Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

CHUYÊN ĐỀ 3 Vai trò của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Chủ tịch Cayxỏn Phômvihản, Chủ tịch Xuphanuvông và các nhà lãnh đạo cấp cao của hai Đảng, hai Nhà nước trong quá trình xây dựng và phát triển quan hệ đặc biệt Việt NamLào, LàoViệt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (555.46 KB, 11 trang )

CHUYÊN ĐỀ 3
Vai trò của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Chủ tịch Cayxỏn
Phômvihản, Chủ tịch Xuphanuvông và các nhà lãnh đạo
cấp cao của hai Đảng, hai Nhà nước trong quá trình xây
dựng và phát triển quan hệ đặc biệt Việt Nam-Lào,
Lào-Việt Nam
Lào còn được gọi là "đất nước Triệu Voi" hay Vạn Tượng;
ngôn ngữ của nước này là tiếng Lào.Trước đây Lào còn có tên là
Ai Lao (chữ Hán: 哀哀)
Lịch sử của Lào trước thế kỷ 14 gắn liền với
sự thống trị của vương quốc Nam Chiếu ( 哀
哀). Vào thế kỷ 14, vua Phà Ngùm (Fa Ngum)
lên ngôi đổi tên nước thành Lan Xang (Vạn
Tượng). Trong nhiều thế kỉ tiếp theo, Lào nhiều lần phải chống
các cuộc xâm lược của Việt Nam, Miến Điện và Xiêm. Đến thế
kỷ 18, Thái Lan giành quyền kiểm soát trên một số tiểu vương
quốc còn lại. Các lãnh thổ này nằm trong phạm vi ảnh hưởng
của Pháp trong thế kỷ 19 và bị sáp nhập vào Liên bang Đông
Dương vào năm 1893. Trong Thế chiến thứ hai, Pháp bị Nhật
thay chân ở Đông Dương. Sau khi Nhật đầu hàng quân Đồng
Minh, ngày 12 tháng 10 năm 1945, Lào tuyên bố độc lập.
Việt Nam và Lào là hai nước láng giềng gần gũi, có mối
quan hệ đoàn kết, hữu nghị truyền thống tốt đẹp lâu đời. Cùng
tựa lưng vào dãy Trường Sơn hùng vĩ, cùng uống chung dòng
nước Mêkông, núi liền núi, sông liền sông, ngay từ rất sớm, hai
dân tộc Việt Nam - Lào đã gắn bó bền chặt bên nhau chống
giặc ngoại xâm, bảo vệ chủ quyền dân tộc. Chủ tịch Hồ Chí


Minh và Chủ tịch Cay xỏn Phômvihản chính là những người đặt
nền móng cho mối quan hệ hữu nghị truyền thống, đoàn kết


đặc biệt và sự hợp tác toàn diện
giữa Việt Nam và Lào.
Mối quan hệ đã được các thế hệ
lãnh đạo kế tiếp và quân dân
hai nước dày công vun đắp để
không ngừng phát triển và được
đúc kết thành mối quan hệ mẫu
mực, thủy chung, trong sáng,
hiếm có trong quan hệ quốc tế
và là tài sản chung vô giá của
hai dân tộc Việt - Lào.
Khi nói về mối quan hệ
nghĩa tình giữa hai Đảng, hai nước, hai dân tộc Việt Nam và
Lào, Bác Hồ kính yêu của chúng ta - Người đã dày công vun đắp
cho mối quan hệ Việt - Lào đã nhấn mạnh, đó là mối “quan hệ
đặc biệt” mà lịch sử đã chứng minh cái nghĩa, cái tình và tấm
lòng thủy chung, son sắt, sát cánh bên nhau của hai Đảng, hai
dân tộc Việt - Lào trong cuộc đấu tranh chống kẻ thù chung,
giành độc lập cho dân tộc và cùng nhau xây dựng hòa bình,
hướng tới tương lai hạnh phúc.


(Thoạt Luông – Biểu tượng quốc gia lào)

Nền tảng của quan hệ Việt - Lào xuất phát từ quan hệ
truyền thống lâu đời giữa hai nước láng giềng gần gũi, cùng
chung sống trên bán đảo Đông Dương. Mối quan hệ truyền
thống ấy trở nên “đặc biệt” từ khi Đảng Cộng sản Đông Dương
do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập và rèn luyện (sau này là Đảng
Cộng sản Việt Nam và Đảng Nhân dân Cách mạng Lào) trở

thành lực lượng lãnh đạo cách mạng của hai dân tộc Việt Nam
và Lào, cùng sát cánh bên nhau chiến đấu chống kẻ thù chung,
xây đắp nên tình đoàn kết keo sơn, thuỷ chung, son sắt Việt Lào.
Sự nghiệp cách mạng của hai nước Lào - Việt Nam có mối
quan hệ và ảnh hưởng lẫn nhau một cách đặc biệt. Chủ tịch Hồ
Chí Minh hiểu rõ điều đó và thường xuyên căn dặn: “Cách mạng
Lào không thể thiếu sự giúp đỡ của cách mạng Việt Nam và


cách mạng Việt Nam cũng không thể thiếu sự giúp đỡ của cách
mạng Lào.”
Với quan hệ đoàn kết, liên minh chiến đấu Việt Nam - Lào,
với thiện chí chân tình, thông cảm nhau sâu sắc trên tình đồng
chí anh em, giúp bạn là tự giúp mình, Đảng, Chính phủ và nhân
dân Việt Nam đã cử hàng chục vạn con em yêu quý của mình
sang công tác và phối hợp với quân và dân Lào chiến đấu tại
các chiến trường của Lào, máu của biết bao anh hùng, liệt sĩ
Việt Nam hòa quyện với máu của quân và dân Lào để đem lại
thắng lợi vẻ vang cho hai dân tộc.
Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn coi trọng tình đoàn kết giúp đỡ lẫn
nhau trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc Việt - Lào, đó vừa
là nghĩa vụ quốc tế, vừa là lợi ích sống còn của mỗi nước. Người
rất chăm chú theo dõi và dìu dắt, giúp đỡ phong trào cách
mạng ở Lào với tinh thần “giúp bạn là tự giúp mình”. Từ khi mới
ra đời, tại Hội nghị Trung ương tháng 10/1930, Đảng Cộng sản
Đông Dương đã xác định đường lối cách mạng của ba nước
Đông Dương: ba nước đều là thuộc địa của Pháp... nên cần
đoàn kết chống ách thống trị của bọn thực dân Pháp, giành độc
lập dân tộc...
Bên cạnh đó, trong tư tưởng chỉ đạo và hoạt động thực

tiễn, Người luôn luôn phát huy cao độ tính độc lập và chủ động
của đồng bào các bộ tộc Lào. Theo Người “kháng chiến Việt Miên - Lào là chung của chúng ta, là bổn phận của chúng ta.
Việt Nam kháng chiến có thành công thì kháng chiến Miên, Lào
mới thắng lợi và kháng chiến Miên, Lào có thắng lợi thì kháng
chiến Việt Nam mới hoàn toàn thắng lợi”. Người khẳng định
“Chính phủ, Mặt trận và nhân dân Việt Nam ra sức hết lòng,


thành thực giúp đỡ Mặt trận nhân dân Lào, Miên một cách
không có điều kiện”; “Mà giúp nước bạn tức là tự giúp mình”
nên “phải ra sức giúp đỡ một cách tích cực, thiết thực hơn”.
Trong quá trình giúp cách mạng Lào, Người chỉ rõ, khi giúp bạn,
phải nắm vững nguyên tắc dân tộc tự quyết. Việc gì cũng phải
đựơc Đảng và nhân dân Lào đồng ý rồi mới làm. Bởi vì, người
làm nên lịch sử Lào không ai khác chính là nhân dân Lào, cách
mạng Lào phải do nhân dân Lào tự làm lấy, sự nghiệp cách
mạng Lào phải do Đảng Nhân dân cách mạng Lào lãnh đạo. Tại
Hội nghị Trung ương III (khóa II), Hồ Chủ tịch nêu rõ: “cho đến
nay chúng ta phải cố gắng giúp đỡ hơn nữa” và cũng từ đó,
nhiệm vụ giúp đỡ cách mạng Lào ngày càng được tăng cường,
quan hệ đoàn kết Việt - Lào càng thêm gắn bó, mật thiết.
Sau Hội nghị, thực hiện tư tưởng chỉ đạo của Chủ tịch Hồ
Chí Minh, một số đảng viên của Đảng từ Việt Nam và Thái Lan
đã sang hoạt động xây dựng cơ sở cách mạng ở Lào, một số chi
bộ cộng sản đã được thành lập ở Savannakhet, Thakhek,
Vientiane, và đến tháng 9/1934 Đảng bộ Đảng Cộng sản Đông
Dương đã được thành lập tại Lào, chịu trách nhiệm lãnh đạo
phong trào cách mạng Lào. Đó là những mốc son lịch sử trong
quan hệ Lào-Việt Nam; cuộc đấu tranh cách mạng của nhân
dân hai nước gắn bó với nhau và ngày càng phát triển trong

tình đoàn kết chiến đấu và tạo nên cơ sở cho tình đoàn kết đặc
biệt giữa hai Đảng và hai nước.
Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn luôn gắn chủ nghĩa yêu nước với
chủ nghĩa quốc tế vô sản; luôn nhận thức sâu sắc mối quan hệ
mật thiết cách mạng hai nước Lào - Việt Nam, nuôi dưỡng và
phát huy sáng tạo sức mạnh chung của nhân dân hai nước để


cùng tiến hành thắng lợi Cách mạng Tháng Tám ở Lào cũng như
thắng lợi Cách mạng Tháng Tám ở Việt Nam, giành độc lập cho
nhân dân mỗi nước năm 1945. Ngày 30/10/1945, hai nước đã
ký Hiệp ước Hợp tác tương trợ Việt - Lào. Với Hiệp ước này,
quan hệ Việt - Lào đã chuyển sang một giai đoạn mới, giai đoạn
phát triển quan hệ đoàn kết giữa hai dân tộc anh em không chỉ
trong quan hệ giữa nhân dân hai nước, mà còn trên tầm quan
hệ gắn bó giữa hai nhà nước.
Chủ tịch Xuphanuvông đã khái quát ý nghĩa trọng đại của
sự kiện này: “Quan hệ Lào-Việt từ nay sẽ mở ra một kỷ nguyên
mới”, kỷ nguyên của mối quan hệ đoàn kết đặc biệt Lào-Việt
Nam giúp đỡ nhau vì mục tiêu chung của hai dân tộc. Cũng
ngày 30/10/1945, Chính phủ hai nước quyết định thành lập Liên
quân Lào - Việt Nam.
Thắng lợi đó dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông
Dương là thắng lợi của nhân dân hai nước cùng chung lý tưởng,
cùng chung mục tiêu, đoàn kết gắn bó với nhau, cùng đấu
tranh giành thắng lợi. Đó là bài học lịch sử đầu tiên vô cùng quý
giá trong lịch sử cách mạng giải phóng của hai dân tộc anh em.
Bằng việc xây dựng hệ thống quan điểm và chỉ đạo thực tiễn
thực hiện liên minh đoàn kết chiến đấu đặc biệt giữa Việt Nam
và Lào, cũng như sự quan tâm, phát hiện và xây dựng nhân tố

bên trong cho cách mạng Lào, đã dẫn tới việc thành lập Đảng
Nhân dân Lào ngày 22/3/1955, sau này là Đảng Nhân dân cách
mạng Lào (tháng 2/1972), Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh thật
sự đã đặt nền móng cho mối quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào.
Đó là mối quan hệ vừa bảo đảm lợi ích dân tộc, vừa bảo
đảm kết hợp hài hòa sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại,


để cùng hướng tới mục tiêu chung là giải phóng dân tộc và tiến
lên con đường xã hội chủ nghĩa.
Đúng như Chủ tịch Cay xỏn Phômvihản đánh giá: “Năm 1930,
Đảng Cộng sản Đông Dương do đồng chí Hồ Chí Minh sáng lập
đã ra đời, là bước ngoặt lịch sử của cách mạng ba nước Đông
Dương. Từ đó trở đi, dưới sự lãnh đạo của Đảng Mác-Lênin chân
chính và với ngọn cờ cách mạng dân tộc, dân chủ cuộc đấu
tranh cách mạng của nhân dân các bộ tộc Lào đã bước vào thời
kỳ mới và với chất lượng mới hoàn toàn.”
Điều đó càng chứng tỏ, Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ
đóng góp về lý luận, đường lối, phương hướng cách mạng mà
Người còn quan tâm đến cả việc tổ chức, chỉ đạo thực tiễn cách
mạng Lào.
Sự nghiệp đấu tranh cách mạng của nhân dân Lào trong
suốt nhiều thập kỉ qua gắn liền với tên tuổi, công lao to lớn của
Chủ tịch Cayxỏn Phômvihản. Sự cống hiến suốt cả cuộc đời
mình cho dân, cho nước, cho Đảng thể hiện phẩm chất tuyệt
vời của Chủ tịch. Công lao và những cống hiến to lớn của Chủ
tịch Cayxỏn Phômvihản mãi mãi được ghi vào sử sách của Lào.
Chủ tịch Cayxỏn luôn nêu cao tinh thần quốc tế trong
sáng, đóng góp nhiệt tình vào sự nghiệp hòa bình, hữu nghị và
hợp tác giữa các quốc gia, nhất là các quốc gia trong khu vực.

Trong quan hệ quốc tế đó, đoàn kết với Việt Nam luôn là nhân
tố quan trọng và được Chủ tịch dày công vun đắp mối quan hệ
đặc biệt, liên minh chiến đấu thủy chung son sắt giữa Lào và
Việt Nam. Chính từ khói lửa của chiến tranh ác liệt vì độc lập tự
do cho dân tộc mình đã làm cho nhân dân hai nước, các chiến
sĩ cách mạng và các nhà lãnh tụ cao nhất của hai dân tộc gắn


bó, kề vai sát cánh bên nhau và cùng nhau làm cách mạng,
đánh bại các lực lượng thù địch và tiến lên theo con đường đã
lựa chọn.
Trong suốt thời gian lãnh đạo cách mạng Lào, Chủ tịch
Cayxỏn Phômvihản luôn đánh giá cao vai trò của Việt Nam đối
với sự nghiệp cách mạng Lào. Trong các cuốn sách, trong các
bài phát biểu của mình, Chủ tịch luôn khẳng định chính sách
trước sau như một của Đảng, Nhà nước, nhân dân Lào đối với
Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam. Phát biểu tại Hội nghị
rút kinh nghiệm công tác tác chiến tại Lào, ngày 21/9/1965,
Chủ tịch Cayxỏn Phômvihản đã nói: “Nhìn lại lịch sử 20 đấu
tranh vừa qua, bất kể trong hoàn cảnh nào, ở đâu, hai dân tộc
anh em Lào - Việt Nam chúng ta luôn luôn sống chết có nhau,
cùng nhau làm cách mạng. Thắng lợi của cách mạng Việt Nam
là thắng lợi chung của chúng ta. Hai anh em chúng ta đồng
cam cộng khổ, bát cơm chia đôi, cọng rau bẻ nửa, sướng khổ có
nhau, quan hệ giữa hai dân tộc là quan hệ đặc biệt”.
Sau khi hai nước hoàn toàn được giải phóng năm 1975,
quan hệ hai nước chuyển sang giai đoạn mới. Trong bài phát
biểu chào mừng Đại hội lần thứ IV Đảng Cộng sản Việt Nam,
ngày 15/12/1976, Chủ tịch Cayxỏn đã nói: “Trong lịch sử cách
mạng thế giới có nhiều tấm gương sáng về tình cảm quốc tế vô

sản, nhưng chưa có khi nào, chưa có ở nơi đâu có mối quan hệ
đoàn kết chiến đấu đặc biệt lâu dài, toàn diện như mối quan hệ
Lào - Việt Nam. Mối quan hệ đó đã trở thành mối quan hệ đặc
biệt, thủy chung, trong sáng, mẫu mực, hiếm có và ngày càng
được củng cố, phát triển vững chắc. Chúng tôi nguyện hết lòng


vun đắp cho tình hữu nghị Lào - Việt Nam ngày một xanh tươi,
đời đời bền vững”.
Về phía Đảng, Chính phủ và nhân dân Lào đã dành phần đất
của mình để giúp Việt Nam xây dựng “Đường Hồ Chí Minh”, “xẻ
dọc Trường Sơn đi cứu nước,” giải phóng miền Nam, thống nhất
đất nước năm 1975 và tạo điều kiện cho cách mạng Lào giành
thắng lợi hoàn toàn và thiết lập nên nước Cộng hòa Dân chủ
nhân dân Lào ngày 2/12/1975.
Tình hữu nghị và đoàn kết đặc biệt Lào - Việt Nam là kết
quả của việc vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin của Đảng
Cộng sản Đông Dương và Chủ tịch Hồ Chí Minh vào thực tiễn
cách mạng Việt Nam và Lào, là một trong những thành quả
cách mạng của hai dân tộc, do nhân dân hai nước cùng nhau
xây dựng nên và được xây đắp bằng công sức, xương máu của
nhân dân hai nước.
Ngày 18/7/1977, Hiệp ước hữu nghị và hợp tác Việt Nam - Lào
được ký kết, là cơ sở pháp lý quan trọng, đánh dấu mốc phát
triển mới của mối quan hệ hữu nghị vĩ đại, đoàn kết đặc biệt và
hợp tác toàn diện giữa hai Đảng, hai Nhà nước và nhân dân hai
nước, nhằm khai thác tiềm năng, thế mạnh bảo đảm cho sự
nghiệp xây dựng phát triển và bảo vệ đất nước của mỗi nước.
Trải qua hơn 30 năm thực hiện, nhất là từ khi hai nước
thực hiện công cuộc đổi mới, trong tình hình hội nhập với nhiều

biến động, nhiều khó khăn và thách thức do tác động của tình
hình thế giới và khu vực, nhưng với truyền thống tốt đẹp của
mối quan hệ đặc biệt và dưới sự lãnh đạo của Đảng Nhân dân
cách mạng Lào và Đảng Cộng sản Việt Nam, quan hệ giữa hai
nước ngày càng được tăng cường, mở rộng và nhất định sẽ


giành được những thắng lợi to lớn hơn, chất lượng và hiệu quả
cao hơn, thiết thực góp phần vun đắp cho mối quan hệ hữu
nghị đoàn kết đặc biệt và sự hợp tác toàn diện Lào - Việt. Đó
cũng là thành quả được kết tinh từ lịch sử, từ sứ mệnh mà hai
Đảng, hai dân tộc đã chung sức, chung lòng, chung vai gánh
vác qua những chặng đường đầy khó khăn, gian khổ của cuộc
đấu tranh giành độc lập và giải phóng đất nước.
Chủ tịch Cay xỏn Phômvihản cũng đã khẳng định: “Sông có thể
cạn, núi có thể mòn nhưng tình đoàn kết giữa hai dân tộc Việt
Nam - Lào mãi mãi bền vững”, “quan hệ hữu nghị đặc biệt Lào Việt Nam mãi mãi là tài sản vô giá, là hành trang không thể
thiếu của hai dân tộc trên con đường xây dựng, bảo vệ và phát
triển đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa”.
Quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam phát triển
từ quan hệ truyền thống, do Chủ tịch Hồ Chí Minh xây dựng nền
móng và chính Người cùng đồng chí Cay xỏn Phômvihản, đồng
chí Xuphanuvông và các thế hệ lãnh đạo hai Đảng, hai Nhà
nước, nhân dân hai nước dày công vun đắp; đặt dưới sự lãnh
đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương, Đảng Nhân dân Cách
mạng Lào và Đảng Cộng sản Việt Nam. Quan hệ đặc biệt Việt
Nam - Lào, Lào - Việt Nam trải qua nhiều thử thách khắc nghiệt,
đầy hy sinh, gian khổ vì độc lập, tự do, hạnh phúc của hai dân
tộc và nhân dân hai nước, đã trở thành quy luật sống còn và
sức mạnh kỳ diệu đưa tới nhiều thắng lợi vĩ đại của Việt Nam và

Lào trong đấu tranh giải phóng dân tộc, trong xây dựng và bảo
vệ đất nước, cùng phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Đối với nhân dân hai nước Việt Nam, Lào, quan hệ đặc biệt
được coi là lẽ sống, là tình nghĩa ruột thịt thân thiết, trước sau


như một, dù gian nan nguy hiểm đến chừng nào cũng không
thể chia tách được. Tính chất đặc biệt của quan hệ Việt Nam Lào, Lào - Việt Nam khác căn bản với các quan hệ đối tác thông
thường ở chỗ nó là quan hệ hợp tác toàn diện bao gồm cả chính
trị, an ninh, kinh tế, văn hóa... và ưu tiên, ưu đãi cho nhau cao
hơn cả các quan hệ song phương khác. Cần có một nhận thức
thống nhất của cán bộ và nhân dân hai nước về tính chất đặc
biệt này. Cả hai bên cần có tầm nhìn rộng hơn, toàn diện và lâu
dài hơn chứ không chỉ ở các lợi ích kinh tế thuần túy và ngắn
hạn.
Với những thành tựu to lớn về kinh tế - xã hội sau hơn 20
năm tiến hành công cuộc đổi mới và những chuyển biến quan
trọng trong quan hệ hợp tác toàn diện Việt Nam - Lào, Lào Việt Nam trong những năm qua đã tạo nên những điều kiện vật
chất to lớn thúc đẩy việc tiếp tục tăng cường hợp tác toàn diện
Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam trong giai đoạn mới.



×