Tải bản đầy đủ (.pdf) (86 trang)

giá trị nội dung và nghệ thuật trong phong thần diễn nghĩa của hứa trọng lâm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (764.66 KB, 86 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
BỘ MÔN NGỮ VĂN
--------------

LÂM THỊ TUYẾT KHA
MSSV: 6116181

GIÁ TRỊ NỘI DUNG VÀ NGHỆ THUẬT TRONG
PHONG THẦN DIỄN NGHĨA CỦA HỨA TRỌNG LÂM

Luận văn tốt nghiệp đại học
Ngành ngữ văn

Cán bộ hướng dẫn: Ths. GV. TẠ ĐỨC TÚ

Cần Thơ, 2014

1


ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
3. Mục đích của đề tài
4. Phạm vi nghiên cứu
5. Phương pháp nghiên cứu

PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG


1.1. Bối cảnh lịch sử thời Thương - Chu
1.2. Giới thiệu về tác giả và tác phẩm Phong thần diễn nghĩa
1.2.1. Tác giả, tác phẩm
1.2.2. Tóm tắt truyện
1.2.3. Vài nét về tiểu thuyết và tiểu thuyết chương hồi
1.2.3.1. Tiểu thuyết
1.2.3.2. Tiểu thuyết chương hồi
1.3. Hệ thống nhân vật trong Phong thần diễn nghĩa
1.3.1. Nhân vật thần tiên
1.3.2. Nhân vật đạo hành ra sức vì việc nghĩa
1.3.3. Nhân vật có lòng nhân đức vì dân vì nước.
1.3.4. Nhân vật tàn bạo vô đạo
1.3.5. Nhân vật là yêu tinh

CHƯƠNG 2:GIÁ TRỊ NỘI DUNG TRONG TIỂU THUYẾT
PHONG THẦN DIỄN NGHĨA
2.1. Phê phán nền chính trị của chính quyền phong kiến

2


2.2. Phản ánh cuộc đấu tranh chính nghĩa và phi nghĩa
2.2.1. Cuộc đấu tranh chính trị giữa nhà Thương và nhà Chu
2.2.2. Cuộc đấu tranh giữa hai phe tôn giáo
2.3. Thể hiện tư tưởng trung quân
2.3.1. Lòng trung thành của các triều thần đối với vua
2.3 2. Phản ánh tư tưởng trái ngược với quan niệm luân lí phong kiến.

CHƯƠNG 3: GIÁ TRỊ NGHỆ THUẬT TRONG PHONG THẦN
DIỄN NGHĨA

3.1. Nghệ thuật xây dựng cốt truyện
3.1.1. Cốt truyện được tổ chức theo kết cấu chương hồi
3.1.2. Cách kể diễn biến một cuộc chiến
3.2. Không gian nghệ thuật trong tác phẩm
3.2.1. Không gian chiến trận
3.2.2. Không gian kì ảo
3.2.3. Không gian địa lý và không gian sinh hoạt
3.3. Sử dụng yếu tố tưởng tượng, hư cấu
3.3.2. Yếu tố thần thánh hóa
3.3.4. Yếu tố siêu nhiên, hoang đường

PHẦN KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
MỤC LỤC

3


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Cách đây khoảng năm sáu ngàn năm, truyền thuyết cho rằng ở phía Tây bắc
Trung Quốc ngày nay vốn là nơi phát tích và sinh tụ của một cộng đồng người đã sinh
sống, trên có vua, dưới có trăm quan, thứ dân cùng xây dựng một cuộc sống ấm no, hoà
thuận. Cộng đồng người này là tổ tiên xa xưa của nhân dân các dân tộc Trung Hoa.
Thời kì phát triển rực rỡ nhất của họ là Tam Hoàng Ngũ Đế sau đó là Tam Vương đã
nối tiếp nhau trị vì từ đời này qua đời khác.
Trung Quốc là một nước có chiều dài lịch sử lâu dài, trải qua hàng ngàn năm chế
độ phong kiến vẫn được gìn giữ qua các triều đại. Từ xa xưa, mỗi khi có hôn quân cai
trị hay gian thần nắm quyền thì nguy cơ triều đại đó sẽ bị diệt vong. Lúc ấy tất sẽ có
minh quân xuất hiện thuận theo “ý trời” và “lòng dân” với tư tưởng “Thiên hạ giả, phi

nhất nhân chi thiên hạ, nãi thiên hạ nhân chi thiên hạ” (Thiên hạ không của riêng ai,
của mọi người trong thiên hạ [6, tr. 16]). Không chỉ thế còn có văn thần võ tướng, hiểu
rõ “thiên ý” phò tá minh quân từ đó làm nên nghiệp lớn ngàn thu, hơn thế nữa là nhằm
củng cố lại đất nước. Trong lịch sử Trung Hoa mỗi khi vua lỗi đạo chỉ biết ăn chơi xa
đọa, quên cả triều chính không chăm lo cho dân chúng, gây nên cảnh lầm than oán ghét
trong thiên hạ. Từ đó xuất hiện đạo lý “Quân vô đạo thần bất phục”, gây nên cuộc
chiến “thần chống lại quân” ngược với đạo lý “quân thần”, là bề tôi đánh vua, kẻ dưới
chống bề trên, phản ánh quan niệm tiến bộ trong trong xã hội phong kiến. Trong tác
phẩm “Phong thần diễn nghĩa” đã ghi nhận lại, điều mà lịch sử Trung Quốc ghi ở thời
Thương – Chu. Hình ảnh của một ông vua dâm ô, tàn bạo, bất nhân, xem mạng người
như cỏ rác, hay hình ảnh của những người anh hùng, họ sẵn sàng đấu tranh chống lại
những điều xấu xa, độc ác. Nghĩa quân thần đã bị xáo trộn không còn như giáo lý đề ra
“phụ tử hữu thân, quân thần hữu nghĩa, phu phụ hữu biệt, trưởng ấu hữu tư, bằng hữu
hữu tín” (có tình thương của cha con, có đạo nghĩa của vua tôi, có sự phân biệt của vợ
chồng, có nề nếp của người già, trẻ, có lòng tin của bạn bè) [6, tr. 16], những điều ấy
không còn thiêng liêng cao quý nữa. Vì thế cần phải chỉnh đốn và củng cố lại tôn ti trật
tự để ổn định đất nước, đem lại hạnh phúc cho bá tánh trong xã hội.

4


Qua những vấn đề trên, người viết đã chọn đề tài Giá trị nội dung và nghệ
thuật trong Phong thần diễn nghĩa của Hứa Trọng Lâm, nhằm hiểu rõ hơn và sâu
sắc hơn hiện thực xã hội phong kiến Trung Quốc lúc bấy giờ. Hơn nữa, người viết
muốn hiểu thêm về tư tưởng của người quân tử trong quan niệm truyền thống Trung
Hoa, nhằm phát hiện những giá trị to lớn mà tác phẩm đem lại. Ngoài ra giúp người viết
hiểu biết thêm về nét đẹp văn hóa, triết lý trong nền văn học Trung Quốc.
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
Tiểu thuyết là thể loại có nội dung phong phú dựa trên những sự kiện lịch sử,
thông qua đó mà tác giả muốn hướng tới. Vẻ đẹp lí tưởng của tác phẩm văn học là nội

dung lớn lao đối với hiện thực cuộc sống con người và phải có một hình thức phù hợp
để chuyển tải nội dung ấy. Có thể nói thể loại tiểu thuyết chương hồi “Phong thần diễn
nghĩa” đã có được tiêu trí trên. Triều đại Minh là thời đại mà tiểu thuyết phát triển một
cách phồn vinh, rực rỡ nhất, không những đồ sộ về số lượng mà giá trị được tác phẩm
chuyển tải cũng đã có bước tiến vượt bậc so với văn chương truyền thống. Trong đó,
những bộ tiểu thuyết như "Tam quốc diễn nghĩa”, “Thủy hử”, “Tây du ký”... được
nhiều nhà người nghiên cứu đến các tác phẩm này.
Tuy nhiên, để tìm hiểu về “giá trị nội dung và nghệ thuật trong Phong thần
diễn nghĩa”, người viết nhận thấy những nghiên cứu trước đó về tác phẩm này còn hạn
chế. Đa số các nghiên cứu trước chỉ giới thiệu sơ lược về nội dung của tác phẩm chưa
đi sâu vào phân tích nội dung và nghệ thuật.
Trong quyển Văn học sử Trung Quốc (tập 3) của Chương Bồi Hoàn – Lạc Minh
Ngọc, Nhà xuất bản phụ nữ năm 2000. Các tác giả nghiên cứu về thời đại ra đời, ai là
người sáng tác?, dựa trên tư liệu lịch sử ghi lại đồng thời nêu lên những quan niệm
chính trị, đạo đức, giáo lý của xã hội phong kiến được thể hiện trong tác phẩm.
Còn trong quyển Khái yếu lịch sử văn học Trung Quốc (tập 2) do Bùi Hữu Hồng
dịch, Nhà xuất bản thế giới – Hà Nội năm 2000. Tác giả chủ yếu khái quát nội dung nêu
lên quan niệm chính trong tác phẩm, ngoài ra nêu sơ lược phần đặc sắc của nghệ thuật.
Theo Sơ lược lịch sử tiểu thuyết Trung Quốc của Lỗ Tấn, do Lương Duy Tâm
dịch, Nhà xuất bản văn hóa năm 1996, Lỗ Tấn giới thiệu tổng quát về việc làm của nhà
Chu đánh phạt Trụ và sự so tài cao thấp của hai phái Xiển giáo và Triệt giáo nhưng
không đi sâu vào phân tích nội dung.

5


Còn theo cuốn Tiểu thuyết cổ điển Trung Quốc của Trần Xuân Đề, ông đưa ra
lời nhận định về luân lý đạo đức trong phong kiến “quân thần” và “tình nghĩa cha
con” cùng với hệ tư tưởng “thiên mệnh” là trên hết. Tác giả Trần Xuân Đề đã trích lại
lời khẳng định của tác giả phong thần “tôi có thể chống vua, tình nghĩa cha con bạn bè

phải được xây dựng trên cơ sở của đạo nghĩa, con người không thể mù quáng tin theo
luân lý giáo điều phong kiến” [6, tr. 17].
Trên cơ sở tiếp nhận những ý kiến của các nhà nghiên cứu trước, người viết sẽ
cố gắng thực hiện tốt đề tài: “Giá trị nội dung và nghệ thuật trong Phong thần diễn
nghĩa”, hi vọng những gì trình bày sẽ là cách tiếp cận mới.
3. Mục đích của đề tài
Đề tài đặt ra là tìm hiểu: “Giá trị nội dung và nghệ thuật trong Phong thần
diễn nghĩa”, để thấy rõ hơn về nền chính trị, cũng như hoàn cảnh nước nhà Trung
Quốc thời cổ đại. Đồng thời hiểu sâu sắc hơn về cuộc sống nhân dân dưới sự cai trị của
chính quyền phong kiến, bên cạnh đó nêu cao tinh thần đấu tranh chính nghĩa, ca ngợi
những con người nhân đức biết yêu thương con người sẵn sàng ra tay trừng phạt kẻ bạo
tàn, mang lại cuộc sống tốt đẹp cho bá tánh nhân dân.
Song song đó, đề tài giúp hiểu thêm về nghệ thuật trong tác phẩm. Tiêu biểu là
nghệ thuật tổ chức kết cấu trong xây dựng cốt truyện, cách xây dựng nhân vật dựa trên
sự tưởng tượng, hư cấu. Qua tìm hiểu sẽ thấy được sức tượng tượng phong phú của tác
giả đem lại hình tượng nhân vật độc đáo. Qua việc khảo sát tác phẩm, người viết dùng
những kĩ năng lý luận để phân tích và trình bày rõ những yêu cầu của đề tài đã đặt ra.
4. Phạm vi nghiên cứu
Tiểu thuyết là một thể loại có số lượng nhân vật không giới hạn, cốt truyện có
thể đa tầng, đa tuyến, tái hiện đời sống, số phận con người rõ nét, tương đối hoàn chỉnh.
Những tác phẩm tiểu thuyết lớn của Trung Quốc được cấu tạo nên từ vài chục đến hành
trăm hồi là cả một quá trình lao động nghiêm túc qua nhiều thế hệ, là tinh hoa của một
nền văn hóa, nơi chứa đựng những nét chung được kết hợp với những đặc điểm riêng
về loại hình đã làm nên sức thu hút mạnh mẽ ở những độc giả với những lứa tuổi khác
nhau. Trong phạm vi đề tài là tìm hiểu “giá trị nội dung và nghệ thuật trong Phong
thần diễn nghĩa”, người viết xem xét về bối cảnh lịch sử xã hội của tác phẩm cũng như
tìm hiểu về cuộc sống con người qua đó khái quát lên được những nét đặc trưng trong

6



xã hội Trung Quốc lúc bấy giờ. Ngoài ra cần tìm hiểu về phương diện kết cấu trong tác
phẩm và xem xét các thủ pháp nghệ thuật tác giả đã sử dụng. Để từ đó rút ra những
nhận định, nội dung chính trong tác phẩm, sắp xếp theo một trình tự có hệ thống và đi
sâu vào khảo sát từng chi tiết để hiểu rõ hơn giá trị nhân văn của tác phẩm.
5. Phương pháp nghiên cứu
Trước tiên người viết sẽ tìm hiểu tiểu thuyết “Phong thần diễn nghĩa” với
những tư liệu nghiên cứu có liên quan. Sau đó tiếp thu một cách chọn lọc và kết hợp với
các phương pháp nghiên cứu khoa học. Để thực hiện đề tài, người nghiên cứu đã tiến
hành khảo sát một số phương pháp nghiên cứu sau:
Phương pháp tổng hợp: với những tài liệu đã thu thập được, trên tinh thần là đọc
và khảo cứu tài liệu, người viết sẽ trình bày những gì mà bản thân đã chọn lọc được
trong tác phẩm.
Phương pháp phân tích: dựa vào lý luận văn học, lịch sử văn học, những nhận
định của các nhà nghiên cứu, căn cứ vào đó để phân tích chứng minh và rút ra kết luận.
Phương pháp giải thích: để minh họa cho những nhận định, đánh giá về các vấn
đề xung quanh liên quan đến đề tài, người viết dùng phương pháp giải thích nhằm nêu
lên nguyên nhân, hậu quả trong tác phẩm, do con người hay xã hội đó tác động đến.
Qua đó, tổng hợp lại rút ra những nhận xét chung nhất và chính xác nhất được nêu lên ở
tác phẩm phù hợp với đề tài đặt ra

7


PHẦN NỘI DUNG

CHƯƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
1.1. Bối cảnh lịch sử thời Thương – Chu
Theo như cuốn Vương triều và Hoàng đế Trung Quốc của Trương Tự Văn thì

ghi rằng vương triều nhà Thương tồn tại trong khoảng 496 năm, có 29 đời vua. Trong
khoảng thời gian tồn tại, triều đại nhà Thương có bộ máy nhà nước phát triển đồ sộ, cơ
cấu hành chính, quân đội, hình pháp, nhà tù… đều có hệ thống hỗ trợ cho vua duy trì
chế độ thống trị chuyên chế chủ nô. Các chủ nô lệ dựa vào bộ máy nhà nước hoàn thiện
và vững mạnh này để tiến hành áp bức, bốc lột nô lệ một cách dã man, tàn bạo.
Ở thời nhà Thương, tầng lớp nô lệ bị đối xử rất thậm tệ, họ chỉ là công cụ biết
lao động làm giàu cho chủ nô mà thôi. Tất cả tài sản trong xã hội cũng do họ tạo ra. Họ
đã thúc đẩy bánh xe lịch sử tiến về phía trước. Thời nhà Thương hình thành một hình
thái ý thức xã hội độc đáo. Từ giai cấp thống trị đến dân thường đều sùng bái tổ tiên,
sùng bái quỷ thần và thần linh. Bất kể là công việc quốc gia đại sự hay công việc cưới
xin, chữa bệnh của thường dân đều có thói quên cầu cứu quỷ thần, xin ý kiến của tổ
tiên.
Vương triều nhà Thương ngay từ lúc bắt đầu đã xây dựng trên xương máu của
nô lệ, cũng chính do đặc điểm mang tính bản chất này đã dẫn đến một sự kết thúc
không thể tránh khỏi là sự mục nát và sụp đổ. Một trong những chế độ tàn nhẫn nhất
của nhà Thương là tế người. Cuối thời nhà Thương, hàng ngàn nô lệ bị biến thành lễ vật
bị giết để dâng lên thần thánh trong các lễ tế hoặc bị biến thành những vật hi sinh, bị
chôn sống theo những chủ nô lệ trong những hầm mộ khi chủ nô chết. Ngược lại, cuộc
sống của tầng lớp quý tộc trong xã hội nhà Thương ngày càng trở nên xa hoa, thối nát
lên đến đỉnh điểm, đặc biệt là sau khi Thương Trụ lên ngôi. Vua sủng ái Đát Kỷ, xây
Lộc đài, sưu cao thuế nặng, mở rộng nơi ăn chơi lạc thú đến mức điên cuồng rồ dại. Trụ
Vương ở Triều ca đã xây dựng các ly cung, biệt quán ở khắp nơi, tầm hoang hưởng lạc,
rượu đổ đầy như nước ao, thịt xếp dày như cây rừng để ăn uống suốt đêm. Lại gia tăng

8


hình phạt, thi hành hình Bào lạc, ngược đãi dân chúng, hại người trung thành lương
thiện. Vua Trụ giết chết chú ruột của mình là Tỷ Can, Cơ Tử thì bi giam trong ngục đến
chết, đuổi anh thứ của mình là Vi Tử. Hơn nữa, liên tục đem quân đi chinh phạt phương

Đông, gây nên sự mâu thuẫn dân tộc. Vì vậy, vương triều nhà Thương diệt vong như là
sự định sẵn không thể nào khác được.
Trong lúc đó, bộ lạc Chu sống ở lưu vực sông Vị rất hưng thịnh và phát triển.
Vào khoảng năm 1066 Trước Công Nguyên, thủ lĩnh của bộ lạc Chu là Chu Vũ Vương,
thừa lúc nhà Thương đem quân đi đánh Đông Di, thống lĩnh quân liên minh các bộ lạc,
hội quân ở Mạnh Tân. Sau đó, vượt sông Hoàng Hà tiến về phía Bắc, về phía Triều ca,
đánh nhau với quân đội nhà Thương. Trong quân đội của Trụ Vương lúc đó có rất nhiều
binh lính là tù binh người Di, vốn đã bất mãn với nhà Thương, căm thù Trụ Vương. Vì
vậy, rất nhiều binh sĩ đã quay giáo chống lại nhà Thương ngay trên chiến trường. Ngày
Giáp Tý, quân đội của Chu Vũ Vương đã đánh bại quân đội của Trụ Vương. Thất thế,
Trụ Vương chạy vào Lộc đài, tự thiêu chết. Vương triều nhà Thương từ đó bị diệt vong.
Thay vào đó là vương triều nhà Chu tiếp tục cai trị đất nước.
1.2. Giới thiệu về tác giả và tác phẩm Phong thần diễn nghĩa
1.2.1. Tác giả, tác phẩm
Nói về tiểu sử của tác giả, tài liệu ghi chép rất ít. Chủ yếu chỉ ghi tác giả Hứa
Trọng Lâm mất năm 1566, năm sinh không rõ, hiệu là Chung Sơn Dật Tẩu. Ông sinh
tại Nhạn Thiên – huyện Trực Lệ - phủ Ứng Thiên (nay gọi là Nam Kinh) vào thời nhà
Minh. Mọi người đều cho rằng ông là tác giả của Phong thần diễn nghĩa.
Theo như cuốn Văn học sử Trung Quốc (tập 3) thì tiểu thuyết Phong thần diễn
nghĩa gồm có một trăm hồi, bản in đầu tiên được giử ở nội các văn khố bên Nhật Bản
do Thư Tải Dương đời Minh khắc và nhờ Chung Tinh phê bình. Trong quyển thứ hai
của sách thì ghi là Chung Sơn Dật Tẩu của Hứa Trọng Lâm biên soạn. Ở đầu quyển
sách có ghi lời tựa của Lý Vân Tường người Hàn Giang viết: “Bạn tôi là Thư Xuân Phụ
từ Sở Trung mua với giá tiền cao một quyển Phong thần có lời của Chung Bá Kính tiên
sinh phê duyệt. Do ông chưa hoàn tất công việc nên ủy thác cho tôi làm việc này” [9, tr.
435]. Dựa vào chi tiết đó để phán đoán thì nghĩ rằng tác giả đầu tiên của quyển sách
này là Hứa Trọng Lâm, người viết tiếp theo đó là Lý Vân Tường. Niên đại hoàn thành
sách này là những năm niên hiệu Thiên Khải đợi Minh. Đây là câu chuyện Khương Tử

9



Nha phò tá Vũ Vương phạt Trụ đã là tài liệu thuyết thư trong dân gian. Trong bản khắc
đời Nguyên ghi lại với nhan đề: “Tân san toàn tướng bình thoại Võ Vương phạt Trụ
thư”, trong đó có không ít chuyện thần quái. Còn căn cứ theo lời giới thiệu của Thư
Xuân Phủ có nói: “ Sách này nguyên là truyền thuyết từ lâu, nhưng khổ nỗi không có
bản chép thành chữ”. Trong lời tựa của Lý Vân Tường có nói “Tục truyền có nói tới
việc Khương Tử Nha chém tướng phong thần, nhưng có bản chép văn tự, mà chỉ do
những người “thuyết từ” truyền lại bằng miệng mà thôi...” [9, tr. 435]. Qua đó cho thấy
trong dân gian vào đời nhà Minh các nghệ sĩ kể chuyện phong thần rất phổ biến. Do
vậy, bộ tiểu thuyết này cần được xem là do Hứa Trọng Lâm đã sáng tác lại dựa trên
những câu chuyện trong dân gian.
Phong thần diễn nghĩa lấy bối cảnh lịch sử là giai đoạn đổi đời giữa triều nhà
Thương và nhà Chu, kể lại chuyện Trụ Vương triều nhà Thương vô đạo nên Chu Vũ
Vương được sự phụ tá của Khương Tử Nha thuận theo lòng dân ý trời, cử binh chinh
phạt. Phản ánh mâu thuẫn giữa lực lượng mới và cũ. Một bên là Vũ Vương và quân
thần Khương Tử Nha, một bên là Trụ Vương và bọn gian thần. Cuối cùng, Vũ Vương
đại diện chính nghĩa đã chiến thắng vua Trụ.
Thông qua đó, tác giả nhằm đã kích nền chính trị của chính quyền phong kiến
Trung Quốc lúc bấy giờ. Phản ánh cuộc đấu tranh chính nghĩa và phi nghĩa, đồng thời
cũng đề cao con người chính nghĩa. Ngoài ra, tác phẩm còn phản ánh tư tưởng trái
ngược với quan niệm luân lý phong kiến.
Nhìn chung đây là một tác phẩm không chỉ đơn thuần là thông qua sự tưởng
tượng của tác giả mà vận dụng một số quan niệm lịch sử, chính trị nào đó để làm khung
về mặt tư tưởng cho cả tác phẩm. Quan điểm này phổ biến nhất đối với thời đại phong
kiến. Chủ yếu là ủng hộ “nhân chính” của một vị minh quân, chống lại sự thống trị tàn
bạo của một hôn quân. Đây là một tư tưởng tồn tại trong đạo đức truyền thống của
phong kiến. Tuy nhiên, tác phẩm đã thể hiện sự bất mãn tiềm ẩn và phổ biến đối với
hiện thức chính trị thời bấy giờ của mọi người trong xã hội.
1.2.2. Tóm tắt truyện

Là một bộ tiểu thuyết được xây dựng trên cơ sở cuốn Vũ Vương phạt Trụ bình
thoại in đời Nguyên. Tác phẩm xoay quanh việc suy vong của nhà Thương và sự nổi
loạn của nhà Chu, lồng vào đó vô số thần thoại, truyền thuyết và tôn giáo Trung Hoa,

10


bao gồm các thần, tiên, yêu, ma... Bên cạnh đó, Phong thần diễn nghĩa miêu tả cuộc
sống của người Trung Hoa đương thời, nơi tôn giáo có thể là đóng vai trò lớn trong
cuộc sống hàng ngày. Thông qua đó nói lên tư tưởng quan niệm của tác giả.
Phong thần diễn nghĩa bắt đầu với câu chuyện kể về vua Trụ đi dâng hương, vua
trông thấy tượng bà Nữ Oa có nhan sắc tuyệt trần, bèn đề một bài thơ trên vách tường
với hàm ý hỗn xược khiến cho Nữ Oa nổi giận. Nữ Oa sai ba con yêu nữ là Hồ Ly ngàn
năm ở mộ Hoàng Đế mê hoặc vua Trụ nhằm làm cho nhà Thương sụp đổ, tạo cơ nghiệp
cho nhà Chu thay thế. Một trong ba yêu quái là hồ ly tinh đã tu luyện ngàn năm, giết
chết Tô Đát Kỷ con của Ký Châu hầu Tô Hộ được vua tiến cung, rồi nhập xác vào để ra
mắt nhà vua. Từ ngày Đát Kỷ vào cung vua Trụ ngày thì mở ăn tiệc chơi, tối đến vui
riêng trong cung cấm, bỏ phế việc triều nghi. Được nhà vua sủng ái, Đát Kỷ lộng hành,
xúi vua chế Bào lạc, làm Sái bồn, xây Nhục lâm , trừ khử các bề tôi trung thành, giết
hoàng hậu và toan giết cả hai hoàng tử. Bên cạnh đó, Đát Kỷ giả còn tìm cách hại các
chư hầu lớn, vua Trụ theo lời mời họ vào chầu rồi bắt Tây Bá là Cơ Xương bỏ ngục
giam giữ ở Dũ Lý.
Viên quan tổng binh ải Trần Đường tên Lý Tịnh, vốn là học trò ông Độ Ách núi
Côn Lôn, khi còn nhỏ đi tu, sau bị đuổi về ra phò vua Trụ. Lý Tịnh có ba người con là
Kim Tra, Mộc Tra và Na Tra. Na Tra làm đồ đệ của Thái Ất Chân Nhân, lên bảy tuổi
đã đại náo biển Đông, rút gân tam thái tử con của Long Vương. Long Vương đến nhà
Lý Tịnh đòi đền mạng. Na Tra bằng lòng mổ ruột, lóc thịt chặt xương mình đền tội để
cha mẹ được sống. Na Tra hiện hồn về nhờ mẹ lập miếu ở núi Tây Bình nhưng Lý Tịnh
nổi lửa đốt miếu. Thái Ất dùng lá sen và bông sen làm lại xác cho Na Tra, sau đó tìm
đến Lý Tịnh để trả thù, cha con oán ghét nhau, nhờ có Nhiên Đăng đạo nhân hòa giải

nên hai người làm hòa và giúp sức cho Vũ Vương.
Khương Tử Nha là đồ đệ của Nguyên Thủy Thiên Tôn trên núi Côn Lôn, vâng
lệnh thầy xuống núi giúp nhà Chu diệt nhà Thương. Khi xuống núi nhờ sự giúp đỡ của
người bạn cũ Tống Dị Nhân, Tử Nha cưới được vợ. Trong lúc chờ thời, Tử Nha làm đủ
cách để sinh sống nhưng không thành, phải đi coi bói kiếm tiền. Trong lúc đó, Tử Nha
giết chết được một yêu quái bằng hữu của Đát Kỷ và nhờ đó ông được vua Trụ phong
chức Hạ Đại phu. Sau vì can Trụ xây Lộc đài mà Khương Tử Nha suýt bị giết chết, phải
trốn đến Tây Kỳ ẩn cư ở núi Bàn Khê đợi vận, ngày ngày câu cá trên sông Vị, đói săn

11


trái cây, khát uống nước suối. Bấy giờ Tây Bá Cơ Xương thoát khỏi ngục tù trở về quê
hương Tây Kỳ, đã tìm đến Khương Tử Nha nhờ giúp đỡ, rồi dấy binh thảo phạt Trụ
Vương, chưa được bao lâu thì Cơ Xương qua đời, con trai ông Cơ Phát lên nối nghiệp
lấy hiệu Vũ Vương.
Trong nhiều trận chiến, nhà Chu đã đánh bại quân của vua Trụ, nhưng vua Trụ
không vì thế mà hối cãi, vẫn tiếp tục nghe lời Đát Kỷ hoang dâm, ghẹo vợ và giết
Hoàng quý phi em gái của Hoàng Phi Hổ, khiến Phi Hổ tức giận bỏ nhà Thương tìm
đến Tây Kỳ. Hoàng Phi Hổ đã vượt năm cửa ải về với nhà Chu một lòng trung thành
với Vũ Vương, thảo phạt vua Trụ.
Với sự giúp sức của các môn đệ phái Triệt giáo, vua Trụ sai ba mươi sáu đạo
quân tiến đánh trấn Tây Kỳ. Trong trận chiến Thương – Chu này, được sự giúp đỡ của
phái Xiển giáo, nhà Chu đã đánh bại ba mươi sáu đạo quân của vua Trụ. Tuy nhiên, vua
Trụ vẫn tiếp tục hoang dâm tàn bạo, không biết hối cãi, và các nước chư hầu phải hợp
lực với Vũ Vương ở Mạnh Tân tiến đánh. Trong trận chiến đối đầu khốc liệt cuối cùng
này, quân của vua Trụ đã thất bại thảm hại, vua Trụ tự thiêu mình ở lầu Trích Tinh, hồ
ly bị Nữ Oa thu phục, Đát Kỷ giả cũng bị giết chết. Khương Tử Nha được Nguyên
Thủy Thiên Tôn trao quyền phong các thần, còn Chu Vũ Vương cũng được quyền tấn
phong các nước chư hầu.

1.2.3. Vài nét về tiểu thuyết và tiểu thuyết chương hồi
1.2.3.1. Tiểu thuyết
Tiểu thuyết là tác phẩm tự sự, trong đó sự trần thuật tập trung vào số phận của
một cá nhân trong quá trình hình thành và phát triển của nó, sự trần thuật ở đây được
khai triển trong không gian và thời gian nghệ thuật đến mức đủ để truyền đạt “cơ cấu”
của nhân cách. Theo Belinski gọi tiểu thuyết là “sử thi của đời tư”. Do chỗ nó “miêu tả
những tình cảm, dục vọng và những biến cố thuộc đời sống riêng tư và đời sống nội
tâm của con người” [1, tr. 312, 313].
Lịch sử phát triển tiểu thuyết đã để lại cho nền văn học thế giới những thành tựu
rực rỡ, từ những kiệt tác tiểu thuyết chương hồi Trung Hoa đến những tác phẩm đò sộ
của tiểu thuyết hiện thực phê phán phương Tây, từ tiểu thuyết sử thi hoành tráng trong
văn học Nga đến những văn chương hiện thực huyền ảo Mỹ La-tinh, sự phát triển mạnh
mẽ và thoát khỏi dòng văn học truyền thống truyền thống của những nền văn học Châu

12


Á… Những điều ấy đã tạo dựng nên diện mạo đặc biệt của tiểu thuyết trong suốt thời
kỳ đã qua tính từ khi hình thành thể loại.
Có thể nói, Trung Quốc là một nơi có tiểu thuyết xuất hiện rất sớm, vào thời kỳ
Ngụy – Tấn (thế kỷ 3 – 4) tiểu thuyết manh nha dưới dạng những tác phẩm chí quái, chí
nhân. Sang đời nhà Đường xuất hiện thể loại truyền kỳ, đời Tống lại có thêm dạng
thoại bản. Từ đời Minh văn học Trung Quốc nói chung và văn xuôi Trung Quốc nói
riêng phát triển rực rỡ với những pho tiểu thuyết chương hồi nổi tiếng như Tam quốc
diễn nghĩa của La Quán Trung. Thủy hử của Thi Nại Am, Tây du ký của Ngô Thừa Ân,
Kim Bình Mai của Tiểu Tiếu Sinh… Đời Thanh bước phát triển của tiểu thuyết chương
hồi đã tới thời điểm hoàng kim qua hàng loạt danh tác như Chuyện làng Nho (Nho lâm
ngoại sử) của Ngô Kính Từ, Hồng Lâu Mộng của Tào Tuyết Cần. Thời hiện đại các trào
lưu văn học phương Tây đương thời đã ảnh hưởng đến tiểu thuyết Trung Quốc với sáng
tác của các tác giả như Lỗ Tấn, Giả Bình Ao, Mạc Ngôn… có thể coi là đã vượt thoát

khỏi thể loại truyền thống. Ở phương Tây, tiểu thuyết có mầm mống ban đầu từ các tác
phẩm tự sự viết bằng tiếng Roman, chủ yếu là thể loại anh hùng, đó là những tiểu
thuyết kị sĩ với những biến cố và tình huống phi thường. Tuy nhiên, nhìn nguồn gốc của
thể loại, các nhà nghiên cứu cho rằng thể loại này có từ thời Hi Lạp, khi bên cạnh
những tác phẩm trường ca cổ đại với cảm hứng về cái chung và cái anh hùng là chủ
đạo,vẫn có những tác phẩm lấy cảm hứng từ con người riêng lẽ, và Bielinski đã rất có
lý khi cho rằng “tiểu thuyết hình thành khi vận mệnh con người, mọi mối liên hệ của nó
với đời sống nhân dân được ý thức” và “đời sống cá nhân bất luận khi nào cũng không
thể là nội dung của anh hùng ca Hi lạp, nhưng lại có thể là nội dung của tiểu thuyết”.
Trên nền móng của hình thái tư duy khám phá những vấn đề bản chất của hiện thực
thông qua sự tái hiện của số phận cá nhân đã có từ thời Hi Lạp, đã xuất hiện những thể
loại văn chương thời trung đại châu Âu theo những thể tài hiệp sĩ, như Chuyện Tristan
và Iseult.
Thời kì Phục Hưng đã tạo cơ sở thuận lợi nhất cho sự phát triển tiểu thuyết: chất
tiểu thuyết bộc lộ trong các tác phẩm thể truyện như của G. Boccaciio, thể trường ca
của M. Boiardo, T. Tasso và thể kịch với W. Shakespeare. Nhưng tiểu thuyết đích thực
gắn với những tìm tòi tư tưởng triết lý, chỉ xuất hiện vào cuối thời đại Phục Hưng với
Đôn Kihôtê của Xecvantex. Sau thời Phục Hưng, khi văn học tao nhã là chủ đạo, thì sự

13


phát triển tiểu thuyết chỉ bộc lộ rõ trong các sáng tác thuộc loại tiểu thuyết du đãng khai
thác các đặc điểm trào phúng, sự hư cấu tự do, vai trò kinh nghệm cá nhân của tác giả
trong sáng tạo nghệ thuật. Sang thời đại Khai Sáng và thời cận đại, từ khế kỷ 18 tiểu
thuyết đã đi một chặng đường dài với sự hình thành các kết cấu chính. Truyện Hiệp sĩ
Des Grieux và nàng Mannon Lescault của Prevost kết hợp được hai thể tài tâm lý và du
đãng. Tiểu thuyết tình cảm cũng được khai thác qua S. Richardson với Clarisse Harlow,
J. Rousseau với Nàng Héloise đồng thời củng cố vai trò chủ đạo của tiểu thuyết luận đề.
H. Firlding, T. Smollett đã đóng góp cho sự hình thành nguyên tắc điển hình hóa của

tiểu thuyết hiện thực, làm tiền đề cho tiểu thuyết của chủ nghĩa hiện thực phát triển
mạnh ở giai đoạn sau đó với Balzac, Stendhal, Flaubert, Ch. Dickens… Tiểu thuyết sử
thi của L. Tolstoi với sự trần thuật đạt được tính bao quát, sự mô tả đời sống nội tâm
nhân vật lần đầu tiên cho phép tiểu thuyết tái hiện được “biện chứng của tâm hồn”. Tiểu
thuyết đối thoại của Dostoeski với con người đời tư được đặt trong tương quan với cả
thế giới. Thế kỷ 20 tiểu thuyết phương Tây phát triển trong sự đa dạng đối nghịch nhau
về nhiều mặt, bên cạnh những thành tựu của tiểu thuyết hiện thực với khuynh hướng
hiện thực phê phán và khuynh hướng hiện thực xã hội chủ nghĩa, lại cho thấy hàng loạt
các nguyên tắc tiểu thuyết vốn đã thành truyền thống trước kia bị biến đổi: độc thoại
nội tâm như một thủ pháp của tiểu thuyết dòng ý thức, bình diện thời gian và không
gian với sự xáo trộn liên tục, đời sống hiện thực hòa quyện cùng huyền thoại, kể cả vai
trò không kém phần quan trọng của người kể chuyện, chính là những lời kể có cả cái
biết và cái không biết, cái khách quan lẫn chủ quan.

1.2.3.2. Tiểu thuyết chương hồi
Tiểu thuyết chương hồi là một thuật ngữ chỉ một thể loại tiểu thuyết trường thiên
quan trọng trong văn học cổ điển Trung Quốc. Tiểu thuyết viết theo dạng này phân chia
tác phẩm thành các hồi khác nhau, phát triển từ các lối giảng sử thoại bản (chủ yếu là
chuyện lịch sử) thời Tống – Nguyên. Giảng sử thoại bản là hình thức kể chuyện (thuyết
thư nhân – người kể sách, thuyết thoại nhân – người kể chuyện) qua các đời kể lại; đối
với những câu chuyện có dung lượng lớn họ không thể kể xong ngay trong một lần nên
buộc phải ngắt thành các phần khác nhau, mỗi phần được đặt một tiêu đề tóm lược nội
dung, đó chihs là cơ sở hình thành các hồi và các tiêu đề cho các hồi của tiểu thuyết

14


chương hồi về sau. Trong giảng sử thoại bản người ta phân chia các mục cho các đoạn,
các quyền mà chưa phân thành hồi. Cuối thời Nguyên đầu thời Minh các tác giả dựa
vào thoại bản để sáng tác tiểu thuyết trường thiên trong đó nổi tiếng nhất là hai bộ

“Tam quốc chí thông tục diễn nghĩa” và “Thủy hủ truyện”. Những tiểu thuyết dạng
này lúct đầu không chia làm các hồi mà phân chia thành quyển, trong quyển lại phân
chia thành các phần nhỏ gọi là “tắc”, mỗi tắc có đề mục riêng. Căn cứ vào sự diễn tiến
của thể loại tiểu thuyết phân chia thành tắc xuất hiện sớm hơn các tiểu thuyết phân chia
thành hồi, như bản Tam quốc chí thông tục diễn nghĩa thời Gia Tĩnh được chia làm 24
quyển với 240 tắc nhưng đến bản Tam quốc diễn nghĩa (Diễn nghĩa chuyện Tam quốc)
thời Sùng Tring (1628 – 1644) đã đổi 240 tắc thành 240 hồi [4, tr. 1723]. Cuối thời
Minh đầu thời Thanh cách phân chia theo hồi phổ biến hơn, đồng thời các đề mục của
hồi cũng đạt tính đổi ngẫu hoàn chỉnh. Đến đây tiểu thuyết chương hồi đi vào dạng hình
thức ổn định.
Sự phân chia cốt truyện hành các hồi là đặc trưng của thể loại tiểu thuyết chương
hồi, mỗi hồi bao giờ cũng có tiêu đề để tóm lược nội dung được trình bày trong hồi. Ví
dụ hồi đầu tiên trong Tam quốc diễn nghĩa của La Quán Trung:
“Tiệc vườn đào anh hùng kết nghĩa
Chém khăn vàng hào kiệt lập công”
[Hồi 1]
Hay trong Truyện làng Nho của Ngô Kính Từ:
“Đất Dương Châu Quý Vi Tiêu ở rể
Thành Nam Kinh Tiêu Kiêm Huyễn chọn văn”
[Hồi 28]
Cuối mỗi hồi thường có một bài thơ ngắn để đánh giá sự kiện hoặc nhân vật
trong hồi và sau đó kết thúc các câu chẳng hạn như “muốn biết sự việc như thế nào xem
hồi sau sẽ rõ”. Việc phân tách thành từng hồi và kết thúc hồi khi câu chuyện đang vào
lúc căng thẳng, có tác dụng quan trọng trong việc kích thích cao độ trí tò mò của người
đọc, người nghe, buộc họ phải theo dõi tiếp các hồi sau và lần lượt cho đến kết thúc
truyện.
1.3. Hệ thống nhân vật trong Phong thần diễn nghĩa
1.3.1. Nhân vật thần tiên

15



Theo đời sống tâm linh của con người cho rằng , thế giới thần tiên là một thế
giới huyền ảo cách biệt với thế giới trần gian do con người tưởng tượng ra. Nơi đó có
thần tiên định cư, cai quản mọi việc của chúng sinh trong thiên hạ. Họ đã trải qua quá
trình tu luyện và lập nhiều công đức cho nhân loại mới trở thành chánh quả thoát khỏi
trần tục. Các thần tiên đều có năng lực siêu nhiên biết được quá khứ vị lại. Đất nước
Trung Quốc cho rằng, thời xa xưa đã có thần, người, ma quỷ…ở nơi nào cũng có,
chung sống với nhau lẫn lộn. Từ đó có sự phân chia rành mạch với nhau thành tam giới,
trên trời có Ngọc Hoàng Thượng Đế và các tiên gia, trần gian thì có con người và vạn
vật chúng sinh, dưới đất có ma quỷ do Diêm Vương cai quản. Tuy nhiên đều do sự
tưởng tượng hư cấu của con người mà ra.
Tác phẩm Phong thần diễn nghĩa dựa trên những truyền thuyết đó, Hứa Trọng
Lâm đã mượn yếu tố “thần tiên” sáng tạo ra tương đối hoàn chỉnh. Các thần tiên được
nhắc đến là Nữ Oa, Nguyên Thủy Thiên Tôn… vì các nhân vật thần tiên này đều gắn
liền với đời sống tâm linh của nhân dân Trung Hoa.
Nhân vật Nữ Oa mở đầu cho cốt truyện phong thần và sự mất nước của vua Trụ.
Trong một lần đi viếng miếu Nữ Oa, Trụ Vương đã cố tình đề thơ trêu ghẹo. Vì quá tức
giận vua bất kính với bề trên Nữ Oa làm cho vua Trụ mất nước, tạo cảnh Thương – Chu
đánh nhau. Qua đó nói lên việc làm sai trái của Trụ Vương, đồng thời dựa vào thần tiên
để trừng trị kẻ bạo ngược trái lại ý trời không tôn kính thần linh. Cũng nhờ việc làm của
nhân vật Nữ Oa mà trần gian có được một triều đại thay thế hưng thịnh hơn. Nhân vật
Nữ Oa được xây dựng lên vừa là người mở đầu câu chuyện vừa là người khép lại hồi
kết tác phẩm khi bà thu phục ba con yêu tinh. Tuy tần số xuất hiện của nhân vật Nữ Oa
không nhiều nhưng cũng mang lại ý nghĩa trong tác phẩm.
Cùng với nhân vật thần tiên có một tấm lòng ủng hộ việc “nhân chính” như Nữ
Oa thì tác giả xây dựng nhân vật thần tiên Nguyên Thủy Thiên Tôn là người có đạo
hành cao của Đạo giáo. Nguyên Thủy vốn là Giáo chủ phái Xiển giáo ở cung Ngọc Hư
núi Côn Lôn, thừa lệnh của Ngọc Hoàng Thượng Đế phải lập ra một bảng phong thần
khi Trụ Vương mất nước, sau đó tùy công trạng của mọi người mà phong thần cho phù

hợp. Sự xuất hiện của nhân vật này tuy ít, giới thiệu sơ lược nhưng cũng giúp cho tác
phẩm mang sắc thái sinh động. Đây là nhân vật được tác giả xây dựng để thực hiện
chức năng của mình, không ảnh hưởng đến phân chia ranh giới giữa hai nhà Thương –

16


Chu mà chỉ đóng vai trò chủ chốt trong phái Xiển giáo, dẫn dắt đệ tử trên con đường
phò Vũ Vương phạt Trụ. Trong những lần các tướng nhà Chu gặp khó khăn thì Nguyên
Thủy Thiên Tôn và Lão Tữ đều xuống giúp sức: “Khí số thần tiên phật tổ còn không
tránh khỏi, huống chi học trò tôi phạm tội sát sanh, làm sao khỏi đọa. Tôi xuống đây
một chuyến cho xong sát kiếp thì thôi”[17, tr 465]. Do thuận theo ý trời lại mang trọng
trách là người lập ra bảng phong thần, nhân vật Nguyên Thủy Thiên Tôn phải thực hiện
đúng nhiệm vụ của mình.
Sau khi phạt Trụ xong, Nguyên Thủy đã trao bảng phong thần cho Tử Nha sắc
phong thay ông. Điều đó được nhắc đến đây là nhân vật với chức năng giúp đỡ nhân vật
khác trong tác phẩm. Hứa Trọng Lâm có một cách nhìn độc đáo và sự khắc họa hình
tượng thần tiên trong tác phẩm của mình, là một nhân vật thần tiên giữ chức năng cụ
thể, mỗi khi đến thì xuất hiện giúp đỡ các nhân vật khác. Hoàn thành tốt chức năng của
một đấng siêu nhiên có đạo hạnh cao thâm như con người mong muốn. Tuy nhiên cũng
chỉ là sự ảo tưởng, tưởng tượng không có thật, đó chỉ là những suy nghĩ trong tâm thức
của con người lúc nào cũng có một đấng siêu nhiên giúp đỡ họ vượt qua khó khăn.
Thực tế thì trong thế giới bao la không có thần tiên mà do yếu tố thần thánh hóa con
người mà ghép thành.
1.3.2. Nhân vật đạo hành ra sức vì việc nghĩa
Khương Tử Nha là một nhân vật được nhiều người biết đến qua câu chuyện câu
cá chờ thời được truyền tai nhau trong dân gian. Trong Phong thẫn diễn nghĩa nhân vật
này được Hứa Trọng Lâm khắc họa tương đối hoàn chỉnh, là một nhân vật “thần thánh
hóa” khác với con người bình thường được xem như một vị thần tiên. Một con người có
trí tuệ, đạo đức trong sáng, hết lòng vì việc chung, vì bá tánh trong thiên hạ. Tác giả để

nhân vật xuất hiện có phần bí ẩn như chính cuộc đời của nhân vật nhưng lại đầy ý nghĩa
và nổi bật suốt trong tác phẩm.
Khương Thượng vốn là học trò của Nguyên Thủy Thiên Tôn, chưa tu hành thành
chánh quả đã phải nhận mệnh lệnh của thầy hội tụ 365 vị tinh tú ứng vào thời Thương –
Chu đánh nhau để xét công phong thần nên đã hạ sơn. Từ đó cuộc đời của nhân vật
được mở ra khi xuống núi rồi lấy vợ ở tuổi cổ lai hy nhờ một người bạn tên Tống Dị
Nhân làm may. Tuy gia cảnh khó khăn nhưng Khương Thượng vẫn nuôi chí lớn muốn
dùng sức mình để góp vào việc an bang trị quốc. Và rồi được làm quan Đại phu dưới

17


tướng Trụ Vương nhưng nhân vật này biết nhìn xa trông rộng, thấy vua Trụ hoang dâm,
mê tửu sắc, bạo ngược độc ác, giết hại dân chúng chém đầu tôi trung, ông thương tiếc
cho cảnh đời dân chúng lầm than nhưng không có cách nào ngăn cản vua. Trước tình
cảnh khốn khổ của bá tánh, Trụ Vương bắt Khương Thượng giám sát xây dựng Lộc đài
để vui vẽ cùng Đát Kỷ. Khi xem họa đồ vẽ Lộc đài nhân vật nghĩ thầm: “Triều Ca là
chốn tạm bợ của ta, lẽ đâu dốc sức làm việc này để mang tiến theo hùa với hôn quân
hại dân hại nước. Chi bằng tìm lời thoái thác, nếu hôn quân giận, ta sẽ đào tẩu trước
cho rồi, đừng để lụy thân”[16, tr. 206]. Và rồi nhân vật quyết định “trốn sang Tây Kỳ,
tìm kế sanh nhai, đợi lúc gặp chúa ra phò cũng không mất vinh hoa phú quý đâu” [16,
tr. 212]. Vậy là Khương Thượng tìm đến đất Tây Kỳ ẩn mình ở núi Bàn Khê đợi lúc
gặp chúa hiền. Ở đây ngày ngày nhân vật đạo hành câu cá ở sông Vị chờ thời vận mong
được minh chúa trọng dụng. Thời cơ đã đến, ông được Văn Vương thân đến mời, dùng
lễ mà đối đãi, rước hiền tài về giúp sức Khương Thượng nhận lời. Từ đây ông làm thừa
tướng nhà Chu, một lòng phụng sự cho Văn Vương và phò tá Vũ Vương phạt Trụ.
Được sự ủy thác của Văn Vương, Khương Thượng lo hết mọi việc chính sự
trong triều và được các quân thần ủng hộ, đất Tây Kỳ ngày một hưng thịnh. Có thể nói
việc làm của Tử Nha tạo được lòng tin trong dân chúng mang đến cuộc sống ấm no cho
dân chúng đất Tây Kỳ, hành động này không chỉ là vì lợi ích riêng mà hiểu cho chúng

sinh trong thiên hạ, thuận theo ý trời và lòng dân. Người học được cái đạo lý “lo trước
cái lo của thiên hạ, vui sao cái vui của thiên hạ” như thế mới là người có đức độ vì dân
vì nước. Ở các hồi cuối hình tượng nhân vật được khắc họa rõ nét hơn khi nhân vật
đăng đàn bái tướng, luận tội gian thần của vua Trụ. Tử Nha noi gương theo Y Doãn lúc
phó Thành Thang phạt Kiệt, nay tới ông thay Vũ Vương phạt Trụ để cứu muôn dân.
Nhân vật được phong làm Nguyên sói thống lĩnh ba quân, thân mặc chiến bào, lưng giắt
Hạnh Hoàng Kỳ, tay cầm roi Đả Thần Tiên, cưỡi Tứ Bất Tướng, lại mang Thiên Tử
Ấn, Thiên Tử Kỳ, Thiên Tử Kiếm, có thể xem là hiển vinh tột bậc mà trọng trách cũng
nghìn cân, giúp Vũ Vương tiến quân về Triều Ca để hội tụ với chư hầu. Khi hội ngộ ở
Mạnh Tân thì dẫn dắt đội quân thảo phạt thành công. Sau ngày đại thắng, Khương
Thượng nhận bảng phong thần tử Nguyên Thủy Thiên Tôn phong chức cho tất cả các
linh hồn có công đã chết trong chiến trận để được thành thần về phục mệnh cho trời.
Điều quan trọng hơn là tạo dựng cơ nghiệp cho nhà Chu cai trị đất nước kéo dài hơn

18


tám trăm năm. Nhân vật Khương Tử Nha được Vũ Vương phong công danh, chia đất
để đền ơn. Nhân vật công danh hiển hách, được làm vua nước Tề với tên gọi Tề Thái
Công, con cháu đời sau được hưởng phúc.
Trong công cuộc dựng nước của nhà Chu đã nhờ vào công sức của nhiều trung
thần nghĩa sĩ, trong số đó có bảy vị công lao lớn nhất, đều là những người có đạo hạnh
vâng theo lời thầy xuống núi phò tá Vũ Vương như: Lý Tịnh, Kim Tra, Mộc Tra, Na
Tra, Vi Hộ, Dương Tiễn và Lôi Chấn Tử. Tuy nhiên hình ảnh được khắc họa rõ nét nhất
là Na Tra, Dương Tiễn và Lôi Chấn Tử.
Nhân vật Na Tra vốn là Linh Châu Tử đầu thai: “khi sinh ra mình chiếu hào
quang, tay đã cầm Càn Khôn Quyện, lưng buộc Hỗn Thiên Lăng” [16, tr. 135]. Na Tra
tuổi nhỏ ngỗ nghịch làm bao truyện động trời, giết Ngao Bính chọc giận Tứ hải Long
Vương, vì thế mà liên lụy cả cha mẹ. Tác giả miêu tả tính cách nhân vật này là người có
tính nóng nãy nhưng tấm lòng nghĩa khí, phân biệt thị phi rõ ràng. Na tra vì gây họa mà

phải đền mạng, lóc thịt trả mẹ, róc xương trả cha, từ đây không còn cốt phàm nữa. Nhờ
Thái Ất chân nhân dùng cốt sen làm xương, lá sen làm thịt, làm phép hoàn hồn nhập
sát. Na Tra từ đây mang cốt thần tiên, có thể biền ra ba đầu sáu tay, lại được ban cho
Hỏa Tiên thương, hai chân đi trên bánh xe Phong Hỏa. Sau khi theo Tủ Nha phò Vũ
Vương thì lặp nhều công trong cuộc thảo phạt nhà Thương.
Song song đó, tác giả Hứa Trọng Lâm xây dựng một nhân vật có đạo hành
không kém phần so với Na Tra đó là Dương Tiễn. Nhân vật này vốn là học trò của
Ngọc Đỉnh chân nhân, là một trong những tướng kiệt xuất, thông minh nhất dưới tướng
Tử Nha. Tác giả phát họa nhân vật là một thần tướng phi phàm, giữa chán có con mắt
thứ ba có thể nhìn thấu căn tu của người khác, lão có Thất thập nhị huyền công và con
Hạo Khuyển Thiên theo hộ vệ. Ở những trận đấu mấu chốt trí tuệ và tài biến hóa của
Dương Tiễn được thể hiện, nhất là trong trận đại chiến Tru Tiên và Vạn Tiên. Về sau
khi đại nghiệp nhà Chu hoàn thành, nhân vật không màng đến công danh mà trở về tu
hành.
Bên cạnh hai nhân vật trên thì Lôi Chấn Tử là một nhân vật không thua kém. Lôi
Chấn Tử vốn sinh ra từ tiếng sấm, được Văn Vương nhận làm con nuôi, rồi được Vân
Trung Tử truyền dạy võ công cho, Lôi Chấn Tử ăn hai trái đào tiên mà biến hình dị

19


nhân, mọc ra đôi cánh dơi, tóc đỏ mặt xanh nanh dài miệng rộng, con mắt như lục lạc
sáng tự hào quang, cực kỳ lợi hại khi ra trận chiến.
Cả bảy vị thần tiên “Bốn cha con Lý Tịnh, Vi Hộ, Dương Tiễn, Lôi Chấn Tử”,
các nhân vật này theo lời thầy và cũng ứng mệnh trời mà xuống núi giúp Võ Vương
phạt Trụ cứu dân, khi đại nghiệp đã thành thì không màng công danh phú quý, đồng xin
giã biệt về núi, không nghĩ đến thế sự một lòng tu hành chánh quả khiến cho ngưới đời
cảm phục: “Chúng tôi là người núi non, vâng lệnh thầy xuống giúp bệ hạ mà thôi. Nay
đã thái bình thanh trị, chúng tôi xin về núi tu hành, còn việc phú quý thì chúng tôi
không muốn”[17, tr. 539].

1.3.3. Nhân vật có lòng nhân đức vì dân vì nước
Trong tác phẩm Phong thần diễn nghĩa, Tây bá hầu Cơ Xương là nhân vật đầu
tiên được nhắc đến là người có tấm lòng nhân đức vì dân vì nước. Cơ Xương là người
đứng đầu bộ lạc Chu nhưng thuộc sự quản chế của nhà Thương. Do con người của Tây
bá hầu nhân từ lại ngay thẳng đã dược lòng dân yêu mến: “Đại vương là người nhân
đức nên đất nước không bị cảnh li loạn, được vui hưởng thái bình an nhàn” [17, tr.
289]. Tác giả miêu tả Cơ Xương là một người chỉ quy thuận nhà Thương, nhưng do sự
ghen ghét của những tên gian thần trong triều mà bị hãm hại. Nhân vật phải chịu giam
cầm ở Dũ Lý hết bảy năm. Nhưng sau đó cũng được thoát kiếp nạn trở về quê hương,
nhờ lòng nhân đức thương yêu nhân dân, Tây bá hầu được Khương Tử Nha giúp sức
cho mình, mà Tây Kỳ ngày một hưng thịnh bá tính an cư lạc nghiệp. Trong lòng nhân
vật Văn Vương một lòng trung với chúa, nhất định không làm kẻ lỗi đạo quân thần. Sau
khi Chu Văn Vương qua đời, con trai là Cơ Phát lên nối ngôi, xưng hiệu là Vũ Vương.
Vũ Vương tôn Khương Thượng lên làm Tượng phụ, rồi mời các anh em của mình đến
trợ giúp, tiếp tục noi gương nhân đức của Chu Văn Vương thi hành chính sách lấy đức
trị dân, nước giàu, binh mạnh. Sự xuất hiện của nhân vật này tuy mờ nhạt nhưng lại thể
hiện đầy đủ tính cách của một con người nhân đức biết lấy dân làm gốc, lo cho dân cho
nước khác hẳn với Trụ Vương – một ông vua bạo ngược độc ác.
Thông qua những lời giới thiệu của các nhân vật khác, thì hình tượng nhân vật
này làm cho người đọc cảm nhận được về con người này không khác so cới nhân vật
có thực trong lịch sử. Vũ Vương là một người hiền hòa không muốn làm kẻ phản thần,
một lòng chỉ muốn thực hiện đúng lời di nguyện của cha trung thành với Trụ Vương.

20


Nhưng do sự ủng hộ của các nước chư hầu và những lời khuyên của Tử Nha, dùng
nhân đức của một minh chúa mà chinh phạt kẻ hôn quân bạo ngược. Đem lại cuộc sống
bình an cho bá tánh, thực hiện ước nguyện của dân chúng. Hành động của nhân vật có
thể xem đây là điều tốt, thay trời hành đạo phù hợp với “ý trời”, kẻ ác sẽ bị trừng trị,

người nhân đức lên thay thế cứu dân chúng thoát khỏi cảnh lầm than.
Hình tượng nhân vât Vũ Vương trong tác phẩm với tính cách nhân đức vượt qua
con người thật trong lịch sử, thể hiện lý tưởng nguyện vọng của nhân dân bá tánh về
một vị minh chúa chân chính nhân từ. Nhưng cũng vì vượt quá xa bản chất của người
thật trong lịch sử nên sự tồn tại của nhân vật có phần mơ hồ. chất hiện thực có phần hơi
giảm súc. Người đọc mến lòng nhân dức hiền từ của Vũ Vương nhưng cũng không
bằng lòng với thái độ thiếu tự tin của nhân vật khi trước đại nghiệp phạt Trụ. Tuy
nhiên, vì cảm phục lòng nhân đức của nhân vật mà có nhiều kẻ sĩ giúp nên cơ nghiệp
dẹp nhà Thương thành công. Triều nhà Chu thành lập một vương triều mới hưng thịnh
hơn tám trăm năm đã ra đời tại Trung Quốc thời cổ đại.
Tác giả Hứa Trọng Lâm đã xây dựng một nhân vật thánh hiền xen lẫn với nhân
vật gian các để nêu ý nghĩa tà không thắng chính, cái thiệc sẽ chiến thắng cái ác. Đồng
thời cho người đọc khái quát được sự chân thật của xã hội phong kiến Trung Quốc thời
xưa có người tốt và người xấu.
1.3.4. Nhân vật tàn bạo vô đạo
Phong thần diễn nghĩa xây dựng lại nhân vật Trụ Vương, một con người đã đi
vào lịch sử của Trung Quốc. Đây là nhân vật có tính cách phức tạp, khác hẳn với nhân
vật Vũ Vương. Nhân vật này mang một bộ mặt tàn bạo, vô đạo, của chủ nghĩa cực đoan
của giai cấp thống trị, phản ánh những việc làm trái với đạo trời mà người đời luôn
không thể dung tha được. Bằng những chi tiết chân thật, tác giả khắc họa Trụ Vương,
con người có nhiều tài năng nhưng chủ yếu là những sự gian trá bạo ngược. Ông coi
mình tài trí hơn người, tôi thần có tâu bẩm lời hay ý đúng đến đâu, ông cũng không
thèm nghe. Ngoài tính cách “tự cho mình là đúng nhất”, vua Trụ còn đam mê tửu sắc,
nhất là say đắm người đẹp có một không hai lúc bấy giờ là Đát Kỷ. Đát Kỷ nói gì, vua
Trụ cũng nghe theo, Đát Kỷ là ái phi của vua Trụ, có nhan sắc đẹp tuyệt trần nhưng
lòng dạ cay nghiệt, thường xuyên mê hoặc vua Trụ bày trò hại người để mua vui. Sự tàn
ác của vua Trụ bị các chư hầu, đại thần kể cả nhân dân phản đối. Tác giả xây dựng một

21



vị vua chỉ biết nghe theo lời Đát Kỷ đã bày ra hình phạt, rất tàn ác đối với các trung
thần có lời can gián hay chống lại lệnh. Có thể nói việc làm của vua Trụ dần dần xa rời
dân chúng, không còn ai tin tưởng vào vị vua này nữa, họ càng ngày càng oán ghét bất
mãn với triều Thương. Các đại thần trong triều thấy nhà vua và Đát Kỷ quá tàn nhẫn,
coi mạng người như cỏ rác, liền tới tấp dâng sớ khuyên ngăn nhưng vua Trụ không
những không nghe, ngược lại còn bắt các vị đại thần này bước qua cây trụ đồng nung
nóng, hoặc thả xuống bể độc trùng cho đau đớn đến chết. Những việc làm của các trung
thần là đúng nhưng bị hôn quân ngược đãi. Vua Trụ còn nghe lời Đát Kỷ ngang nhiên
vơ vét của dân, tăng thuế khóa đem về xây dựng Lộc Đài để ăn chơi chát tán. Ngoài ra,
nhân vật này còn cho người đào một cái bể trong cung, rồi đổ rượu vào đầy bể, đem các
loại thịt nướng treo xung quanh trông chẳng khác nào một cánh rừng đầy thịt gọi là
“tửu trì nhục lâm” rồi cùng nhau hưởng lạc, bòn rút xương máu của nô lệ, sống cuộc
đời dâm ô trụy lạc, còn nhân dân thì đang rên siết trong cảnh nước sôi lửa bỏng. Sự
chuyên quyền của hôn quân không chỉ ở thế ngay cả dòng tộc thân thích như Tỷ Can,
can gián những việc làm sai trái của Trụ, cũng bị xử tội. Đáng trách hơn là giết vợ, vứt
bỏ tình nghĩa phu thuê, mặc khác hại con quên đi tình nghĩa cha con. Người chịu khổ
cuối cùng cũng là nhân dân bá tánh, dưới sự cai trị của ông vua tàn bạo mất hết nhân
cách. Trụ Vương không đi theo luân thường đạo lý của một vị một minh quân, không lo
cho đất nước, không thấy được nỗi khổ trăm bề của nhân dân mà chỉ biết ăn chơi liêu
lỏng cùng mỹ nữ ngày đêm. Hứa Trọng Lâm miêu tả sự hoang dâm, tàn bạo của vua
Trụ dẫn đến mất nước chủ yếu do háo sắc mà ra. Nói đúng hơn là do “đàn bà là nguồn
tai vạ” theo quan niệm của phong kiến. Cuối cùng gian sơn nhà Thương cũng mất dưới
tay của hôn quân vô đạo, cơ nghiệp Thành Thang có công gây dựng bị trôn vùi bởi tay
kẻ hoang dâm háo sức như Trụ Vương. Kết thúc của kẻ bạo tàn rất bi thảm tự mình
thêu chết ở lầu Trích Tinh để chuộc tội với trời đất.
Có thể nói đây là kết thúc tốt đẹp cho kẻ lỗi đạo, không biết trân trọng những gì
có ở trong tay mà ý trời trao cho, trái với “thiên mệnh” sẽ bị trừng trị, đồng thời cũng
tạo cơ hội cho cơ nghiệp nhà Chu thuận theo ý trời cai trị xã tắc, đem lại sự thịnh vượng
cho đất nước và nhân dân. Qua tiểu thuyết này, tác giả đưa người đọc tiếp cận một cách

thực tế về một vị vua lỗi đạo, mất hết nhân cách trong xã hội phong kiến Trung Quốc
thời cổ đại như những gì ghi chép lại trong sử sách.

22


1.3.5. Nhân vật là yêu tinh
Tác giả Phong thần diễn nghĩa đã sáng tạo ra một thế giới nhân vật yêu tinh
tham gia trong tác phẩm tạo thêm sự sinh động vào câu chuyện phong thần đầy đủ ba
yếu tố “thần, người, yêu tinh”. Tác giả xây dựng những hình tượng yêu tinh đã được
nhân cách hóa. Các yêu tinh cũng là lực lượng thống trị ở hiện thực trần gian, bọn họ
cấu kết với giai cấp thống trị làm mọi điều ác. Đại diện cho thế lực này là Hồ Ly ngàn
năm, Chim Trĩ chín đầu, Đàn Tỳ Bà bằng đá ngọc thạch. Trong đó, tác giả khắc họa
nhân vật Hồ Ly tinh ngàn năm hóa thân vào nhân vật Tô Đát Kỷ mang tính cách một
con người hoàn chỉnh. Tác giả không nêu rõ lai lịch của Hồ Ly ngàn năm, chỉ biết đây
là yêu tinh đã tu luyện thành người sống ở mộ Hoàng Đế, rồi được Nữ Oa sai khiến mê
hoặc Trụ Vương mà thôi. Tác giả miêu tả rằng Đát Kỷ chỉ là người bình thương, con
gái của Ký Châu hầu Tô Hộ. Do vua Trụ háo sắc, nghe lời của hai tên gian thần Bí
Trọng và Vưu Hồn, nên đòi Tô Hộ phải dâng con gái để nạp làm phi tầng. Nhưng trên
đường dâng nạp thì Đắt Kỷ đã bị Hồ Ly hút hồn, nhập xác để làm nhiệm vụ. Từ chi tiết
đó Hứa Trọng Lâm đã dựng lên một câu chuyện yêu tinh Hồ Ly thay thế thân xác của
Đắt Kỷ mà bày ra những chuyện xấu, xúi dục vua Trụ làm theo mình. Mặc khác nhân
vật này còn ghen tị, kết cấu với bạn gian thần Vưu Hồn, Bí Trọng lập mưu hại chết
chính cung Hoàng Hậu và hai vị Thái tử. Mong muốn làm hoàng hậu mẫu nghi của
thiên hạ nên tìm cách hãm hại. Nhờ sự khéo léo của mình, biết cách mê hoặc làm vua
Trụ hết mực yêu thương, khi nói ra điều gí vua cũng nghe theo và chiều theo, quấy phá
triều cương ngày càng hỗn đoạn. Bên cạnh còn dựng lên những nơi ăn chơi lạc thú như
Lộc Đài, Tửu Trì Nhục Lâm để hưởng thụ vui vẽ cùng vua Trụ, làm cho hao tiền tốn
của bá tánh đói khổ lầm than oán trách. Việc làm của Hồ Ly ngày càng quá khi ép vua
giết hại thân thuộc do sự bất hòa với Tỷ Can bắt ông phải moi tim ra làm thuốc. Sự tàn

ác cực độ của Hồ Ly còn được tác giả miêu tả sâu sắc ở hồi Tám mươi chín, khi nhân
vật cùng với Trụ Vương giết hại dân chúng trong những lúc uống rượu trên Lộc Đài.
Có thể nói những việc làm của Hồ Ly Đát Kỷ và Trụ Vương thật quá ư tàn nhẫn,
người đời câm phẫn đến trời đất không thể dung tha. Phong thần cho ta cách nhìn rõ về
sự gian ác của loài yêu tinh vì tham vọng vui chơi mà giết người không thương tiết.
Biết rằng nhân vật Hồ Ly theo lời của Nữ Oa là cho Trụ Vương điêu điều tàn ác vượt ý

23


chỉ, làm chết nhiều người, nên phải bị Nữ Oa xuống trần thu phục giao cho Tử Nha xử
tội.
Tóm lại, khi tìm hiểu về nhân vật yêu tinh trong tác phẩm, chúng ta thấy được
con người khi bản chất muốn đạt được dục vọng thì bất chấp chấp mọi việc để thảo
mãn lòng tham, không khác chi loài yêu tinh. Tác giả Hứa Trọng Lâm cho ta một cái
nhìn tổng quát về sự tàn ác của con người vì sủ ích kỉ của bản thân mà gây ra bao nhiêu
tội lỗi cho nhiều người vô tội phải gánh chịu. Qua đây cho ta thấy cái hay của tác giả đã
dùng lời văn của mình mà dựng lên một hình tượng nhân vật yêu tinh xen lẫn với con
người trong văn học một cách thành công.

24


CHƯƠNG 2
GIÁ TRỊ NỘI DUNG TRONG TIỂU THUYẾT
PHONG THẦN DIỄN NGHĨA
2.1. Phê phán nền chính trị của chính quyền phong kiến
Đất nước Trung Hoa dưới thời cai trị của các vua chúa phong kiến, họ thay nhau
kế vị từ đời này qua đời khác. Triều Hạ cai trị đất nước trải qua bốn trăn năm khi truyền
đến đời Kiệt thì không giữ lại được nữa. Do vua Kiệt là một người tàn bạo, hoang dâm,

chạy theo dục vọng mà cuộc sống trở nên xa xỉ đồi bại, đất nước ngày càng suy yếu,
lòng dân oán ghét. Vừa lúc ấy xuất hiện một người tên Thành Thang giúp dân chúng lật
đổ Hạ Kiệt lập nên nhà Thương. Sau khi vua Thành Thang lập nên triều đại Thương,
con cháu nhà vua nối tiếp nhau lên làm vua trải qua sáu trăm năm, truyền đến đời vua
Trụ lại theo vết xe đổ của vua Kiệt còn tàn bạo hơn, khiến triều Thương suy vong, bị
Vũ Vương lật đổ xây dựng nên triều đại nhà Chu.
Trong lịch sử Trung Quốc, những ông vua như Kiệt, Trụ vô bạo hoang dâm hay
câu chuyện Vũ Vương phạt Trụ đã xảy ra từ hơn 10 thế kỷ trước Công Nguyên, được
lưu truyền như câu chuyện truyền thuyết. Sự kiện lịch sử đó cùng với việc hư cấu của
Hứa Trọng Lâm đã xây dựng lên Phong thần diễn nghĩa mang nội dung phong phú và
hấp dẫn. Nội dung trong tác phẩm phản ánh được hiện thực nền chính trị phong kiến
của xã hội Trung Quốc lúc bấy giờ. Thông qua hình tượng nhân vật Trụ Vương, một
ông vua đại diện cho nền chính trị bạo ngược, chủ nghĩa cục đoan của giai cấp thống trị.
Tác giả miêu tả những việc làm trái với đạo lý của một kẻ thống trị làm mất lòng tin ở
thần dân và việc làm đó người đời không thể dung tha. Bằng những chi tiết chân thật,
tác giả đã xây dựng lại những việc làm tàn bạo của tên hôn quân trong ba mươi hồi đầu
của tác phẩm, nhằm phản ánh và tố cáo hiện thực nền chính trị cực đoan của chế độ
phong kiến cổ xưa.
Giữa lúc vua Trụ đang trị vì thiên hạ. Vua vốn có tài ăn nói, chuộng lẽ phải,
nhanh trí, có sức mạnh phi thường: “Nhân khi vua Thái Ất ngự ngoài vườn xem hoa
mẫu đơn với các quan, thấy lầu Phi Vân gãy mất một kèo, liền truyền các quan thay cây
kèo ấy. Các quan xúm lại đỡ không nổi. Bấy giờ có Ân Thọ đi theo, thấy vậy một mình

25


×