Tải bản đầy đủ (.pdf) (123 trang)

Luận văn thạc sĩ cải cách ruộng đất tại kiến an (1955 1957)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.46 MB, 123 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------

NGUYỄN THỊ THU HẰNG

CẢI CÁCH RUỘNG ĐẤT
TẠI KIẾN AN (1955-1957)
LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ

Hà Nội - 2010


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------

NGUYỄN THỊ THU HẰNG

CẢI CÁCH RUỘNG ĐẤT
TẠI KIẾN AN (1955-1957)
Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam
Mã số: 60 22 56

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS. Lê Mậu Hãn

Hà Nội - 2010


MỤC LỤC


MỞ ĐẦU

3

Chƣơng 1. QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN CẢI CÁCH RUỘNG
ĐẤT Ở KIẾN AN (1955-1956)

8

1.1. Một số nét về địa lý, lịch sử, con ngƣời Kiến An

8

1.2. Tình hình chiếm hữu và sử dụng ruộng đất ở Kiến An
trƣớc cải cách ruộng đất

12

1.3. Chủ trƣơng cải cách ruộng đất của Đảng, Chính phủ

26

1.4. Quá trình thực hiện cải cách ruộng đất

34

Chƣơng 2. THỰC HIỆN CÔNG TÁC SỬA SAI, HOÀN
THÀNH CẢI CÁCH RUỘNG ĐẤT (1956-1957)

38


2.1. Những sai lầm trong cải cách ruộng đất ở Kiến An

38

2.2. Chủ trƣơng và biện pháp sửa sai

45

2.3. Quá trình thực hiện và kết quả công tác sửa sai

51

2.4. Một số nhận xét và kinh nghiệm lịch sử

64

KẾT LUẬN

74

TÀI LIỆU THAM KHẢO

77

PHỤ LỤC

83

1



DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

- UBCCRĐ: Ủy ban Cải cách ruộng đất
- UBHC: Ủy ban hành chính

2


MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Nông dân là một động lực to lớn của cách mạng. Trong cuộc đấu tranh
giải phóng dân tộc, nếu không có sự tham gia của nông dân thì cách mạng sẽ
không thể thành công. Việc đem lại quyền lợi cho nông dân, trong đó quyền sở
hữu ruộng đất – cái lợi ích thiết thực nhất của ngƣời nông dân vừa là một nhiệm
vụ của cuộc cách mạng dân tộc, dân chủ nhân dân, vừa là một nhân tố thúc đẩy
thắng lợi của cách mạng. Nhận thức đƣợc điều này, Đảng ta đã chủ trƣơng thực
hiện một cuộc cải cách ruộng đất trên phạm vi cả nƣớc từ 1953 – 1957, đánh đổ
địa chủ và phong kiến, mang lại ruộng đất cho nông dân.
Thực hiện chủ trƣơng đó của Trung ƣơng Đảng, đầu năm 1955, Đảng bộ
Kiến An đã lãnh đạo quần chúng nhân dân, phát động cuộc cải cách ruộng ở địa
phƣơng, xóa bỏ chế độ chiếm hữu ruộng đất của địa chủ phong kiến, đem lại
ruộng đất cho nông dân. Trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện, Đảng bộ đã
nghiên cứu, thực hiện đƣờng lối, chính sách của Đảng vào hoàn cảnh cụ thể của
địa phƣơng, từng bƣớc tổ chức vận động và lãnh đạo quần chúng thực hiện
nhiệm vụ cải cách ruộng đất. Công cuộc cải cách ruộng đất ở Kiến An đã đƣợc
đƣợc một số kết quả, song trong quá trình thực hiện cũng đã phạm phải những
hạn chế, sai lầm nghiêm trọng.
Việc tổng kết những thành tựu và hạn chế trong quá trình Đảng bộ Kiến

An lãnh đạo cuộc cách mạng ruộng đất vừa có ý nghĩa trong việc cung cấp
những nhận thức khách quan và khoa học về cuộc cải cách ruộng đất chung
trong cả nƣớc, đồng thời từ đó rút ra những kinh nghiệm trong quá trình lãnh đạo
cách mạng của Đảng ta. Với ý nghĩa đó, tôi đã chọn đề tài “Cải cách ruộng đất
tại Kiến An (1955-1957)” làm đề tài luận văn thạc sỹ chuyên ngành lịch sử Đảng
của mình.
3


2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
Giải quyết vấn đề ruộng đất và nông dân vừa là nhiệm vụ, vừa là động lực
của cách mạng. Sự thành công của cách mạng tuỳ thuộc một phần lớn vào sự
giải quyết đúng đắn nhiệm vụ trên. Vì vậy đây là một vấn đề không chỉ Đảng và
Nhà nƣớc ta mà các nhà khoa học, các cơ quan nghiên cứu hết sức chú ý, quan
tâm.
Những tác phẩm đầu tiên có tính chất lý luận phản ánh về vấn đề này là
của một số nhà lãnh đạo cách mạng nhƣ: Trƣờng Chinh và Võ Nguyên Giáp với
Vấn đề dân cày – Nxb Sự thật. Hà Nội. 1959. Lê Duẩn – Giai cấp công nhân với
vấn đề nông dân trong cuộc vận động cách mạng Việt Nam – Nxb Sự thật. Hà
Nội. 1965. Trƣờng Chinh – Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân Việt Nam.
Nxb Sự thật. Hà Nội. 1976.
Một số công trình nghiên cứu có tính chất tổng kết đề cập đến vấn đề
ruộng đất và nông dân nhƣ: Viện Kinh tế thuộc UBKHXH – Cách mạng ruộng
đất ở Việt Nam – Nxb KHXH, 1968. Viện Kinh tế thuộc UBKHXH – Kinh tế
Việt Nam 1945-1960 – Nxb Sự thật, 1960. Văn Phong – Đánh giá cho đúng
những thắng lợi của nhiệm vụ phản phong và những sai lầm trong cải cách
ruộng đất – Nxb Sự thật, 1957. Văn Tạo - Cải cách ruộng đất thành quả và sai
lầm, Tạp chí Nghiên cứu lịch sử số 2 năm 1993. Tuy nhiên những tác phẩm trên
đây chƣa nghiên cứu một cách cụ thể xung quanh vấn đề: Đảng lãnh đạo thực
hiện chính sách ruộng đất những năm 1955 – 1957 ở Kiến An.

Trong những năm gần đây, một số giáo trình lịch sử nhƣ Đại cương lịch
sử Việt Nam, tập 3, Nxb Giáo dục, 1998 của các tác giả Lê Mậu Hãn, Trần Bá
Đệ, Nguyễn Văn Thƣ; Giáo trình Lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam, Nxb Giáo
dục, 2005 của Lê Mậu Hãn… đều ít nhiều đề cập đến cuộc cách mạng ruộng đất
ở Việt Nam nói chung, chƣa đi vào nghiên cứu cải cách ruộng đất ở các địa
phƣơng, ở Kiến An.

4


Ngoài ra cần phải đề cập đến tình hình nghiên cứu của sinh viên, học viên
cao học, nghiên cứu sinh. Trong đó phải kể đến Luận văn thạc sĩ của Vũ Thị Hải
- Đảng lãnh đạo thực hiện chính sách ruộng đất trong những năm 1945 – 1953;
Luận văn tiến sĩ của Nguyễn Duy Tiến - Vấn đề ruộng đất ở Thái Nguyên từ sau
cách mạng tháng Tám 1945 đến hết cải cách ruộng đất, Lƣu trữ tại thƣ viện
khoa Lịch sử, trƣờng ĐH KHXH&NV.
Về địa phƣơng cũng đã có một số công trình nghiên cứu ít nhiều đề cập
đến vấn đề ruộng đất ở Kiến An nhƣ: Ban Chấp hành Đảng bộ Hải Phòng - Lịch
sử Đảng bộ Hải Phòng, tập II (1955-1975), Nxb Hải Phòng, 1996; Thành uỷ
Hải Phòng - 72 năm công tác tổ chức xây dựng Đảng của Đảng bộ Hải Phòng,
Nxb Hải Phòng, 2002; Ban Chấp hành Đảng bộ quận Kiến An - Lịch sử Đảng
bộ quận Kiến An, Nxb Hải Phòng, 2000; Nguyễn Văn Khoan – Nhìn lại cuộc cải
cách ruộng đất ở Hải Phòng - Kiến An, Tạp chí nghiên cứu lịch sử. Mặc dù vậy,
những công trình này mới chỉ đề cập mang tính khái quát chung chứ chƣa đi sâu
nghiên cứu một cách cụ thể và toàn diện về cuộc cải cách ruộng đất ở Kiến An.
Những công trình nghiên cứu trên đây đã có những tìm tòi, tiếp cận vấn
đề ở những góc độ khác nhau, gợi mở cho chúng tôi nhiều vấn đề trong quá trình
nghiên cứu một cách toàn diện và sâu sắc về quá trình “cải cách ruộng đất tại
Kiến An (1955 – 1957)”
3. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU

- Nêu lên một cái nhìn khách quan và lịch sử về quá trình thực hiện cải
cách ruộng đất ở Kiến An.
- Rút ra một số kinh nghiệm về sự lãnh đạo và chỉ đạo trong cải cách
ruộng đất ở Kiến An, phục vụ đắc lực cho sự nghiệp cách mạng mới.
4. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
4.1. Đối tƣợng nghiên cứu

5


Đối tƣợng nghiên cứu của luận văn là nội dung các chủ trƣơng, chính sách
của Đảng; quá trình chỉ đạo thực hiện cải cách ruộng đất ở Kiến An .
Trên cơ sở thu thập, tổng hợp những kết quả đạt đƣợc và những đánh giá
của Đảng, của các cơ quan hữu quan trong việc chỉ đạo thực hiện; những công
trình nghiên cứu liên quan nhằm làm rõ thêm một số bài học kinh nghiệm về
việc thực hiện cải cách ruộng đất ở Kiến An.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu quá trình thực hiện cải cách ruộng đất ở Kiến An
trong thời gian từ 1955 đến 1957.
5. NGUỒN TÀI LIỆU CHÍNH VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU
5.1. Tài liệu nghiên cứu
- Các văn kiện, Nghị quyết, Chỉ thị, Sắc lệnh, Thông tƣ của Đảng và Nhà
nƣớc, Nghị quyết của Tỉnh uỷ, Uỷ ban hành chính kháng chiến tỉnh Kiến An về
ruộng đất và việc thực thi chính sách ruộng đất.
- Các Báo cáo của Ban Kinh tế Trung ƣơng, Bộ Canh nông, Văn phòng
Chính phủ, Ban ruộng đất Trung ƣơng và UBKCHC các Liên khu, Tỉnh uỷ và
Uỷ ban hành chính kháng chiến Kiến An về việc thực thi chính sách ruộng đất
trong những năm 1955-1957.
- Các công trình nghiên cứu khoa học về cách mạng ruộng đất, về kinh tế

nhà nƣớc nói chung đã đƣợc viết thành sách hoặc đăng trên các tạp chí khoa học.
- Tài liệu thống kê của Tổng cục thống kê.
- Các luận văn cao học, luận án tiến sĩ.
5.2. Phƣơng pháp nghiên cứu
Phƣơng pháp nghiên cứu chủ yếu sử dụng là phƣơng pháp lịch sử, kết
hợp với phƣơng pháp logic. Ngoài ra các phƣơng pháp nhƣ so sánh, thống kê,

6


phân tích, tổng hợp cũng đƣợc vận dụng để giải quyết nội dung nghiên cứu
của luận văn.
6. ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN
- Tái hiện một cách hệ thống quá trình thực thi cuộc cải cách ruộng đất ở
Kiến An những năm 1955 -1957.
- Rút ra nhận xét, đánh giá và nêu một số bài học kinh nghiệm về việc giải
quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân.
7. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, luận văn gồm 2
chƣơng:
Chương 1. Quá trình thực hiện cải cách ruộng đất ở Kiến An (1955-1956).
Chương 2. Thực hiện công tác sửa sai, hoàn thành cải cách ruộng đất
(1956-1957).

7


Chƣơng 1. QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN CẢI CÁCH RUỘNG
ĐẤT Ở KIẾN AN (1955-1956)
1.1. Một số nét về địa lý, lịch sử và con ngƣời Kiến An

Địa danh Kiến An bắt đầu có từ năm 1906. Trƣớc đây, năm Minh
Mạng thứ 12 (1832), địa bàn Kiến An thuộc phủ Kiến Thuỵ, xứ Hải Dƣơng.
Ngày 11.9.1887, Pháp cho lập nha Hải Phòng trên cơ sở tách ra từ tỉnh
Hải Dƣơng, bao gồm các huyện: Nghi Dƣơng, An Lão, An Dƣơng (Phủ Kiến
Thụy), 2 tổng của huyện Kim Thành cùng 4 xã của huyện Thủy Nguyên.
Ngày 1.11.1887, phủ thống sứ Bắc kỳ đặt tỉnh Hải Phòng. Năm 1888, lập
thành phố Hải Phòng, tỉnh lỵ Hải Phòng. Ngày 19.1.1898, thành phố Hải
Phòng tách ra khỏi tỉnh Hải Phòng, chuyển tỉnh lỵ Hải Phòng sang làng Phù
Liễn, và đổi tên thành tỉnh Phù Liễn (5.8.1902), sau đó đến 17.2.1906 chuyển
thành tỉnh Kiến An. Từ đó, Hải Phòng là thành phố thuộc địa do ngƣời Pháp
trực tiếp cai trị (Tòa Đốc lý), Kiến An là tỉnh bảo hộ vẫn duy trì bộ máy vua
quan phong kiến cai trị bên cạnh Tòa Công sứ do ngƣời Pháp nắm quyền.
Trong kháng chiến chống Pháp, xuất phát từ thực tiễn đấu tranh của
thành phố Hải Phòng cần có sự hỗ trợ và phối hợp chiến đấu với tỉnh Kiến
An, ngày 26.11.1946, đƣợc sự chấp thuận của Trung ƣơng Đảng và Chính
phủ, Hải Phòng và Kiến An thực hiện việc hợp nhất thành liên tỉnh Hải Phòng
– Kiến An. Đầu năm 1949, Liên tỉnh Hải Phòng – Kiến An lại tách ra thành
tỉnh Kiến An và thành phố Hải Phòng. Trong các năm 1952-1953, sau trận
càn “Con sứa” (Méduse), tháng 4.1951, Pháp lập tỉnh Vĩnh Ninh (gồm Vĩnh
Bảo, Tiên Lãng, Tứ Kỳ, Ninh Giang, Thuỵ Anh) nhằm tạo vành đai cố thủ
cho thành phố Hải Phòng. Nhƣng chính quyền kháng chiến của ta vẫn giữ
nguyên đơn vị hành chính cũ. Kiến An khi đó thuộc Liên khu 3 và có 5
huyện: Tiên Lãng, Hải An, An Lão, An Dƣơng, Kiến Thụy (gồm 89 xã).
8


Trong đó chỉ còn vùng Tiên Lãng là địch không lấn chiếm đƣợc trọn vẹn, các
làng xã khác hầu nhƣ thuộc vùng tề, chịu nhiều càn quét. Tháng 5.1952,
huyện Vĩnh Bảo đƣợc tách ra từ tỉnh Hải Dƣơng và nhập vào Kiến An. Sau
hoà bình, ngày 26.9.1955, huyện Hải An của Kiến An sáp nhập vào thành phố

Hải Phòng. Nhƣ vậy cho đến năm 1955, địa bàn của Kiến An bao gồm 5
huyện: Tiên Lãng, Vĩnh Bảo, An Lão, An Dƣơng, Kiến Thụy (gồm 84 xã).
Từ 1.1.1963, thành phố Hải Phòng và tỉnh Kiến An đƣợc sáp nhập lấy
tên gọi là “Thành phố Hải Phòng”, thị xã Kiến An đƣợc giữ nguyên tên và
hiện nay là quận Kiến An.
Kiến An là một tỉnh nhỏ miền duyên hải với diện tích 900 km2; phía
Bắc và Đông Bắc giáp Quảng Yên, phía Tây và Tây Nam giáp Hải Dƣơng,
phía Nam giáp Thái Bình, phía Đông giáp biển. Tỉnh lỵ Kiến An cách Thành
phố Hà Nội 92 km2 về phía Đông.
Kiến An là vùng đồng bằng ven biển, ruộng đất tốt, diện tích ruộng đất
toàn tỉnh khoảng 124.791 mẫu [3, 4]. Dân số Kiến An vào thời điểm cải cách
ruộng đất là 86.295 hộ với khoảng 368.000 nhân khẩu [3, 4]. Phần lớn dân số
Kiến An là nông dân, nguồn sống chính là dựa vào ruộng đất, một số nơi có
nghề khác nhƣ đánh cá ở Đồ Sơn, nghề làm muối ở Tiêu Ban (Kiến Thụy), lẻ
tẻ có những nơi nông dân làm thêm nghề phụ nhƣ dệt vải, làm đồ gốm…
Kiến An là nơi gần thành phố Hải Phòng, địa bàn quan trọng nên trƣớc
cách mạng và trong thời kỳ kháng chiến đế quốc tập trung lực lƣợng ở đây.
Cơ sở Việt Nam quốc dân Đảng cũng có ở một số nơi nhƣ Vĩnh Bảo, Kiến
Thụy. Các huyện lẻ tẻ đều có giáo dân, nhiều nhất là ở hai huyện Tiên Lãng,
Vĩnh Bảo.
Kiến An là 1 tỉnh có truyền thống cách mạng anh dũng, có cơ sở Đảng,
cơ sở cách mạng ngay từ thời kỳ tiền khởi nghĩa. Trƣớc Cách mạng Tháng
Tám, nhân dân Kiến An dƣới sự lãnh đạo của Đảng đã tham gia nhiều cuộc

9


đấu tranh chống đế quốc nhƣ phong trào đánh Nhật ở Tân Trào (Kiến Thụy),
phong trào chống thuế, phá kho thóc Nhật chia cho dân nghèo...
Sau Cách mạng, Kiến An là một trong những nơi đầu tiên tiến hành

cuộc kháng chiến chống đế quốc Pháp xâm lƣợc ở Bắc bộ. Ba huyện An Lão,
An Dƣơng, Kiến Thụy bị địch chiếm sâu. Các huyện Tiên Lãng, Vĩnh Bảo
đến năm 1950 cũng bị chiếm, sau trở thành khu du kích của ta.
Trong thời gian kháng chiến, nhân dân Kiến An đã chiến đấu rất kiên
cƣờng, đánh bại các trận càn quét lớn nhỏ của địch nhƣ: trận tiêu diệt địch ở
Hòn Dáu - Đồ Sơn, trận phá 5 máy bay ở Đồ Sơn, trận đột kích đánh vào thị
xã Kiến An, trận chống càn Claudese ở Tiên Lãng… Đặc biệt trong phối hợp
với chiến trƣờng Điện Biên Phủ, quân dân Kiến An đã đột nhập phi trƣờng
Cát Bi - Hải Phòng, phá hủy hoàn toàn 62 máy bay, tiêu diệt sinh lực địch,
góp phần quan trọng vào thắng lợi của chiến dịch Điện Biên Phủ.
Sau thắng lợi của chiến dịch Điện Biên Phủ 1954, theo quy định của
hiệp định Giơ-ne-vơ, khu tập kết 300 ngày của thực dân Pháp bao gồm:
Thành phố Hải Phòng và 4 tỉnh Kiến An, Hải Dƣơng, Quảng Yên, Hòn Gai.
Ở Kiến An, lực lƣợng địch tập kết tại thị xã Kiến An, Đồ Sơn và các
huyện An Lão, An Dƣơng, Kiến Thụy. Với hệ thống cảng biển, sân bay (Cát
Bi, Kiến An, Đồ Sơn), Hải Phòng – Kiến An trở thành vị trí chiến lƣợc quan
trọng nhất trong khu tập kết 300 ngày. Tại đây, các cơ quan quân, dân, chính
và binh lính Pháp dồn về chờ xuống tàu vào Nam. Dân số Kiến An tăng vọt
do giáo dân từ các tỉnh Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình và các huyện Tiên
Lãng, Vĩnh Bảo bị địch dụ dỗ cƣỡng ép vào Nam. Tình hình Kiến An cũng
trở nên phức tạp do địa bàn có nhiều đầu mối mật thám, gián điệp, tay sai do
địch cài lại. Các thế lực phản động đang nuôi âm mƣu phá hoại lâu dài sự
nghiệp xây dựng miền Bắc.

10


Tình hình trên đặt ra cho Đảng bộ Kiến An nhiệm vụ cấp thiết
trƣớc mắt là hàn gắn vết thƣơng chiến tranh, khôi phục kinh tế, ổn định
đời sống nhân dân, trên cơ sở đó thực hiện nhiệm vụ còn lại của cuộc

cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân – mang lại quyền sở hữu ruộng đất
cho nông dân lao động.
Kiến An là một tỉnh nông nghiệp, với trên 90% dân số làm nghề
nông. Trƣớc cải cách, ruộng đất tập trung trong tay địa chủ, thực d ân
Pháp và nhà chung, nhất là nơi gần bờ biển, có nhiều ruộng sa bồi t hì
địa chủ dựa vào thế lực đế quốc để khai khẩn. Nông dân Kiến An
thƣờng không có ruộng đất hoặc thiếu ruộng, lại bị đế quốc, địa chủ
phong kiến áp bức bóc lột thậm tệ về sƣu thuế, tô tức, nên đời sống của
nông dân vô cùng khổ cực. Sau cách mạng, chính quyền dân chủ nhân
dân đƣợc thành lập, một số tên địa chủ cƣờng hào gian ác, tay sai của
đế quốc đã bị ta trừ khử. Từ năm 1949, Đảng bộ Kiến An đã phát động
quần chúng nhân dân hƣởng ứng chính sách giảm tô của Đảng và Chính
phủ. Tuy nhiên việc thực hiện chính sách ruộng đất cũng gặp nhiều khó
khăn do đặc điểm của Kiến An là vùng địch chiếm đóng. Chủ yếu
chúng ta mới thực hiện đƣợc ở những vùng du kích dƣới hình thức vận
động hiến điền, trƣng vay cứu đói, và từ năm 1953 trở đi mới phát động
phong trào đấu tranh giảm tô, giảm tức, rút ruộng công, ruộng đồn điền
trong tay địa chủ chia cho nông dân thiếu ruộng. Trải qua thời kỳ kháng
chiến, đời sống nông dân đƣợc cải thiện một phần, giai cấp địa chủ
cũng phân hóa rõ rệt, một số tên địa chủ có tội ác lớn cũng đã theo
Pháp vào Nam. Trong bối cảnh đó, Kiến An đã phát động quần chúng
tiến hành cải cách ruộng đất ngay mà không qua phát động giảm tô.

11


1.2. Tình hình chiếm hữu và sử dụng ruộng đất ở Kiến An trƣớc cải cách
ruộng đất
Từ sau cách mạng Tháng Tám đến trƣớc cải cách ruộng đất, tình hình
chiếm hữu và sử dụng ruộng đất của các giai cấp ở Kiến An có nhiều biến

chuyển.
1.2.1. Giai cấp địa chủ
Theo số liệu 12 xã điều tra, tình hình địa chủ Kiến An có sự chuyển
biến nhƣ sau:
Bảng 1.1. Biến chuyển thành phần địa chủ ở 12 xã Kiến An qua các thời kỳ
[3, 7]
Hộ

Nhân khẩu

Năm
Số hộ

Tỷ lệ

Số NK

Tỷ lệ

1945

316

3%

1.776

4%

Trƣớc CCRĐ


237

2%

977

2.2%

Về thành phần, địa chủ Kiến An có xu hƣớng giảm mạnh từ sau cách
mạng tháng Tám đến trƣớc cải cách ruộng đất. Năm 1945, số hộ địa chủ là
316 hộ, chiếm tỷ lệ 3% hộ, và 1.776 nhân khẩu, chiếm 4.1% nhân khẩu. Đến
trƣớc cải cách ruộng đất, số hộ địa chủ giảm 79 hộ, còn 237 hộ, chiếm 2%
tổng số hộ, gồm 1.172 nhân khẩu, chiếm tỷ lệ 2.2% dân số toàn tỉnh.
Mức độ giảm không giống nhau giữa các vùng. Vùng du kích giảm
mạnh hơn vùng tạm chiếm (xã Quang Phục – Tiên Lãng giảm 13 hộ, tỷ lệ
giảm 48%), vùng tạm chiếm giảm ít hơn (tính riêng 8 xã vùng tạm chiếm ở ba
huyện giảm 15 hộ, tỷ lệ giảm 21%).
Tỷ lệ địa chủ giữa các xã không đều nhau, có xã địa chủ chiếm tới 4%
dân số (nhƣ xã Tân Hƣng - huyện Vĩnh Bảo, xã An Hƣng - huyện An
12


Dƣơng); trong khi đó, có xã chỉ chiếm dƣới 1% (xã Tân Trào - huyện Kiến
Thuỵ). Ngoài 12 xã trên, trong tỉnh còn có 1 xã của huyện Tiên Lãng và 2 xã
miền biển Đồ Sơn không còn địa chủ nào.
Tình hình chiếm hữu và sử dụng ruộng đất của địa chủ cũng có nhiều
biến chuyển kể từ sau cách mạng Tháng Tám đến trƣớc cải cách ruộng đất.
Năm 1945, tính trong toàn tỉnh, địa chủ chiếm khoảng 31.049 mẫu, chiếm tỷ
lệ 24.8% tổng diện tích ruộng đất của địa phƣơng [3,18].

Đi sâu 12 xã điều tra, năm 1945, địa chủ chiếm 6.094 mẫu 9 sào, chiếm
tỷ lệ 34% ruộng đất của các xã. Bình quân mỗi nhân khẩu là 3 mẫu 4 sào. Nơi
cao nhất là xã Hoà Nghĩa (Kiến Thuỵ), địa chủ chiếm 65% ruộng đất, bình
quân mỗi nhân khẩu là 8 mẫu; xã thấp nhất là Đông Phƣơng (Kiến Thuỵ),
bình quân mỗi địa chủ chiếm hữu 1 mẫu 1 sào [3,18].
Từ năm 1945 đến trƣớc cải cách ruộng đất, chiếm hữu ruộng đất của
địa chủ có nhiều biến chuyển, đƣợc thể hiện qua bảng dƣới đây:
Bảng 1.2. Tình hình ruộng đất chuyển đi của địa chủ Kiến An qua các
thời kỳ [3, 18]
Thời
kỳ

Số ruộng đất mà địa chủ đã chuyển đi
Phân tán

Hiến
điền

Bỏ
hoang

19451949

2.634m7s

76 m

444m1s

19491953


5.947m1s

892m1s

834m

1.408m

9.081m2
s

19531955

2.567m

120m

759m

3.446m

19451955

11.148m8s

1.398m1s

2.167m


15.682m

968m1s

13

Tịch
thu

Tổng
3.154m8
s


Dựa vào bảng trên có thể thấy, tình hình chiếm hữu ruộng đất của địa
chủ ở Kiến An có xu hƣớng giảm mạnh. Nếu nhƣ năm 1945, địa chủ toàn tỉnh
chiếm hữu 31.049 mẫu, chiếm tỷ lệ 34% ruộng đất địa phƣơng, thì đến trƣớc
cải cách ruộng đất, đã giảm 15.682 mẫu (bao gồm ruộng phân tán, hiến điền,
bỏ hoang, bị tịch thu), tỷ lệ giảm 50.5%, địa chủ chỉ còn chiếm hữu chƣa đầy
một nửa so với trƣớc đó, với diện tích chiếm hữu là 15.367 mẫu, chiếm 12.2%
ruộng đất toàn tỉnh.
Trong số ruộng đất chuyển đi của địa chủ, tỷ lệ ruộng đất phân tán
nhiều hơn cả. Địa chủ thƣờng phần phán dƣới các hình thức nhƣ: chia gia tài
cho con cái, bán, cho chuộc, cho hẳn, hoặc giao canh. Ở vùng du kích, địa chủ
giao canh và cho là chính, còn vùng tạm chiếm chủ yếu là bán và cho thuê.
Tỷ lệ giảm ruộng đất của địa chủ cũng khác nhau tùy thuộc vào từng
thời kỳ và từng vùng. Từ năm 1945 đến 1949, ruộng đất của địa chủ chỉ giảm
3.154 mẫu 8 sào do đây là thời kỳ đầu sau cách mạng thành công, chính sách
của ta lúc đó cũng chƣa động chạm nhiều đến quyền lợi của giai cấp địa chủ.
Nhƣng từ năm 1949 đến năm 1953, Đảng và Chính phủ đẩy mạnh chính sách

ruộng đất lên một bƣớc, thực hiện giảm tô, giảm tức và thuế nông nghiệp thì
địa chủ phân tán ruộng đất nhiều hơn nhằm chống lại chính sách của ta. Cũng
trong thời gian này, ở vùng du kích, ta còn có điều kiện thi hành chính sách
tịch thu ruộng đất của địa chủ Việt gian phản động. Vì vậy ruộng đất của địa
chủ giảm gấp 3 lần so với thời kỳ trƣớc (9.081 mẫu 2 sào). Từ năm 1953 trở
đi, do ảnh hƣởng về thắng lợi quân sự của ta cùng với chủ trƣơng phát động
quần chúng triệt để giảm tô, giảm tức và thí điểm thực hiện cải cách ruộng đất
ở Thái Nguyên, địa chủ ở những vùng tạm chiếm cũng bắt đầu phân tán ruộng
đất mạnh hơn. Thời kỳ 1953-1955, ruộng đất của địa chủ giảm 3.446 mẫu.
Về từng vùng, vùng du kích biến chuyển nhiều hơn vùng tạm chiếm.
Ruộng đất của địa chủ ở vùng du kích chỉ có phân tán, không có tập trung;

14


còn ở vùng tạm chiếm vừa có phân tán vừa có tập trung, do trong kháng chiến
một số địa chủ ra làm tay sai cho Pháp, một số thuộc thành phần khác lên địa
chủ hay địa chủ ở nơi khác đến.
Phương thức bóc lột của địa chủ: là phát canh thu tô và thuê mƣớn
nhân công.
Trƣớc cách mạng Tháng Tám, giai cấp địa chủ bóc lột địa tô rất nặng từ
50 – 70% hoa lợi thu hoạch; thậm chí có nơi 100% về lúa, còn nông dân chỉ
đƣợc hƣởng một vụ màu phụ. Dã man hơn, có địa chủ còn sử dụng hình thức
thu tô đồng loạt và hằng năm nông dân phải biếu lễ tết khoảng 80 kg thóc thì
mới tiếp tục đƣợc lĩnh canh ruộng đất vụ mùa sau.
Địa chủ bóc lột nhân công dƣới hình thức thuê ngƣời ở năm, ở tháng, ở
mùa và làm ngày. Bọn địa chủ cƣờng hào gian ác thƣờng sử dụng thủ đoạn
bạc đãi nông dân, cho ăn uống khổ sở, có khi không trả công hoặc trả không
đầy đủ. Ngoài hình thức thuê mƣớn nhƣ trên, địa chủ còn dùng thủ đoạn nuôi
con nuôi hay cƣới vợ lẽ để bóc lột sức lao động của họ (địa chủ Tâm xã Toàn

Nghĩa có 5 con nuôi).
Từ sau cách mạng Tháng Tám, hình thức và thủ đoạn bóc lột của địa
chủ có giảm bớt, một số nơi nông dân đã đấu tranh đòi giảm tô từ 18 – 20%.
Tuy nhiên bóc lột phong kiến vẫn chƣa bị xoá bỏ hoàn toàn. Địa chủ chuyển
sang hình thức bóc lột tinh vi hơn nhƣ thu tô rẽ, tô ngầm, tô nhân công. Việc
quỵt tiền công, bạc đãi ngƣời làm không còn nữa. Tuy nhiên, một số địa chủ
cƣờng hào gian ác ở vùng tạm chiếm vẫn dựa vào uy thế của đế quốc để bóc
lột nhƣ cũ.
Sở dĩ có xu hƣớng giảm mạnh về thành phần giai cấp, mức chiếm hữu
ruộng đất và mức độ bóc lột của địa chủ nhƣ trên là do những nguyên nhân
sau:

15


- Ảnh hƣởng của một số chính sách dân chủ của ta từ sau cách mạng
Tháng Tám thành công nhƣ chia lại công điền, vận động giảm tô, thủ tiêu chế
độ quá điền… Trong kháng chiến ta đã tịch thu ruộng đất của một số địa chủ
việt gian phản động chia cho dân cày nghèo, tạm giao ruộng đất vắng chủ cho
nông dân cày cấy, do đó đã hạn chế phần lớn sự bóc lột của giai cấp địa chủ.
- Do hoàn cảnh chiến tranh, một số ít địa chủ bỏ ruộng đi nơi khác làm
ăn, buôn bán… Một số hộ có thu tô nhƣng nhẹ hơn trƣớc. Có nơi ruộng đất bị
chiếm làm vành đai trắng nên bỏ hoang và việc thuê mƣớn nhân công cũng
gặp nhiều khó khăn.
1.2.1. Giai cấp nông dân
* Phú nông
Thành phần phú nông cũng có nhiều biến chuyển từ sau cách mạng
Tháng Tám đến trƣớc cải cách ruộng đất, đƣợc thể hiện ở bảng dƣới đây.
Bảng 1.3. Biến chuyển thành phần phú nông ở 12 xã – Kiến An qua các
thời kỳ [3,10]

Hộ

Nhân khẩu

Thời kỳ
Số hộ

Tỷ lệ (%)

Số NK

Tỷ lệ (%)

Năm 1945

158

1.5

938

2.3

Trƣớc CCRĐ

91

0.77

412


0.8

Căn cứ vào số liệu trên đây, có thể thấy: phú nông chiếm tỷ lệ nhỏ bé ở
nông thôn và ngày càng giảm dần. Năm 1945, 12 xã điều tra có 158 hộ phú
nông, chiếm tỷ lệ 1.5% tổng số hộ, thì đến trƣớc cải cách ruộng đất đã giảm
67 hộ, xuống còn 91 hộ, chỉ còn chiếm 0.77% ở 12 xã. Số nhân khẩu cũng

16


giảm mạnh trên một nửa, từ 938 nhân khẩu xuống còn 412 nhân khẩu, từ
2.3% dân số còn lại chỉ chiếm 0.8% dân số trong các xã.
Tỷ lệ phú nông trong các xã không giống nhau: Năm 1945, xã có tỷ lệ
cao là Hoà Nghĩa (Kiến Thuỵ) phú nông chiếm 5.6%, xã có tỷ lệ thấp nhƣ
Tân Trào (Kiến Thuỵ), tỷ lệ phú nông là 0.7%. Đến trƣớc cải cách ruộng đất,
tỷ lệ cao nhƣ xã An Tiên (An lão) mới có 1.2%, thấp nhƣ xã Đông Phƣơng
(Kiến Thuỵ) chỉ còn 0.2% [3, 11].
Về chiếm hữu ruộng đất của phú nông tƣơng đối nhỏ bé, và có xu
hƣớng giảm đƣợc thể hiện ở bảng dƣới đây:
Bảng 1.4. Tình hình chiếm hữu ruộng đất của phú nông ở 12 xã, qua
các thời kì [3, 21]
Thời kỳ
Năm 1945
Trƣớc CCRĐ

Diện tích

Tỷ lệ %


Bình quân NK

1.149m6s

6.5

1m2s4t

487m9s

2.8

1m1s

Căn cứ vào bảng trên có thể thấy sự chiếm hữu ruộng đất của phú nông
cũng không phải là lớn. Theo số liệu 12 xã điều tra năm 1945, chiếm hữu
ruộng đất của phú nông là 1.149 mẫu 6 sào, tƣơng đƣơng với 6.5% ruộng đất
toàn tỉnh. Bình quân mỗi nhân khẩu là 1 mẫu 2 sào 4 thƣớc. Hộ nào có nhiều
ruộng đất mới đƣợc trên 10 mẫu, trung bình từ 5 đến 7 mẫu, còn lại rất ít; có
một số hộ còn lĩnh canh thêm ruộng đất của địa chủ. Đến trƣớc cải cách ruộng
đất, phú nông chỉ còn chiếm 487 mẫu 9 sào, tƣơng đƣơng với 2.8% ruộng đất
toàn tỉnh. Trung bình mỗi nhân khẩu là 1 mẫu 1 sào.
Tỷ lệ giảm giữa các vùng cũng khác nhau. Vùng tạm chiếm giảm
nhanh hơn vùng du kích. Cụ thể từ năm 1945 đến năm 1953, vùng du kích
giảm 46%, trong khi đó vùng tạm chiếm giảm 61.7% [3, 21]. Nguyên nhân là
17


do ở vùng tạm chiếm việc thuê nhân công gặp nhiều khó khăn hơn, bên cạnh
đó một số ít phú nông đã chuyển lên thành phần địa chủ.

Sau cách mạng Tháng Tám, chính sách của ta bảo tồn kinh tế phú nông,
nhƣng thành phần cũng nhƣ chiếm hữu ruộng đất của phú nông vẫn giảm
mạnh là do hoàn cảnh thực tế trong kháng chiến: địch tàn phá, trâu bò bị bắn
giết, công cụ sản xuất bị phá huỷ… Bên cạnh đó, cũng do ảnh hƣởng của một
số chính sách ruộng đất của ta, đời sống nông dân lao động đƣợc cải thiện
đáng kể, một số nông dân không phải đi làm thuê nhƣ trƣớc nữa, vì vậy việc
thuê mƣớn nhân công gặp nhiều khó khăn. Nhiều phú nông đã chuyển dịch
một phần ruộng đất bằng cách bán hoặc cho chuộc. Năm 1951, ta lại lấy mốc
quy định thành phần phú nông và ban hành chính sách thuế nông nghiệp, vì
vậy phú nông càng trốn tránh nên đã phân tán một số ruộng đất vào tay nông
dân. Tính riêng trong 12 xã điều tra, từ năm 1945 đến năm 1953, phú nông đã
phân tán 183 mẫu 6 sào 14 thƣớc ruộng đất [3, 21].
Phương thức bóc lột của phú nông: chủ yếu sử dụng hình thức thuê
nhân công, một số ít cho phát canh thu tô và cho vay nợ lãi. Thủ đoạn bóc lột
nhân công của phú nông cũng khéo léo hơn, họ không bạc đãi nhân công nhƣ
địa chủ, thƣờng tranh thủ họ hàng thân thích đến làm công. Phú nông cũng
bóc lột tô phụ nhƣng rất ít.
Sau cách mạng, do việc thuê mƣớn nhân công gặp khó khăn nên phú
nông chuyển sang phổ biến dùng hình thức phát canh thu tô, đặc biệt là ở
vùng tạm chiếm (xã Đặng Cƣơng, tỷ lệ phát canh ruộng đất của phú nông
1945-1949: 5%, đến năm 1953 là 35% [3, 12]). Ở vùng du kích phú nông
thƣờng cho họ hàng cấy không bằng hình thức giao canh, có phú nông cũng
nhƣợng phần ruộng đất công cho nông dân cày cấy.
* Nông dân lao động

18


Nông dân lao động là thành phần đông đảo nhất ở nông thôn với hơn
90% dân số. Đi sâu vào 4 xã trọng điểm, thành phần nông dân lao động có

chuyển biến nhƣ sau:
Bảng 1.5. Biến chuyển thành phần nông dân lao động ở 4 xã trọng
điểm qua các năm [3, 12]
Trung nông
Năm

Bần nông

Cố nông

Hộ

Tỷ lệ
%

Hộ

Tỷ lệ
%

Hộ

Tỷ lệ
%

1945

933

30


1.236

38

708

22

1949

1.181

35

1.351

40

585

17

1953

1.953

37

1.581


45

526

14

Qua bảng số liệu trên đây, ta thấy tầng lớp bần cố nông chiếm đại đa số
trong nông dân lao động, khoảng 60%. Theo thời gian, thành phần trung, bần,
cố nông có sự chuyển biến khác nhau. Số hộ trung nông tăng mạnh từ 933 hộ
chiếm 30% dân số (1945) lên 1.953 hộ chiếm 37% dân số (1953). Số hộ bần
nông cũng tăng nhƣng mức độ không bằng trung nông: năm 1945 là 1.236 hộ
chiếm 38% tổng số hộ, đến 1953 là 1.581 hộ chiếm tỷ lệ 45%. Số hộ cố nông
giảm đáng kể từ 708 hộ với tỷ lệ 22% (1945) xuống còn 526 hộ, chiếm 14%
(1953).
Biến chuyển về thành phần nông dân lao động giữa các vùng không
giống nhau. Vùng tạm chiếm biến chuyển chậm hơn vùng du kích do ở đây,
Pháp chia lại công điền theo nhân đinh nhƣ trƣớc cách mạng, hơn nữa chính
sách ruộng đất của Đảng và Chính phủ cũng ảnh hƣởng rất ít. Nhìn chung,
cho đến trƣớc cải cách ruộng đất, thành phần nông dân lao động có biến
chuyển ở mức độ nhất định, song chƣa phải là căn bản.

19


Về sở hữu ruộng đất, trƣớc năm 1945 nông dân không có ruộng hoặc thiếu
ruộng nghiêm trọng, bị địa chủ bóc lột tô tức, chiếm đoạt ruộng đất nên đời sống
khổ cực, phải đi làm thuê làm mƣớn kiếm ăn, nhất là năm 1945, bần cố nông chết
đói nhiều.
Sau cách mạng, nông dân lao động hƣởng ứng chính sách dân chủ của

Đảng và Chính phủ đã đấu tranh đòi giảm tô, giảm tức… Ta lại chia ruộng đất
công điền, tạm giao, tạm cấp ruộng đất vắng chủ, một phần đồn điền thực dân
Pháp, ruộng hiến điền…cho nông dân cày cấy. Mặt khác, giai cấp địa chủ chống
phá chính sách của ta đã phân tán một phần ruộng đất vào tay nông dân. Theo số
liệu 12 xã điều tra, từ năm 1945 đến trƣớc cải cách ruộng đất, địa chủ đã phân tán
1.403 mẫu ruộng đất vào tay nông dân (trong đó, vào trung nông 687 mẫu (48%),
bần nông 381 mẫu (41%), cố nông 135 mẫu (9%) [3, 19]. Sở dĩ trung nông và bần
nông nhận đƣợc nhiều ruộng đất phân tán từ địa chủ hơn so với cố nông vì họ có
khả năng mua hoặc chuộc lại. Chỉ những vùng du kích, địa chủ mới phân tán bằng
cách cho hoặc giao canh thì bần cố nông đƣợc nhiều ruộng đất hơn trung nông (xã
Quang Phục, huyện Tiên Lãng, địa chủ phân tán ruộng đất vào trung nông 30
mẫu, vào bần cố nông 110 mẫu [3, 20]).
Tính đến năm 1953, sở hữu và sử dụng ruộng đất của nông dân lao động
tăng lên, đời sống của họ đƣợc cải thiện đáng kể.
Bảng 1.6. Tình hình sở hữu và sử dụng ruộng đất của nông dân lao động ở
12 xã qua các thời kỳ [3, 22]
Trung nông
Năm

Bần nông

Cố nông

S

Tỷ lệ
%

S


Tỷ lệ
%

S

Tỷ
lệ %

1945

1.811m5s

24

836m8s

11

171m7s

2.3

1949

2.823m6s

30

970m2s


12

200m5s

2.9

1953

2.563m

35

1.722m

23

328m7s

3.4

20


Số liệu trên đây cho thấy, tính chung cả ruộng đất sở hữu và sử dụng
của nông dân lao động mới có 37.3% (1945), đến năm 1949 đã tăng lên
44.9%, và năm 1953 là 61.4%. Có thể thấy, tình hình biến chuyển ruộng đất
của nông dân lao động khá rõ rệt, tuy nhiên ruộng đất vẫn chƣa căn bản về tay
nông dân. Phần ruộng đất nông dân đang cày cấy chƣa thực sự thuộc quyền sở
hữu của họ mà vẫn còn phổ biến nhận ruộng giao canh. Theo số liệu 12 xã
điều tra, tính đến trƣớc cải cách ruộng đất, nông dân lao động mới sở hữu

27% tổng số ruộng đất ở địa phƣơng, tính cả ruộng đất sử dụng là 70%. Vì
vậy vấn đề triệt để thực hiện “ngƣời cày có ruộng” là rất cần thiết.
1.2.3. Đồn điền của thực dân
Tổng số ruộng đất đồn điền của thực dân Pháp trong toàn tỉnh có 854
mẫu, chiếm 0.67% [3, 16]. Số ruộng này một phần do thực dân Pháp khai
khẩn, phần khác do bỏ tiền ra mua.
Ở nơi nhiều ruộng đất, phần lớn là vùng ven biển, địa chủ thực dân cho
nông dân vỡ hoang cấy 1 – 2 vụ, sau phát canh thu tô nhƣ địa chủ, và giao cho
ngƣời quản lý trông nom. Nói chung mức độ bóc lột của địa chủ thực dân
cũng nặng nhƣ địa chủ bản xứ.
Sau cách mạng Tháng Tám, diện tích đồn điền của thực dân Pháp giảm
nhẹ do ta tịch thu một ít ở những vùng căn cứ du kích. Ở vùng tạm chiếm,
nông dân mới chỉ đấu tranh đòi giảm tô. Đến năm 1954, đồn điền của thực
dân bị tịch thu hết và đem chia cho nông dân (trừ 500 mẫu đồn điền ở Ninh
Hải giữ lại để xây dựng nông trƣờng quốc doanh).
1.2.4. Ruộng đất của nhà chung
Nguồn gốc ruộng đất nhà chung là do nông dân công giáo cầu phúc
cúng vào hoặc góp tiền mua, ngoài ra còn là ruộng đất chiếm đoạt đƣợc của
nông dân công giáo khi họ vay nợ lãi mà không có khả năng trả, buộc phải
cầm cố hay bán rẻ. Ở những thôn công giáo toàn tòng, địa phƣơng phải dành

21


ra một số ruộng thuộc loại tốt cho nhà chung. Có nơi địa chủ bên lƣơng bán
lại ruộng đất cho nhà chung.
Tổng số ruộng đất của nhà chung kể cả của hộ lẻ, vào năm 1945, có
718 mẫu 5 sào, chiếm 0.57% [3, 17]. Nơi tập trung nông dân công giáo thì
nhà chung ở đó có khá nhiều ruộng đất nhƣ: nhà xứ Liêu Dinh (An Lão) có
107 mẫu, chiếm 0.66% ruộng đất của địa phƣơng; ruộng nhà chung của 2 xã

Tam Cƣờng và Cao Minh (Vĩnh Bảo) 98 mẫu 1 sào, chiếm 3.4% [3, 17].
Nói chung, ruộng đất của nhà chung chuyển biến rất ít. Đến năm 1953,
ở vùng du kích Vĩnh Bảo, Tiên Lãng, ta mới chủ trƣơng rút ruộng một số nhà
chung, khoảng 200 mẫu để chia cho nông dân không có hoặc thiếu ruộng.
Trƣớc cải cách ruộng đất, ta còn trƣng thu, trƣng mua thêm 400 mẫu nữa để
chia cho nông dân.
Vùng tạm chiếm, ruộng đất của nhà chung hầu nhƣ vẫn còn nguyên
vẹn. Đến trƣớc cải cách ruộng đất, toàn tỉnh ruộng nhà chung chỉ còn khoảng
trên 100 mẫu.
Về hình thức bóc lột của địa chủ nhà chung cũng giống nhƣ địa chủ bên
lƣơng, thậm chí mức độ còn nặng nề hơn nhƣ bóc lột theo lối cống sƣu.
Thƣờng nhà chung chỉ phát canh một phần nhỏ ruộng đất, còn lại huy động
nông dân công giáo làm không công gọi là “ngày công đức” (nhà xứ Liêu
Dinh – An Lão có 107 mẫu, chỉ phát canh khoảng 30 – 40 mẫu, nhà xứ Nam
Am - Vĩnh Bảo có 51 mẫu nhƣng không phát canh mà huy động giáo dân làm
hết [3, 17]).
Mức độ bóc lột tô của nhà chung cũng tƣơng đƣơng nhƣ địa chủ bên
lƣơng (Nhà xứ Hội Am - Vĩnh Bảo, có 25 mẫu phát canh cả, bóc lột mỗi mẫu
4 sào sản lƣợng loại tốt [3, 17]). Những năm mất mùa đói kém, nông dân
công giáo vẫn phải nộp tô nhƣ thƣờng lệ. Thậm chí có nơi, nông dân công
giáo phơi thóc ở sân sau nhà chung cũng phải nộp thêm cả tô sân [3, 17].

22


Ngoài ra, hằng năm, nông dân công giáo phải đóng góp tiền dầu đèn, lễ
tết cha, lễ cƣới… trung bình mỗi gia đình nông dân công giáo tốn khoảng 200
đồng tiền một năm.
1.2.5. Vấn đề ruộng đất công và bán công
Ruộng đất công và bán công toàn tỉnh chiếm tỷ lệ 24%. Tính riêng số

liệu 12 xã điều tra, có 4.303 mẫu ruộng công và bán công trên tổng số 17.667
mẫu ruộng đất của địa phƣơng, chiếm 24.4% [3,15].
Tỷ lệ ruộng đất công và bán công ở từng vùng khác nhau. Vùng gần
biển, có nhiều ruộng sa bồi thì ruộng đất công nhiều hơn nhƣ xã Cao Minh
(Vĩnh Bảo), ruộng công chiếm 52.8% ruộng đất của xã. Vùng không có bãi,
hoặc ruộng công đã biến thành ruộng tƣ từ lâu thì có ít nhƣ xã An Tiên (An
Lão) ruộng công chỉ chiếm 3.8%. Có những nơi không có ruộng công nhƣ
Vĩnh Long (Vĩnh Bảo).
Trƣớc cách mạng Tháng Tám, ruộng công thƣờng đƣợc sử dụng bằng
cách quân cấp theo nhân đinh từ 18 đến 60 tuổi, thời gian trung bình quân cấp
3 năm 1 lần. Nơi nào cũng để lại một số ruộng công để đấu cố, nhƣng thƣờng
chỉ có địa chủ, phú nông mới có khả năng mua đƣợc, và đều là những ruộng
gần, ruộng tốt (xã Tam Cƣờng, huyện Vĩnh Bảo có 581 mẫu ruộng công thì
38 hộ địa chủ đã sử dụng 65 mẫu 8 sào, chiếm 11%; xã Hoà Nghĩa, huyện
Kiến Thuỵ, một mình địa chủ Tâm chiếm đoạt tới 40 mẫu [3, 15]).
Bần cố nông dù đƣợc chia ruộng nhƣng vì quá túng thiếu, không có
dụng cụ sản xuất nên cuối cùng lại cầm bán vào tay địa chủ, phú nông.
Ruộng phe giáp, ruộng đình cũng đƣợc đem ra bán đấu cố hoặc đem
phát canh lấy tiền thóc để cúng lễ, chè chén. Riêng ruộng chùa thì nhiều nơi
tự canh hoặc thuê ngƣời làm.
Sau cách mạng Tháng Tám, ta chủ trƣơng chia lại ruộng công điền cho
cả nam và nữ, kể cả địa chủ, phú nông. Nhƣng dần dần, do ảnh hƣởng chính

23


×