Tải bản đầy đủ (.pdf) (57 trang)

Giá trị nội dung và nghệ thuật tập thơ Dắt mùa thu vào phố của Nguyễn Hoàng Sơn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (785 KB, 57 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA GIÁO DỤC MẦM NON

ĐÀO THỊ LÝ

GIÁ TRỊ NỘI DUNG VÀ NGHỆ THUẬT
TẬP THƠ DẮT MÙA THU VÀO PHỐ
CỦA NGUYỄN HOÀNG SƠN
TÓM TẮT KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Văn học thiếu nhi
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học
TS. NGUYỄN THỊ NHÀN

HÀ NỘI - 2017


LỜI CẢM ƠN
Trước tiên, em xin gửi lời cảm ơn chân thành và lòng biết ơn sâu sắc
tới TS Nguyễn Thị Nhàn - Trường Đại học sư phạm Hà Nội 2 đã tận tình
hướng dẫn, giúp đỡ em trong suốt quá trình nghiên cứu, thực hiện đề tài.
Nhân dịp này, em xin gửi lời cảm ơn đến các thầy cô giáo trong khoa
Mầm non - Trường Đại học sư phạm Hà Nội 2 đã quan tâm giúp đỡ em những
kiến thức chuyên môn cần thiết trong quá trình học tập tại trường.
Cuối cùng, em xin bày tỏ lòng biết ơn tới gia đình và bạn bè đã luôn
động viên, giúp đỡ cho em hoàn thành tốt khóa luận này.
Em xin chân thành cảm ơn!
Xuân Hòa, ngày tháng 05 năm 2017
Ngƣời thực hiện
Đào Thị Lý



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin khẳng định: Đề tài “Giá trị nội dung và nghệ thuật tập thơ Dắt
mùa thu vào phố của Nguyễn Hoàng Sơn” là của riêng tôi, không trùng lặp
với bất kì công trình nào đã công bố. Nếu sai, tôi xin hoàn toàn chịu trách
nhiệm.
Xuân Hòa, ngày tháng 05 năm 2017
Ngƣời thực hiện
Đào Thị Lý


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................... 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ............................................................................ 2
3. Mục đính nghiên cứu .................................................................................... 3
4. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu .............................................. 3
5. Nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................................... 4
6. Phương pháp nghiên cứu............................................................................... 4
7. Cấu trúc của khóa luận .................................................................................. 4
NỘI DUNG....................................................................................................... 5
CHƢƠNG 1. GIÁ TRỊ NỘI DUNG TẬP THƠ DẮT MÙA THU VÀO PHỐ 5
1.1. Cảnh vật và thiên nhiên .............................................................................. 5
1.2. Thế giới con người ................................................................................... 11
1.2.1. Những con người lao động và sáng tạo ................................................ 11
1.2.2. Cuộc sống sinh hoạt của trẻ em ............................................................ 16
1.2.3. Thế giới tuổi thơ đầy ắp yêu thương ..................................................... 21
Tiểu kết chương 1............................................................................................ 26
CHƢƠNG 2. GIÁ TRỊ NGHỆ THUẬT TẬP THƠ DẮT MÙA THU VÀO PHỐ
......................................................................................................................... 27
2.1 Yếu tố truyện trong thơ ............................................................................. 27

2.2. Thể thơ ..................................................................................................... 28
2.2.1. Thể thơ bốn chữ .................................................................................... 28
2.2.2. Thể thơ năm chữ ................................................................................... 30
2.2.3. Thể thơ lục bát....................................................................................... 32
2.3. Ngôn ngữ thơ............................................................................................ 34
2.3.1. Ngôn ngữ thơ hóm hỉnh ........................................................................ 34
2.3.2. Ngôn ngữ thơ bình dị ............................................................................ 36


2.4. Một số biện pháp tu từ ............................................................................. 38
2.4.1. Biện pháp nhân hóa ............................................................................... 38
2.4.2. Biện pháp so sánh.................................................................................. 41
Tiểu kết chương 2............................................................................................ 45
KẾT LUẬN .................................................................................................... 47
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Mười năm đầu sau chiến tranh, văn học thiếu nhi đang trong giai
đoạn trăn trở, tìm tòi, kể từ sau đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI, đội ngũ
sáng tác ngày càng đông đảo. Bên cạnh những cây bút như: Tô Hoài, Phạm
Hổ,… đã xuất hiện những cây bút trẻ, thậm chí rất trẻ về tuổi đời và tuổi
nghề, tiêu biểu trong số đó là Nguyễn Hoàng Sơn.
Nguyễn Hoàng Sơn viết truyện, làm thơ cho người lớn, viết phê bình,
tranh luận văn học, nhưng thành tựu nổi bật hơn cả vẫn là viết thơ, truyện thơ
cho các em. Cho đến nay, ông đã xuất bản gần chục tập thơ, trong đó phần lớn
là thơ dành cho thiếu nhi. Nhà thơ được giải thưởng về lĩnh vực này trong đó
có giải thưởng của hội nhà văn Việt Nam.

1.2. Tập thơ Dắt mùa thu vào phố là tập thơ tiêu biểu của Nguyễn Hoàng
Sơn dành cho thiếu nhi. Đó là tuyển tập các bài thơ và truyện thơ viết cho lứa
tuổi trẻ em. Dắt mùa thu vào phố được giải thưởng của Hội nhà văn Việt Nam
năm 1993. Đến với tác phẩm này, độc giả nhỏ tuổi sẽ bắt gặp những hồn thơ
tinh tế, hóm hỉnh, vui tươi mà không kém phần xúc động của tác giả. Bên
cạnh đó, tập thơ còn cho người đọc thấy được thiên nhiên tươi trẻ, những mối
quan hệ thân ái gắn bó, nâng đỡ quan tâm lẫn nhau của con người. Từ đó khơi
gợi tình yêu thiên nhiên, tình yêu con người đối với các em.
1.3. Việc nghiên cứu tập thơ Dắt mùa thu vào phố vẫn còn những
khoảng trống. Điều đó đã gợi cho tác giả khóa luận tiếp tục tìm hiểu sâu hơn,
tìm hiểu toàn diện hơn giá trị nội dung và nghệ thuật tập thơ. Hơn nữa, việc
tìm hiểu tác phẩm văn học giúp bản thân tôi trau dồi kiến thức, bồi dưỡng
năng lực văn chương. Những bài thơ của Nguyễn Hoàng Sơn là những món
quà đẹp dành cho trẻ thơ. Qua các trang thơ ấy trẻ thêm yêu thế giới xung
quanh, yêu bạn bè. Bên cạnh đó thơ ca còn giúp giáo dục nhận thức, bồi

1


dưỡng lòng nhân ái, giáo dục thẩm mĩ, rèn luyện kĩ năng ngôn ngữ và phát
triển nhân cách cho trẻ thơ.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Bút danh của Nguyễn Hoàng Sơn được khẳng định qua những tập thơ
dành cho thiếu nhi. Ông từng tâm sự: “Lứa chúng tôi là lứa tuổi sinh ra những
năm cuối thập niên bốn mươi của thế kỷ hai mươi, đến bây giờ là vắt qua hai
thế kỷ với biết bao biến động, biết bao sự kiện mà nhiều khi nằm mơ cũng
không thấy. Chúng tôi là người trong cuộc, khóc, cười, khổ đau và vui
sướng… để làm nên những câu thơ, những câu văn, những bài báo thấm đẫm
hơi thở của cuộc sống, của cuộc đời, của chính tâm hồn mình”. Qua quá trình
tiếp cận, tìm hiểu, chúng tôi thấy giới nghiên cứu đã có những ý kiến nhận

xét, đánh giá về sáng tác thơ của Nguyễn Hoàng Sơn, về tác phẩm Dắt mùa
thu vào phố. Sau đây, khóa luận xin nêu ra những ý kiến tiêu biểu:
- Nhà nghiên cứu Dương Kỳ Anh đã đánh giá: “Nguyễn Hoàng Sơn là
một nhà báo biết tôn trọng sự thật và dám bày tỏ chính kiến của mình trước sự
thật dù sự thật đó có phũ phàng cay đắng… Khi người thơ chân thật với bản
thân mình, dám bày tỏ chính kiến, bày tỏ điều gan ruột thì những câu thơ
những bài thơ như thế mới đến được với người đọc, mới thực sự lay động lòng
người. Không màu mè, không uốn éo, Nguyễn Hoàng Sơn đến với người đọc
một cách chân thực mà sâu lắng” (Văn Nghệ - Báo điện tử Tiền Phong -2015).
- Nhà thơ Trần Đăng Khoa chỉ ra rằng: ...“Nhưng cứ như mắt tôi đọc,
thì “đặc sản” chính của anh vẫn là thơ viết cho thiếu nhi. Và trong mảng thơ
khá đặc biệt này, Nguyễn Hoàng Sơn bộc lộ rõ nhất tài năng của mình trong
truyện thơ, một thể loại văn học mà ở ta hầu như còn rất ít người viết, cũng
một phần vì khó viết, và nếu có viết được thì cũng rất khó hay. Nguyễn
Hoàng Sơn tỏ ra là một cây bút có sở trường trong cái thể loại rất hiểm hóc
này” (Văn học thiếu nhi Việt Nam -2003-NXB Kim Đồng).

2


- Nhà nghiên cứu Huỳnh Diệu nhận định: “Thơ Nguyễn Hoàng Sơn với
những phát hiện mới mẻ và liên tưởng thông minh. Trong mảng thơ cho thiếu
nhi, ông bộc lộ tài năng của mình, đặc biệt qua các truyện thơ, ông găm vào
trí nhớ người đọc với nhiều hình ảnh thơ độc đáo, thi vị” (Trang báo sinh viên
Đại học An Giang - 20/06/2007).
- Nhà thơ Đặng Hấn đã khẳng định: “Đọc truyện thơ của Nguyễn
Hoàng Sơn giống như đến rạp hát để xem diễn Kiều hoặc Quan Âm Thị Kính:
không phải đến để xem diễn biến câu chuyện ra sao, kết cục ai sống ai chết, ai
lấy ai… mà là để thưởng thức cái chất văn, chất đời tư trong từng câu ca, lời
thoại …” (Văn học thiếu nhi Việt Nam-2003-NXB Kim Đồng).

- Các nhà nghiên cứu, phê bình đã có lời bình, đánh giá, nhận xét về thơ
viết cho thiếu nhi của Nguyễn Hoàng Sơn, nhưng chưa có công trình nào đi sâu
nghiên cứu giá trị nội dung và nghệ thuật tập thơ Dắt mùa thu vào phố của ông
một cách cụ thể, sâu sắc toàn diện. Trên cơ sở tiếp thu những ý kiến đánh giá về
thơ Nguyễn Hoàng Sơn, chúng tôi sẽ đi sâu tìm hiểu cụ thể, đầy đặn hơn, sâu sắc
hơn giá trị nội dung và nghệ thuật của tập thơ Dắt mùa thu vào phố.
3. Mục đính nghiên cứu
- Tìm hiểu giá trị nội dung và nghệ thuật tập thơ Dắt mùa thu vào phố
của Nguyễn Hoàng Sơn.
- Qua việc tìm hiểu tác phẩm để khẳng định giá trị của tập thơ đối với
việc giáo dục nhân cách cho trẻ mầm non.
- Nghiên cứu đề tài này giúp chúng tôi hiểu rõ hơn về thơ Nguyễn
Hoàng Sơn viết cho thiếu nhi và trau dồi kiến thức văn học cho bản thân.
4. Đối tƣợng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tƣợng nghiên cứu
- Khảo sát giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật tập thơ Dắt mùa thu vào
phố của Nguyễn Hoàng Sơn, (NXB Kim Đồng - 1992).

3


4.2 Phạm vi nghiên cứu
- Nghiên cứu giá trị nội dung và nghệ thuật tập thơ Dắt mùa thu vào
phố của Nguyễn Hoàng Sơn, (NXB Kim Đồng-1992).
- Khóa luận khảo sát 72 bài thơ trong tập thơ Dắt mùa thu vào phố
(Những sáng tác về thiên nhiên và con người). NXB Kim Đồng 1992.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Giá trị nội dung tập thơ Dắt mùa thu vào phố.
- Giá trị nghệ thuật thể thơ, hình ảnh trong thơ, ngôn ngữ thơ, biện pháp
nghệ thuật trong tập thơ Dắt mùa thu vào phố.

6. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Phương pháp thống kê
- Phương pháp nghiên cứu tác phẩm theo thể loại
- Kết hợp các thao tác khoa học khác: Bình giảng, phân tích…
7. Cấu trúc của khóa luận
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, Tài liệu tham khảo, Nội dung chính
của khóa luận gồm 2 chương sau:
Chương 1: Giá trị nội dung tập thơ Dắt mùa thu vào phố
Chương 2: Giá trị nghệ thuật tập thơ Dắt mùa thu vào phố

4


NỘI DUNG
CHƢƠNG 1. GIÁ TRỊ NỘI DUNG
TẬP THƠ DẮT MÙA THU VÀO PHỐ
1.1. Cảnh vật và thiên nhiên
Thiên nhiên luôn là một thế giới kỳ diệu và có sức hấp dẫn bao đời nay.
Thiên nhiên luôn tỏa ra một sức cuốn hút khiến người ta mê say và muốn khám
phá. Đi vào thế giới thơ của Nguyễn Hoàng Sơn, ta bắt gặp tất cả những cảnh vật
quen thuộc trong cuộc sống hàng ngày của các em. Đó là bức tranh về làng quê,
về các sự vật hiện tượng tự nhiên, cảnh vật bốn mùa, tất cả hiện lên thật phong
phú, đa dạng. Một số bài thơ tiêu biểu trong tập thơ Dắt mùa thu vào phố thuộc
chủ đề này là: Hoa sen, Hoa dạ hương, Tiếng mõ trâu, Lập thu,…
Các bài thơ: Hoa sen, Hoa dạ hương, Hoa lục bình, Bài hát về quả sồi,
Quất, Hoa giấy là những bài thơ viết vừa đẹp vừa gần gũi với cách nói, cách
nghĩ của các em.
Trong bài thơ Hoa sen, sự tinh tế, nhẹ nhàng của hương vị hoa sen
được tác giả thể hiện thông qua những câu thơ sau:
“Đầu tiên là lá nổi

Thả diều trên mặt ao
Búp sen xuyên thủng nước
Nụ sen hồng nhô sau”
Đến khi sen nở: “Hẳn nhà sen rất giàu, bao nhiêu là áo đẹp”.
Ở đây, người đọc thấy được rõ nét quá trình phát triển của hoa sen
giống như sự lớn lên của một đứa trẻ, nhẹ nhàng, e dè từng bước:
“Nụ chưa nở ngay đâu
Chừng như còn ngại rét”.
Nhà thơ cũng quan sát mọi ngóc ngách của thế gian vào những khoảnh
khắc trong đêm để cho độc giả thấy được vẻ đẹp của tạo hóa ban tặng, cũng

5


như tính cách chăm chỉ, thầm lặng giống hệt con người của loài ong cần được
các em nâng niu và trân trọng:
Con ong chăm chỉ nhất
Cũng đã về ngủ rồi
Con bướm la cà nhất
Cũng không còn rong chơi

Đẹp cho ai hoa ơi
Mà đêm về mới nở

Năm cánh hoa nho nhỏ
Mà sao thơm lạ lùng
Hương càng khuya càng rộ
Hoa yêu người học chăm”.
(Hoa dạ hương)
Từ những cảnh vật quen thuộc của cuộc sống, Nguyễn Hoàng Sơn đã

làm “lạ hóa” chúng, khiến cho chúng thật hồn nhiên và lung linh. Đối với một
số người thì mây, bóng của núi, tiếng thác nước, gió, mưa, bờ ruộng đều là
vật vô tri vô giác, nhưng đối với Nguyễn Hoàng Sơn, tất cả đều có hồn, có
tính cách.
Những màu sắc, hình dạng của đám mây được Nguyễn Hoàng Sơn
miêu tả rõ nét trong bài Mây: lúc trắng, lúc xanh, lúc xám,… Chúng thay dạng
đổi hình giống hệt tâm lí của một đứa trẻ nhỏ:
“Lúc mặc áo trắng
Lúc mặc áo xanh
Lúc choàng áo xám
Thay dạng đổi hình

6



Là con của nước
Đi học trên trời
Bỗng dưng nhớ mẹ
Liền rơi… rơi… rơi”.
(Mây)
Trong bài Mưa, thông qua việc miêu tả cảnh trời mưa, tác giả đã khéo
léo chỉ ra lợi ích thiết thực mà thiên nhiên ban tặng:
“Này mưa ra cỏ
Này mưa ra cá
Này mưa ra quả”.
Để rồi tình yêu với thiên nhiên đã khiến ông nhìn “mưa” như bạn hữu
với con người:
“Mưa ơi mưa ơi
Bạn của muôn người”.

Một cái bờ ruộng tưởng chừng chỉ biết đứng im lặng, nhưng qua cái
nhìn mới mẻ của Nguyễn Hoàng Sơn, cái bờ ruộng cũng trở nên có ích và có
những nét đẹp riêng:
“Bờ là ruộng của bò
Suốt bốn mùa trồng cỏ
Bờ là núi của cua
Hang làm nhà cua ở
...
Trên cánh đồng trắng nước
Kẻ những lằn biếc xanh”.
(Bờ)
Bài thơ Tiếng thác tả âm thanh của tự nhiên đem về giữa đất trời.
Những điều Thác gửi gắm là những ước nguyện muốn làm việc có ích, muốn
được công nhận và trân trọng như những người bạn:

7


“Thác đổ ào ào
Muốn nói lời gì thế
Đá chẳng hiểu nổi đâu
Núi nhìn nhau ngẫm nghĩ

Thác kêu trong núi vắng
Có tai em nghe rồi
Thác muốn mình có ích
Muốn hóa dòng điện vui”.
Viết về thiên nhiên, thơ Nguyễn Hoàng Sơn còn cho thấy sự sống động, sắc
nét với những lời ca nhẹ nhàng. Cảnh vật không lạ nhưng mang màu sắc riêng.
Cảnh sắc mùa thu trong thơ của ông mang đến một vẻ đẹp lãng mạn bởi

những đặc trưng quen thuộc của nó, không cần tô vẽ màu mè. Khung cảnh
mùa thu vẫn hiện lên rõ nét và gần gũi, màu lá thay áo vàng, màu nắng vàng
đẹp. Đặc biệt là mùa cốm mới của thôn quê:
“Một chiếc lá chín rực
Đậu nhẹ trước hiên nhà
Nắng vàng như rót mật
Người gánh cốm bước qua”.
(Qua ngõ)
Đọc thơ của ông ta không chỉ thấy đơn thuần những sự vật thân thuộc
hàng ngày mà còn tìm thấy tình yêu, sự thân thiết của nhà thơ giành cho thiên
nhiên, đó là những cảm xúc, muốn níu giữ, tiếc nuối cho một mùa thu đẹp lại
trôi qua quá nhanh. Mùa thu đi qua mà hương vị như còn ở lại. Đó là cái
hương vị cốm thơm, hương quả cây còn vương vấn trong cõi ngẩn ngơ của
đất trời:
“Riêng mùa thu đẹp thế
Lại ngắn ngủi làm sao

8


Đến và đi đều khẽ
Như là trong chiêm bao
Vị cốm đã tan đâu
Hương thị còn quanh quất
Thu đã đi qua khuất
Ngõ ngẩn ngơ tìm ai”.
(Mùa thu ngắn)
Đối lập với sự nhẹ nhàng của mùa thu là một mùa hạ sống động, tươi
mát, một sức sống tràn trề của thiên nhiên ban tặng. Vào hè, Cây mùa hè,
Chuyện mùa hạ là những bài miêu tả về khung cảnh mùa hạ với nhựa sống

không bao giờ vơi cạn.
Cây phượng khi vào hè lá mới chỉ xanh thắm, chưa có hoa, đột nhiên
có tiếng ve hoa phượng bắt đầu bùng lên như ngọn lửa, lan ra khắp nhành, cái
sức sống mãnh liệt ấy lan tỏa ra cả một vùng trời mùa hạ:
“Mùa hạ cầm kim
Thêu hoài không mỏi
Dài mãi không cùng
Vòm hoa rực đỏ
Màu cờ mênh mông”.
(Vào hè)
Hình ảnh làng quê khá quen thuộc trong thơ ca và truyện kể nhưng khi
vào thơ của Nguyễn Hoàng Sơn nó lại mang một màu sắc mới, đó là những
khung cảnh thiên nhiên bình dị mà thân thương người ta chỉ có thể nhìn thấy
ở đất làng. Từ một tiếng mõ trâu, hồn thơ của ông đã mở rộng hướng tới một
không gian làng quê rộng lớn:
“Nắng thoai thoải sườn đồi
Lúa chín vàng thung vắng

9



Nước dào qua bờ cỏ
Tiếng mõ đầy thung sâu”.
(Tiếng mõ trâu)
Không chỉ khám phá vẻ đẹp của miền quê nông thôn, tác giả còn cho
các em thấy được nét đẹp trong cảnh sắc thiên nhiên miền núi. Vẻ đẹp tinh
khôi của hoa mận được nhà thơ thể hiện trong một khung cảnh tuyệt diệu:
“Sớm mai bỗng rộn tiếng chim
Ngó qua cửa “vóng” hoa lên đầy cành

Hoa dày cánh trắng vẫn thanh
Gió đông lay khẽ rung rinh như cười”.
Thông qua vẻ đẹp của hoa mận, ông đã khéo léo tái hiện lại một miền
kí ức tuổi thơ đẹp đẽ:
“Nhà tôi tựa dốc núi nghiêng
Ngọn cây ngang cửa mắt nhìn đã quen
...
Mùa Xuân rồi nhỉ hoa ơi
Tôi đi xem hội, tôi chơi đánh cù”.
(Hoa mận)
Đọc bài Cây lúa trèo thang chúng ta sẽ thấy được cái nhìn vừa lãng
mạn, vừa nhân hóa tài tình của nhà thơ. Cây lúa của người miền núi cũng thật
khác miền xuôi:
“Núi chen nhau hóa chật
Cây lúa phải trèo thang
Đồi biến thành cô gái
Mặc váy xanh ngấn chàm”.
Bằng những vần thơ vừa đẹp, vừa gần gũi, Nguyễn Hoàng Sơn không
chỉ vẽ lên một bức tranh thiên nhiên sống động muôn màu sắc mà qua đó còn

10


muốn các em nhận ra rằng, vạn vật đều có linh hồn và sự sống. Vì vậy, các
em hãy xem chúng như những người quen, những người bạn, hãy biết nâng
niu và chăm sóc chúng như chính bản thân mình.
1.2. Thế giới con ngƣời
1.2.1. Những con ngƣời lao động và sáng tạo
Bên cạnh thiên nhiên thì con người cũng được Nguyễn Hoàng Sơn
miêu tả một cách chân thực, sinh động. Đó là những người nông dân với đời

sống nhọc nhằn vất vả mà tâm hồn lại trong trắng, mộc mạc. Bài thơ Muối và
Phép lạ như khúc ca về những người lao động bình dị. Ai cũng biết rằng, hạt
muối quá quen thuộc trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày, nhưng để có được
nó thì người dân phải làm lụng vất vả:
“Ai yêu mặt trời
Hơn người làm muối
Từ sáng tinh mơ
Ra đồng tất tưởi
...
Da người càng đen
Hạt muối càng trắng”.
(Muối)
Ta thấy được sự đối lập giữa hai hình ảnh “da người” và hạt muối đã
thể hiện rõ cái khắc nghiệt mà người dân phải đối mặt mỗi lần ra đồng lao
động. Người đọc như được nhà thơ truyền sang nỗi thấm thía, xúc động, xen
lẫn cảm thông, biết ơn những con người ngày đêm lao động, cống hiến thầm
lặng cho cuộc sống.
Đời sống tinh thần của người dân rất đơn giản, bình dị. Niềm vui của
họ là được lao động, được làm việc, được thu hoạch sản phẩm sau những vụ
mùa. Dưới cái nắng của ánh mặt trời tháng sáu, họ vẫn say mê làm việc, ra

11


đồng như ra sân khấu, dẫn nước từ mương vào các ruộng muối. Trên các cánh
đồng rộn lên tiếng reo mừng:
“Và đột nhiên... Ô kìa!
Muối hiện hình trắng toát
Không tin sờ thử đi
Muối ấm và ráp ráp”.

(Phép lạ)
Ngoài những người dân vùng biển làm nghề muối, trong thơ ông còn
nói tới những người lính (Ông em, Kon Tum), cô y tá (Y tá), người nghệ sĩ
(Nhà thơ đi dạo). Những con người ấy dù làm những ngành nghề khác nhau
nhưng luôn năng động, yêu đời, yêu nghề. Họ sống và cống hiến hết mình.
Trong bài Ông em, tác giả viết về một người lính đã giải ngũ. Dù đã là
một người lính về nghỉ hưu nhưng ông luôn dậy sớm nhất nhà và hăng say lao
động. Kể cả những ngày rét buốt, ông vẫn miệt mài trồng cây, chăm chỉ làm
việc như lúc còn trai trẻ:
“Ông em là bộ đội
Chân đã đi trăm miền
Nay tuổi già về nghỉ
Ngày ngày gần bên em
Ông dậy sớm nhất nhà
Cả những ngày rét buốt
Dù chỉ có tiếng gà
Thay tiếng còi trực nhật
Ông vẫn chăm thể dục
Như lúc còn đương trai
Về nghỉ mà không nghỉ
Ông miệt mài trồng cây”.

12


Cô y tá ở bài Cô y tá cũng thế! Cô làm việc vất vả trong những năm
tháng ở Trường Sơn, cũng đào hầm, ngủ võng, chữa bệnh dưới bom đạn. Tất
cả những khó khăn ấy vẫn không làm cô thôi yêu nghề. Để rồi, khi đất nước
hòa bình, cô vẫn tiếp tục công việc chăm sóc cho mọi người:
“Hòa bình mười năm hơn

Cô vẫn làm y tá
Môi hồng búp tay thon
Như chưa hề vất vả”.
Ngay cả “một nhà thơ” (Nhà thơ đi dạo) khi đi tìm cảm hứng sáng tác
cho mình cũng gặp không ít khó khăn: xuống đường chân đi giày thấp, giày
cao, đang đi đường bỗng lăn quay vì bị hai chú nhỏ giăng dây; bàn làm việc
bị cậu con trai cuộn pháo đốt. Ở đây, tác giả viết về những con người mới.
Tuy gặp nhiều cản trở trong cuộc sống, nhưng họ vẫn kiên nhẫn, miệt mài
theo đuổi đam mê của mình:
“Sợi dây chun quái ác
Ai chăng để hại người?
Nhà thơ còn ngơ ngác
Chợt sững trong tiếng cười
Reo mừng hai chú nhỏ
Vừa bẫy được người-văn
Nhà thơ thôi yêu phố
Quay về mặt đăm đăm”.
Viết về thế giới con người, nhà thi sĩ đã cho bạn đọc thấy rằng đằng sau
lớp ngôn từ có phần vui tươi ngộ nghĩnh, hài hước kia là những bài học thiết
thực mà ông muốn gửi gắm đến các em.
Bài thơ Lời chào đi trước được nhà thơ viết để dành tặng cho cô con
gái đầu mới tròn bốn tuổi. Theo tác giả, lời chào luôn gắn với con người, nó
không chỉ là một biểu hiện xã giao, mà còn là sự cởi mở, là tấm chân tình. Ấy

13


vậy mà nhiều khi người ta quên. Nguyễn Hoàng Sơn đã làm thơ về điều đó như
để nhắc nhở chính đứa con của mình và cả những ai trót quên đi điều tốt đẹp
đơn giản đó. Hóm hỉnh nhất là khổ thơ cuối. Những câu thơ như lời khuyên

nhủ với con trẻ rằng, lời chào không nặng nên chớ có quên, hãy mang theo:
“Ai cũng có
Chẳng nặng là bao
Bạn ơi đi đâu
Nhớ mang đi nhé’’.
Ngoài việc nhấn mạnh sự cần thiết của lời chào hỏi trong giao tiếp, thì
đức tính hòa thuận, đoàn kết cũng được ông đề cập đến thông qua bài thơ có ý
vị ngụ ngôn hóm hỉnh (Mỡ và hành cãi nhau). Đây là bài thơ không viết về
con người nhưng nó hàm nghĩa giáo dục cao. Mượn cách nói ngụ ngôn, mượn
thế giới hoa, trái, cỏ cây, tác giả khéo léo nhắc nhở tính thân ái, đoàn kết:
“Mỡ và Hành cãi nhau:
Mùi thơm là của tao!
Không của tao!
Củi cháy nổ lép bép
Chúng chẳng nghe thấy gì
Lát sau hành đen sì
Mỡ bay mùi khét lét”
(Mỡ và hành cãi nhau)
Độc giả có thể thấy một cuộc cãi vã giữa Mỡ và Hành tại đây. Ai cũng
cho rằng, mùi thơm là của riêng mình, không bên nào nhường nhịn để rồi tất
cả cùng bị cháy khét lẹt, cuộc cãi vã chỉ kết thúc khi mùi thơm tan biến. Từ
đó cho ta thấy việc sống đoàn kết đùm bọc lẫn nhau, biết giúp đỡ chia sẻ
trong cuộc sống hằng ngày là rất cần thiết.

14


Ngay cả những loại trái cây tưởng chừng vô tri vô giác như Mít, Bí,
Nhót cũng trở thành những người bạn chia sẻ cho nhau bài học để giúp nhau
cùng tiến bộ thông qua cách ví von của nghệ sĩ:

“Quả nhót hay tót đi chơi
Ngồi học không ngồi thích chạy loăng quăng
Quả mít nó mới bảo rằng:
Đằng ấy coi chừng kẻo giống tớ đây
Bởi xưa không chịu học bài
Mang tiếng suốt đời mít đặc khổ không
Lại như quả bí ngoài đồng
Nằm lì ngủ kĩ nên không biết gì
Hỏi đâu cũng bí rì rì”
(Mít, Bí, Nhót)
Truyện thơ Túi chín gang dựa theo truyện cổ tích Cây khế. Nguyễn
Hoàng Sơn nhấn mạnh tới lòng tham của người anh trai để nhắc nhở các em
nhỏ hãy tránh xa tính tham lam đó. Các em hãy sống thật thà, lương thiện.
Truyện mở đầu bằng câu thơ mang tính cảnh báo:
“Chim trời cũng ghét đứa tham”
Sự tham lam của người anh thể hiện ở việc ra đảo nhét đầy vàng vào
người và cả túi chín gang:
“Giữa vời trời bể mênh mang
Chim bay mỗi lúc sức càng yếu hơn
Dặn lòng cất tiếng van lơn:
Túi vàng đầy, bớt vài hòn là bao
Cầm vàng mà vứt được sao
Anh tham đút ngón tay vào lỗ tai”.

15


Vẫn xoay quanh câu chuyện về bài học cuộc sống, nhà thơ tỏ ra lo lắng
trước thực trạng dạy văn cho các em. Một bài tập làm văn là bài thơ kể về
việc tả cảnh nhà trường của học sinh. Tuy vậy, các bạn nhỏ loay hoay mãi

không biết tả làm sao cho hay cho đẹp. Nếu tả thực thì ngôi trường xấu xí sẽ
không được điểm cao:
“Viết bài tập làm văn
Kể chuyện trường ta nhé
Này cửa gương nhà tầng
Tả sao cho văn vẻ
Đề ra nghe thật dễ
Sao tôi bí thế này?
Viết, viết rồi lại xé
Biết nói điều gì đây?”
Chính vì điều đó, Nguyễn Hoàng Sơn muốn truyền tải cho người đọc
rằng, hãy dạy trẻ em nói những điều chân thật. Nó cũng như khi ta dạy các em
làm bài văn miêu tả ngôi trường của mình.
1.2.2. Cuộc sống sinh hoạt của trẻ em
Trong mảng viết về cuộc sống của trẻ em nông thôn, Nguyễn Hoàng
Sơn cho thấy cách tiếp cận đời sống sinh hoạt đa dạng, thể hiện được nhiều
sắc thái của cuộc sống, áp sát đời sống thiết thực của trẻ thơ nông thôn. Ngôn
ngữ thơ được chọn lọc từ chính cách nói cách nghĩ của các em, không cầu kì
mà rất chân thật. Cảnh sinh hoạt của các em được miêu tả và cảm nhận trong
dáng vẻ của những phong tục, những thói quen của người Việt Nam. Đó là
những hoàn cảnh khó khăn, thiếu thốn mà trẻ em nông thôn vẫn thường đối
mặt hàng ngày. Hơn thế, cái khó khăn vất vả ấy dường như đã trở thành câu
chuyện của nhiều năm:
“Trung thu năm nay
Như bao năm khác

16


Dù đồng quê ta

Mênh mông nước ngập
Bụi chuối vườn nhà
Bão lùa xơ xác
Mẹ cha áo bạc
Vết bùn chưa khô”.
(Trung thu năm nay)
Rõ ràng, bằng những vần thơ gần gũi, bài Trung thu năm nay đã đem
lại sự xúc động cho độc giả. Bởi khi đọc lên, ta thấy một bức tranh về những
mái nhà thiếu thốn vật chất, thiếu từng cái ăn cái mặc.
Với Chú bé đánh giày, chúng ta lặng lẽ theo dõi số phận bất hạnh của
một cậu bé. Em đã lấy những xó xỉnh của phố phường làm nơi cư trú hành
nghề. Chú bé lớn lên trong những năm tháng cơ cực. Lời thơ chứa chất nỗi
niềm thương cảm. Chú bé tồn tại trong cuộc đời này như cái bóng vô hình,
không ai nhớ, không có tên tuổi:
“Chúng quay đi ngay sau khi nhận được tiền
Chiếc hòm gỗ khẽ kêu lạch xạch
Rồi mất hút cùng chú bé đánh giày
Không số không tên”.
Cuộc sống của hai chị em Hiền và Thảo trong truyện thơ Sự tích rước
đèn trung thu cũng thế! Đây là một câu chuyện được diễn tả qua hình thức thơ
ca. Trong truyện thơ này, hai chị em Hiền và Thảo khi đang thẩn thơ đi nhặt
củi đã gặp một nàng tiên. Giống như tâm lí bình thường của bao đứa trẻ,
chúng bị cuốn hút bởi mùi hương ngọt ngào với những lời mời gọi hấp dẫn.
Nhưng bé Thảo đã dùng dằng không đi do nhớ mẹ, nhớ cha, nhớ rừng, nhớ
suối. Vì muốn thoát cảnh nghèo khổ, Hiền đã quyết định đi theo nàng tiên.
Hiền lên sống trên cung trăng sung túc nhưng lòng vẫn luôn hướng về nhà,

17



luôn đi tìm bóng mẹ, bóng em, tìm mái nhà thân thuộc, muốn trở về với gia
đình nhưng không được. Còn Thảo, sau nhiều đêm thương nhớ chị đã rủ bạn
đan đèn, thúc trống, thổi kèn,… để gửi cho chị.
Bên trong mái nhà nhỏ bé, đơn sơ lại là chốn nuôi dưỡng một thứ tình
cảm thân thiết của hai chị em khiến người đọc rung động. Lớn lên trong cảnh
nghèo đói nhưng tâm hồn của hai đứa trẻ lại luôn giàu tình yêu thương, sự
hồn nhiên, ngây thơ và trong sáng:
“Vào một buổi sớm mai
Thức dậy theo chim hót
Cha lên nương tỉa hạt
Mẹ vào rừng tìm rau
Hiền và Thảo rủ nhau
Thẩn thơ đi nhặt củi
Bước lần theo bờ suối
Ngắm cá đùa tung tăng”
(Sự tích rước đèn trung thu).
Những câu thơ giản dị như lời bọn trẻ thường ngày. Cách nghĩ của các
em ngây thơ nhưng không kém phần sâu sắc. Thảo đã bỏ qua những cám dỗ
hấp dẫn, quyết định ở lại bên mái ấm dẫu nghèo khó mà vui. Khi hai chị em
bị chia cắt ở hai thế giới khác nhau, lòng Thảo luôn hướng đến chị:
“Ấy là bé Thảo ngoan
Sau nhiều đêm thương chị
Rủ bạn ngả tre đan
Đủ kiểu đèn kì dị”
Tuy được lên cung trăng có cuộc sống sung sướng nhưng người chị vẫn
luôn hướng về trần gian, luôn tìm hình bóng mẹ, bóng em gái nhỏ, tìm về mái
ấm thân thuộc. Hiền luôn khóc thương khi nhớ về những người ruột thịt:

18



“Từ đó trên cung trời
Có nàng tiên hay khóc
Nghìn lẻ một cuộc vui
Không làm khô nước mắt”
Đằng sau những lời kể bình dị là muôn vàn sóng gió, khó khăn trong
cuộc sống hàng ngày ảnh hướng đến những búp măng non. Bên cạnh đó ta
vẫn cảm nhận được tình chị em gắn bó thân thiết, ngây thơ mà chỉ có thể bắt
gặp ở trẻ nhỏ.
Đi hết mọi nẻo đường trong những cản trở, thiếu thốn của trẻ em miền
nông thôn, người đọc luôn tìm thấy một thế giới đầy ắp những khát vọng,
những mơ ước, những niềm vui trong sáng giản dị của các em.
Niềm vui giản dị của trẻ thơ chỉ là được ăn tết cùng ông bà (Tết quê):
“Tết quê vui với ông bà
Tuổi ngoài bảy chục tóc hoa trắng đầu”
(Tết quê)
Có khi chỉ là niềm vui con trẻ giản dị. Ví như được đi xem múa rối trên đồng:
“Bạn ơi ra đồng
Mà xem múa rối

Rì rào… lúa khen
Rối càng hớn hở
Màn vui cứ mở
Dài theo mùa màng”.
(Múa rối)
Niềm hạnh phúc, vui sướng của trẻ nhỏ còn là nhìn thấy những ánh đèn
điện. Trong bài thơ Giao thừa sáng, bóng tối luôn bao trùm làng xóm, ánh
sáng chỉ có khi trông chờ vào mặt trăng. Vì thế, khi có điện về làng, lũ trẻ
mừng vui đến lạ lùng:


19


“Đêm ba mươi năm nay
Làng em bừng ánh điện
Bóng tối thôi phủ dày
Tỏ lối giao thừa đến
Bàn thờ không đốt nến
Mắc đôi bóng nhỏ xinh
Đài chẳng lo hết pin
Suốt đêm i ơi hát!”
Đơn giản là, ngay cả khi chơi thả diều, lũ trẻ cũng nhăn nhó, buồn rầu
khi không có gió. Chợt gió về, chúng hò reo trong sung sướng, đến cả trong
giấc ngủ cũng nằm mơ có gió nhiều để diều được bay cao:
“Trẻ làng quen ngủ sớm
Đêm nay giấc chập chờn
Lắng trong khuya dứt nối
Sáo diều nào thanh hơn”
(Đợi gió)
Với những đứa trẻ ở làng quê, một cuộc đi chơi đây đó cũng là niềm vui
lớn, là ước nguyện. Những khát khao đó được gửi gắm vào nhân vật “quả thị”:
“Cây thị bên cầu ao
Suốt đời không đổi chỗ
Quả thị trên cành cao
Muốn đi đây đi đó”
(Quả thị đi chơi)
Quả thị muốn vui chơi nhưng lại gặp phải bao nhiêu là cản trở, khó
khăn. Nó đành ấp ủ giấc mơ. Và rồi, khi điều mong muốn đó thành hiện thực,
quả thị bước ra thế giới bên ngoài với nụ cười hớn hở. Quả thị ở đây như
những đứa trẻ bị sống giới hạn trong lũy trẻ làng. Chúng mong ước được


20


×