Tải bản đầy đủ (.pdf) (53 trang)

Phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo lớn thông qua tập thơ “Bài ca trái đất” của Định Hải

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (665.63 KB, 53 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA GIÁO DỤC MẦM NON
===o0o===

ĐINH THỊ THU

PHÁT TRIỂN VỐN TỪ
CHO TRẺ MẪU GIÁO LỚN THÔNG QUA
TẬP THƠ “BÀI CA TRÁI ĐẤT” CỦA
ĐỊNH HẢI
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành:Phƣơng pháp phát triển ngôn ngữ

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học
TS. Lê Thị Thùy Vinh

HÀ NỘI - 2017


LỜI CẢM ƠN
Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trƣờng Đại học Sƣ
phạm Hà Nội 2, các thầy cô giáo khoa Giáo dục Mầm non và các thầy cô
giáo trong tổ bộ môn phƣơng pháp phát triển ngôn ngữ đã giúp đỡ em
trong quá trình học tập tại trƣờng và tạo điều kiện cho em thực hiện khóa
luận tốt nghiệp.
Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất tới cô giáo TS. Lê Thị Thùy Vinh - ngƣời đã tận tình hƣớng dẫn, chỉ bảo em trong quá
trình học tập, nghiên cứu và giúp em hoàn thành khóa luận này.
Trong quá trình nghiên cứu không tránh khỏi những thiếu xót và
hạn chế. Kính mong nhận đƣợc sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo
và các bạn để đề tài đƣợc hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!


Hà Nội, tháng 5 năm 2017
Sinh viên

Đinh Thị Thu


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi với sự
hƣớng dẫn tận tình của cô giáo ThS. Lê Thị Thùy Vinh. Đề tài chƣa đƣợc
công bố trong bất cứ một công trình khoa học nào khác.
Hà Nội, tháng 5 năm 2017
Sinh viên

Đinh Thị Thu


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài......................................................................................... 1
2. Lịch sử vấn đề ............................................................................................ 2
3. Mục đích nghiên cứu.................................................................................. 4
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ............................................................. 4
5. Nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................................. 5
6. Phƣơng pháp nghiên cứu ........................................................................... 5
7. Cấu trúc đề tài ............................................................................................ 5
NỘI DUNG ....................................................................................................... 6
Chƣơng 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI........................ 6
1.1. Cơ sở lí luận
1.1.1. Cơ sở tâm lí học ................................................................................... 6
1.1.2. Cơ sở giáo dục học ............................................................................... 8

1.1.3. Cơ sở sinh lí học .................................................................................. 9
1.1.4. Cơ sở ngôn ngữ học ........................................................................... 11
1.1.5. Các khái niệm cơ bản ......................................................................... 13
1.5.1. Đặc điểm vốn từ của trẻ mầm non .................................................. 13
1.5.2. Đặc điểm phát triển vốn từ của trẻ mẫu giáo lớn. .......................... 17
1.2. Cơ sở thực tiễn
1.2.1. Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác thơ của nhà thơ Định Hải................ 20
1.2.2. Khảo sát thực trạng………………………………………………….22
Chƣơng 2. BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN VỐN TỪ CHO TRẺ MẪU GIÁO
LỚN THÔNG QUA TẬP THƠ “BÀI CA TRÁI ĐẤT” CỦA ĐỊNH HẢI ...... 27
2.1. Từ ngữ trong tập thơ “Bài ca trái đất” của nhà thơ Định Hải .............. 27
2.1.1. Yếu tố ngôn ngữ trong tập thơ “Bài ca trái đất” ............................ 27


2.1.2. Phát triển vốn từ cho trẻ thông qua thế giới trẻ thơ hồn nhiên, ngộ
nghĩnh qua tập thơ “Bài ca trái đất” của nhà thơ Định Hải ..................... 29
2.1.3. Phát triển vốn từ cho trẻ thông qua thế giới trẻ thơ hồn hậu, trong sáng,
đậm chất nhân văn qua tập thơ “Bài ca trái đất” của nhà thơ Định Hải ...... 33
2.2. Các biện pháp phát triển vốntừ qua tập thơ “Bài ca trái đất” của nhà
thơ Định Hải ................................................................................................. 35
2.2.1. Biện pháp đọc thơ cho trẻ nghe ...................................................... 36
2.2.2. Biện pháp đàm thoại ....................................................................... 40
2.2.3. Biện pháp giải nghĩa của từ ............................................................ 41
2.2.4. Dạy trẻ học thuộc thơ...................................................................... 45
KẾT LUẬN .................................................................................................... 47
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 48


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài

1.1. Phát triển ngôn ngữ cho trẻ là một trong những mục tiêu quan trọng
nhất của giáo dục mầm non. Bởi ngôn ngữ bên cạnh là công cụ giao tiếp, học
tập, vui chơi, giữ vai trò quyết định sự phát triển tâm lí trẻ em, nó còn là
phƣơng tiện để giáo dục trẻ em một cách toàn diện: phát triển về đạo đức, tƣ
duy, đạo đức và các chuẩn mực hành vi văn hóa.
Mặt khác ngôn ngữ không có sẵn do di truyền, nó có đƣợc trong suốt quá
trình trau dồi, học hỏi của trẻ. Vì vậy để phát triển ngôn ngữ cần thực hiện
nhiệm vụ quan trọng là phát triển vốn từ. Khi vốn từ của trẻ tăng lên trẻ có thể
hiểu đƣợc nghĩa và diễn đạt chính xác hơn. Trẻ có thể dễ dàng giao tiếp với
những ngƣời xung quanh, bộc lộ những suy nghĩ, ý muốn của bản thân một
cách rõ ràng. Đặc biệt ở giai đoạn 5 - 6 tuổi trẻ có thể hiểu và nói đƣợc nhiều
từ hơn, trẻ có khả năng nói những câu khó, phức tạp theo nhiều nghĩa khác
nhau. Do đó trẻ có nhu cầu rất lớn trong giao tiếp, tìm hiểu, khám phá thế giới
xung quanh. Để đáp ứng nhu cầu đó trẻ cần có vốn từ phong phú về tự nhiên,
con ngƣời và xã hội.
1.2.Mỗi con ngƣời chúng ta khi sinh ra ngay từ thuở lọt lòng đã đƣợc
nghe những tiếng ru ầu ơ của bà, của mẹ thật ngọt ngào, tha thiết, trong trẻo
và bay bổng làm cho tâm hồn trẻ thơ cảm nhận đƣợc sự tuyệt vời của tiếng
mẹ đẻ khi còn nằm trong nôi. Cũng chính vì lẽ đó mà thơ ca là phƣơng thức
đắc lực bồi dƣỡng những tâm hồn bé bỏng ấy không gì có thể thay thế đƣợc.
Với nội dung trong sáng, lành mạnh, thơ nhƣ dòng sữa mẹ thơm mát thổi vào
tâm hồn non nớt của trẻ những tình cảm tốt đẹp, trí tƣởng tƣợng cũng nhƣ sự
phát triển vốn từ cho trẻ.
Đã có rất nhiều nhà thơ nổi tiếng có nhiều tác phẩm hay viết cho thiếu
nhi nhƣ: Phạm Hổ, Võ Quảng, Trần Đăng Khoa, Xuân Quỳnh… Trong số các

1


tác giả viết có thiếu nhi, Định Hải là một trong những ngƣời tâm huyết với

nghề, đƣợc bao thế hệ nhỏ tuổi đón nhận, yêu mến. Với tập thơ nổi tiếng “Bài
ca trái đất”, Định Hải đã ghi dấu ấn riêng qua việc vẽ nên thế giới trẻ thơ
sống động, vừa hồn nhiên, ngây thơ vừa mang chiều sâu triết lí. Tựu chung đó
là nghệ thuật chan chứa tình yêu thƣơng, lòng nhân ái, sự bao dung giữa con
ngƣời với con ngƣời, giữa con ngƣời với thế giới tự nhiên. Trong thế giới ấy
cây cỏ, động vật cũng đƣợc thổi một luồng sinh khí trở nên sống động, có hồn
nhƣ trong bài thơ “Cái nụ”, “Con vịt”, “Con chó và con mèo”. Đọc “Bài ca
trái đất”, bạn đọc không chỉ bắt gặp trong đó thế giới trẻ thơ hồn nhiên, ngộ
nghĩnh mà còn cảm nhận đƣợc nét đẹp hồn hậu, trong sáng và đậm chất nhân
văn. Sáng tác đã mang đến cho thế giới trẻ thơ những ƣớc mơ, khát vọng về
cuộc sống tốt đẹp, nhân ái, góp phần tạo dựng và giáo dục phẩm chất, những
đức tính tốt cho các em. Điều này đƣợc thể hiện qua những vần thơ ấm áp, nói
lên tình yêu gia đình, yêu mến công việc lao động cũng nhƣ có những ƣớc
mơ, khát vọng của tuổi thơ.
Từ những lí do trên, chúng tôi đã mạnh dạn lựa chọn nghiên cứu đề tài
“Phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo lớn thông qua tập thơ “Bài ca trái đất”
của Định Hải” với mong muốn tìm hiểu rõ hơn việc sử dụng từ ngữ trong thơ
Định Hải để giúp trẻ phát triển vốn từ nói riêng và ngôn ngữ nói chung, từ đó
truyền những cái hay, cái đẹp của ngôn ngữ thơ Định Hải đến với các em.
2. Lịch sử vấn đề
Từ lâu vấn đề phát triển vốn từ cho trẻ mầm non, đặc biệt là trẻ mẫu giáo
lớn là vấn đề đƣợc nhiều nhà nghiên cứu quan tâm, tìm hiểu.
Ở Việt Nam, từ sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945, vấn đề này cũng
đƣợc quan tâm. Một số hội nghị khoa học ở Trung Ƣơng cũng nhƣ địa
phƣơng đã hƣớng vào nội dung việc thảo luận nâng cao chất lƣợng giảng dạy
phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non.

2



Trong cuốn “Phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo”, NXB
Đại học Sƣ phạm, 2004, tác giả Nguyễn Xuân Khoa đã nói về phƣơng pháp phát
triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo rất chi tiết, tỉ mỉ và cụ thể, trên cơ sở những
đánh giá chung về đăc điểm tâm sinh lí của trẻ ở lứa tuổi này, dựa trên mối quan
hệ của bộ môn ngôn ngữ học với những bộ môn khác tác giả đã đƣa ra.
Tác giả Nguyễn Xuân Khoa cũng đã cung cấp tri thức cơ bản về tiếng
Việt trong 2 tập “Tiếng Việt”, NXB Đại học Sƣ phạm, 2003, từ đó giúp giáo
viên mầm non có vốn kiến thức cơ bản phục vụ tốt việc phát triển ngôn ngữ
mẹ đẻ cho trẻ mầm non.
Trong cuốn“Phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ dưới 6 tuổi”,
NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2005, các tác giả Hoàng Thị Oanh - Phạm
Thị Việt - Nguyễn Kim Đức đã nói lên tầm quan trọng của ngôn ngữ trong
việc giáo dục toàn diện cho trẻ và nêu sơ lƣợc nội dung, phƣơng pháp, biện
pháp để luyện phát âm, phát triển vốn từ, dạy trẻ nói đúng ngữ pháp, phát
triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ.
Đứng trên phƣơng diện một nhà giáo dục học, tâm lí học, tác giả Nguyễn
Ánh Tuyết đã nghiên cứu ý nghĩa của truyện cổ tích trong việc bồi dƣỡng cảm
xúc lành mạnh và trong sáng góp phần giáo dục đạo đức cho trẻ trong cuốn
“Giáo dục mầm non, những vấn đề lí luận và thực tiễn”, 2007, NXB Đại học
Sƣ phạm.
Trong cuốn “Tâm lí học trẻ em lứa tuổi mầm non” (2005), tác giả
Nguyễn Ánh Tuyết cũng đã trình bày sự phát triển vốn từ ở từng giai đoạn,
lứa tuổi.
Tìm hiểu về thơ Định Hải và một số nhà thơ khác viết cho thiếu nhi, ta
có thể thấy các bài viết trong tập Nhà văn hiện đại, Nhà xuất bản Hội Nhà văn
1997; bài viết của Tô Hà trong Báo văn nghệ số 37 (ngày 8-9-1984). Tô Hà
đã ra nhận xét, đánh giá về tập thơ Bài ca trái đất của Định Hải. Theo Tô Hà,

3



tập thơ đã khai thác các khía cạnh: hồn nhiên, ngộ nghĩnh, giàu tƣởng tƣợng
của trẻ em; nhận thức của các em về mối quan hệ gia đình, ý thức lao động,
tình cảm bạn bè.
Tác giả Nguyễn Trọng Hoàn nhận xét khá đầy đủ về Định Hải và quá
trình sáng tác thơ viết qua thiếu nhi qua bài viết Nhà thơ Định Hải (Tạp chí
nhà văn, 6 - 2001). Nguyễn Trọng Hoàn đã nhận xét: “Cảm hứng bao trùm
lên nội dung và các tác phẩm viết cho thiếu nhi của nhà thơ Định Hải là tình
yêu thương con người, tình yêu thiên nhiên, tình yêu loài vật. Trong thơ ông,
khát vọng lớn nhất của tuổi thơ là khát vọng hòa bình, là tình hữu nghị”.
Và còn rất nhiều những công trình nghiên cứu khác đi vào tìm hiểu về
ngôn ngữ và phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo ở các độ tuổi, các giai đoạn.
Tựu chung lại các nhà khoa học đều muốn trẻ đƣợc phát triển về mặt ngôn
ngữ, nâng cao chất lƣợng dạy và học của ngành giáo dục mầm non nói riêng
và của ngành giáo dục nƣớc ta nói chung. Tuy nhiên cho đến thời điểm này
chƣa có công trình khoa học nào đi sâu nghiên cứu một cách có hệ thống về
đề tài thơ Định Hải đối với sự phát triển ngôn ngữ của trẻ mầm non. Với đề
tài này, chúng tôi đã tìm đƣợc hƣớng đi riêng, dựa trên sự tìm hiểu, đánh giá
và thực nghiệm của chính bản thân.
3. Mục đích nghiên cứu
Chúng tôi nghiên cứu đề tài này nhằm phát triển vốn từ cho trẻ mẫu
giáo lớn.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tƣợng nghiên cứu: biện pháp phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo lớn.
- Phạm vi nghiên cứu: trong khuôn khổ khóa luận chúng tôi nghiên cứu
sự phát triển vốn từ của trẻ mẫu giáo lớn qua tập thơ“Bài ca trái đất”của nhà
thơ Định Hải.

4



5. Nhiệm vụ nghiên cứu
Xuất phát từ mục đích, đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu của đề tài, nghiên
cứu của chúng tôi nhằm thực hiện những nhiệm vụ sau:
- Tìm hiểu cơ sở lí luận của đề tài
- Đề xuất một số biện pháp phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo lớn thông
qua những sáng tác thơ của nhà thơ Định Hải.
- Thực nghiệm sƣ phạm tại trƣờng Mầm non Ngô Quyền - Vĩnh Yên Vĩnh Phúc.
Trên cơ sở những nhiệm vụ trên, chúng tôi đƣa ra Kết luận và khuyến nghị.
6. Phƣơng pháp nghiên cứu
Trong đề tài này chúng tôi sử dụng những phƣơng pháp sau:
- Phƣơng pháp nghiên cứu lí luận
- Phƣơng pháp quan sát
- Thƣơng pháp phân tích tổng hợp
- Phƣơng pháp điều tra
- Phƣơng pháp thống kê
- Phƣơng pháp thực nghiệm sƣ phạm
7. Cấu trúc đề tài
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, Khóa luận
bao gồm 3 chƣơng:
Chƣơng 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn của đề tài
Chƣơng 2: Các biện pháp phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo lớn thông
qua tập thơ “Bài ca trái đất” của nhà thơ Định Hải.

5


NỘI DUNG
Chƣơng 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

1.1. Cơ sở lí luận
1.1.1. Cơ sở tâm lí học
Con ngƣời khác xa con vật nhờ có ngôn ngữ. Ngôn ngữ là phƣơng tiện
vừa là điều kiện để con ngƣời hoạt động và giao lƣu. Trong hoạt động học tập
ngôn ngữ là công cụ có giá trị, có tác dụng vô cùng to lớn.ngôn ngữ vừa là
công cụ hiện thực hóa tƣ duy, lĩnh hội tri thức vừa nói lên khả năng trí tuệ của
con ngƣời. ngôn ngữ và tƣ duy có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, tác động
qua lại với nhau, ngƣời có tƣ duy tốt sẽ nói năng mạch lạc, trôi chảy; nếu trau
dồi ngôn ngữ tỉ mỉ, chu đáo thì sẽ tạo điều kiện cho tƣ duy phát triển tốt.
Đứng ở góc độ tâm lí học, các nhà ngôn ngữ thấy rằng: việc tiếp thu
ngôn ngữ có nhiều điểm khác so với tiếp thu kiến thức trong các lĩnh vực
khác. Ngôn ngữ đƣợc hình thành rất sớm. Ngay từ giai đoạn hài nhi, ở trẻ đã
hình thành những tiền đề của sự lĩnh hội ngôn ngữ. Nhu cầu giao tiếp với
ngƣời lớn ngày càng tăng làm nảy sinh khả năng nói nói năng của trẻ. Trẻ
không có ý thức về ngôn ngữ nhƣng bằng cách bắt chƣớc có tính bản năng, trẻ
em sẽ đƣợc học nói của những ngƣời xung quanh mình.
Sự phát triển mọi mặt của trẻ mẫu giáo chƣa hoàn thiện, còn non nớt.
Hoạt động học tập đòi hỏi sự căng thẳng về trí tuệ và thể lực, đòi hỏi sự chú ý
có chủ định kéo dài, đòi hỏi sự hoạt động nhiều mặt của trẻ. Trẻ 5 - 6 tuổi,
chú ý không chủ định phát triển mạnh, chú ý đã có chủ định đã xuất hiện
nhƣng còn hạn chế. Đặc điểm trí nhớ của trẻ mẫu giáo là tính trực quan hình
tƣợng, tính không chủ định nhờ tác động một cách tự nhiên của những ấn
tƣợng hấp dẫn bên ngoài.Trí nhớ trực quan phát triển mạnh hơn trí nhớ từ ngữ
- logic. Ghi nhớ máy móc là đặc điểm nổi bật, trẻ ghi nhớ những sự vật hiện
6


tƣợng, cụ thể dễ dàng hơn nhiều so với những lời giải thích dài dòng. Vào
cuối tuổi mẫu giáo, trí nhớ của trẻ có một bƣớc biến đổi về chất: ghi nhớ có
chủ định xuất hiện và phát triển mạnh. Biểu tƣợng của trí nhớ ở trẻ mẫu giáo

lớn mang tính khái quát hơn.Trong quá trình tƣởng tƣợng, trẻ sử dụng các
biểu tƣợng của trí nhớ.
Ngôn ngữ giúp trẻ biết điều khiển chú ý của mình, biết tự giác hƣớng
chú ý của mình vào những đối tƣợng nhất định, khối lƣợng chú ý tăng và sức
tập chung chú ý trở nên bền vững hơn. Ghi nhớ của trẻ mẫu giáo lớn cũng
ngày càng có tính chủ định hơn so với trẻ mẫu giáo bé.Tuy vậy, cho đến cuối
tuổi mẫu giáo các quá trình tâm lí không chủ định vẫn chiếm ƣu thế trong
hoạt động tâm lí của trẻ, ngay cả hoạt động trí tuệ.
Tƣ duy và tƣởng tƣợng của con ngƣời không thể tách rời ngôn ngữ.
Ngôn ngữ là phƣơng tiện tƣ duy, hay ngôn ngữ cũng chính là “dòngtư duy”.
Tƣ duy của trẻ: tƣ duy trực quan - hành động và trực quan hình ảnh. Ở trẻ
chƣa hình thành loại tƣ duy ngôn ngữ - logic nên ngôn ngữ của trẻ mầm non
còn hạn chế. Ở tuổi ấu nhi, hầu hết trẻ đều rất tích cực hoạt động với đồ vật,
nhờ đó trí tuệ, tƣ duy phát triển khá mạnh, đó là tƣ duy trực quan hành động.
Nhƣng đó mới chỉ là những hành động bên ngoài, làm tiền đề cho sự hình
thành những hoạt động định hƣớng bên trong. Đến tuổi mẫu giáo, tƣ duy của
trẻ có một bƣớc ngoặt rất cơ bản, chuyển từ kiểu tƣu duy trực quan- hành
động sang kiểu tƣ duy trực quan - hình tƣợng. Tuổi mẫu giáo bé, trẻ bắt đàu
biết tƣ duy bằng những hình ảnh trong đầu, nhƣng do những biểu tƣợng còn
nghèo nàn và tƣ duy mới đƣợc chuyển từ bình diện bên ngoài vào bình diện
bên trong nên trẻ chỉ mới giải quyết đƣợc những bài toán hết sức đơn giản
theo kiểu tƣ duy trực quan - hình tƣợng.Ở tuổi mẫu giáo nhỡ trẻ phải giải
những bài toán ngày càng phức tạp và đa dạng, đòi hỏi tách biệt và sử dụng
mối liên hệ giữa những sự vật, hiện tƣợngvà hành động. Trẻ mẫu giáo nhỡ đã

7


bắt đầu đề ra những bài toán nhận thức, tìm tòi cách giải thích những sự vật,
hiện tƣợng mà mình nhìn thấy, kiểu tƣ duy trực quan hình tƣợng đã bắt đầu

chiếm lĩnh. Đến tuổi mẫu giáo lớn, khi ngôn ngữ trở thành phƣơng tiện của tƣ
duy và cho phép trẻ giải những bài toán trí tuệ mà không cần sử dụng trực tiếp
hành động và biểu tƣợng. Lúc này trẻ bắt đầu tập làm quen, lĩnh hội những
khái niệm đơn giản, khái niệm trừu tƣợng.những khái niệm đó là những tri
thức về các dấu hiệu chung và bản chất của sự vật cũng nhƣ hiện tƣợng trong
hiện thực đã đƣợc khái quát lại bằng các từ. Trẻ biểu hiện năng lực trí tuệ qua
hoạt động tổng hợp của lời nói, qua quan sát, chú ý và suy nghĩ bằng năng lực
ghi nhớ liên tƣởng và khả năng giải quyết các nhiệm vụ thông qua vui chơi
sáng tạo. Tƣ duy trực quan giải thích việc trẻ mẫu giáo bé và mẫu giáo nhỡ có
vốn từ biểu danh là chủ yếu. Tƣ duy trừu tƣợng và tƣ duy logic xuất hiện ở
tuổi thứ năm và cho phép trẻ em lĩnh hội những khái niệm đầu tiên- đó là
những khái niệm về sự vật, hiện tƣợng gần gũi xung quanh trẻ.
Việc cho trẻ tiếp xúc nhiều với thơ và việc giáo dục đạo đức trẻ thông
qua nội dung các bài thơ là hai hƣớng đi song song nhất quán, thúc đẩy, hỗ trợ
phát triển cho trẻ và dần hình thành nhân cách trẻ thơ.
1.1.2. Cơ sở giáo dục học
Dạy học ở trƣờng mẫu giáo là quá trình phát triển có hệ thống, có kế
hoạch, có mục đích các năng lực nhận thức cửa trẻ, trang bị cho trẻ hệ thống
tri thức sơ đẳng, hình thành kĩ năng, kĩ xảo tƣơng ứng.trên cơ sở đó góp phần
hình thành nhân cách cho trẻ. Trong quá trình dạy học gồm có nhiều hoạt
động khác nhau nhƣ: Làm quen với văn học, Hình thành biểu tượng toán sơ
đẳng cho trẻ mầm non, Làm quen với môi trường xung quanh… Tất cả các
hoạt động này nhằm mục đích mở rộng kiến thức hiểu biết cho trẻ và bên
cạnh đó còn một nhiệm vụ quan trọng là phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Hiện
nay ở các trƣờng mầm non có hai hình thức phát triển lời nói cho trẻđó là: tiết

8


học và ngoài tiết học. Các tiết học nhƣ: nhận biết tập nói, Làm quen với chữ

cái, làm quen với các tác phẩm văn học, làm quen với môi trường xung
quanh, Hình thành biểu tượng toán sơ đẳng cho trẻ mầm non, Tổ chức hoạt
động tạo hình, Giáo dục âm nhạc… Tất cả đều phát triển lời nói cho trẻ.Vì
vậy trong giờ học các hoạt động khác chúng ta phải chú ý phát triển ngôn ngữ
cho trẻ vì ngôn ngữ là cửa ngõ để trẻ phát triển toàn diện nhân cách.
Ngôn ngữ của trẻ đƣợc hình thành và phát triển qua giao tiếp với con
ngƣời, với sự vật hiện tƣợng xung quanh. Để thực hiện điều đó phải thông qua
nhiều hoạt động khác nhau nhƣ qua các giờ học, các trò chơi, dạo chơi ngoài trời
và sinh hoạt hằng ngày. Qua đó rèn luyện và phát triển vốn từ cho trẻ, tập cho trẻ
biết nghe, hiểu và phát âm chính xác các âm của tiếng mẹ đẻ, hƣớng dẫn trẻ biết
cách diễn đạt ý muốn của mình cho ngƣời khác hiểu.Vì vậy, khi cho trẻ làm
quen, tiếp xúc với các sự vật hiện tƣợng ngoài việc giới thiệu tên gọi, đặc điểm
của đối tƣợng cho trẻ thì giáo viên cần dạy trẻ biết nói các câu đầy đủ, rõ nghĩa,
dạy trẻ phát âm đúng các âm chuẩn tiếng Việt, đảm bảo các nguyên tắc của giáo
dục nhƣ tính khoa học, tính hệ thống, tính vừa sức.
Phát triển ngôn ngữ cho trẻ là một nhiệm vụ quan trọng trong chƣơng
trình giáo dục toàn diện trẻ. Chƣơng trình phát triển ngôn ngữ cho trẻ đã
đƣợcnhà giáo dục mầm non Liên Xô (cũ) nổi tiếng Eiti- Kheeva xem là khâu
chủ yếu nhất của các hoạt động trong trƣờng mầm non, là tiền đề thành công
của các công tác khác.
1.1.3. Cơ sở sinh lí học
Cho đến lúc ra đời, não bộ của trẻ phát triển chƣa hoàn thiện, mặc dù
hình thái và cấu tạo giải phẫu của nó không khác não ngƣời lớn là mấy. Ở trẻ
sơ sinh: não bộ có kích thƣớc nhỏ, khoảng 370- 392g (1/8- 1/9 trọng cơ thể).
Trong 9 năm đầu, trọng lƣợng não trẻ tăng lên mạnh mẽ. Chẳng hạn, trẻ đƣợc
6 tháng tuổi, trọng lƣợng của não tăng lên gấp đôi lúc sơ sinh; trẻ 3 tuổi tăng

9



gấp 3 và đa số các tế bào thần kinh đã đƣợc biệt hóa.
Học thuyết về các hệ thống tín hiệu đã khẳng định: Ngôn ngữ là hệ thống
tín hiệu thứ hai, là sự hoạt động đặc biêt của vỏ bán cầu đại não. Hệ thống tín
hiệu thứ hai có đƣợc là nhờ những kích thích trừu tƣợng nhƣ ngôn ngữ, lời
nói, chữ viết… Việc phát triển ngôn ngữ phải lien quan mật thiết tới việc phát
triển, hoàn thiện bán cầu đại não và hệ hệ thần kinh. Trong ba năm đầu là kết
thúc sự trƣởng thành về mặt giải phẫu vùng não chỉ huy ngôn ngữ, vì thế phải
phát triển ngôn ngữ cho trẻ đúng lúc mới đạt hiệu quả tốt nhất.
Để có thể giao tiếp tốt chúng ta không thể không kể đến bộ máy phát âm.
Mỗi con ngƣời sinh ra đã có sẵn bộ máy phát âm, đó là tiền đề vật chất để sản
sinh âm thanh ngôn ngữ. Đó là một trong những điều kiện vật chất quan trọng
nhất mà thiếu nó không thể có ngôn ngữ; nếu nhƣ bộ máy phát âm có một
khiếm khuyết nào đó (ví dụ nhƣ sứt môi, hở hàm ếch, ngắn lƣỡi, lƣỡi dài…)
thì việc hình thành lời nói cũng gặp rất nhiều khó khăn. Khi sinh ra mỗi con
ngƣời không phải đã có ngay bộ máy phát âm hoàn chỉnh. Độ tuổi mầm non
là giai đoạn hoàn thiện dần bộ máy đó: sự xuất hiện và hoàn thiện của hai
hàm răng, sự vận động của môi, lƣỡi, hàm dƣới… quá trình đó diễn ra tự
nhiên theo các quy luật sinh học, nó phát triển và hoàn thiện cùng sự lớn lên
của trẻ. Trong thực tế ở cùng một độ tuổi nhiều em có ngôn ngữ phát triển tốt,
phát âm rõ ràng bên cạnh đó có những em ngôn ngữ kém phát triển hơn, nói
ngọng hoặc lời nói không rõ ràng. Có sự khác nhau nhƣ thế là do bộ máy phát
âm khác nhau và quá trình chăm sóc giáo dục cũng khác nhau. Trẻ nói ngọng
là do bộ máy phát âm phát triển chƣa hoàn chỉnh. Tuy nhiên bộ máy phát âm
hoàn chỉnh mới chỉ là tiền đề vật chất. Cùng với thời gian, quá trình học tập,
rèn luyện một cách có hệ thống sẽ làm cho bộ máy phát âmđáp ứng đƣợc nhu
cầu thực hiện các chuẩn mực âm thanh ngôn ngữ. Cấu tạo bộ máy phát âm
gồm: dây thanh và các hộp cộng hƣởng phía trên thanh hầu. Âm sắc và tiếng

10



nói do tính chất của âm xác định và phụ thuộc vào các khoang cộng hƣởng
của phần trên các bộ phận thanh quản, họng, khoang, miệng, mũi. Bộ máy
phát âm của trẻ chƣa phát triển đầy đủ, các bộ phận tạo thành tiếng nói chƣa
liên kết chặt chẽ nên trẻ phát âm còn chƣa chuẩn, không chính xác. Do đó,
việc nghiên cứu bộ máy phát âm để tìm hiểu vốn từ của trẻ mầm non hoàn
toàn có cơ sở và mang tính khoa học.
Ở cuối Tuổi mẫu giáo, do việc giao tiếp bằng ngôn ngữ đƣợc mở rộng,
tai nghe âm vị đƣợc rèn luyện thƣờng xuyên để tiếp nhận các ngữ âm khi
nghe ngƣời lớn nói, mặt khác cơ quan phát âm đã trƣởng thành đên mức trẻ
có thể phát âm tƣơng đối chuẩn kể cả những âm khó của tiếng mẹ đẻ khi nói
năng. Trẻ mẫu giáo lớn đã biết sử dụng ngữ điệu một cách phù hợp với nội
dung giao tiếp hay nội dung câu chuyện mà trẻ kể.
1.1.4. Cơ sở ngôn ngữ học
Ngôn ngữ là một hệ thống tín hiệu đặc biệt, là phƣơng tiện giao tiếp cơ
bản và quan trọng nhất trong xã hội loài ngƣời. Ngôn ngữ đồng thời cũng là
phƣơng tiện phát triển tƣ duy, lƣu giữ và truyền đạt truyền thống văn hóa- lịch
sử từ thế hệ này sang thế hệ khác. Lênin từng khẳng định: “Con người muốn
tồn tại thì phải gắn bó với cộng đồng. Giao tiếp là một hoạt động đặc trưng
của con người. Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất.”. Ngôn
ngữ có vai trò rất lớn trong cuộc sống con ngƣời, nhờ ngôn ngữ mà con ngƣời
có thể trao đổi hiểu biết, truyền cho nhau những kinh nghiệm, tâm sự với
nhau những nỗi niềm thầm kín.
Ngôn ngữ chính là một trong những phƣơng tiện thúc đẩy trẻ trở thành
một thành viên của xã hội loài ngƣời. Ngôn ngữ là công cụ để trẻ học tập, vui
chơi. Ngôn ngữ là công cụ hữu hiệu để bày tỏ những tình cảm hay nguyện
vọng của mình từ khi còn rất nhỏ để ngƣời lớn có thể yêu thƣơng và chăm sóc
các em một cách tốt nhất. Ngôn ngữ rất cần cho tất cả các hoạt động của trẻ

11



và ngƣợc lại, mọi hoạt động thúc đẩy ngôn ngữ của trẻ phát triển.
Ngôn ngữ của trẻ em lứa tuổi mầm non chủ yếu là ngôn ngữ nói, vì thế
sự phát triển ngôn ngữ nói của trẻ phụ thuộc rất lớn vào sự giao tiếp của trẻ
em với ngƣời lớn và giữa các trẻ với nhau. Sống trong xã hội con ngƣời luôn
phải giao tiếp, mà khi giao tiếp con ngƣời phải sử dụng ngôn ngữ để biểu đạt
với những ngƣời xung quanh. Trẻ em giao tiếp với mọi ngƣời xung quanh,
học các từ của ông bà, bố mẹ, ngƣời thân, bạn bè thì ngôn ngữ của trẻ cũng
chịu ảnh hƣởng không nhỏ. Trẻ bắt chƣớc ngƣời lớn nói và đƣợc đƣợc ngƣời
lớn dạy. Cần làm giàu vốn từ cho trẻ bằng những từ mới, từ khó đối với trẻ.
Đào sâu cung cấp, chính xác hóa vốn từ cho trẻ hiểu chính xác nghĩa của từ;
tích cực hóa vốn từ cho trẻ, trang bị cho trẻ vốn từ sống động. Bằng vốn ngôn
ngữ của mình trẻ có thể biểu đạt hiểu biết của mình cho ngƣời lớn hiểu và
hiểu đƣợc ý nghĩa những câu nói của ngƣời lớn. Trong công tác giáo dục
mầm non ngƣời lớn cần có ý thức rèn luyện và phát triển ngôn ngữ cho trẻ
một cách thƣờng xuyên, liên tục ở mọi lúc, mọi nơi, mọi hoạt động.
Sống trong xã hội luôn phải giao tiếp, mà khi giao tiếp con ngƣời luôn
phải sử dụng vốn từ của mình để biểu đạt với những ngƣời xung quanh. Vốn
từ cá nhân phát triển thì ngôn ngữ càng phát triển. Trong vốn từ của trẻ mẫu
giáo, đầu tiên trẻ phản ứng những đặc trƣng của sự vật, hiện tƣợng.Càng lớn
trẻ em càng có nhiều vốn từ thể hiện đặc điểm của sự vật, hiện tƣợng bằng từ
ngữ. Vốn từ của trẻ mẫu giáo có khối lƣợng nhỏ hơn rất nhiều so với khối
lƣợng vốn từ của ngƣời lớn vì khối lƣợng tri thức của trẻ còn hạn chế. Vì thế
mở rộng vốn từ cho trẻ phải dựa vào sự mở rộng nhận thức cho trẻ. Vốn từ
chủ động là vốn từ mà chủ thể nói năng sử dụng một cách tích cực trong giao
tiếp. Vốn từ chủ động của trẻ mẫu giáo ít hơn so với vốn từ bị động, vì thế
tích cực hóa vốn từ là chuyển hóa vốn từ thụ động sang vốn từ chủ động cho
trẻ. Vốn từ cơ bản bao gồm những từ ngữ có tần số xuất hiện cao, vì thế dạy


12


trẻ em phai dạy cho trẻ vốn từ cơ bản vì chỉ khi đó trẻ mới có thể giao tiếp tốt
hơn. Vốn từ ngữ phongphú chính xác sẽ giúp trẻ dễ dàng định hƣớng trong
không gian.
Để dạy trẻ sử dụng ngôn ngữ nhƣ một phƣơng tiện giao tiếp thì việc đầu
tiên ngƣời giáo viên cần tìm hiểu đó là vốn từ của trẻ.Trong ngôn ngữ từ là
cái quan trọng nhất, là vật liệu trực tiếp để tạo ý, tạo lời, tạo câu. ở tuổi mẫu
giáo trẻ cần nắm đƣợc một vốn từ cần thiết đủ để chúng có thể giao tiếp đƣợc
với bạn bè, ngƣời lớn, tiếp thu những tri thức ban đầu trong trƣờng mầm non,
chuẩn bị học tập ở trƣờng phổ thông; xem các chƣơng trình truyền hình,
truyền thanh… Vì thế, giáo dục học mẫu giáo coi việc hình thành vốn từ là
một nhiệm vụ quan trọng trong nội dung giáo dục trẻ. Phát triển vốn từ đƣợc
hiểu nhƣ là một quá trình lâu dài của việc lĩnh hội vốn từ mà con ngƣời đã
lĩnh hội đƣợc trong lịch sử. Nó bao gồm hai mặt: tích lũy số lƣợng (tăng dần
số từ tích cực) và nâng cao chất lƣợng (lĩnh hội dần dần nội dung xã hội tích
lũy trong từ, nó là sự phản ánh kết quả của nhận thức).
1.1.5. Các khái niệm cơ bản
Từ tiếng Việt gồm một số âm tiết cố định bất biến mang theo những đặc
điểm ngữ pháp nhất định, ứng với một kiểu ý nghĩa nhất định lớn nhất trong
hệ thống ngữ pháp và nhỏ nhất để tạo câu.
1.1.5.1. Đặc điểm vốn từ của trẻ mầm non
* Về mặt số lƣợng
Sự phát triển ngôn ngữ của trẻ là một quá trình từ thấp đến cao với các
giai đoạn mang những đặc trƣng khác nhau tùy thuộc vào độ tuổi của trẻ.
Trẻ sơ sinh chƣa hiểu đƣợc ngôn ngữ của ngƣời lớn.Ở giai đoạn này, trẻ
mới bắt đầu cảm nhận ngữ điệu, giọng nói của mẹ.
Khi trẻ đƣơc 7 - 8 tháng, trẻ bắt đầu biết tên mình.
Từ 10 - 11 tháng, trẻ bắt đầu hiểu một số từ chỉ sự vật, ngƣời mà trẻ


13


thƣờng xuyên đƣợc tiếp xúc.
Từ 12 tháng trở đi, nhu cầu giao tiếp của trẻ với thế giới xung quanh
ngày cành tăng, bên cạnh các âm bập bẹ xuất hiện các từ chủ động đầu tiên.
Khi 18 tháng, số từ bình quân là 11 từ, trẻ bắt chƣớc ngƣời lớn và lặp lại một
số từ gần gũi nhƣ: bố, mẹ, bà, ô tô, măm…
Từ 19 - 21 tháng, môi trƣờng tiếp xúc của trẻ đƣợc mở rộng, trẻ đƣợc
làm quen với nhiều sự vật, hiện tƣợng hơn, số lƣợng từ của trẻ tăng lên rõ rệt.
Đến 21 tháng tuổi, trẻ đạt 220 từ. Giai đoạn 21 - 24 tháng, tốc độ chậm lại, chỉ
đạt 234 từ vào tháng 24, sau đó tăng tốc: 30 tháng đạt 434 từ.
Trẻ 3 tuổi sử dụng đƣợc hơn 500 từ, phần lớn là danh từ, động từ, tính từ
và các từ loại khác.danh từ chỉ đồ chơi, đồ dùng quen thuộc, các con vật gần
gũi nhƣ: búp bê, siêu nhân, quả bóng, con chó, con mèo, con gà… Động từ
chỉ những hoạt động gần gũi với trẻ và những ngƣời xung quanh nhƣ: ăn,
uống, ngủ, chơi…
Trẻ 4 tuổi có thể nắm đƣợc gần 700 từ, ƣu thế vẫn thuộc về danh từ và
động từ. Hầu hết các loại từ đã xuất hiện trong vốn từ của trẻ.
Ở độ tuổi 5 - 7 tuổi vốn từ của trẻ tăng bình quân 1033 từ, tính từ và các
loại từ khác đã chiếm tỉ lệ cao hơn.
Tốc độ tăng vốn từ ở các độ tuổi khác nhau, chậm dần theo độ tuổi: cuối
3 tuổi so với đầu 3 tuổi vốn từ tăng 107%; cuối 4 tuổi so với đầu 4 tuổi tăng
40,58%; cuối 5 tuổi so với đầu 5 tuổi, vốn từ của trẻ chỉ tăng 10,40% ; cuối 6
tuổi so với đầu 6 tuổi vốn từ chỉ tăng 10,01%. [7; 77]
Mặc dù số lƣợng từ của trẻ mẫu giáo do các nhà tâm lí học, ngôn ngữ
học đƣa ra không khớp nhau, nhƣng sự chênh lệch không lớn lắm; bởi lẽ số
lƣợng từ của trẻ phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố khác nhau trong đó quan
trọng nhất là tác động của môi trƣờng nhƣ sự tiếp xúc thƣờng xuyên với


14


những ngƣời xung quanh, sự chăm sóc giáo dục của gia đình và nhà trƣờng.
*Vốn từ xét về mặt cơ cấu từ loại
Cơ cấu từ loại trong vốn từ của trẻ là một tiêu chí để đánh giá chất lƣợng
vốn từ. Số lƣợng từ loại càng nhiều bao nhiêu thì càng tạo điều kiện cho trẻ
diễn đạt thuận lợi bấy nhiêu. Các loại từ xuất hiện dần dần trong vốn từ của
trẻ. Theo Xtecnơ, ban đầu chủ yếu là danh từ, sau đó đến động từ, tính từ và
các từ loại khác xuất hiện muộn hơn.
Theo nhà nghiên cứu Đinh Hồng Thái, đến 3 - 4 tuổi, về cơ bản vốn từ
của trẻ đã có đủ các loại từ. Tuy nhiên tỉ lệ danh từ và tính từ cao hơn nhiều
so với các loại từ khác: danh từ chiếm 38%, động từ 32%; còn lại là tính từ
6,8%, đại từ 3,1%, phó từ 7,8%, tình thái từ 4,7%, quan hệ từ và số từ còn ít
xuất hiện: số từ 2,5%, quan hệ từ 1,7%.
Giai đoạn 5 - 6 tuổi cũng là giai đoạn hoàn thiện một bƣớc cơ cấu từ loại
trong vốn từ của trẻ. Tỉ lệ danh từ, động từ giảm đi (chỉ khoảng 50%) nhƣờng
chỗ cho tính từ và các loại từ khác tăng lên: tính từ đạt tới 15%, quan hệ từ
tăng lên đến 5,7%, còn lại là các loại từ khác. [7; 78]
Từ đặc điểm này chúng ta cần chú ý đến các loại từu khác khi dạy từ cho
trẻ, chú trọng tới vốn từ cho trẻ vì lúc này vốn từ của trẻ còn nghèo nàn: lúc
đầu số lƣợng danh từ chiếm phần lớn, sau đó đến động từ, rồi đến tính từ.
* Khả năng hiểu nghĩa của từ của trẻ mẫu giáo
Trẻ mẫu giáo bé có khả năng nắm đƣợc những từu ngữ có ý nghĩa cụ thể
nhƣ những từ ngữ là tên gọi các đồ vật trong gia đình (bát, đĩa, bàn, tủ,
ghế…), tên gọi các con vật (lợn, chó, gà, mèo…), thực vật (cây chuối, quả
cam, hoa loa kèn…). Từ “đồ vật” có ý nghĩa trừu tƣợng, trẻ hiểu nó không
phải bằng cảm giác mà bằng sự trừu tƣợng hóa. Đến 6 tuổi, để nắm từ với ý
nghĩa khái quát trẻ không đòi hỏi cảm giác trực tiếp nữa.

Theo Fedorenko (Nga), ở trẻ em có 5 mức độ hiểu nghĩa khái quát của từ

15


nhƣ sau:
- Mức độ zero (mức độ 0): mỗi sự vật có tên gọi gắn với nó. Cuối tuổi
lên một, đầu tuổi lên 2, trẻ hiểu đƣợc những từ ngữ thể hiện một sự vật đơn lẻ,
cụ thể, tách biệt, những từ ngữ ở mức độ khái quát (nghĩa biểu danh).
Ví dụ: Mẹ, bố, bàn bát…
Một điều cần chú ý là: động từ và tính từ không có mức khái quát zero
nhƣ danh từ.
- Mức độ thứ nhất của sự khái quát: cuối tuổi lên hai, trẻ nắm đƣợc mức
độ thứ nhất của sự khái quát - ý nghĩa biểu niệm ở mức thấp, tức là tên gọi
chung của đối tƣợng cùng loại (đồ vật, hành động, tính chất).
Ví dụ: “Bóng” chỉ một quả bóng bất kì nhƣ bóng bay, bóng nhựa, bóng
cao su; “cốc” chỉ những vật dùng để uống nƣớc.
- Mức độ thứ hai của sự khái quát: trẻ nắm đƣợc những từ ngữ thể hiện
sự khái hơn.
Ví dụ: “quả” có thể chỉ bất cứ loại quả nào (quả cam, quả xoài, quả
táo…); “xe” (xe đạp, xích lô, ô tô…); “con” (gà, mèo, lợn, chim…).
Cam, xoài, táo: mức độ thứ nhất của sự khái quát; “quả”: mức độ thứ hai
của sự khái quát.
- Mức độ ba của sự khái quát: trẻ 5 - 6 tuổi có thể nắm đƣợc mức độ ba
của sự khái quát.
Ví dụ: “đồ vật” có thể chỉ đồ chơi nhƣ búp bê, máy bay, ô tô…; “đồ gỗ”
chỉ các đồ dùng, vật dụng đƣợc làm từ gỗ (bàn, ghế, giường…); “phương tiện
giao thông” (xe máy, tàu thủy, tàu hỏa, máy bay…).
“Búp bê”: mức độ thứ nhất của sự khái quát; “đồ chơi”: mức độ thứ hai
của sự khái quát; “đồ vật”: mức độ thứ ba của sự khái quát.

- Mức độ thứ tƣ của sự khái quát: trẻ hiểu đƣợc những từ biểu thị sự khái
quát tối đa - những khái niệm thực sự khoa học.

16


Ví dụ: vật chất, hành động, trạng thái, chất lƣợng, số lƣợng, quan hệ…
Khả năng nắm đƣợc mức độ thứ tƣ của sự khái quát xuất hiện vào tuổi
thiếu niên.
Đối với trẻ mầm non, khi ở tuổi nhà trẻ, trẻ hiểu đƣợc nghĩa biểu danh
(mức độ zero và 1). Mức độ 2 và 3 dành cho trẻ mẫu giáo, đặc biệt là mẫu
giáo lớn. [5; 134].
1.1.5.2. Đặc điểm phát triển vốn từ của trẻ mẫu giáo lớn
Trẻ mẫu giáo lớn đã trong giai đoạn trƣởng thành vì thế mà trẻ có nhu
cầu rất lớn về nhận thức, trẻ khát khao đƣợc tìm hiểu khám phá thế giơi xung
quanh mình.Các nhà nghiên cứu giáo dục khẳng định rằng phát triển vốn từ là
nền tảng quan trọng để phát triển ngôn ngữ, có ý nghĩa quan trọng quyết định
đến mọi mặt của trẻ.
Nhƣ chúng ta đã biết thì trẻ 5 - 6 tuổi đã biết sử dụng khá thành thạo
tiếng mẹ đẻ để giao tiếp. Khả năng ngôn ngữ liên quan chặt chẽ đến sự phát
triển trí tuệ những trải nghiệm của trẻ. Ngôn ngữ của trẻ đạt tốc độ phát triển
khá nhanh và đến cuối tuổi mẫu giáo, thì hầu hết trẻ em đã biết sử dụng tiếng
mẹ đẻ một cách thành thạo trong sinh hoạt hàng ngày. Vốn từ của trẻ mẫu
giáo lƣớn tăng lên đáng kể, có khoảng 3000 - 4000 từ, trẻ thƣờng xuyênsử
dụng 1033 từ. Trong đó loại từ đƣợc tích lũy khá phong phú, không những về
danh từ, động từ mà còn cả về đại từ, tính từ, liên từ… đủ để giao tiếp với
những ngƣời xung quanh. Danh từ và đại từ vẫn chiếm ƣu thế nhƣng tính từ
và các loại từ khác cũng đƣợc trẻ sử dụng nhiều hơn. Cụ thể:
- Về danh từ: nội dung, ý nghĩa của các từ đƣợc mở rộng, phong phú
hơn; những từ chỉ nghề nghiệp của ngƣời lớn tăng. Ở trẻ còn có những từ

mang tính văn học nhƣ: áng mây, đóa hoa,… Trẻ biết sử dụng một số từ chỉ
khái niệm trừu tƣợng, mặc dù trẻ chƣa thực sự hiểu nghĩa của từ đó, thậm chí
không hiểu nhƣ: kiến trúc tài năng,…
- Về động từ: phần lớn là những động từ gần gũi, tiếp tục phát triển thêm
17


những nhóm từ mới nhƣ:nhảy nhót, leng keng, ngoe nguẩy…; những động từ
chỉ sắc thái khác nhau nhƣ: chạy vèo vèo, chạy tung tăng…; xuất hiện thêm
những động từ có nghĩa trừu tƣợng nhƣ: giáo dục, khánh thành… Trẻ mẫu
giáo lớn đã phân biệt đƣợc nghĩacủa các động từ gần nghĩa nhau, ví dụ: động
từ “băm” và “chặt” (khi băm thì nhẹ nhàng, khi chặt phải mạnh và nhanh
hơn). Trẻ cũng có thể hiểu đƣợc một số từ có thể có nhiều nghĩa khác nhau
nhƣ: đánh đập, đánh rơi, đánh mất, đánh bóng…
- Về tính từ: phát triển về số lƣợng cũng nhƣ chất lƣợng, trẻ sử dụng
nhiều tính từ có tính chất gợi cảm nhƣ: tròn xoe, đỏ chót, sáng lóe, ngọt lịm…
Trẻ đã sử dụng chính xác các từ chỉ tính chất không gian nhƣ: cao - thấp, dàingắn, rộng - hẹp…, các từ chỉ tốc độ nhƣ: nhanh - chậm…, các từ chỉ màu
sắc: đỏ, vàng, cam, xanh, nâu, tím…
- Ngoài ra các loai từ khác nhƣ đại từ, trạng từ, quan hệ từ, phụ từ…
cũng đƣợc dùng nhiều hơn những lứa tuổi khác: trạng từ đƣợc mở rộng; trẻ
cũng đã biết sử dụng những quan hệ từ nhƣ: nếu, thì, vì, nên, thế mà, xong là,
và, với, nhưng, để… Trẻ 5 - 6 tuổi đã biết số từ số 1 đến số 10 và sử dụng
đƣợc các từ không xác định: bao nhiêu, một vài, những, các… Trẻ đã sử dụng
chính xác hơn các phó từ: đã, đang, sẽ, vẫn, còn, hơi, không, chưa…, các tình
thái từ: à, nhé, nhỉ… Trẻ biết sử dụng nhiều từ đơn hơn từ ghép; trẻ hiểu
nhiều từ láy và biết sử dụng chúng. Trẻ đã hiểu đƣợc một số từ có nghĩa khái
quát, biết sử dụng một số từ ghép mang tính gợi cảm và những từ có nghĩa đối
lập: bé xíu- to đùng, béo múp - gầy nhom… các từ chỉ tính chất không gian
(bao la, bát ngát, rộng lớn, mênh mông, bát ngát…), từ chỉ tốc độ (nhanh,
chậm, thoăn thoắt, lề mề…), từ chỉ màu sắc (đo đỏ, tim tím, xanh lơ…) đƣợc

trẻ sử dụng chính xác. Trẻ đã hiểu và biết dùng các từ chỉ khái niệm thời gian
(hôm qua, ngày mai, ngày kia…), từ đồng nghĩa (tàu hỏa - xe lửa, to - lớn,
thấp - nùn…), từ có tính chất gợi cảm, có hình ảnh và mang sắc thái khác
nhau (bé tí, bé xíu, be bé…). Trẻ mẫu giáo cũng biết xƣng hô đúng với các
18


đối tƣợng gần gũi: em, tôi, tớ, mình, ngƣời ta…
Sự lĩnh hội ngôn ngữ tùy thuộc trực tiếp vào điều kiện sống và giáo dục
và đƣợc quyết định bởi tính tích cực của bản thân trẻ đối với ngôn ngữ. Những
trẻ e mà năng giao tiếp, năng tìm hiểu các hiện tƣợng ngôn ngữ thì không
những hiểu đƣợc từ ngữ và nắm vững ngữ pháp mà còn “sáng tạo” ra những từ
ngữ, những cách nói chƣa từng có trong ngôn ngữ của ngƣời lớn. Ở lứa tuổi
này, trẻ rất thích sử dụng những từ mới đƣợc biết hoặc những từ do trẻ tự nghĩ
ra. Trẻ đƣa chúng vào những hoạt động sáng tạo nhƣ khi kể chuyện, đóng kịch
hay chơi trò chơi đóng vai, thậm trí trẻ còn sử dụng chúng trong giao tiếp hang
ngày của trẻ. Bé Hoàng Hoa Anh, 5 tuổi đã nói “Vịt ngã lộn phèo”, bé Vàng
Anh đã dùng từ mới để chỉ màu đỏ “Đỏ choen choét” [10; 309].
Theo Nguyễn Minh Loan, Tìm hiểu vốn từ của trẻ mẫu giáo 5 tuổi, Khóa
luận tốt nghiệp khoa Mầm non, trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội, 1993, [5; 141].
Các từ loại trong lời nói của trẻ 5 tuổi:
Bảng 1.1.Các từ loại trong lời nói của trẻ 5 tuổi [5; 141]
Số lƣợng

Từ loại

Thực từ

Hƣ từ


Tỉ lệ (so với vốn
từ) đã thống kê

Danh từ

291

40%

Động từ

230

30%

Tính từ

58

7,3%

Đại từ

25

2,7%

Số từ

17


1,8%

Phó từ

62

7,5%

Ngữ thái từ

38

4,6%

Quan hệ từ

16

1,5%

19


Tóm lại trong các độ tuổi mẫu giáo, ngôn ngữ của trẻ đƣợc phát triển dần
về các mặt: vốn từ, ngữ âm, ngữ điệu, ngữ pháp xuất hiện dần kiểu ngôn ngữ
mạch lạc. Đến cuối tuổi mẫu giáo (5 - 6 tuổi) trẻ đã có khả năng nắm đƣợc
ngữ nghĩa của từ vựng thông dụng, phát âm gần đúng với các phát âm của
ngƣời lớn, biết dùng ngữ điệu phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp và đặc biệt là
nắm đƣợc hệ thống ngữ pháp phức tạp bao gồm những quy luật ngôn ngữ tinh

vi nhất về phƣơng diện ngữ pháp và phƣơng diện tu từ, trẻ nói năng mạch lạc
và thoải mái. Trẻ đã thực sự nắm vững tiếng mẹ đẻ trong đời sống sinh hoạt
và ở một mức độ nào đó về phong cách nghệ thuật (tức là nói năng có văn
hóa, lịch sự, lễ phép).
1.2. Cơ sở thực tiễn
1.2.1. Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác thơ của nhà thơ Định Hải
Định Hải là một trong những nhà thơ có nhiều cống hiến cho nền văn
học thiếu nhi Việt Nam. Ông tên thật là Nguyễn Biểu, sinh ngày 6-6-1937,
quê xã Định Hải, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hoá, nguyên Tổng biên tập tạp
chí Tuổi Xanh, nguyên Trƣởng ban Văn học thiếu nhi Hội nhà văn Việt Nam.
Từ 1962, ông đã sáng tác rất nhiều thể loại cho thiếu nhi nhƣ: truyện
ngắn, truyện thơ, thơ, hoạt cảnh, viết lời cho các bộ phim hoạt hình... Ở mỗi
thể loại ông đều để lại những ấn tƣợng sâu sắc trong lòng độc giả. Song thành
công hơn cả là những sáng tác thơ viết cho thiếu nhi. Thơ của ông đã mang
đến những cảm xúc chân thành, bình dị, gần gũi, thân quen đối với tâm hồn
trẻ thơ.
Các tác phẩm chính đã đƣợc xuất bản: các truyện kí: Thăm Bắc Lí
(1964), Hoa mùa xuân (1967); truyện vừa: Bàn tay gieo hạt (1967); truyện
thơ: Nắng xuân trên dẻo cao (1969); các tập thơ: Chồng nụ, chồng hoa
(1970), Hươu cao cổ (1975), Én hát - đu quay (1976), Bài ca trái đất (1983),
Nụ hôn học trò (1988).
Trong đó, tập thơ Bài ca trái đất đƣợc giải thƣởng Hội nhà văn Việt Nam
1984, sau đó đƣợc in số lƣợng lớn trong Tủ sách vàng của NXB Kim Đồng
(1997). Tập thơ Bài ca trái đất bao gồm 147 bài. Tập thơ khai thác các khía
20


×