Tải bản đầy đủ (.pdf) (55 trang)

Tìm hiểu giá trị nội dung và nghệ thuật tác phẩm Totto – Chan bên cửa sổ của Kuroyanagi Tetsuko

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (650.72 KB, 55 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA GIÁO DỤC MẦM NON

======

NGUYỄN THỊ KIM THƢ

TÌM HIỂU GIÁ TRỊ NỘI DUNG
VÀ NGHỆ THUẬT TÁC PHẨM
TOTTO – CHAN BÊN CỬA SỔ

CỦA KUROYANAGI TETSUKO
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Văn học trẻ em

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học

TS. DƢƠNG THỊ THÚY HẰNG

HÀ NỘI - 2017


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện khóa luận, tôi nhận đƣợc sự giúp đỡ, hƣớng
dẫn của TS Dƣơng Thị Thúy Hằng cùng các thầy cô trong khoa Giáo dục
Mầm non. Xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Tiến sĩ, giảng viên Dƣơng Thị
Thúy Hằng cùng toàn thể các thầy cô giáo của khoa Giáo dục Mầm non. Do
thời gian có hạn, năng lực của bản thân còn hạn chế, chắc chắn khóa luận
không tránh khỏi thiếu sót. Tôi mong tiếp tục nhận đƣợc sự chỉ bảo, giúp đỡ
của các thầy cô cùng toàn thể bạn bè để khóa luận đƣợc hoàn thiện hơn.
Hà Nội, tháng 05 năm 2017


Tác giả

Nguyễn Thị Kim Thƣ


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu riêng của tôi, các số liệu
và kết quả nghiên cứu ghi trong khóa luận là trung thực, đƣợc các đồng tác
giả cho phép sử dụng và chƣa từng đƣợc công bố trong bất cứ một công trình
nào khác.
Hà Nội, tháng 05 năm 2017
Tác giả
Nguyễn Thị Kim Thƣ


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................... 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ............................................................................ 2
3. Mục đích nghiên cứu ..................................................................................... 4
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu................................................................. 5
4.1. Đối tƣợng nghiên cứu................................................................................. 5
4.2. Phạm vi nghiên cứu .................................................................................... 5
5. Phƣơng pháp nghiên cứu............................................................................... 5
6. Bố cục khóa luận ........................................................................................... 5
NỘI DUNG ....................................................................................................... 6
CHƢƠNG 1: MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM NỘI DUNG TRONG TÁC PHẨM
TOTTO- CHAN BÊN CỬA SỔ .......................................................................... 6
1.1 Giới thiệu chung về tác giả, tác phẩm ......................................................... 6
1.1.1. Tác giả K.Tetsuko ................................................................................... 6

1.1.2. Tác phẩm Totto- chan bên cửa sổ .......................................................... 7
1.2. Một số nội dung cơ bản của tác phẩm ....................................................... 9
1.2.1. Câu chuyện về một ngôi trƣờng “kì lạ” .................................................. 9
1.2.2. Và những đứa trẻ “đặc biệt”….............................................................. 16
1.2.3. Cùng những ngƣời lớn bao dung, hiểu biết… ...................................... 19
1.2.4. Những quan niệm giáo dục giản dị, nhân văn ...................................... 27
1.2.4.1.Trẻ em là những thế giới riêng biệt, kì diệu........................................ 27
1.2.4.2. Mỗi đứa trẻ cần đƣợc khuyến khích, phát triển thuận theo năng lực,
nhu cầu ............................................................................................................ 29
1.2.4.3. Trẻ em cần đƣợc học qua trải nghiệm................................................ 30


1.2.5. Sự gặp gỡ về quan niệm giáo dục giữa Tesuko và một số tác giả văn
học trẻ em Việt Nam ....................................................................................... 32
CHƢƠNG 2: MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM NGHỆ THUẬT TRONG TÁC PHẨM
TOTTO-CHAN BÊN CỬA SỔ ......................................................................... 40
2.1.Thể loại tự truyện ...................................................................................... 40
2.2.Cách xây dựng nhân vật ............................................................................ 42
2.3. Giọng điệu nghệ thuật .............................................................................. 44
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 47
TAI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 49


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1.Trẻ em là một thế giới nguyên sơ, phong phú và kì diệu. Mỗi đứa trẻ
mang trong mình những tiềm năng riêng biệt, những khả năng tiềm ẩn. Khám
phá và phát huy đƣợc điều đó hay không lại phụ thuộc vào quan niệm và khả
năng của ngƣời lớn. Quan niệm giáo dục sẽ đƣa đến kết quả là những đứa trẻ
với những khả năng khác nhau, với sự phát triển tối đa hay hạn chế. Nguồn

gốc sâu xa đằng sau những quan niệm giáo dục này, suy cho cùng, chính là
lòng nhân ái, yêu thƣơng và sự bao dung. Phụ huynh, thầy cô giáo… muốn
làm đƣợc điều đó, ngoài những tính cách bẩm sinh, cần thiết phải có sự trang
bị và bồi dƣỡng thêm về mặt tri thức. Điều này có thể đƣợc chuyển tải đến
thông qua những cuốn sách nhỏ - vừa mang ý nghĩa nhân văn, vừa mang ý
nghĩa giáo dục.
1.2.Văn học Nhật Bản là một trong những nền văn học lâu đời và giàu có
trên thế giới. Với nền tảng đó, đất nƣớc Nhật Bản sản sinh ra không ít những
nhà thơ, nhà văn tài hoa đƣợc cả thế giới biết đến nhƣ MatsuoBasho - ngƣời
đã đƣa thể thơ Haiku đạt đến đỉnh cao; Yasunari Kawabata - một trong số ít
nhà văn Châu Á đạt giải Noben văn học với bộ ba tiểu thuyết Xứ tuyết, Ngàn
cánh hạc, Cố đô... Trên nền đó, nữ nhà văn Kuroyanagi Tetsuko cũng góp vào
những dấu ấn đặc sắc, đặc biệt với tác phẩm “Totto-chan bên cửa sổ”.Sự
thành công của tác phẩm đã đƣa tên tuổi của bà vƣợt khỏi xứ sở Phù Tang bay
đến phƣơng trời Tây và nhiều nơi khác trên thế giới. Totto-chan bên cửa sổ,
là cuốn sách gối đầu giƣờng của nhiều thế hệ trẻ em trên toàn thế giới suốt ba
mƣơi năm nay. Sau khi xuất bản lần đầu vào năm 1981, cuốn sách đã gây
đƣợc tiếng vang lớn không chỉ ở Nhật Bản mà còn trên toàn thế giới. Tính
đến năm 2001, tổng số bản sách bán ra ở Nhật đã lên đến 9,3 triệu bản, trở
thành một trong những cuốn sách bán chạy nhất trong lịch sử ngành xuất bản

1


nƣớc này. Cuốn sách đã đƣợc dịch ra 33 thứ tiếng khác nhau, nhƣ Anh, Pháp,
Đức, Hàn Quốc, Trung Quốc…Khi bản tiếng Anh của Totto-chan đƣợc xuất
bản tại Mỹ, tờ New York Times đã đăng liền hai bài giới thiệu trọn trang, một
“vinh dự” hầu nhƣ không tác phẩm nào có đƣợc.
Tác phẩm đạt thành công nhƣ vậy vì tác phẩm mang một thông điệp
nhân văn về trẻ em. Đó là cuốn sách gối đầu giƣờng của trẻ em Nhật Bản và

trẻ em nhiều nƣớc trên thế giới. Đó cũng là cuốn cẩm nang nho nhỏ và tràn
đầy tình yêu thƣơng mà nhiều bậc cha mẹ, nhiều nhà giáo dục quan tâm.
1.3.Là sinh viên ngành giáo dục mầm non, sau này sẽ trực tiếp chăm sóc
và giáo dục trẻ, chúng tôi đặc biệt quan tâm đến thế giới tinh thần của trẻ nhỏ
cũng nhƣ những quan niệm, cách thức giúp trẻ phát triển một cách tự nhiên,
toàn diện và đạt hiệu quả cao. Khi tiếp xúc với tác phẩm Toto-chan bên cửa
sổ, chúng tôi thực sự bị ấn tƣợng với những câu chuyện vừa giàu tính nhân
văn vừa đậm tính giáo dục mà tác giả gửi gắm trong đó.
Với tất cả những lý do nhƣ vậy, chúng tôi quyết định lựa chọn đề tài
khóa luận: “Tìm hiểu giá trị nội dung và nghệ thuật tác phẩm Totto – Chan
bên cửa sổ của Kuroyanagi Tetsuko”. Chúng tôi hi vọng rằng, thông qua
khóa luận này, chúng tôi sẽ hiểu sâu kĩ hơn về thế giới nghệ thuật của tác
phẩm, về quan niệm giáo dục trẻ nhỏ qua mỗi trang văn.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Ngay từ khi mới ra đời, Totto-chan bên cửa sổ đã tạo ra một hiệu ứng
đặc biệt. Sự đón chào hồ hởi đối với tác phẩm không dừng lại ở biên giới
Nhật Bản, không giới hạn ở lứa tuổi trẻ em. Tác phẩm nhận đƣợc sự đánh giá
cao trên nhiều phƣơng diện.
Thời báo New York Times một trong những tờ báo danh giá nhất nƣớc
Mỹ đã nhận xét: “Totto-chan là bản cáo trạng thầm lặng về một nền giáo dục
không có kết quả”. Khi giáo dục chỉ chú tâm tới chất lượng đào tạo không

2


thôi thì chưa đủ, mà các nhà giáo cần quan tâm tới cảm nhận của học sinh
xem các em cần gì và nghĩ gì. Từ đó đề ra các phương pháp phù hợp với các
em để các em có thể phát triển một cách toàn diện nhất”[16]. Diễn đàn tin tức
quốc tế (International Herald Tribune) cũng có ý kiến gần tƣơng tự: “Tôt tô
chan đã nhắc nhở hàng triệu người Nhật Bản về một nền giáo dục mà trẻ em

hằng mong muốn”[16].
Sau đó, Ông Yoshikawa Takeshi, giám đốc trung tâm giao lƣu văn hóa
Nhật Bản tại Việt Nam đã nhận xét về tác phẩm nhƣ sau: “Một mô hình
trường học như Tomoe dường như quá “hoang đường” trong xã hội Nhật
Bản hay Việt Nam đương đại. Xã hội của Nhật Bản bây giờ hầu như không có
suy nghĩ giống như thầy hiệu trưởng Kobayashi trong chủ trương giáo dục
cưỡng chế, mang đến cho trẻ em sức mạnh và lòng tự tin, mang đến cho các
em sự tự nguyện, không bắt ép. Nền giáo dục Nhật Bản vẫn đặt thành tích và
sự ganh đua lên hàng đầu, với đích đến là những trường đại học tốt hay
những công việc hứa hẹn. Nhưng vì cuốn sách bán rất chạy và cũng là cuốn
sách được tìm đọc nhiều nhất trong lịch sử xuất bản ở Nhật. Chắc chắn nhiều
người đã biết và hiểu được thông điệp của cuốn sách. Trong xã hội luôn có
những điều trở thành quy ước, không thể thay đổi được. Nhưng dù phải tuân
theo những quy ước đó, sâu trong trái tim mọi người vẫn mong muốn làm
những gì tự do và thực sự đúng đam mê”[16]. Theo ông Yoshikawa thì hình
mẫu trƣờng học nhƣ trƣờng tiểu học Tomoe và phƣơng pháp giáo dục “Lắng
nghe trẻ em” của thầy Kobayashi dƣờng nhƣ là phi thực tế. Nhƣng ông vẫn
tin rằng sâu thẳm trong trái tim mọi ngƣời ai cũng muốn đƣợc hƣởng một nền
giáo dục mà ở đó trẻ em đƣợc tự do phát triển.
Ở Việt Nam nhà nghiên cứu tâm lý-y học-giáo dục trẻ em Nguyễn Khắc
Viện trong bài viết của mình cũng đã nhận xét “Chắc chắn mỗi học sinh đều
mơ ước được như Tôt-tô-chan may mắn vào học một trường như Tô-mô-e, với

3


một thầy hiệu trưởng như ông Kô-ba-y-a-si. Riêng tôi chỉ mong cho nhiều
giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục, các bậc cha mẹ đọc sách này, để giúp
thoát khỏi khuôn nếp cũ, tự tạo ra "tư duy mới" trong việc chăm sóc dạy dỗ
con em”[16].Trong khi các phƣơng pháp dạy học truyền thống chú trọng vào

nề nếp khuôn khổ thì trƣờng Tomoe lại chú trọng vào việc lắng nghe học sinh
và để cho các em tự do trong học tập nhƣng vẫn tuân theo những kỉ luật nhất
định. Chính điều đó tạo nên sự thoải mái cho học sinh, để các em tự do trong
vui chơi, tự do trong học tập, tự do phát triển.
Nhìn chung, các ý kiến đều nhấn mạnh vào khả năng giáo dục mà tác
phẩm đƣa lại. Tuy nhiên, cho đến nay, chƣa có một tài liệu nào tìm hiểu
chuyên sâu về tác phẩm Toto-chan cô bé ngồi bên cửa sổ, đặc biệt trong khả
năng giáo dục và phát triển đối với trẻ mầm non.
3. Mục đích nghiên cứu
Thực hiện đề tài Tìm hiểu giá trị nội dung và nghệ thuật tác phẩm
Totto – Chan bên cửa sổ của Kuroyanagi Tetsuko, chúng tôi hƣớng đến một
số mục đích sau:
- Thứ nhất, nhà văn Kuroyanagi Tetsuko là một trong số ít những nhà
văn nữ của Nhật Bản nói riêng và Châu Á nói chung có tác phẩm thành công
và đƣợc thế giới biết đến. Nên việc nghiên cứu tác giả này phần nào có thể
giới thiệu một cách đầy đủ nhất về cuộc đời, sự nghiệp sáng tác, cũng nhƣ
điều đã tác động đến những sáng tác của bà
- Thứ hai, tìm hiểu truyện Totto-chan bên cửa sổ để thấy đƣợc cái hay,
cái đẹp của tác phẩm và vai trò của nó đối với việc giáo dục trẻ em.
- Cuối cùng, Totto – chan bên cửa sổ là tác phẩm viết về đề tài trẻ em mầm non tƣơng lai của đất nƣớc. Việc tìm hiểu tác phẩm sẽ giúp cho mọi
ngƣời hiểu thêm về thế giới của trẻ thơ.

4


4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
- Khóa luận tìm hiểu những nét cơ bản về nội dung và một số đặc điểm
nghệ thuật nổi trội của tác phẩm Totto-chan bên cửa sổ.
4.2. Phạm vi nghiên cứu

Để thực hiện đề tài khóa luận này, chúng tôi sử dụng văn bản Totto-chan
bên cửa sổ do Nxb Văn học kết hợp với Công ty Văn hóa & truyền thông
Nhã Nam ấn hành năm 2016. Đây là ấn phẩm dịch từ nguyên bản tiếng Nhật.
Việc sử dụng tài liệu này sẽ giúp chúng tôi đảm bảo đƣợc tính xác thực và cập
nhật.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu

Để tiến hành nghiên cứu đề tài chúng tôi sử dụng kết hợp các phƣơng
pháp sau:
-Phƣơng pháp thống kê, phân loại.
- Phƣơng pháp phân tích, tổng hợp.
- Phƣơng pháp so sánh đối chiếu.
6. Bố cục khóa luận

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, nội dung khóa luận
đƣợc chúng tôi triển khai qua hai chƣơng:
Chƣơng 1: Một số đặc điểm nội dung trong tác phẩm Totto- chan bên
cửa sổ.
Chƣơng 2: Một số đặc điểm nghệ thuật trong tác phẩm Totto-chan bên
cửa sổ.

5


NỘI DUNG
CHƢƠNG 1: MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM NỘI DUNG TRONG TÁC PHẨM
TOTTO- CHAN BÊN CỬA SỔ
1.1 Giới thiệu chung về tác giả, tác phẩm

1.1.1. Tác giả K.Tetsuko

Kuroyanagi Tetsuko sinh ngày 9 tháng 8 năm 1933 tại Nogisaka, thành
phố Tokyo. Bà sống trong một gia đình trung lƣu, có cha là nghệ sĩ dƣơng
cầm chơi trong một dàn nhạc giao hƣởng, còn mẹ là diễn viên nhạc kịch.
Kuroyanagi đến học ở trƣờng tiểu học Tomoe khi bà còn nhỏ. Sau đó bà theo
học tại nhạc viện Tokyo, chuyên ngành nhạc kịch. Học nhạc kịch nhƣng sau
khi tốt nghiệp bà lại chọn con đƣờng trở thành diễn viên. Năm 1954, bà đọc
đƣợc một quảng cáo tìm diễn viên truyền hình và lập tức đăng ký để rồi có
mặt trong 13 ngƣời đƣợc chọn giữa 6.000 thí sinh. Năm 1972, lần đầu tiên bà
xuất hiện trên truyền hình với vai trò ngƣời dẫn chƣơng trình. Đến năm 1975,
Tetsuko có show riêng và kênh sóng riêng cho mình: Chƣơng trình Căn
phòng của Tetsuko – talk show đầu tiên trên truyền hình Nhật Bản. Năm
1981, sau những thành công ở lĩnh vực truyền hình bà cho xuất bản cuốn tự
truyện Totto-Chan bên cửa sổ dựa theo những sự kiện có thật trong tuổi thơ
của bà.
Kuroyanagi Tetsuko không chỉ là nhà văn thiếu nhi, diễn viên và ngƣời
dẫn chƣơng trình truyền hình rất nổi tiếng ở Nhật Bản mà bà còn là ngƣời rất
hăng hái tham gia vào các hoạt động từ thiện. Bà là ngƣời sáng lập ra quỹ
Totto Foundation, đào tạo các diễn viên điếc một cách chuyên nghiệp, nhằm
hiện thực hoá ý tƣởng mang hát kịch đến với những ngƣời điếc của
Kuroyanagi. Năm 1984, bà đƣợc bổ nhiệm làm Đại sứ Thiện chí của Quỹ Nhi
đồng Liên hiệp quốc (UNICEF) và là ngƣời châu Á đầu tiên đƣợc bổ nhiệm vị
trí này. Trong những năm cuối thập kỉ 80 và thập kỉ 90, bà đã đến thăm rất

6


nhiều quốc gia đang phát triển ở châu Á và châu Phi để làm từ thiện và thực
hiện các nhiệm vụ thiện chí, giúp đỡ trẻ em đang phải chịu cảnh thiên tai và
chiến tranh, đồng thời nâng cao sự chú ý của quốc tế đối với trẻ em ở những
nƣớc nghèo. Năm 1997, Kuroyanagi xuất bản cuốn sách Những đứa trẻ của

Totto-chan, dựa trên những trải nghiệm khi bà làm Đại sứ Thiện chí của
UNICEF từ năm 1984 đến năm 1996. Kuroyanagi còn là Giám đốc khu vực
Nhật Bản của quỹ Bảo tồn Thiên nhiên Thế giới (WWF). Năm 2000,
Kuroyanagi Tetsuko là ngƣời đầu tiên nhận giải Global Leadership for
Children đƣợc thành lập bởi UNICEF nhân kỉ niệm 10 năm ngày Hội nghị
Thƣợng đỉnh Thế giới về Trẻ em năm 1990. Tháng 5/2003, Kuroyanagi
Tetsuko nhận Huân chƣơng Thuỵ Bảo của Nhật Hoàng vì những cống hiến
của bà cho trẻ em thế giới trong suốt hai thập kỉ.
1.1.2. Tác phẩm Totto- chan bên cửa sổ
Tác phẩm Totto - chan bên cửa sổ đƣợc xuất bản ở Nhật vào năm 1981.
Từ khi ra đời, tác phẩm đã đƣợc đón nhận rất nồng nhiệt và trở thành một
trong những cuốn sách bán chạy nhất trong lịch sử nƣớc Nhật. Xuất bản 7
triệu cuốn ở đất nƣớc quê hƣơng, cuốn sách chỉ đứng sau một số ít tác phẩm,
chẳng hạn nhƣ Rừng Nauy (2 tập) bán đƣợc 10 triệu cuốn. Tuy nhiên,
Totto-chan bên cửa sổ lại xuất bản lần đầu vào năm 1981, còn Rừng Nauy ra
đời năm 1987. Vì thế, Totto-chan cô bé bên cửa sổ vẫn là cuốn sách đầu tiên
ghi dấu ấn về độ ăn khách đến hàng triệu bản trong lịch sử xuất bản của Nhật.
Sự thành công của Totto-chan bên cửa sổ đã vƣợt ra khỏi biên giới Nhật Bản.
Cuốn sách đã đƣợc dịch ra nhiều thứ tiếng: tiếng Anh, tiếng Trung Quốc,
tiếng Hàn Quốc, tiếng Malaysia, tiếng Việt, tiếng Indonesia,tiếng Thái, tiếng
Nga, một số thứ tiếng của Ấn Độ (Hindi, Telugu, Marathi, Malayalam,
Oriya...), tiếng Sinhala và tiếng Lào. Tác phẩm đƣợc in trên nhiều tờ báo nổi
tiếng và nhận đƣợc không ít lời khen ngợi. Cuốn sách không chỉ là truyện với

7


các em thiếu nhi mà còn là quyển sách tâm lí giúp cho các bậc phụ huynh
hiểu thêm về tâm hồn của trẻ thơ, thế giới trẻ thơ. Thậm chí nó còn trở thành
tài liệu tham khảo của các giáo viên, các nhà quản lí giáo dục…

Totto-chan bên cửa sổ là câu chuyện chân thật về tuổi thơ của tác giả,
nhà văn Kuroyanagi Tetsuko. Đƣợc viết theo thể tự truyện và đƣợc chia thành
các chƣơng ngắn, mỗi chƣơng trong tác phẩm gắn liền với những kỉ niệm ấu
thơ của nhà văn về trƣờng học, bạn bè, thầy cô và gia đình. Các nhân vật
trong truyện đa phần là ngƣời tốt và không có nhân vật xấu. Ngôi trƣờng
Tomoe trong truyện không phải là ngôi trƣờng do tác giả tƣởng tƣợng ra mà
là một ngôi trƣờng có thật, do thầy hiệu trƣởng Kobayashi thành lập năm
1937. Nhƣng đến năm 1944, khi Chiến tranh Thế giới thứ hai sắp kết thúc,
ngôi trƣờng đã bị máy bay ném bom tàn phá nặng nề đến nỗi không thể phục
hồi. Dù ngoài đời chỉ tồn tại trong 7 năm ngắn ngủi, ngôi trƣờng đã trở nên
vĩnh cửu khi đƣợc chính cô bé Totto-Chan, nay là nhà văn Kuroyanagi
Tetsuko ngoài đời, chuyển hoá thành hình tƣợng văn học trong cuốn tự truyện
Totto – chan bên cửa sổ ra mắt 30 năm về trƣớc.
Với nhan đề tác phẩm là Totto-chan bên cửa sổ, nhà văn Kuroyanagi
Tetsuko muốn nói đến những con ngƣời đang ở bên cửa sổ. Đó là những
ngƣời đang ở trên mép cửa hay sắp bị đẩy ra khỏi cánh cửa của tri thức, của
xã hội. Những con ngƣời bị xã hội từ chối, xa lánh đang đứng chênh vênh bên
ngƣỡng cửa và có thể rơi xuống bất cứ lúc nào. Ngoài ý nghĩa đó hình ảnh
khung cửa sổ còn mang một ý nghĩa khác, cánh cửa sổ mở ra hạnh phúc. Một
cánh cửa khép lại và một cánh cửa khác mở ra, cánh cửa của trƣờng tiểu học
Tomoe đã mở rộng chào đón cô bé Totto-chan tội nghiệp. Nó đã mang lại
niềm hạnh phúc cho biết bao nhiêu ngƣời trong đó có Totto-chan.
Đọc tác phẩm Totto-Chan bên cửa sổ không ít ngƣời sẽ nhìn thấy thấp
thoáng tuổi thơ của mình với những kỉ niệm tƣơi đẹp không thể nào quên.

8


Nhƣng giá trị của tác phẩm không dừng lại ở đó. Mang trong mình thông điệp
nhân văn cao đẹp, tác phẩm kêu gọi mọi ngƣời hãy thay đổi phƣơng pháp

giáo dục, hãy có cái nhìn khác đi về thế giới trẻ thơ, hãy chịu khó lắng nghe
tâm tƣ nguyện vọng của trẻ thơ. Đừng bao giờ mang những suy nghĩ của
ngƣời lớn áp đặt vào trẻ nhỏ. Bởi vì, trẻ em vốn ngây thơ, với suy nghĩ giản
đơn về cuộc sống và đang trong quá trình khám phá những điều kì diệu của
thế giới này nên bất kì sự tác động không đúng cách nào, cũng có thể gây ảnh
hƣởng đến sự phát triển của các em. Bên cạnh đó tác phẩm còn là những bài
học quý giá về tình ngƣời, tình cảm gia đình, tình cảm thầy cô, bạn bè, tình
yêu thiên nhiên và tình yêu động vật.
1.2. Một số nội dung cơ bản của tác phẩm

Nội dung tác phẩm là hiện thực đời sống đƣợc phản ánh trong sự cảm
nhận, suy ngẫm và đánh giá của nhà văn. Tác phẩm Totto- chan bên cửa sổ
không chỉ là một câu chuyện hay đối với trẻ thơ bởi những điều thú vị ngay
trong đời sống thƣờng ngày đƣợc tác giả đƣa vào tác phẩm mà nó còn khơi
gợi trí tƣởng tƣợng và lòng hiếu kì của trẻ thơ thông qua hàng loạt các câu
chuyện nhỏ của cô bé Totto-chan. Hơn hết, tác phẩm còn mang một giá trị nội
dung sâu sắc đối với bạn đọc nhất là đối với ngƣời lớn, những bậc cha mẹ,
những bậc thầy cô trong sự nghiệp giáo dục trẻ nói chung và trong sự nghiệp
giáo dục trẻ mầm non nói riêng. Tác phẩm đã mở ra những suy nghĩ riêng cho
ngƣời đọc về môi trƣờng giáo dục trẻ đó là môi trƣờng giáo dục “ kì lạ”, môi
trƣờng giáo dục kì lạ với những đứa trẻ đặc biệt, với những ngƣời lớn bao
dung, vị tha, giàu tình yêu thƣơng, sự hiểu biết thông qua đó tác phẩm đã gửi
gắm đến bạn đọc những quan niệm giáo dục giản dị mà nhân văn.
1.2.1. Câu chuyện về một ngôi trường “kì lạ”
Xuyên suốt toàn bộ tác phẩm có lẽ ngƣời đọc không quá khó khăn để
nhận ra rằng môi trƣờng giáo dục ở trƣờng Tomoe là một môi trƣờng giáo dục

9



“kì lạ”. Tại ngôi trƣờng đó sự kì lạ xuất hiện ngay từ cơ sở vật chất, cách bố
trí các phòng học, cách giáo dục, sinh hoạt của thầy và trò và hơn hết thảy đó
là những em học sinh tại nơi đây các em cũng rất “kì lạ” khác với những em
học sinh ở những ngôi trƣờng khác.
Cô bé Totto-chan là một cô bé hồn nhiên, trong sáng và rất mê khám
phá. Đối với em việc đến trƣờng, học tập và làm quen với các bạn đồng trang
lứa ở trƣờng là một việc rất khác lạ, thú vị. Nó khác hoàn toàn với những sinh
hoạt thƣờng ngày của em tại gia đình cùng bố mẹ. Chính sự khác lạ này cùng
với bản tính tò mò, dễ bị phân tâm, không chú ý của trẻ con đã khiến em luôn
gây ra những tiếng ồn trong lớp học, hành động em luôn đóng mở cái ngăn
bàn, rồi nói chuyện vu vơ với một chú chim trên cây hay em hét lên gọi đoàn
hát đƣờng phố biểu diễn cho lớp xem… đã thể hiện một góc cạnh nào đó sự
lanh lợi, ham mê khám phá của em ở môi trƣờng mới nhƣng cũng chính tại
ngôi trƣờng mới đó em đã bị đuổi học. Thầy cô không hiểu nổi em, không
hiểu nổi lí do em luôn làm ồn và cho rằng em không thích hợp để học tại ngôi
trƣờng này- ngôi trƣờng với sự giáo dục mang tính bắt buộc học sinh phải làm
và tuân theo những tiết học, những nội quy của lớp học.
Có lẽ sự ngây thơ và tính tinh nghịch của Totto-chan tƣởng nhƣ sẽ khó
có một trƣờng học nào chấp nhận đƣợc em nhƣng không tại ngôi trƣờng
Tomoe- ngôi trƣờng mẹ em đã vất vả tìm kiếm và xin cho em đƣợc theo học
tiếp sau khi em bị đuổi học tại ngôi trƣờng cũ. Ngôi trƣờng Tomoe với cách
giáo dục đặc biệt đã giúp Totto-chan nhƣ đƣợc sống thật với tính cách, con
ngƣời em. Em đƣợc làm những gì em thích, đƣợc học tập với những phƣơng
pháp mới khác hoàn toàn so với ngôi trƣờng cũ. Chính cách giáo dục kì lạ tại
ngôi trƣờng này khiến Totto-chan cảm thấy thích thú, em yêu lớp, yêu trƣờng
và luôn mong muốn đƣợc đến trƣờng. Ngôi trƣờng Tomoe là một ngôi trƣờng
đặc biệt với trẻ em, với cả những bậc phụ huynh. Ngôi trƣờng khác lạ ngay từ

10



cái ấn tƣợng đầu tiên nếu ai đó đặt chân vào. Cổng trƣờng ngắn ngủn, chung
quanh có cành lá. Sự khác lạ này cô bé Totto-chan đã nghĩ “Cổng này còn
đang mọc, có lẽ còn mọc cao hơn cột điện thoại”[4;14]. Tấm biển treo tên
trƣờng bị gió thổi lệch sang một bên. Ngôi trƣờng mang vẻ ngoài cũ kĩ, hình
nhƣ không đƣợc tu sửa. Nhƣng sự khác biệt, kì lạ còn thể hiện rõ hơn đó là
các phòng học. Các phòng học tại nơi đây không phải là những dãy nhà đƣợc
xây kiên cố, đƣợc trang trí, có những ô cửa sổ mà phòng học của những học
sinh tại trƣờng Tomoe là những toa tàu. Trƣờng Tomoe đã dùng sáu toa tàu
cũ kĩ bị bỏ đi làm lớp học và các em học sinh nơi đây đƣợc học tập ngay trên
những toa tàu đó. Có lẽ vì sự khác lạ này nên các em nhỏ trong đó có
Totto- chan muốn đƣợc đến ngôi trƣờng này học, muốn đƣợc ngôi trên toa tàu
cả ngày vừa học, vừa chơi, vừa nói chuyện với nhau trong ánh nắng ban mai.
Môi trƣờng giáo dục ở trƣờng Tomoe đã khơi gợi sự thích thú của trẻ thơ.
Không chỉ vậy, cách bố trí phòng học cũng tạo cho các em một không gian
mới, không còn gò bó theo những lối mòn xƣa cũ: lớp học phải là những
phòng học có bàn ghế, có cửa sổ, có bảng, có cửa ra vào rộng lớn và đƣợc xây
dựng kiến cố. Trƣờng Tomoe với việc sử dụng các toa tàu cũ kĩ đã tạo ra một
môi trƣờng học tập vừa gần gũi với thế giới trẻ thơ vừa giúp tiết kiệm chi phí
xây dựng trƣờng lớp, lại mang lại hiệu quả học tập tốt cho các em. Các em
thích đến trƣờng, muốn đƣợc đến trƣờng, không còn cảm thấy việc đi học là
một nỗi sợ hãi nữa.
Cùng với sự khác lạ về phòng học thì bên trong lớp học và cách dạy và
học ở trƣờng Tomoe cũng rất đặc biệt. Ngồi học trên đoàn tàu chẳng khác gì
đƣợc đi tàu thực sự, phía trên cửa sổ vẫn còn kệ để hành lí. Có điều khác biệt
đó là đầu toa có tấm bảng đen, dãy ghế trên tàu đƣợc thay bằng bàn ghế học
sinh, tất cả đều quay về một hƣớng. Dây bám tay cũng không còn. Tại ngôi
trƣờng Tomoe cái lạ nhất khiến trẻ em thích nhất đó là ở các bài học. Mọi

11



trƣờng đều học theo bài đã quy định nhƣng ở đây không vậy. Ngay từ đầu giờ
giáo viên sẽ đọc lên các môn sẽ học trong ngày và các em đƣợc tùy chọn học
môn nào trƣớc. “Tùy mỗi em muốn bắt đầu môn gì trước cũng được”[4;26].
Việc học tập tại đây mang tính độc lập, học sinh cần hỗ trợ khi nào thì sẽ tự
giác đi hỏi thầy, cô giáo. Totto-chan cảm thấy “như thế mới là học đúng
nghĩa của nó, còn hơn là cứ ngồi không mà chẳng để ý gì đến điều thầy, cô
giảng giải”[4;27]. Trong ngôi trƣờng Tomoe vừa có phần cổ kính, vừa có
phần cũ nát và hơi nghèo nàn này, các em đƣợc học rất nhiều điều về văn hóa,
về cách ứng xử. Các em đƣợc thực hành ngay từ những công việc diễn ra
hàng ngày, ngay trong các hoạt động của lớp học, trƣờng học. Kiến thức luôn
đƣợc lồng ghép mọi lúc cho các em.
Trong bữa ăn trƣa tại trƣờng, thầy hiệu trƣởng luôn yêu cầu các em
chuẩn bị suất ăn có cả đồ ăn từ biển và đồ ăn từ đồi núi. Ai cũng vui vẻ, phấn
khởi khoe với thầy vì làm đúng theo yêu cầu của thầy. Totto-chan thấy sự
khác lạ trong bữa ăn trƣa tại trƣờng những em lại vui vô cùng, đƣợc cũng các
bạn ăn trƣa, trò chuyện, cƣời nói và cho nhau xem những món ăn từ “biển” và
“đồi núi” của mình. Trƣớc mỗi bữa ăn các em đều hát một bài hát có tên là
“Bài ca trƣớc khi ăn” bài hát với những giai điệu đơn giản, lời ca dễ nhớ
“Nhai, nhai, nhai cho kỹ. Nhai kỹ những gì ta ăn, Nhai kỹ, nhai kỹ, nhai kỹ.
Cả cơm cũng như thịt cá”[4;32] tƣởng chừng đó chi là một bài hát không có
gì đặc biệt nhƣng nó giáo dục các em thói quen tốt khi ăn: ăn chậm, ăn lâu.
Điều đặc biệt đó chỉ xuất hiện ở Tomoe và các em học sinh nơi đây đều cho
đó là bài học đáng quý và ghi nhớ mãi về sau. Thầy hiệu trƣởng chỉ bảo tận
tình và thông qua bữa ăn các em đã tự mình phân biệt đƣợc thế nào là địa sản,
thế nào là hải sản ngay chính từ những thực phẩm đời thƣờng các em vẫn nhìn
thấy, vẫn xuất hiện trong bữa ăn của các em.

12



Môi trƣờng giáo dục của Totto-chan tại ngôi trƣờng mới còn khác lạ so
với những môi trƣờng khác ở chính phƣơng pháp dạy học, cách tiếp thu kiến
thức của học sinh ở nơi đây. Các em đƣợc phát triển một cách tự nhiên về
nhận thức và thể lực.
Các em đƣợc học tập không chỉ ở trên các toa tàu dƣới sự hƣớng dẫn của
giáo viên mà các em còn học tập thông qua các hoạt động mà thầy hiệu
trƣởng tổ chức. Mỗi hoạt động đó là một lần các em trải nghiệm cuộc sống
theo lứa tuổi của mình. Và sau mỗi lần trải nghiệm đó các em lại rút ra cho
mình đƣợc nhiều kiến thức văn hóa cũng nhƣ kinh nghiệm sống bổ ích. Có lẽ
môi trƣờng giáo dục ấy là môi trƣờng giáo dục không tƣởng nhƣng lại rất hiệu
quả. Ngôi trƣờng Tomoe đã tồn tại trong sự thật lịch sử của nƣớc Nhật mà
bản thân tác giả là ngƣời đã học tại ngôi trƣờng đó, một ngôi trƣờng với
những toa tàu. Chính bản thân tác giả cũng đã trải nghiệm các hoạt động của
trƣờng nên khi viết tác phẩm, tác giả đã thổi đƣợc cái hồn nhiên của tuổi thơ
vào bao thế hệ ngƣời đọc. Mỗi bài học luôn gắn liền với những khám phá của
tuổi thơ, không nhàm chán mà đầy thú vị. Sau mỗi buổi sáng học tập thì buổi
chiều đến học sinh ở trƣờng Tomoe sẽ đƣợc đi dạo, đi qua bờ sông cũ rồi đến
một khu đến, tất cả các học sinh dù là lớp một hay lớp sáu đều có thể tham gia
nếu nhƣ hoàn thành các bài tập. Tƣởng chừng nhƣ chỉ là một buổi đi dạo đơn
thuần, các em sẽ đƣợc nô đùa, đƣợc tự do vận động, nhƣng bên cạnh đó thì
các em lại đƣợc học các kiến thức về sinh học, về địa lí hay về lịch sử của các
di tích, các ngôi đền mà các em đến thăm. Dọc con đƣờng đi dạo các em thấy
gì các em cũng hỏi và cô giáo lại giảng cho các em hiểu. Cô chỉ tay vào bông
đậu tƣơng, đặt câu hỏi để khơi gợi trí tò mò của các em sau đó cô giảng về
nhụy hoa, phấn hoa, … Điều này giúp các em hiểu thêm nhiều điều một cách
sinh động nhất. Hay khi đi dạo trong ngôi đền các em đƣợc nghe về lịch sử,
đƣợc biết thêm nhiều điều về nơi các em đến thăm từ đó bồi dƣỡng tình yêu


13


quê hƣơng, đất nƣớc và niềm tự hào cũng nhƣ ý thức gìn giữ bảo vệ di tích
lịch sử. Đó là nét khác biệt cũng nhƣ sự “kì lạ” chỉ có ở ngôi trƣờng Tomoe.
Tại ngôi trƣờng Tomoe mỗi học sinh còn đƣợc tự mình trồng một cây trong
khu vực sân trƣờng, tự chăm sóc và đƣợc phép coi đó là tài sản riêng của
mình. Thay vì nhắc nhở các em phải biết yêu quý thiên nhiên, bảo vệ tự nhiên
thì trƣờng Tomoe lại bồi dƣỡng tình yêu thiên nhiên, cây lá cho các em bằng
việc các em sẽ tự mình trồng cây, tự mình chăm sóc và tự mình bảo vệ chúng.
Với cách giáo dục đặc biệt này các em sẽ hứng thú, sẽ phấn khởi và hồ hởi
tham gia. Ai cũng sẽ nâng niu, yêu quý tài sản riêng của mình và hành động
trồng cây của các em đã góp phần vào việc bảo vệ, gìn giữ và làm mới thiên
nhiên.
Một điều kì lạ nữa ở ngôi trƣờng Tomoe đó là các em học sinh nơi đây
luôn đƣợc rèn luyện tính tự tin, dũng cảm và biết yêu thƣơng nhau không hề
có sự phân biệt. Trong bữa ăn thầy hiệu trƣởng luôn khuyến khích các em nói
chuyện, đứng lên tự kể một câu chuyện nào đó hoặc đó có thể chỉ là những
câu chuyện thƣờng ngày của các em, mọi ngƣời sẽ vừa ăn vừa lắng nghe, vừa
trò chuyện. Việc này sẽ giúp các em rèn đƣợc khả năng giao tiếp, diễn thuyết
trƣớc đám đông. Đặc biệt khi các em bơi thầy hiệu trƣởng luôn khuyến khích
các em không mặc đồ. Tất cả các em đều bơi chung trong một bể, đƣợc tự do
vui đùa theo đúng nhƣ nét tính cách của trẻ thơ đồng thời thầy cũng muốn
giáo dục cho các em hiểu đó là cơ thể ai cũng đẹp, và cũng giống nhau chúng
ta không nên có sự phân biệt. Thầy luôn đề nghị các em học sinh của trƣờng
mặc những bộ quần áo xấu nhất khi đến trƣờng. Đây là điểm khác biệt và kì lạ
nhất so với các trƣờng khác. Thông thƣờng ở các ngôi trƣờng khác, học sinh
khi đến trƣờng học sẽ phải mặc đồng phục và mặc những bộ đồ gọn gàng,
sạch sẽ nhƣng với trƣờng Tomoe thì hoàn toàn khác. Các em có thể mặc
những bộ đồ rách tƣơm khi đến trƣờng. Điều này khiến các em có thể thỏa


14


thích vui đùa mà không lo bẩn quần áo. Các em đƣợc mặc sức khám phá, chơi
những trò mình thích mà ai cũng giống ai. Đó cũng chính là việc rèn cho các
em tính hòa đồng, hòa nhịp với mọi ngƣời. Ở Tomoe, học sinh đƣợc tham gia
vào ngày hội thể thao nhƣ bao trƣờng khác nhƣng điều kì lạ ở ngày hội thể
thao này là phần thƣởng mà các em nhận đƣợc. Thầy cô giáo dạy các em ở
ngôi trƣờng này cũng rất đặc biệt. Đó có thể là “Thầy giáo nông dân” ngƣời
mà thầy hiệu trƣởng mời đến để dạy cho các em biết cách trồng trọt, chăm sóc
cây trồng. Bác chỉ cho các em cách rẫy cỏ, tác hại của cỏ đối với cây trồng,
miệng nói tay nhặt cỏ và các em cứ thế làm theo. Ngoài chỉ dạy cho các em
cách trồng trọt “thầy giáo nông dân” còn kể nhiều điều lí thú về các côn trùng,
chim, bƣớm, thời tiết… mỗi câu chuyện lại hấp dẫn và lôi cuốn các em. Từ đó
các em biết lao động, biết quý trọng những sản phẩm làm ra từ lao động và
biết ơn những ngƣời lao động. Đồng thời các em cũng có thêm kiến thức từ
thực tế. Ở một trƣờng tiểu học bình thƣờng ai dạy học cũng cần phải có một
số tiêu chuẩn và trình độ giảng dạy nhƣng ở trƣờng Tomoe “ Bất cứ ai dạy
cho trẻ đều có tư cách là một thầy giáo”[4;132]. Đến với Tomoe, học sinh
đƣợc trải nghiệm sáng tạo, các em đƣợc sống với chính mình. Các em đƣợc
tham gia các hoạt động dã ngoại, hoạt động thể thao. Vì ở Tomoe đƣợc tiến
hành một cách hoàn toàn khác nên ngày hội thể thao ở đây cũng thật độc đáo.
Chỉ có hai tiết mục giống các trƣờng tiểu học khác là kéo co và chạy ba chân.
Còn lại tất cả là do sáng kiến của thầy hiệu trƣởng. Không cần các trang thiết
bị cầu kì, các em tận dụng luôn những đồ dùng hàng ngày quen thuộc ở nhà
trƣờng. Sự kì lạ tạo nên đặc trƣng riêng cho trƣờng Tomoe. Phần thƣởng mà
các em nhận đƣợc không phải là sách vở, bút, thƣớc nhƣ các trƣờng khác, mà
đó là những mớ rau, củ cả, rễ chút chít,…gần gũi quen thuộc với đời sống
hàng ngày của các em.


15


Về thực chất, môi trƣờng giáo dục “kì lạ” ấy hƣớng vào chủ thể học
sinh, để các em đƣợc tự do và tự nhiên phát triển. Không gò bó, bắt ép các em
theo các khuôn mẫu giáo dục. Có thể môi trƣờng giáo dục “kì lạ” đó là một
môi trƣờng giáo dục chỉ có ở trong mơ. Nhƣng đó cũng chính là môi trƣờng
giáo dục mà tác giả mong đợi cũng nhƣ rất nhiều bạn đọc kì vọng sẽ có trong
hiện tại và tƣơng lai. Một môi trƣờng giáo dục tôn trọng những đặc tính tự
nhiên nhất của con ngƣời, của trẻ thơ với sự giáo dục không gƣợng ép, khơi
gợi đƣợc sự hứng thú và lòng hiếu học của trẻ thơ. Môi trƣờng ấy giúp trẻ
nhận ra mỗi ngày đến lớp là một ngày vui.
1.2.2. Và những đứa trẻ “đặc biệt”…
Trƣờng Tomoe còn đặc biệt bởi những học sinh nơi đây. Những học sinh
ở ngôi trƣờng này không giống nhƣ những học sinh ở những ngôi trƣờng
khác. Chúng ta có thể nhận thấy sự khác biệt đó thông qua bƣớc chân của
Totto-chan khi em tới trƣờng và những ngƣời bạn mới của em ở ngôi trƣờng
Tomoe. Học sinh tại trƣờng Tomoe bao gồm cả những em khuyết tật, những
em không có sức khỏe tốt và cả những em học sinh có nét tính cách khác biệt,
nổi bật và rất hiếu động nhƣng các em học sinh nơi đây lại hòa đồng, gắn bó,
yêu thƣơng nhau và biết giúp đỡ nhau.
Tomoe là một ngôi trƣờng đặc biệt, dành cho các trẻ em bị coi là “đặc
biệt”. Bản thân Totto-chan là một em bé mắc chứng “tăng động” theo ngôn
ngữ hiện đại. Cô bé quá hiếu động và không thể ngồi yên trong lớp học.
Chính điều đó làm em bị đuổi khỏi ngôi trƣờng cũ. Mẹ Totto-chan đã đƣa em
đến học tại trƣờng Tomoe bởi bà nghĩ con gái mình cần một nơi mà bé có thể
bộc lộ cá tính và khả năng của mình. Đây là một môi trƣờng giáo dục với
những đối tƣợng học sinh “đặc biệt” theo học tại trƣờng và đặc biệt cả trong
những suy nghĩ, hành động của các em học sinh nơi đây.


16


Ngày học đầu tiên của Totto-chan tại ngôi trƣờng mới cũng là ngày học
đầu tiên em phát hiện ra những ngƣời học sinh đặc biệt ở ngôi trƣờng này.
Khi tất cả mọi học sinh đang say sƣa với môn học riêng của mình thì bỗng có
một em nam bƣớc lên bục giảng hỏi bài cô giáo, cậu bé lê chân từng bƣớc với
vẻ khó nhọc. Ban đầu Totto-chan còn thấy khó hiểu những sau đó cô bé đã
biết cậu học sinh đó bị bại liệt. Cậu bé không chỉ bị bại liệt ở chân mà còn bị
ở tay nữa, các ngón tay của cậu ta khoằm lại nhƣ dính vào nhau. Cậu bé bị bại
liệt đó chính là Yasuaki Yamamoto ngƣời bạn thân sau này của Totto-chan. Ở
cái lứa tuổi thiếu nhi chƣa đủ hiểu biết ấy sự hòa đồng sẽ là rất khó khăn giữa
những đứa trẻ bình thƣờng và những đứa trẻ khuyết tật tại ngôi trƣờng Tomoe
thì sự phân biệt cùng những khoảng cách là không còn nữa. Totto-chan nhìn
Yasuaki mỉm cƣời và Yasuaki nhanh nhảu đáp lại bằng lời giới thiệu về mình
và từ đó hai em trở thành những ngƣời bạn thân thiết của nhau. Totto- chan đã
yêu quý và giúp đỡ Yasuaki. Yasuaki bị bại liệt nên em không thể tham gia
vào hoạt động trồng cây do vậy em không có cây riêng của mình, không có
“tài sản riêng” Totto-chan biết điều đó nên vào dịp nghỉ hè em đã thực hiện
lời hứa của mình với Yasuaki, mời Yasuaki ghé thăm “ngôi nhà” của mình.
Mặc dù rất khó khăn để có thể đƣa Yasuaki lên đƣợc cái cây của mình nhƣng
Totto-chan đã cố gắng hết sức, không quản nguy hiểm để mang lại niềm vui,
sự hi vọng cho Yasuaki. Đặc biệt khi biết tin Yasuaki-chan chết Totto-chan đã
có cảm giác rất khác lạ, lúc đầu em không tin nhƣng sau đó nỗi buồn kéo đến.
Trong đám tang của Yasuaki, Totto-chan lần đầu tiên cảm nhận đƣợc sự mất
mát, em cắm mặt xuống đất “ lặng lẽ quỳ xuống đặt bông hoa trắng vào tay
cậu ta và khẽ sờ tay cậu ta, bàn tay mà em đã nhiều lần nắm chặt”[4;168] và
nói lời chào với Yasuaki.
Không chỉ có Yasuaki mà trong lớp của Totto-chan còn xuất hiện thêm

những bạn học sinh khuyết tật khác đó là Takahashi ngƣời bạn mới đến lớp

17


học. “Takahashi là con trai những còn nhỏ hơn cả Totto-chan, chân tay ngắn
ngủn, vai lại khá rộng, chân ngắn và cong, cậu bé đi tập tễnh”[4;83]. Cũng
giống nhƣ Yasuki, các bạn trong lớp nhanh chóng làm quen với Takahashi
bằng nụ cƣời và những câu hỏi. Totto-chan đã dẫn Takahashi đi thăm những
toa tàu là lớp học của các em. Và Takahashi cũng trở thành một trong số bạn
của Totto-chan.
Hay bản thân Totto-chan khi học ở trƣờng cũ em bị xem là đứa trẻ
nghịch ngợm, không tập trung và luôn làm phiền ngƣời khác. Hay có lần em
đã làm rớt chiếc ví xuống hố phân và tự mình bới tìm. Rồi có lần lại nhảy vào
hố cát xây ven đƣờng khiến mẹ em lo lắng, quần áo mỗi lần đi học về của em
đều rách bƣơm do em chui qua hàng rào dây thép gai. Nhƣng đến với ngôi
trƣờng Tomoe em lại trở thành học sinh ngoan ngoãn và hết sức bình thƣờng
nhƣ bao bạn học sinh khác tại ngôi trƣờng này. Những sự hiếu động của em
chỉ là nét ngây thơ, tinh nghịch của trẻ thơ và đó cũng là những biểu hiện của
những em học sinh tại trƣờng Tomoe.
Dù có những điểm đặc biệt nhƣng những học sinh ở đây lại là những đứa
trẻ giàu lòng bao dung và yêu thƣơng nhau. Dù cho trong ngôi trƣờng ấy có
những em học sinh khuyết tật, có những em học sinh hiếu động quá mức và
những em học sinh bình thƣờng thì các em vẫn hòa đồng, vẫn luôn giúp đỡ
nhau không hề có khoảng cách giữa tình bạn. Đó chính là sự trong sáng, nét
ngây thơ và điểm đáng quý trọng, nổi bật nhất của các em học sinh tại ngôi
trƣờng này. Không chỉ đặc biệt về đối tƣợng học sinh mà trong suy nghĩ, hành
động của các em cũng rất đặc biệt.
Các em học sinh ở Tomoe rất yêu thích ngôi trƣờng mình đang theo học,
mỗi ngày đến trƣờng các em nhƣ đƣợc sống với cái thế giới riêng của trẻ thơ.

Các em ai cũng rất yêu quý và kính trọng thầy hiệu trƣởng vì lẽ đó không em
nào ngại ngùng hay lƣời nhác tham gia các hoạt động của nhà trƣờng đề ra.

18


Mọi hoạt động nhƣ đi dã ngoại, đi tắm suối nƣớc nóng, tổ chức diễn kịch, tổ
chức cắm trại hay cuộc thi ai dũng cảm thì toàn bộ các em đều hào hứng tham
gia.
1.2.3. Cùng những người lớn bao dung, hiểu biết…
Môi trƣờng giáo dục trong tác phẩm đƣợc nữ văn sĩ Tetsuko đề cao với
những ngƣời lớn bao dung, hiểu biết và giàu lòng nhân ái. Đó trƣớc hết là
hình ảnh những ngƣời thầy, ngƣời cô, mà tiêu biểu nhất là thầy hiệu trƣởng.
Cùng với đó là những bậc phụ huynh đã luôn thấu hiểu, đặt niềm tin yêu vào
con cái của mình và cho các em theo học tại Tomoe.
Hình ảnh các thầy cô giáo tại trƣờng Tomoe mà tiêu biểu nhất đó là
hình ảnh thầy hiệu trƣởng hiện ra thật gần gũi, ấm áp. Thầy là ngƣời “ trƣởng
ga” theo nhƣ suy nghĩ của Totto-chan. Thầy hiệu trƣởng hói đầu, hình nhƣ đã
rụng vài chiếc răng, da dẻ vẫn hồng hào, tƣơi tắn. Ngƣời thầy không cao lớn
nhƣng đôi vai rộng, chân tay chắc nịch, ăn mặc gọn gàng trong bộ đồ đen đã
cũ thế nhƣng thầy lại là ngƣời dễ gần, dễ mến, nổi bật lên đó là nét tính cách
nhân hậu, hiền lành, bao dung và giàu sự hiểu biết. Ngày đầu tiên khi Tottochan đặt chân đến ngôi trƣờng để gặp thầy mẹ Totto-chan đã vô cùng lo lắng,
mẹ sợ Totto-chan sẽ nói những điều không nên nói trƣớc mặt thầy, mẹ sợ thầy
hiệu trƣởng sẽ không đủ kiên nhân nghe Totto- chan và thầy sẽ không nhận
em. Nhƣng trái ngƣợc hoàn toàn với những suy nghĩ là sự lo lắng của mẹ
Totto-chan, thầy đã kiên nhẫn ngồi nghe Totto-chan kể chuyện trong suốt bốn
tiếng đồng hồ liền. Thầy nghe tất cả các câu chuyện trẻ con của em từ chuyện
ở trƣờng cũ, ở lớp cũ, những ngƣời bạn cũ cho đến những công việc hàng
ngày của em ở gia đình, ngƣời bạn thân của em là chú chó Rocky. Thầy đã
lắng nghe với thái độ khuyến khích em nói, và không quên hỏi lại khi Tottochan kết thúc mọi câu chuyện “ Em còn gì nói cho thầy nghe nữa

không?”[4;18].

19


Chính sự kiên nhẫn lắng nghe của thầy đã khiến Totto-chan cảm thấy
nhƣ đƣợc gặp một ngƣời mà em yêu thích thật sự, vì cho đến nay chƣa ai chịu
ngồi nghe em nói nhiều đến thế. Từ đầu đến cuối em không thấy thầy hiểu
trƣởng ngáp một lần nào hoặc tỏ ra buồn chán, trái lại có vẻ nhƣ thầy rất chú
ý.
Qua cái gặp gỡ ban đầu giữa thầy và Totto-chan chúng ta phần nào đó
thấy đƣợc hình ảnh một thầy hiệu trƣởng hiền lành, suy tƣ và thấu hiểu. Thầy
là ngƣời hiểu tâm lí, tính cách trẻ con.
Trong những bữa ăn trƣa của thầy, thầy luôn quan tâm đến học sinh, thầy
cũng là ngƣời giàu hiểu biết khi luôn đƣa các kiến thức bổ ích vào ngay trong
thực tế giúp các em có đƣợc kiến thức mới. Bữa trƣa của các em thầy luôn
yêu cầu có đủ hai món của “đồi núi” và của “biển”. Các em học sinh ai cũng
thích thú chuẩn bị để khoe với thầy và trong mỗi bữa ăn thầy lại giảng cho các
em nghe những món ăn của các em chuẩn bị món nào thuộc hải sản món nào
thuộc địa sản. Cứ thế các em hiểu đƣợc thế nào là hải sản, thế nào là địa sản.
Cách dạy học của thầy luôn nhẹ nhàng, gắn với thực tế khiến các em học sinh
thích thú, không còn cảm thấy việc học trở nên nặng nề nữa mà trái lại các em
trở nên hứng thú với việc đến trƣờng, với việc tiếp thu kiến thức mới. Trƣớc
khi dùng bữa các em đều cùng nhau hát bài hát “Bài ca trƣớc khi ăn” do chính
thầy hiệu trƣởng viết. Với việc viết bài hát cho các em thầy hiểu trƣởng đã
vừa tạo đƣợc không khí vui vẻ trong bữa ăn, vừa giáo dục, dạy bảo các em khi
ăn cần ăn chậm, nhai kĩ. Đó là thầy đã dạy các em văn hóa khi ăn.
Thầy cũng là ngƣời luôn tìm ra cách giáo dục mới, đặc biệt không gò bó
các em vào một thời khóa biểu học cứng nhắc, thầy xây dựng cách dạy học
hƣớng đến cá nhân học sinh, nhu cầu học tập và khả năng của học sinh. Thầy

không bắt các em học những môn bắt buộc theo thời khóa biểu mà trong tiết
học, em nào thích môn nào sẽ đƣợc học môn đó trƣớc tùy mình. Buổi chiều

20


×