Tải bản đầy đủ (.doc) (119 trang)

LUẬN văn THẠC sĩ KIỂM sát điều TRA tại HIỆN TRƯỜNG NHỮNG vụ VIỆC MANG TÍNH HÌNH sự TRÊN địa bản TỈNH hà tây

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (469.25 KB, 119 trang )

4

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
Cải cách tổ chức và nâng cao chất lượng hoạt động của các cơ quan
tư pháp nói chung - cơ quan Viện kiểm sát nói riêng là một đòi hỏi có tính
cấp bách của Đảng và Nhà nước ta trong giai đoạn hiện nay. Nghị quyết
08/NQ-TW ngày 02/01/2002 của Bộ Chính trị đã chỉ rõ: "Chất lượng công
tác tư pháp nói chung chưa ngang tầm với yêu cầu và đòi hỏi của nhân dân;
còn nhiều trường hợp bỏ lọt tội phạm, làm oan người vô tội, vi phạm các
quyền tự do dân chủ của công dân, làm giảm sút lòng tin của nhân dân đối
với Đảng, Nhà nước và các cơ quan tư pháp".
Viện kiểm sát nhân dân là một trong các cơ quan tiến hành tố tụng
được pháp luật quy định, có chức năng thực hành quyền công tố và kiểm sát
các hoạt động tư pháp. Để thực hiện chức năng kiểm sát các hoạt động tư
pháp, Viện kiểm sát đã tiến hành nhiều công tác kiểm sát khác nhau, trong
đó công tác kiểm sát điều tra là một bộ phận của công tác này, là kiểm sát
hoạt động điều tra vụ án hình sự của Cơ quan điều tra tại hiện trường. Hoạt
động của Viện kiểm sát nhằm bảo đảm hoạt động điều tra vụ án hình sự tại
hiện trường của Cơ quan điều tra đúng quy định của pháp luật, thu thập được
đầy đủ các thông tin, tài liệu, chứng cứ phục vụ quá trình điều tra, khám phá
vụ án. Trong những năm qua Viện kiểm sát nhân dân đã có nhiều cố gắng
trong thực hiện công tác kiểm sát các hoạt động điều tra tại hiện trường các
vụ việc mang tính hình sự, góp phần quan trọng trong hoạt động điều tra
khám phá vụ án. Tuy nhiên, công tác kiểm sát điều tra tại hiện trường những
vụ việc mang tính hình sự vẫn còn nhiều bất cập, yếu kém như: có nhiều vụ
việc xảy ra Cơ quan điều tra thông báo cho Viện kiểm sát, nhưng Viện kiểm
sát không cử người đến kiểm sát hoạt động, có trường hợp sau khi khám
nghiệm hiện trường xong Viện kiểm sát mới đến. Việc cơ quan Viện kiểm



5

sát tiến hành hoạt động kiểm sát không thường xuyên, không trực tiếp mà chỉ
kiểm sát qua biên bản giấy tờ nên đã dẫn tới thực trạng: không nắm bắt được
chi tiết vụ, việc và những vấn đề phát sinh ngay từ đầu, cho nên hoạt động
kiểm sát điều tra tiếp theo của cơ quan này gặp rất nhiều khó khăn, lúng túng
trong việc nhận định, đánh giá và ra các quyết định. Kiểm sát viên đến hiện
trường còn mang tính hình thức, có mặt cho đúng thủ tục, không thực hiện
đúng chức trách nhiệm vụ được giao, cá biệt có Kiểm sát viên năng lực còn
hạn chế, khi đến hiện trường không biết mình phải làm gì, làm như thế nào.
Nhiều vụ việc do công tác giám sát điều tra hiện trường không tốt, khám
nghiệm hiện trường qua loa đại khái, thu thập tài liệu, chứng cứ không đầy
đủ, đã gây rất nhiều khó khăn trong chứng minh tội phạm sau này, như: nhận
định về động cơ, mục đích gây án, số lượng đối tượng gây án, đặc điểm đối
tượng gây án, tài sản chiếm đoạt... không chính xác, đầy đủ, từ đó xây dựng
các giả thiết điều tra không đúng, dẫn đến oan, sai, bỏ lọt tội phạm, làm ảnh
hưởng không nhỏ đến uy tín của các cơ quan tiến hành tố tụng. Từ những
vấn đề nêu trên, cho thấy cần phải hoàn thiện công tác kiểm sát điều tra tại
hiện trường các vụ việc mang tính hình sự sao cho hoạt động này đạt hiệu
quả cao. Thực trạng Hà Tây trong những năm qua công tác khám nghiệm
hiện trường cũng như kiểm sát hoạt động điều tra tại hiện trường còn nhiều
sơ hở, yếu kém, hiệu quả công tác chưa cao, số vụ việc thụ lý nhiều nhưng số
vụ án được giải quyết chiếm tỷ lệ thấp. Chính vì vậy, đây là vấn đề thực tiễn
rất cần được sự quan tâm nghiên cứu, nhưng cho đến nay vẫn chưa có công
trình khoa học nào nghiên cứu trực tiếp nội dung này. Bên cạnh đó những
quy định của Bộ luật tố tụng hình sự về hiện trường và khám nghiệm hiện
trường tại Điều 150 Bộ luật tố tụng hình sự mới chỉ dừng lại ở những quy
định mang tính khái quát chung, chưa có những quy định cụ thể. Như vậy,
xét ở cả bình diện lý luận và thực tiễn thì việc nghiên cứu đề tài: "Kiểm sát
điều tra tại hiện trường những vụ, việc mang tính hình sự trên địa bàn

tỉnh Hà Tây" là yêu cầu cấp thiết mang tính thời sự trong giai đoạn hiện nay.


6

2. Tình hình nghiên cứu
Kiểm sát điều tra tại hiện trường những vụ việc mang tính hình sự là
một lĩnh vực còn rất mới, tuy nhiên đã thu hút sự quan tâm nghiên cứu của
nhiều tác giả, như: Ngô Sĩ Hiền, Học viện Cảnh sát nhân dân: Nghiên cứu
dấu vết súng đạn phục vụ điều tra, Luận án tiến sĩ Luật học, Học viện Cảnh
sát nhân dân, 2004; Nguyễn Mạnh Hiền, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Hà
Tây: Hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân trong giai đoạn điều tra các vụ
án ma túy - lý luận thực tiễn và giải pháp nâng cao hiệu quả, Luận văn thạc
sĩ Luật học, Học viện Cảnh sát nhân dân, 2004; Nguyễn Đức Niên: Tổ chức
điều tra tại hiện trường có người chết trên địa bàn tỉnh Hà Giang của Cơ
quan Cảnh sát điều tra và một số giải pháp nâng cao hiệu quả, Luận văn
thạc sĩ Luật học, Học viện Cảnh sát nhân dân, 2004; Nguyễn Vĩnh Hà: Các
giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động điều tra tại hiện trường các vụ án vi
phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ của lực
lượng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội Công an tỉnh Phú Yên,
Luận văn thạc sĩ Luật học, Học viện Cảnh sát nhân dân, 2005; Lê Hải Âu:
Tổ chức hoạt động khám nghiệm hiện trường có người chết chưa rõ nguyên
nhân trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, Luận văn thạc sĩ Luật học, Học
viện Cảnh sát nhân dân, 2003...
Nội dung của những đề tài nêu trên đã đề cập đến chức năng kiểm sát
điều tra các vụ án hình sự và công tác hiện trường, nhưng chỉ dừng lại ở góc
độ phân tích, tìm hiểu các quy định của pháp luật, cho đến nay chưa có công
trình khoa học nào tập trung nghiên cứu và làm rõ nội dung của công tác
kiểm sát điều tra tại hiện trường các vụ việc mang tính hình sự nói chung nên
chưa đưa ra được mô hình kiểm sát điều tra hoàn chỉnh trong giai đoạn này,

mà công tác hiện trường lại quyết định đến 90% hoạt động điều tra khám phá
vụ án.


7

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
Mục đích nghiên cứu của đề tài là làm sáng tỏ những vấn đề lý luận
và thực tiễn hoạt động kiểm sát điều tra tại hiện trường các vụ, việc mang
tính hình sự xảy ra trên địa bàn tỉnh Hà Tây, trên cơ sở đó đề xuất những giải
pháp hữu hiệu góp phần nâng cao chất lượng hoạt động điều tra, khám phá
các vụ án hình sự, phục vụ tốt cho cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm
trên địa bàn tỉnh Hà Tây và trong phạm vi cả nước.
Những nhiệm vụ đặt ra khi nghiên cứu đề tài là:
- Nghiên cứu những vấn đề lý luận về hiện trường và kiểm sát điều
tra tại hiện trường các vụ việc mang tình hình sự.
- Làm sáng tỏ mối quan hệ giữa các cơ quan tiến hành tố tụng trong
quá trình kiểm sát điều tra tại hiện trường các vụ việc mang tính hình sự.
- Khảo sát thực trạng, đánh giá hoạt động điều tra tại hiện trường, từ
đó thấy được những ưu điểm, những mặt tích cực, những hạn chế để đề xuất
những giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả của công tác này.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu thực trạng hoạt động kiểm sát điều tra tại hiện
trường các vụ việc mang tính hình sự trên địa bàn tỉnh Hà Tây từ năm 2000
đến tháng 6 năm 2005.
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
Phương pháp luận: Đề tài được thực hiện dựa trên cơ sở các quan điểm
duy vật biện chứng của chủ nghĩa Mác - Lênin, các quan điểm của Đảng và
Nhà nước về công tác đấu tranh phòng chống tội phạm, bảo vệ an ninh quốc
gia, trật tự an toàn xã hội.

Phương pháp nghiên cứu: Để nghiên cứu luận văn, tác giả đã sử
dụng các phương pháp như phương pháp khảo sát thực tiễn, phương pháp so


8

sánh đối chiếu, thống kê, phương pháp phân tích, phương pháp diễn giải,
phương pháp quy nạp tổng hợp và những phương pháp khác.
6. Ý nghĩa và điểm mới của luận văn
Đề tài luận văn đã đưa ra được những nhận thức lý luận mới, đầy đủ,
rõ ràng về hiện trường và hoạt động kiểm sát điều tra tại hiện trường các vụ
việc mang tính hình sự, đánh giá thực trạng hoạt động kiểm sát điều tra tại
hiện trường, phát hiện những ưu, nhược điểm và nguyên nhân của những tồn
tại. Trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của
Viện kiểm sát trong kiểm sát điều tra tại hiện trường những vụ, việc mang
tính hình sự trên địa bàn tỉnh Hà Tây
Kết quả nghiên cứu của luận văn có ý nghĩa về mặt khoa học pháp lý,
góp phần hoàn thiện những quy định pháp luật còn bất cập và chưa hoàn
thiện. Mặt khác, luận văn còn góp phần mô hình hóa một cách toàn diện về
hoạt động kiểm sát điều tra tại hiện trường các vụ việc mang tính hình sự, từ
đó khẳng định được vai trò, vị trí của ngành Kiểm sát trong hoạt động kiểm
sát điều tra tại hiện trường phục vụ công tác điều tra, phát hiện tội phạm.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội
dung của luận văn được chia làm 3 chương:
Chương 1: Nhận thức chung về hiện trường và hoạt động kiểm sát
điều tra tại hiện trường các vụ việc mang tính hình sự.
Chương 2: Thực trạng hoạt động kiểm sát điều tra tại hiện trường
những vụ việc mang tính hình sự trên địa bàn tỉnh Hà Tây từ năm 2000 đến
tháng 6 năm 2005

Chương 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kiểm
sát điều tra tại hiện trường các vụ việc mang tính hình sự.


9

Chương 1
NHẬN THỨC CHUNG VỀ HIỆN TRƯỜNG
VÀ HOẠT ĐỘNG KIỂM SÁT ĐIỀU TRA TẠI HIỆN TRƯỜNG
CÁC VỤ, VIỆC MANG TÍNH HÌNH SỰ

1.1. KHÁI NIỆM, BẢN CHẤT, ĐẶC ĐIỂM VÀ Ý NGHĨA CỦA VIỆC
NGHIÊN CỨU HIỆN TRƯỜNG VỤ, VIỆC HÌNH SỰ

1.1.1. Khái niệm hiện trường
Cho đến nay có rất nhiều ý kiến và những quan điểm khác nhau khi
đề cập đến vấn đề hiện trường.
Có quan điểm cho rằng, hiện trường là nơi chứa đựng những thông
tin về tội phạm. Theo quan điểm này, hiện trường là một khái niệm rất rộng,
bởi lẽ tính "thông tin" hàm chứa nhiều nội dung khác nhau, nếu cứ mang
thông tin về vụ việc hình sự là hiện trường thì không thể giới hạn về không
gian của hiện trường, không giới hạn, không định vị được hiện trường thì
không thể tổ chức khám nghiệm hiện trường để thu thập dấu vết hình sự, nếu
tiến hành khám nghiệm cũng sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Quan điểm về hiện
trường như trên rất rộng, nhưng lại giới hạn trong hai từ "tội phạm". Tội
phạm là gì? Theo Điều 8 Bộ luật hình sự đã đề cập rất rõ về khái niệm này,
nhưng trên thực tế có thể có những vụ, việc xảy ra sau khi đã khởi tố vụ án
mới tiến hành khám nghiệm hiện trường, nhưng cũng có những vụ việc xảy
ra chưa thể xác định được ngay có hay không có sự việc phạm tội mà phải
thông qua hoạt động khám nghiệm hiện trường mới có kết luận được, nếu

khẳng định tất cả hiện trường khám nghiệm đều phải mang thông tin về tội
phạm là chưa thật chính xác, không mang tính khái quát về hiện trường nói
chung.


10

Theo Từ điển tiếng Việt thì: "Hiện trường là nơi xảy ra sự việc" [34].
Khái niệm này phần nào đã khắc phục được quan điểm nêu trên về hiện
trường, nhưng phạm vi của khái niệm này lại quá rộng và chưa chỉ rõ được
tính chất của sự việc xảy ra là sự việc gì, với khái niệm này cho chúng ta có
những nhận định sau:
Thứ nhất: Hiện trường phải là nơi "xảy ra", nghĩa là phải có sự tồn tại
của một địa điểm nhất định, tồn tại trong một không gian nhất định, sự tồn
tại đó trong một khoảng thời gian nhất định. Theo chủ nghĩa duy vật biện
chứng mọi sự vật, hiện tượng, quá trình diễn ra đều tồn tại trong một không
gian và thời gian nhất định.
Thứ hai: Hiện trường phải có sự việc xảy ra, sự việc xảy ra là những
sự việc mang tính bất kỳ. Từ khái niệm này cho chúng ta khẳng định rằng:
mọi sự vật, hiện tượng, quá trình xảy ra đều có hiện trường, vì những sự vật,
hiện tượng, quá trình đó đều diễn ra trong một không gian và một khoảng
thời gian nhất định và không thể nằm ngoài điều đó được. Khái niệm này về
hiện trường là quá rộng, không mang tính khái quát và sử dụng tràn lan trên
thực tiễn.
Quá trình hình thành khái niệm về hiện trường trong khoa học hình
sự có rất nhiều quan điểm khác nhau, khi đề cập đến khái niệm hiện trường
trong cuốn Từ điển bách khoa Công an nhân dân có viết: Hiện trường là nơi
diễn ra sự việc hay hoạt động thực tế [33, tr. 127]. Với khái niệm này, chúng
ta không xác định được đâu là hiện trường chủ đạo, đâu là hiện trường chính
để tiến hành khám nghiệm thu thập dấu vết vật chứng, sự việc khi "diễn ra"

là một chuỗi các hành vi khác nhau, kéo dài trong những khoảng thời gian
khác nhau và tồn tại trong những không gian cũng khác nhau và khái niệm
này cũng rơi vào trạng thái: những sự việc mang tính bất kỳ và những hoạt
động thực tế mang tính bất kỳ. Khái niệm này chưa chỉ ra được sự việc cụ
thể.


11

Khi đề cập đến hiện trường, trong cuốn Giáo trình Kỹ thuật hình sự,
tập IV- Đại học An ninh nhân dân năm 1982 có viết: Hiện trường là nơi có
dấu vết, tang vật của tội phạm hoặc nghi có liên quan đến tội phạm, mà Cơ
quan điều tra cần tiến hành khám nghiệm, với khái niệm này, cho chúng ta
những nhận định sau, thứ nhất: Hiện trường là "nơi" có nghĩa là phải tồn tại
một địa điểm nhất định trong một không gian và một khoảng thời gian xác
định; thứ hai: "Có dấu vết, vật chất của tội phạm hoặc nghi có liên quan đến
tội phạm" tức là: phải có sự liên quan đến vấn đề "tội phạm" điều đó đã bó
hẹp phạm vi hiện trường (phải liên quan đến tội phạm), do đó kéo theo công
tác khám nghiệm hiện trường muốn tiến hành phải xác định ngay từ đầu: có
dấu vết của tội phạm hoặc có liên quan đến tội phạm hay không? mà vấn đề
này chủ yếu lại là kết quả của công tác khám nghiệm hiện trường.
Tại khoản 1 Điều 150 Bộ luật tố tụng hình sự có quy định: "Điều tra
viên tiến hành khám nghiệm nơi xảy ra, nơi phát hiện tội phạm, nhằm phát
hiện dấu vết của tội phạm, vật chứng và làm sáng tỏ các tình tiết có ý nghĩa
đối với vụ án".
Như vậy, theo quy định của khoản 1 Điều 150 Bộ luật tố tụng hình sự
thì hiện trường phải là "nơi xảy ra" hoặc "nơi phát hiện tội phạm". Trước hết,
hiện trường phải là "nơi" tức là nó phải được tồn tại trong một khoảng không
gian và thời gian nhất định, nơi đó đã xảy ra hoạt động phạm tội hoặc nơi đó
đã phát hiện ra tội phạm. Theo nguyên lý về sự hình thành dấu vết, vật chứng

của tội phạm cho thấy, quá trình hình thành dấu vết, vật chứng là quá trình
tác động của vật gây vết lên vật nhận vết và lưu giữ dấu vết tội phạm, ở đó
những phản ánh dấu vết vật chất là do quá trình thực hiện những hành động
phạm tội do tội phạm gây ra. Chính vì thế hiện trường phải tồn tại những dấu
vết, vật chứng và chúng phản ánh sự tác động qua lại giữa thủ phạm với nạn
nhân và môi trường vật chất xung quanh. Nhưng khái niệm này trong Bộ luật
tố tụng hình sự cũng rơi vào nhận định chủ quan rằng: hiện trường phải là


12

nơi xảy ra tội phạm, nơi phát hiện tội phạm mà Điều tra viên tiến hành khám
nghiệm, khi đề cập khái niệm hiện trường trong quan điểm đầu tiên, tác giả
đã đề cập đến vấn đề như thế nào là tội phạm, tức là phải thỏa mãn những
quy định về tội phạm trong Bộ luật hình sự. Nhưng trên thực tiễn, hoạt động
điều tra khám phá các vụ án hình sự, là quá trình đi từ không đến có, phải
xác định một vụ việc xảy ra có sự kiện phạm tội hay không, tức là phải xác
định có vụ phạm tội xảy ra hay không. Chính vì vậy, khi có sự việc hình sự
xảy ra Cơ quan điều tra phải tiến hành khám nghiệm ngay, sau đó mới kết
luận có hay không có sự việc phạm tội để đi đến kết luận có hay không khởi
tố vụ án hình sự.
Theo tác giả, khoản 1 Điều 150 Bộ luật tố tụng hình sự quy định như
trên chưa chặt chẽ, bởi vì Điều tra viên tiến hành khám nghiệm được phải
xác định: nơi xảy ra tội phạm, nơi phát hiện tội phạm, trong khi đó phần lớn
muốn xác định được vấn đề này thì phải tiến hành khám nghiệm hiện trường
trước mới kết luận được. Nhiều vụ, việc xảy ra những thông tin cung cấp ban
đầu chưa đủ để có thể nhận định và xác định rõ tình hình của vụ việc đó có
mang dấu hiệu của tội phạm hay không? Muốn xác định được phải có một
khoảng thời gian điều tra làm rõ. Vì vậy, khái niệm về hiện trường trong Bộ
luật tố tụng hình sự quá bó hẹp và không mang tính khái quát cao. Ví dụ:

Những vụ hiện trường có người chết, phải qua quá trình khám nghiệm, thu
thập những thông tin, tìm kiếm các dấu vết, vật chứng xung quanh hiện
trường... từ đó mới có thể đi đến nhận định ban đầu nguyên nhân cái chết của
nạn nhân là do án mạng, do tự sát, do bệnh lý hay do tai nạn rủi ro... và chỉ
xác định nguyên nhân chết là do án mạng mới là căn cứ xác định có dấu hiệu
của tội phạm để tiến hành khởi tố vụ án hình sự.


13

Dù đề cập hiện trường ở góc độ nào, nghiên cứu vấn đề này ở khía
cạnh nào đi nữa, thì hiện trường cũng phải thỏa mãn những dấu hiệu cơ bản
sau đây:
Thứ nhất: Hiện trường phải tồn tại ở một địa điểm cụ thể trong khoảng
không gian và thời gian xác định. Đây là thuộc tính tất yếu của hiện trường.
Thứ hai: Phải có sự việc mang tính hình sự xảy ra, những vụ việc
mang tính hình sự này có thể bao gồm: những hành vi phạm tội cụ thể được
quy định trong Bộ luật hình sự; cũng có thể là những vụ việc mang tính hình
sự xảy ra, khi xảy ra nó đã xâm hại đến những khách thể được luật hình sự
bảo vệ, như: tính mạng, sức khỏe, tài sản...song chưa thể xác định được các
yếu tố của cấu thành tội phạm.
Chính vì vậy khái niệm về hiện trường phải được hiểu là: "hiện
trường là nơi xảy ra vụ việc mang tính hình sự" [16]. Đây là khái niệm mang
tính khái quát cao và đầy đủ. Với khái niệm này đã thỏa mãn được những
dấu hiệu đặc trưng, cơ bản của hiện trường:
Thứ nhất: Sự tồn tại của một địa điểm trong không gian và thời gian
xác định.
Thứ hai: Xảy ra vụ việc mang tính hình sự, điều này để phân biệt
hiện trường các sự việc khác trên thực tiễn, tránh hiểu khái niệm về hiện
trường một cách tràn lan.

Chúng tôi hoàn toàn nhất trí với quan điểm này.
1.1.2. Ý nghĩa của việc nghiên cứu hiện trường vụ, việc hình sự
Nghiên cứu hiện trường vụ, việc hình sự có ý nghĩa vô cùng quan
trọng trong công tác bảo vệ và khám nghiệm hiện trường được kịp thời,
nhanh chóng, đầy đủ, toàn diện, phục vụ tốt cho quá trình thu thập dấu vết,
vật chứng, tài liệu liên quan...nhằm điều tra khám phá án chính xác.


14

Hiện trường của vụ việc mang tính hình sự là nơi mà các dấu vết, vật
chứng được tìm thấy, những dấu vết vật chứng này tồn tại là kết quả là quy
luật của sự phản ánh vật chất xung quanh giữa vật gây vết và vật nhận vết,
do vậy nó là cơ sở quan trọng trong việc xây dựng giả thuyết điều tra, nhận
định tình hình có hướng điều tra, khám phá án chính xác, nhanh chóng. Vì
vậy, chúng ta cần xác định rằng: thủ phạm khi gây án luôn để lại dấu vết vật
chứng ở hiện trường và bất cứ hiện trường nào của vụ việc mang tính hình sự
đã xảy ra cũng là nơi để lại dấu vết vật chứng của tội phạm. Thủ phạm có
tinh vi xóa dấu vết, thì theo quy luật của sự phản ánh dấu vết, chúng sẽ để lại
hiện trường những dấu vết xóa, nhiệm vụ quan trọng của Cơ quan điều tra là
phải tìm, thu được hết các dấu vết vật chứng để những dấu vết vật chứng này
sẽ chứng minh được: ai là người thực hiện hành vi phạm tội; theo phương
thức thủ đoạn nào và công cụ phương tiện gì mà thủ phạm sử dụng để gây
án.
1.2. HOẠT ĐỘNG KHÁM NGHIỆM HIỆN TRƯỜNG; KHÁM NGHIỆM
TỬ THI

1.2.1. Hoạt động khám nghiệm hiện trường
1.2.1.1. Khái niệm khám nghiệm hiện trường
Khám nghiệm hiện trường là một hoạt động điều tra được quy định

tại khoản 2 Điều 150 Bộ luật tố tụng hình sự. Nhưng tại điều luật này chỉ đề
cập đến vấn đề Điều tra viên phải làm những gì khi tiến hành hoạt động này,
cách thức tiến hành ra sao, như thế nào, mà không đề cập đến công tác khám
nghiệm hiện trường là gì.
Trong cuốn Giáo trình Điều tra hình sự năm 2002 của trường Đại
học Quốc gia Hà Nội, có viết về khám nghiệm hiện trường như sau: "Khám
nghiệm hiện trường là tổ chức việc nghiên cứu, phát hiện, ghi nhận, thu
lượm, bảo quản dấu vết vật chứng và các tin tức, tài liệu có liên quan trực


15

tiếp tại hiện trường" [17]. Theo khái niệm này, hoạt động khám nghiệm hiện
trường không phải là hoạt động điều tra theo tố tụng hình sự quy định, như
vậy kết quả của hoạt động thu thập các tin tức tài liệu tuy có liên quan đến
hiện trường vụ việc mang tính hình sự, nhưng liệu chúng có giá trị pháp lý
chứng minh tội phạm và người thực hiện hành vi phạm tội hay không.
Trong cuốn Giáo trình Bảo vệ và khám nghiệm hiện trường, Học
viện Cảnh sát nhân dân, xuất bản năm 2004 có nêu khái niệm khám nghiệm
hiện trường như sau: "Khám nghiệm hiện trường là hoạt động điều tra tố
tụng hình sự nhằm nghiên cứu, đánh giá dấu vết, vật chứng và những tin tức
tài liệu tại hiện trường, phục vụ điều tra và xử lý tội phạm" [16].
Khái niệm về khám nghiệm hiện trường trong cuốn giáo trình của
Học viện Cảnh sát nhân dân đưa ra đã đề cập đến tính căn cứ pháp lý của
hoạt động này (được quy định trong Bộ luật tố tụng hình sự), do vậy nó đã
thỏa mãn thuộc tính thứ ba của chứng cứ, đó là tính hợp pháp của chứng cứ.
Tuy nhiên quá trình khám nghiệm hiện trường không chỉ dừng lại ở việc
nghiên cứu, đánh giá dấu vết vật chứng cũng như các tin tức tài liệu khác tại
hiện trường, bởi lẽ có những dấu vết vật chứng không thể tiến hành nghiên cứu,
xem xét, đánh giá ngay tại hiện trường được, mà phải nghiên cứu, đánh giá sau

đó. Vì vậy, công tác thu lượm dấu vết vật chứng, bảo quản dấu vết vật chứng
là một trong những công tác quan trọng của hoạt động điều tra tại hiện trường.
Mục đích của hoạt động khám nghiệm hiện trường không chỉ là việc
phát hiện, tìm kiếm, thu lượm dấu vết vật chứng và các tin tức tài liệu làm cơ
sở, căn cứ cho hoạt động chứng minh tội phạm, điều tra, khám phá vụ án,
việc thu thập, đánh giá dấu vết vật chứng sẽ cho Cơ quan điều tra có những
nhận định ban đầu để xây dựng các giả thuyết điều tra, lập các chuyên án phá
án, hoặc có kết luận về hiện trường không có liên quan đến sự kiện phạm tội
để chấm dứt các hoạt động tiếp theo. Bởi vậy, tác giả đưa ra một khái niệm
hoàn chỉnh về khám nghiệm hiện trường như sau: khám nghiệm hiện trường


16

là hoạt động điều tra tố tụng hình sự, nhằm nghiên cứu, tìm kiếm, bảo quản
và đánh giá dấu vết vật chứng, cũng như những tin tức, tài liệu tại hiện
trường, phục vụ điều tra và xử lý tội phạm.
- Cơ sở pháp lý của công tác khám nghiệm hiện trường: tại các điều
110; 111; 150 Bộ luật tố tụng hình sự, quy định tại Pháp lệnh Tổ chức điều
tra hình sự, các văn bản, chỉ thị của Bộ Công an đã quy định cụ thể về công
tác khám nghiệm hiện trường.
- Tại Điều 110 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2002 có quy định: "Thẩm
quyền điều tra", có ba loại thẩm quyền điều tra như sau: thẩm quyền điều tra
theo đối tượng; thẩm quyền điều tra theo vụ việc phạm tội; thẩm quyền điều
tra theo lãnh thổ.
- Tại Điều 111 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2002 có quy định: "Quyền
hạn điều tra của Bộ đội Biên phòng; Hải quan; Kiểm lâm; lực lượng Cảnh sát
biển và các cơ quan khác của Công an nhân dân; Quân đội nhân dân được
giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra".
- Điều 150 Bộ luật tố tụng hình sự có quy định về "khám nghiệm

hiện trường".
Như vậy, các cơ quan tổ chức tham gia hoạt động khám nghiệm hiện
trường bao gồm: Cơ quan điều tra của lực lượng An ninh nhân dân; Cơ quan
điều tra của lực lượng Cảnh sát nhân dân; Cơ quan điều tra của lực lượng
Quân đội nhân dân; Viện kiểm sát nhân dân tổ chức tiến hành các cuộc khám
nghiệm hiện trường và trực tiếp tiến hành hoạt động khám nghiệm hiện
trường (quy định tại điều 110; 150 Bộ luật tố tụng hình sự).
Các cơ quan khác tuy không phải là Cơ quan điều tra, nhưng được
giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra như: Hải quan; Kiểm lâm;
Cảnh sát biển; Bộ đội biên phòng; cơ quan khác của lực lượng Công an nhân


17

dân; Quân đội nhân dân (tại Điều 111 Bộ luật tố tụng hình sự và các điều 12;
15; 18 và 25 Pháp lệnh Tổ chức điều tra hình sự) được tiến hành khám nghiệm
hiện trường theo sự phân cấp về thụ lý và giải quyết các loại án hình sự.
Chủ thể tiến hành khám nghiệm: Điều tra viên tiến hành khám nghiệm;
theo quy định này có nhiều ý kiến và quan điểm khác nhau: Một là, luật tố
tụng hình sự là luật hình thức, quy định về trình tự, thủ tục, cách thức tiến
hành các hoạt động, chỉ được phép làm những gì mà luật tố tụng hình sự quy
định, không được phép tiến hành những hoạt động mà luật không cấm,
nhưng không quy định; hai là, tại khoản 1 Điều 150 Bộ luật tố tụng hình sự
chỉ quy định Điều tra viên là người được phép tiến hành khám nghiệm hiện
trường, do đó những chủ thể khác cũng tiến hành hoạt động khám nghiệm
hiện trường là vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng hình sự.
Theo cách hiểu trên là chưa thật đầy đủ và toàn diện, tại khoản 4
Điều 111 Bộ luật tố tụng hình sự có quy định như sau: "Nhiệm vụ, quyền
hạn cụ thể trong hoạt động điều tra của Bộ đội biên phòng; Hải quan; Kiểm
lâm; Lực lượng Cảnh sát Biển và các cơ quan khác của Công an nhân dân;

Quân đội nhân dân được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra
do Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định". Tại Điều 2 Pháp lệnh Tổ chức
điều tra hình sự do Ủy Ban Thường vụ Quốc hội ban hành ngày 20/8/2004
quy định: "Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra
bao gồm có Bộ đội Biên phòng; Hải quan; Kiểm lâm; Lực lượng Cảnh sát
biển, các cơ quan khác của Công an nhân dân; Quân đội nhân dân quy định tại
các điều 19; 20; 21; 22; 23; 24 và 25 của Pháp lệnh", trong đó có hoạt động
khám nghiệm hiện trường. Như vậy, ngoài Điều tra viên tiến hành khám
nghiệm, còn có những chủ thể khác, tuy không phải là Điều tra viên nhưng
được giao nhiệm vụ tiến hành hoạt động này. Căn cứ Chỉ thị 02/2001/CTBCA về công tác khám nghiệm hiện trường của lực lượng Công an nhân dân
và Quyết định số 57/2001/QĐ-BCA (C11), Bộ Công an đã ban hành quy chế


18

phân công trách nhiệm giữa các lực lượng Công an nhân dân trong công tác
khám nghiệm hiện trường, theo đó còn có một số chủ thể khác cũng tham gia
hoạt động khám nghiệm này, như: cán bộ Cảnh sát giao thông đường bộ;
đường sắt; đường thủy; cán bộ Cảnh sát phòng cháy chữa cháy...
Địa điểm tiến hành khám nghiệm hiện trường: theo quy định tại
khoản 1 Điều 150 Bộ luật tố tụng hình sự thì hoạt động khám nghiệm hiện
trường tại "nơi xảy ra, nơi phát hiện tội phạm", như phần đầu khi đề cập đến
vấn đề hiện trường tác giả cũng đã phân tích làm rõ khái niệm này. Sau khi
nhận được tin báo, Cơ quan điều tra tổ chức khám nghiệm hiện trường, sau
đó mới có kết luận khởi tố hay không khởi tố vụ án hình sự, bởi lẽ cũng là
hiện trường vụ việc có người chết, những nguyên nhân chết là do nạn nhân
tự sát thì không có dấu hiệu của tội phạm, hoặc cái chết tự nhiên; chết do
bệnh lý... những trường hợp này đều không có dấu hiệu của tội phạm. Vì
vậy, không nhất thiết rằng các hiện trường được tiến hành khám nghiệm đều
phải là nơi xảy ra, hoặc là nơi phát hiện tội phạm. Do đó, trong thực tiễn hoạt

động khám nghiệm hiện trường được tiến hành tại nơi xảy ra, nơi phát hiện
những vụ việc mang tính hình sự.
Về thời điểm tiến hành hoạt động này: tại khoản 2 Điều 150 Bộ luật
tố tụng hình sự có quy định: "Khám nghiệm hiện trường có thể được tiến
hành trước khi khởi tố vụ án hình sự". Trong mọi trường hợp, trước khi tiến
hành khám nghiệm, Điều tra viên phải thông báo cho Viện kiểm sát cùng cấp
biết. Từ quy định trên của luật tố tụng hình sự, chúng ta có thể rút ra một số
nội dung sau:
- Thứ nhất: Những hiện trường vụ việc mang tính hình sự do Điều tra
viên trực tiếp tiến hành khám nghiệm, thì trước đó Điều tra viên phải thông
báo cho Viện kiểm sát cùng cấp biết để tiến hành hoạt động kiểm sát khám
nghiệm. Khi được thông báo thì lãnh đạo Viện kiểm sát phải cử Kiểm sát


19

viên đến hiện trường để kiểm sát hoạt động khám nghiệm, việc có mặt của
Kiểm sát viên là bắt buộc theo quy định của pháp luật.
- Thứ hai: Từ quy định như trên cho ta thấy, những hiện trường vụ
việc mang tính hình sự xảy ra, nhưng không do Điều tra viên tiến hành khám
nghiệm mà do những cơ quan khác không phải là Cơ quan điều tra nhưng
được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra theo quy định tại
Điều 111 Bộ luật tố tụng hình sự, thì không có điều luật nào trong Bộ luật tố
tụng hình sự hay trong Pháp lệnh Tổ chức điều tra hình sự có quy định
những cơ quan này trước khi tiến hành khám nghiệm hiện trường phải thông
báo trước cho Viện kiểm sát. Việc không quy định này đã dẫn đến thực
trạng: nếu mối quan hệ phối hợp không tốt giữa Viện kiểm sát và các cơ
quan khác được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra, thì họ sẽ
không thông báo cho Viện kiểm sát đến để kiểm sát hoạt động khám nghiệm,
do vậy nhiều vụ việc khám nghiệm hiện trường sẽ không có sự tham gia của

Viện kiểm sát, đặc biệt những vụ tai nạn giao thông, đây là những vụ án
"nhạy cảm", xác định lỗi của người gây tai nạn và của người bị nạn là khó,
nếu công tác khám nghiệm hiện trường không đầy đủ, không khách quan,
không tỷ mỷ, không cẩn thận, dễ dẫn đến hiện trạng vụ việc giải quyết không
đúng, thưa kiện kéo dài đến các cơ quan chức năng, ảnh hưởng không nhỏ
đến các cơ quan bảo vệ pháp luật. Những vụ án tuy khởi tố nhưng chứng cứ
yếu do công tác khám nghiệm hiện trường không chi tiết, Tòa án đã hủy án
trả hồ sơ để tiến hành điều tra lại, nhưng công tác hiện trường đến giai đoạn
này thì không thể khám nghiệm lại được. Đây cũng là một trong những quy
định chưa chặt chẽ của luật,đang được đặt ra cần phải hoàn thiện.
Những người tham gia vào quá trình khám nghiệm:
Khoản 2 Điều 150 Bộ luật tố tụng hình sự có quy định: "... khi khám
nghiệm phải có người chứng kiến; có thể để cho bị can; người bị hại; người


20

làm chứng và mời nhà chuyên môn tham gia cuộc khám nghiệm". Các lực
lượng trinh sát cũng tham gia vào hoạt động khám nghiệm hiện trường.
Về nội dung khám nghiệm hiện trường:
Khoản 3 Điều 150 Bộ luật tố tụng hình sự có quy định: "Khi khám
nghiệm hiện trường Điều tra viên tiến hành chụp ảnh, vẽ sơ đồ, mô tả hiện
trường, đo đạc, dựng mô hình, thu lượm và xem xét tại chỗ dấu vết của tội
phạm, đồ vật, tài liệu có liên quan đến vụ án; ghi rõ kết quả xem xét vào biên
bản khám nghiệm hiện trường".
Việc lập biên bản phải đúng theo quy định tại các điều 64; 77; 95;
125 và 154 Bộ luật tố tụng hình sự.
Chỉ khi nào hoạt động khám nghiệm hiện trường do cơ quan có thẩm
quyền, người có thẩm quyền tiến hành lập biên bản theo đúng quy định của
Bộ luật tố tụng hình sự, thì những dấu vết vật chứng thu thập đó mới có giá

trị chứng minh.
Như vậy, hoạt động khám nghiệm hiện trường là hoạt động mang
tính đặc thù, bởi lẽ công việc này phải tiến hành tại hiện trường - nơi có vụ
việc mang tính hình sự xảy ra. Hơn nữa hoạt động này chính là hoạt động
điều tra ban đầu được quy định trong Bộ luật tố tụng hình sự và do đó kết
quả của hoạt động khám nghiệm hiện trường sẽ là cơ sở cho việc tiến hành
các bước của hoạt động điều tra tiếp theo. Vì nó là căn cứ cho hoạt động
khởi tố vụ án, khởi tố bị can, là căn cứ để xây dựng các giả thuyết điều tra.
Đòi hỏi quá trình này phải được tiến hành theo một quy trình nhất định, là sự
vận dụng khoa học và sáng tạo những kiến thức chuyên môn, những phương
pháp khoa học, những phương tiện kỹ thuật vào từng khâu, từng bước của
quá trình khám nghiệm hiện trường.
1.2.1.2. Phương pháp và quá trình khám nghiệm hiện trường
* Phương pháp khám nghiệm hiện trường


21

Trong các tài liệu nghiên cứu đã đề cập đến hai phương pháp cơ bản
khi tiến hành khám nghiệm hiện trường, đó là: phương pháp lần theo dấu
vết; phương pháp chia khu vực.
Phương pháp lần theo dấu vết: Trên cơ sở xác định dấu vết vật chứng
tại một điểm tập trung nhiều nhất, đoàn khám nghiệm sẽ lấy điểm đó làm
mốc và khám lần theo dấu vết tìm thấy cho đến hết, việc khám nghiệm hiện
trường theo phương pháp này sẽ giúp đoàn khám nghiệm mở rộng hiện
trường gây án, thu thập đầy đủ dấu vết vật chứng.
Phương pháp chia khu vực: Khi đến hiện trường, các cán bộ khám
nghiệm hiện trường phải tiến hành quan sát địa hình hiện trường gây án để
xác định đặc điểm và cấu trúc của hiện trường, từ đó quyết định áp dụng
phương pháp khám nghiệm cho phù hợp, tránh hiện tượng bỏ sót, khám

không đầy đủ, thu thập không toàn diện. Đối với hiện trường hẹp, có cấu trúc
đơn giản thì khám nghiệm hiện trường theo phương pháp lần theo dấu vết là
hợp lý, đối với những hiện trường rộng, có cấu trúc phức tạp, thì phải tiến
hành khám nghiệm hiện trường theo phương pháp chia khu vực.
Dù hiện trường được khám nghiệm theo phương pháp nào, cũng phải
tuân thủ nghiêm ngặt các phương pháp khám nghiệm như sau:
- Phương pháp lôgic biện chứng: Quá trình khám nghiệm hiện trường
thực chất là quá trình nhận thức chân lý của cán bộ khám nghiệm, từ trực
quan sinh động đến tư duy trừu tượng, từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn.
Quá trình khám nghiệm là quá trình phát hiện, khám phá từ hiện tượng đến
bản chất của vấn đề, từ nông đến sâu, từ cái đã biết đến cái chưa biết, từ
nguyên nhân đến kết quả... Chủ nghĩa duy vật biện chứng khẳng định rằng:
mọi sự vật, hiện tượng tồn tại trong thế giới vật chất, trong mối quan hệ tác
động qua lại với nhau một cách chặt chẽ, gắn bó hữu cơ, không tách rời
nhau, đó là một tổng thể thống nhất và vì vậy thế giới thống nhất bởi tính vật


22

chất và con người có khả năng nhận thức được thế giới. Điều này có nghĩa là
không có cái gì mà con người không thể nhận thức được.
- Phương pháp quan sát: Quan sát là quá trình tri giác có chủ định, có
mục đích, có kế hoạch của con người đối với hiện thực của thế giới khách
quan xung quanh ta.
- Phương pháp đo đạc: Khi khám nghiệm hiện trường phải sử dụng
các phương tiện để đo đạc chính xác, khoa học về kích thước, khoảng cách,
trọng lượng, khối lượng, nhiệt độ, thời gian, tần số, vận tốc...
- Phương pháp ghi nhận: Phương pháp này được thực hiện thông qua
các hình thức: chụp ảnh; ghi âm; ghi hình; lập biên bản mô tả chi tiết mọi
diễn biến và dấu vết, vật chứng xuất hiện ở hiện trường, việc ghi nhận này có

tác dụng vô cùng to lớn cho việc xem xét, nghiên cứu, đánh giá dấu vết vật
chứng, cũng như cho hoạt động dựng lại, diễn lại hành vi phạm tội.
- Phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp: Với phương pháp này,
giúp Điều tra viên lý giải được sự hình thành và tồn tại những dấu vết vật
chứng ở hiện trường, đồng thời những dấu vết vật chứng thu được ở hiện
trường đều phải được xem xét, đánh giá trong một tổng thể, so sánh, đối
chiếu để tìm ra mối liên hệ giữa chúng, thông qua đó xâu chuỗi các sự kiện
để tìm kiếm sự thật, cũng như loại bỏ những dấu vết tồn tại ngẫu nhiên tại
hiện trường.
- Phương pháp thực nghiệm: Trên cơ sở đối tượng, hoàn cảnh, điều
kiện, cơ chế của sự hình thành dấu vết hình sự, các nhà chuyên môn sẽ tiến
hành thực nghiệm: tạo ra các dấu vết khác trong điều kiện, hoàn cảnh tương
tự, nhằm tìm ra sự thật trong mối liên hệ nhân quả giữa hành vi phạm tội và
dấu vết tồn tại ở hiện trường, từ đó xác định giá trị thật của dấu vết.


23

Như vậy, việc nghiên cứu kỹ phương pháp khám nghiệm hiện trường
giúp cho các Điều tra viên, Kiểm sát viên cũng như những thành viên khác
trong đoàn khám nghiệm nắm được quy trình tiến hành hoạt động thu thập,
phát hiện, bảo quản dấu vết vật chứng, đảm bảo tiến hành đầy đủ, chính xác,
khách quan, không bỏ lọt bất cứ dấu vết nào.
* Quá trình khám nghiệm hiện trường
Lý luận và thực tiễn về khám nghiệm hiện trường cho thấy, quá trình
tiến hành khám nghiệm hiện trường diễn ra theo quy trình như sau:
- Quan sát hiện trường: quan sát hiện trường, chính là quá trình tri giác
về hiện trường, đây là hoạt động đầu tiên và rất quan trọng đối với Điều tra viên
tiến hành khám nghiệm. Quan sát để định vị được hiện trường, xem xét tính
tổng thể hiện trường vụ việc mang tính hình sự trước khi bắt tay vào khám

nghiệm chi tiết. Việc quan sát này giúp cho Điều tra viên nhận định: hiện
trường vụ việc hình sự có cấu trúc như thế nào? Sự sắp đặt các đồ vật trong
hiện trường ra sao? Tử thi nằm ở đâu? Tư thế tử thi như thế nào? Đồ đạc có
bị xáo trộn không? Hiện trường còn nguyên vẹn hay đã bị thay đổi? Vết máu
loang như thế nào? Giai đoạn này Điều tra viên tiến hành quan sát bằng mắt
thường, có sử dụng một số phương tiện hỗ trợ như: ống nhòm, kính lúp, đèn
pin... để quan sát toàn bộ khung cảnh hiện trường vụ việc mang tính hình sự
đã xảy ra.
Quá trình quan sát sơ bộ tại hiện trường cũng là quá trình tư duy
lôgic, cho những nhận định ban đầu, cũng như có thể định hướng ngay cho
những hoạt động điều tra tiếp theo tại hiện trường. Ví dụ: khi Điều tra viên
đến hiện trường vụ việc hình sự có người chết, quan sát thấy: nạn nhân nằm
chết ở cửa ra vào, áo quần xộc xệch, trên mặt nạn nhân có nhiều vết bầm
tím... từ đây Điều tra viên có nhận định: nạn nhân bị tấn công ngay tại cửa
khi ra mở cửa cho thủ phạm; vào hiện trường; Điều tra viên còn quan sát


24

thấy: trên bàn uống nước còn ấm trà còn ấm, hai chén nước đang uống dở,
dưới gầm giường hai đôi dép để song song, xếp ngay ngắn... cho Điều tra
viên nhận định: giữa thủ phạm gây án và nạn nhân có mối quan hệ quen biết
và khá thân thiết với nhau, có lẽ đã có quan hệ tình dục trước khi bị giết chết.
Bằng hoạt động quan sát hiện trường đã có thể có những nhận định ban đầu
về sự việc xảy ra, những nhận định này khá chính xác nếu Điều tra viên có
khả năng quan sát tốt và có sự suy luận tư duy lôgic.
Một ví dụ khác về hiện trường vụ việc: Khi nhận được tin báo về vụ
mất trộm tại kho xí nghiệp X, công tác bảo vệ hiện trường đã được tiến hành
chu đáo, khi lực lượng khám nghiệm đến hiện trường để tiến hành khám
nghiệm, Điều tra viên quan sát hiện trường thấy: cửa ra vào kho không bị phá;

trên nóc nhà kho có hai miếng ngói bị dỡ ra, nhưng tấm đan xà gồ còn nguyên
vẹn. Từ đó Điều tra viên có nhận định: nếu hung thủ chui từ mái nhà xuống thì
tấm đan phải bị phá gẫy vì nếu tấm đan không gẫy thì hung thủ không thể
chui xuống được, chỉ chi tiết quan sát rất nhỏ nhưng tinh ý và suy luận lôgic
này sẽ cho Điều tra viên có nhận định: đây là hiện trường giả, rất có thể vụ
trộm này do thủ kho gây ra và cố tình làm giả hiện trường để đánh lạc hướng
điều tra của Cơ quan điều tra, sau này với nhận định ban đầu Cơ quan điều
tra đã xác minh và làm rõ thủ phạm gây án chính là thủ kho của xí nghiệp X.
Điều này phù hợp với những nhận định ban đầu về hiện trường, về thủ phạm.
Quan sát hiện trường là quá trình hết sức quan trọng, việc quan sát
phải toàn diện, toàn cảnh từ xa đến gần, từ diện đến điểm, từ chung đến
riêng, có trọng tâm và trọng điểm. Trong quá trình quan sát, Điều tra viên
phải phân tích, xem xét mối quan hệ nhân quả giữa hành vi của thủ phạm với
dấu vết vật chứng tồn tại ở hiện trường, bởi lẽ: sự xuất hiện những dấu vết
vật chứng này là một tổ hợp, một chỉnh thể thống nhất và nó chính là kết quả
của sự tác động qua lại giữa hiện trường vụ việc mang tính hình sự - với thủ
phạm - và phương tiện công cụ gây án (kết quả này chính là kết quả của quy


25

luật hình thành dấu vết, vật chứng). Đây chính là quá trình tư duy nhằm
nghiên cứu, phân tích, tổng hợp, so sánh các dữ kiện, các thông tin thu được
ở hiện trường, thông qua quá trình quan sát hiện trường của Điều tra viên.
Chú ý, quá trình này phải hạn chế mức tối đa sự đi lại vì sẽ tạo ra những dấu
vết mới hoặc xóa đi những dấu vết vật chứng đang tồn tại ở hiện trường.
Sau khi tiến hành quan sát sơ bộ Điều tra viên phải đưa ra một số
nhận định, định hướng cho quá trình khám nghiệm tỷ mỷ như:
Với hiện trường vụ, việc mang tính hình sự vừa xảy ra, thì cần lực
lượng khám nghiệm bao nhiêu người? Những phương tiện gì sẽ được hỗ trợ

cho cuộc khám nghiệm tỷ mỷ.
Với cấu trúc hiện trường như hiện tại (hình vuông, hình sin, hình
xoáy, chia nhiều ô...) sẽ tổ chức biện pháp (chiến thuật) khám nghiệm như
thế nào để đạt hiệu quả cao nhất: vừa nhanh, vừa toàn diện, không bỏ sót,
không giẫm đạp lên nhau.
Thông qua lối vào, ra của hiện trường có thể xác định hướng đột
nhập, và hướng rút lui của thủ phạm, từ đó có nhận định ban đầu: nơi tập
trung nhiều dấu vết nhất của hung thủ gây án, cũng như phần nào hình dung
được toàn bộ diễn biến của hành vi phạm tội.
Xác định chất lượng và dấu vết nguồn hơi: Sử dụng chó nghiệp vụ
truy vết đạt kết quả.
Trong trường hợp xác định được dấu vết nóng cần tập trung nghiên
cứu, phân tích ngay nhằm thu được những thông tin cần thiết phục vụ cho
việc truy bắt thủ phạm ngay tại hiện trường.
Quan sát hiện trường là một hoạt động cần thiết và quan trọng, thông
qua quan sát mới đi đến nhận định tình hình ban đầu, đây là yếu tố hết sức
quan trọng, ai cũng có thể quan sát, nhưng kết quả của quá trình quan sát của
mỗi người là khác nhau. Bởi vì, mỗi người nhìn nhận vấn đề, tình hình cũng


26

ở góc độ và khía cạnh khác nhau, nó phụ thuộc vào khả năng tư duy trong
quá trình quan sát mà khả năng này phụ thuộc vào hai yếu tố: Năng lực quan
sát và kinh nghiệm bản thân của Điều tra viên.
- Khám nghiệm tỷ mỷ (khám nghiệm chi tiết):
Khám nghiệm tỷ mỷ là giai đoạn Điều tra viên được sử dụng các biện
pháp, phương pháp và phương tiện khoa học kỹ thuật để phát hiện, ghi nhận,
nghiên cứu, thu giữ và bảo quản dấu vết vật chứng trên hiện trường. Khám
nghiệm tỷ mỷ là một giai đoạn then chốt của quá trình khám nghiệm hiện

trường, là hoạt động điều tra tại hiện trường nhằm khai thác thông tin từ
những phản ảnh vật chất cụ thể.
Muốn phát hiện và thu lượm đầy đủ dấu vết, hạn chế đến mức thấp
nhất việc mất thông tin của dấu vết hình sự ở hiện trường, quá trình khám
nghiệm hiện trường cần phải được tiến hành một cách khẩn trương, kịp thời
nhưng phải thận trọng, tỷ mỷ, chính xác, khách quan và toàn diện. Việc khám
nghiệm tỷ mỷ bao gồm bốn nội dung cơ bản sau: Một là, hoạt động phát hiện
dấu vết; hai là, hoạt động ghi nhận dấu vết; ba là, hoạt động thu lượm dấu
vết vật chứng; bốn là, bảo quản và đánh giá dấu vết vật chứng.
Hoạt động phát hiện dấu vết: Phát hiện dấu vết vật chứng thông qua
hai hoạt động: Thứ nhất, hoạt động quan sát hiện trường - quá trình này Điều
tra viên vừa quan sát vừa phát hiện những dấu vết vật chứng tồn tại ở hiện
trường (những dấu vết rõ, dễ thấy); thứ hai, thông qua việc sử dụng một số
các phương tiện kỹ thuật hỗ trợ, với phương pháp thích hợp để phát hiện ra
dấu vết vật chứng mà mắt thường không thể nhìn thấy hoặc phát hiện ra
được (ví dụ: dấu vết vân tay; dấu vết máu; tinh dịch; lông; tóc; sợi...) quá
trình phát hiện dấu vết vật chứng phải hết sức thận trọng và tỷ mỷ, điều quan
trọng đối với Điều tra viên là không được bỏ sót bất cứ một chi tiết nào dù là
nhỏ nhất, tất cả mọi dấu vết vật chứng đều phải được phát hiện để nghiên


27

cứu, xem xét, đánh giá... sau này còn sử dụng là chứng cứ để chứng minh tội
phạm.
Muốn phát hiện dấu vết được tốt, tránh bỏ sót dấu vết, đòi hỏi phải
vận dụng đúng các phương pháp, chiến thuật khám nghiệm hiện trường đối
với từng loại hiện trường cụ thể, đồng thời phải sử dụng hợp lý, khoa học các
phương tiện kỹ thuật hỗ trợ.
+ Ghi nhận dấu vết: Đây là hoạt động nhằm ghi nhận các thông tin,

tài liệu có thật được phát hiện trong quá trình khám nghiệm theo đúng trình
tự, thủ tục và phương pháp được pháp luật quy định tại các điều 77; 95; 150
và 154 Bộ luật tố tụng hình sự.
Khoản 3 Điều 150 Bộ luật tố tụng hình sự có quy định: "Khi khám
nghiệm hiện trường, Điều tra viên tiến hành chụp ảnh, vẽ sơ đồ, mô tả hiện
trường, đo đạc, dựng mô hình, thu lượm và xem xét tại chỗ dấu vết của tội
phạm, đồ vật, tài liệu có liên quan đến vụ án, ghi rõ kết quả xem xét vào biên
bản khám nghiệm hiện trường".
Khi chụp ảnh cần lưu ý: Chụp toàn cảnh, chụp cả hệ thống, sau đó
chụp chi tiết từng dấu vết đòi hỏi: ghi nhận phải trung thực, phản ánh khách
quan về hình dạng, kích thước, màu sắc, đặc điểm của từng dấu vết (chính vì
vậy phải có thước tỷ lệ đặt cạnh dấu vết khi chụp).
Khi lập biên bản khám nghiệm hiện trường, phải mô tả tỷ mỷ, cụ thể,
đầy đủ về hiện trường, về dấu vết, về tử thi... về loại dấu vết, hình dạng, vị
trí, kích thước, màu sắc, chiều hướng, số lượng cũng như trạng thái và mối
tương quan của dấu vết trên vật mang vết và với môi trường vật chất xung
quanh. Khi mô tả trong biên bản phải mô tả thật kỹ, tỷ mỷ, ví dụ: khi mô tả
dấu vết là thương tích trên cơ thể tử thi cần phải mô tả: chiều hướng của dấu
vết; độ nông sâu; đặc điểm hình thành; miệng vết thương; đáy và bờ mép của
vết thương; những dấu hiệu, dấu vết xung quanh vết thương. Tuy mô tả tỷ


28

mỷ, nhưng chỉ được ghi nhận một cách trung thực, không được thổi phồng
theo ý chí chủ quan mà chưa được kiểm tra, giám định của các cơ quan chức
năng chuyên môn có thẩm quyền, ví dụ: ghi nhận vật chứng là tiền, vàng, đô
la hiện trường chỉ được ghi là "nghi là" và phải mô tả màu sắc, trạng thái,
loại gì..., không được khẳng định.
Điều tra viên khám nghiệm hiện trường phải tiến hành vẽ sơ đồ hiện

trường và đánh dấu các dấu vết vật chứng... vào bản vẽ sơ đồ hiện trường; vẽ
dấu vết; vẽ biểu mẫu; ký họa...
Những hoạt động ghi nhận trên càng tỷ mỷ, càng thận trọng thì hoạt
động xem xét dấu vết vật chứng thu được ở hiện trường có giá trị chứng
minh càng cao, cũng như giúp cho hoạt động dựng lại hiện trường vụ án
càng được thuận lợi.
+ Thu lượm dấu vết: Quá trình phát hiện, ghi nhận không thể tách rời
với hoạt động thu lượm dấu vết, nguyên lý hình thành dấu vết vật chứng là
nguyên lý của sự phản ánh, đó là sự tác động qua lại giữa ba yếu tố: vật gây
vết - chủ thể - vật mang vết, do đó phải thu lượm dấu vết trên vật mang vết,
nhưng đồng thời cũng phải thu lượm dấu vết của vật gây vết, vì cần phải lấy
mẫu so sánh để sau này còn có hoạt động truy nguyên dấu vết. Việc thu
lượm phải hợp pháp (chủ thể tiến hành cũng như cách thức và phương pháp
tiến hành) phải đảm bảo yếu tố hợp pháp, thì vật chứng mới có giá trị chứng
minh.
Quá trình thu lượm dấu vết: Ngoài việc tiến hành thu lượm, phải đảm
bảo tính hợp pháp, đó là người có thẩm quyền và lập biên bản, cần chú ý
trong quá trình thu lượm phải hết sức cẩn thận tránh làm mất đi các dấu vết,
hoặc tạo thêm những dấu vết mới do sự bất cẩn trong công tác (ví dụ: quá
trình cầm, nắm, đóng gói...), nguyên tắc nữa đó là: dấu vết thu được cần bảo
quản cho tốt, tránh mất, hư hỏng... sẽ làm mất giá trị truy nguyên dấu vết,
hoặc mất đi giá trị chứng minh.


×