Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

Một số biện pháp duy trì sĩ số học sinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (94.77 KB, 6 trang )

UBND THỊ XÃ VĨNH CHÂU
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc

ĐÀO TẠO
Số: 33/PGDĐT
V/v thực hiện các giải pháp
nhằm duy trì sĩ số học sinh

Vĩnh Châu, ngày 29 tháng 02 năm 2016

CÁC GIẢI PHÁP NHẰM DUY TRÌ SĨ SỐ HỌC SINH
CẤP TRUNG HỌC CƠ SỞ
I. Đặc điểm tình hình
Thị xã Vĩnh Châu là một trung tâm hành chính được hợp thành từ 4
phường và 6 xã với dân số khoảng 165.169 người trong đó gồm 3 dân tộc: Kinh,
Hoa, Khmer. Dân tộc Khmer chiếm 52,96%.
Trong các năm qua nhờ sự quan tâm của Đảng-Nhà nước, ngành giáo dục
đào tạo Vĩnh Châu đã không ngừng phấn đấu vươn lên hoàn thành các chỉ tiêu
nhiệm vụ cấp trên giao. Đầu năm học 2015 - 2016 toàn ngành có: 11 trường
trung học cơ sở (trong đó trường PTCS Dân Lập Bồi Thanh) với 7328 học sinh
(không tính các trường trung học cơ sở và trung học phổ thông), tỉ lệ lệ huy
động học sinh ra lớp đạt 100,02% chỉ tiêu trên giao.
Tuy nhiên, do đặc thù của Vĩnh Châu là thị xã có đông đồng bào dân tộc,
kinh tế đời sống còn gặp nhiều khó khăn toàn thị xã hộ nghèo và hộ cận nghèo
là 39%. Chính điều đó đã tác động xấu đến sự phát triển vươn lên của ngành dẫn
đến chất lượng đào tạo ở một số nơi còn hạn chế. Trong đó, công tác huy động
học sinh ra lớp và duy trì sĩ số gặp nhiều khó khăn. Việc huy động học sinh
trong độ tuổi ra lớp chưa đạt, tỉ lệ học sinh bỏ học hàng năm vẫn còn cao.


II. Thực trạng về công tác duy trì sĩ số
1. Thuận lợi
Nhìn chung, ngành giáo dục thị xã được sự quan tâm chỉ đạo của các cấp
lãnh đạo đầu tư cho sự phát triển đồng bộ; đưa mục tiêu phát triển giáo dục vào
mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội chung của thị xã đến xã, phường; quan tâm
đầu tư xây dựng, nâng cấp; hệ thống giao thông nông thôn phát triển, tạo điều
kiện thuận lợi cho học sinh đi học; quan tâm thực hiện tốt các chế độ chính sách
cho học sinh …
Đa số Hiệu trưởng có quan tâm đến công tác giáo dục môi trường, vệ sinh
trường lớp sạch, đẹp; tiếp tục di tu, bảo dưỡng, sửa chữa và trang bị thêm thiết
bị vui chơi cho học sinh; trang trí các phòng học tạo môi trường thân thiện cho
học sinh.

1


Đội ngũ giáo viên được qua đào tạo có nhiều kinh nghiệm trong công tác
giảng dạy, quá trình giảng dạy có sự nhiệt tình, có sự đầu tư vào công tác soạn
giảng, thường xuyên học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.
Phụ huynh học sinh có sự quan tâm việc học tập của các em, tạo mọi điều
kiện thuận lợi để các em được đến trường. Thường xuyên đóng góp, ủng hộ về
tiền, vật chất góp phần thực hiện công tác xã hội hóa giáo dục.
2. Khó khăn
Điều kiện kinh tế địa phương trong những năm gần đây gặp nhiều khó
khăn tôm thất mùa, hành tím, hoa màu rớt giá nên đời sống của một bộ phận
nông dân gặp rất nhiều khó khăn, hộ nghèo, cận nghèo phải làm thuê kiếm sống,
lo cho cái ăn cái mặc, chạy gạo hằng ngày, ít quan tâm đến tương lai lâu dài của
con cái, có hộ sẵn sàng cho con tạm nghỉ học để làm các việc có tính thời vụ
như: lặt củ hành mướn, cào nghêu, bắt cua con… hết vụ trở lại trường học tiếp
tục hoặc có những hộ không tìm được việc làm thuê ở địa phương nên buộc lòng

gia đình phải rời quê đi làm ăn xa mang theo con cái, mà phần lớn con cái họ
mang theo không được học hành ở những nơi đến. Vì vậy, nên việc huy động
học sinh ra lớp và duy trì sĩ số học sinh, chất lượng đào tạo ở đối tượng học sinh
là con em của hộ nghèo, hộ cận nghèo gặp rất nhiều khó khăn.
Cơ sở vật chất của ngành tuy được đầu tư xây dựng sửa chữa, nhưng thực
tế một số nơi còn gặp nhiều khó khăn như thiếu phòng học để phụ đạo học sinh
yếu, kém, dạy 2 buổi/ ngày, thiếu thiết bị đồ dùng dạy học ảnh hưởng đến việc
nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo. Đa số các trường chưa có phòng thư
viện riêng, thị xã chưa có trường đạt chuẩn về thư viện, nguồn sách tham khảo
cho giáo viên và học sinh còn hạn chế. Một số trường tuy được công nhận đạt
chuẩn quốc gia nhưng vẫn còn thiếu về cơ sở vật chất so với qui định.
Một số giáo viên chưa thật sự tâm huyết với nghề, thiếu sự đầu tư, nghiên
cứu bài dạy và chậm đổi mới phương pháp dạy học … chưa theo kịp với sự tiến
bộ của ngành. Vấn đề giáo dục kỹ năng sống của học sinh chưa được giáo viên
quan tâm và rèn luyện thường xuyên. Vì thế, chưa thật sự lôi cuốn, thu hút học
sinh thích đến lớp, đến trường thường xuyên dẫn đến học yếu, bỏ học.
Một bộ phận cha, mẹ học sinh lơ là trong việc quản lý, đôn đốc, nhắc nhở
con em mình trong vấn đề học tập, điều này cũng tạo cho nguy cơ bỏ học của
học sinh tăng cao.
Mức quan tâm đến việc học tập của học sinh còn hạn chế ở nhiều nơi hiện
tượng học sinh nghiện game thường xuyên bỏ học vẫn còn, sự kết hợp giữa gia
đình và nhà trường chưa được thường xuyên chặt chẽ.
Vẫn còn học sinh chưa đạt chuẩn nhưng được xét hoàn thành chương
trình tiểu học, các em lên lớp 6 trở thành gánh nặng cho trường trung học cơ sở.
Kết quả công tác duy trì sĩ số:

2


+ Năm học 2013-2014: tỉ lệ học sinh giảm 4,54%, trong đó tỉ lệ học sinh

bỏ học 4,08%. (Cả tỉnh tỉ lệ học sinh giảm 4,50%; trong đó tỉ lệ học sinh bỏ học
2,46%).
+ Năm học 2014-2015: tỉ lệ học sinh giảm 4,03%, trong đó tỉ lệ học sinh
bỏ học 3,77%. (Cả tỉnh tỉ lệ học sinh giảm 5,72%, trong đó tỉ lệ học sinh bỏ học
3,41%).
+ Năm học 2015-2016 (học kỳ 1): tỉ lệ học sinh giảm 2,17%, trong đó tỉ lệ
học sinh bỏ học 1,21% (nếu tính số học sinh rời khỏi địa phương thuộc diện bỏ
học tỉ lệ học sinh bỏ học 2,06% tăng 0,85% so với cùng kỳ năm trước).
III. Giải pháp
Công tác huy động học sinh ra lớp và duy trì sĩ số là vấn đề hết sức khó
khăn, đòi hỏi sự quyết tâm, phối kết hợp một cách tích cực, đồng bộ giữa các
môi trường giáo dục, sự quan tâm của các cấp, các ngành và của toàn xã hội. Vì
có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng học sinh bỏ học như điều kiện kinh
tế gia đình khó khăn, cha mẹ thiếu quan tâm ... nhưng trong đó có nguyên nhân
học sinh học yếu, kém dẫn đến bỏ học và trách nhiệm đó không ai khác là của
ngành giáo dục, của nhà trường, của thầy, cô giáo trực tiếp giảng dạy.
Để giảm thiểu đến mức thấp nhất tỉ lệ học sinh bỏ học cấp trung học cơ
sở, Phòng Giáo dục và Đào tạo đề ra một số giải pháp cần thực hiện trong thời
gian tới.
1. Lãnh đạo nhà trường
- Xem công tác huy động học sinh ra lớp, duy trì sĩ số là một trong những
nhiệm vụ trọng tâm xuyên suốt của nhà trường. Trong đó tập trung nâng cao
chất lượng giáo dục với các nhóm giải pháp mà Phòng GD&ĐT đã triển khai ở
đầu năm học 2011-2012 đó là:
+ Nắm chắt đối tượng học sinh;
+ Tăng thời lượng giảng dạy;
+ Nâng cao chất lượng giảng dạy, tay nghề của giáo viên;
+ Tăng cường bổ sung cơ sở vật chất;
+ Tiếp tục tổ chức tuyên truyền, thực hiện có hiệu quả các cuộc vận động,
các phong trào lớn trong ngành;

+ Thực hiện tốt chính sách của nhà nước và công tác khuyến học;
+ Thực hiện các mối quan hệ với các tổ chức trong và ngoài nhà trường;
+ Tăng cường thực hiện tốt công tác quản lý;
+ Thực hiện tốt công tác Thi đua – Khen thưởng – Kỷ luật.
- Thành lập Ban vận động học sinh ra lớp, từ đó xây dựng kế hoạch hoạt
động cụ thể, trong đó có phân công nhiệm vụ cho từng thành viên và báo cáo

3


hàng tuần, hàng tháng về công tác duy trì sĩ số học sinh, để giúp nhà trường kịp
thời tìm hiểu nguyên nhân và vận động học sinh ra lớp.
- Tăng cường công tác vận động tuyển sinh vào lớp 6, lập danh sách học
sinh có nguy cơ bỏ học.
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền bằng nhiều hình thức cho phụ huynh
học sinh và bản thân học sinh thấy được tầm quan trọng, sự cần thiết của việc
học tập để giảm dần tỉ lệ học sinh bỏ học giữa chừng.
- Tham mưu với chính quyền địa phương chăm lo, giải quyết kịp thời cho
những gia đình học sinh còn khó khăn về kinh tế, huy động học sinh bỏ học ra
lớp, vấn đề an ninh trật tự trong trường học.
- Tạo môi trường thân thiện cho các em, tránh để tình trạng học sinh bị bỏ
rơi. Giúp cho các em có thái độ học tập tích cực với nhiều hoạt động như:
+ Thường xuyên tổ chức các chuyên đề về đổi mới PPDH trong giáo viên:
Chú trọng ứng dụng CNTT vào giảng dạy, sử dụng “Bản đồ tư duy” cho hoạt
động dạy và học …
+ Tăng cường các hoạt động ngoại khóa như: Hoạt động ngoài giờ lên
lớp, Hoạt động hướng nghiệp (Đối với khối 9) hoặc lồng ghép vào tiết SHDC,
SHCN … nhằm tuyên truyền cho học sinh thấy được tầm quan trọng và sự cần
thiết của việc học. Lưu ý: Luôn đổi mới hình thức, nội dung tổ chức tránh tạo sự
nhàm chán trong học sinh.

+ Thường xuyên tổ chức các hoạt động vui chơi như: Hội thao; viết báo
tường; văn nghệ cho HS nhân các ngày lễ lớn như: 20/11; 22/12; 08/3; 26/3;
15/5.
+ Thường xuyên tổ chức các buổi giao lưu trao đổi kinh nghiệm học tập
giữa các chi đội; các khối lớp có sự tham gia tư vấn của giáo viên bộ môn.
+ Thành lập các câu lạc bộ học tập trong nhà trường như: câu lạc bộ vật
lý; câu lạc bộ tiếng anh …
+ Hàng tháng nên tổ chức đố vui học tập một lần (nếu trường có nhiều tổ
thì quy định các tổ thực hiện xoay vòng) với các chủ đề như: Đố vui vật lý; Em
yêu văn học dân gian …
+ Xây dựng kế hoạch phụ đạo học sinh yếu kém trong đó nêu rõ mục đích
yêu cầu, đưa ra nhiệm vụ, chỉ tiêu cụ thể cho từng tổ chuyên môn, các bộ phận
đoàn thể có liên quan trong nhà trường.
+ Đối với những trường có điều kiện cần có kế hoạch tổ chức dạy học 2
buổi/ngày theo hướng giảng dạy phân luồng học sinh, không dạy đại trà, không
dạy trước chương trình (đối với học sinh khá giỏi thì tổ chức dạy nâng cao, đối
với học sinh yếu kém thì tổ chức dạy nhằm giúp các em hệ thống và củng cố lại
kiến thức cơ bản cho các em ở buổi thứ hai).
+ Chỉ đạo và theo dõi chặt chẽ kiểm tra sát sao về phân phối chương trình,
nội dung, trách nhiệm của người dạy phụ đạo học sinh yếu, kém. Ngoài ra, chỉ
đạo các bộ phận đoàn thể trong nhà trường thực hiện tốt vấn đề giáo dục đạo
đức, giáo dục ý thức học tập cho học sinh. Thực hiện tốt phát huy hiệu quả
4


phong trào thi đua xây dựng “Trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong
học sinh.
+ Có biện pháp hỗ trợ vật chất, kinh phí cho học sinh yếu, kém có hoàn
cảnh khó khăn từ nguồn kinh phí quỹ khuyến học của trường (có thể tranh thủ từ
các nguồn quỹ học bổng từ các cơ quan, doanh nghiệp) và các mạnh thường

quân ở địa phương.
+ Các trường cần nghiên cứu đưa toàn phần hoặc một phần phương pháp
dạy học theo mô hình trường học mới VNEN.
- Tăng cường cơ sở vật chất, khai thác, phát huy hiệu quả đồ dùng dạy
học, tự làm đồ dùng dạy học nâng cao chất lượng giáo dục.
- Họp cha mẹ học sinh định kỳ, đột xuất để thông tin lẫn nhau về tình hình
học tập của học sinh và có giải pháp phối hợp giáo dục học sinh.
- Quan tâm chỉ đạo thực hiện tốt công tác giáo dục phổ cập.
- Thực hiện việc đánh giá giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp công bằng,
khách quan, đúng thực chất đồng thời làm tốt công tác thi đua khen thưởng.
- Phối hợp với chính quyền địa phương xem xét việc mở các tiệm game
chưa đúng qui định gây ảnh hưởng đến việc học tập của các em.
2. Tổ chuyên môn
- Trên cơ sở kế hoạch, chỉ tiêu của nhà trường xây dựng kế hoạch cụ thể
về phụ đạo học sinh yếu kém của tổ, kế hoạch về thực hiện công tác duy trì sĩ số,
giao chỉ tiêu cho từng giáo viên trong tổ.
- Thực hiện sinh hoạt chuyên môn đúng qui định, thường xuyên đổi mới
và sáng tạo hình thức, nội dung sinh hoạt chuyên môn. Thực hiện tốt việc dự giờ
thao giảng, tăng cường tổ chức nhiều chuyên đề tập trung vào việc nâng cao chất
lượng giáo dục, các giải pháp khắc phục học sinh học yếu, kém và công tác duy
trì sĩ số học sinh cấp tổ.
3. Giáo viên chủ nhiệm:
- Phải bám sát lớp, luôn gần gũi với các em và nắm bắt được hoàn cảnh
gia đình, tính cách của từng học sinh.
- Thường xuyên liên hệ, trao đổi, phối hợp với giáo viên bộ môn để nắm
thông tin về tình hình học tập của lớp, những nguyên nhân làm ảnh hưởng đến
kết quả học tập của học sinh để cùng với giáo viên bộ môn tìm ra biện pháp
khắc phục, phụ đạo cho học sinh còn yếu, tham khảo ý kiến của các giáo viên bộ
môn trong việc sắp xếp bố trí chỗ ngồi cho học sinh trong lớp trên cơ sở đó tổ
chức nhóm học tập cho các em (Trong nhóm có đủ các đối tượng học sinh khá,

giỏi, trung bình, yếu, kém), phân công học sinh khá giỏi hỗ trợ, giúp đỡ những
học sinh yếu, kém.
- Phải thường xuyên liên hệ, phối hợp, báo cáo kịp thời cho cha mẹ học
sinh tình hình học tập của học sinh để cùng nhau tìm ra biện pháp khắc phục và
khuyến khích họ có sự khen thưởng hợp lý tạo nguồn động viên cho học sinh.
5


- Có biện pháp tổ chức thi đua học tập trong lớp, tạo không khí cạnh tranh
tích cực, tạo điều kiện cho các đối tượng học sinh yếu, kém cũng có cơ hội thi
đua để nâng cao ý thức trách nhiệm của các em trong học tập. Bên cạnh đó cũng
quan tâm, giáo dục học sinh biết yêu thương, giúp đỡ nhau trong học tập như
thành lập đôi bạn học tập, đôi bạn cùng tiến …
- Đổi mới tiết sinh hoạt chủ nhiệm, tránh tình trạng biến tiết sinh hoạt chủ
nhiệm trở nên nặng nề, áp lực đối với học sinh với những hình phạt, kiểm điểm,
phê bình làm cho học sinh chán nản và tiêu cực dẫn đến bỏ học.
4. Giáo viên bộ môn:
- Xác định công tác duy trì sĩ số và khắc phục tình trạng học sinh học yếu,
kém là trách nhiệm, là việc làm thường xuyên, phải là người chịu khó, kiên trì
và không nản lòng trước sự chậm tiến của học sinh, tránh biểu hiện ứng xử thiếu
tế nhị, xúc phạm nhân cách học sinh dẫn đến các em không thích học bộ môn,
bỏ học.
- Chủ động thường xuyên phối hợp thông báo với giáo viên chủ nhiệm
tình hình học tập của học sinh, những nguyên nhân, những học sinh yếu, kém bộ
môn mình để cùng với giáo viên chủ nhiệm sắp xếp lập kế hoạch phụ đạo học
sinh yếu kém phù hợp với từng đối tượng học sinh.
- Phải giáo dục ý thức học tập của học sinh, hướng dẫn học sinh cách học
tốt trên lớp cũng như ở nhà của bộ môn mình, tích cực đổi mới phương pháp dạy
học luôn tạo hứng thú, sôi động ở mỗi tiết học để nhằm thu hút học sinh thường
xuyên đến lớp góp phần khắc phục tình trạng học sinh luân phiên bỏ học.

- Tăng cường kiểm tra thường xuyên để đánh giá sự tiến bộ của học sinh,
ưu tiên những câu hỏi, những bài tập vừa sức cho các em. Luôn tôn trọng và làm
cho học sinh cảm thấy vẫn được tôn trọng, khuyến khích, tuyên dương khen
ngợi kịp thời đối với từng tiến bộ nhỏ của các em.
5. Các bộ phận đoàn thể trong nhà trường:
- Thường xuyên tuyên truyền, giáo dục ý thức học tập, giáo dục đạo đức
cho học sinh cùng với nhà trường bằng nhiều hình thức.
- Tổ chức nhiều hoạt động phong trào vui chơi nhân các ngày lễ lớn nhằm
tạo sân chơi, thu hút các em thích và muốn được đến trường.
Trên đây là các giải phải nhằm duy trì sĩ số học sinh cấp trung học cơ sở
trực thuộc Phòng Giáo dục và Đào tạo thị xã Vĩnh Châu. Đề nghị Hiệu trưởng
các trường trung học cơ sở trực thuộc triển khai, tổ chức thực hiện nghiêm túc.
KT.TRƯỞNG PHÒNG
PHÓ TRƯỞNG PHÒNG

Nơi nhận:
- Các trường THCS (để t/h);
- Lưu: NV.

Trịnh Văn Lộc
6



×