Tải bản đầy đủ (.docx) (213 trang)

Bai giang quan tri san xuat GS Nguyễn Thanh Lâm Giang viên trường ĐH Tài Chính Marketing

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.03 MB, 213 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH MARKETING


Chương 1
NHẬP MÔN VỀ QUẢN TRỊ SẢN XUẤT VÀ TÁC NGHIỆP

1. KHÁI NIỆM VÀ BẢN CHẤT CỦA QUẢN TRỊ SẢN XUẤT.
1.1 SẢN XUẤT VÀ QUẢN TRỊ SẢN XUẤT
-

Sản xuất là một quá trình tạo ra hàng hóa và dịch vụ, với ý nghĩa này, có thể hiểu
quá trình sản xuất diễn ra trên rất nhiều lĩnh vực: trong các nhà máy, trong các
bệnh viện, trong các văn phòng, trong các siêu thị, …..

-

Quản trị sản xuất chú trọng đến việc ra các quyết định liên quan đến quá trình sản
xuất sao cho hàng hóa – dịch vụ được sản xuất theo các tiêu chuẩn đã quy định,
theo số lượng và lịch trình mà khách hàng yêu cầu với chi phí thấp nhất.
1.2. BẢN CHẤT CỦA QUẢN TRỊ SẢN XUẤT.
Vậy bản chất của quản trị sản xuất là gì?. Nó bắt đầu hình thành từ đâu?. Đó là

những câu hỏi cần làm rõ trước khi đi vào nghiên cứu những nội dung của quản trị sản
xuất.
Trong lịch sử phát triển kinh tế, người ta thấy rằng, trước khi có các hệ thống
nhà máy lớn xuất hiện, các loại sản phẩm công nghiệp tiêu dùng trong xã hội đều do
các xưởng sản xuất nhỏ (với một vài nhân công và thường do một người làm chủ) tạo
ra. Khi đó quản trị sản xuất không đặt thành vấn đề lớn. Tuy nhiên, kể từ khi có các hệ
thống nhà máy lớn ra đời, tình hình đã thay đổi hẳn. Nhiều câu hỏi đặt cần được giải
đáp khi tổ chức một nhà máy sản xuất như cần phải bố trí mặt bằng sản xuất như thế
nào cho hợp lý, khoa học?, cần sản xuất ra bao nhiêu sản phẩm trong một đơn vị thời


gian, cần phải kiểm soát chất lượng như thế nào để ổn định chất lượng sản phẩm?, cần
bố trí dây chuyền sản xuất và sử dụng nhân lực như thế nào để vừa tăng năng suất lao
động, vừa duy trì được sản xuất không bị gián đoạn? Cần lập lịch trình sản xuất ra sao
để đảm bảo giao hàng đúng hẹn cho khách hàng … Việc trả lời đầy đủ các vần đề định
ra như vậy chính là làm rõ bản chất của quản trị sản xuất.
2
QUẢN TRỊ SẢN XUẤT


Như vậy thực chất của quản trị sản xuất là toàn bộ các công việc liên quan đến
tổ chức và vận hành một hệ thống sản xuất sao cho sản phẩm được tạo ra đạt đước yêu
cầu về chất lượng với chi phí thấp và đúng thời hạn giao hàng theo yêu cầu của khách
hàng.
Như vậy, thực chất của quản trị là việc ra các quyết định liên quan đến sản xuất
và tổ chức thực hiện, kiểm tra các quyết định đó. Các quyết định cơ bản liên quan đến
quản trị sản xuất bao gồm:
a. Dự báo mức tiêu thụ sản phẩm: Dự báo mức bán sản phẩm là công việc đầu
tiên người điều hành sản xuất phải làm nhằm đảm bảo sản phẩm sản xuất ra
có thể tiêu thụ được.
b. Quyết định về xây dựng nhà máy và bố trí mặt bằng sản xuất
c. Quyết định về sản phẩm và công nghệ
Sản xuất ra sản phẩm gì?, bằng công nghệ nào?, máy nào?, công suất bao
nhiêu?, là những vấn đề đặt ra ngay từ khi bắt đầu xây dựng nhà máy cho đến khi quá
trình sản xuất diễn ra nhằm đạt hiệu quả và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.
d. Quyết định sử dụng các nguồn lực
Là quyết định việc phối hợp kết hợp sử dụng các nguồn lực của doanh nghiệp
vào quá trình sản xuất. Bằng các mô hình toán, chương hoạch định tổng hợp sẽ làm rõ
việc sử dụng các nguồn lực như lao động, máy móc, vật tư như thế nào để đạt hiệu
quả kinh doanh cao nhất.
e. Quyết định về tồn kho

Giá trị hàng tồn kho thường chiếm tỷ lệ khá lớn trong tổng giá trị tài sản của
doanh nghiệp. Tồn kho một mặt là điều kiện tất yếu để duy trì sản xuất nhưng mặt
khác gây ứ động vốn rất lớn. Do đó quyết định tồn kho như thế nào là một vấn đề rất
quan trọng đối với mọi doanh nghiệp.
f. Quyết định về nhu cầu vật tư và vận chuyển vật tư
Quyết định nhu cầu vật tư là quyết định về chiến lược cung cấp vật tư, phụ
tùng, bán thành phẩm, mua ở đâu, người nào, phương thức nào là vấn đề rất quan
3
QUẢN TRỊ SẢN XUẤT


trọng. Quyết định vận chuyển vật tư là quyết định về sơ đồ, cách thức luân chuyển vật
tư trong phạm vi nhà máy sao cho tiết kiệm vận chuyển, hợp lý hóa thao tác để nâng
cao năng suất, chất lượng và hiệu quả.
g. Quyết định về điều độ tác nghiệp
Muốn đạt được năng suất và chất lượng cao, quá trình sản xuất công nghiệp
giữa các khâu, công đoạn phải hợp lý và chính xác đến từng giây. Do đó việc ứng
dụng các mô hình toán vào điều độ tác nghiệp để hợp lý hóa quá trình sản xuất là ý
nghĩa quyết định đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.
h. Quyết định về bảo trì công nghiệp
Máy móc thiết bị sau một thời gian sản xuất phải được tiến hành bảo trì, sửa
chữa nhằm duy trì hoạt động thường xuyên. Do đó lập kế hoạch bảo trì và trang bị
máy dự phòng là yêu cầu không thể thiếu của công tác quản trị sản xuất.
Ngoài các vấn đề nêu trên, quản trị sản xuất còn liên quan đến nhiều vấn đề
khác như: vấn đề quản trị chất lượng, quản trị nguồn nhân lực, phòng cháy nổ, bảo hộ
lao động,v.v….Những vấn đề này sẽ được làm rỏ ở các môn khác do đó tài liệu này sẽ
giới hạn không đề cập đến.
2. MỤC TIÊU CỦA QUẢN TRỊ SẢN XUẤT.
Có thể có nhiều cách đưa ra mục tiêu của quản trị sản xuất. Tuy nhiên, tựu
trung lại quản trị sản xuất cần đạt bốn mục tiêu cơ bản:

(1) Chất lượng
(2) Hiệu năng
(3) Dịch vụ khách hàng
(4) Linh hoạt và thích ứng nhanh.
2.1. MỤC TIÊU CHẤT LƯỢNG
Trong quản trị sản xuất, mục tiêu chất lượng luôn được đặt lên hàng đầu vì chất
lượng là sự sống còn của doanh nghiệp.

4
QUẢN TRỊ SẢN XUẤT


Quản trị chất lượng ngày nay đã có sự thay đổi căn bản so với trước kia. Nếu
như trước đây người ta chủ yếu sử dụng hệ thống KCS (kiểm tra chất lượng sản phẩm)
để kiểm soát chất lượng thì ngày nay, các kiểu kiểm soát chất lượng toàn bộ TQM
(Total Quality Management) được áp dụng rộng rãi mà điển hình nhất là hệ thống
quản lý chất lượng ISO 9000.
2.2. MỤC TIÊU HIỆU NĂNG
Thực chất của mục tiêu này chính là làm thế nào để sử dụng và khai thác tốt nhất các
yếu tố sản xuất của doanh nghiệp cụ thể là:

-

Sử dụng nhiên liệu hợp lý và kiểm soát được chi phí lao động.

-

Kiểm soát và giảm thiểu chi phí nguyên liệu.

-


Kiểm soát chặt chẽ việc sử dụng các tiện nghi vật chất trong doanh nghiệp (nhà
xưởng, thiết bị, phương tiện vận chuyển…)
2.3. MỤC TIÊU DỊCH VỤ KHÁCH HÀNG

Trong nền kinh tế hiện đại ngày nay, nhiều khi sản xuất không trực tiếp quan hệ
với khách hàng (quan hệ với khách hàng chủ yếu là bộ phận marketing và bán hàng).
Tuy nhiên, chính khâu sản xuất lại quyết định nhiều nhất đến chất lượng dịch vụ
khách hàng.
Để thực hiện mục tiêu này, quản trị sản xuất cần thực hiện hai yêu cầu:
a. Sản xuất đủ số lượng – đúng mẫu mã để thỏa mãn nhu cầu khách hàng.
b. Đảm bảo sản xuất đúng thời hạn giao hàng theo yêu cầu của khách hàng.
2.4. MỤC TIÊU LINH HOẠT VÀ THÍCH ỨNG NHANH
Trong thời đại ngày nay, môi trường kinh doanh và nhu cầu của thị trường thay
đổi rất nhanh đặc biệt là lĩnh vực khoa học và công nghệ. Khoa học và công nghệ thay
đổi có thể làm cho phương pháp sản xuất thay đổi hẳn và kết quả là chất lượng sản
phẩm cao hơn, chi phí giảm hơn. Trong bố cảnh đó, để tồn tại và nâng cao khả năng
cạnh tranh buộc các doanh nghiệp sản xuất phải tính toán tổ chức sản xuất sao cho rất
linh hoạt và có khả năng thích ứng nhanh với sự thay đổi của môi trường kinh doanh.
3. CHỨC NĂNG CỦA QUẢN TRỊ SẢN XUẤT
5
QUẢN TRỊ SẢN XUẤT


Để làm rõ chức năng của quản trị sản xuất, trước hết cần xem xét chức năng
của sản xuất.
3.1. CHỨC NĂNG CỦA HỆ THỐNG SẢN XUẤT (PRODUCTION
SYSTEM FUNCTIONS)Chức năng của hệ thống sản xuất được thể hiện qua
sơ đồ tổng quát sau:
Hệ thống kiểm

soát và thông tin
Đầu vào (Input)
Nguyên vật liệu
Chi tiết mua ngoài
Bán thành phẩm

Người ra quyết
định

Bộ phận
tiếp nhận

Lưu
trữ

Khâu chế
biến (a)

Khâu chế
biến (b)

Sản phẩm
Chi tiết
Dịch vụ khách hàng

Như vậy chức năng của hệ thống sản xuất bao gồm:
-

Tiếp nhận các yếu tố đầu vào.


-

Lưu trữ bảo quản và phân phối các yếu tố đầu vào cho sản xuất.

-

Tổ chức chế biến các yếu tố đầu vào.

6
QUẢN TRỊ SẢN XUẤT

Kho
thành
phẩm

Khâu
giao
hàng


-

Tổ chức kho thành phẩm.

-

Giao hàng hoặc chi tiết đã sản xuất cho khâu bán hàng và tiêu thụ.
3.2. CHỨC NĂNG CỦA QUẢN TRỊ SẢN XUẤT.
Từ chức năng của hệ thống sản xuất, người ta nhận thấy chức năng của quản trị


sản xuất rất rộng lớn từ việc thiết kế hệ thống sản xuất đến vận hành và kiểm soát hệ
thống sản xuất.
a. Các chức năng dài hạn (liên quan đến thiết kế hệ thống sản xuất )
-

Lựa chọn và thiết kế hệ thống sản phẩm

-

Định vị trí của hệ thống sản xuất và xây dựng nhà máy

-

Lựa chọn tiến trình và thiết bị sản xuất

-

Thiết kế mặt bằng máy móc thiết bị

-

Thiết kế quá trình sản xuất

-

Thiết kế công việc

b. Các chức năng ngắn hạn (liên quan đến việc vận hành và kiểm soát hệ thống sản
xuất)
-


Dự báo sản xuất và lập kế hoạch sản xuất.

-

Kiểm soát dòng nguyên vật liệu

-

Kiểm soát tồn kho

-

Duy trí hệ thống sản xuất

-

Kiểm soát chất lượng

-

Kiểm soát lao động và nhân lực trong hệ thống sản xuất

4. LOẠI HÌNH SẢN XUẤT
4.1 PHÂN LOẠI THEO HÌNH THỨC TỔ CHỨC SẢN XUẤT

4.1.1. Sản xuất liên thục (Flow shop)

7
QUẢN TRỊ SẢN XUẤT



Sản xuất liên tục là quá trình sản xuất mà ở đó người ta sản xuất và xử lý một
khối lượng lớn, một loại sản phẩm hoặc một nhóm sản phẩm nào đó.
Loại hình sản xuất này có một số đặc điểm sau:
-

Thiết bị được lắp đặt theo dây chuyền và dòng di chuyển của sản phẩm có tính
chất dòng thẳng.

-

Trong dạng sản xuất này máy móc thiết bị và các tổ hợp sản xuất được trang bị
chỉ để sản xuất một loại sản phẩm vì vậy hệ thống sản xuất không có tính linh
hoạt. Công nghiệp hóa dầu, công nghiệp sản xuất xi măng là những ví dụ điển
hình về dạng sản xuất này.

-

Nói chung dạng này thường đi cùng với tự động hóa quá trình vận chuyển nội
đia (dây truyền, băng tải, v.v.) Việc tự động hóa sẽ giúp làm giảm đáng kể chi
phí sản xuất đồng thời đạt được chất lượng cao và ổn định.

-

Trong các dạng doanh nghiệp này bắt buộc phải thực hiện phương pháp dự
phòng máy móc thiết bị để tránh sự gián đoạn trong quá trình sản xuất do sự cố
thiết bị.

1 4.1.2. Sản xuất gián đoạn (Job Shop)


Sản xuất gián đoạn là hình thức tổ chức sản xuất ở đó người ta xử lý, gia công, chế
biến một số lượng sản phẩm tương đối nhỏ cho mỗi loại nhưng số sản phẩm thì nhiều
và đa dạng.
Dạng sản xuất này có các đặc điểm sau:
• Thiết bị mang tính vạn năng (máy tiện, máy phay, v.v)
• Việc lắp đặt thiết bị thực hiện theo các xưởng chuyên hóa theo chức năng.
• Bố trí các xưởng theo nhiệm vụ chuyên môn hóa
Ví dụ:
Sản xuất xe đạp đạp sẽ phải bố trí các xưởng làm khung, xuởng đúc, xưởng sơn, v.v.
-

Đối với dạng sản xuất này, máy móc thiết bị có khả năng thực hiện nhiều công
việc khác nhau liên quan đến nhiều sản phẩm khác nhau (không phải để chuyên

8
QUẢN TRỊ SẢN XUẤT


môn hóa một loại sản phẩm) vì thế tính linh hoạt sẽ sản xuất rất cao. Tuy nhiên
năng suất thiết bị không như nhau nên rất khó tự động hóa và năng suất của cả qui
trình sản xuất thường không cao bằng sản xuất liên tục.
4.1.3. Sản xuất theo dự án

2 Sản xuất theo dự án là loại hình sản xuất, ở đó sản phẩm là độc nhất (ví dụ: xây
dựng một cao ốc, xây dựng một con đường, đóng một con tàu, xây dựng một
nhà máy thủy điện, ...)
3 Nguyên tắc của tổ chức sản xuất theo dự án là tổ chức thực hiện các công việc và
phối hợp chúng sao cho giảm thời gian gián đoạn, đảm bảo kết thúc dự án đúng
thời gian và chất lượng đã cam kết.

4 Đặc điểm của sản xuất theo dự án:
• Quá trình sản xuất không ổn định.
• Cơ cấu tổ chức thường xáo trộn rất lớn khi thay đổi từ sản xuất dự án này sang
dự án khác
• Hình thức tổ hcức sản xuất phải đảm bảo tính linh hoạt cao để có thể thực hiện
đồng thời nhiều dự án sản xuất cùng lúc.
4.2. PHÂN LOẠI THEO MỐI QUAN HỆ VỚI KHÁCH HÀNG.

4.2.1. Sản xuất để dự trữ
5 Sản xuất dự trữ là loại hình sản xuất đón trước nhu cầu, không có đơn đặt hàng từ
trước.
6 Loại hình sản xuất này xảy ra trong các trường hợp sau :
• Chu kỳ sản xuất lớn hơn chu kỳ thương mại mà khách hàng yêu cầu. Chu kỳ sản
xuất là khoảng thời gian kể từ khi đưa sản phẩm vào gia công cho tới khi sản phẩm
hoàn thành và có thể giao cho khách hàng. Còn chu kỳ thương mại là khoảng thời
gian kể từ khi khách hàng có yêu cầu đến khi yêu cầu đó được phục vụ.Ví dụ: Sản
xuất rượu có thể phải tiến hành trong 4 -5 năm, nếu chờ có khách hàng mới sản
xuất thì không thể thực hiện được.
9
QUẢN TRỊ SẢN XUẤT


• Các nhà sản xuất muốn sản xuất một khối lượng lớn để giảm giá thành sản phẩm,
ví du: làm giầy dép theo phương pháp công nghiệp.
• Nhu cầu về các loại sản phẩm có tính thời vụ trong khi các nhà sản xuất không
muốn quá trình sản xuất bị gián đoạn, ví dụ: sản xuất áo đi mưa phục vụ mùa mưa
vẫn có thể tiến hành từ lúc chưa đến mùa mưa.
4.2.2. Sản xuất theo đơn đặt hàng
Theo hình thức này, quá trình sản xuất chỉ được tiến hành khi xuất hiện những
yêu cầu cụ thể của khách hàng về sản phẩm.

Dạng sản xuất này thường xảy ra khi:
• Sản phẩm đã sản xuất ra không dự trữ được (lĩnh vực ăn uống, dịch vụ,…)
• Sản phẩm có giá trị quá lớn, nếu sản xuất dự trữ thì rũi ro rất lớn ví dụ: sản xuất
máy bay,v.v…
• Sản phẩm làm ra nhà sản xuất cảm thấy sẽ rất khó tiêu thụ. Dạng sản xuất này
có ưu điểm là giảm khối lượng dự trữ, giảm rủi ro từ đó nâng cao khả năng thu
lợi nhuận.
Tuy nhiên, đối với những sản phẩm có chu kỳ thương mại ngắn, áp dụng kiểu
sản xuất theo đơn đặt hàng sẽ rất hạn chế khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp về
thời hạn giao hàng hoặc tính có sẵn của sản phẩm.
4.3. PHÂN LOẠI THEO TÍNH TỰ CHỦ CỦA DOANH NGHIỆP VỀ SẢN PHẨM

Trên thực tế, doanh nghiệp có thể sản xuất ra sản phẩm theo ý muốn hoặc quan
điểm của mình, cũng có khi lại phải tuân thủ sự chỉ định của khách hàng. Theo tính tự
chủ của sản xuất về sản phẩm, người ta phân biệt làm ba loại:
4.3.1. Nhà thiết kế chế tạo
Đây là dạng doanh nghiệp tự thiết kế các sản phẩm của mình trên cơ sở các
nguồn thông tin thị trường, tự sản xuất và tự tiêu thụ sản phẩm.

10
QUẢN TRỊ SẢN XUẤT


Loại doanh nghiệp này đòi hỏi một hệ thống quản lý sản xuất kinh doanh hoàn
chỉnh có tính thích ứng cao vì đó là điều kiện để đảm bảo khả năng cạnh tranh của
doanh nghiệp trên thị trường.
Ví dụ: Công ty nước giải khát Coca – Cola tự thiết kế sản phẩm, tự tổ chức
phân phối và tiêu thụ sản phẩm của mình.
4.3.2. Nhà thầu
Là các doanh nghiệp chỉ thực hiện một số bộ phận các công việc sản xuất của

người cho thầu.
Tuy nhiên, doanh nghiệp nhận thầu cũng có thể tự chủ trong việc mua sắm
nguyên vật liệu và các trang thiết bị cần thiết và lựa chọn phương pháp sản xuất thích
hợp để thỏa mãn nhu cầu đặt ra của người cho thầu.
Ví dụ: Một công ty cao su có thể sản xuất một loại vỏ xe hơi theo sự chỉ định
của một nhà sản xuất xe hơi.
4.3.3. Người gia công
Người gia công là người đảm nhận một phần hoặc toàn bộ quá trình sản xuất
sản phẩm cho một doanh nghiệp hoặc khách hàng khác nhưng họ không có quyền tự
chủ trong việc mua nguyên vật liệu. Mẫu mã, quy cách sản phẩm cũng hoàn toàn theo
chỉ định của doanh nghiệp đặt gia công.
Đối với loại doanh nghiệp này không cần tìm hiểu đầy đủ thông tin về thị
trường sản phẩm nhưng thường khá bị động vì mỗi lô hàng bên đi gia công sẽ đòi hỏi
các yêu cầu về kỹ thuật sản xuất khác nhau.
4.4. PHÂN LOẠI THEO SỐ LƯỢNG SẢN XUẤT VÀ TÍNH CHẤT LẬP LẠI

4.4.1. Sản xuất đơn chiếc
7

Là sản xuất chủ yếu mang tính chất thử nghiệm ý tưởng. Loại sản xuất này thường
được thực hiện trong kỹ thuật hoặc phòng nghiên cứu và phát triển (R&D)

8

Cũng có thể sản xuất đơn chiếc là chỉ sản xuất một sản phẩm độc nhất vô nhị theo
đơn đặt hàng (Custom – made). Loại sản phẩm đơn chiếc này có chi phí rất cao.
11
QUẢN TRỊ SẢN XUẤT



4.4.2. Sản xuất loại vừa và nhỏ
Là loại sản xuất mang tính thăm dò thị trường vừa sản xuất vừa điều chỉnh sản
phẩm sao cho thích hợp nhất với yêu cầu của thị trường.
4.4.3. Sản xuất đại trà
Là loại sản xuất mà sản phẩm đã có thị trường ổn định, thường sản xuất với số
lượng lớn, chất lượng ổn định.
4.5 PHÂN LOẠI THEO VỊ TRÍ CỦA SẢN PHẨM TRONG DOANH NGHIỆP

4.5.1. Sản xuất chính
Là loại sản xuất lượng sản phẩm lớn nhất trong doanh nghiệp
Sản xuất chính cần được sử dụng nguyên vật liệu tiêu chuẩn, công nghệ sản
xuất hoàn chỉnh.
4.5.2. Sản xuất phụ
Là sản xuất mang tính tận dụng có thể là tận dụng nguyên vật liệu dư thừa hoặc
tận dụng máy móc thiết bị, nhân công có sẵn.
Ví dụ: Một nhà máy sản xuất thiết bị điện công nghiệp thì sản xuất ra các biến
thế, biến áp lớn là sản xuất chính còn sản xuất ra các loại biến áp nhỏ gia đình, quạt
điện tận dụng nguyên liệu gọi là sản xuất phụ.
Sản xuất phụ được tổ chức sẽ góp phần nâng cao hiệu quả giữa kinh doanh
chung của doanh nghiệp do nó chủ yếu tận dụng các năng lực sản xuất có sẵn.
5. ĐẶC ĐIỂM HỆ THỐNG SẢN XUẤT HIỆN NAY
Mọi bộ phận, công ty đều thừa nhận vai trò quan trọng của sản xuất, ngày càng
nhiều nhà quản trị xem sản xuất là vũ khí cạnh tranh sắc bén. Sự thành công chiến
lược của doanh nghiệp phụ thuộc rất lớn vào các nguồn lực trong sản xuất. Sản xuất
hiện đại yêu cầu có kế hoạch chính xác, chuyên gia giỏi, công nhân lành nghề và trang
thiết bị hiện đại.

12
QUẢN TRỊ SẢN XUẤT



- Hệ thống sản xuất hiện nay ngày càng quan tâm đến vấn đề chất lượng sản
phẩm, đây là một yếu tố khách quan do sự phát triển của công nghệ và nhu cầu của
con người
- Hệ thống sản xuất hiện nay nhận thức con người là tài sản lớn nhất của công
ty, máy móc càng tinh vi, công nghệ càng phát triển đòi hỏi người sử dụng phải có
trình độ tương xứng.
- Hệ thống sản xuất hiện nay quan tâm nhiều đến việc kiểm soát chi phí, việc
loại phỏ lãng phí, cắt giảm chi phí được quan tâm rong từng thời kỳ.
- Hệ thống sản xuất hiện nay tập trung vào vấn đề chuyên môn hóa cao để nâng
cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp.
- Hệ thống sản xuất hiện nay thừa nhận tính mềm dẽo trong sản xuất, khi nhu
cầu ngày càng đa dạng, chủng loại sản phẩm tăng cao, chhu kỳ sống sản phẩm càng
ngắn thì sản xuất linh hoạt đóng vai trò quan trọng nhất định.
- Hệ thống sản xuất hiện nay thì vấn đề cơ kh hóa và tự động hóa được đặt lên
hàng đầu, ngày cành nhiều các quy trình sản xuất được điều khiển bằng tự động hóa.
- Vai trò máy tính rất quan trọng trong hệ thống sản xuất hiện nay, máy tính
tham gia hầu hết vào các giai doạn của quá trình sản xuất từ khâu lập kế hoạch sản
xuất, thiết kế sản phẩm, cung cấp vật tư nguyên liệu đến khâu theo dõi quả trình sản
xuất.
- Các mô hình mô phỏng ngày càng được sử dụng rộng rãi để hổ trợ cho việc ra
quyết định trong hệ thống sản xuất hiện nay./.

13
QUẢN TRỊ SẢN XUẤT


Chương 2
CÁC KHÍA CẠNH CÔNG NGHỆ CỦA HỆ THỐNG
SẢN XUẤT

Để sản xuất ra sản phẩm, ngoài yếu tố quan trọng là nguyên vật liệu và các yếu
tố đầu vào khác còn hai yếu tố cực kỳ quan trọng khác là phương pháp sản xuất và
máy móc thiết bị (tức công cụ) để thực hiện các phương pháp ấy. Nhiều nhà kinh tế
học cho rằng để đánh giá trình độ của sản xuất thì không phải dựa vào sản phẩm được
sản xuất ra mà dựa vào phương pháp để sản xuất ra sản phẩm đó. Phương pháp sản
xuất và máy móc để thực hiện phương pháp ấy chính là nội dung của yếu tố kỹ thuật
của sản xuất.
1.KHÁI NIỆM VÀ VAI TRÒ CỦA KỸ THUẬT TRONG SẢN XUẤT
1.1 Khái niệm kỹ thuật
Thuật ngữ kỹ thuật – Technique được hiểu là phương pháp để làm hoặc thực
hiện một công việc gì đó.
Trong sản xuất, kỹ thuật là phương pháp tiến hành để sản xuất ra một loại sản
phẩm. Ví dụ để sản xuất ra xăng người ta phải sử dụng phương pháp chưng cất dầu
mỏ hoặc để sản xuất ra bia người ta sử dụng phương pháp lên men lúa mạch, v.v….
Phân biệt kỹ thuật và công nghệ
Cần phân biệt kỹ thuật và công nghệ. Thuật ngữ công nghệ (technology) là toàn
bộ tiến trình, quy trình để thực hiện một giải pháp kỹ thuật, theo tổ chức hợp tác và
phát triển kinh tế Au Châu (OECD) thì “công nghệ là kiến thức có hệ thống để chế
tạo sản phẩm, để áp dụng quá trình, để tạo ra dịch vu”.
Như vậy, trong sản xuất, kỹ thuật - công nghệ là hai mặt của cùng một vấn đề.
Để sản xuất ra sản phẩm trước hết phải có kỹ thuật nhưng để kỹ thuật áp dụng thành
công vào thực tế phải có công nghệ.
1.2. Vai trò của kỹ thuật công nghệ trong sản xuất
14
QUẢN TRỊ SẢN XUẤT


Trong hoạt động sản xuất, kỹ thuật – công nghệ có cùng vai trò quan trọng sau:
a. Kỹ thuật công nghệ sản xuất quyết định tính năng kỹ thuật của sản phẩm
Mỗi kỹ thuật sản xuất khác nhau sẽ có khả năng cho ra các sản phẩm có các

đặc tính kỹ thuật khác nhau. Có khi cùng một loại nguyên liệu nhưng áp dụng hai kỹ
thuật sản xuất khác nhau sẽ tạo ra hai loại sản phẩm có đặc tính kỹ thuật khác nhau, ví
dụ: Cùng là nguyên liệu đá vôi nhưng áp dụng hai kỹ thuật sản xuất xi măng khác
nhau (kỹ thuật lò đứng và kỹ thuật lò quay) lại tạo ra hai loại xi măng có đặc tính kỹ
thuật rất khác nhau (xi măng lò quay cho phép sản xuất ra các loại xi măng mac cao
trong khi đó xi măng lò đứng chỉ có thể sản xuất các loại xi măng mac thấp).
b. Kỹ thuật – công nghệ sản xuất quyết định chất lượng của sản phẩm.
Kỹ thuật sản xuất tự động hóa thường có khả năng tạo ra các loại sản phẩm
đồng nhất, chất lượng ổn định, độ chính xác cao trong khi đó sản xuất bằng thủ công
hay bán tự động lại có khả năng sản xuất ra các loại sản phẩm đòi hỏi độ tinh tế, độ
khéo léo cao, chất lượng cao. Ví dụ như trong công nghiệp sản xuất đồ mộc (đồ gỗ)
nếu áp dụng kỹ thuật sản xuất bằng máy móc tự động hóa sẽ khó sản xuất ra được các
sản phẩm có độ khéo léo, độ tinh tế cao.
c. Kỹ thuật – công nghệ sản xuất quyết định đáng kể đến việc giảm chi phí sản
xuất
Kỹ thuật công nghệ hiện đại sẽ tạo ra năng suất lao động cao, tiết kiệm chi phí
lao động, giảm tỷ lệ sản phẩm hỏng hoặc thời gian từ đó cho phép làm giảm chi phí
sản xuất, tăng sức cạnh tranh của doanh nghiệp.
d. Ngoài ra, kỹ thuật – công nghệ sản xuất mới trong nhiều trường hợp còn
cho phép sử dụng các nguồn nguyên liệu thay thế hoặc tận dụng các nguồn
phế liệu, phế thải để thay thế nguyên vật liệu mua ngoài đắt tiền, ví dụ ở
nhà máy cưa xẻ gỗ, mạt cưa có thể chế tạo thành ván ép nhờ kỹ thuật ép
mạt cưa dưới máy áp lực cao…

15
QUẢN TRỊ SẢN XUẤT


2. CHỨC NĂNG VÀ CÁC HOẠT ĐỘNG KỸ THUẬT – CÔNG NGHỆ TRONG
SẢN XUẤT

2.1 CHỨC NĂNG CỦA KỸ THUẬT TRONG SẢN XUẤT
Hoạt động kỹ thuật trong doanh nghiệp sản xuất tập trung vào ba chức năng cơ bản
(1) Thiết kế sản phẩm
(2) Chế tạo sản phẩm
(3) Đảm bảo các phương tiện vật chất công cụ và các vật tư khác cần thiết để
duy trì các hoạt động liên tục của nhà máy.
Các chức năng này thường được ghép lại thành ba loại kỹ thuật là: Kỹ thuật sản
phẩm, kỹ thuật chế tao và kỹ thuật máy móc thiết bị. Ba loại kỹ thuật n ày có liên quan
đến ba chức năng kỹ thuật đó là chức năng thiết kế sản phẩm, chức năng chế tạo sản
phẩm và chức năng đảm bảo các điều kiện của sản xuất. Mối quan hệ này được thể
hiện qua sơ đồ sau:

Ý tưởng sản phẩm

Thiết kế sản phẩm

NGHIÊN CỨU
VÀ PHÁT TRIỂN

KỸ
THUẬT
SẢN
PHẨM

Chế tạo sản phẩm

KỸ THUẬT
CHẾ TẠO

Đảm bảo các điều

kiện cuả sản xuất

KỸ THUẬT MÁY
MÓC THIẾT BỊ

Hình 2: Quan hệ giữa các chức năng sản xuất và chức năng kỹ thuật trong sản xuất
2.1.1. Chức năng thiết kế sản phẩm
Bao gồm các nhiệm vụ cụ thể sau:
-

Thiết kế các bộ phận của sản phẩm.

-

Thiết kế các tính năng kỹ thuật.

-

Tiêu chuẩn hóa các chi tiết sản phẩm.

16
QUẢN TRỊ SẢN XUẤT


-

Thử nghiệm sản phẩm.

-


Dịch vu kỹ thuật.
2.1.2. Chức năng chế tạo sản phẩm

Bao gồm các nhiệm vụ cơ bản
-

Thiết kế qui trình sản xuất

-

Lựa chọn phương pháp chế tạo

-

Bố trí các dòng nguyên vật liệu

-

Kiểm soát chất lượng
2.1.3. Chức năng đảm bảo các điều kiện của sản xuất
-

Lựa chọn và lắp đặt thiết bị

-

Kỹ thuật bảo trì

-


Phương pháp vận hành máy móc thiết bị

-

Giám sát an toàn

-

Sử dụng và bảo quản các nguồn năng lượng.

2.2. CÁC HOẠT ĐỘNG KỸ THUẬT TRONG SẢN XUẤT.
2.2.1 Kỹ thuật sản phẩm.
Kỹ thuật sản phẩm chủ yếu liên quan đến thiết kế sản phẩm. Hoạt động nghiên
cứu và phát triển (R & D) cũng liên quan đến thiết kế nhưng chỉ dừng lại ở trạng thái
thí nghiệm nhằm thể hiện ý tưởng; còn kỹ thuật sản phẩm là thiết kế cho mục đích
thương mại và ứng dụng như trong mục (II) đã trình bày, chức năng thiết kế sản phẩm
(tức kỹ thuật sản phẩm) bao gồm năm nhiệm vụ cụ thể. Dưới đây là nội dung các
nhiệmvụ đó:
a Thiết kế các bộ phận của sản phẩm
Đây là bước thiết kế cụ thể sau khi hình thành được ý tưởng hay mô hình. Nội
dung của bước này bao gồm:
17
QUẢN TRỊ SẢN XUẤT


(1) Thiêt kế các chi tiết của sản phẩm
(2) Thiết kế mối liên hệ giữa các chi tiết. Khi thiết kế một mặt phải dựa vào yêu
cầu kỹ thuật về mặt cơ, lý, hóa, mặt khác phải dựa vào những yêu cầu của thị
trường.
Ngày nay, thiết kế chi tiết được sự hỗ trợ rất đắc lực của máy vi tính. Nhờ có

máy tính, người ta có thể dễ dàng thay đổi các ý đồ thiết kế hoặc tính toán các chỉ số
kỹ thuật.
Việc thiết kế chi tiết thường phải đảm bảo cao yêu cầu sau:
-

Đơn giản hóa chi tiết

-

Dễ dàng tháo, lắp.

-

Dễ dàng cho việc bảo trì.

-

Đảm bảo tiêu chuẩn hóa (độ lắp lẫn).
b Thiết kế các đặc tính kỹ thuật
Sau khi thiết kế xong các bộ phận chi tiết, bộ phận của sản phẩm phải chuyển

sang bước thiết kế các đặc tính kỹ thuật của từng chi tiết sản phẩm.
Kết thúc bước này phải hình thành được bảng đặc điểm kỹ thuật chung của
từng bộ phận, chi tiết. Bảng này chỉ rỏ những yêu cầu phải hoàn tất, phạm vi và qui
tình thực hiện chế tạo.
c Tiêu chuẩn hóa sản phẩm
Trước khi đi vào sản xuất chính thức, các qui trình sản xuất cần phải được tiêu
chuẩn hóa
Tiêu chuẩn hóa nghĩa là đặt ra hệ thống các tiêu chuẩn cho từng khâu sản xuất
và qui trình thực hiện để đạt hệ thống tiêu chuẩn đó. Chỉ có thực hiện tiêu chuẩn hóa

thì chất lượng sản phẩm mới ổn định và đúng yêu cầu thiết kế.
Ngày nay, việc áp dụng hệ thống đảm bảo chất lượng ISO – 9000 đòi hỏi tiêu
chuẩn hóa từ khâu cung cấp vật tư đến khi xuất xưởng.
d Thử nghiệm sản phẩm
18
QUẢN TRỊ SẢN XUẤT


Mỗi loại sản phẩm trước khi đi vào sản xuất chính thức cần được trải qua bước
thử nghiệm kỹ thuật để đảm bảo chắc chắn rỏ thỏa mãn những yêu cầu kỹ thuật .
Thử nghiệm là dùng các thiết bi kỹ thuật dùng để kiểm tra các đặc tính cơ, lý,
hóa của sản phẩm.
Thường các công ty lớn có bố trí một phòng thử nghiệm sản phẩm. Người ta cố
gắng tạo ra các điều kiện giống như điều kiện thực thế sẽ sử dụng sản phẩm (nhiệt độ,
môi trường ăn mòn để kiểm tra các tính năng kỹ thuật).
e Dịch vụ kỹ thuật
Trong từng trường hợp bộ phận kỹ thuật sản phẩm được giao làm nhiệm vụ
dịch vụ cho bộ phận sản xuất cũng như bán hàng.
Các kỹ sư kỹ thuật được giao giải quyết một số vấn đề kỹ thuật trong khâu sản
xuất nhất là số vấn đề kỹ thuật trong khâu sản xuất nhất là khi có sự trục trặc giữa yêu
cầu kỹ thuật và khả năng của thiết bị máy móc hiện có.
Các kỹ sư kỹ thuật cũng có thể được giao nhiệm vụ hỗ trợ bộ phận dịch vụ
khách hàng như: hướng dẫn kỹ thuật, lắp đặt, bảo trì, v.v…
2.2.2. Kỹ thuật chế tạo
Hình 2 cho thấy sau bước thiết kế là đến bước chế tạo sản phẩm
Chế tạo sản phẩm là việc tạo ra các các chi tiết và phần sản phẩm ở các xưởng.
Kỹ thuật đóng vai trò rất quan trọng trong khâu này.
a Thiết kế qui trình sản xuất
Nhiệm vụ quan trọng nhất của kỹ thuật là thiết kế qui trình sản xuất
Qui trình sản xuất là một bảng chỉ tiêu chuẩn qui định trình tự, thứ tự thực hiện

các thao tác gia công chế biến khi sản xuất một chi tiết hoặc một loại sản phẩm
Thiết kế qui trình sản xuất còn liên quan đến yêu cầu về trang thiết bị, đồ gá lắp
b Lựa chọn phương pháp chế tạo
Phương pháp chế tạo là phương pháp sử dụng các qui trình, các máy móc và
thiết bị.
19
QUẢN TRỊ SẢN XUẤT


Có thể có nhiều lựa chọn phương pháp chế tạo khác nhau (ví dụ: có thể dùng
phương pháp gia công nguyên liệu hoặc gia công nhiệt…) Tùy theo yêu cầu về đặc
tính kỹ thuật của chi tiết và điều kiện trang bị hiện có, nên sử dụng phương pháp nào
cho hợp lý.
c Bố trí các máy móc và dòng nguyên vật liệu
Đi liền với các phương pháp gia công chế biến là cách bố trí các máy móc,
trang thiết bị cũng như dòng di chuyển vật tư giữa các máy móc.
Hai vấn đề này thường đi liền với nhau, việc bố trí máy móc thường quyết định
cách tổ chức dòng vật tư để đáp ứng yêu cầu công tác (vấn đề này sẽ được trình bày
chi tiết ở chương quản trị dong nguyên vật liệu)
d Kiểm soát chất lượng
Việc đưa ra các tiêu chuẩn chế tạo và kiểm soát các tiêu chuẩn đó là một trong
những nhiệm vụ của kỹ thuật sản phẩm
(vấn đề này sẽ được trình bày chi tiết trong chương quản trị chất lượng)
2.2.3. Kỹ thuật máy móc thiết bị
Chức năng kỹ thuật cuối cùng được trình bày trong sơ đồ 3.1 là kỹ thuật máy
móc thiết bị.
Nhiệm vụ chủ yếu của kỹ thuật máy móc thiết bị là đảm bảo sự hoạt động an
toàn liên tục của máy móc thiết bị sau khi chúng đã thiết kế lắp đặt
a Lắp đặt máy móc thiết bị
Lắp đặt máy móc thiết bị bao gồm các công việc liên quan đến thiết kế nền

móng, thiết kế các hệ thống cung cấp năng lượng, ánh sáng như thiết kế hệ thống cung
cấp hơi, cung cấp ga, cung cấp điện.
Việc thiết kế tất cả các hệ thống này phải được thực hiện một cách khoa học,
tạo thuận lợi tối đa cho các sản xuất và đảm bảo an toàn lao động.
b Dịch vụ về máy móc thiết bị

20
QUẢN TRỊ SẢN XUẤT


Dịch vụ về máy móc thiết bị liên quan đến phương pháp vận hành và bảo tồn
thiết bị.
Bộ phận kỹ thuật máy móc thiết bị phải đưa ra qui trình vận hành từng loại máy
móc thiết bị, qui định về bảo trì thiết bị và giúp sữa chữa kỹ thuật máy móc thiết bị
cho các xưởng (nội dung này được trình bày chi tiết trong chương bảo trì thiết bị công
nghiệp)
c Đảm bảo và giám sát an toàn
Mặc dù việc đảm bảo an toàn sản xuất thuộc về nhiệm vụ của các xưởng sản
xuất. Tuy nhiên, có nhiều vấn đề thuộc về an toàn có liên quan đến việc thiết kế kỹ
thuật như thiết kế hệ thống điện, hê thống năng lượng khác. Do đó việc đảm bảo và
giám sát an toàn cần được phối hợp thực hiện giữa bộ phận thiết kế kỹ thuật và vộ
phận quản lý xưởng.
d Sử dụng và quản lý các nguồn năng lượng
Nhiệm vụ cuối cùng của chức năng máy móc thiết bị là đảm bảo việc sử dụng
và quản lý các nguồn năng lượng phục vụ sản xuất như hệ thống khí đốt, hơi nước,
v.v… sao cho an toàn, tiết kiệm và hiệu quả.
Công tác này bao gồm những nội dung sau:
-

Tiến hành thiết kế hệ thống cung cấp năng lượng


-

Kiểm tra thường xuyên các khu vực sử dụng để đánh giá tình hình sử dụng
năng lượng, tình hình lãng phí và khả năng cải thiện.

-

Định mức sử dụng năng lượng trực tiếp cho các thiết bị sản xuất, thấp sáng, cấp
nhiệt, cấp lạnh.

-

Xác định sự biến động mức sử dụng năng lượng qua thời gian để phát hiện thất
thoát lãng phí.

-

Đề xuất chương trình tiết giảm sử dụng năng lượng hoặc sử dụng năng lượng
thay thế hiệu quả hơn.

21
QUẢN TRỊ SẢN XUẤT


Làm tốt và thường xuyên năm nhiệm vụ trên sẽ cho phép doanh nghiệp sử
dụng tiết kiệm tối đa các nguồn năng lượng góp phần nâng cao hiệu quả của sản xuất.
3. QUYẾT ĐỊNH VỀ CÔNG NGHỆ VÀ CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT
3.1 QUYẾT ĐỊNH VỀ CÔNG NGHỆ
Quyết định về công nghệ mang tính chiến lược lâu dài nên cần phải được suy tính

thận trọng, khoa học bởi vì việc thay đổi công nghệ sản xuất sẽ rất tốn kém và mất
nhiều thời gian cho doanh nghiệp
Ngày nay người ta phân công nghệ ra làm 3 loại
-

Công nghệ sản xuất liên tục

-

Công nghệ sản xuất gián đoạn

-

Công nghệ lập lại

3.2 QUYẾT ĐỊNH VỀ CÔNG SUẤT SẢN XUẤT
Quyết định về công suất sản xuất là xác định năng lực công nghệ đã chọn
Công suất là khối lượng sản phẩm tối đa do một công nghệ mang lại trong một đơn vị
thời gian
3.2.1 Các loại công suất
a Công suất lý thuyết
Là công suất tối đa có thể đạt được trong điều kiện lý thuyết (máy móc hoạt động liên
tục 24/24 giờ). Công suất này chỉ có ý nghĩa tham chiếu, không thể thực hiện được.
b Công suất thiết kế
Công suất thiết kế là công thức có thể đạt được trong điều kiện bình thường (sản xuất
không bị gián đoạn bất thường như sự cố kỹ thuật, không đảm bảo cung cấp nhiên
liệu, điện năng hoặc nguyên vật liệu…)
c Công suất mong đợi

22

QUẢN TRỊ SẢN XUẤT


Công suất mong đợi là công suất hiện thực, tức là công suất có thể đạt được trong kh
đã tính đến các yếu tố bất thường có thể xảy ra. Thông thường công suất mong đợi
được xác định bằng 90% công suất thiết kế.
d Sản lượng thực tế
Là số lượng sản phẩm thực tế sản xuất được trong một đơn vị thời gian. Sản lượng
thực tế thường có sự khác biệt so với công xuất mong đợi. Sự khác biệt đó gọi là hiệu
năng
Sản lượng thực tế
Hiệu suất hệ thống =
Công suất mong đợi

e Công suất hòa vốn
Công suất hòa vốn là công suất ứng với điểm hòa vốn. Sản lượng thức tế nhỏ hơn
công suất hòa vốn thì doanh nghiệp sẽ bị lỗ. Do vậy, nếu một công nghệ có công suất
hòa vốn quá lớn sẽ mang lại rủi ro rất lớn cho doanh nghiệp.
3.2.2 Lựa chọn công suất hợp lý
Khi quyết định đầu tư một dây chuyền sản xuất, vấn đề đặt ra đối với nhà quản trị là
chọn một dây chuền có công suất hoạt động như thế nào. Nếu công suất lựa chọn quá
lớn , vượt quá khả năng tiêu thụ hoặc khả năng cân đối các nguồn lực sẽ gây lãng phí
cho doanh nghiệp. Còn nếu lựa chọn công suất quá nhỏ sẽ không phát huy hết tiềm
năng sản xuất, tiềm năng kinh doanh của doanh nghiệp và đó cũng là một loại lãng
phí.
a Một số căn cứ lựa chọn công suất
Có thể dựa vào một số căn cứ sau đây để lưa chọn công suất:
-

Khả năng tiêu thụ sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp trong hiện tại cũng như

trong tương lai

-

Năng lực cung cấp các yếu tố đầu vào

23
QUẢN TRỊ SẢN XUẤT


-

Khả năng về vốn của doanh nghiệp

-

Năng lực tổ chức điều hành sản xuất

-

Những dự định mở rộng quy mô trong tương lai của doanh nghiệp

b Phương pháp tính toán để xác định công suất
Phương pháp định lượng thường hay sử dụng để chọn lựa công suất hợp lý là
PHƯƠNG PHÁP CÂY QUYẾT ĐỊNH
Ví dụ: nhà máy xi măng Hòn Chông đang xem xét để mở rộng quy mô. Có 4 phương
án về đầu tư công suất như sau

ĐVT: Tỷ đồng
Phương án công suất


M1 Thị trường thuận lợi

M1 Thị trường khó khăn

P1-1.000.000 t/năm

50

-40

P2-700.000 t/ năm

30

-20

P3-400.000 t/ năm

10

-5

P4-Không đầu tư

0

0

0,4


0,6

Xác suất

Yêu cầu cho biết nhà máy nên chọn lựa công suất nào?
Tính giá trị mong đợi
EMV1= -4
EMV1= 0
EMV1= 1
EMV1= 0
Ta chọn EMV*= max(EMV) = 1
Như vậy nhà máy nên chọn phương án P3
24
QUẢN TRỊ SẢN XUẤT


4. QUYẾT ĐỊNH VỀ THIẾT BỊ PHỤC VỤ SẢN XUẤT
4.1 CÁC LOẠI THIẾT BỊ CÔNG NGHIỆP
Tiêu chí quan trọng nhất để phân loại thiết bị công nghiệp đó là đặc điểm sử dụng.
Theo đặc điểm sử dụng, người ta phân chia thiết bị công nghiệp thành hai loại là thiết
bị gia công và các dụng cụ hỗ trợ
4.1.1 Thiết bi gia công
Thiết bị gia công bao gồm tất cả những máy móc công cụ, thiết bị và các trang
thiết bị khác sử dụng trực tiếp cho việc sản xuất, xử lý kiểm tra và bao gói sản phẩm
hay cách chi tiết gia công chẳng hạn như: máy tiện, máy phay, máy bào, v.v…
Thiết bị gia công gồm rất nhiều loại và có thể phân loại theo nhiều cách khác
nhau
* Phân loại thiết bị gia công theo kết cấu và cách lắp đặt thiết bị
a. Máy móc cơ khí và tiết bị cố định bao gồm tất cả những máy móc, những đơn

vị gia công chạy điện khác được lắp đặt hay gá lắp trên sàn hay bàn thô như
máy đột lỗ hay máy dập.
b. Máy móc cơ khí và các thiết bị di động: là những thứ có thể cầm lên để sử
dụng như máy khoan cầm tay, máy bào cầm tay, v.v….
* Phân loại thiết bị gia công theo công dụng của máy móc
a. Thiết bị vạn năng:
Được thiết kế có tính mềm dẻo cao để có thể tham gia chế tạo nhiều loại sản
phẩm, nhiều qui trình khác nhau trên đó. Máy tiện vạn năng, máy phay, máy đột lỗ là
những ví dụ về thiết bị vạn năng. Những thiết bị vạn năng này có thể tham gia chế tạo
được nhiều loại sản phẩm hoặc nhiều qui trình khác nhau bằng cách gắn thêm những
dụng cụ và thiết bị phụ trường và nhờ kỹ năng của người vận hành máy. Thiết bị vạn
năng thường được sử dụng nhiều trong các qui trình sản xuất gián đoạn.
b. Thiết bị chuyên dùng

25
QUẢN TRỊ SẢN XUẤT


×