TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA GIÁO DỤC MẦM NON
ĐỖ THỊ THẢO
PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ MẠCH LẠC
CHO TRẺ 5 - 6 TUỔI DÂN TỘC SÁN DÌU
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Phương pháp Phát triển ngôn ngữ
HÀ NỘI - 2017
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA GIÁO DỤC MẦM NON
ĐỖ THỊ THẢO
PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ MẠCH LẠC
CHO TRẺ 5 - 6 TUỔI DÂN TỘC SÁN DÌU
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Phương pháp Phát triển ngôn ngữ
Người hướng dẫn khoa học
TS. LÊ THỊ LAN ANH
HÀ NỘI - 2017
LỜI CẢM ƠN
Em xin chân thành cảm ơn các thầy giáo, cô giáo trường Đại học Sư
phạm Hà Nội 2, Ban chủ nhiệm, các thầy giáo, cô giáo khoa Giáo dục Mầm
non đã giúp đỡ, đã tạo điều kiện thuận lợi cho em trong suốt khóa học.
Đặc biệt, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô giáo - Tiến sĩ Lê Thị
Lan Anh - người đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo giúp em hoàn thành tốt khóa
luận này.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày tháng năm 2017
Sinh Viên
Đỗ Thị Thảo
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đề tài: “Phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ 5 - 6
tuổi dân tộc Sán Dìu” là kết quả nghiên cứu của riêng mình, khóa luân không
sao chép từ các tài liệu sẵn có nào. Đề tài chưa được công bố trong bất cứ một
công trình nào khác.
Hà Nội, ngày tháng năm 2017
Sinh viên
Đỗ Thị Thảo
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài ......................................................................................... 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ......................................................................... 3
3. Mục đích nghiên cứu .................................................................................. 6
4. Đối tượng nghiên cứu đề tài ....................................................................... 6
5. Phạm vi nghiên cứu .................................................................................... 6
6. Nhiệm vụ nghiên cứu đề tài ....................................................................... 6
7. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................ 7
8. Cấu trúc khóa luận...................................................................................... 7
Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA PHÁT
TRIỂN NGÔN NGỮ MẠCH LẠC CHO TRẺ 5- 6 TUỔI DÂN TỘC SÁN
DÌU.................................................................................................................... 8
1.1 Cơ sở lí luận ............................................................................................. 8
1.1.1. Cơ sở sinh lí ....................................................................................... 8
1.1.2. Cơ sở ngôn ngữ ................................................................................. 9
1.1.3. Cơ sở tâm lí ..................................................................................... 13
1.2. Cơ sở thực tiễn của việc phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ 5 - 6 tuổi
dân tộc Sán Dìu ............................................................................................ 16
1.2.1. Điều tra khảo sát kĩ năng phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ mầm
non ............................................................................................................. 16
1.2.2 Phân tích kết quả điều tra ................................................................. 16
1.2.3. Một số vấn đề rút ra từ thực trạng khảo sát ..................................... 20
Kết luận chương 1 ........................................................................................... 21
Chương 2. BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ MẠCH LẠC CHO
TRẺ DÂN TỘC SÁN DÌU 5 - 6 TUỔI ........................................................ 22
2.1. Tổ chức cho trẻ kể lại câu chuyện mà trẻ đã nghe ................................ 22
2.1.1. Khái niệm kể lại chuyện: ................................................................. 22
2.1.2. Yêu cầu đối với giáo viên................................................................ 22
2.2 Đàm thoại với trẻ .................................................................................... 25
2.2.1. Khái niệm đàm thoại ....................................................................... 25
2.2.2.Yêu cầu trong khi đàm thoại ............................................................ 26
2.3. Trò chuyện với trẻ ................................................................................. 28
2.3.1. Khái niệm trò chuyện với trẻ ........................................................... 28
2.3.2. Yều cầu khi trò chuyện.................................................................... 28
2.4. Trẻ tập kể lại những gì trẻ đã chứng kiến và trải nghiệm ..................... 32
2.5. Kể chuyện theo chủ đề có sẵn ............................................................... 33
Kết luận chương 2 ........................................................................................... 36
Chương 3. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM .................................................... 37
3.1. Mục đích thực nghiệm........................................................................... 37
3.2. Thời gian, khách thể và địa bàn thực nghiệm ....................................... 37
3.3. Điều kiện và tiêu chí thực nghiệm ........................................................ 37
3.4. Nội dung thực nghiệm ........................................................................... 38
3.5. Giáo án .................................................................................................. 38
3.6. Kết quả thực nghiệm phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ thông qua
hoạt động dự giờ của giáo viên ................................................................... 46
3.6.1. Kết quả trước thực nghiệm .............................................................. 47
3.6.2. Kết quả sau thể nghiệm ................................................................... 48
Kết luận chương 3 ........................................................................................... 50
KẾT LUẬN .................................................................................................... 51
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 53
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Một quốc gia muốn tồn tại và phát triển bền vững thì nhất định phải có
ngôn ngữ. Ngôn ngữ là một công cụ giao tiếp của con người vì nó hành trình
cùng con người, từ lúc con người xuất hiện cho tới tận ngày nay. Trong tất cả
các phương tiện mà con người dùng để giao tiếp thì ngôn ngữ là phương tiện
duy nhất thoả mãn được tất cả nhu cầu của con người. Khả năng giao tiếp của
con người đóng vai trò vô cùng quan trọng, quyết định trực tiếp tới sự thành
công của con người. Và Việt Nam là một quốc gia độc lập, thống nhất, đa dân
tộc vì vậy cũng là quốc gia có nhiều ngôn ngữ. Ngôn ngữ giữ một vai trò rất
quan trọng trong đời sống con người đặc biệt là ngay từ những năm tháng đầu
tiên của cuộc đời, ngôn ngữ đã phát triển rất mạnh mẽ, tạo ra những điều kiện
cơ hội để trẻ lĩnh hội những kinh nghiệm lịch sử - xã hội của nền văn hoá loài
người để xã hội hóa bản thân, và nhờ có ngôn ngữ để tiếp thu lịch sử, xã hội
loài người. Sự phát triển đó đã tác động đến sự phát triển tư duy qua biểu
tượng được giữ gìn, cung cấp vững chắc, nhanh nhạy vì ngôn ngữ phản ánh
kết quả hoạt động nhận thức, càng trở lên quan trọng hơn đối với sự phát triển
nhận thức và tư duy của con người.
Vì vậy việc phát triển ngôn ngữ trở thành nhiệm vụ quan trọng nhất
trong mục tiêu giáo dục toàn diện cho trẻ mầm non. Nó giúp trẻ tích luỹ kiến
thức, phát triển tư duy, giúp trẻ giao tiếp được với mọi người xung quanh, là
phương tiện giúp trẻ điều chỉnh, lĩnh hội những giá trị đạo đức mang tính
chuẩn mực. Phát triển giúp trẻ nhỏ trong việc trao đổi thông tin chính xác với
bạn bè, với người khác theo cách có ý nghĩa nhất. Ngày nay trong công tác
chăm sóc giáo dục trẻ ở các trường mầm non đã thấy được tầm quan trọng của
ngôn ngữ đối với việc giáo dục - phát triển toàn vẹn nhân cách trẻ, tạo cho trẻ
một nền tảng nhân cách vừa khỏe mạnh vừa mềm mại đầy sức sống cả về thể
1
chất lẫn tinh thần, có nghĩa là giáo dục mầm non làm cho trẻ hồn nhiền, vui
tươi, tích cực, chủ động nhạy cảm để trở thành người dễ tiếp thu giáo dục.
Và nhất là việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ ở độ tuổi 5 - 6 tuổi đang là
một việc làm rất cần thiết đặc biệt là phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ vì ở
độ tuổi này trẻ đang chuẩn bị các kiến thức để bước vào cấp tiểu học với hoạt
động học mang tính chất chủ đạo. Việc phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ
trong giao tiếp sẽ giúp trẻ dễ dàng tiếp cận với các môn khoa học khác như:
làm quen với môi trường xung quanh, Làm quen với Toán, Âm nhạc, tạo
hình, làm quen văn học kể chuyên, đóng kịch sẽ tạo cho trẻ được hoạt động
nhiều, giúp trẻ phát triển trí nhớ, tư duy và ngôn ngữ, khả năng cảm thụ cái
hay , cái đẹp, cái tốt cái xấu ở mọi thứ xung quanh trẻ.
Đặc biệt là đối với trẻ dân tộc thiểu số việc phát triển ngôn ngữ mạch
lạc sẽ giúp trẻ dễ hòa nhập trong giao tiếp và thu nhận thông tin kiến thức. Vì
trong thực tế phần lớn trẻ em dân tộc thiểu số trước khi tới trường lớp mầm
non đều sống trong môi trường tiếng mẹ đẻ, ít có môi trường giao tiếp tiếng
Việt, đến trường trẻ vẫn thích giao tiếp với nhau bằng tiếng mẹ đẻ, thậm trí
trong hoạt động vui chơi, học tập hàng ngày, do đó trẻ dân tộc thiểu số vẫn
còn nhút nhát chưa mạnh dạn tự tin trong khi giao tiếp với bạn bè người kinh..
Chính vì vậy việc phát triển ngôn ngữ mạch lạc có tầm quan trọng đặc biệt
đối với các dân tộc thiểu số cụ thể là dân tộc Sán Dìu ở Tam Đảo - Vĩnh Phúc.
Đó là một vấn đề đáng quan tâm và cần đưa ra nhiều giải pháp hợp lý để giúp
trẻ có thể nói được tiếng việt như chính tiếng Sán Dìu - tiếng mẹ đẻ của trẻ.
Vì vậy bản thân tôi được sinh ra tại mảnh đất Tam Đảo - Vĩnh phúc và
cũng là người dân tộc Sán Dìu hơn ai hết tôi hiểu được những khó khăn của
trẻ gặp phải về phát triển ngôn ngữ mạch lạc tại nơi đây. Tôi nhận thấy trẻ
vẫn còn hạn chế trong khi giao tiếp, trẻ vẫn còn nhút nhát chưa mạnh dạn, tự
tin khi muốn trình bày ý kiến, mong muốn của mình. Một số trẻ còn nói
2
ngọng, nói lắp, diễn đạt chưa mạch lạc rõ ràng, nói không đủ câu. Và trong
tương lai tôi sẽ trở thành một giáo viên mầm non, sẽ chăm lo đến từng giấc
ngủ, bữa ăn, chăm sóc những mầm xanh của cuộc đời. Cũng như bao cô giáo
mầm non khác thì chúng tôi cũng muốn góp công sức của bản thân để có thể
giúp trẻ em Sán Dìu trên quê hương tôi nói được mạch lạc tiếng việt như tiếng
mẹ đẻ cho nên chúng tôi đã nghiên cứu và lựa chọn đề tài: “Phát triển ngôn
ngữ mạch lạc cho trẻ 5 - 6 tuổi dân tộc Sán Dìu” nhằm phát hiện ra thực
trạng về ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ và tìm ra nguyên nhân và một số giải
pháp cần thiết để trẻ có thể nói được ngôn ngữ mạch lạc chính xác và thành
thạo nhất.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Trẻ em luôn là đối tượng nhận được sự quan tâm nhiều nhất từ gia
đình, nhà trường, xã hội và đặc biệt là sự quan tâm của các nhà khoa học
nghiên cứu trẻ ở nhiều lĩnh vưc. Riêng về phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho
trẻ đến nay đã có rất nhiều nghiên cứu khoa học với công trình nghiên cứu
được xã hội ghi nhận.
Trong cuốn: “phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo” nhà
xuất bản ĐHSP, năm 2004, Nguyễn Xuân Khoa đã nghiên cứu rất kỹ sự phát
triển ngôn ngữ của trẻ mẫu giáo. Trên cơ sở những đánh giá về đặc điểm tâm
sinh lí của trẻ ở lứa tuổi này, dựa trên mối quan hệ của bộ môn ngôn ngữ học
với những bộ môn khác ông đã đưa ra được một số phương pháp phát triển
ngôn ngữ cho trẻ mầm non-trong đó bao gồm phát triển ngôn ngữ mạch lạc.
Cuốn sách là tài liệu bổ ích cho các giáo viên và sinh viên ngành mầm non
cũng như các nhà nghiên cứu về lĩnh vực này.
Trong cuốn: “Phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ dưới 6 tuổi”
của tác giả Hoàng Thị Oanh - Phạm Thị Việt - Nguyễn Kim Đức, năm 2000,
3
NXB ĐHQG cũng đã nghiên cứu rất rõ nét về các biện pháp giúp trẻ phát
triển vốn từ, phát triển được lời nói mạch lạc.
Trong cuốn:“Tiếng Việt 1, Tiếng Việt 2” của tác giả Nguyễn Xuân
Khoa, NXB ĐHSP đã đi sâu về việc chuẩn bị kiến thức để học môn phương
pháp phát triển tiếng cho trẻ mầm non.
Trong cuốn: “Giáo trình phương pháp phát triển lời nói trẻ em”, NXB
ĐHSP năm 2007, tác giả Đinh Hồng Thái đã viết rất chi tiết về lời nói mạch
lạc và các hình thức, phương pháp phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ.
Trong cuốn: “các biện phát triển lời nói mạch lạc cho trẻ 5 - 6 tuổi”
của tác giả Nguyễn Thị Kim Oanh cũng đề cập phát triển ngôn ngữ mạch lạc
cho trẻ MGL nói chung.
Trẻ 5 - 6 tuổi là lứa tuổi phát triển nhất trong giai đoạn mẫu giáo, sắp
bước hoàn toàn vào môi trường mới mẻ nên lời nói mạch lạc đã thành một
yếu tố không thể nào thiếu Với luận án tiến sĩ: “Một số biện pháp phát triển
ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ 5 - 6 tuổi thông qua kể chuyện”, của tác giả
Nguyễn Thị Xuân, ĐHSP Hà Nội năm 2005 đã điều tra ra thực trạng về việc
sử dụng các biện pháp dạy kể chuyện và thực trạng sử dụng ngôn ngữ mạch
lạc cho trẻ 5 - 6 tuổi, từ đó để đưa ra được kết luận khoa học và các biện pháp
phát triển ngôn ngữ mạch lạc.
Luận án tiến sĩ của tác giả Hồ Lam Hồng cũng đi nghiên cứu tìm hiểu
về: “Sự phát triển ngôn ngữ của trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi thông qua kể chuyện”
Cũng đi nghiên cứu về vấn đề ngôn ngữ là luận án tiến sĩ: “Một số biện
pháp dạy trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi kể lại truyện văn học nhằm phát triển lời nói
mạch lạc cho trẻ”, của tác giả Ân Thị Hảo năm 2002 đã điều tra thực trạng
ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ bằng cách tiến hành thực nghiệm sư phạm để
đánh giá kết quả và kiểm tra khoa học.
4
Vẫn đi tìm hiểu về vấn đề này, trong luận án tiến sĩ của Vũ Thị Hương
Giang, ĐHSP Hà Nội, 2007 đã bàn về: “Một số phương pháp dạy trẻ 5-6 tuổi
kể chuyện với đồ chơi nhằm phát triển ngôn ngữ mạch lạc”. Luận án này đã
hệ thống hóa được hệ thống cơ sở lí luận của việc phát triển lời nói mạch lạc
của trẻ mẫu giáo thông qua kể chuyện với đồ chơi, thực trạng việc sử dụng
các biện pháp dạy trẻ kể chuyện với đồ chơi nhằm phát triển lời nói mạch lạc
cho trẻ ở trường mầm non hiện nay. Bên cạnh đó, trong luận án của mình tác
giả cũng đã đề cập đến biện pháp kể chuyện với đồ chơi hết sức sáng tạo, phát
huy khả năng sử dụng lời nói mạch lạc.
Tiếp theo là luận án tiến sĩ của tác giả Nguyễn Thùy Linh thông qua
hình thức dạy trẻ kể chuyện theo tranh lạ nhìn nhận ở góc nhìn khác. Với
“một số biện pháp dạy trẻ mẫu giáo kể chuyện theo tranh liên hoàn có chủ
đề”,Nguyễn Thùy Linh đã tìm được phương thức hiệu nghiệm dùng tranh liên
hoàn có chủ đề trong việc dạy trẻ mẫu giáo lớn kể lại chuyện.
Tạp chí Giáo dục Mầm non có rất nhiều bài viết về cách tổ chức,
quản lý, tin hoạt động, những sáng kiến kinh nghiệm dạy học của giáo viên
và các cán bộ quản lý ngành mầm non. Ở đó cũng có khá nhiều bài viết về
vấn đề phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Trong tạp chí số 1/2006, Đinh Thị
Uyên có bài dịch tìm hiểu về chương trình phát triển ngôn ngữ của trẻ mầm
non Hàn Quốc. Đây là một góc nhìn mở cho nền giáo dục mầm non Việt
Nam hiện nay.
Trong Tạp chí Giáo dục số 154 (2007) có bài viết của tác giả Hà
Nguyễn Kim Giang đã tìm hiểu về: “Một số biện pháp phát triển vốn từ tiếng
Việt cho trẻ mầm non các dân tộc thiểu số”.
Trong Tạp chí khoa học số 13/2010, ĐHSP Hà Nội 2 tác giả Đinh
Thanh Tuyến cũng đã có bài tìm hiểu rất hay và bổ ích về việc giới thiệu một
số quan điểm phát triển ngôn ngữ trên thế giới.
5
Ngoài công trình nghiên cứu trên còn rất nhiều các công trình nghiên
cứu khác tìm hiểu về phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ ở các độ tuổi khác
nhau. Ở hầu hết các công trình nghiên cứu thì các nhà khoa học đều đưa ra
được những biện pháp hữu hiệu nhằm phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ.
Mỗi công trình là những góc nhìn, những ý kiến khác nhau của từng người
nhưng đều có mục đích chung là tìm ra các hình thức và biện pháp để phát triển
lời nói mạch lạc cho trẻ hiệu quả nhất, nâng cao chất lượng dạy và học của
ngành giáo dục mầm non nói riêng và nền giáo dục của đất nước ta nói chung.
Tuy nhiên, cho đến thời điểm này thì vẫn chưa có một công trình
khóa luận nào đi sâu và khai thác vào việc phát triển ngôn ngữ mạch lạc
cho trẻ 5 - 6 tuổi người dân tộc Sán Dìu.
3. Mục đích nghiên cứu
Tìm ra các biện pháp để phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ 5 - 6 tuổi
dân tộc Sán Dìu.
4. Đối tượng nghiên cứu đề tài
Biện pháp giúp trẻ phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ 5 - 6 tuổi dân
tộc Sán Dìu.
5. Phạm vi nghiên cứu
Do thời gian có hạn nên phạm vi nghiên cứu khóa luận của chúng tôi
chỉ dừng lại ở khuôn khổ dân tộc Sán dìu trường mầm non Minh Quang Tam Đảo - Vĩnh Phúc.
6. Nhiệm vụ nghiên cứu đề tài
Xuất phát từ mục đích, đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài, nghiên
cứu của chúng tôi nhằm thực hiện những nhiệm vụ sau:
- Tìm hiểu cơ sở lí luận của đề tài
- Tìm hiểu thực trạng giáo dục, phát triển ngôn ngữ mạch lạc của trẻ ở
trường mầm non Minh Quang - Tam Đảo - Vĩnh Phúc.
6
- Đề xuất biện pháp dạy trẻ phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ.
7. Phương pháp nghiên cứu
Trong khóa luận này chúng tôi sử dụng các phương pháp sau:
- Phương pháp nghiên cứu lí luận
- Phương pháp tổng hợp
- Phương pháp phân tích
- Phương pháp so sánh
8. Cấu trúc khóa luận
Ngoài các phần Mở đầu và Kết luận, Nội dung khóa luận bao gồm ba
chương:
Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn của phát triển ngôn ngữ mạch lạc
cho trẻ 5 – 6 tuổi dân tộc Sán Dìu
Chương 2: Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ 5 - 6
tuổi dân tộc Sán Dìu
Chương 3: Thực nghiệm sư phạm
7
Chương 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA PHÁT TRIỂN NGÔN
NGỮ MẠCH LẠC CHO TRẺ 5- 6 TUỔI DÂN TỘC SÁN DÌU
1.1 Cơ sở lí luận
1.1.1. Cơ sở sinh lí
Ở mẫu giáo lớn sự phát triễn diễn ra chậm hơn so với giai đoạn trước.
- Về số lượng: chiều cao trung bình tăng từ 4 - 6 cm, đạt 105,5 - 125,5cm, cân
nặng tăng khoảng 1 - 2,5kg, đạt khoảng 15,7kg, có sự thay đổi rõ rệt về chất lượng.
- Về hệ thần kinh trẻ 5 - 6 tuổi cường độ và tính linh hoạt của các quá
trình thần kinh tăng lên rõ rệt. Trẻ có thể tập chung chú ý vào một đối tượng
nhất định trong thời gian 25 -30 phút. Đồng thời ở lứa tuổi này, vai trò hệ
thống tín hiệu thứ hai ngày càng tăng. Tư duy bằng từa ngày càng tăng, ngôn
ngữ bên trong xuất hiện. Chức năng khái quát hóa của từ đã có bước nhảy vọt
gần như người lớn ở chỗ sự khái quát được thể hiện theo hoạt động với đồ
vật, vì thế tư duy bằng hành động vẫn giữ vai trò quan trọng trong thần kinh
cấp cao của trẻ.
Ở lứa tuổi này trẻ có thể học đọc và học viết. Ngoài ra do sự phát riển
của hệ thần kinh nên số lần ngủ trong ngày và thời gian ngủ của trẻ cũng giảm
xuống 11 giờ trên ngày.
- Về hệ vận động trẻ 5 - 6 tuổi có sự phối hợp vận động của nhiều
nhóm cơ như người lớn. Còn việc tiếp thu những thói quen và vận động còn
phụ thuộc vào đặc điểm từng cơ thể trẻ, nhất là sự luyện tập phù hợp.
- Về hệ tuần hoàn, thành phần máu của trẻ cũng tăng lên và biến đổi về
chất: Huyết sắc tố 80 -90 %; hồng cầu 4,5 - 5 triệu đơn vị; bạch cầu 7 -10
nghìn; tiểu cầu 200 - 300 nghìn. Ngoài ra tần số co bóp của tim cũng tăng lên
từ 80 -110 lần/phút.
8
- Việc hô hấp nhịp thở của trể giảm dần, cơ quan phát âm của trẻ cũng
phát triển và hoàn thiện làm cho ngôn ngữ của trẻ cũng phát triển.
1.1.2. Cơ sở ngôn ngữ
1.1.2.1. Khái niệm lời nói mạch lạc
Nhiều nhà nghiên cứu đã nêu ra các định nghĩa về lời nói mạch lạc của
trẻ em trong đó sẽ có những điểm chung và điểm khác nhau. Trong cuốn:
“giáo trình phát triển lời nói cho trẻ em” của Đinh Hồng Thái đã nêu ra định
nghĩa của Tiến sĩ Ngôn học Xôkhin - tác giả của nhiều cuốn sách giáo khoa,
phương pháp về phát triển ngôn ngữ trẻ em. Ông đã định nghĩa đơn giản như sau:
“Lời nói mạch lạc được hiểu là sự diễn đạt mở rộng một nội dung
xác định, được thực hiện một cách logic, tuần tự, chính xác, đúng ngữ
pháp và có tính biểu cảm”.
Ngữ pháp mà Xôkhin dùng ở đây là nói về ngữ pháp văn bản chứ
không nói về cú pháp như nhiều người đọc định nghĩa này đã hiểu lầm (từ đó
nêu ra một trong những tiêu chí đánh giá lời nói mạch lạc của trẻ là câu nói
đúng ngữ pháp).
1.1.2.2. Các kiểu lời nói mạch lạc
Có hai hình thức cơ bản của ngôn ngữ mạch lạc đó là: đối thoại và lời
nói độc thoại.
* Lời nói đối thoại:
Đối thoại: Nói chuyện giữa một số người, không ít hơn hai. Mục đích
của đối thoại là hỏi về cái gì đó và đòi hỏi trẻ phải trả lời. Đối thoại về căn
bản là lời nói hội thoại nó bao gồm phản ứng tương hỗ của hai cá nhân giao
tiếp với nhau, các phản ứng tự phát một cách bình thường được xác định bởi
hoàn cảnh hoặc lời nói của những người tham gia đối thoại.
Có 2 hình thức hội thoại: Nói chuyện và đàm thoại
9
+ Nói chuyện: Là câu chuyện giữa hai người trở lên, không được
chuẩn bị từ trước.
+ Đàm thoại: Là câu chuyện về một chủ đề nào đó đã được chuẩn bị hệ
thống câu hỏi trước. Nó mang tính hoàn cảnh cao, sử dụng nhiều hình thức
ngôn ngữ tỉnh lược, những phương tiện biểu cảm phi ngôn ngữ, các đặc tính
biểu cảm của lời nói đóng vai trò quan trọng.
Đặc điểm nổi bật của lời nói hội thoại chính là kĩ năng hình thành và
đưa ra câu hỏi tương ứng với nó là câu trả lời bổ sung và sửa chữa cho người
đối thoại mình.
Trẻ có thể dễ dàng nắm được lời nói hội thoại vì trẻ sử dụng và được
nghe nhiều trong cuộc sống.
* Lời nói độc thoại: nói một mình, tự nói với mình mà không có người
đối thoại, là câu chuyện của một chủ thể nói năng với nhiều đối tượng, đây là
hình thức ngôn ngữ rất phức tạp về tư duy và hình thức, chủ thể phải có vốn
ngôn ngữ rất rộng và chuẩn bị bài nói rất cẩn thận về nội dung và người nói
phải có kĩ năng phát triển tốt.
Độc thoại thường là lời nói của phong cách sách vở. Độc thoại là một
hệ thống có tổ chức của các tư tưởng có hình thức lời nói, là những tác động
có dự định trước đến những người xung quanh. Bất kì lời nói độc thoại nào
cũng là sáng tác văn học ở dạng phôi thai. Ngôn ngữ độc thoại đòi hỏi người
nói phải chú ý căng thẳng hơn với nội dung lời nói và hình thức của nó. Ở đây
rất cần giữ được sự sinh động và trực tiếp của lời nói.
Ngôn ngữ độc thoại khó đối với trẻ vì trẻ ít được nghe trong đời sống
sinh hoạt hàng ngày mà thường chỉ được sử dụng khi miêu tả, tường thuật,
phán đoán thì mới được sử dụng. Độc thoại mà thông báo về các sự kiện tồn
tại thời gian gọi là miêu tả. Độc thoại thông báo về các sự kiện tiếp nối nhau
10
gọi là tường thuật. Còn độc thoại thông báo về các sự kiện tồn tại trong mối
quan hệ nhân quả gọi là phán đoán.
Trong độc thoại thường dùng các cấu trúc cú pháp đơn giản hoặc phức
hợp của ngôn ngữ chuẩn làm cho lời nói trở thành mạch lạc: câu đồng chức,
câu biệt lâp, câu ghép liên hợp. Trẻ phải nắm được cấu trúc cú pháp để hiểu
lời nói mạch lạc, truyền đạt thông báo của mình…
1.1.2.3. Đặc điểm ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ 5 - 6 tuổi dân tộc Sán Dìu
Ở mẫu giáo lớn lời nói mạch lạc đã đạt trình độ khá cao, cao hơn hẳn so
với trẻ ở hai độ tuổi mẫu giáo bé và mẫu giáo nhỡ. Để trả lời được câu hỏi
của người lớn đưa ra thì trẻ đã biết sử dụng các câu tương đối chính xác, ngắn
gọn và khi cần thì mở rộng. Lúc này trẻ đã phát triển kĩ năng nhận xét lời nói
và câu trả lời của các bạn, bổ sung hoặc sửa chữa các câu trả lời đó.
Lời nói của trẻ mang tính tình huống, chủ yếu là diễn đạt một cách vội
vàng. Những lời nói mạch lạc của trẻ được cấu tạo từ hai đến ba câu, nhưng
cũng cần xem đó chính là sự thể hiện mạch lạc.
Ở độ tuổi này trẻ tích cực tham gia trò chuyện với bạn hơn. Trẻ có thể
đàm thoại về những gì trẻ đã biết hoặc đã được nghe, được đọc từ trước. Trẻ
có thể tranh luận, đưa ra ý kiến của mình. Tư duy của trẻ phát triển hơn, trẻ có
thể nhận biết những dấu hiệu, đặc điểm đặc trưng, có thể đưa ra những phân
tích đầy đủ về sự vật, hiện tượng. Bằng ngôn ngữ, có thể diễn đạt rõ ràng ý
nghĩ, sự hiểu biết của mình. Trẻ biết xây dựng những câu chuyện tương đối
liên tục, rõ ràng, phong phú theo đề tài cho sẵn hoặc kể chuyện theo tranh, đồ
chơi, đồ vật. Nhưng trẻ vẫn cần có mẫu câu của cô giáo. Kĩ năng trong truyền
đạt lời kể, thái độ xúc cảm của mình với các sự vật, hiện tượng trong câu
chuyện của trẻ còn chưa phát triển đầy đủ.
Ví dụ1: Cô hỏi trẻ
Cô giáo: Con thấy món ăn này có ngon không?
11
Trẻ trả lời: Con thấy món nào cũng ngon cô ạ
Ví dụ 2: Trẻ thưa cô: Cô ơi bạn Nam tranh đồ chơi không cho các bạn chơi
cùng cô ạ, như thế là chưa ngoan cô nhỉ? vì trong lớp phải đoàn kết đúng
không cô?
1.1.2.4. Sự cần thiết phát triển ngôn ngữ mạch lạc đối với trẻ 5 - 6 tuổi dân
tộc Sán Dìu
Ngôn ngữ mạch lạc của trẻ 5 - 6 tuổi xuất hiện do nhu cầu muốn mô tả
lại cho người khác nghe những gì mà trẻ đã được nhìn tháy mà không thể dựa
vào tình huống cụ thể trước mắt.
Ví dụ: Đến lớp, trẻ muốn kể cho cô giáo nghe chuyện tối qua bị bố mẹ mắng
vì lười không chịu ăn cơm.
Như vậy nhu cầu giải thích, phân trần cho bạn hay người lớn của trẻ về
một vấn đề nào đó nhằm mục đích thuyết phục người nghe. Để đạt được điều
đó trẻ phải cố gắng diễn đạt suy nghĩ của mình một cách rõ ràng theo đúng
một trình tự thể hiện được mối liên hệ giữa các sự vật hiện tượng…
Trong bậc học mầm non, lứa tuổi 5 - 6 tuổi là lứa tuổi học cao nhất, ở
độ tuổi này thì trẻ còn thêm nôi dung học là chuẩn bị kiến thức vào lớp 1. Ở
lứa tuổi này , nhu cầu nhận thức của trẻ phát triển mạnh, nhu cầu nhận thức là
nhu cầu hướng tới, tiếp thu những tri thức mới.
Và đối với trẻ em dân tộc Sán Dìu việc phát triển ngôn ngữ mạch lạc là
vô cùng quan trọng vì bản thân trẻ sinh ra đã được sống trong thế hệ ông bà,
cha mẹ, là người dân tộc và sử dụng tiếng dân tộc thường xuyên trong sinh
hoạt nên trẻ cũng bị ảnh hưởng từ điều đó. Do đó khi được đến trường mầm
non, được học tập và sinh hoạt với các bạn không phải người dân tộc đôi khi
trẻ hay mắc những lỗi phát âm, chính tả hoặc đang nói tiếng toàn dân trẻ lại
sử dụng tiếng dân tộc của mình, trẻ thiếu tự tin còn hay nhút nhát, ngại giao
12
tiếp. Chính vì vậy hơn ai hết sự phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ dân tộc
Sán Dìu là hết sức quan trọng và cần thiết.
Ví dụ các lỗi mà trẻ thường gặp:
Từ “xanh” thì hay nói là thành “anh”
Ngọng chính tả “l” và “ n”: Mẹ cháu đi gặt núa
Trẻ nói bị khuyết âm “y” : “thuyền” thành “thuền”.
1.1.2.5. Ý nghĩa của ngôn ngữ mạch lạc đối với trẻ 5 - 6 tuổi dân tộc Sán Dìu
Phát triển lời nói mạch lạc của trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi góp phần chuẩn bị
phương tiện tư duy trực quan hình tượng ở giai đoạn cao hơn, hình thành
những cơ sở ban đầu cho sự xuất hiện kiểu tư duy logic ở giai đoạn phát triển
tiếp theo, giúp trẻ nhận thức thế giới xung quanh một cách đầy đủ, chính xác
và sâu sắc hơn, góp phần mở rộng phạm vi giao tiếp, phát triển xúc cảm, tình
cảm và tâm lí trẻ nói chung và nâng cao kĩ năng ngôn ngữ của trẻ lứa tuổi này.
Có thể nói ngôn ngữ mạch lạc là một hình thức ngôn ngữ rất cần thiết
cho trẻ mẫu giáo lớn đặc biệt là đối với trẻ là người dân tộc thiểu số vì ít được
tiếp xúc nhiều với tiếng Việt khi trẻ sinh ra. Nó là phương tiện thỏa mãn hàng
loạt nhu cầu (nhu cầu nhận thức, nhu cầu giao tiếp, phối hợp hoạt động… )
đáp ứng sự phát triển của giai đoạn này. Chính vì vậy một trong những nội
dung phát triển ngôn ngữ cho trẻ ở trường mầm non là phát triển lời nói mạch
lạc của trẻ mẫu giáo, đặc biệt là mẫu giáo lớn 5 - 6 tuổi.
1.1.3. Cơ sở tâm lí
1.1.3.1. Đặc điểm tri giác
Trẻ mẫu giáo thường tri giác những gì phù hợp với nhu cầu, những gì
thường gặp hoặc được giáo viên chỉ dẫn. Tính cảm xúc thể hiện rất rõ khi các
em tri giác. Những gì trực quan rực rỡ, sinh động được trẻ trực giác tốt hơn.
Điều này cho thấy tính cần thiết phải đảm bảo tính trực quan trong dạy học
nói chung và trong kể chuyện nói riêng.
13
1.1.3.2. Đặc điểm tư duy
Tư duy là một trong những đặc điểm tâm lý quan trọng, có ảnh hưởng
trực tiếp đến sự tiếp nhận văn học của trẻ 5 - 6 tuổi. Ở tuổi mẫu giáo lớn tư
duy trực quan - hình tượng phát triển mạnh đã giúp trẻ giải quyết một số bài
toán thực tiễn. Nhưng trong thực tế những thuộc tính bản chất của sự vật và
hiện tượng mà trẻ cần tìm hiểu lại bị che dấu không thể hình dung được bằng
hình ảnh. Kiểu tư duy này không đáp ứng được nhu cầu nhận thức đang phát
triển mạnh ở trẻ mẫu giáo lớn, cho nên bên cạnh phát triển tư duy trực quan hình tượng vẫn mạnh mẽ như trước đây, còn cần phát triển thêm một kiểu tư
duy trực quan - hình tượng mới để đáp ứng với khẳ năng và nhu cầu của trẻ ở
cuối tuổi mẫu giáo. Đó là kiểu tư duy trực quan - sơ đồ, trẻ mẫu giáo lớn có
khả năng hiểu một cách dễ dàng và nhanh chóng về cách biểu diễn sơ đồ để
tìm hiểu sự vật. Trong thời gian này, trẻ bắt đầu hiểu rằng có thể biểu thị một
sự vật hay một hiện tượng nào đó bằng từ ngữ hay các kí hiệu khác khi phải
giải những bài toán tư duy độc lập. Vì vậy, tính cụ thể của ngôn ngữ văn học
khi tái hiện lại toàn bộ thế giới hình ảnh,màu sắc, âm thanh có liên quan mật
thiết tới sự tiếp nhận văn học của trẻ. Nói cách khác, tư duy trực quan - sơ đồ
cụ thể giúp trẻ tiếp nhận một cách dễ dàng, có hiệu quả các tác phẩm văn học
phù hợp với lứa tuổi. Với sự phong phú của trí tưởng tượng với tính “duy kỷ”
hay “ý thức bản ngã” rất cao, trẻ mầm non, đặc biệt trẻ từ 5 - 6 tuổi luôn lấy
mình làm trung tâm để nhìn nhận thế giới xung quanh. Với cách nhìn “vật ngã
đồng nhất” và trí tưởng tượng phong phú, vạn vật qua con mắt trẻ thơ đều
sinh động và có hồn. Các em tìm thấy trong tự nhiên đời sống của chính
mình, và hòa chúng vào thiên nhiên, đồng nhất với thế giới xung quanh với
chính bản thân. Cho nên, trẻ mầm non thường rất thích nghe kể đọc thơ, kể
truyện cổ tích, truyện đồng thoại.
14
1.1.3.3. Trí tưởng tượng
Nét nổi bật trong tâm lí trẻ em lứa tuổi mẫu giáo (5 - 6) là sự phong phú
về trí tưởng tượng. Khác với trẻ ở độ tuổi nhà trẻ, mẫu giáo bé và mẫu giáo
nhỡ trẻ mẫu giáo lớn 5 - 6 tuổi đã biết dùng sự tưởng tượng của mình để
khám phá thế giới và tự thoả mãn nhu cầu nhận thức của bản thân, để tiếp thu
sáng tạo nghệ thuật và ngược lại, trí tưởng tượng phong phú, bay bổng trong
các tác phẩm thơ sẽ chắp cánh cho những ước mơ, hoài bão sáng tạo của trẻ.
Như vậy, trí tưởng tượng là một phần quan trọng của các quá trình tâm lí góp
phần tích cực vào hoạt động tư duy, nhận thức và phát triển ngôn ngữ của trẻ.
Theo nghiên cứu của các nhà tâm lí, tưởng tượng của trẻ em lứa tuổi này đã
bắt đầu mang tính chất sáng tạo. Đặc biệt là giai đoạn đầu tiên của tưởng
tượng, đó là tưởng tượng hoang đường. Đặc điểm của giai đoạn này là thiên
về những điều kỳ diệu khác thường. Đây chính là cơ hội để chúng ta sử dụng
các tác phẩm văn học, nhất là truyện cổ tích cho trẻ làm quen. Thế giới nghệ
thuật tươi đẹp và chứa đầy những điều bí ẩn, thần kỳ của các câu chuyện cổ
tích sẽ khơi dậy những tiềm năng sáng tạo kỳ diệu ở trẻ. Các cô giáo mầm
non cần có sự hiểu biết và những kĩ năng cảm thụ tác phẩm để tìm ra con
đường tốt nhất giúp trẻ tiếp nhận tác phẩm thơ, truyện một cách có hiệu quả.
1.1.3.4. Khả năng chú ý
Đặc điểm chú ý của trẻ 5 - 6 tuổi chủ yếu là không chủ định. Trẻ mẫu
giáo chỉ chú ý, ghi nhớ những gì mình thích và có thể liên quan đến nhu cầu
chính của bản thân trẻ, những gì gây ấn tượng xúc cảm đối với trẻ, cúng dễ bị
phân tán sự chú ý. Vì vậy để tổ chức cho trẻ đọc diễn cảm tác phẩm thơ phải
căn cứ vào đặc điểm này. Trước hết cô phải có biện pháp, thủ thuật thế nào để
lôi cuốn sự chú ý của trẻ. Trẻ có chú ý, ghi nhớ được bài thơ thì trẻ mới có thể
đọc diễn cảm lại bài thơ đó.
15
1.2. Cơ sở thực tiễn của việc phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ 5 - 6
tuổi dân tộc Sán Dìu
1.2.1. Điều tra khảo sát kĩ năng phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ mầm non
1.2.1.1. Mục đích điều tra
Quá trình điều tra nhằm tìm hiểu:
Thực trạng nhận thức của giáo viên ở Trường Mầm non Minh Quang Tam Đảo - Vĩnh Phúc trong việc tổ chức các hoạt động nhằm phát triển ngôn
ngữ mạch lạc cho trẻ 5 - 6 tuổi dân tộc Sán Dìu nhằm nâng cao chất lượng
phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ một cách hiệu quả nhất; việc xây dựng
biện pháp nâng cao chất lượng phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ 5 - 6 tuổi
dân tộc Sán Dìu.
Mức độ hứng thú của trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi tại trường mầm non khi
được liên tiếp tiếp xúc với các biện pháp phát triển ngôn ngữ mạch lạc.
1.2.1.2. Khách thể điều tra
- 9 giáo viên đang dạy lớp mẫu giáo lớn tại trường mầm non Minh
Quang - Tam Đảo - Vĩnh Phúc.
- 2 lớp mẫu giáo tại trường mầm non Minh Quang
1.2.1.3. Thời gian điều tra
Từ tháng 2 đến tháng 3 năm 2016
1.2.1.4. Phương pháp điều tra
Phương pháp sử dụng phiếu điều tra trưng cầu ý kiến
Phương pháp dự giờ , quan sát, trao đổi trò chuyện
Dùng toán xác suất thống kê để xử lí dữ liệu điều tra
1.2.2 Phân tích kết quả điều tra
1.2.2.1. Thực trạng nhận thức của giáo viên về việc hướng dẫn việc phát triển
ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ 5 - 6 tuổi dân tộc Sán Dìu
Chúng tôi tiến hành trưng cầu ý kiến của 9 giáo viên đang công tác tại
Trường Mầm non Minh Quang - Tam Đảo - Vĩnh Phúc. Tổng hợp ý kiến của
giáo viên qua phiếu trưng cầu ý kiến, chúng tôi nhận thấy:
16
* Đối với câu hỏi 1: “Theo cô thế nào là phương pháp phát triển ngôn
ngữ mạch lạc”. 100% giáo viên nhận thức đúng về phương pháp phát triển
ngôn ngữ mạch lạc. Phương pháp phát triển nggôn ngữ mạch lạc được hiểu là
giúp trẻ có khả năng diễn đạt rõ ràng, khúc triết, có nội dung, có logic một
vấn đề cụ thể đạt được sự thông hiểu của người khác và đạt được mục đích
phát ngôn của mình, trở thành một người mạnh dạn, tự tin, rẻn cho trẻ khả
năng chủ động, linh hoạt trong giao tiếp. Luyện cách phát âm chuẩn, cách lấy
hơi hiệu quả, trang bị vốn từ phong phú, đa dạng và hiểu được ý nghĩa của từ.
Phát triển khả năng tư duy, sáng tạo, linh hoạt trong các tinh huống. Trang bị
khả năng nói biểu cảm ngôn ngữ thông qua cảm xúc và ngôn ngữ cơ thể.
Kết quả trên cho thấy, phần lớn các giáo viên đã biết được thế nào là
phương pháp phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ 5 - 6 tuổi dân tộc Sán Dìu
* Đối với câu hỏi 2: “Trong các giờ dạy học ở các môn khác nhau cô
đã sử các phương pháp phát triển ngôn ngữ mạch lạc trong các tiết dạy với
tần số như thế nào? 100% giáo viên đều có sử dụng các phương pháp phát
triển ngôn ngữ mạch lạc khác nhau để giúp trẻ có thể phát triển một cách tốt
nhất. Trong giờ dạy học không có tình trạng nhồi nhét , áp đặt để trẻ không
hứng thú tham gia vào giờ học.
Điều đó cho thấy đa số giáo viên đã xác định đúng hướng việc sử dụng
các phương pháp phát triển ngôn ngữ mạch lạc trong các giờ học để thấy
được tầm quan trọng của phát triển ngôn ngữ mạch lạc. Tuy nhiên có đến
80% giáo viên không thường xuyên sử dụng các biện pháp phát triển ngôn
ngữ mạch lạc, lí do: Đối tượng trẻ chưa đồng đều về trình độ, về điều kiện
tiếp nhận hình thức phát triển ngôn ngữ mạch lạc. Điều đó gợi cho nhóm tác
giả đề tài nhiều trăn trở.
* Đối với câu hỏi 3: “Cô đã dùng những biện pháp gì để giúp trẻ 5 - 6
tuổi dâm tộc Sán Dìu phát triển ngôn ngữ mạch lạc?” , 90 % giáo viên đã chú
17
ý đến việc tạo điều kiện giúp trẻ có cơ hội và môi trường để phát triên ngôn
ngữ mạch lạc, hầu như tất cả các giáo viên này đều tiến hành các phương
pháp như mô tả đồ vật, đồ chơi mà trẻ thích, trẻ tập nói thành câu với vốn từ
cho sẵn, trẻ tập kể lại câu chuyện một cách sáng tạo, tổ chức trò chơi đóng
kịch, đóng vai theo chủ đề.
* Đối với câu hỏi 4: “Trong thực tế thì cô đã gặp phải những khó khăn
gì khi giúp trẻ 5 - 6 tuổi dân tộc Sán Dìu phát triển ngôn ngữ mạch lạc”, có
6/10 giáo viên cho rằng số trẻ là dân tộc Sán Dìu của mỗi lớp còn quá đông
nên việc giúp từng trẻ dân tộc Sán Dìu còn gặp khó khăn 4/10 giáo viên cho
rằng đối tượng trẻ dân tộc Sán Dìu do được sinh ra trong thế hệ gia đình đều
nói tiếng dân tộc mà không hay sử dụng tiếng Việt, nên việc dạy trẻ phát triển
ngôn ngữ mạch lạc gặp rất nhiều vấn đề. Trẻ có thể ở trên trường thì nói được
tiếng Việt nhưng về tới nhà do bố mẹ không sử dụng tiếng việt nên trẻ lại
chuyển sang nói tiếng dân tộc Sán Dìu, cũng do trẻ được sinh ra ở vùng vẫn
còn khó khăn, điều kiện học tập còn kém.
* Đối với câu hỏi số 5: “Để nâng cao chất lượng giúp trẻ 5 - 6 tuổi dân
tộc Sán Dìu theo cô cần sử dụng những phương pháp gì?”có 6/9 giáo viên nêu
được các biện pháp giúp trẻ nói được mạch lạc như là cho trẻ kể câu chuyện,
đàmtheo chủ đề cho sẵn, đàm thoại với trẻ, trò chuyện với trẻ (nhưng ở mức
độ chưa nhiều, hiệu quả chưa cao do giáo viên còn chưa chuẩn bị kĩ càng) có
3/9 giáo viên chỉ nêu được các biện pháp cũ đó là chỉ cần rèn cho trẻ kĩ năng
nói to rõ ràng, mạch lạc theo cách thông thường.
Trong khóa luận này chúng tôi vẫn phát huy thế mạnh của những biện
pháp, chúng tôi đã đi sâu hơn để khai thác một cách sáng tạo nhất, hiệu quả
nhất đối với từng phương pháp để giúp trẻ phát triển ngôn ngữ mạch lạc một
cách hiệu quả hơn. Đồng thời chúng tôi cũng đề xuất một số biện pháp nâng
cao phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ.
18
1.2.2.2. Mức độ nhận thức và hứng thú của trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi tại trường
mầm non trên đối với các biện pháp phát triển ngôn ngữ mạch lạc
Mức độ hứng thú của trẻ với các biện pháp này được chúng tôi quan
sát thông qua việc dự giờ, thăm lớp là chủ yếu. Qua quan sát, chúng tôi rút ra
được một số nhận xét sau:
- Nhìn chung, trong các giờ cô giáo có sử dụng các hình thức phát triển
ngôn ngữ mạch lạc khác nhau làm trẻ tỏ ra hứng thú, biểu hiện ở chỗ trẻ
chăm chú, tham gia tích cực vào các cuộc trò chuyện, đàm thoại, các giờ kể
lại chuyện trong tiết ngôn ngữ.
- Tuy vậy, cũng có một thực tế cần quan tâm, ở nhiều lớp mẫu giáo lớn,
chúng tôi đến dự giờ và tiến hành khảo sát, có một bộ phận trẻ chưa phát âm
chuẩn, vẫn ngọng; trẻ vẫn còn thiếu tự tin hay nhút nhát, đang nói tiếng kinh
thì trẻ có thể thêm một hai câu tiếng dân tộc, ngại giao tiếp với cô giáo với
các bạn dân tộc kinh.
Ví dụ:
Nói đúng: cháu chào bác cháu về ạ
Nói sai: Cháu chào bác cháu cui lốc ạ (cui lốc trong tiếng dân tộc nghĩa
là về)
1.2.2.3. Những vấn đề khác ghi nhận được trong quá trình điều tra
Trong quá trình điều tra thực trạng phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho
trẻ 5 - 6 tuổi dân tộc Sán Dìu tại trường mầm non Minh Quang - Tam Đảo Vĩnh Phúc chúng tối ghi nhận được một số vấn đề sau:
* Khó khăn của giáo viên:
- Điều kiện cơ sở vật chất nhà trường còn nhiều thiếu thốn, vẫn còn một
số giáo viên vẫn chưa hiểu được tầm quan trọng của việc phát triển ngôn ngữ
mạch lạc.
19