Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

Thuyet minh thiet ke ky thuat dien

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (199.51 KB, 14 trang )

MỤC LỤC
HỆ THỐNG ĐIỆN ......................................................................................... 2

I.
1.
2.

3.

Phạm vi công việc ............................................................................................................... 2
Căn cứ pháp lý ................................................................................................................... 2
2.1 Tiêu chuẩn áp dụng ..................................................................................................... 2
2.2 Công thức tính toán ..................................................................................................... 3
2.3 Căn cứ pháp lý của chủ đầu tư..................................................................................... 4
Các giải pháp kỹ thuật ....................................................................................................... 5
3.1 Giới thiệu chung ......................................................................................................... 5

3.1.1 Hệ thống cung cấp điện và phân phối điện ....................................................... 5
3.1.2 Phân loại các loại phụ tải sử dụng điện ............................................................ 5
4.

3.2 Thông số thiết kế......................................................................................................... 6
Phương án thiết kế, tính toán và yêu cầu kỹ thuật chung ................................................ 6
4.1 Hệ thống tủ điện tổng .................................................................................................. 6

4.1.1 Hệ thống tủ điện phân phối hạ thế .................................................................... 6
4.1.2 Hệ thống dẫn điện. ........................................................................................... 6
4.1.3 Bảng phụ lục tính toán chọn thiết bị ................................................................. 7
4.2

Thông số thiết bị chính................................................................................................ 9



4.2.1 Thiết bị bảo vệ. ................................................................................................ 9
4.2.2 Thông số cơ bản của tủ .................................................................................. 10
4.3

Hệ thống chiếu sáng .................................................................................................. 11
4.3.1 Hệ thống chiếu sáng ngoài nhà .......................... Error! Bookmark not defined.

4.3.2 Hệ thống chiếu sáng trong nhà ....................................................................... 11
4.3.3 Hệ thống điều khiển chiếu sáng công cộng..................................................... 11
4.3.4 Đèn báo không .............................................................................................. 11
4.4

Hệ thống chống sét.................................................................................................... 12

4.4.1
4.4.2
4.4.3
4.4.4
4.4.5

Tháng 7/2014

Giới thiệu chung: ........................................................................................... 12
Hệ thống chống sét đánh trực tiếp lên công trình............................................ 12
Thiết bị thu sét: .............................................................................................. 12
Hệ thống chống sét lan truyền ........................................................................ 13
Hệ thống tiếp địa ........................................................................................... 13

1



I.

HỆ THỐNG ĐIỆN

1.

Phạm vi công việc
- Thiết kế hệ thống cung cấp điện từ tủ điện tổng của công trình đến các phụ tải.
- Thiết kế hệ thống chiếu sáng.
- Thiết kế hệ thống chống sét.
- Thiết kế hệ thống tiếp địa chống sét cho hệ thống điện nhẹ.

2.

Căn cứ pháp lý

2.1

Tiêu chuẩn áp dụng
- TCXDVN333 – 2005: Chiếu sáng nhân tạo bên ngoài các công trình công cộng và kỹ
thuật hạ tầng đô thị-Tiêu chuẩn thiết kế
- TCVN7673–2007: Bóng đèn có ba lát lắp liền dùng cho chiếu sáng thông dụng - yêu cầu
về tính năng
- TCVN7722-2-2 – 2007: Đèn điện
- TCVN 7114-1–2008: Ecgônômi. Chiếu sáng nơi làm việc
- TCVN7896 – 2008: Bóng đèn huỳnh quang Compact - Hiệu suất năng lượng
- TCVN7897 – 2008: Ba lát điện tử dùng cho bóng đèn huỳnh quang - Hiệu suất năng
lượng

- TCVN 7863 – 2008: Bóng đèn huỳnh quang một đầu đèn-Yêu cầu về tính năng
- TCVN8249 – 2009: Bóng đèn huỳnh quang dạng ống-Hiệu suất năng lượng
- TCVN7722-2-6 – 2009: Đèn điện - Phần 2: Yêu cầu cụ thể-Mục 6: Đèn điện có biến áp
hoặc bộ chuyển đổi lắp sẵn dùng cho bóng đèn sợi đốt
- TCVN7722-1 – 2009: Đèn điện - Phần 1: Yêu cầu chung và các thử nghiệm
- TCVN6479 – 2010: Balat dùng cho bóng đèn huỳnh quang dạng ống - yêu cầu về tính
năng
- TCVN6188 – 2007: Ổ cắm và phích cắm dùng trong gia đình và các mục đích tương tự Phần 1: Yêu cầu chung
- TCVN 6610-2000: Cáp cách điện bằng Polyvinyl clorua có điện áp danh định đến và
bằng 450/750V
- TCVN 6612 – 2007: Ruột dẫn của cáp cách điện
- TCVN6592-1 – 2009: Thiết bị đóng cắt và điều khiển hạ áp - Phần 1: Quy tắc chung
- TCVN6615-1 – 2009: Thiết bị đóng cắt dùng cho thiết bị - Phần 1: Yêu cầu chung
- TCVN6950-1 – 2007: Áp tô mát tác động bằng dòng dư, không có bảo vệ quá dòng, dùng
trong gia đình và các mục đích tương tự (RCCB)-Phần 1: Quy định chung
- TCVN6951-1 – 2007: Áp tô mát tác động bằng dòng dư, có bảo vệ quá dòng dùng trong
gia đình và các mục đích tương tự (RCBO)-Phần 1: Quy định chung

Tháng 7/2014

2


- TCVN 9385–2012: Chống sét cho công trình xây dựng-Hướng dẫn thiết kế, kiểm tra và
bảo trì hệ thống
- TCVN 9358–2012: Lắp đặt hệ thống nối đất thiết bị cho các công trình công nghiệp-Yêu
cầu chung
- TCVN 9206–2012: Đặt thiết bị điện trong nhà ở và công trình công cộng- tiêu chuẩn thiết
kế
- Quy chuẩn xây dựng Việt Nam – 09:2005: Các công trình xây dựng sử dụng năng lượng

có hiệu quả.
- TCVN 26 – 1991: Đặt đường dẫn điện trong nhà ở và công trình công cộng.
- IEC : Ủy ban kỹ thuật điện Quốc Tế
- NFC 17-102 - Tiêu chuẩn chống sét của CH Pháp (Protection of structrures and open
areas against lightning using Early Streamer Emission air terminals).
2.2

Công thức tính toán
- Dòng điện tính toán phụ tải:
l pt =

PPT
3.U . cos ϕ (mạch 3 pha);

l pt =

PPT
U . cos κ (mạch 1 pha)

IPT: Dòng điện tính toán phụ tải
PPT: Công suất tính toán phụ tải
U: Điện áp dãy mạch 3 pha và điện áp pha mạch 1 pha
Độ sụt áp, mạch điện :

∆U =

Σ( P .R + QX )

U Qm


∆U : Tổn thất điện áp
R, X : Điện trở và điện kháng mạch điện
P. Q : Công suất tác dụng và phản kháng phụ tải.
U : Điện áp định mức
- Dòng ngắn mạch điện 3 pha
U tb
lN 3 =
3 RΣ2 + XΣ2
Utb: Điện áp trong bình mạch điện
RΣ, XΣ: Tổng điện trở và điện kháng đến điểm ngắn mạch
IN3: Dòng điện ngắn mạch 3 pha
IxK = 3 . KXK. IN3
IXK: Dòng xung kích của mạng điện
KXK: Hệ số xung kích (KXK = 1,2)
- Dòng điện ngắn mạch 1 pha

Tháng 7/2014

3


l N1 =

3.0,9.U tb
(2 R1Σ + RoΣ ) 2 + (2 x1Σ + x0 Σ ) 2

IN1: Dòng điện ngắn mạch 1 pha
Utb: Điện áp trung bình mạch điện
R1Σ, x1Σ: Điện trở, điện kháng thứ tự thuận.
R0Σ, x0x: Điện trở, điện kháng thứ tự không

- Hệ tiếp đất nhân tạo.
Điện trở 1cọc :

Rc' =

0,366

4l
(Ω )
d .t

ρ lg

l

ρ : Điện trở suất đất tính toán ôm.
l: Chiều dài cọc
d: Đường kính cọc
R’c: Điện trở sửa 1 cọc
t: Độ sâu cọc
Điện trở hệ cọc tiếp đất

Rc =

R' c
n.η c

R’c: Điện trở đất 1 cọc
n: Số cọc trong 1 văng
ηc: Hệ số sử dụng cọc trong mặch văng


Điện trở thanh dẫn:

Rt' =

0,366

l

ρ lg

2l 2

dt

(Ω )

d: Đường kính thanh tiếp đất
t: Độ sâu thanh cạnh đất
- Điện trở thanh tiếp đất

RT =

R't
(Ω)
ηt

ηt: Hệ số sử dụng thanh nối thành mạch vòng

Điện trở tiếp đất nhân tạo:


Rđ =
2.3

Rc .RT
(Ω )
Rc + RT

Căn cứ pháp lý của chủ đầu tư
- Căn cứ vào thiết kế tổng mặt bằng qui hoạch kiến trúc đã được phê duyệt.
- Căn cứ vào thiết kế kỹ thuật phần kiến trúc của Công trình.

Tháng 7/2014

4


3.

Các giải pháp kỹ thuật

3.1

Giới thiệu chung

3.1.1 Hệ thống cung cấp điện và phân phối điện
a.

Cấp điện áp
Điện áp đầu vào cấp nguồn cho công trình là lưới điện 22kV từ điện lực.

Cấp điện áp sử dụng cho công trình là 380/220V – 3 pha 4 dây, dây trung tính nối đất trực
tiếp với hệ thống tiếp đất an toàn (điện trở tiếp đất R<=4Ω).

b.

Nguồn điện
Nguồn cung cấp điện cao thế cho công trình được lấy từ lưới điện của khu vực. Điểm cấp

điện sẽ do Công ty điện lực thành phố xác định.
Nguồn cấp điện chính cấp cho công tòa nhà là nguồn điện hạ áp 0.4kV được cấp từ máy
biến áp hạ thế 22/0.4kV của công trình, ngoài ra công trình được cung cấp bởi hệ thống máy
phát điện dự phòng và hệ thống ATS sẽ tự động chạy để cấp điện chocác phụ tải ưu tiên của
công trình trong thời gian bị cắt nguồn điện lưới của khu vực.

c.

Phương án cấp điện
Nguồn điện cung cấp cho công trình sẽ được đấu nối vào hệ thống cao áp 22KV của khu vực
thông qua một hệ thống tủ phân phối cao áp với các cầu dao cách ly và máy cắt bảo vệ máy
biến áp. Từ tủ cao áp điện năng được cung cấp tới máy biến áp và tới từng tủ tổng. Nguồn
máy phát cấp cho toàn bộ phụ tải của công trình.
Từ các tủ điện tổng tại phòng kỹ thuật điện cấp điện đến các tầng thông qua cáp cách điện
XLPE. Ngoài ra còn dùng cáp chống cháy cấp nguồn cho các phụ tải đặc biệt phục vụ cho
công tác phòng cháy. Tiếp sau các tủ phân phối tầng dùng cáp ruột đồng cách điện
XLPE/PVC và PVC/PVC để dẫn điện tới các tủ điện khu vực, từ tủ điện khu vực cấp điện

đến các thiết bị sử dụng. Dây đi trong ống nhựa nối trên tường hoặc trong máng cáp treo trên
trần, từ tủ điện phân phối khu vực đến thiết bị tiêu thụ điện dây dẫn lõi đồng trong ống nhựa
bảo hộ ngầm tường, trần. Để đảm bảo quản lý và tránh làm hư hỏng dây ngầm tường yêu
cầu đặt dây ở độ cao nhất định. Các thiết bị cùng tính chất được nối liên thông để tiết kiệm

kinh tế. Tiết diện dây dẫn lõi đồng đến ổ cắm 2.5mm2 và đến đèn quạt ≥1,5mm2

3.1.2 Phân loại các loại phụ tải sử dụng điện
a.

Phụ tải chủ yếu Tòa nhà bao gồm:
- Hệ thống chiếu sáng trong và ngoài tòa nhà.
- Hệ thống các thiết bị Thông tin liên lạc.
- Hệ thống Điều hòa nhiệt độ phục vụ các khu vực có yêu cầu sử dụng điều hòa.
- Hệ thống thông gió tầng hầm, hút khói, tăng áp cầu thang.
- Hệ thống máy bơm chữa cháy, bơm cấp thoát nước, các bình nước nóng, sấy tay.
- Hệ thống thang máy.
- Hệ thống các thiết bị PCCC, thiết bị an ninh, báo cháy tự động.

Tháng 7/2014

5


- Hệ thống thiết bị phục vụ bếp, nhà ăn, căng tin…

b.

Yêu cầu về tính chất sử dụng điện
Điện ưu tiên:
- Hệ thống thông gió tầng hầm, hút khói, tăng áp cầu thang.
- Hệ thống các thiết bị Thông tin liên lạc.
- Hệ thống thang máy.
- Hệ thống máy bơm chữa cháy.
- Hệ thống các thiết bị PCCC, thiết bị an ninh, báo cháy tự động.

- Các hệ thống đèn chiếu sáng tầng hầm, sảnh, hành lang, và tầng nhà ở

Điện bình thường:
- Các phụ tải showrom, văn phòng

3.2

Thông số thiết kế
Hệ thống chiếu sáng trong nhà được thiết kế theo tiêu chuẩn TCXDVN 333- 2005 (chiếu
sáng nhân tạo): chiếu sáng showrom dùng đèn downlight âm trần; chiếu sáng văn phòng
dùng đèn huỳnh quang âm trần có chóa phản quang; chiếu sáng hành lang, sảnh cầu thang,
WC dùng đèn sát trần lắp bóng compact, chiếu sáng các khu vực phụ trợ như: gara, kho,
v.v... đèn huỳnh quang máng trần lắp nổi đảm bảo độ rọi tối thiểu tại các khu vực tuỳ theo
mục đích sử dụng như sau:

Yêu cầu chiếu sáng đối với khu văn phòng, phòng kỹ thuật và công cộng
Vị trí

Độ rọi [lx]

Phòng máy, phòng kỹ thuật

150~300

Sảnh thang máy

150~300

Văn phòng


300~750

Hành lang, cầu thang

50~150

4.

Phương án thiết kế, tính toán và yêu cầu kỹ thuật chung

4.1

Hệ thống tủ điện tổng

4.1.1 Hệ thống tủ điện phân phối hạ thế
Với những yêu cầu thiết kế của công trình là một tổ hợp hiện đại nên Hệ thống tủ điện hạ thế
là loại có chất lượng cao, thỏa mãn mọi yêu cầu của Tòa nhà về độ an toàn, độ bền của tủ
cũng như chi phí vận hành thấp.
Hệ thống thanh cái được đặt ở ngăn trên hoặc dưới của Tủ điện. Hệ thanh cái 3 và 4 cực lên

đến 1000A. Khả năng chịu dòng ngắn mạch có thời gian định mức lên tới 100kA/s.
Hệ thống tủ điện hạ thế tổng bao gồm 01 tủ chính:

4.1.2 Hệ thống dẫn điện.
a.

Hệ thống cáp điện:

Tháng 7/2014


6


- Cáp điện cấp điện cho các tủ điện là cáp đồng 0,6/1kV Cu/XLPE/PVC được đi trong
thang, máng cáp lắp trên trần, tường nhà.
- Từ tủ điện tổng của mỗi tầng sẽ cấp điện cho các bảng điện tổng của từng phòng bằng
cáp 0,6/1kV Cu/PVC/PVC đi trong máng cáp và trong tường vào Aptomat tổng của bảng

điện phòng.
- Dây điện cấp cho các phụ tải chiếu sáng, ổ cắm sử dụng dây đồng 0,6/1kV Cu/PVC đi
trong máng cáp hoặc ống luồn dây PVC chôn trong tường, trần, sàn.

4.1.3 Bảng phụ lục tính toán chọn thiết bị

KHỐI TẦNG HẦM
BẢNG ĐIỆN TẦNG CHO CHIẾU SÁNG, Ổ CẮM KHU TẦNG HẦM
CHỌN
PHỤ TẢI
K.HIỆU TỦ C.SUẤT
APTOMAT
CHỌN CÁP

STT
Nhánh

(kVA)

Itt

Iđm Ap


Itt

Icáp

Tiết diện

(A)

(A)

(A)

(A)

(mm2)

1

Tầng hầm 3

TĐ-TH3

9

13.7

40

20.55


45

4*10

2

Tầng hầm 2

TĐ-TH2

9

13.7

40

20.55

45

4*10

3

Tầng hầm 1

TĐ-TH1

9


13.7

40

20.55

45

4*10

Tổng công suất đặt

27

Hệ số đồng thời Ks

0.85

Công suất tính toán :

22.95

34.9

KHỐI SHOWROM, VĂN PHÒNG, CĂN TIN
BẢNG ĐIỆN TẦNG CHO ĐIỀU HÒA KHU VỰC TẦNG HẦM TRUNG TÂM THƯƠNG MẠI
CHỌN
STT
PHỤ TẢI

K.HIỆU TỦ C.SUẤT
APTOMAT
CHỌN CÁP
Nhánh
(kVA)

Itt

Iđm Ap

Itt

Icáp

Tiết diện

(A)

(A)

(A)

(A)

(mm2)

1

Tầng 1


TĐ-T1

13.5

20.5

40

30.75

45

4*10

2

Tầng 2

TĐ-T2

13.5

20.5

40

30.75

45


4*10

3

Tầng 3

TĐ-T3

13.5

20.5

40

30.75

45

4*10

4

Tầng 4

TĐ-T4

16.5

25.1


40

30.75

45

4*10

5

Tầng 5

TĐ-T5

16.5

25.1

40

30.75

45

4*10

6

Tầng 6


TĐ-T6

16.5

25.1

40

30.75

45

4*10

7

Tầng 7

TĐ-T7

16.5

25.1

40

30.75

45


4*10

8

Tầng 8

TĐ-T8

16.5

25.1

40

30.75

45

4*10

9

Tầng 9

TĐ-T9

23

35


50

52.5

65

4*16

Tháng 7/2014

7


10

Tủ điện điều hòa

TĐ-ĐH

400

Tổng công suất đặt

546

Hệ số đồng thời Ks

0.85

Công suất tính toán :


464.1

608

912

800

1028

8*(1x240)

665

PHỤ TẢI ƯU TIÊN
BAO GỒM: CHIẾU SÁNG NGOÀI NHÀ, BƠM NƯỚC, CHIẾU SÁNG TẦNG HẦM, CHIẾU SÁNG
SẢNH, HÀNH LANG,
CẦU THANG, CHIẾU SÁNG SỰ CỐ, P. KỸ THUẬT CÁC TẦNG, THANG MÁY, QUẠT THÔNG
GIÓ, QUẠT TĂNG ÁP
CHỌN
STT
PHỤ TẢI
K.HIỆU TỦ C.SUẤT
APTOMAT
CHỌN CÁP
Nhánh
(kVA)
1


Hành lang tầng 1~9

2

Itt

Iđm Ap

Itt

Icáp

Tiết diện

(A)

(A)

(A)

(A)

(mm2)

TĐ-CSCC

5

7.6


25

7.5

Tầng 10

TĐ-T10

14

21.5

40

32

3

Tầng 11

TĐ-T11

3.6

5.5

25

7.5


4

Tầng 12

TĐ-T12

7.6

11.5

32

17.5

38

4*6

5

TĐ-BCN

15

22.8

32

34.5


45

4*10

6

Tủ điện bơm cấp nước
Tủ điện hệ thống điện
nhẹ

TĐ-ELV

10

15.2

32

22.8

38

4*6

7

Tủ điện thang máy

TĐ-TM1


18

27.38

40

41

65

4*16

8

Tủ điện thang máy

TĐ-TM2

36

54.7

80

82

101

4*25


9

Tủ điện quạt tang áp

TĐ-QTA

20

30.5

50

45.7

65

4*16

10

Tủ điện quạt hút khói

TĐ-QHK

20

30.5

50


45.7

65

4*16

11

Tủ điện bơm chữa cháy

TĐ-BCC

50

76.1

100

114.1

150

4*50

12

Tủ điện quạt hầm 1

TĐ-QH1


15

22.8

32

34.5

45

4*10

13

Tủ điện quạt hầm 2

TĐ-QH2

15

22.8

32

34.5

45

4*10


14

Tủ điện quạt hầm 3

TĐ-QH3

15

22.8

32

34.5

45

4*10

315.7

800

Công suất đặt
Hệ số đồng thời: Kđt
Công suất tính toán
phụ tải ưu tiên

Tổng công suất đặt tại tủ tổng của toàn nhà
Hệ số đồng thời Ks
Tháng 7/2014


4*4
45

4*10
4*4

244.2
0.85
207.57

694.67

kVA

0.8
8


Công suất tính toán toàn nhà

555.8

kVA

Chọn máy biến áp

1x630

kVA


Chọn máy phát điện

1x300

kVA

4.2

Thông số thiết bị chính

4.2.1 Thiết bị bảo vệ.
a.

Aptomat MCCB
-

MCCB loại cố định giống như trên bản vẽ.

-

MCCB có điện áp hoạt động 660VAC (50/60Hz).

-

Phần thân của MCCB phải là cấp cách điện loại II, đảm bảo cách ly mặt trước của

MCCB và phần dẫn điện chính.
-


MCCB từ 16A đến 630A sẽ là loại A, có khả năng cắt ngắn mạch làm việc so với khả

năng cắt ngắn mạch tối đa (Ics = 75%-100%Icu).
-

MCCB từ 800A đến 1250A sẽ là loại B, có khả năng cắt ngắn mạch làm việc bằng với

khả năng cắt ngắn mạch tối đa (Ics = 75%-100%Icu).
-

MCCB được thiết kế cho phép lắp ngang hoặc thẳng đứng mà không ảnh hưởng tới khả

năng mang tải. nguồn điện có thể được đấu vào tủ từ phía đầu cực vào hoặc phía ra.
-

Nút nhấn Trip bằng tay (manual) và hiển thị vị trí sẽ được trang bị cho tất cả các MCCB.

Nút “ấn để đóng” được bố trí trên mặt trước của MCCB để dễ dàng truy cập.
-

Tất cả các MCCB đều có chức năng cách ly để đảm bảo độ tin cậy cơ khí của hệ thống

hiển thị vị trí và đảm bảo không có dòng điện rò và khả năng chịu quá điện áp giữa 2 cực

đầu vào và đầu ra.
b.

Cơ cấu cắt – Trip unit
-


MCCB từ 16A- 250A, cơ cấu tác động cắt nhiệt và điện tử có thể thay thế lẫn nhau. Các

atomat này đều phải chỉnh định được dòng định mức từ 0.7-1In để phù hợp với đối tượng

được bảo vệ và phát triển phụ tải trong tương lai
-

MCCB từ 400-630A, khoảng điều chỉnh từ 0.4-1In, cơ cầu tác động ngắt điện từ có thể

thay thế lẫn nhau được.
-

Cơ cấu tác động cắt đo giá trị hiệu dụng của dòng điện và 100% dòng điện định mức liên

tục.
-

Cơ cấu tác động cắt điện tử và vi xử lý được trang bị đèn cảnh báo quá tải.

-

Thông số kỹ thuật của MCCB:

STT

Mô tả

Yêu cầu kỹ thuật

1


Xuất xứ

Châu Á

2

Chức năng bảo vệ

Bảo vệ quá tải và ngắn mạch

3

Sản xuất theo tiêu chuẩn

IEC 947-2

Tháng 7/2014

9


4

Dòng điện định mức (frame current, In) 10, 16, 20, 25, 32, 40, 50, 63, 80,
100, 125, 160, 200, 250, 400, 630A

5

Số cực


3

6

Kiểu làm việc

Bằng tay

7

Kiểu lắp đặt

Cố định

8

Điện áp hoạt động

415VAC

9

Tần số (f)

50/60Hz

10

Điện áp danh định (Ui)


800V

11

Điện áp chịu xung danh định (Uimp)

8kV

12

Khả năng cắt ngắn mạch tối đa

In=16-250A, Icu=36kA
In=400-1250A, Icu=50kA

- MCCB phải có số cực theo quy định trong bản vẽ và bảng danh mục giá. Các MCCB
phải phù hợp với tiêu chuẩn IEC 947-2. Các MCCB cũng phải được nhiệt đới hóa theo tiêu
chuẩn nhiệt đới hóa và hoạt động ổn định, liên tục trong môi trường có nhiệt độ ngoài trời là
40oC, độ ẩm 95%.

4.2.2 Thông số cơ bản của tủ
- Loại tủ lắp ráp là kiểu tự đứng trong nhà bao gồm kết cấu khung, vỏ kim loại, có lưới
chống côn trùng, cấu trúc mặt trước cố định bao gồm những thanh cái chính. Các thanh cái,
máy cắt, các thiết bị điều khiển và các thiết bị phụ khác được chế tạo thành một khối hoàn
chỉnh.
- Thanh đồng nối đất có độ dài hợp lý để đấu nối với các phần khác theo phương ngang.
Tất cả các bộ phận, chi tiết kim loại không mang điện đều được nối với thanh nối đất. Thanh
nối đất được bố trí gần đường cáp vào, dễ dàng đấu nối với dây tiếp đất.
- Các tấm chắn bằng thép được đặt theo chiều ngang để cách ly khoang thiết bị động lực và

khoang thiết bị điều khiển.
- Mỗi tủ hoàn chỉnh được thiết kế phù hợp để có thể mở rộng trong tương lai ở hai đầu tủ
ngoại trừ trường hợp đặc biệt khác.
- Cấu trúc tủ:
+ Vỏ tủ-tủ điện tổng form 3 là loại trong nhà, tự đứng độc lập, có các cửa ở mặt trước
và mặt sau.
+ Vỏ tủ-tủ điện tầng form 2 là loại trong nhà, tự đứng độc lập, có các cửa ở mặt trước
và mặt sau.
Tháng 7/2014

10


+ Vỏ tủ được làm từ thép tấm và thép góc có độ dầy từ 2.3mm trở lên nhằm đảm bảo độ
cứng cơ học cần thiết.
+ Cửa tủ có độ dầy từ 2.3mm trở lên và được trang bị khóa bảo vệ.
+ Khoang đấu nối cáp vào có không gian đủ lớn đảm bảo dễ dàng và an toàn cho công
việc đấu cáp, bảo dưỡng và kiểm tra. Trong khoang này còn có thiết bị kẹp cáp để cố định
cáp.
+ Đáy tủ là thép tấm có cắt trước các lỗ để luồn cáp động lực, cáp điều khiển. Trên các
lỗ đó có gắn tấm Bakelit hoặc sắt tấm bằng vít để dễ dàng cho việc tạo lỗ luồn cáp trên công
trường.
+ Cấp cách điện của các vách ngăn áp dụng tiêu chuẩn JEM-1265 Class A hoặc F,
IP4X.

4.3

Hệ thống chiếu sáng

4.3.1 Hệ thống chiếu sáng trong nhà

Hệ thống điện chiếu sáng được bảo vệ bằng các Aptomat lắp trong các bảng điện, điều khiển
chiếu sáng bằng các công tắc lắp trên tường cạnh cửa ra vào hoặc lối đi lại, ở những vị trí
thuận lợi nhất.
Khu văn phòng hệ thống chiếu sáng đã được bố trí, tuy nhiên vị trí các công tắc điện có thể
thay đổi cho phù hợp với công năng và yêu cầu sử dụng riêng của khách hàng.
Các đèn chiếu sáng sự cố và các đèn báo lối ra sẽ được bố trí tại tất cả các lối ra vào như:
sảnh chính, hành lang, cầu thang và một số khu vực công cộng khác.
Chiếu sáng các khu vực công cộng như: lối thoát nạn, phòng điều khiển, phòng an ninh,
phòng điều khiển trung tâm… sử dụng các loại đèn chiếu sáng có kèm bộ ắc qui có thời gian
làm việc 2 giờ, khi mà nguồn điện chính bị gián đoạn.
Dây dẫn cấp điện cho các đèn chiếu sáng là loại lõi đồng bện, cách điện PVC 600V. Tiết
diện tối thiểu phải là 1.5mm2. Dây dẫn được luồn trong ống PVC cứng loại chống cháy,
chôn ngầm trong tường, trần hoặc sàn nhà.

4.3.2 Hệ thống điều khiển chiếu sáng công cộng
Việc điều khiển bật/tắt đèn, điều chỉnh độ sáng, chiếu sáng phối cảnh được thực hiện từ xa
qua bộ điều khiển trung tâm hay được thực hiện tại chỗ với qua các công tắc.
- Đặt giờ bật tắt.
- Đặt độ sáng theo giờ (đường phố và sân vườn hay theo sự có mặt của người trong khu
vực chiếu sáng (hầm, hành lang, sảnh).
- Đặt chiếu sáng theo cảnh đối với hệ thống đèn trang trí mỹ thuật.
- Chức năng điều khiển bật/tắt có thể được thực hiện tại chỗ qua các công tắc.

4.3.3 Đèn báo không
Đèn báo hiệu cho máy bay để các phi công có thể nhận dạng các toà nhà từ xa trong đêm.
Các đèn này được lắp đặt như sau:
Tháng 7/2014

11



- Đèn nhấp nháy với độ phát sáng cao: Được lắp trên mái và nhìn được từ tất cả các hướng
150 trên phương nằm ngang bao gồm cả đỉnh của đèn.
- Đèn chiếu sáng liên tục độ phát sáng thấp: Được lắp trên cả 4 mặt của tầng thứ 16 của toà
nhà.

4.4

Hệ thống chống sét

4.4.1 Giới thiệu chung:
- Công trình có mặt bằng tương đối rộng và có độ cao xấp xỉ 45m. Dự án sử dụng hệ thống
thiết bị chống sét chủ động phát tia tiên đạo sớm là phù hợp.
- Hệ thống chống sét được thiết kế theo các tiêu chuẩn chống sét hiện hành của Việt Nam
và thế giới.

4.4.2

Hệ thống chống sét đánh trực tiếp lên công trình
Sử dụng đầu thu sét tạo tia tiên đạo được cấu tạo bằng đồng hoặc thép không gỉ đảm bảo thu
và dẫn sét tốt, lắp đặt đấu nối dễ dàng, thích hợp với môi trường có nhiều bụi.
Hệ thống bao gồm 3 bộ phận chính:
- Thiết bị thu sét .
- Cáp đồng dẫn và thoát sét.
- Hệ thống tiếp đất chống sét.

4.4.3 Thiết bị thu sét:
a.

Nguyên tắc hoạt động:

- Đầu thu sét nhận năng lượng cần thiết trong khí quyển để tích trữ các điện tích trong bầu
hình trụ. Đầu thu sét sẽ thu năng lượng từ vùng điện trường xung quanh trong thời gian
giông bão khoảng từ 10 tới 10.000 v/m. Đường dẫn chủ động bắt đầu ngay khi điện trường
xung quanh vượt quá giá trị cực đại để bảo đảm nguy cơ sét đánh là nhỏ nhất.
- Phát ra tín hiệu điện cao thế với một biên độ, tần số nhất định tạo ra đường dẫn sét chủ

động về phía trên đồng thời trong khi đó làm giảm điện tích xung quanh Đầu thu sét tức là
cho phép giảm thời gian yêu cầu phát ra đường dẫn sét chủ động về phía trên liên tục.
- Điều khiển sự giải phóng ion đúng thời điểm: thiết bị ion hoá cho phép ion phát ra trong
khoảng thời gian rất ngắn và tại thời điểm thích hợp đặc biệt, chỉ vài phần của giây trước khi
có phóng điện sét, do đó đảm bảo dẫn sét kịp thời, chính xác và an toàn.
- Đầu thu sét là thiết bị chủ động không sử dụng nguồn điện nào, không gây ra bất kỳ tiếng

động, chỉ tác động trong vòng vài µs trước khi có dòng sét thực sự đánh xuống và có hiệu
quả trong thời gian lâu dài.
b.

Vùng bảo vệ:
- Bán kính bảo vệ Rp của Đầu thu sét được tính theo tiêu chuẩn an toàn quốc gia pháp
NFC17-102 năm 1995 & tiêu chuẩn chống sét Tây Ba Nha UNE 21186-96.

c.

Kết cấu đầu thu sét:
- Bầu kim thu sét chứa thiết bị phát tia tiên đạo tạo đường dẫn sét chủ động.

Tháng 7/2014

12



- Bộ thiết bị thu sét là một khối bằng thép không gỉ siêu bền. Kết cấu này được liên kết với
bộ ghép nối bằng Inox & chân trụ đỡ do vậy chịu mọi hoàn cảnh thời tiết khắc nghiệt và

được đặt trên mái công trình có bán kính bảo vệ cấp III Rbv=105m.
- Thiết bị thu sét được đặt tại vị trí cao nhất của công trình và bán kính bảo vệ được tính
theo công thức sau đây :
Rp =

h (2D - h) + ∆L(2 D + ∆L)

Trong đó :
Rp : Bán kính bảo vệ mặt phẳng ngang tính từ chân đặt CPT-1
h

: Chiều cao đầu thu sét CPT-1 ở trên bề mặt được bảo vệ

D

: Chiều cao ảo tăng thêm khi chủ động phát xung theo tiêu chuẩn cấp
bảo vệ dựa vào tiêu chuẩn NFC 17-102/1995

Chú ý: Để đảm bảo an toàn cho công trình khi thiết bị chống sét được lắp đặt cần lưu ý mỗi
thiết bị chống sét tia tiên đạo phải có test thử nghiệm ít nhất từ 5 đến 10 lần với điện áp 30
kV tại Hãng sản xuất trước khi xuất xưởng.

d.

Cáp thoát sét
Sử dụng 02 đường cáp đồng bện dẫn & thoát sét đảm bảo khả năng dẫn sét nhanh chóng an

toàn cho công trình, cáp thoát sét với diện tích cắt ngang là 70mm2. Cách 1.5m có một bộ
kẹp định vị cáp thoát sét.

e.

Cọc tiếp địa
Cọc tiếp địa phải được làm bằng thép mạ đồng có đường kính không nhỏ hơn 18mm và
chiều dài không nhỏ hơn 2m, và được đóng sâu xuống đất sao cho đỉnh của cọc dưới bề mặt
hoàn thiện ít nhất 0,8m. Điện trở đất đo được của hệ thống không được vượt quá 10Ω trong

điều kiện khô ráo. Nếu giá trị điện trở không đạt thì phải đóng thêm cọc hoặc dùng hóa chất
chuyên dụng để giảm điện trở đất, các cọc cách nhau ít nhất là 5m và nối chúng lại với hệ
cọc trước đó.
Sử dụng các đai san bằng điện áp đảm bảo chống cảm ứng sét cho các thiết bị điện và thông
tin.

4.4.4 Hệ thống chống sét lan truyền
Sử dụng các bộ lan truyền 4 cực 65kA lắp cho các ngăn đầu vào của tủ điện tổng.

4.4.5 Hệ thống tiếp địa
a.

Hệ thống tiếp địa cho hệ thống điện hạ áp và thông tin:
- Sử dụng 2 hệ thống tiếp địa một cho hệ thống điện hạ áp, hệ thống tiếp địa sẽ được nối
với hệ thống tiếp địa của nhà kỹ thuật điện và một hệ thống cho hệ thông tin liên lạc. Giá trị

điện trở đất của hệ thống tiếp địa không vượt quá 4Ω.
- Toàn bộ các vỏ tủ điện, thang máng cáp bằng kim loại và các phần kim loại có thể mang

điện đều được đấu với hệ thống tiếp địa an toàn bằng các sợi dây đồng để kết nối với hệ

thống tiếp địa an toàn của tòa nhà
Tháng 7/2014

13


- Hệ thống nối đất an toàn điện dùng 05 cọc thép mạ đồng Φ16, dài 2,4 m. Hệ thống nối

đất an toàn yêu cầu điện trở nối đất RĐ ≤ 4 ôm.
- Trong quá trình thi công, khi thi công xong hệ thống nối đất cần đo kiểm tra điện trở nối

đất nếu không đạt yêu cầu cần báo ngay để có biện pháp bổ sung như là đóng thêm cọc hoặc
đổ thêm hóa chất.
b.

Hệ thống tiếp đất chống sét bao gồm:
- Cọc thép bọc đồng tiếp đất, băng đồng liên kết và phụ kiện đầu nối được bố trí theo hệ
thống nối đất gồm nhiều điện cực có tác dụng tản năng lượng sét xuống đất an toàn và nhanh
chóng. Cọc nối đất bằng thép bọc đồng ∅14 dài 2.4m chôn cách nhau 3.0m và liên kết với
nhau bằng băng đồng trần 25x3mm. Đầu trên của cọc được đóng sâu dưới mặt đất 1.0m và
băng đồng trần được đặt trong các rãnh 0.5m sâu 1.10m. Việc liên kết giữa cọc đồng, băng

đồng và cáp đồng thoát sét bằng bộ kẹp đặc chủng nối đất tạo cho hệ thống tiếp đất có điện
trở ≤10Ω tuân theo tiêu chuẩn TCXDVN 46: 2007 chống sét cho công trình xây dựng Việt
Nam có tác dụng tải dòng điện hiệu quả do khả năng tiếp xúc giữa cọc, băng đồng và cáp
thoát sét rất cao vì vậy đạt độ bền và tuổi thọ không cần phải bảo dưỡng định kỳ hệ thống
nối đất như trong các hệ thống cũ trước đây.
- Hộp kiểm tra tiếp địa chỗ nối đất dùng để theo dõi và kiểm tra định kỳ giá trị điện trở nối

đất hàng tháng, hàng quý và hàng năm.


Tháng 7/2014

14



×