Tải bản đầy đủ (.doc) (37 trang)

TÌNH HÌNH THỰC HIỆN BHXH TẠI CƠ QUAN BHXH QUẬN NAM TỪ LIÊM – HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2014 2016.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (244.67 KB, 37 trang )

BỘ LAO ĐỘNG- THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LAO ĐỘNG XÃ HỘI

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
Đề tài: TÌNH HÌNH THỰC HIỆN BHXH TẠI CƠ QUAN BHXH
QUẬN NAM TỪ LIÊM – HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2014- 2016.

Giảng viên hướng dẫn : Th.S. Đỗ Thùy Dung
Họ tên sinh viên

: Vũ Thu Trà

Lớp

: Đ9.BH12

Hà Nội, ngày 23 tháng 3 năm 2017.


MỤC LỤC


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt

Giải nghĩa

BHXH

Bảo hiểm xã hội


BHYT

Bảo hiểm y tế

BHTN

Bảo hiểm thất nghiệp

DNNN

Doanh nghiệp nhà nước

DN có vốn ĐTNN

Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

DSPHSK

Dưỡng sức phục hồi sức khỏe

HS

Hành chính sự nghiệp

HTX

Hợp tác xã

NLĐ


Người lao động

NSDLĐ

Người sử dụng lao động

KCB

Khám chữa bệnh

TNLĐ-BNN

Tai nạn lao động- bệnh nghề nghiệp

SXKD

Hộ sản xuất kinh doanh, cá thể


PHẦN 1: KHÁI QUÁT CHUNG ĐẶC ĐIỂM, TÌNH HÌNH HOẠT
ĐỘNG TẠI CƠ QUAN BHXH QUẬN NAM TỪ LIÊM – HÀ NỘI
1.1. Đặc điểm tình hình chung ở cơ quan BHXH quận Nam Từ Liêm –
Hà Nội
1.1.1. Đặc điểm địa lý, đặc điểm tự nhiên và tình hình kinh tế xã hội tại
quận Nam Từ Liêm ( thuộc huyện Từ Liêm cũ)
Huyện Từ Liêm được tái lập trên cơ sở sáp nhập hai quận 5 và 6 của Hà
Nội cũ (bao gồm các xã Cổ Nhuế, Xuân Đỉnh, Đông Ngạc, Thụy Phương, Xuân
La, Nhật Tân, Quảng An, Phú Thượng, Tứ Liên (thuộc quận 5 cũ), Dịch Vọng,
Mai Dịch, Nghĩa Đô, Mễ Trì, Mỹ Đình, Nhân Chính, Yên Lãng (thuộc quận 6
cũ) cùng với một số xã như Trung Văn, Tây Tựu, Liên Mạc, Phú Diễn, Minh

Khai, Thượng Cát, Xuân Phương, Hữu Hưng của hai huyện Hoài Đức và Đan
Phượng, theo quyết định số 78/QĐ ngày 31 tháng 5 năm 1961 của Chính phủ,
gồm 26 xã: Cổ Nhuế, Dịch Vọng, Đông Ngạc, Hữu Hưng, Liên Mạc, Mai
Dịch, Mễ Trì, Minh Khai, Mỹ Đình, Nghĩa Đô, Nhân Chính, Nhật Tân, Phú
Diễn, Phú Thượng, Quảng An, Tây Tựu, Thượng Cát, Thụy Phương, Trung
Hòa, Trung Văn, Tứ Liên, Xuân Đỉnh, Xuân La, Xuân Phương, Yên Hòa, Yên
Lãng.
Từ đó đến đầu năm 2013, huyện Từ Liêm có 16 đơn vị hành chính gồm thị
trấn Cầu Diễn và 15 xã: Cổ Nhuế, Đại Mỗ, Đông Ngạc, Liên Mạc, Mễ Trì, Minh
Khai, Mỹ Đình, Phú Diễn, Tây Mỗ, Tây Tựu, Thượng Cát, Thụy Phương, Trung
Văn, Xuân Đỉnh, Xuân Phương.
Ngày 27 tháng 12 năm 2013, Thủ tướng Chính phủ Việt Nam đã ký ban
hành Nghị quyết 132/NQ-CP điều chỉnh địa giới hành chính huyện Từ Liêm để
thành lập hai quận mới là Bắc Từ Liêm và Nam Từ Liêm.Từ đó, huyện Từ Liêm
bị giải thể.
Từ Liêm giáp hai huyện Hoài Đức và Đan Phượng về phía tây, giáp quận
Cầu Giấy, Tây Hồ và Thanh Xuân về phía đông, quận Hà Đông về phía nam, và
huyện Đông Anh về phía bắc. Thành lập quận Nam Từ Liêm và 10 phường trực
thuộc trên cơ sở diện tích tự nhiên và dân số của các xã: Mễ Trì, Mỹ Đình,
Trung Văn, Tây Mỗ, Đại Mỗ; một phần diện tích của xã Xuân Phương và một
phần diện tích tự nhiên của thị trấn Cầu Diễn. Quận Nam Từ Liêm có 3.227,36
héc-ta diện tích tự nhiên và 232.894 nhân khẩu.10 phường trực thuộc gồm:
Phường Trung Văn; Phường Đại Mỗ; Phường Tây Mỗ; Phường Mễ Trì; Phường
Phú Đô; Phường Mỹ Đình 1; Phường Mỹ Đình 2; Phường Cầu Diễn; Phường
Phương Canh; Phường Xuân Phương.

1


Theo quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến 2030, tầm nhìn 2050, quận Nam

Từ Liêm là một trong những đô thị lõi, là trung tâm hành chính, dịch vụ, thương
mại của Thủ đô Hà Nội. Quận Nam Từ Liêm có nhiều công trình kiến trúc hiện
đại và quan trọng của Quốc gia và Thủ đô Hà Nội. Quận cũng là địa phương có
tốc độ đô thị hóa nhanh và mạnh mẽ trong các quận, huyện thuộc Thành phố,
với nhiều dự án trọng điểm đã và đang được triển khai.
Là một phần của vùng đất Từ Liêm, quận Nam Từ Liêm có truyền thống
lịch sử, văn hóa lâu đời, mang đặc trưng của nền văn minh sông Hồng rực rỡ và
gắn liền với những thăng trầm lịch sử của đất Thăng Long – Hà Nội ngàn năm
văn hiến. Nhân dân Từ Liêm nói chung, nhân dân quận Nam Từ Liêm nói riêng
có lòng yêu nước nồng nàn, bản chất cần cù, sáng tạo, trong lịch sử luôn có
những đóng góp quan trọng trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, bảo
vệ Thủ đô, đất nước. Phát huy những truyền thống tốt đẹp đó, Đảng bộ, chính
quyền và các tầng lớp nhân dân quận Nam Từ Liêm đang vững bước trên con
đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa, từng bước xây dựng quê hương trở thành
đô thị văn minh, giàu đẹp, tiếp tục có những đóng góp quan trọng cho sự nghiệp
chung của Thủ đô Hà Nội và đất nước.
1.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển của BHXH quận Nam Từ Liêm
Bảo hiểm xã hội Huyện Từ Liêm thuộc Bảo hiểm xã hội Thành phố Hà Nội
được thành lập theo quyết định số 01/ QĐ-TCCB ngày 12/ 7/ 1995 của Giám
đốc BHXH Thành phố Hà Nội.
Theo Nghị quyết 132/NQ-CP của Chính phủ, huyện Từ Liêm, Hà Nội sẽ
được chia tách thành hai quận mới là Bắc Từ Liêm và Nam Từ Liêm. Các đơn vị
hành chính cũ của huyện Từ Liêm (15 xã, 01 thị trấn) được sắp xếp lại thành 23
phường; trong đó 13 phường thuộc quận Bắc Từ Liêm, 10 phường thuộc quận
Nam Từ Liêm.
Thực hiện Nghị quyết của Chính phủ, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam ký
Quyết định số 118/QĐ-BHXH thành lập BHXH quận Bắc Từ Liêm, Quyết định
số 119/QĐ-BHXH thành lập BHXH quận Nam Từ Liêm trực thuộc BHXH
thành phố Hà Nội và chính thức đi vào hoạt động từ ngày 01/04/2014.
Thực hiện hai quyết định trên của Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam,

BHXH thành phố Hà Nội đã khẩn trương chỉ đạo triển khai thực hiện công tác
chuẩn bị, đảm bảo cho việc thành lập BHXH quận Nam Từ Liêm và Bắc Từ
Liêm. Tổ công tác thực hiện bố trí, sắp xếp, chia tách BHXH huyện Từ Liêm
thành cơ quan BHXH hai quận mới được thành lập với 15 thành viên, do Phó
Giám đốc BHXH thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Hòa làm tổ trưởng. Để tạo
thuận lợi cho quá trình thực hiện, văn bản hướng dẫn các nội dung công việc cụ
2


thể cũng được BHXH thành phố ban hành. Theo đó, việc thành lập cơ quan
BHXH hai quận mới phải đảm bảo duy trì các hoạt động thường xuyên trong
suốt quá trình chia tách, đảm bảo thực hiện đầy đủ, liên tục kịp thời chế độ chính
sách BHXH, BHYT trên địa bàn hai quận mới. Các nội dung công việc như tổ
chức bộ máy, bàn giao tài sản, tài chính, thanh quyết toán, lưu trữ hồ sơ tài
liệu…đều được hướng dẫn thực hiện cụ thể. Công tác thu, giải quyết chế độ
chính sách BHXH, chi BHXH hàng tháng, chi 01 lần, chi ngắn hạn, công tác
giám định BHYT được BHXH thành phố Hà Nội yêu cầu chú trọng, đảm bảo
thực hiện trong quá trình chia tách.
Giám đốc BHXH thành phố Hà Nội ký quyết định bố trí, sắp xếp 24 người
làm việc tại BHXH quận Nam Từ Liêm; từ ngày 01/ 04/ 2014 quyết định điều
động và bổ nhiệm có thời hạn đồng chí Lê Mạnh Quân Giám đốc BHXH huyện
Từ Liêm giữ chức vụ Giám đốc BHXH quận Nam Từ Liêm.
Là một đơn vị còn non trẻ sau sau khi tách ra từ BHXH huyện Từ Liêm,
BHXH quận Nam Từ Liêm luôn nhận được sự quan tâm giúp đỡ cũng như lãnh
đạo chỉ đạo từ BHXH thành phố Hà Nội để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao
của mình.
Đơn vị 3 năm liền 2009,2010, 2011 được công nhận là “ Đơn vị văn hoá”
Bằng khen của Bảo hiểm xã hội Việt Nam năm 2008.
Bằng khen của Bảo hiểm xã hội Việt Nam năm 2009.
Bằng khen của Bảo hiểm xã hội Việt Nam năm 2010.

Tập thể lao động xuất sắc năm 2011.
Bằng khen của Chính phủ năm 2011.
Tập thể lao động xuất sắc năm 2012.
Năm 2013 được tặng: Huân chương lao động Hạng Ba
1.2. Vị trí, chức năng, nhiệm vụ và hệ thống tổ chức bộ máy
1.2.1. Vị trí ,chức năng của BHXH quận Nam Từ Liêm
Bảo hiểm xã hội quận Nam Từ Liêm là cơ quan trực thuộc Bảo hiểm xã hội
thành phố Hà Nội, có chức năng giúp giám đốc Bảo hiểm xã hội Thành phố tổ
chức thực hiện chế độ chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, quản lý thu,
chi bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế trên địa bàn huyện theo phân cấp quản lý của
Bảo hiểm xã hội Việt Nam và quy định của pháp luật.
Bảo hiểm xã hội quận Nam Từ Liêm chịu sự quản lý trực tiếp, toàn diện
của giám đốc Bảo hiểm xã hội TP Hà Nội và chịu sự quản lý hành chính nhà
nước của Uỷ ban nhân dân quận Nam Từ Liêm. Bảo hiểm xã hội quận có tư
cách pháp nhân, có con dấu, tài khoản và trụ sở riêng.
3


1.2.2. Nhiệm vụ và quyền hạn của BHXH quận Nam Từ Liêm
- Thực hiện công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến các chế độ, chính
sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế; tổ chức khai thác, đăng ký,
quản lý các đối tượng tham gia và hưởng chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế
theo phân cấp;
- Cấp sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế cho những người tham gia bảo
hiểm theo phân cấp;
- Thu các khoản đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đối với các tổ chức
và cá nhân theo phân cấp;
- Hướng dẫn và tổ chức tiếp nhận hồ sơ, giải quyết các chế độ bảo hiểm xã
hội, bảo hiểm y tế theo phân cấp;
- Chi trả các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế theo phân cấp; từ chối

việc đóng hoặc chi trả các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế không đúng
quy định;
- Ký hợp đồng với các cơ sở khám, chữa bệnh có đủ điều kiện, tiêu chuẩn
chuyên môn, kỹ thuật theo phân cấp; giám sát thực, hiện hợp đồng và giám sát
việc cung cấp dịch vụ khám, chữa bệnh, bảo vệ quyền lợi người có thẻ bảo hiểm
y tế và chống lạm dụng quỹ bảo hiểm y tế;
- Ký hợp đồng với tổ chức, cá nhân làm đại lý do ủy ban nhân dân xã,
phường, thị trấn giới thiệu và bảo lãnh để thực hiện chế độ, chính sách bảo hiểm
xã hội, bảo hiểm y tế ở xã, phường, thị trấn theo chỉ đạo, hướng dẫn của Bảo
hiểm xã hội Thành phố. Tổ chức quản lý, lưu trữ hồ sơ các đối tượng tham gia
và hưởng các chế độ BHXH, BHYT theo quy định;
- Hướng dẫn nghiệp vụ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho các tổ chức và
cá nhân tham gia bảo hiểm;
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội
ở quận, với các tổ chức, cá nhân tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế để giải
quyết các vấn đề có liên quan đến việc thực hiện các chế độ bảo hiểm xã hội,
bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật;
- Cung cấp đầy đủ và kịp thời thông tin về việc đóng, quyền được hưởng
các chế dộ bảo hiểm, thủ tục thực hiện bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế khi tổ
chức, cá nhân tham gia bảo hiểm hoặc tổ chức công đoàn yêu cầu. Cung cấp đầy
đủ và kịp thời tài liệu, thông tin liên quan theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có
thẩm quyền.

4


1.2.3. Cơ cấu hệ thống tổ chức của BHXH quận Nam Từ Liêm
Thời gian đầu thành lập, BHXH Nam Từ Liêm số lượng cán bộ viên chức
là 25 người ( bao gồm cả NLĐ theo hợp đồng lao động và NLĐ theo hợp đồng
khoán).

BHXH Nam Từ Liêm được quản lý và điều hành theo chế độ thủ trưởng,
dưới sự lãnh đạo của giám đốc BHXH Quận NTL, 3 phó giám đốc giúp việc cho
giám đốc cùng với 37 công chức, viên chức và người lao động được chia thành 5
tổ có chức năng, nhiệm vụ riêng biệt:
Hình 1: Sơ đồ tổ chức bộ máy của BHXH quận Nam Từ Liêm
Giám Đốc
Các Phó Giám Đốc

Bộ Phận
Kế Toán

Bộ Phận
Thu

Bộ Phận
Một
Cửa

Bộ Phận
Chính
Sách

Bộ Phận
Cấp Sổ
Thẻ

Bộ Phận
Giám
Định


Bộ Phận
Hành
Chính

(Nguồn: BHXH Quận Nam Từ Liêm )
- Giám đốc là thủ trưởng cơ quan phụ trách chung và chịu trách nhiệm
toàn bộ các mặt hoạt động của công tác BHXH trên địa bàn quận, trực tiếp làm
các báo cáo nghiệp vụ gửi BHXH TP Hà Nội, UBND đồng thời phụ trách công
tác tổ chức, đối ngoại của cơ quan.
- Phó giám đốc: ( 03 phó giám đốc )
+ 02 phó giám đốc: phụ trách công tác thu BHXH, BHYT, BHTN, BHXH
tự nguyện, phụ trách phát hành thẻ BHYT của đối tượng bắt buộc, phụ trách về
phôi bìa, tờ rời sổ BHXH, phôi thẻ BHYT; ký mảng chính sách khi giám đốc đi
vắng; thực hiện ủy quyền phó chủ tài khoản khi chủ tài khoản vắng mặt; phụ
trách công tác giám định y tế; phụ trách công tác thu BHYT tự nguyện nhân dân,
BHYT học sinh – sinh viên; mở rộng đối tượng tự nguyện
+ 01 phó giám đốc: phụ trách bộ phận một cửa, tiếp nhận và trả hồ sơ thủ
tục hành chính; phụ trách chi lương hàng tháng và chi tiêu nội bộ; phụ trách
mảng nội chính cơ quan, làm báo cáo công tác công đoàn; phụ trách phát hành
thẻ BHYT tự nguyện, hưu trí, học sinh sinh viên; ký mảng duyệt chi 2 chế độ.

5


- Tổ thu (16 người): hướng dẫn các đơn vị SDLĐ tham gia BHXH, đôn
đốc việc nộp BHXH trên địa bàn theo phân cấp của BHXH Tỉnh, lập kế hoạch
thu BHXH hàng quý, hàng năm, báo cáo kết quả thu BHXH về Tỉnh theo quy
định; nhận giải quyết hồ sơ, tổ chức tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết, tư
vấn chế độ chính sách BHXH, BHYT, BHTN, quản lý và lưu trữ hồ sơ tài liệu.
- Tổ chế độ BHXH (6 người): quản lý đối tượng hưởng BHXH, xét duyệt

ban đầu hồ sơ hưu trí, trợ cấp 1 lần, tử tuất; hướng dẫn các đơn vị trong việc lập
hồ sơ, giải quyết các chế độ cho NLĐ, tham mưu, đề xuất với Giám đốc BHXH
Tỉnh thực hiện tốt các chế độ chính sách.
- Tổ kế toán- hành chính: theo dõi và quản lý hoạt động tài chính của đơn vị,
tổ chức hạch toán, kế toán, hàng tháng tiếp nhận kinh phí và tổ chức chi trả cho đối
tượng hưởng các chế độ BHXH, BHYT trên địa bàn TP; xây dựng chương trình,
lập kế hoạch công tác, lập báo cáo cho cơ quan theo từng giai đoạn; thực hiện
công tác hành chính, quản lý văn thư, lưu trữ hồ sơ đối tượng; quản lý và sử
dụng con dấu;
- Tổ giám định BHYT (3 người ): trực tiếp giám định BHYT tại trung tâm
y tế TP. Tổng hợp, làm báo cáo tháng, quý giám định BHYT tại trung tâm y tế.
- Tổ cấp sổ, thẻ ( 5 người): phụ trách sổ BHXH và thẻ BHYT. Tổng hợp báo
cáo tình hình cấp, quản lý sổ BHXH, thẻ BHYT trên địa bàn theo quy định.
1.3. Đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và lao động tại BHXH quận
Nam Từ Liêm
- Ban lãnh đạo BHXH Thanh Xuân gồm có: 1 giám đốc quản lý điều
hành; 3 phó giám đốc: quản lý điều hành; 1 kế toán trưởng.
- Tổng số cán bộ CCVC của quận là 37 đồng chí ( 23 nữ, 14 nam; 28 biên
chế, 9 hợp đồng) được phân bổ như sau:

6


Bảng 1: Bảng thể hiện chi tiết đội ngũ cán bộ của BHXH Nam Từ Liêm
(2016)
Chỉ tiêu

Số lượng (người)

Tỷ lệ (%)


Tổng số

37

100

14
23

37,84
62,16

13
15
7
2

35,14
40,54
18,92
5,4

03
25
9

8,1
67,57
24,33


01
01

3,13
3,13

- Chuyên viên chính
- Chuyên viên

01
9

2,7
24,32

Đảng viên

22

59,46

Giới tính
- Nam
- Nữ
Độ tuổi
- Dưới 30 tuổi
- Từ 30 – 40 tuổi
- Từ 40 – 50 tuổi
- Trên 50 tuổi

Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ
- Thạc sỹ
- Đại học
- Cao đẳng
Trình độ lý luận chính trị
- Cao cấp
- Trung cấp
Đã qua đào tạo quản lý Nhà nước

(Nguồn: BHXH quận Nam Từ Liêm)
Qua bảng số liệu trên có thể thấy rằng với tổng số cán bộ là 37 người trong đó
gồm 14 cán bộ nam chiếm 37,84 % và 23 cán bộ nữ chiếm 62,16 % có trình độ
chuyên môn nghiệp vụ tương đối cao. Có 2 cán bộ đã được đào tạo qua lớp lý luận
chính trị và 10 cán bộ được đào tạo về quản lý Nhà nước.
Có một chi bộ trực thuộc Thành ủy với 22 Đảng viên ( 21 chính thức, 1 dự bị,
Ban chỉ huy gồm 3 đồng chí) . Nhờ có đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có
trình độ chuyên môn và kinh nghiệm công tác, BHXH quận Nam Từ Liêm trong
những năm qua đã nỗ lực hoàn thành nhiệm vụ của mình và vinh dự được Tổng
7


giám đốc BHXH Việt Nam trao tặng danh hiệu “Tập thể lao động xuất sắc” năm
2011.
1.4. Cơ sở vật chất kỹ thuật tại BHXH quận Nam Từ Liêm
Trụ sở BHXH quận Nam Từ Liêm là tòa nhà 5 tầng nằm tại số 12 Nguyễn
Cơ Thạch - Nam Từ Liêm - Hà Nội, được xây dựng mới từ năm 2006 và trang bị
đầy đủ cơ sở vật chất như bàn, ghế, tủ, máy tính, máy in và các thiết bị văn
phòng để phục vụ nhân dân và công tác chuyên môn.
Từ năm 2014 BHXH quận Nam Từ Liêm được cho phép sử dụng trụ sở cũ
của BHXH huyện Từ Liêm (cũ) là tòa nhà 5 tầng đặt tại số12 Nguyễn Cơ Thạch

– Nam Từ Liêm - Hà Nội. Số lượng phòng khá nhiều ( 16 phòng ) với diện tích
tương đối rộng ( 25m2 – 30m2) ,bố trí mỗi tầng tương đương 4 – 5 phòng.
Tầng 1: 01 Sảnh chờ; 01 phòng Tài Vụ; 01 Phòng tiếp nhận - trả kết quả
hồ sơ; 01 phòng một cửa; 01 phòng bếp.
Tầng 2: 02 Phòng Thu; 01 phòng Cấp phát sổ thẻ; 01 phòng Phó giám đốc,
01 phòng Giám đốc
Tầng 3: 02 phòng Phó Giám đốc; 01 phòng Kế toán, Thanh toán trực tiếp
chế độ; 01 phòng Chế độ ngắn hạn; 01 phòng Thu
Tầng 4: 01 Hội trường, 02 phòng Lưu trữ hồ sơ
Tầng 5: Tầng mái
Đáp ứng được việc bố trí các phòng làm việc gần nhau thuận lợi cho công
tác của đơn vị cũng như đối tượng đến giải quyết chế độ. 100% cán bộ trong cơ
quan đều được trang bị máy vi tính (37 máy tính) đã được cài sẵn các phần mềm
xét duyệt chế độ của Bảo hiểm xã hội Việt Nam, hệ thống E-office để liên lạc
nội bộ. Các phòng ban được trang bị máy in ( 15 máy in), 01 máy photocopy tại
phòng Cấp sổ thẻ, 01 máy Fax; mỗi cán bộ nhân viên trang bị một bộ bàn ghế
( 32 bộ bàn ghế) , mỗi phòng nghiệp vụ: 02 tủ lưu trữ hồ sơ ( 20 tủ ); riêng 2
phòng tầng 4 lưu trữ giấy tờ, hồ sơ các văn bản liên quan của ngành mỗi phòng
20 giá lưu trữ hồ sơ ( tổng 40 giá).
1.5. Những thuận lợi và khó khăn trong quá trình hoạt động và phát
triển của BHXH quận Nam Từ Liêm
1.5.1. Thuận lợi
Thời gian qua, Bảo hiểm xã hội quận luôn nhận được sự quan tâm chỉ đạo
sát sao của Bảo hiểm xã hội thành phố Hà Nội, của Quận ủy – Hội đồng nhân
dân - Ủy ban nhân dân quận Nam Từ Liêm. Sự phối kết hợp chặt chẽ của các
phòng, ban ngành, đoàn thể, các đơn vị sử dụng lao động trong việc thực hiện
chính sách BHXH, chính sách BHYT cho người lao động và nhân dân trên địa
bàn quận, cùng với đó là sự nỗ lực phấn đấu, tinh thần chủ động, tích cực, linh
hoạt trong lãnh đạo, chỉ đạo, sự quyết liệt, trách nhiệm và sáng tạo trong điều
8



hành cùng với sự đồng thuận, quyết tâm cao của tập thể lãnh đạo, viên chức
trong cơ quan BHXH quận Nam Từ Liêm đã hoàn thành xuất sắc các chỉ tiêu kế
hoạch được giao.
Là một đơn vị dưới sự lãnh đạo của địa phương và ngành dọc, nên thường
xuyên được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Thành ủy, Hội đồng nhân dânỦy ban nhân dân TP, các ban, ngành chức năng về công tác Đảng và quản lý
Nhà nước. Đồng thời được sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của BHXH TP Hà Nội
trên các lĩnh vực chuyên môn nên trong những năm qua việc tổ chức các phong
trào thi đua luôn được quan tâm, thường xuyên theo dõi một cách chặt chẽ. Dưới
sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của cấp ủy, chi bộ, Tập thể cán bộ nhân viên,
người lao động tại BHXH Quận Nam Từ Liêm luôn đoàn kết, thống nhất với
tinh thần quyết tâm hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ trên giao.
Nam Từ Liêm còn là một quận trẻ, năng động và đang trên đà phát triển
mạnh, chuyển dịch cơ cấu kinh tế sang ngành dịch vụ. Nhờ có điều kiện tự nhiên
và kinh tế - xã hội thuận lợi mà ngày càng nhiều doanh nghiệp, đơn vị được
thành lập kéo theo sự tăng lên của số lượng người tham gia BHXH.
Dân cư của quận chủ yếu tập trung ở các phường ngoại thành, lao động
phần lớn làm việc trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Nhận thức, hiểu biết của
người dân khá cao là một thuận lợi lớn cho cơ quan BHXH trong quá trình thực
hiện nghiệp vụ.
Thu nhập bình quân đầu người của TP Hà Nội ngày một tăng, NLĐ ý thức
được tầm quan trọng của BHXH và có nhiều điều kiện hơn để tham gia các loại
hình BHXH. Điều này giúp cho số lượng người tham gia và số thu BHXH được
tăng lên đáng kể.
Điều kiện cơ sở vật chất của BHXH quận Nam Từ Liêm khá khang trang,
tiện nghi, tạo điều kiện cho cán bộ làm việc, giải quyết chế độ cho người lao
động nhanh chóng và kịp thời.
1.5.2. Khó khăn
Bên cạnh những thuận lợi cơ bản, còn có không ít những khó khăn:

- Luật BHXH 2014 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/ 01/ 2016, trong khi các
văn bản hướng dẫn thực hiện Luật còn chậm ban hành.
- Nền kinh tế nước ta đã phục hồi, nhưng vẫn còn chậm khó khăn, một số
doanh nghiệp thua lỗ, phá sản, giải thể, giảm quy mô sản xuất kinh doanh, giảm
nhu cầu lao động, tình trạng nợ BHXH, BHYT vẫn còn tiếp diễn, dẫn đến quyền
lợi của một số người lao động chưa được đảm bảo.
- Thu nhập của người dân còn thấp dẫn đến việc phát triển đối tượng tham
gia BHXH tự nguyện còn gặp khó khăn, số người thuộc đối tượng hoạt động
9


không chuyên trách cấp xã đang tham gia BHXH tự nguyện giảm do chuyển
đóng BHXH bắt buộc kể từ ngày 01/ 01/ 2016.
- Tốc độ dân số tăng nhanh, số đối tượng thụ hưởng chế độ BHXH ngày
càng tăng cao tập trung ở các khu đô thị mới nên việc quản lý đối tượng gặp
không ít khó khăn.
- Công tác tuyên truyền phổ biến chính sách BHXH, BHYT tuy đã được
quan tâm và tích cực triển khai song vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra trong
tình hình mới.
- Công tác đôn đốc, thu hồi tại các đơn vị thường xuyên nợ đọng BHXH,
BHYT, BHTN chưa hiệu quả. Còn nhiều đơn vị thuộc khối phường, cơ quan,
ban ngành, khối giáo dục không thực hiện trích nộp BHXH, BHYT hàng tháng
theo quy định, nhất là các đơn vị khối doanh nghiệp thường xuyên nợ đọng 2 – 5
tháng.
- Nguồn nhân lực tại cơ quan BHXH quận bố trí còn thiếu, năng lực chưa
thực sự đồng đều, cán bộ quản lý chưa được kiện toàn kịp thời và thường xuyên
thay đổi. Một số cán bộ của đơn vị không học đúng chuyên ngành BHXH nên
khi mới vào làm ở đơn vị còn bỡ ngỡ, mất thời gian đào tạo, học tập pháp luật
BHXH mới có thể hoàn thành tốt công việc.


10


PHẦN 2: TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG BHXH TẠI CƠ QUAN BHXH
QUẬN NAM TỪ LIÊM – HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2014 – 2016
2.1. Công tác tuyên truyền, thông tin, phổ biến chính sách pháp luật
BHXH
Xác định công tác tuyên truyền, phổ biến về chính sách BHXH, BHYT,
BHTN là một nhiệm vụ quan trọng, BHXH Nam Từ Liêm đã chủ động xây
dựng kế hoạch từ đầu năm để tổ chức tuyên truyền qua các phương tiện thông
tin đại chúng. Trong những năm qua, BHXH Nam Từ Liêm tiếp tục phối hợp
với Trung tâm văn hóa quận, UBND các phường nhằm thường xuyên tuyên
truyền về chính sách về BHXH, BHYT nhất là BHXH, BHYT tự nguyện qua hệ
thống phát thanh tại các tổ dân số, các khu dân cư; thực hiện phát hơn 20.000 tờ
rơi; treo áp phích, băng rôn tuyên truyền nhân ngày thành lập Ngành BHXH,
ngày BHYT 1/7, ngày khai giảng năm học mới; niêm yết các quy định về KCB
BHYT trên địa bàn, niêm yết các chính sách BHYT hộ gia đình tại các trụ sở
làm việc cuả UNBN và trạm y tế các phường.
Tính đến cuối năm 2016, BHXH Nam Từ Liêm đã thực hiện:
- 12 buổi tuyên truyền tại trụ sở BHXH
- 02 buổi tập huấn tại Trung tâm Bồi dưỡng chính trị quận, thu hút được
gần hai nghìn người dự nghe.
Đồng thời BHXH Quận cũng tham gia viết tin, bài gửi lên trang website
của BHXH TP Hà Nội. Tổ chức Đối thoại trực tiếp với người dân, NLĐ tự do về
chính sách BHXH tự nguyện, BHYT hộ gia đình để chủ trương, chính sách pháp
luật BHXH, BHYT được lan tỏa rộng đến với người dân, giúp họ hiểu đúng bản
chất tốt đẹp, tính ưu việt của chính sách BHXH, BHYT, thu hút người dân tham
gia ngày một nhiều.
Tiếp tục triển khai thực hiện Đề án Tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho
người lao động và người sử dụng lao động trong các loại hình doanh nghiệp giai

đoạn 2 (2013 - 2016) theo Quyết định số 31/2009/QĐ-TT ngày 24 tháng 02 năm
2009 của Thủ tướng Chính phủ, triển khai thực hiện tuyên truyền, phổ biến pháp
luật lao động, pháp luật về BHXH cho người lao động và người sử dụng lao
động trên địa bàn quận.
Song trên thực tế công tác thông tin tuyên truyền làm chưa được sâu rộng,
nội dung còn chung chung, hạn chế về thời lượng. Chính vì vậy, nhiều người
còn chưa hiểu đúng đầy đủ về vị trí, công việc của cơ quan làm công tác BHXH
ở mỗi cấp và còn có những chủ sử dụng lao động, nhiều người lao động đang
11


làm việc trong các doanh nghiệp chưa thấy rõ được nghĩa vụ và quyền lợi của họ
trong việc tham gia BHXH.
2.2. Tình hình tham gia BHXH
2.2.1. Tình hình tham gia BHXH bắt buộc
Ngay từ khi được thành lập và đi vào hoạt động, BHXH quận Nam Từ
Liêm luôn xác định việc quản lý đối tượng tham gia là nhiệm vụ hàng đầu, đóng
vai trò quan trọng trong quá trình thực hiện chính sách BHXH. BHXH quận đã
tích cực khai thác và theo dõi tình tham gia BHXH ở các đơn vị, cơ quan đóng
trên địa bàn quận.
Bảng 2: Số đơn vị sử dụng lao động tham gia BHXH bắt buộc giai đoạn (
2014 – 2016)
Đơn vị: đơn vị/ %
Năm

2014

2015

NSD

LD
NSDLD Tỷ
thuộc
đã tham lê
diện
gia
(%)
Khối quản lý
tham
gia
DNNN
26
26
100
DN
có 190
150
78,4
VĐTNN
DNNQD
2103 1.437 68,3
Khối
HS,
Đảng, Đoàn
77
77
100
Ngoài công lập
HTX
Khối phường

xã, thị trấn
Hộ SXKD cá
thể, tổ hợp tác
Tổng

2016

NSD
NSD
LD
LD
NSDLD Tỷ
NSDLD Tỷ
thuộc
thuộc
đã tham lê
đã tham lê
diện
diện
gia
(%)
gia
(%)
tham
tham
gia
gia
29
29
100

26
26
100
238
193
81,2 253
213
83,6
2533

1.784

70,4 2950

78

78

100

2.189

74,1

80

80

100


89
8

51
7

56,4
87,5

92
8

56
7

60,1
87,5

105
12

68
9

63,7
75

11

10


91

11

10

91

20

20

100

2

1

46,2

2

1

46,2

5

3


60

2.415

1.759

2.160

79,6

3.45
1

2.610

82,1

78,5 2.990

Nguồn: BHXH Quận Nam Từ Liêm
12


Qua bảng số liệu trên ta thấy số lượng đơn vị tham gia BHXH mà cơ quan
BHXH Nam Từ Liêm đang quản lý là khá lớn và ngày càng tăng qua các năm.
Những người lao động tham gia BHXH sau khi đã hoàn tất hồ sơ tham gia sẽ
được đại diện NSDLĐ chuyển hồ sơ lên cơ quan BHXH để tiến hành xác nhận
và bắt đầu nghi nhận quá trình tham gia đóng BHXH. Đối với những đơn vị
chuyển địa bàn hoạt động hoặc đối với NLĐ chuyển trụ sở làm việc, cán bộ

BHXH của đơn vị sẽ chuyển hồ sơ tham gia BHXH của NLĐ về phòng lưu trữ
hồ sơ để tra cứu khi cần thiết.
Đầu năm 2014, BHXH quận Nam Từ Liêm quản lý 1759 đơn vị, năm 2015
số đơn vị tăng 401đơn vị tương đương tăng 22,8% so với năm 2014. Thống kê
số đơn vị 2016 đã lên tới 2.610 tăng 450 đơn vị tỉ lệ tăng tương đương 20,83%
so với 2015. Cụ thể như sau:
- Khối hành chính sự nghiệp
Nam Từ Liêm là quận ngoại thành Hà Nội, mới được tách ra từ huyện Từ
Liêm vào tháng 4 năm 2014, Số đơn vị hành chính sự nghiệp trên địa bàn không
quá nhiều và cũng không có biến động lớn. Từ năm 2014 đơn vị tham gia là 77
đơn vị; 2015: 78 đơn vị; 2016: 80 đơn vị tham gia. Số đơn vị trong khối hành
chính sự nghiệp tham gia BHXH bắt buộc tang không đáng kể tuy nhiên tỷ lệ
tham gia đạt 100% đơn vị thuộc diện tham gia. Có được kết quả trên là do các
đơn vị luôn nắm bắt được đầy đủ, kịp thời các chính sách về BHXH và khối
ngành được trả lương từ nguồn ngân sách nhà nước nên việc tham gia BHXH
luôn được đảm bảo.
- Khối DNNN
Doanh nghiệp nhà nước là tổ chức kinh tế do nhà nước sở hữu toàn bộ vốn
điều lệ hoặc có cổ phần, vốn góp chi phối. Trên địa bàn quận Nam Từ Liêm thì
DNNN chiếm số lượng không nhiều. Lý do là nhà nước đã tiến hành giải thể
một số đơn vị làm ăn kém hiệu quả và một số khác chuyển đổi loại hình doanh
nghiệp. Tuy nhiên số đơn vị tham gia vẫn được cải thiện qua từng năm, số đơn
vị tham gia đạt 100% tổng số đơn vị thuộc diện tham gia.
- Khối DNNQD
Năm 2007, kể từ khi Việt Nam gia nhập Tổ chức thương mại quốc tế
WTO, bước vào tiến trình hội nhập nền kinh tế nước ta có những chuyển biến
tích cực. Một minh chứng cụ thể là số doanh nghiệp mới được thành lập ngày
càng tăng lên giải quyết được vấn đề công ăn việc làm cho một lượng lớn NLĐ.
Trên địa bàn quân Nam Từ Liêm, số lượng doanh nghiệp ngoài quốc doanh tăng
khá cao từ 1.437 đơn vị tham gia năm 2014; năm 2015 tăng 347 đơn vị tổng có

1.784 đơn vị tham gia, tỷ lệ tăng tương ứng 24,15 %. Năm 2016 số đơn vị tham
13


gia lên đến 2.189 đơn vị số tăng tuyệt đối 405 đơn vị so với 2015, tỷ lệ tăng
tương ứng 22,7%. Tuy nhiên, công tác quản lý việc tham gia BHXH của nhóm
này còn là một bài toán khó. Vì mục tiêu lợi nhuận, một số doanh nghiệp tìm
mọi cách để trốn đóng BHXH, bên cạnh đó là sự quản lý thiếu đồng bộ của các
cơ quan ban ngành làm cho tỷ lệ tham gia BHXH của các đơn vị ngoài quốc
doanh là chưa cao,đạt mức xấp xỉ 71% tính trên tổng số DNNQD thuộc diện
tham gia. Tỷ lệ đã tham gia BHXH có tăng lên qua các năm nhưng chưa tương
xứng với tiềm năng và một số lượng lớn doanh nghiệp chưa thực hiện nghĩa vụ
BHXH của mình..
- Khối DN có vốn đầu tư nước ngoài
Trong những năm gần đây, để góp phần phát triển kinh tế nước ta kêu gọi
đầu tư từ những nhà đầu tư nước ngoài, cùng với đó là những điều kiện thuận lợi
hơn khiến các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tăng. Năm 2014 có 150
đơn vị tham gia; 2015: 193 đơn vị tham gia. Đến năm 2016, số đơn vị tham gia
tăng lên 213 đơn vị số tăng không đáng tỷ lệ tăng tương ứng 4,2% so với 2014.
BHXH của khối này vẫn còn ở mức trung bình và cần có nhiều các biện pháp
tăng tỷ lệ đơn vị tham gia.
- Khối ngoài công lập và HTX
Nhìn chung là có tăng lên nhưng chiếm tỷ trọng nhỏ. Tuy số lượng ít nhưng
việc quản lý tham gia BHXH của các đơn vị này còn gặp nhiều bất cập. Hầu hết
các đơn vị ngoài công lập là các lớp mầm non tư thục nhỏ lẻ và khó quản lý.
Phần lớn các đơn vị đều mới thành lập, chưa có người đảm nhiệm công tác
BHXH tại đơn vị nên chưa tham BHXH, số còn lại cố tình không tham gia.
- Khối xã, phường
Khối ngành này bao gồm các cán bộ làm việc tại UBND, HĐND các
phường thị trấn trên địa bàn quận Nam Từ Liêm. Từ năm 2014 con số này là 10

thì đến năm 2016 tăng thêm 10 đơn vị là 20 đơn vị thuộc diện tham gia. Do năm
2014, việc chia tách hành chính huyện Từ Liêm (cũ) thành 2 quận mới là Nam
Từ Liêm và Bắc Từ Liêm; quận Nam Từ Liêm thành lập 10 phường mới trong
đó, 4 phường giữ nguyên tên cũ là: Trung Văn, Đại Mỗ, Tây Mỗ, Cầu Diễn. 6
phường được hình thành và tách từ 3 xã gồm: Mỹ Đình 1, Mỹ Đình 2, Xuân
Phương 1, Xuân Phương 2…; Năm 2016, cán bộ không chuyên trách cấp xã
phường thị trấn trở thành đối tượng tham gia BHXH bắt buộc. Thời gian đầu
mới triển khai, công tác quản lý đối tượng tham gia ở khối này gặp nhiều hạn
chế vì đây là khối có thu nhập thấp và không ổn định do đó không khích lệ trong
việc thực hiện chế độ BHXH .
- Khối nghề, hộ kinh doanh cá thể
14


Số lượng hộ kinh doanh cá thể mới thành lập trong những năm gần đây có
tăng lên nhưng chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng số các đơn vị tham gia BHXH.
Trên địa bàn quận số hộ kinh doanh tham gia BHXH là 12 đơn vị đạt 100% các
đơn vị tham gia BHXH
Bảng 3: Số lao động tham gia BHXH bắt buộc trong khối DNNQD (2014 –
2016)
Đơn vị: Người/%
Năm

Khối
quản lý

2014
NLD
thuộc
diện

tham
gia

NSD
đã
tham
gia

2015
Tỷ

(%)

NLD
thuộc
diện
tham
gia

NLD
đã
tham
gia

2016
Tỷ

(%)

NLD

thuộc
diện
tham
gia

NLD
đã
tham
gia

Tỷ

(%)

DNNN

4.074

4.074

100

4.365

4.365

100

3.984


3.984

100

DN

VĐTNN

2503

1.962

78,4

4048

3.287

81,2

4.693

3.923

83,6

DNNQD

32.97
0


22.519 68,3

36.42
6

25.644 70,4

42.64
9

31.603 74,1

4.768

4.768

100

4.794

4.794

100

4.855

4.855

100


Ngoài công
lập

3243

1.829

56,4

3691

2.218

60,1

3.648

2.324

63,7

HTX

151

132

87,5


149

130

87,5

188

141

75

Khối
phường xã,
thị trấn

186

186

91

191

191

91%

291


291

100

11

5

46,2

7

3

46,2

7

4

60

Khối
HS,
Đảng, Đoàn

Hộ SXKD
cá thể, tổ
hợp tác
Tổng


45.70
6

35.385 78,5

50.04
6
15

40.633 79,6

57.41
4

47.137 82,1


Dựa vào bảng số liệu trên ta thấy số NLĐ thuộc diện tham gia BHXH tại
BHXH quận Nam Từ Liêm năm 2014 là 35.385 người lao động tham gia đến
năm 2016 tăng 11.753 lao động đạt 47.137 lao động tham gia tỷ lệ tăng tương
ứng 33,21%. Khối tăng mạnh nhất đó là khu vực doanh nghiệp ngoài quốc
doanh tăng từ 22.519 lao động lên đến 31.603 lao động tham gia tăng 9084 NLĐ
tương ứng tăng 40,34%.
Tỷ lệ NLĐ đã tham gia BHXH tại quận Nam Từ Liêm trong những năm
qua tương đối cao. Năm 2014 đạt 78,5% , năm 2015 đạt 79,6% đến năm 2016 là
82,1% tuy nhiên tỷ lệ này giữa các khối ngành còn không đều.
2.2.2. Tình hình tham gia BHXH tự nguyện
Năm 2008, BHXH tự nguyện đi vào thực hiện, giai đoạn 2008 – 2016
BHXH tự nguyện mặc dù đã có sự gia tăng số người tham gia. Tuy nhiên do chế

độ chính sách eo hẹp cũng như thủ tục hồ sơ còn nhiều vướng mắc. Vì vậy,
chính sách này chưa thu hút được nhiều người tham gia.
Bảng 4. Tình hình tham gia BHXH tự nguyện giai đoạn 2014 – 2016
Năm

Số người tham gia
(người)

2014

128

2015

144

2016

365
Nguồn BHXH Nam Từ Liêm

Qua bảng số liệu trên ta thấy, số người tham gia BHXH tự nguyện còn rất ít
so với tiềm năng tham gia. Năm 2014, số người tham gia là 128 người chủ yếu
là cán bộ không chuyên trách cấp phường xã, người tham gia BHXH bắt buộc
đủ điều kiện tuổi đời nhưng chưa đủ điều điện về thời gian tham gia BHXH để
hưởng lương hưu, tỷ lệ tham người lao động thuộc khu vực phi nhà nước tham
gia còn hạn chế rất nhiều. Năm 2015, có 144 người tham gia, số tăng tuyệt đối là
16 người, tỷ lệ tăng tương ứng 12,5%. Năm 2016, sau khi Luật BHXH sửa đổi
bổ sung được đi vào thực hiện, chính sách BHXH tự nguyện đã thay đổi mức
đóng thấp nhất bằng mức chuẩn hộ nghèo khu vực nông thông, thay đổi phương

thức đóng linh hoạt,… nhằm thu hút thêm nhiều đối tượng tham gia hơn, tuy
nhiên do mức hưởng còn chưa cao nên số người tham gia tăng đáng kể tuy
nhiên số người tham gia vẫn thấp so với số lao động trong quận. Năm 2016 có

16


365 người tham gia, số tăng tuyệt đối so với 2015 là 221 người , tỷ lệ tăng
tương ứng 153,5% so với 2015.
2.2.3. Tình hình tham gia BHTN
Ở Việt Nam, BHTN tuy mới được thực hiện từ năm 2009 là một chính sách
của BHXH, đến nay sau khi đưa chính sách BHTN là một chính sách riêng của
Luật việc làm năm 2013 áp dụng thi hành năm 2015. Số đối tượng tham gia vào
loại hình này khá ổn định. Cùng với sự ổn định đó, cơ quan BHXH quận Nam
Từ Liêm cũng theo dõi sát sao số đối tượng tham gia BHTN. Từ đó đảm bảo
quyền lợi cho NLĐ khi họ không may gặp rủi ro. Tình hình tham gia BHTN tại
quận Nam Từ Liêm được cụ thể qua bảng dưới đây:
Bảng 5. Tình hình tham gia BHTN giai đoạn 2014 – 2016
Năm

Số lao động tham Số lao động tham
gia BHXH BB
gia BHTN

Tốc độ tăng liên
hoàn lao động
tham gia BHTN

2014


35.385

30.846

-

2015

40.633

39.493

28,03%

2016

47.137

46.412

17,51%

Năm 2014, số đối tượng tham gia là 30.846 NLĐ, chiếm 87,17% tổng số
người tham gia BHXH bắt buộc. Năm 2014 Luật BHXH số 71/2006 quy định:
NLĐ tham gia bảo hiểm thất nghiệp là công dân Việt Nam làm việc theo hợp
đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc mà các hợp đồng này không xác định
thời hạn hoặc xác định thời hạn từ đủ mười hai tháng đến ba mươi sáu tháng với
NSDLĐ có sử dụng từ 10 NLĐ trở lên. Năm 2015 bắt đầu thực hiện Luật việc
làm số 58/2013 quy định NLĐ làm việc theo hợp đồng không xác định thời hạn
hoặc xác định thời hạn từ đủ 3 tháng đến 12 tháng, không quy định về NSDLĐ,

điều này khiến đối tượng thuộc diện tham gia BHTN tăng lên. Do đó, năm 2015
số NLĐ tham gia BHTN là 39.493 NLĐ, tăng 28,03% so với năm 2014. Năm
2016, số NLĐ tham gia BHTN là 46.412 chiếm 98,46% tổng số NLĐ tham gia
BHXH bắt buộc, tăng 17,51% so với năm 2015.
2.2.4. Tình hình tham gia BHYT
BHYT là một chính sách xã hội quan trọng trong hệ thống an sinh xã hội
nhằm huy động sự tham gia của mọi người trong việc chăm lo sức khỏe nhân
dân, thể hiện tính cộng đồng, tương thân tương ái. Việc thực hiện Đề án BHYT
toàn dân đã đạt những kết quả tích cực; người tham gia dịch vụ y tế đượng
17


hưởng dịch vụ y tế với chất lượng cao hơn, giảm chi phí cho người bệnh, giảm
nghèo và phát triển bền vững, góp phần thực hiện công bằng xã hội, ổn định
chính trị xã hội.
Thực hiện tốt kế hoạch số 185/KH của UBND thành phố thực hiệnQuyết
định của Thủ tướng Chính phủ về việc giao chỉ tiêu thực hiện BHYT giai đoạn
2015 – 2020, phấn đấu năm 2017 đạt 83% dân số tham gia BHYT; Tiếp tục thực
hiện tốt Thông tư 05/TTLT – BCA – BYT, về cấp thẻ BHYT cho trẻ em dưới 6
tuổi với thời gian 1 ngày.
Bảng 6: Tình hình thu nộp BHYT tại BHXH Quận Nam Từ Liêm giai đoạn
2014 – 2016
Đơn vị: Người/ Triệu đồng
Năm

2014

2015

Số tiền


Nguồn hình thành

Số
người

NLĐ,NSDLĐ đóng

35.610

80.996

40.958

91.431

47.460

117.708

9.002

18.277

8.696

16.070

8.586


20.996

NSNN đảm bảo

20.360

21.518

22.467

15.340

26.063

16.268

NSNN hỗ trợ, cá nhân
đóng

36.204

13.523

38.871

22.339

42.707

24.638


6.744

5328

8.448

4.581

12.560

7.425

107.920 139.642

119.440

149.761

137.736

187.035

Quỹ BHXH đóng

Hộ gia đình
Tổng

Số người


2016
Số tiền

Số người

Số tiền

Nguồn: BHXH Nam Từ Liêm
Qua bảng số liệu trên ta thấy, số người tham gia BHYT tăng qua từng năm,
năm 2014 có 107.920 người tham gia tổng thu quỹ BHYT là 139.642 triệu đồng.
Năm 2015, có 119.440 người tham gia tổng thu quỹ BHYT đạt 149.761 triệu
đồng. Năm 2016 có 137.736 người tham gia, thu BHYT đạt 187.035 triệu đồng.
Quỹ BHYT ngày càng tăng lên từ các nguồn đóng góp:
- NLĐ và NSDLĐ đóng góp
Đây là nguồn đóng góp lớn nhất cho quỹ BHYT, do chính sách BHYT và 1
trong 3 chính sách bắt buộc NLĐ, NSDLĐ khi tham gia BHXH phải tham gia,
nhằm bảo vệ quyền lợi cũng như nghĩa vụ đóng góp của NLĐ và NSDLĐ. Năm
2014, có 35.610 người tham gia đóng góp vào quỹ BHYT 80.996 triệu đồng,
năm 2015 có 40.958 người tham gia, số tăng tuyệt đối so với 2014 là 5.438
18


người, tỷ lệ tăng tương ứng 15,02% đóng góp 91.431 triệu đồng tăng 10.435
triệu đồng sơ với 2014. Năm 2016, thực hiện luật BHXH sửa đổi tăng thêm đối
tượng tham gia BHXH bắt buộc, từ đó tăng số người tham gia lên 47.460 người
tăng, số tăng tuyệt đối là 6.502 người tương ứng tăng 15,9% so với 2015, đóng
góp 117.708 triệu đồng vào quỹ BHYT.
- Quỹ BHXH đóng góp
Quỹ BHXH có trách nhiệm đóng góp cho các đối tượng: người đang hưởng
lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng, người hưởng trợ cấp thất nghiệp,.. nhóm

đối tượng này chiếm tỷ trọng không đáng kể trong quỹ BHYT. Năm 2014, quỹ
BHXH đóng BHYT cho 9002 người, thu 18.277 triệu đồng vào quỹ BHYT.
Năm 2015, số người do quỹ BHXH đóng giảm nhẹ 306 người xuống còn 8.696
người tiền thu là 16.070 triệu đồng giảm 2.207 triệu đồng. Năm 2016, quỹ
BHXH đóng cho 8.586 người giảm 110 người, số tiền thu là 20.990 triệu đồng,
số người giảm nhưng số thu vẫn tăng lên do năm 1/1/2016 có sự gia tăng lương
tối thiểu vùng. Quận Nam Từ Liêm thuộc vùng I mức lương tối thiểu tăng từ
3.100.000đồng năm 2015 lên 3.500.000 đồng năm 2016.
- NSNN đóng
Đối tượng thuộc diện NSNN đảm bảo chủ yếu thuộc lực lượng sỹ quan
quân đội, hộ nghèo dân tộc thiểu số, cán bộ xã phường thị trấn đang hưởng
NSNN, cựu chiến binh, người có công với cách mạng, thân nhân người có công,
trẻ em dưới 6 tuổi,… năm 2014, NSNN đóng cho 20.360 người, tiền thu BHYT
21.518 triệu đồng. Năm 2015, NSNN đóng 22.467 người tiền thu BHYT 15.340
triệu đồng. Năm 2016, NSNN đóng 26.063 người tiền thu BHYT là 16.268 triệu
đồng.
- NSNN hỗ trợ đóng
Đối tượng thuộc diện NSNN hỗ trợ đóng nhiều nhất là học sinh sinh viên
và hộ cận nghèo. Năm 2014, NSNN hỗ trợ đóng cho 36.204 đối tượng, thu
BHYT đạt 13.523 triệu đồng. Năm 2015, số đối tượng đóng tăng 2.667 người
lên 38.871 người tham gia số thu tăng 8.816 triệu đồng. Năm 2016, số đối tượng
tham gia tăng 3.199 người lên 42.707 người tham gia do đối tượng học sinh sinh
viên trên địa bàn quận ngày càng tăng lên, số thu BHYT là 24.638 triệu đồng
- Hộ gia đình
Nhằm thực hiện BHYT toàn dân, BHXH Việt Nam cùng Bộ Y Tế, Bộ Lao
động thương binh xã hội kêu gọi tất cả mọi người tham gia BHYT, khuyên khích
tham gia theo hộ gia đình, hỗ trợ mức đóng giảm dần người thứ nhất tối đa đóng
bằng 6% mức lương cơ sở, người thứ 2,3,4 đóng lần lượt bằng 70%,60%,50%
mức đóng người thứ nhất; người thứ 5 trở đi mức đóng bằng 40% người thứ
19



nhất. Năm 2014, có 6.477 người tham gia theo hộ gia đình, số thu đạt 5.328
triệu đồng. Năm 2015, số người tham gia tăng 1.704 người có 8.448 người tham
gia, tỷ lệ tăng tương ứng 25,27% so với 2105, số thu đạt 4.581 triệu đồng. năm
2016, số người tham gia BHYT theo hộ gia đình tăng 4.112 người lên đến
12.560 người tham gia tỷ lệ tăng tương ứng 48,67%, số thu đạt 7.425 triệu đồng.
Bảng 8: Tình hình tham gia BHYT tại cơ quan BHXH Nam Từ Liêm giai
đoạn 2014 – 2016
Đơn vị: người/ %
Dân số quận

Số người tham
gia BHYT

Năm
2014

233.490

107.920

Tỷ lệ che phủ
BHYT ( %)
46,22%

2015

139.876


119.440

85,39%

2016

151.936

137.736

90,42%

Năm 2014, tỷ lệ che phủ BHYT còn chưa cao, chỉ đạt 46,22%. Năm 2015,
thực hiện luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật BHYT Quốc hội thông qua
13/6/2014 với nhiều điểm mới quan trọng được thay đổi theo hướng mở rộng
quyền lợi, tạo điều kiện thuận lợi cho người tham gia BHYT. Chính thức thi
hành 1/1/2015, BHYT hướng đến mục tiêu BHYT toàn dân; khuyến khích tham
gia BHYT theo hộ gia đình; mở rộng phạm vi, quyền lợi, mức hưởng BHYT;
thông tuyến KCB bằng BHYT; nên năm 2015 số độ che phủ BHYT tăng gần
gấp đôi so với 2014 đạt 85,39%, năm 2016 độ che phủ tăng 5,03% đạt 90,42%.
2.3. Tình hình thu nộp BHXH
BHXH quận Nam Từ Liêm nhận thức công tác thu BHXH, BHYT, BHTN
là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của ngành. Do đó, BHXH quận đã triển
khai mạnh mẽ, tích cực tham mưu cho BHXH TP Hà Nội, Uỷ ban nhân dân
Quận ban hành Công văn lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện các chế độ BHXH, BHYT.
Nhờ vậy, số thu BHXH, BHYT, BHTN hàng năm đều vượt kế hoạch, năm sau
cao hơn năm trước.

20



Bảng 9 : Tình hình thu BHXH, BHYT, BHTN tại BHXH Nam Từ Liêm giai
đoạn 2014 – 2016
Đơn vị:người ; nghìn đồng
Loại hình

2014

2015

2016

BHXH bắt buộc
35.913

40.633

47.137

- Số phải thu

405.666.986

495.766.435

659.262.669

- Số đã thu

435.724.480


499.265.987

652.611.556

- Số người

BHXH tự nguyện

- Số người

128

144

365

- Số đã thu

245.586

275.352

611.688

30.846

39.943

46.412


- Số phải thu

28.350.945

37.855.099

52.083.885

- Số đã thu

30.682.327

37.236.189

51.135.369

107.920

119.440

137.736

- Số phải thu

156.328.938

145.216.556

181.101.876


- Số đã thu

139.641.951

149.760.543

187.035.238

Tổng số phải thu
(không tính BHXH tự
nguyện)

590.346.869

678.838.090

892.448.430

Tổng số đã thu

606.294.344

686.538.071

890.782.784

BHTN
- Số người


BHYT

- Số người

(Nguồn: BHXH Nam Từ Liêm)
21


Năm 2014, tổng số đã thu BHXH, BHTN, BHYT là 606.294.344 nghìn
đồng; vượt kế hoạch thu 15.947.475 nghìn đồng tỷ lệ hoàn thành kế hoạch
102,7%. Năm 2015, số đã thu tăng 80.243.727 nghìn đồng so với cùng kỳ 2014
đạt 686.538.071 nghìn đồng, vượt kế hoạch thu 7.699.981 nghìn đồng, tỷ lệ
hoàn thành kế hoạch 101,13%. Năm 2016, số đã thu tăng khá cao tăng
204.244.713 nghìn đồng đạt 890.782.784 tương ứng tỷ lệ tăng 29,74% so với
năm 2015, tỷ lệ hoàn thành kế hoạch 99,8%.
Nhìn chung qua các năm, số đã thu BHXH, BHTN, BHYT đều tăng qua
các năm; Năm 2014,2015 số đã thu vượt kế hoạch giao, năm 2016 tỷ lệ thu đạt
99,8% xấp xỉ 100%. BHXH quận Nam Từ Liêm luôn chú trọng đến công tác
thu, phấn đấu hoàn thành kế hoạch của BHXH TP Hà Nội giao cho.
Bảng 10. Tình hình nợ đọng BHXH, BHYT, BHTN tại BHXH Nam Từ
Liêm 2014 - 2016 ( đơn vị: triệu đồng)
Năm
2015

2014
Số
Chính sách

Số phải thu


nợ
đọng

BHXH bắt
buộc

BHTN
BHYT
Tổng

405.667

28.351
156.329
590.327

2016

Số

Số

phải thu

nợ đọng

112.320

495.766


2.664

37.856

9.854

145.217

124.838

678.839

147.168

4.995
14.999
167.162

Số phải
thu

Số
nợ
đọng

659.263

111.484

52.084


3.384

181.102

6.422

892.449

121.290

Nguồn BHXH Nam Từ Liêm
Quan bảng số liệu trên ta thấy, số nợ đọng năm 2014 là 124.838 triệu đồng,
chiếm 21,07% trên tổng số phải thu năm 2014. Năm 2015, số nợ đọng là 167.162
triệu đồng chiếm 24,62% tổng số phải thu. Năm 2016, số nợ là 121.290 triệu đồng
chiếm 153,59% tổng số phải thu. Nguyên nhân của tình trạng nợ đọng là do một
22


×