Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

Giáo dục công dân 6 bài 4 : lễ độ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (52.75 KB, 6 trang )

KẾ HOẠCH BÀI HỌC
- Tên bài giảng: Quyền sở hữu tài sản và nghĩa vụ tôn trọng tài sản người khác
- Đối tượng: Học sinh lớp 8 trường THCS
- Thời gian: 1 tiết
- Địa điểm: trường THCS Nguyễn Gia Thiều, 272 Lý Thường Kiệt, p6, Quận 9,
thành phố Hồ Chí Minh
- Giáo viên: Võ Thị Như Ý
I. Mục tiêu bài học: Sau khi học xong bài này, học sinh có khả năng:
1. Về tri thức:
- Hiểu nội dung của quyền sở hữu,biết những tài sản thuộc quyền sở hữu của công
dân.
- Hiểu được trách nhiệm của nhà nước trong việc công nhận và bảo hộ quyền
quyền sở hữu hợp pháp về tài sản của công dân .
-Hiểu được nghĩa vụ của công dân phải tôn trọng tài sản của người khác.
2. Về kỹ năng:
- Biết tự bảo vệ quyền sở hữu.
- Học sinh có kĩ năng phân biệt được hành vi tôn trọng với hành vi vi phạm quyền
sở hữu tài sản của người khác
- Biết thực hiện những quy định của pháp về quyền sở hữu tài sản của công dân và
nghĩa vụ tôn trọng tài sản của người khác .
3. Về thái độ:
- Ý thức tôn trọng tài sản của mọi người và đấu tranh với các hành vi xâm phạm
quyền sở hữu
II. Cấu trúc nội dung bài học:
- Quyền sở hữu tài sản của công dân là quyền của công dân chủ sở hữu đối với tài
sản của mình.
- Chủ sở hữu có toàn quyền đối với tài sản của mình nhưng không được làm ảnh
hưởng hoặc làm thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của người khác.
- Nhà nước bảo hộ quyền sở hữu hợp pháp của công dân.



III. Chuẩn bị:
- Phương pháp dạy học:
+ Phương pháp thuyết trình.
+ Phương pháp đàm thoại.
+ Phương pháp diễn giải
+ Phương pháp thảo luận nhóm.
- Phương tiện dạy học:
+ Phấn, bảng.
+ Hình ảnh, video về các loại tài sản.
+ Những câu ca dao, tục ngữ về tôn trọng tài sản người khác.
- Tài liệu tham khảo chính:
+ Giáo dục công dân 8, Bộ giáo dục và đào tạo, NXB Giáo dục Việt Nam.
+ Giáo dục công dân 8 sách giáo viên, Bộ giáo dục và đào tạo, NXB giáo dục Việt
Nam.
IV. Tiến trình hoạt động:
CẤU TRÚC THỜI
GIAN
1. Tổ chức lớp:
Ổn định và tổ chức
lớp ( 1 phút )
2. Kiểm tra bài cũ.
( 4 phút )

NỘI DUNG

HOẠT ĐỘNG GV VÀ HS

- Những tai nạn do vũ HS trả lời theo nội dung bài học.
khí, cháy nổ và các chất GV nhận xét, cho điểm.
độc hại thường xảy ra với

trẻ em là do các nguyên
nhân nào? Vì sao phải
phòng ngừa các tai nạn
đó ?


3. Phát triển bài
(35 phút)
3.1. Hoạt động 1:
Giới thiệu bài

3.2. Hoạt động 2:
Đặt vấn đề

GV: Cầm trên tay một quyển sách và hỏi
quyển sách này này của ai? Và cô có
quyền cho em mượn quyển sách này
không? Vì sao?
HS: Trả lời.
GV: Đây là quyển sách của cô và cô có
quyền cho bất kì ai mượn nó vì cô là chủ
sở hữu của quyển sách.
Vậy, công dân có quyền sở hữu những
tài sản gì? Và mọi người tôn trọng tài
sản của người khác như thế nào? Chúng
ta sẽ cùng tìm hiểu bài học hôm nay.
GV: Theo em trong trường hợp một
người bảo quản xe, người được dùng
xe, người mượn xe mọi người họ có
quyền gì ?

HS: Trả lời.
GV: - Chủ xe: Được bán, tặng, cho; Bảo
quản xe; sử dụng xe để đi.
-Người giữ xe: Bảo quản, giữ gìn
-Người mượn xe: Sử dụng xe để đi.
Như vậy, người chủ xe sẽ có quyền :
Chiếm hữu (cất gữ), sử dụng (dùng để
đi lại) và định đoạt (bán, tặng, cho,..)
GV: Ở trường hợp thứ hai, ông An có
quyền đem bán chiếc bình cổ đó không?
Vì sao?
HS: Trả lời.


3.3. Hoạt động 3:
Nội dung bài học.

1.Quyền sở hữu tài sản
của công dân
Quyền sở hữu tài sản của
công dân là quyển của
công dân(chủ sở hữu) đối
với tài sản thuộc sở hữu
của mình.
2.Quyền sở hữu của
công dân bao gồm:
- Quyền chiếm hữu trực
tiếp nắm giữ,quản lý tài
sản.
- Quyền sử dụng là

quyền khai thác giá trị sử
dụng của tài sản và
hưởng lợi từ các giá trị
sử dụng tài sản đó.
- Quyền định đoạt là
quyền quyết định đối với
tài sản như mua bán,tặng
cho,để lại thừa kế,phá
hủy,vứt bỏ…

3.Pháp luật quy định

GV: Ông An không được bán vì chiếc
bình cổ không thuộc quyền sở hữu của
ông mà thuộc về Nhà nước.
GV: Vậy theo em, quyền sở hữu của
công dân là gì?
HS: Trả lời
GV: Rút ra khái niệm.
GV: Quyền sở hữu của công dân gồm
những quyền nào? Quyền nào là quan
trọng nhất?
HS : Trả lời
GV : Gồm các quyền : chiếm hữu, quyền
sử dụng và quyền định đoạt. trong đó
quyền định đoạt là quan trọng nhất vì
quyền này là quyền quyết định đối với
tài sản.
GV: Gia đình em đang sở hữu những tài
sản gì? (kể tên những tài sản chính)

HS: Kể tên
GV: Công dân có quyền sở hữu thu nhập
hợp pháp, của cải để dành, nhà ở, tư liệu
sinh hoạt, tư liệu sản xuất, vốn và tài sản
khác trong doanh nghiệp và trong tổ
chức kinh tế.
-Tư liệu sinh hoạt: Tủ lạnh, ti vi, xe
máy,..
- Thu nhập hợp pháp: Lương, phụ cấp đi
làm của bố mẹ,..
-Tư liệu sản xuất: Máy cày, máy xay,..
-Của cải để dành: Tiền tiết kiệm, vàng,..
HS: Cho thêm một vài ví dụ.


- Công dân có nghĩa vụ
tôn trọng quyền sở hữu
của người khác, không
được xâm phạm tài sản
của cá nhận, của tổ chức,
của tập thể và của Nhà
nước. Nhặt được của rơi
phải trả lại cho chủ sở
hữu hoặc thông báo cho
cơ quan có trách nhiệm
xử lý theo quy định của
pháp luật. Khi vay nợ,
phải trả đầy đủ, đúng
hẹn. Khi mượn phải giữ
gìn cẩn thận, sử dụng

xong phải trả lại cho chủ
sở hữu, nếu làm hỏng
phải sửa chữa hoặc bồi
thường tương ứng với giá
trị tài sản. Nếu gây thiệt
hại về tài sản phải bồi
thường theo qui định của
pháp luật.
-Nhà nước công nhận và
bảo hộ quyền sở hữu của
công dân.

GV: Bên cạnh quyền sở hữu, chúng ta
cần phải biết tôn trọng tài sản của người
khác và nguyên tắc thực hiện quyền sở
hữu.
GV: Tôn trọng tài sản của người khác
được thể hiện qua những hành vi nào?
HS: Trả lời
GV: Chúng ta phải có trách nhiệm, bảo
quản cẩn thận, không để hư hao mất mát.
Nếu làm hỏng phải có trách nhiệm sửa
chữa hoặc bồi thường với giá trị tương
ứng,..
GV: Vì sao phải tôn trọng tài sản của
người khác?
HS: Trả lời
GV: Vì khi chúng ta tôn trọng tài sản của
người khác thì họ cũng sẽ tôn trọng lại
tài sản của ta. Ngoại trừ những trường

hợp có những hành vi cố tình làm hư
hao, mất mát tài sản của chúng ta. Đồng
thời thể hiện phẩm chất trung thực, thật
thà, liêm khiết, được mọi người quý
mến.
GV: Cho học sinh thảo luận theo cặp các
câu hỏi: Vì sao pháp luật qui định các tài
sản có giá trị (Đất, xe,..) phải đăng kí
quyền sở hữu? Đăng kí quyền sở hữu có
phải là biện pháp công dân tự bảo vệ tài
sản không? Vì sao?
HS: Suy nghĩ trả lời.
GV: kết luận: Nhà nước bảo vệ quyền sở


3.4. Hoạt động 4:
Tổng kết nội dung,
luyện tập

3.5. Hoạt động 5:
Hướng dẫn học tập,
dặn dò.

hữu hợp pháp của công dân. Việc đăng
kí quyền sở hữu đối với các tài sản có
giá trị là cơ sở để nhà nước quản lí và có
biện pháp bảo vệ thích hợp khi có việc
bất thường xảy ra.
GV: Nêu một số câu ca dao nói về tôn
trọng tài sản.

HS: Nêu một số câu
GV: Của mình thì giữ bo bo, của người
thì để cho bò nó ăn.
Lòng tham không đáy.
Nhặt được của rơi, trả lại cho người bị
mất.
GV yêu cầu học sinh học bài và làm các
bài tập 1,2,3,4 trong sách giáo khoa, đọc
trước nội dung bài tuần sau



×