựa trên Biên niên sử của Nhà Thanh, bài viết
phân tích tần số các cuộc nổi dậy ở đồng bắc phía Bắc Trung Quốc trong mối
quan hệ với sự thay đổi của khí hậu từ nửa sau thế kỷ XVII đến thập kỷ đầu
của thế kỷ XX. Nhƣ vậy, những dữ liệu các cuộc chiến tranh trong nửa sau
thế kỷ XVII đƣợc trình bày cụ thể trong bài nghiên cứu này. Hay bài viết
“Climate, Desertification, and the Rise and Collapse of China’s Historical
Dynasties” của các tác giả Xunming Wang, Fahu Chen và Jiawu Zhang năm
2009, nghiên cứu tổng quát tác động của biến đổi khí hậu đến q trình sa
mạc hóa và sự hình thành – sụp đổ của các triều đại phong kiến Trung Quốc,
bài nghiên cứu cũng đã phân tích những nét cơ bản về quá trình chuyển đổi
vƣơng triều Minh – Thanh trong thế kỷ XVII. Bài viết “Weather Shocks,
Sweet Potatoes and Peasant Revolts in Historical China” của tác giả Ruixue
Jia năm 2011, chỉ ra những biến đổi thời tiết lớn trong lịch sử Trung Quốc và
ảnh hƣởng của nó đến các cuộc khởi nghĩa nông dân, sự khủng hoảng thế kỷ
XVII cũng đƣợc nhắc đến trong bài viết nhƣ một ví dụ điển hình về sự tác
động của thời tiết đến khủng hoảng xã hội Trung Quốc.
Đề cập trực tiếp đến sự ảnh hƣởng cả biến đổi khí hậu đến quá trình
sụp đổ của Triều Minh thế kỷ XVII có bài viết “How climate change
impacted the collapse of the Ming dynasty” của nhóm tác giả Jingyun Zheng,
Lingbo Xiao, Xiuqi Fang, Zhixin Hao Quansheng Ge và Beibei Li năm 2013.
Nghiên cứu này góp phần làm sáng cơ chế liên quan giữa khí hậu với sự sụp
đổ của triều đại nhà Minh, và cung cấp một mơ hình về bản chất của sự tƣơng
tác giữa biến đổi khí hậu và khủng hoảng xã hội Trung Quốc thế kỷ XVII.
Mặc dù có nhiều bài nghiên cứu, sách tham khảo liên quan đến đề tài
này nhƣng hiện tại chƣa có một cơng trình nào mang tính tổng hợp, chuyên

7



sâu về sự tác động của biến đổi khí hậu đối với các lĩnh vực kinh tế, xã hội
Trung Quốc thế kỷ XVII. Vì vậy, tác giả quyết định chọn đề tài “Biến đổi khí
hậu và sự khủng hoảng kinh tế - xã hội ở Trung Quốc thế kỷ XVII” làm đề tài
khóa luận của mình.
3. Nội dung, nhiệm vụ, phạm vi nghiên cứu của đề tài
3.1. Nội dung, nhiệm vụ
Tìm hiểu đề tài “Biến đổi khí hậu và sự khủng hoảng kinh tế - xã hội ở
Trung Quốc thế kỷ XVII” bắt đầu tìm hiểu từ những khái niệm cơ bản về khí
hậu, biến đổi khí hậu, thuật ngữ ―Ấm trung cổ‖, ―Tiểu băng hà‖.
Tìm hiểu các thời kỳ biến đổi khí hậu trong lịch sử Trung Quốc.
Tìm hiểu sự biến đổi khí hậu trong thế kỷ XVII và mối quan hệ giữa
biến đổi khí hậu với sự khủng hoảng kinh tế - xã hội Trung Quốc thế kỷ
XVII.
Tìm hiểu về những tác động của biến đổi khí hậu đối với Trung Quốc
thế kỷ XVII trên các lĩnh vực kinh tế - xã hội.
3.2. Phạm vi nghiên cứu của đề tài
- Khơng gian: Do điều kiện nghiên cứu có hạn, tác giả tập trung nghiên
cứu những ảnh hƣởng của biến đổi khí hậu trên lãnh thổ Trung Quốc thế kỷ
XVII.
- Thời gian: Trong khn khổ đề tài khóa luận này, tác giả tập trung
nghiên cứu những biến đổi của thời tiết, khí hậu và những tác động của nó đối
với lịch sử Trung Quốc thế kỷ XVII.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Khi nghiên cứu đề tài này, ngƣời viết sử dụng phƣơng pháp lịch sử,
phƣơng pháp logic. Ngoài ra đề tài còn sử dụng phƣơng pháp đối chiếu so
sánh để xác minh sự kiện nội dung lịch sử.
- Bên cạnh việc sử dụng phối hợp nhuần nhuyễn tất cả các phƣơng

8



pháp này xuyên suốt khóa luận, ở những phần những đoạn cụ thể ngƣời viết
chọn một phƣơng pháp chủ đạo nhằm đạt tới hiệu quả một cách tối đa.
Qua đó nhằm rút ra những kết luận, đánh giá cần thiết để nêu bật đƣợc
những ảnh hƣởng của biến đổi khí hậu đối với sự khủng hoảng kinh tế - xã
hội Trung Quốc thế kỷ XVII.
5. Đóng góp của đề tài
Về mặt lý luận: đề tài giúp chúng ta dựng lại toàn cảnh xã hội Trung
Quốc thế kỷ XVII, một xã hội đang khủng hoảng toàn diện trong bối cảnh
chung của cuộc khủng hoảng tồn cầu. Qua đó, giúp chúng ta hiểu sâu hơn về
sự tác động của biến đổi khí hậu đối với lịch sử Trung Quốc thế kỷ XVII, khí
hậu thay đổi dẫn đến suy giảm sản lƣợng cây trồng, gây ra nạn đói, nguyên
nhân của các cuộc khởi nghĩa nông dân, đặc biệt là dẫn đến sự chuyển đổi
vƣơng triều Minh – Thanh. Đề tài có thể coi là một trong những cơng trình
bằng tiếng Việt hiếm thấy theo hƣớng chuyên sâu về biến đổi khí hậu, đặc
biệt là thời kỳ ―Tiểu băng hà‖ và tác động đối với Trung Quốc - là một trong
những nguyên nhân dẫn đến sự khủng hoảng của kinh tế - xã hội thế kỷ XVII
của nền văn minh rực rỡ này.
Về mặt thực tiễn: để lại bài học về sự tác động của biến đổi khí hậu với
xã hội con ngƣời, nhất là trong bối cảnh hiện nay khi chúng ta đã và đang
phải đổi mặt với thảm họa biến đổi khí hậu tồn cầu – sự nóng lên của Trái
đất, nƣớc biển dâng.
Đề tài đã đề xuất một hệ thống tài liệu nghiên cứu về các vấn đề liên
quan đến đề tài, đây có thể coi là nguồn tài liệu học tập, nghiên cứu đối với
chuyên ngành lịch sử thế giới. Đồng thời đây là tƣ liệu bổ ích cho những ai
quan tâm đến đề tài này.

9



6. Bố cục của khóa luận
Ngồi phần mở đầu, phần kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, nội
dung khóa luận đƣợc kết cấu thành hai chƣơng:
- Chƣơng 1: Biến đổi khí hậu ở Trung Quốc thế kỷ XVII
- Chƣơng 2: Tác động của biến đổi khí hậu ở Trung Quốc thế kỷ XVII

10


Chƣơng 1
BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Ở TRUNG QUỐC THẾ KỶ XVII
1.1. Định nghĩa khí hậu và biến đổi khí hậu
1.1.1. Khí hậu
Khí hậu bao gồm các yếu tố nhiệt độ, độ ẩm, lƣợng mƣa, áp suất khí
quyển, các hiện tƣợng xảy ra trong khí quyển và nhiều yếu tố khí tƣợng khác
trong khoảng thời gian dài ở một vùng, miền xác định. Điều này trái ngƣợc
với khái niệm thời tiết về mặt thời gian, do thời tiết chỉ đề cập đến các diễn
biến hiện tại hoặc tƣơng lai gần. Khí hậu của một khu vực ảnh hƣởng bởi tọa
độ địa lý, địa hình, độ cao, độ ổn định của băng tuyết bao phủ cũng nhƣ các
dòng nƣớc lƣu ở các đại dƣơng lân cận. Khí hậu phân ra các kiểu khác nhau
dựa trên các thơng số chính xác về nhiệt độ và lƣợng mƣa.
Khí hậu là định nghĩa phổ biến về thời tiết trung bình trong khoảng thời
gian dài. Thời gian trung bình chuẩn để xét là 30 năm, nhƣng có thể khác tùy
theo mục đích sử dụng.Thỉnh thoảng khí hậu định nghĩa sai trong quá khứ
nhƣ là ―Thời tiết trung bình‖ nhƣng số liệu thống kê đã đƣa ra để chỉ rõ thành
phần khí hậu khơng chỉ là tiêu chuẩn trung bình mà cịn là những điểm
thƣờng xun và khắc nghiệt của mọi sự việc có thể đƣợc quan tâm. Từ Hi
Lạp cổ ―µ‖đã suy ra một vùng của trái đất giữa hai vĩ độ đặc biệt, đƣợc thiết lập
với độ nghiêng của mặt trời và do đó dẫn đến sự kết hợp giữa độ ẩm và điều kiện

thời tiết xảy ra ở đó. Sự kết hợp này đƣợc hiện thân trong từ ―clime‖ khi nó đƣợc
sử dụng trong tiếng Anh vào thế kỉ thứ XVI và sau này [24, tr.11].
Khí hậu đã đƣợc đề cập nhiều trong thời gian gần đây. Vào thế kỉ XIX,
ngƣời ta cho rằng tất cả những gì liên quan đến khí hậu thực tế có thể đƣợc
xem xét thƣờng xuyên, tuy nhiên rõ ràng là sự biến đổi hằng năm có thể xảy

11


ra. Sau này, dƣờng nhƣ nó đƣợc xem xét ngẫu nhiên trong hoạt động của nó,
mặc dù một vài vịng tuần hồn có thể xảy ra một phần và có lẽ là đƣợc sử
dụng giới hạn trong dự báo thời tiết. Ví dụ, để nhận biết mùa hè ở Châu Âu
trong một thập kỉ hoặc để dự đoán những mức nhiệt độ cao hoặc thấp hằng
năm của hồ Victoria lớn nhất Châu Phi. Theo cách đó, dự báo thƣờng thất bại,
ngƣời ta cho biết kỉ băng hà đã xảy ra từ xa xƣa, địa chất trong quá khứ,
nhƣng khí hậu ở Roman dƣờng nhƣ quá khác biệt so với ngày nay, và nó
đƣợc cho rằng điều này có thể đúng trong nhiều thế kỉ. Khí hậu cũng bao gồm
các số liệu thống kê theo ngày hoặc năm khác nhau. Từ điển thuật ngữ của
Nhóm hội thảo đa quốc gia về biến đổi khí hậu định nghĩa nhƣ sau:
Khí hậu trong nghĩa hẹp thƣờng định nghĩa là ―Thời tiết trung bình‖,
hoặc chính xác hơn, là bảng thống kê mơ tả định kì về ý nghĩa các sự thay đổi
về số lƣợng có liên quan trong khoảng thời gian khác nhau, từ hàng tháng cho
đến hàng nghìn, hàng triệu năm. Khoảng thời gian truyền thống là 30 năm,
theo nhƣ định nghĩa của Tổ chức Khí tƣợng Thế giới (World Meteorological
Organization - WMO). Các số liệu thƣờng xuyên đƣợc đƣa ra là các biến đổi
về nhiệt độ, lƣợng mƣa và gió. Khí hậu trong nghĩa rộng hơn là một trạng
thái, gồm thống kê mơ tả của hệ thống khí hậu.
1.1.2. Biến đổi khí hậu
Biến đổi khí hậu là những biến đổi trong mơi trƣờng vật lý hoặc sinh
học gây ra những ảnh hƣởng có hại đáng kể đến thành phần, khả năng phục

hồi hoặc sinh sản của các hệ sinh thái tự nhiên và đến hoạt động của các hệ
thống kinh tế - xã hội hoặc đến sức khỏe, phúc lợi của con ngƣời.
Theo Công ƣớc Khung của Liên hợp Quốc về Biến đổi Khí hậu (United
Nations Framework Convention on Climate Change) định nghĩa biến đổi khí
hậu là ―sự thay đổi của khí hậu hoặc trực tiếp hoặc gián tiếp do tác động của

12


hoạt động con ngƣời dẫn đến thay đổi thành phần khí quyển tồn cầu và ngồi
ra là những biến thiên tự nhiên của khí hậu đƣợc quan sát trên một chu kỳ thời
gian dài‖ [46]. Trong định nghĩa cuối thay đổi khí hậu đồng nghĩa với ấm lên
tồn cầu.
Theo IPCC1 (2007), biến đổi khí hậu (BĐKH) là sự biến đổi về trạng
thái của hệ thống khí hậu, có thể đƣợc nhận biết qua sự biến đổi về trung bình
và sự biến động của các thuộc tính của nó, đƣợc duy trì trong một thời gian đủ
dài, điển hình là hàng thập kỷ hoặc dài hơn. BĐKH có thể do các q trình tự
nhiên bên trong hệ thống khí hậu, hoặc do những tác động từ bên ngoài, hoặc
do tác động thƣờng xuyên của con ngƣời làm thay đổi thành phần cấu tạo của
khí quyển hoặc sử dụng đất.
Hiện nay khái niệm ―biến đổi khí hậu‖ và sự nóng lên tồn cầu khơng
cịn xa lạ nữa, ngƣợc lại nó đƣợc nhìn nhận nhƣ là sự tiềm ẩn của nhiều nguy
cơ do hậu quả tác động của nó. Nhiệt độ tồn cầu gia tăng cùng với sự thay
đổi trong phân bố năng lƣợng trên bề mặt Trái đất và bầu khí quyển đã dẫn
đến sự biến đổi của các hệ thống hoàn lƣu khí quyển và đại dƣơng mà hậu
quả của nó là sự biến đổi của các cực trị thời tiết và khí hậu. Nhiều bằng
chứng đã chứng tỏ rằng, thiên tai và các hiện tƣợng cực đoan có nguồn gốc
khí tƣợng ngày càng gia tăng ở nhiều vùng trên Trái đất mà nguyên nhân của
nó là do sự biến đổi bất thƣờng của các hiện tƣợng thời tiết, khí hậu cực đoan.
Trong lịch sử đã xảy ra những thời kỳ biến đổi khí hậu lớn trên phạm vi tồn cầu

đó là Ấm trung cổ và thời kỳ Tiểu băng hà, ảnh hƣởng nghiêm trọng tới đời sống
con ngƣời, các hoạt động kinh tế xã hội của con ngƣời trong quá khứ.

1

Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi khí hậu (tên tiếng Anh: Intergovernmental Panel on Climate Change IPCC) là một cơ quan khoa học chịu trách nhiệm đánh giá rủi ro về biến đổi khí hậu do hoạt động con ngƣời
gây ra. Ủy ban này đã đƣợc thành lập năm 1988 bởi Tổ chức Khí tƣợng Thế giới (WMO) và Chƣơng trình
Mơi trƣờng Liên Hiệp Quốc (UNEP), hai tổ chức thuộc Liên Hiệp Quốc.

13


1.2. Các thời kỳ biến đổi khí hậu trong lịch sử
1.2.1.Thời kỳ Ấm trung cổ/Medieval Warm Period (MWP)
1.2.1.1. Thuật ngữ “Ấm trung cổ”
Trong thời Trung kỳ Trung Cổ, bắt đầu từ thế kỉ XI, dân số châu Âu
tăng nhanh khi các tiến bộ kĩ thuật và thời tiết thuận lợi giúp sản xuất phát
triển và theo đó là thƣơng mại phát đạt. Chế độ trang viên và chế độ phong
kiến xác lập nên cấu trúc kinh tế - chính trị của xã hội thời Trung kỳ Trung
Cổ. Giáo hội Công giáo củng cố sức ảnh hƣởng trong khi những cuộc thập tự
chinh đƣợc kêu gọi để tái chiếm Đất Thánh từ tay ngƣời Hồi giáo. Các nhà
quân chủ ở nhiều quốc gia củng cố nhà nƣớc trung ƣơng tập quyền, giảm bớt
tình trạng cát cứ. Đời sống trí thức ghi nhận sự thống trị của chủ nghĩa kinh
viện và sự thành lập những trƣờng đại học, trong khi nghệ thuật chứng kiến
phong cách Gothic2 lên đến đỉnh cao. Tuy nhiên, thời Hậu kỳ Trung Cổ đánh
dấu một loạt những khó khăn và tai họa bao gồm nạn đói, dịch hạch, và chiến
tranh, gây suy giảm nghiêm trọng dân số Tây Âu; chỉ riêng Cái chết Đen3 đã
hủy diệt một phần ba dân số châu Âu. Một sự tác động lớn đến đời sống kinh
tế - xã hội của con ngƣời thời kỳ này là sự ấm lên của khí hậu toàn cầu.
Nhiều bằng chứng đã nhắc tới Bắc Âu, Bắc Đại Tây Dƣơng, Nam Ireland

và Greenland đã trải qua một thời kì ấm kéo dài từ thế kỉ X - XIII. Vƣợt qua
những điều kiện xảy ra trong suốt đầu thế kỉ XX. Và sự bắt đầu của một kỉ
nguyên phụ thuộc vào lịch sử Châu Âu đƣợc gọi là ―Ấm trung cổ‖ [18, tr.101].
Thời kì Medieval Warm period/―Ấm trung cổ‖ đƣợc sử dụng liên quan
đến khí hậu của thời kì này. Nó có thể là ―sự bắt đầu của một kỉ nguyên‖ và
2

Gothic là một phong cách kiến trúc bắt nguồn từ Châu Âu (chủ yếu là Pháp) vào khoảng thế kỷ thứ XII nên
đƣợc gọi là kiến trúc kiểu Pháp. Ban đầu, Gothic gắn liền với thiết kế các nhà thờ, với vẻ bí ẩn và lạ lẫm nên
còn gắn liền với khái niệm "man rợ và kinh dị".
3

Cái chết Đen là tên gọi của một đại dịch xảy ra ở châu Á và châu Âu trong thế kỷ XIV mà đỉnh điểm là ở
châu Âu từ năm 1348 đến năm 1350. Cái chết đen đƣợc coi là một trong những đại dịch chết chóc nhất trong
lịch sử nhân loại.

14


―điều kiện khí hậu tốt nhất‖ là những từ cũng đƣợc sử dụng trong thời gian
này. Tuy nhiên, trái ngƣợc với ấn tƣợng rằng ―Thời kì ấm trung cổ‖ có thể
mang lại nhiều bằng chứng không ổn định theo mùa và vùng miền trong khí
hậu suốt từ thế kỉ IX đến thế kỉ XIV. Ví dụ, Alexdandre đã xem xét lại một
cách cẩn thận nhiều bằng chứng đƣa ra rằng Bắc Âu đã trải qua một thời kì
dài ấm áp trong khoảng thời gian đó. Ơng ta cũng cho rằng khí hậu ở Nam Âu
nhƣ là vùng Địa Trung Hải, đã xảy ra khác biệt so với Bắc Âu. Rằng khơng
có mùa đơng ấm nào ngồi việc để lại bằng chứng rõ ràng ở Nam Âu cho đến
giữa thế kỉ XIV [32, tr.112]. Mặt khác Alexdandre lƣu ý ƣu thế mùa đông ấm
và mùa hè khô ở Tây Âu trong suốt thế kỉ XIII (1220-1310). Điều này phù
hợp với thời kì băng giá ở dãy Alps trong thời gian đó. Sự kết hợp của mùa

xuân lạnh và mùa hè ẩm ƣớt kèm theo mùa đông ẩm vào giữa thế kỉ XIV có
thể đƣợc che phủ bởi băng giá vào thời điểm đó.
Nhiều bằng chứng đã chỉ ra rằng vùng miền khác nhau có đặc điểm khí
hậu khác nhau trong suốt thế kỉ IX đến XIV, đó là sự khác biệt về không gian.
Các tài liệu cung cấp bằng chứng chỉ ra rằng những điều kiện khí hậu từ thế
kỷ X đến XIII có thể bị che phủ bởi băng đá và rừng để nâng dãy Canadian
lên và có thể cải thiện tình hình mùa màng ở Tây Bắc Mỹ trong gian đoạn đó.
Nhiều nhà nghiên cứu đã báo cáo những bằng chứng về độ sâu của hồ hay là
vùng nƣớc ngọt từ 700 - 1300 AD ở khu vực đó bị ảnh hƣởng bởi gió mùa.
Arizona cũng chỉ ra sự tăng cƣờng của gió mùa có thể đƣợc duy trì với cƣờng
độ nhiệt cao kèm theo lƣợng Cacbon tối thiểu [18, tr.109]. Nghiên cứu của
Zhang4 chỉ ra vùng biên giới phía Bắc Trung Quốc cuối thế kỷ đó cũng xảy
ra hiện tƣợng tƣơng tự [45, tr.270]. Mặt khác nghiên cứu một cách chi tiết về
tái cấu trúc của mùa xuân ở Đông Bắc Mỹ của Stahle và Cleveland đã thất bại
trong việc chỉ ra thời kì hạn hán hoặc ẩm ƣớt từ thế kỉ IX đến XIV. Vấn đề
4

Giáo sƣ Địa lý Đại học Hồng Kông, chuyên nghiên cứu về Biến đổi khí hậu và phản ứng xã hội, khoa học
môi trƣờng và hiểm hoạ tự nhiên.

15


này, thời kì Tiểu băng hà cũng khơng chắc chắn về dự đoán bất thƣờng kéo
dài hơn 2 đến 3 thập kỉ.
Phạm vi thời gian nào có thể đặc trƣng cho hiện tƣợng khí hậu trong
thời kì đầu của một kỉ ngun khí hậu kéo dài, nó có thể đƣợc xem xét khác
nhau, từ thời điểm ngay sau đó hoặc trƣớc đó? Để giải quyết câu hỏi này
chúng ta xem xét hai loại bằng chứng sau: Hồ sơ về nhiệt độ bề mặt của Bắc
bán cầu và tài liệu về nhiệt độ bắt nguồn từ việc tái thiết lập lại sự thay đổi

của nhiệt độ theo mùa.
Trong nhiều năm ngƣời ta biết đến thời kì ―Ấm trung cổ‖ xảy ra vào
khoảng 1000 – 1.300 AD. Ví dụ loại nho trồng để làm rƣợu đã phổ biến ở
Anh, và loại cây này ở Scandinavia cao hơn từ 100 đến 200m so với thời
điểm hiện tại. Tuy nhiên với tất cả những thay đổi đồng bộ này, liệu rằng
những biên độ dao động ở bán cầu có ấm hơn so với hiện nay hay không? Các
nhà nghiên cứu đã thảo luận để chỉ ra rằng sự thiết lập thời điểm ấm ở nhiều
vùng khác nhau. Việc tái thiết lập nhiệt độ ở bán cầu Bắc đã ủng hộ ý kiến về
thời Ấm trung cổ cho tới giữa thế kỉ XX nhiệt độ bán cầu Bắc đã đạt tới đỉnh
điểm. Mặc dù những nghi ngờ vẫn tiếp tục đƣa ra những ý kiến khác nhau về
mối liên quan của thời ―Ấm trung cổ‖ với thế kỷ hiện nay. Nhiều tác giả đặc
biệt là những ngƣời theo chủ nghĩa hoài nghi vẫn tiếp tục suy đoán về những
bằng chứng về những vùng miền mà tác động đến nhiệt độ thế kỷ XX và do
đó làm bằng chứng chống lại ảnh hƣởng chính bởi hiệu ứng nhà kính đối với
khí hậu tồn cầu [36, tr. 53 – 54]. Cũng bởi những tranh luận tiếp tục về chủ
đề này mà nó đƣợc nhắc đi nhắc lại trong nhiều cuốn sách với những lựa chọn
dữ liệu khác nhau, đƣợc phân tích theo những quan điểm khác nhau so với
những nghiên cứu trƣớc.

16


Biểu đồ 1: Sự biến đổi khí hậu của một số khu vực trên thế giới
giai đoạn từ năm 1000 – 2000
Nguồn: [32, tr.125]

17



×