Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

Sang kien kinh nghiem tin (excel)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (174.54 KB, 11 trang )

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN

TÊN SÁNG KIẾN:
MỘT SỐ GIẢI PHÁP VẬN DỤNG HÀM TRONG CHƯƠNG TRÌNH
BẢNG TÍNH EXCEL ĐỂ TÍNH TOÁN Ở TRƯỜNG THCS

* Tác giả sáng kiến: Lương Văn Nhất
Chức vụ: Giáo viên
Học vị: Thạc sĩ
Đơn vị công tác: THCS Ninh Nhất
* Đồng tác giả: Lê Thành Lực
Mai Thị Hồng

TP. Ninh Bình, tháng 4 năm 2016

1


2


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN

Kính gửi : Hội đồng Sáng kiến thành phố Ninh Bình.
Chúng tôi gồm:


TT

Họ và tên

Ngày
Nơi công
tháng
tác
năm sinh

Chức
danh

Trình độ Tỷ lệ (%) đóng
chuyên góp vào việc tạo
ra sáng kiến
môn

1 Lương Văn Nhất

22/8/1985

THCS Ninh Giáo
Nhất
viên

Thạc sĩ

50


2 Lê Thành Lực

21/3/1985

THCS Ninh Giáo
Nhất
viên

Đại học

25

3 Mai Thị Hồng

11/8/1975

THCS Ninh Giáo
Nhất
viên

Đại học

25

Là nhóm tác giả đề nghị xét công nhận sáng kiến: “Một số giải pháp vận
dụng Hàm trong chương trình bảng tính Excel để tính toán ở trường THCS”.
- Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Dạy học môn Tin học và thống kê điểm,
xếp loại học sinh.
- Thời gian áp dụng thử: Từ năm học 2015 - 2016
PHẦN 1. VỀ NỘI DUNG SÁNG KIẾN

1.1. Giải pháp cũ thường làm:
Nội dung chính của bài học được giáo viên trình bày tóm tắt thông qua hệ
thống câu chữ, đoạn văn mà giáo viên trình bày trên bảng. Hoặc nội dung quan
trọng của bài học được giáo viên khái quát, khẳng định và kết luận thông qua lời
nói.
Từ đó học sinh tiếp thu bằng cách ghi chép lại vào vở của mình.
1.1.1. Ưu điểm:
Với phương pháp giảng dạy nêu trên giáo viên ít phải đầu tư về mặt thời
gian, công sức, trí tuệ vào việc thiết kế giáo án, tổ chức các hoạt động trên lớp,
nhất là đối với giáo viên giảng dạy lâu năm sẽ cảm thấy rất nhẹ nhàng vì kiến
thức đã có sẵn chỉ cần cung cấp cho học sinh.
Phương pháp dạy học trên cung cấp cho học sinh đầy đủ nội dung kiến thức
bài học. Học sinh dễ dàng tiếp nhận kiến thức có sẵn do giáo viên cung cấp mà
3


không hề phải mất nhiều thời gian, công sức cho việc tìm hiểu, suy nghĩ hay tư
duy sáng tạo.
Học sinh có thể nắm vững kiến thức nếu học tập chăm chỉ.
1.1.2. Nhược điểm:
Hình thức này khiến giáo viên và học sinh thường mất nhiều thời gian cho
việc ghi chép, làm cho học sinh nhiều khi cảm thấy nhàm chán, mất hứng thú xuất
hiện tâm lý ngại học ở đa số các em. Các em sẽ lười suy nghĩ, ngại tư duy dần dần
mất khả năng tư duy, sáng tạo độc lập, không tự tin vào bản thân mình.
Trước đây, để làm các bài tập tính toán hay thống kê, xếp loại HS trong kỳ
thi chất lượng thì việc áp dụng công thức, áp dụng Hàm rất là ít hay chỉ sử dụng
các công thức đơn giản nên hiệu quả chưa cao. Một số vấn đề chưa giải quyết
được hoặc vẫn phải đếm tay.
1.2. Giải pháp mới cải tiến:
Để khắc phục những nhược điểm trên nhằm giúp giáo viên có phương pháp

tổ chức và hướng dẫn học sinh học tập tích cực hơn đồng thời phát huy khả năng
tư duy, năng lực sáng tạo của học sinh, các em có điều kiện tiếp thu tri thức tốt
hơn, hình thành phương pháp ghi chép mới, sáng tạo phát huy khả năng tư duy
của học sinh chúng tôi đã áp dụng giải pháp: “Một số giải pháp vận dụng Hàm
trong chương trình bảng tính Excel để tính toán ở trường THCS”.
1.2.1. Cơ sở lí luận về giải pháp
Phương pháp dạy học môn Tin học không chỉ có lí thuyết mà phải có thực
hành, cập nhập thông tin, trang Web, Internet, E-mail. Vận dụng ứng dụng công
nghệ thông tin, các kiến thức đã học ở trên lớp, kĩ năng thực hành trên máy tính
mà giáo viên phải trang bị cho học sinh.
1.2.1.1. Khái niệm về Hàm
Hàm là công thức được định nghĩa từ trước. Hàm được sử dụng để thực
hiện tính toán theo công thức với các giá trị dữ liệu cụ thể. Giá trị đó có thể là số
hoặc là địa chỉ ô tính.
Ví dụ: Công thức tính tổng của hai số 3 và 5:
=3+5
Công thức sử dụng Hàm:
= SUM(3,5)
1.2.1.2. Ưu điểm của giải pháp vận dụng Hàm
- Trong các công thức tính toán sử dụng Hàm với dữ liệu là địa chỉ của các
ô (hoặc hàng, cột hay khối) thì công thức sẽ ngắn gọn hơn, dễ hiểu, dễ kiểm tra
đối chiếu hơn.
- Nội dung của ô kết quả sẽ được tự động cập nhật mỗi khi nội dung trong
các ô dữ liệu thay đổi.
4


- Sau khi áp dụng giải pháp này, việc học tập của HS cũng như công việc
thống kê, xếp loại HS của giáo viên đã trở nên dễ dàng, có thể phân loại HS thành
các nhóm để có biện pháp giảng dạy cho phù hợp hơn.

- Đối với HS chúng tôi đưa ra cách vận dụng một số hàm để tính tổng, tính
trung bình cộng, tìm giá trị lớn nhất hay nhỏ nhất. Còn để phục vụ việc phân
nhóm, xếp loại HS chúng tôi đưa ra cách vận dụng hàm IF, RANK.
1.2.2. Nội dung giải pháp mới
1.2.2.1. Áp dụng trong công việc dạy học
Hiện nay việc dạy học bộ môn Tin Học ở các trường cơ sở chủ yếu là các
khối 6, khối 7. Đây là môn học mới được đưa vào các trường THCS với nội dung
có tính hiện đại, có nhiều ứng dụng trong cuộc sống lao động sản xuất hiện đại,
nhằm rèn luyện cho học s inh một số kỹ năng cơ bản, tiếp xúc với máy Vi Tính tìm
hiểu chức năng, các công cụ, giao diện các phần mềm như: Quan sát, phân loại
phần mềm, tra cứu, sử dụng các thông tin, kỹ năng gõ bàn phím bằng mười ngón,
vận dụng kiến thức đã học giải các bài toán về bảng biểu như: Tính điểm trung bình
học kỳ, cả năm các môn học, bảng biểu thông kê chất lượng học lực - hạnh kiểm
của khối, lớp, hoặc một số vấn đề đơn giản của thực tiễn cuộc sống, . . .
- Thực hành trên máy tính là cơ sở của việc học Tin Học. Để rèn luyện kỹ
năng thực hành, thao tác nhanh gọn, chính xác, logic. Chính vì thế giáo viên phải
sử dụng triệt để các dạng bài tập trong sách giáo khoa cũng như các dạng bảng
biểu trong thực tế mà các em thường tiếp xúc hàng ngày nhằm nâng cao hiệu quả
học tập, gây hứng thú học tập cho học sinh. Khi thực hành cần phải chọn một
bảng tính sử dụng kết hợp giữa các hàm và công thức trong Excel. Để đảm bảo
tính khoa học, chính xác, tính hệ thống logic, các dạng bài tập về bảng tính phải
đảm bảo mục tiêu của bài học và học sinh dễ tiếp thu kiến thức và nhớ lâu hơn.
- Chọn dạng bài tập đơn giản, dễ thực hiện, dễ quan sát nhận biết sản phẩm
của em thực hiện được, phải rõ ràng, nhiều học sinh quan sát được, hoặc các em
có thể tự làm, tự nghiên cứu, giáo viên là người chỉ đạo.
* Hàm tính tổng
Hàm tính tổng của một dãy số có tên là SUM.
Hàm SUM được nhập vào ô tính như sau: =SUM(a,b,c...) trong đó các biến
a,b,c,... đặc cách nhau bởi dấu phẩy là các số hay địa chỉ của các ô tính. Số lượng
các biến là không hạn chế.

Ví dụ:
5


+ Tính tổng hai biến là số
+ Tính tổng các biến là số, là địa chỉ ô
+ Tính tổng ba số trong các ô A1, A2,A3

= SUM(5,8)
= SUM(5, B2)
= SUM(A1:A3)


* Hàm tính trung bình cộng
Hàm tính trung bình cộng của một dãy số có tên là AVERAGE.
Hàm AVERAGE được nhập vào ô tính như sau: =AVERAGE(a,b,c...) trong
đó các biến a,b,c,... đặc cách nhau bởi dấu phẩy là các số hay địa chỉ của các ô
tính. Số lượng các biến là không hạn chế.
Ví dụ:
+ Tính trung bình cộng hai số trong các ô A1,A3 = AVERAGE(A1,A3)
+ Tính trung bình cộng của một dãy số theo địa chỉ = AVERAGE(C4:J4)
Tương tự,
+ Hàm xác định giá trị lớn nhất của một dãy số nào đó.
= MAX(B2:C4);
+ Hàm xác định giá trị nhỏ nhất của một dãy số nào đó.
= MIN(D11:D24)
- Ngoài những buổi học thông thường trên lớp ở phòng máy thì người giáo
viên phải chọn một số dạng bài tập đố vui để biểu diễn cho các em tạo hứng thú
trong học tập bộ môn Tin học như những bài tập trắc nghiệm có khen thưởng.
1.2.2.2. Áp dụng trong công việc phân loại thống kê:

Để áp dụng trong việc phân loại, phân nhóm HS hay thống kê chất lượng
trong các kỳ thi, … chúng ta cần phải nắm được cú pháp, chức năng của một số
hàm sau:
Hàm COUNT:
Đếm có bao nhiêu số nằm trong danh sách các đối số
Hàm COUNTIF

Đếm số ô trong phạm vi đáp ứng tiêu chí được cho

Hàm ROUND

Làm tròn một số thành số chữ số đã xác định

Hàm RANK
Trả về thứ hạng của số trong danh sách số
Sau đây là minh họa chi tiết một số hàm:
* Hàm Countif:
Cú pháp:
Countif (range, criterial)
Giải thích:

range – Vùng điều kiện chứa điều kiện cần đếm

6




criterial – Điều kiện. Điều kiện có thể là số, biểu thức, tham chiếu ô


hay chuỗi văn bản để xác định ô sẽ được đếm. Có thể kết hợp các ký tự đặt
biệt trong điều kiện: ? đại diện 1 ký tự, * đại diện nhiều ký tự.
VD:
= COUNTIF(H5:H55, “10”) Đếm số ô có giá trị bằng 10
COUNTIF(B2:B5,">=8")
Đếm số ô có giá trị lớn hơn (>) hoặc bằng (=) 8

* Hàm Rank
Cú pháp: RANK( number, ref, [order])
Trong đó:
- Number: Đối số mà bạn muốn tìm thứ hạng cho nó. Giá trị bắt buộc
- Ref: Một mảng hoặc tham chiếu đến danh sách các số. Giá trị bắt buộc.
- Order: Số chỉ rõ cách xếp hạng. Nếu Order=0 thì xếp hạng theo thứ tự
giảm dần, order là số khác thì xếp hàng theo thứ tự tăng dần.
Xét ví dụ
- Trường hợp Order=0:
Ta muốn xem thứ hạng của số 2 trong các số theo thứ tự giảm dần ta thực
hiện như hình bên dưới. Tại ô D6 bạn nhập công thức
=RANK(C6,C6:C11). Và được kết quả như hình dưới

- Trường hơp 2: Order khác 0
Ta muốn xem thứ hạng của số 2 trong các số theo thứ tự tăng dần. Tại ô D6
bạn nhập công thức =RANK(C6,C6:C11,1). Và được kết quả như hình
dưới:

7


Hàm Rank thích hợp cho việc xếp thứ hạng của các HS trong một lớp hoặc
trong khối.

VD: = RANK(X6;X$6:X$66) : Lấy thứ hạng của HS tại vị trí X6 trong cột
X. Việc sử dụng ký tự $ nhằm để giữ nguyên vùng tham chiếu, tiện lợi cho việc
sao chép công thức đến các vị trí khác.
Sáng kiến còn có khả năng áp dụng cho môn Tin học ở các trường học; và
hơn hết là áp dụng được cho công việc phân nhóm, xếp loại HS trong các trường
học.
1.2.3. Ưu, nhược điểm của giải pháp mới
Việc vận dụng giải pháp mới đã khắc phục được những nhược điểm của
giải pháp cũ, giúp học sinh ghi nhớ kiến thức vững chắc hơn, nhớ lâu và hệ thống,
lôgic. Làm cho học sinh hứng thú, say mê hơn trong học tập, các em yêu thích
môn học.
Việc vận dụng giải pháp cũng đồng thời giúp giáo viên tự giác, thường
xuyên, chủ động tiếp cận và chiếm lĩnh các phương pháp dạy học mới để nâng
cao chất lượng giảng dạy hướng tới mục tiêu phát huy tính tích cực, chủ động,
sáng tạo của học sinh.
Chính điểm mới này của sáng kiến đã mở ra nhiều cơ hội học tập cho tất cả
các đối tượng học sinh, chủ động phát hiện tri thức theo định hướng giáo dục
hiện nay “Trò chủ động- Thầy chủ đạo”. Bởi vì khi và chỉ khi, thầy - cô giáo
thành thục về kỹ năng, kỹ thuật dạy học tức là đã áp dụng được các phương pháp
dạy học tích cực vào giảng dạy thì lúc đó trò mới thực sự có môi trường học tập
thuận lợi, trò mới thực sự là trung tâm, chiếm lĩnh quá trình giáo dục.
PHẦN 2. VỀ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG CỦA SÁNG KIẾN
8


2.1. Khả năng áp dụng
Giải pháp mới có khả năng áp dụng trong công việc dạy học ở các trường
THCS, hoặc áp dụng trong việc tính toán, thống kê xếp loại học sinh, tính điểm
trung bình học kỳ, cả năm các môn học, bảng biểu thông kê chất lượng học lực hạnh kiểm của một lớp, một số vấn đề đơn giản của thực tiễn cuộc sống, . . .
2.2. Điều kiện áp dụng sáng kiến:

Là môn học cần phải thực hành trên máy tính, nhưng thực tế giảng dạy ở
các trường THCS thì phòng máy chưa đáp ứng đủ 1 học sinh/ 1 máy nên hoạt
động chưa hiệu quả, do nhiều nguyên nhân như thiết bị dạy học còn thiếu, phòng
thư viện không có sách tham khảo.
Đồ dùng dạy học còn thiếu, máy tính chưa đầy đủ cho 1em/1máy tính.
Đơn vị đã có máy chiếu Projector, có phòng máy Vi tính, trình độ sử dụng
các phương tiện dạy học của cán bộ giáo viên ngày một nâng cao.
2.3. Hiệu quả kinh tế - Hiệu quả xã hội
Sáng kiến góp phần làm tăng chất lượng, hiệu quả giảng dạy của giáo viên,
học tập của học sinh trong quá trình giáo dục. Đồng thời tạo điều kiện cho giáo
viên nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.
Sáng kiến góp phần xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, nâng cao
chất lượng đội ngũ nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.
Tạo điều kiện thuận lợi để giáo viên phát huy hết khả năng chuyên môn.
Phát huy tính chủ động sáng tạo của giáo viên và học sinh trong các hoạt động
giáo dục.
Mở ra nhiều cơ hội cho học sinh phát huy được khả năng đồng thời tích
cực, chủ động, sáng tạo chiếm lĩnh tri thức mới. Giúp các em học sinh yêu thích
môn học môn học hơn, ham tìm hiểu khoa học.
Để có cơ sở khách quan đánh giá hiệu quả của sáng kiến tôi đã tiến hành
kiểm tra kết quả học tập của học sinh khi vận dụng giải pháp vào giảng dạy trong
năm học 2015 - 2016 (thực nghiệm) so với trong năm học 2014 - 2015 (đối
chứng) đối với học sinh khối lớp 7 ở trường THCS Ninh Nhất, kết quả đạt được
như sau:

9


BẢNG SO SÁNH KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH


Năm học

Số
lượng
HS khối
7

Kết quả học tập của học sinh
Giỏi

Khá

Trung bình

Số
lượng

%

Số
lượng

%

Số
lượng

%

2014 - 2015


55

4

7,3

20

36,4

31

56,3

2015 - 2016

49

6

12,2

22

44,9

21

42,9


Qua bảng số liệu và biểu đồ trên cho thấy kết quả học sinh đạt được năm
2015 – 2016 (đã áp dụng giải pháp) so với kết quả năm học 2014 - 2015 (năm
học chưa áp dụng) chất lượng học sinh được nâng lên rõ rệt:
- Tỷ lệ học sinh Giỏi tăng: 4,9 %
- Tỷ lệ học sinh khá tăng: 8,5 %
- Tỷ lệ học sinh trung bình giảm: 13,4%.
Từ kết quả trên bước đầu cho phép chúng tôi kết luận: Việc vận dụng các
hàm để hỗ trợ tính toán là một giải pháp đúng, giúp học sinh có kết quả học tập
cao hơn, dần hình thành cho học sinh lối tư duy lô gic, mạch lạc, hiểu biết vấn đề
một cách sâu sắc, có cách nhìn vấn đề một cách hệ thống.
2.4. Danh sách những người đã tham gia áp dụng sáng kiến:
Số
TT

Họ và tên

1 Trần Hoàng Sâm

Ngày tháng
Nơi công
năm sinh
tác

Nội dung
Chức Trình độ
công việc hỗ
danh chuyên môn
trợ
THCS Ninh

Phân loại,
Phó HT Đại học
19/5/1978
Nhất
thống kê

2 Đoàn T. Minh Nga

30/8/1978

THCS Ninh
Phó HT
Nhất

Đại học

Thống kê

3 Lương Văn Nhất

22/8/1985

THCS Ninh Giáo
Nhất
viên

Thạc sĩ

Dạy học


Trên đây là nội dung sáng kiến của chúng tôi về “Một số giải pháp vận
dụng Hàm trong chương trình bảng tính Excel để tính toán ở trường THCS”.
Do hạn chế về thời gian và phạm vi áp dụng, sáng kiến không tránh khỏi những
tồn tại rất mong được sự chia sẻ, trao đổi, góp ý của các đồng chí, đồng nghiệp để
sáng kiến ngày càng có hiệu quả cao hơn.
Chúng tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trên là trung thực, đúng sự thật
và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.
10


TP. Ninh Bình, ngày 20 tháng 4 năm 2016
NGƯỜI NỘP ĐƠN
TÁC GIẢ

ĐỒNG TÁC GIẢ

TRƯỜNG THCS NINH NHẤT
XÁC NHẬN

PHÒNG GDĐT THÀNH PHỐ NINH BÌNH
XÁC NHẬN

Sáng kiến ……đã được áp dụng và mang lại
hiệu quả thiết thực tại trường ………từ ……
HIỆU TRƯỞNG

(Kí, đóng dấu)

11




×