Tải bản đầy đủ (.doc) (26 trang)

Nghiên cứu tính an toàn và hiệu quả giải độc của pháp “gđ 103” trên người phơi nhiễm chất da cam dioxin (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (165.67 KB, 26 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ QUỐC PHÒNG

VIỆN Y HỌC CỔ TRUYỀN QUÂN ĐỘI

DƯƠNG QUANG HIẾN

NGHIÊN CỨU TÍNH AN TOÀN VÀ HIỆU QUẢ
GIẢI ĐỘC CỦA PHÁP “GĐ-103” TRÊN NGƯỜI
PHƠI NHIỄM CHẤT DA CAM/DIOXIN

Chuyên ngành: Y học cổ truyền
Mã số : 62720201

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC

HÀ NỘI - 2017


Công trình được hoàn thành tại:

VIỆN Y HỌC CỔ TRUYỀN QUÂN ĐỘI

Người hướng dẫn khoa học:
1. TS Đoàn Chí Cường
2. PGS.TS Lê Văn Đông
Phản biện 1: PGS.TS Phạm Vũ Khánh
Phản biện 2: PGS.TS Nguyễn Liễu
Phản biện 3: PGS.TS Nguyễn Trọng Thông
Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Viện


vào hồi:

giờ ngày

tháng 10 năm 2017

Có thể tìm hiểu luận án tại:
1. Thư viện Quốc Gia
2. Thư viện Viện Y học cổ truyền Quân đội
3. Thư viện Học Viện Quân y.


DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ
ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
1 Dương Quang Hiến, Đoàn Chí Cường, Nguyễn Bá Vượng (2015), "Nghiên
cứu phản ứng kích ứng da, niên mạc của thuốc GĐX-103 trên động vật thực
nghiệm", Tạp chí Y dược học cổ truyền Quân sự, Viện Y học cổ truyền Quân
đội, số 1 tập 5, 2015, tr 21-29.
2 Trần Quốc Bảo, Đoàn Chí Cường, Dương Quang Hiến (2016), “Ảnh hưởng
của phương pháp giải độc đông y lên một số chỉ tiêu về huyết học và hóa sinh
máu ở người phơi nhiễm chất da cam/dioxin”, Tạp chí Y - Dược học Quân sự,
Học viện Quân Y, vol 41, N0 5, tháng 7/2016, tr 156-161.
3 Dương Quang Hiến, Đoàn Chí Cường, Lê Văn Đông (2016), "Nghiên cứu
độc tính cấp và sự thay đổi một số chỉ tiêu huyết học trên động vật thực nghiệm
của bài thuốc GĐU-103", Tạp chí Y dược học cổ truyền Quân sự, Viện y học cổ
truyền Quân đội, số 2 tập 6, 2016, tr 25-31.
4 Dương Quang Hiến, Đoàn Chí Cường, Lê Văn Đông (2017), “Nghiên cứu
ảnh hưởng của bài thuốc GĐU-103 đến một số chỉ tiêu về sinh hóa máu, mô
bệnh học trên thỏ”, Tạp chí Y học thực hành - Bộ Y tế. ISSN 1859-1663 số 5
(1042) 2017, tr 47-51.



GIỚI THIỆU LUẬN ÁN
1. Đặt vấn đề
Chất độc da cam/dioxin mà quân đội Mỹ đã sử dụng trong chiến tranh ở miền Nam
Việt Nam có chứa dioxin, là một chất có độc lực mạnh, tồn tại lâu dài trong môi trường.
Khi con người nhiễm phải, sẽ gây tổn thương đa dạng, phức tạp và ảnh hưởng qua nhiều
thế hệ. Cho đến nay, trên thế giới cũng như trong nước chưa có thuốc điều trị đặc hiệu,
phương pháp chủ yếu vẫn là giải quyết triệu chứng bằng nhiều biện pháp khác nhau, kết
quả thu được không như mong muốn. Y học cổ truyền có những vị thuốc, bài thuốc có
tác dụng giải độc tương đối tốt. Vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên
cứu tính an toàn và hiệu quả giải độc của pháp “GĐ-103” trên người phơi nhiễm
chất da cam/dioxin”, với các mục tiêu sau:
1- Xác định độc tính cấp, độc tính bán trường diễn của bài thuốc uống “GĐU-103”
và phản ứng kích ứng da, niêm mạc của bài thuốc xông “GĐX-103” trên động vật thực
nghiệm.
2- Đánh giá tác dụng giải độc không đặc hiệu của bài thuốc “GĐU-103”, “GĐX103” trên người phơi nhiễm chất da cam/dioxin, thông qua một số chỉ số lâm sàng, cận
lâm sàng
2. Tính cấp thiết, ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án
Trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam, từ năm 1961 đến 1971 quân đội Mỹ đã
phun rải khoảng gần 80 triệu lít chất độc hóa học xuống miền Nam Việt Nam, trong đó
hơn 61% là chất da cam, chứa khoảng 366 kg dioxin. Nhưng đến nay, hậu quả thảm
khốc của chất da cam/dioxin đối với môi trường sống, sức khoẻ con người vẫn còn là
mối quan tâm hàng đầu không chỉ những người có lương tri mà còn của các nhà khoa
học trên thế giới và Việt Nam. Đặc điểm tổn thương cơ thể do dioxin là tổn thương đa
dạng. Cơ chế bệnh sinh cho đến nay vẫn chưa hoàn toàn sáng tỏ. Bởi vậy, các biện
pháp điều trị chủ yếu vẫn là điều trị giải độc không đặc hiệu, thực chất là điều trị triệu
chứng và cân bằng các rối loạn tiềm ẩn do chất độc gây ra. Căn cứ vào cơ sở lý luận
và thực tiễn trên lâm sàng cho thấy thuốc y học cổ truyền có nhiều lợi thế trong việc
gây tăng tiết mồ hôi, tăng cường chức năng tạng phủ, nâng cao chính khí, giúp đào



thải chất độc qua đường mồ hôi, đại tiểu tiện. Vì thế, đề tài nghiên cứu về pháp “GĐ103” sử dụng thuốc y học cổ truyền đường uống kết hợp xông hơi toàn thân để giải
độc cho người phơi nhiễm chất da cam/dioxin là cách tiếp cận mang tính khoa học,
có ý nghĩa thực tiễn và tính nhân văn cao. Đề tài có tính mới, tính sáng tạo, không
trùng lặp với các công trình nghiên cứu đã được công bố trước đây.
3. Những đóng góp mới của luận án
Đề tài đã cung cấp những bằng chứng khoa học về hiệu quả giải độc và tính an toàn
của pháp “GĐ-103” trên người phơi nhiễn chất da cam/dioxin. Kết quả sau đợt điều trị
giải độc bằng pháp GĐ-103, cụ thể như sau:
Tất cả các triệu chứng lâm sàng của người bệnh đều được cải thiện tốt. Đặc biệt, có
tác dụng làm giảm có ý nghĩa nồng độ, lượng tồn trung bình của 15/17 chất đồng loại
độc của PCDD và PCDF; Thay đổi các chất chống oxy hóa theo hướng có lợi cho cơ thể
(GPx tăng, SOD giảm, MDA giảm); Tăng cường khả năng đáp ứng miễn dịch của cơ thể
(nồng độ IgA, IgM, số lượng tế bào CD3, CD4, CD8 đều tăng) có ý nghĩa thống kê. Bài
thuốc không có tác dụng phụ không mong muốn.
4. Cấu trúc của luận án
Luận án gồm 143 trang: Đặt vấn đề 02 trang, tổng quan tài liệu 36 trang, chất liệu
đối tượng và phương pháp nghiên cứu 30 trang, kết quả nghiên cứu 39 trang, bàn
luận 35 trang, kết luận 02 trang, kiến nghị 01 trang. Có 47 bảng, 11 biểu đồ, 1 hình, 2
sơ đồ, 25 ảnh và 10 phụ lục. 153 tài liệu tham khảo (tiếng Việt 86, tiếng Anh 51 và
tiếng Trung Quốc 16).


NỘI DUNG LUẬN ÁN
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN
1.1. Một số hiểu biết cơ bản về dioxin
Dioxin và các hợp chất tương tự (dioxins and related compounds - DRCs) là một nhóm
bao gồm hàng trăm chất hữu cơ độc hại và tồn tại bền vững trong môi trường (Persistent
Organic Pollutants - POP). Thuật ngữ dioxin hiện nay được hiểu là gồm 3 nhóm hợp chất:

Polychlorinated dibenzo-p-dioxin (PCDDs), polychlorinated dibenzofuran (PCDFs, hoặc
furan) và các polychlorinated biphenyl đồng phẳng (coplanar PCB hay dioxin- like PCBs,
dl-PCBs). Theo định nghĩa mới nhất của Tổ chức Y tế thế giới (WHO 1997), dioxin
gồm 7 đồng phân của PCDD, 10 đồng phân của PCDF và 12 PCB đồng phẳng
(coplanar PCB) có đặc điểm gây độc tương tự dioxin (dioxin-like PCB). Các đồng loại
này có thể tác động vào thụ thể hydrocarbon thơm (Aryl hydrocacbon receptor - AHR),
vì vậy chúng có khả năng gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người ở mức độ khác nhau
tùy theo hệ số độc tương ứng. Cho đến nay có nhiều đề tài, dự án của các tác giả trong
và ngoài nước nghiên cứu bệnh - chứng, đã minh chứng hậu quả xấu rất đa dạng đối
với người bị phơi nhiễm chất da cam/dioxin và con cái của họ.
1.2. Quan niệm về độc và pháp giải độc của y học cổ truyền
Y học cổ truyền đã nghiên cứu về “độc” từ rất lâu, khái niệm về “độc” đã được đề cập
sớm nhất trong cuốn “Nội kinh”. Các thế hệ y gia sau này đã không ngừng bổ sung,
hoàn thiện làm cho lý luận về “độc” ngày càng hoàn chỉnh trên các phương diện như:
khái niệm, phân loại, đặc điểm gây bệnh, biểu hiện lâm sàng và pháp giải độc.
Pháp giải độc chung của y học cổ truyền không ngoài 8 pháp điều trị cơ bản (hãn, thổ,
hạ, hòa, ôn, thanh, tiêu và bổ. Còn gọi là tám đại pháp). Nhưng thực tế bệnh cảnh của
nhiễm độc trên lâm sàng rất phức tạp, vì phụ thuộc vào tính chất của nhiễm độc (cấp
hay mạn), loại chất gây độc, đường vào của chất độc và tình trạng sức khỏe của người
bệnh. Do đó, khi vận dụng chữa trị, sử dụng linh hoạt tám đại pháp nhằm giải quyết
toàn diện các nguyên nhân phát sinh và diễn biến bệnh từ ngoài vào trong, từ nông ở
biểu đến vào sâu, tạng phủ với nhiều mức độ cấp và mạn tính khác nhau.


CHƯƠNG 2: CHẤT LIỆU, ĐỐI TƯỢNG VÀ PPNC
2.1. Chất liệu nghiên cứu
Gồm bài thuốc uống GĐU-103 có 16 vị, được xây dựng từ bài thuốc cổ phương « Bổ
trung ích khí thang » gia giảm và bài thuốc xông GĐX-103 gồm 6 vị; thuốc do khoa Dược
Bệnh viện Quân y 103 bào chế đảm bảo theo tiêu chuẩn dược điển Việt Nam IV, đạt tiêu
chuẩn cơ sở.

2.2. Đối tượng nghiên cứu
Chuột nhắt trắng, chủng Swiss; Thỏ chủng Newzealand White: nghiên cứu thực
nghiệm.
35 người bị phơi nhiễm chất da cam/dioxin: nghiên cứu lâm sàng.
2.3. Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu thực nghiệm và thử nghiệm lâm sàng.
2.3.1. Nghiên cứu trên thực nghiệm
Xác định độc tính cấp LD50 của bài thuốc GĐU-103 trên chuột nhắt trắng trưởng thành
bằng đường uống, theo phương pháp của Litchfield-Wilcoxon; Nghiên cứu độc tính bán
trường diễn của thuốc GĐU-103 trên thỏ bằng đường uống, theo phương pháp của
Wallace Hayes và hướng dẫn của OECD-407 (Organisation for Economic Co-operation
and Developenzymt - 407); Nghiên cứu phản ứng kích ứng da, niêm mạc của thuốc
GĐX-103, theo hướng dẫn của Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế về thử nghiệm
các chất gây kích ứng da (OECD- 404).
2.3.2. Nghiên cứu trên lâm sàng
2.3.2.1. Cỡ mẫu nghiên cứu: Chọn cỡ mẫu tối thiểu (35 người) đủ lớn, đảm bảo có ý
nghĩa thống kê.
2.3.2.2. Qui trình nghiên cứu trên lâm sàng
Chọn người
phơi nhiễm

Điều trị: xông hơi,
uống thuốc hàng ngày

1
Lấy máu X.N lần 1

25

Ngày


Lấy máu X.N lần 2

Sơ đồ 2.1: Quy trình nghiên cứu trên lâm sàng


- Tuyển chọn 35 bệnh nhân đủ tiêu chuẩn nghiên cứu, thu dung về Bệnh viện Quân
y 103 điều trị.
- Lấy máu xét nghiệm lần 1: Thời điểm lấy máu ngay trước lần điều trị đầu tiên
của ngày thứ nhất (lần 2: ngay sau lần điều trị cuối cùng ngày thứ 25) vào buổi sáng
sớm lúc chưa ăn, dùng để xét nghiệm: công thức máu, hóa sinh máu; hoạt độ enzym
chống oxy hóa SOD, GPx, nồng độ MDA; một số chỉ tiêu về miễn dịch (IgA, IgM, IgG,
số lượng tế bào CD3, CD4, CD8); xác định nồng độ, lượng tồn dioxin trong máu cho tất
cả các bệnh nhân tham gia nghiên cứu.
- Điều trị (trong 25 ngày liền) chung cho tất cả các bệnh nhân: xông hơi toàn thân
bằng thuốc GĐX-103, ngày một lần, thời gian 60’, trên máy CLEOPATRA -2014 (Thụy
Sỹ); uống thuốc GĐU-103: mỗi lần uống 1 túi 125ml, ngày 2 lần vào lúc 9 giờ 30 và 15
giờ 30. Điều trị riêng: các bệnh lý kết hợp (nếu có).
2.3.2.3. Các chỉ tiêu theo dõi, đánh giá kết quả:
Lâm sàng: Cải thiện các triệu chứng lâm sàng sau đợt điều trị.
Cận lâm sàng: So sánh sự thay đổi các chỉ số xét nghiệm trước và sau đợt điều trị.
2.4. Phương pháp xử lý số liệu
Toàn bộ số liệu trong nghiên cứu được xử lý bằng chương trình phần mềm SPSS
22.0, tại Bộ môn Dịch tễ học, Học viện Quân y. Sự khác biệt có ý nghĩa khi p<0,05.
2.5. Địa điểm và thời gian nghiên cứu
Bệnh viện Quân y 103, thời gian từ năm 2014 đến 2017.
2.6. Đạo đức trong nghiên cứu
Tất cả các đối tượng được mời tham gia nghiên cứu đều tự nguyện, không chịu bất
kỳ sức ép nào. Thuốc dùng trong nghiên cứu được Hội đồng Đạo đức Bệnh viện Quân
y 103 chấp thuận cho phép dùng trên người tình nguyện.



CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Kết quả nghiên cứu trên thực nghiệm
3.1.1. Độc tính cấp của bài thuốc GĐU-103
Chưa xác định được liều gây độc tính cấp (LD50) của bài thuốc GĐU-103 trên chuột
nhắt trắng với liều 160g dược liệu/kg cân nặng.
3.1.2. Độc tính bán trường diễn của bài thuốc GĐU-103
Khi cho thỏ dùng bài thuốc GĐU-103 với liều 15g/kg thể trọng ngày (nhóm 1) và
45g/kg thể trọng ngày (nhóm 2) cho thấy: tình trạng chung, công thức máu ngoại vi,
các chỉ số theo dõi chức năng gan (hoạt độ AST, ALT, GGT, nồng độ glucose, protein
TP, cholesterol, triglycerit, bilirubin TP); chức năng thận: nồng độ ure, creatinin đều
không có sự khác biệt so với nhóm chứng (p>0,05).
Không thấy tổn thương mô bệnh học gan, thận trên thỏ.
3.1.3. Phản ứng kích ứng da, niêm mạc của bài thuốc GĐX-103
Thuốc xông GĐX-103 không gây kích ứng da thỏ tại tất cả các thời điểm 1 giờ, 24
giờ, 48 giờ và 72 giờ sau khi rửa loại bỏ thuốc.
Sự thay đổi tần số hô hấp và số lần gãi mặt, mũi ở nhóm chuột nhắt trắng được xông
thuốc GĐX-103, so với nhóm đối chứng được xông bằng nước máy, đều không có ý
nghĩa thống kê (p>0,05).
3.2. Kết quả nghiên cứu lâm sàng
3.2.1. Đặc điểm chung của nhóm bệnh nhân nghiên cứu
Trong số 35 người phơi nhiễm tham gia nghiên cứu, người có tuổi thấp nhất là 42, người
cao tuổi nhất là 66, tuổi trung bình là 53,79 ± 4,74. Nam giới gồm 31 người, nữ giới là 04
người, trong đó 32 người là quân nhân (28 người đã nghỉ hưu, 04 người tại ngũ), chỉ có 03
người làm nghề tự do và đều có thời gian dài sống tại vùng “nóng” về ô nhiễm chất da
cam/dioxin, thường mắc các bệnh: suy nhược cơ thể, suy nhược thần kinh, tăng huyết áp,
đái tháo đường tuýp 2, bệnh ngoài da mạn tính.



3.2.2. Kết quả nghiên cứu về tác dụng của pháp GĐ-103
3.2.2.1. Cải thiện các triệu chứng lâm sàng
Sau khi người phơi nhiễm được điều trị hết liệu trình, tất cả các triệu chứng lâm sàng
đều được cải thiện rõ rệt so với trước. Trong đó hiệu quả tốt chiếm 37,14%, loại khá
chiếm 51,43% và trung bình là 11,43%.
3.2.2.2. Thay đổi các chỉ tiêu cận lâm sàng
- Kết quả sự thay đổi các chỉ số huyết học: Sự thay đổi giá trị trung bình số lượng hồng
cầu, tiểu cầu, lượng huyết sắc tố, số lượng bạch cầu, tỷ lệ bạch cầu neutro và lympho của
người phơi nhiễm giữa trước và sau điều trị, đều không có ý nghĩa thống kê, với p>0,05.
- Kết quả sự thay đổi các chỉ số hóa sinh máu: Sau điều trị, nồng độ ure, triglycerit máu
trung bình của người phơi nhiễm so với trước điều trị, thay đổi tăng lên có ý nghĩa
(p<0,05); Còn nồng độ glucose, protein toàn phần, cholesterol; hoạt độ các enzym AST,
ALT, GGT và nồng độ bilirubin TP máu trung so với trước điều trị, sự thay đổi đều không
có ý nghĩa thống kê, với p>0,05.
- Kết quả sự thay đổi hoạt độ enzym SOD, GPx và nồng độ MDA
Bảng 3.1: Sự thay đổi hoạt độ SOD, GPx và nồng độ MDA (n = 35)
Thời điểm
Chỉ tiêu
SOD (U/gHb)
GPx (U/gHb)
MDA (µmol/l)

Trước điều trị (1)
X ± SD

1444,09 ± 286,61
29,35 ± 7,47
1,83 ± 0,49

Sau điều trị (2)

X ± SD

1220,64 ± 206,74
38,61 ± 15,03
1,27 ± 0,45

p(1,2)

< 0,001

Nhận xét: Sau điều trị, hoạt độ enzym chống oxy hóa SOD và nồng độ MDA máu
trung bình của người phơi nhiễm, đều thay đổi giảm so với trước điều trị; còn hoạt độ
enzym GPx trung bình so với trước điều trị tăng lên, đều có ý nghĩa thống kê, với
p<0,001.

- Kết quả sự thay đổi các chỉ số miễn dịch


Bảng 3.2: Sự thay đổi chỉ số miễn dịch dịch thể (n = 35)
Thời điểm

Trước điều trị (1)
Sau điều trị (2)
p(1,2)
X ± SD
X ± SD
Chỉ tiêu
IgA (mg/dl)
117,91 ± 61,87
275,07 ± 87,29

< 0,001
IgM (mg/dl)
116,89 ± 87,39
287,20 ± 248,12
IgG (mg/dl)
1087,99 ± 202,62
1107,06 ± 292,85
> 0,05
Nhận xét: Sau điều trị, nồng độ IgA và IgM trung bình trong máu của người phơi
nhiễm đều thay đổi tăng lên so với trước điều trị có ý nghĩa thống kê, với p<0,001. Sự
thay đổi nồng độ IgG trung bình giữa trước và sau điều trị không có ý nghĩa thống kê, với
p>0,05.
Bảng 3.3: Sự thay đổi về số lượng các loại tế bào miễn dịch (n = 35)
Thời điểm

Trước điều trị (1)

Sau điều trị (2)

p(1,2)
X ± SD
X ± SD
Chỉ tiêu
CD3 (tb/µl)
1370,08 ± 513,61
1608,05 ± 459,72
CD4 (tb/µl)
783,54 ± 335,07
941,88 ± 322,30
< 0,05

CD8 (tb/µl)
455,20 ± 211,34
576,22 ± 188,68
Nhận xét: Sau điều trị, số lượng tế bào CD3, CD4 và CD8 trung bình trong máu của
người phơi nhiễm đều tăng lên so với trước có ý nghĩa thống kê, với p<0,05.
Bảng 3.4: Sự thay đổi về tỷ lệ các loại tế bào miễn dịch (n=35)
Thời điểm

Trước điều trị (1)

Sau điều trị (2)

p(1,2)
X ± SD
X ± SD
Chỉ tiêu
Tỷ lệ CD3 (%)
52,68 ± 1,86
45,50 ± 17,03
< 0,05
Tỷ lệ CD4 (%)
29,94 ± 4,06
30,06 ± 4,65
> 0,05
Tỷ lệ CD8 (%)
17,38 ± 4,23
18,45 ± 3,21
Nhận xét: Sau điều trị, tỷ lệ % trung bình số lượng tế bào CD3 trong máu của người
phơi nhiễm thay đổi giảm so với trước điều trị có ý nghĩa thống kê, với p<0,05; trong khi
đó tỷ lệ % trung bình số lượng tế bào CD4 và CD8 thay đổi so với trước đều không có ý

nghĩa thống kê, với p>0,05.
- Kết quả sự thay đổi nồng độ và lượng tồn dioxin
Bảng 3.5: Kết quả phân tích nồng độ 2,3,7,8-TCDD (pg/g mỡ) trong máu của BN
trước và sau điều trị (n=35)
Thời điểm

Trước điều trị

Sau điều trị


Nồng độ
2,3,7,8-TCDD
Từ 1 đến 10
>10 đến ≤ 50
>50 đến ≤ 100
>100 đến ≤ 200
> 200 đến ≤ 300
>300
Tổng số
Min - max

Số lượng

Tỷ lệ (%)

Số lượng

Tỷ lệ (%)


1
10
11
6
3
4
35

2,86
28,57
31,43
17,14
8,57
11,43
100

2
18
6
5
3
1
35

5,72
51,42
17,14
14,29
8,57
2,86

100

6,35pg/g - 858,33pg/g

4,5pg/g - 373,13pg/g

(nồng độ 2,3,7,8-TCDD)
Nhận xét: Trước điều trị tất cả 35 BN nghiên cứu đều bị phơi nhiễm 2,3,7,8-TCDD.
Trong đó 34/35 BN có nồng độ 2,3,7,8-TCDD trên 10 pg/g mỡ (người bị nhất là 6,35
pg/g mỡ, cao nhất là 858,33 pg/g mỡ).
Sau đợt điều trị có 34/35 BN giảm nồng độ 2,3,7,8-TCDD trong máu (người còn thấp
nhất là 4,5 pg/g mỡ, và cao nhất là 373,13 pg/g mỡ).
Bảng 3.6: Sự thay đổi về nồng độ, tỷ lệ % của 2,3,7,8-TCDD và tổng đương lượng
độc giữa trước và sau điều trị (n=35)
Thời điểm
Chất phân tích
2,3,7,8-TCDD (pg/g mỡ)
Tỉ lệ % 2,3,7,8 -

Trước điều trị

Sau điều trị

± SD (1)
143,05 ± 195,95

± SD (2)
76,41 ± 84,99

X


p(1,2)

X

< 0,001

73,61 ± 17,46
70,94 ± 18,76
> 0,05
TCDD/WHO-TEQ
WHO-TEQ (ND = ½ DL)
188,51 ± 228,82
99,11 ± 93,56
< 0,001
Nhận xét: Sau đợt điều trị nồng độ 2,3,7,8-TCDD và tổng đương lượng độc
(WHO-TEQ (ND = ½ DL) đều giảm so với trước có ý nghĩa (p<0,001). Tỷ lệ %
2,3,7,8-TCDD/WHO-TEQ giá trị tuyệt đối cũng thay đổi giảm so với trước nhưng
không có ý nghĩa, với p>0,05.
Bảng 3.7: Sự thay đổi nồng độ (pg/g mỡ) của 7 chất đồng phân độc trong nhóm
PCDD giữa trước và sau điều trị (n=35)
Thời điểm
Chất phân tích

Trước điều trị (1)

Sau điều trị (2)

X ± SD


X ± SD

p(1,2)


2,3,7,8 -TCDD
143,05 ± 195,95
76,41 ± 84,99
< 0,001
1,2,3,7,8-PeCDD
25,94 ± 31,38
11,84 ± 7,10
< 0,001
1,2,3,4,7,8-HxCDD
19,45 ± 30,98
7,76 ± 3,96
< 0,01
1,2,3,6,7,8-HxCDD
55,48 ± 55,96
29,52 ± 19,59
< 0,001
1,2,3,7,8,9-HxCDD
21,22 ± 32,37
9,40 ± 5,75
< 0,01
1,2,3,4,6,7,8-HpCDD
123,47 ± 194,56
59,39 ± 60,03
< 0,001
OCDD

1336,19 ± 2547,04
550,01 ± 442,14
< 0,001
Nhận xét: Sau đợt điều trị, nồng độ trung bình của 7 chất đồng phân độc trong nhóm
PCDD đều giảm so với trước điều trị có ý nghĩa thống kê, với p<0,001 hoặc p<0,01.
Bảng 3.8: Sự thay đổi lượng tồn (ng/kg cân nặng) của 7 chất đồng phân độc trong
nhóm PCDD giữa trước và sau điều trị (n=35)
Thời điểm

Trước điều trị

Sau điều trị

p(1,2)

X ± SD (1)
X ± SD (2)
Chất phân tích
2,3,7,8 -TCDD
31,04 ± 42,38
17,21 ± 22,39
< 0,001
1,2,3,7,8-PeCDD
5,86 ± 8,20
2,63 ± 2,13
< 0,001
1,2,3,4,7,8-HxCDD
4,5 ± 8,76
1,69 ± 1,07
< 0,01

1,2,3,6,7,8-HxCDD
12,36 ± 14,60
6,47 ± 5,33
< 0,001
1,2,3,7,8,9-HxCDD
4,88 ± 8,94
2,12 ± 1,86
< 0,01
1,2,3,4,6,7,8-HpCDD
29,01 ± 54,85
12,99 ± 13,29
< 0,001
OCDD
325,99 ± 776,74
123,68 ±118,20
< 0,001
Nhận xét: Sau đợt điều trị, lượng tồn trung bình của 7 chất đồng phân độc của nhóm

PCDD đều giảm so với trước điều trị có ý nghĩa thống kê, với p<0,01 (p<0,001).
Bảng 3.9: Sự thay đổi về nồng độ (pg/g mỡ) của 10 chất đồng phân độc trong
nhóm PCDF giữa trước và sau điều trị (n=35)
Thời điểm
Chất phân tích

Trước điều trị
X

± SD (1)

Sau điều trị

X

± SD (2)

p(1,2)

2,3,7,8-TCDF

11,26 ± 22,21

9,07 ± 29,37

< 0,05

1,2,3,7,8-PeCDF

13,50 ± 28,53

12,31 ± 46,19

< 0,05

2,3,4,7,8-PeCDF

25,42 ± 33,74

12,72 ± 4,76

< 0,001


1,2,3,4,7,8-HxCDF

37,58 ± 53,88

17,67 ± 6,26

< 0,001

1,2,3,6,7,8-HxCDF

25,29 ± 42,75

12,93 ± 9,75

< 0,001

2,3,4,6,7,8-HxCDF

13,66 ± 36,93

4,42 ± 2,84

< 0,05


1,2,3,7,8,9-HxCDF

10,36 ± 19,55

4,19 ± 2,62


= 0,08

1,2,3,4,6,7,8-HpCDF

36,52 ± 45,75

23,67 ± 29,50

< 0,001

1,2,3,4,7,8,9-HpCDF

13,46 ± 25,33

5,24 ± 3,24

= 0,14

OCDF
28,94 ± 49,86
11,27 ± 8,04
< 0,05
Nhận xét: Sau đợt điều trị, nồng độ trung bình của 8/10 chất đồng phân độc trong
nhóm PCDF đều giảm so với trước điều trị có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Riêng sự
thay đổi nồng độ của chất 1,2,3,7,8,9-HxCDF và 1,2,3,4,7,8,9-HpCDF giá trị tuyệt
đối cũng giảm so với trước điều trị, nhưng sự thay đổi giảm không có ý nghĩa
(p>0,05).



Bảng 3.10: Sự thay đổi lượng tồn (ng/kg cân nặng) của 10 chất đồng phân độc
trong nhóm PCDF giữa trước và sau điều trị (n=35)
Thời điểm
Chất phân tích

Trước điều trị
X ± SD (1)

Sau điều trị
X ± SD
(2)

p(1,2)

2,3,7,8-TCDF

2,64 ± 6,33

1,83 ± 5,66

< 0,05

1,2,3,7,8-PeCDF

3,21 ± 8,14

2,29 ± 7,79

< 0,05


2,3,4,7,8-PeCDF

5,75 ± 9,41

2,75 ± 1,45

< 0,01

1,2,3,4,7,8-HxCDF

8,64 ± 15,76

3,82 ± 1,94

< 0,001

1,2,3,6,7,8-HxCDF

5,93 ± 12,73

2,77 ± 2,13

< 0,01

2,3,4,6,7,8-HxCDF

3,39 ± 10,91

0,93 ± 0,66


< 0,05

1,2,3,7,8,9-HxCDF

2,40 ± 5,34

0,88 ± 0,57

= 0,09

1,2,3,4,6,7,8-HpCDF

8,31 ± 13,38

5,43 ± 8,73

< 0,01

1,2,3,4,7,8,9-HpCDF

3,16 ± 7,23

1,10 ± 0,68

= 0,13

OCDF
6,67 ± 13,63
2,37 ± 1,70
< 0,05

Nhận xét: Sau đợt điều trị lượng tồn trung bình của 8/10 chất đồng phân độc trong
nhóm PCDF giảm so với trước điều trị có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Riêng sự thay
đổi lượng tồn trung bình của chất 1,2,3,7,8,9-HxCDF và 1,2,3,4,7,8,9-HpCDF cũng
giảm so với trước, nhưng sự thay đổi giảm không có ý nghĩa thống kê, với p>0,05.


Chương 4: BÀN LUẬN
4.1. Căn cứ để xây dựng pháp GĐ-103
Các tài liệu về tác hại của các chất độc nói chung, dioxin nói riêng (gọi chung là các
chất dị sinh - xenobiotic), có thể xâm nhập vào cơ thể bằng các đường khác nhau (da,
niêm mạc, đường hô hấp, đường tiêu hóa), làm tổn thương đa dạng và phức tạp lên tất
cả các cơ quan trong cơ thể, gây ra các bệnh về tim mạch, hô hấp, tiêu hóa, thần kinh,
nội tiết, các loại ung thư, dị tật bẩm sinh, và nhiều loại bệnh lý khác.
Quá trình chuyển hóa các chất dị sinh (xenobiotic) xảy ra chủ yếu ở gan, với sự tham
gia của các enzym chống oxy hóa được gọi dưới thuật ngữ chung cytochrom P450, sẽ
làm biến đổi sinh học các chất độc này, đồng thời còn tạo ra một lượng đáng kể gốc R•
(oxydant), làm giảm khả năng bảo vệ chống oxy hóa (antioxydant) gây ra tình trạng
stress oxy hóa (bình thường trong cơ thể luôn hình thành một sự cân bằng giữa các dạng
oxy hoạt động và các chất chống oxy hóa, nhằm duy trì trạng thái cân bằng nội môi). Từ
đó gây ra một loạt các rối loạn chuyển hóa và hình thành nhiều loại bệnh lý khác nhau
(vòng xoắn bệnh lý).
Công tác điều trị, khắc phục hậu quả và cải thiện chất lượng cuộc sống cho các nạn
nhân chất da cam/dioxin còn gặp rất nhiều khó khăn do cơ chế bệnh rất phức tạp, chưa
có thuốc điều trị giải độc đặc hiệu, chủ yếu là giải quyết triệu chứng bằng nhiều biện
pháp khác nhau. Hiện nay, phương pháp giải độc tố trong cơ thể bằng cách uống
vitamin liều cao và xông hơi nhiệt khô (600C) toàn thân của tác giả L-Hubbard, được
nhiều nước trên thế giới (Mỹ, Nga, Ý...) áp dụng cho các bệnh nhân bị nhiễm độc (chất
độc hóa học, phóng xạ, thuốc...) đã thu được kết quả khả quan. Ở Việt Nam từ năm
2010 đến nay đã có một số tác giả (nguyễn Văn Tường, Nguyễn Hoàng Thanh...) áp
dụng phương pháp này điều trị cho công nhân tiếp xúc với xăng dầu; các nạn nhân bị

nhiễm chất độc da cam/dioxin, cho kết quả: cải thiện các triệu chứng lâm sàng tương
đối tốt, đặc biệt làm giảm nồng độ dioxin trong máu, tăng cường đáp ứng miễn dịch
cho cơ thể... tuy nhiên, vẫn gặp khó khăn nhất định khi áp dụng phương pháp này do
toàn bộ số thuốc cần dùng cho người bệnh đều phải mua của nước ngoài, giá thành
cao, hơn nữa khả năng cung cấp không kịp thời.


Theo lý luận của Y học cổ truyền, các chất độc nói chung, dioxin nói riêng khi xâm
nhập vào cơ thể (bằng các con đường khác nhau), sẽ gây rối loạn công năng của tạng
phủ, hình thành sản phẩm chuyển hóa dở dang, tích lũy qua thời gian dài gây ra các
chứng bệnh khác nhau, được gọi chung trong khái niệm “Trọc khí” hay “Đàm ẩm”, là
sản phẩm bệnh lý tạo ra do rối loạn trao đổi chất và thủy dịch. Đồng thời sau khi hình
thành đàm ẩm lại trở thành nhân tố gây bệnh, tác động trở lại cơ thể gây ứ trệ khí
huyết, kinh lạc, làm rối loạn công năng của các tạng phủ nặng nề hơn, đặc biệt tạng tỳ,
phế, thận... Vì tạng tỳ có chức năng chủ vận hóa thủy cốc, thủy thấp, khi chức năng bị
rối loạn sẽ sinh ra đàm, nên người ta gọi tỳ là nguồn sinh đàm. Đàm sau khi hình thành
thường tụ lại ở phế, nên gọi phế là nơi trữ đàm. Thận kết hợp với phế điều tiết lưu
thông thủy dịch, nếu chức năng điều tiết bình thường thì không sinh đàm, khi chức
năng bị rối loạn thủy dịch ứ lại sẽ sinh ra đàm trọc. Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng:
trong cơ thể dioxin tồn lưu chủ yếu ở mô mỡ và liên kết với tổ chức giàu mỡ, tức là mỡ
ở đâu thì dioxin ở đó, tồn tại song hành từ đó mà gây độc. Y học cổ truyền cho rằng
dưới da thuộc về phần biểu, tạng thuộc về phần lý. Bởi vậy, dioxin tồn lưu cả ở phần
biểu và phần lý. Từ nhận thức trên muốn giải trừ “tà bệnh” ở tạng phủ và cơ biểu, cần
phải “Biểu lý song giải”, vận dụng pháp “Nội ẩm, ngoại đồ” tức là “Trong uống, ngoài
xông”, mới thu được hiệu quả cao. Vì thế, chúng tôi vận dụng pháp này có chọn lọc để
xây dựng pháp GĐ-103, gồm bài thuốc giải độc uống (GĐU-103) và bài thuốc giải độc
xông hơi toàn thân (GĐX-103), dùng điều trị giải độc không đặc hiệu cho người phơi
nhiễm chất da cam/dioxin (nhằm giải trừ “Bệnh tà” ở cả phần biểu và phần lý).
4.2. Kết quả nghiên cứu trên thực nghiệm
Độc tính cấp của bài thuốc GĐU-103: Chưa xác định được liều gây độc tính cấp

(LD50) của bài thuốc GĐU-103 trên chuột nhắt trắng với liều 160g dược liệu/kg cân
nặng (liều cao nhất có thể cho chuột uống được trong 24 giờ).
Độc tính bán trường diễn của bài thuốc GĐU-103: Khi cho thỏ dùng bài thuốc
GĐU-103 với liều 15g/kg thể trọng ngày (nhóm 1) và 45g/kg thể trọng ngày (nhóm
2) cho thấy: tình trạng chung, công thức máu ngoại vi, các chỉ số theo dõi chức năng
gan (hoạt độ AST, ALT, GGT, nồng độ glucose, protein TP, cholesterol, triglycerit,


bilirubin TP); chức năng thận: nồng độ ure, creatinin đều không có sự khác biệt so
với nhóm chứng (p>0,05). Không thấy tổn thương mô bệnh học gan, thận trên thỏ.
Như vậy, từ kết quả thu được trong nghiên cứu độc tính cấp, bán trường diễn có thể thấy:
việc phối hợp các vị thuốc trong bài thuốc GĐU-103 cũng như quá trình sắc thuốc, không
có các chất gây tổn thương cơ quan tạo máu, chức năng gan, thận trên thỏ thực
nghiệm. Vì nếu có tổn thương các cơ quan này, sẽ làm thay đổi có ý nghĩa các thành
phần trong máu ngoại vi và một số chỉ tiêu hóa sinh máu giữa nhóm dùng thuốc
nghiên cứu so với nhóm đối chứng.
Phản ứng kích ứng da, niêm mạc của bài thuốc GĐX-103: Thuốc xông GĐX103 không gây kích ứng da thỏ tại tất cả các thời điểm 1 giờ, 24 giờ, 48 giờ và 72 giờ
sau khi rửa loại bỏ thuốc. Sự thay đổi tần số hô hấp và số lần gãi mặt, mũi ở nhóm
chuột nhắt trắng được xông thuốc GĐX-103, so với nhóm đối chứng được xông bằng
nước máy, đều không có ý nghĩa thống kê (p>0,05). Như vậy, có thể kết luận rằng các
thành phần có trong dịch chiết của bài thuốc xông GĐX-103 không có chất gây kích
ứng da thỏ và niêm mạc đường hô hấp chuột nhắt trắng
4.3. Kết quả nghiên cứu lâm sàng
4.3.1. Đặc điểm chung của nhóm bệnh nhân nghiên cứu
Trong số 35 người phơi nhiễm tham gia nghiên cứu, người có tuổi thấp nhất là 42,
người cao tuổi nhất là 66, tuổi trung bình là 53,79 ± 4,74. Nam giới gồm 31 người, nữ
giới là 04 người, trong đó 32 người là quân nhân (28 người đã nghỉ hưu, 04 người tại
ngũ), chỉ có 03 người phơi nhiễm làm nghề tự do và đều có thời gian dài, liên tục sinh
sống tại khu vực xung quanh sân bay Biên Hòa, nơi đây cho đến nay vẫn được xác
định là “điểm nóng” về ô nhiễm nên nguy cơ phơi nhiễm và mắc nhiều loại bênh tật

nguy hiểm có liên quan đến chất da cam/dioxin là rất cao. Mặc dù số lượng người phơi
nhiễm trong nghiên cứu này của chúng tôi còn khiêm tốn, nhưng trong cơ cấu bệnh
cũng gặp một số bệnh thuộc danh mục bệnh quy định năm 2009 của Bộ Y và cũng
tương đồng với kết quả của một số tác giả khác khi nghiên cứu về cơ cấu bệnh của nạn
nhân phơi nhiễm chất da cam/dixin.


4.3.2. Kết quả nghiên cứu về tác dụng giải độc của pháp GĐ-103
4.3.2.1. Cải thiện các triệu chứng lâm sàng
Sau khi người phơi nhiễm được điều trị đủ liệu trình, kết quả thu được cho thấy tất
cả các triệu chứng lâm sàng đều được cải thiện rõ rệt so với trước điều trị. Cụ thể,
mức giảm điểm thấp nhất ở triệu chứng tê bì chân tay là 50%, mức giảm cao nhất đạt
92,06% là triệu chứng về thần. Đánh giá hiệu quả cải thiện các triệu chứng lâm sàng
chung đạt 100%, trong đó hiệu quả tốt đạt 37,14%, loại khá chiếm 51,43% và trung
bình là 11,43%. Kết quả trong nghiên cứu này của chúng tôi cũng tương đồng với kết
quả nghiên cứu của tác giả Nguyễn Hoàng Thanh và cs khi dùng phương pháp
Hubbard; Nguyễn Thị Ngọc Dao, Trần Mạnh Hùng và cs khi dùng chế phẩm
Naturenz điều trị cho các cựu chiến binh và các nạn nhân bị phơi nhiễm chất da
cam/dioxin. Như vậy, có thể kết luận rằng pháp GĐ-103 có tác dụng cải thiện tương
đối tốt các triệu chứng lâm sàng của người bị phơi nhiễm chất da cam/dioxin.
4.3.2.2. Thay đổi các chỉ tiêu cận lâm sàng
*Thay đổi hoạt độ enzym SOD, GPx và nồng độ MDA
Superoxid dismutase (SOD) là một enzym chống oxy hóa có chứa kim loại thuộc
lớp Oxidoreductase có tác dụng cải thiện khả năng chống oxy hóa nội bào, do thực
hiện chức năng xúc tác phản ứng chuyển hóa gốc superoxide (O 2-) thành O2 và H2O2:
2O2- + 2H+ → 2H2O + O2. Vì vậy, enzym SOD dường như đóng vai trò chính trong cơ
chế bảo vệ cơ thể trước sự tấn công của gốc tự do. Kết quả bảng 3.1 cho thấy sau điều
trị hoạt độ SOD trung bình của các BN thay đổi giảm so với trước có ý nghĩa thống kê,
với p<0,001. Sự tăng hoạt độ SOD trước điều trị, có thể biểu hiện sự đáp ứng của cơ
thể để thích nghi với tình trạng stress oxy hóa, vì tất cả các bệnh nhân trong nhóm

nghiên cứu đều bị phơi nhiễm chất da cam/dioxin, nên ở họ đã hình thành sự chống đỡ
thường xuyên của hệ thống chống oxy hóa nói chung và enzym SOD nói riêng. Sau
điều trị hoạt độ của SOD giảm, chứng tỏ rằng pháp GĐ-103 có tác dụng làm giảm các
gốc tự do - giải độc cho cơ thể trên người phơi nhiễm chất da cam/dioxin.
Glutathion peroxidase (GPx) có ở hầu hết các mô, chiếm vị trí quan trọng trong hệ
thống chống oxy hóa có bản chất enzym của tế bào, GPx là enzym có khả năng kết


thúc phản ứng chuỗi peroxid hóa lipid bằng cách loại bỏ hydroperoxid, đây là chức
năng quan trọng vì quá trình peroxid hóa lipid kéo dài, xảy ra mạnh tại màng tế bào,
hậu quả là thay đổi tính thấm màng tế bào. Các lipoperoxid phản ứng với nhóm -SH
của enzym gây khóa hoạt động các enzym chuyển hóa năng lượng màng nên thay đổi
quá trình phosphoryl hóa. GPx chỉ phân huỷ H 202 ở nồng độ thấp, khi H202 ở nồng độ
cao enzym catalase (CAT) sẽ hoạt động phân huỷ H202, đây là điều rất quan trọng vì
phản ứng phân huỷ H202 của GPx đòi hỏi có cơ chất glutathion dạng khử (GSH), còn
phản ứng của CAT thì không. Sự phối hợp của hai enzym này có tác dụng tiết kiệm
GSH, một chất chống oxy hóa quan trọng của cơ thể. Kết quả thu được qua bảng 3.1
cho thấy sau điều trị hoạt độ enzym GPx trung bình của các BN thay đổi tăng lên so
với trước có ý nghĩa thống kê, với p<0,001. Như vậy, phải chăng sự giảm hoạt độ
enzym GPx hồng cầu ở người phơi nhiễm chất da cam/dioxin có thể giải thích là do
hoạt độ SOD trên những người này tăng cao, nồng độ H202 tạo ra nhiều hơn, đã ức chế
GPx nhằm mục đích tiết kiệm glutathion cho cơ thể. Sau điều trị, hoạt độ GPx tăng lên,
điều này gián tiếp đánh giá hiệu quả giải độc cho cơ thể khi dùng pháp GĐ-103.
Malondialdehyd (MDA) là sản phẩm chuyển hóa của quá trình peroxy hóa lipid
màng, được coi là một chỉ thị quan trọng của quá trình peroxy hóa lipid và tương
quan chặt chẽ với mức độ stress oxy hóa. Do vậy, khi cơ thể bị nhiễm độc thì nồng độ
MDA tăng lên trong máu. Kết quả thu được qua bảng 3.1 cho thấy sau điều trị nồng
độ MDA trung bình trong máu của người phơi nhiễm thay đổi giảm so với trước có ý
nghĩa thống kê với p<0,001. Sự thay đổi giảm nồng độ MDA trong cơ thể sau điều
trị dùng pháp GĐ-103, phản ánh gián tiếp tình trạng hoạt động của gốc tự do trong cơ

thể giảm, hệ thống phòng thủ chống oxy hóa được tăng cường. Có lẽ, đây chính là tác
dụng giải độc của pháp GĐ-103.
Kết quả về hoạt độ enzym SOD, GPx và nồng độ MDA mà chúng tôi thu được trong
nghiên cứu này cũng tương tự kết quả nghiên cứu của Nguyễn Hoàng Thanh và cs khi
dùng Belaf hoặc phương pháp giải độc Hubbard điều trị cho bệnh nhân phơi nhiễm chất
da cam/dioxin.


*Thay đổi một số chỉ tiêu về miễn dịch
IgM là lớp kháng thể được tạo ra sớm nhất trong môi trường miễn dịch, cũng là
lớp kháng thể được biến đổi sớm nhất khi có sự thay đổi quá trình tạo kháng thể của
cơ thể. Kết quả thu được từ nghiên cứu này cho thấy nồng độ IgM trong máu thay
đổi tăng lên có ý nghĩa thống kê, còn nồng độ IgG thay đổi theo chiều hướng cũng
tăng lên nhưng chưa có ý nghĩa thống kê. Điều này có thể lý giải do thời gian theo dõi
chưa đủ dài để có thể thấy được biến đổi rõ rệt về nồng độ IgG trong máu - lớp kháng
thể xuất hiện muộn hơn so với IgM. IgA là lớp kháng thể chế tiết, chủ yếu có trong
các dịch tiết của cơ thể bao gồm: dịch tiết của niêm mạc đường hô hấp và tiêu hóa.
Mặc dù trong nghiên cứu này không định lượng nồng độ IgA trong các dịch tiết nói
trên nhưng sự tăng nồng độ IgA trong máu cũng là nguồn gốc và dấu hiệu tương đồng
với tăng nồng độ IgA trong các dịch tiết. Pháp GĐ-103 dùng bài thuốc uống GĐU103 tác động trực tiếp lên niêm mạc đường tiêu hóa và bài thuốc xông GĐX-103 tác
động trực tiếp lên đường hô hấp là những cơ quan chính tổng hợp và bài tiết IgA.
Điều này cho thấy cách tiếp cận trực tiếp vào hai cơ quan hô hấp và tiêu hóa của pháp
GĐ-103 là cách tiếp cận hợp lý, không chỉ thúc đẩy quá trình giải độc mà còn kích
thích cơ quan sinh tổng hợp IgA, có tác dụng bảo vệ cơ thể trước hai cửa ngõ chính
mà các tác nhân gây bệnh (tà bệnh) có thể xâm nhập vào cơ thể là đường hô hấp và
tiêu hóa. Mặt khác, kết quả thu được cũng cho thấy nồng độ IgA ở các bệnh nhân
nghiên cứu cũng chỉ tăng ở mức từ dưới nồng độ bình thường lên nồng độ bình
thường, thể hiện khả năng kích thích miễn dịch mà không gây quá mẫn cho các bệnh
nhân. Điều này cũng phù hợp với các quan sát trên lâm sàng, không thấy bệnh nhân
nào có biểu hiện các triệu chứng của phản ứng quá mẫn. Kết quả nghiên cứu thu được

cho thấy nồng độ các kháng thể IgM, IgA tăng từ mức thấp lên mức bình thường
cũng thể hiện vai trò điều biến miễn dịch, là cơ chế chính thể hiện tác dụng “nâng cao
chính khí cho cơ thể” của pháp GĐ-103.
Tương tự như kết quả biến đổi về nồng độ các kháng thể. Các biến đổi số lượng tuyệt
đối của các tiểu quần thể tế bào lympho TCD3, TCD4 và TCD8 cũng tăng lên ở các
bệnh nhân sau điều trị, thể hiện tác dụng kích thích miễn dịch của pháp GĐ-103. Trong
khi số lượng tuyệt đối các tế bào lympho T tăng lên, nhưng tỷ lệ tương đối giữa các tiểu


quần thể, đặc biệt là tỷ lệ TCD4, TCD8 thay đổi không có ý nghĩa thống kê. Điều này,
một lần nữa minh chứng thêm cho thấy pháp GĐ-103 có tác dụng điều hòa miễn dịch
theo hướng làm tăng số lượng các thành phần miễn dịch, nhưng không làm biến đổi bất
thường, vì tỷ lệ các thành phần này thay đổi bất thường là nguyên nhân gây ra các bệnh
quá mẫn.
*Thay đổi về nồng độ và lượng tồn dioxin trong cơ thể
- Để đánh giá hiệu quả điều trị giải độc của pháp GĐ-103, trên người phơi nhiễm
chất da cam/dioxin, một trong những chỉ tiêu quan trong cần phải so sánh sự thay đổi
nồng độ của dioxin trong máu của các bệnh nhân giữa trước và sau điều trị. Kết quả thu
được trong bảng 3.7 và 3.9 cho thấy: sau điều trị nồng độ trung bình của 15/17 chất
đồng phân độc trong nhóm PCDD, PCDF đều giảm so với trước có ý nghĩa thống kê,
với p<0,001 hoặc p<0,01. Đặc biệt, trong đó có nồng độ trung bình của 2 chất độc nhất
là 2,3,7,8-TCDD và 1,2,3,7,8-PeCDD đều giảm so với trước điều trị có ý nghĩa thống
kê, với p<0,001. Kết quả thu được trong nghiên cứu này của chúng tôi cũng tương tự
với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Hoàng Thanh; Hoàng Mạnh An và cs khi dùng
phương pháp giải độc Hubbard điều trị cho nạn nhân phơi nhiễm chất da cam/dioxin.
- Mặc dù còn nhiều ý kiến khác nhau, nhưng lượng tồn dioxin trong cơ thể người vẫn
được xem là tiêu chuẩn vàng (“Golden standard”) để đánh giá mức độ phơi nhiễm và
hiệu quả điều trị thải độc dioxin. Do chu kỳ bán hủy của dioxin trong cơ thể người
khoảng trên dưới 10 năm hoặc thậm chí lâu hơn, nên lượng tồn dioxin trong cơ thể
sau mấy chục năm kể từ khi bị phơi nhiễm vào thời kỳ 1961-1972, hoặc bị phơi nhiễm

sau đó tại các điểm nóng về ô nhiễm dioxin, là những số liệu có ý nghĩa cực kỳ quan
trọng. Rất nhiều năm sau chiến tranh, các nghiên cứu đều cho thấy nồng độ dioxin trong
cơ thể người dân sống tại vùng “nóng” bị ô nhiễm chất da cam/dioxin như khu vực
quanh sân bay Biên Hòa vẫn còn rất cao, cá biệt có người khi xét nhiệm cho thấy nồng
độ dioxin trong máu lên tới 413 pg/g mỡ, trong nghiên cứu này chúng tôi đã phát hiện
người có nồng độ dioxin trong máu rất cao, lên tới 858,33 pg/g mỡ. Từ kết quả thu
được trong bảng 3.8 và 3.10 cho thấy: lượng tồn trung bình của 15/17 chất đồng phân
độc của nhóm PCDD, PCDF trong cơ thể người phơi nhiễm chất da cam/dioxin giảm


so với trước điều trị đều có ý nghĩa thống kê, với p<0,001 (p<0,01; p<0,05). Trong đó
có lượng tồn của 2 chất độc nhất là 2,3,7,8-TCDD và 1,2,3,7,8-PeCDD đều giảm so
với trước điều trị có ý nghĩa thống kê, với p<0,001. Như vậy, một lần nữa khẳng định
pháp GĐ-103 có tác dụng đáng tin cậy để đào thải ra ngoài lượng tồn dioxin trong cơ
thể người bị phơi nhiễm chất da cam/dioxin.
Quan điểm của y học cổ truyền cho rằng: các chất độc tích tụ lâu dài gây hại cho cơ
thể, đều gọi chung trong khái niệm “Trọc khí nhiệt độc” hay “Đàm ẩm đình trệ”. Cho
nên, khi dioxin xâm nhập vào cơ thể (bằng các con đường khác nhau) sẽ hình thành sản
phẩm bệnh lý do rối loạn trao đổi chất và thủy dịch gây nên. Đàm ẩm vừa là sản phẩm
bệnh lý đồng thời cũng là nhân tố gây bệnh, tác động trở lại cơ thể làm rối loạn vận hành
khí huyết, kinh lạc tắc nghẽn, ảnh hưởng đến chức năng của lục phủ, ngũ tạng. Từ đó
hình thành nên các rối loạn bệnh lý phức tạp chồng chéo và xuất hiện một loạt các chứng
bệnh mới (y học hiện đại gọi là vòng xoắn bệnh lý). Do vậy, quan điểm của y học cổ
truyền về chữa trị các chứng bệnh này chính là loại trừ “Đàm ẩm” ra khỏi cơ thể.
Nguyên nhân hình thành đàm ẩm có rất nhiều, trong đó chủ yếu là rối loạn chuyển hóa
và trao đổi thủy dịch tại ba tạng tỳ, phế, thận...hình thành các sản phẩm chuyển hóa bệnh
lý và thủy dịch đình trệ, ứ đọng lại mà thành đàm ẩm.
Tác dụng chủ yếu của pháp GĐ-103 (gồm uống thuốc GĐU-103 và xông hơi thuốc
GĐX-103) khái quát trên mấy phương diện sau:
- Sơ can, kiện tỳ ích khí: gồm các vị sài hồ, bạch thược, hoàng kỳ, bạch truật, cam

thảo, đảng sâm có tác dụng sơ can, bổ khí kiên tỳ. Vì tỳ là nguồn sinh đàm, thông qua
tác dụng kiện tỳ bổ khí mà có tác dụng tiêu trừ đàm. Mặt khác sơ can, kiện tỳ bổ khí
còn có tác dụng nâng cao chính khí (tăng cường sức đề kháng) của cơ thể, chống lại tà
khí (tác nhân gây bệnh) xâm nhập vào cơ thể. Cho nên phương pháp dùng thuốc bổ
trong điều trị còn gọi là pháp “phù chính, khứ tà”.
- Dưỡng phế, sinh tân: đảng sâm có tác dụng ích phế khí, sinh tân dịch; mạch môn
có tác dụng dưỡng âm nhuận phế, ích vị sinh tân dịch. Khi công năng của tạng phế tốt
tức là chức năng tuyên giáng phế khí tốt, sẽ ngăn chặn đàm ẩm tích tụ (khi đàm ẩm tích
tụ thì đưa ra ngoài).
- Hành khí hoạt huyết, bổ khí huyết: gồm các vị chỉ thực, đan sâm có tác dụng tăng


cường lưu thông huyết dịch; các vị đương quy, hoàng kỳ, cam thảo, bạch thược có tác
dụng bổ khí huyết, nâng cao chính khí của cơ thể. Đặc biệt khi nghiên cứu tác dụng
dược lý của hoàng kỳ cho thấy có tác dụng tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể,
ổn định màng tế bào hồng cầu, tăng cường tái sinh ADN, khi hoàng kỳ kết hợp đương
quy là thành phần của bài thuốc cổ phương Đương quy bổ huyết thang (trong cuốn nội
ngoại thương biện luận) là phương thuốc tiêu biểu về bổ khí sinh huyết.
- Tác dụng tiêu đàm, trừ thấp: gồm các vị bán hạ, trạch tả, thổ phục linh, viễn trí có
tác dụng trực tiếp tiêu đàm. Khi đàm ẩm hình thành trong cơ thể các vị thuốc này có
tác dụng trực tiếp tiêu trừ thông qua chuyển hóa. Ngoài ra các vị trạch tả, thổ phục
linh, bán hạ còn có tác dụng thẩm thấp, lợi niệu nên có tác dụng tăng cường trừ đàm
thông qua đại tiểu tiện. Để tăng tác dụng trừ đàm, ngoài các vị thuốc trực tiếp có tác
dụng trừ đàm, kiện tỳ, dưỡng phế, trừ thấp, lợi niệu còn phối hợp với các vị thuốc
hành khí hoạt huyết, bổ khí huyết để nâng cao chính khí giúp cho việc trừ đàm được
hiệu quả hơn.
- Tác dụng của bài thuốc GĐX-103: gồm các vị sinh khương, hương nhu tươi, kinh
giới tươi, sả tươi, quế chi, khương hoạt đều là các vị thuốc có vị cay, tính ôn ấm, có do
tinh dầu và các hoạt chất khác. Khi dùng các vị thuốc này để xông hơi toàn thân có tác
dụng làm ra mồ hôi, đồng thời kết hợp thuốc GĐU-103 uống hàng ngày, y học cổ

truyền gọi là “Nội ẩm, ngoại đồ”, nhằm tăng cường tác dụng bài tiết mồ hôi, đồng
thời giúp đào thải trọc khí tích tụ ở phần cơ biểu ra ngoài được tốt hơn.
Từ cơ sở lý luận về tác dụng kiện tỳ, trừ thấp và tiêu đàm nói trên của pháp GĐ-103 (theo
quan điểm của y học cổ truyền), có lẽ đây cũng chính là tác dụng làm biến đổi hoạt độ enzym
chống oxy hóa SOD, GPx và nồng độ MDA (theo y học hiện đại) theo hướng có lợi cho cơ thể,
khi bị phơi nhiễm chất da cam/dioxin; đồng thời tác dụng hành khí hoạt huyết, bổ khí huyết
(nâng cao chính khí của cơ thể) cũng chính là tác dụng tăng cường đáp ứng miễn dịch của cơ
thể. Khi pháp GĐ -103 có tác dụng làm giảm gốc tự do, tăng cường đáp ứng miễn dịch, tăng
cường sức khỏe nói chung, điều này có thể lý giải đây cũng chính là tác dụng làm giảm nồng
độ, giảm lượng tồn dioxin trong cơ thể của người bị phơi nhiễm chất da cam/dioxin (vì dioxin
tích tụ trong cơ thể cũng thuộc phạm trù “đàm ẩm” theo y học cổ truyền).
KẾT LUẬN
1. Trên thực nghiệm


Chưa xác định được liều độc cấp LD 50 trên chuột nhắt trắng qua đường uống với
liều 160g/kg thể trọng và độc tính bán trường diễn trên thỏ với liều 15g/kg và 45g/kg
thể trọng ngày, trong 45 ngày liền của bài thuốc GĐU-103. Thuốc xông GĐX-103
không gây kích ứng da thỏ, niêm mạc đường hô hấp chuột nhắt trắng.
2. Tác dụng giải độc của pháp GĐ-103 trên người phơi nhiễm chất da cam/dioxin
2.1. Cải thiện các triệu chứng lâm sàng
Sau đợt điều trị giải độc dùng pháp GĐ-103, tất cả các triệu chứng lâm sàng của
người phơi nhiễm đều được cải thiện tốt (tỷ lệ cao nhất đạt 92,06%, thấp nhất là
50%), hiệu quả lâm sàng chung đạt 100% trong đó đạt hiệu quả tốt chiếm 37,14%,
loại khá chiếm 51,43%.
2.2. Thay đổi các chỉ tiêu cận lâm sàng
Sự thay đổi nồng độ, lượng tồn dioxin: Pháp GĐ-103 có tác dụng làm giảm nồng
độ, đặc biệt giảm lượng tồn trung bình của 15/17 chất chất đồng loại độc của PCDDs
và PCDFs trên người phơi nhiễm chất da cam/dioxin có ý nghĩa thống kê (P<0,05).
Trong đó có chất độc nhất và chiếm tỷ lệ cao nhất là 2,3,7,8-TCDD.

Sự thay đổi hoạt độ các enzym chống oxy hóa và nồng độ.
MDA: Sau đợt điều trị, hoạt độ enzym chống oxy hóa và nồng độ MDA đều thay đổi
theo hướng có lợi cho cơ thể, cụ thể: hoạt độ enzym SOD và nồng độ MDA trung bình
đều giảm; hoạt độ enzym GPx trung bình tăng, đều có ý nghĩa thống kê, với p<0,001.
Sự thay đổi các chỉ tiêu miễn dịch: Sau đợt điều trị, nồng độ IgA và IgM trung
bình của người phơi nhiễm đều tăng từ mức thấp lên mức giới hạn bình thường có ý
nghĩa thống kê, với p<0,001; Số lượng tế bào CD3, CD4 và CD8 sau điều trị đều tăng
lên so với trước điều trị có ý nghĩa thống kê, với p<0,05.
Tác dụng không mong muốn: Pháp GĐ-103 không gây độc, không gây phản ứng
phụ, không làm thay đổi có ý nghĩa một số chỉ tiêu công thức máu ngoại vi, hóa sinh
máu đánh giá chức năng cơ quan tạo máu, chức năng gan, thận trên bệnh nhân trong
quá trình nghiên cứu.
KIẾN NGHỊ
Căn cứ vào kết quả thu được trong nghiên cứu này, chúng kiến nghị ứng dụng pháp GĐ-


×