Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Giải pháp nâng cao hiệu quả nghiệp vụ thị trường mở tại ngân hàng nhà nước việt nam (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (157.68 KB, 7 trang )

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1: CÁC VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ NGHIỆP VỤ THỊ TRƯỜNG MỞ
CỦA NGÂN HÀNG TRUNG ƯƠNG ................................................................... 4
1.1.KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG TW ............................................................. 4
1.1.1. Khái niệm và đặc điểm của NHTW........................................................................ 4
1.1.2..Các hoạt động chủ yếu của NH ............................................................................. 4
1.1.3 Chính sách tiền tệ của NHTW................................................................................ 5
1.2. HIỆU QUẢ CỦA NGHIỆP VỤ THỊ TRƯỜNG MỞ .................................. 12
1.2.1.Nghiệp vụ TTM của NHTW .................................................................................. 12
1.2.2.Hiệu quả nghiệp vụ TTM của NHTW ................................................................... 28
1.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới nghiệp vụ TTM ......................................................... 32
CHƯƠNG 2:THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ NGHỆP VỤ THỊ TRƯỜNG MỞ
CỦA NHNN VIỆT NAM .................................................................................... 36
2.1. KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM....................... 36
2.1.1.Sơ lược quá trình phát triển .......................................................................... 36
2.1.2. Cơ cấu tổ chức nhân sự ............................................................................... 39
2.1.3. Kết quả các hoạt động chủ yếu .................................................................... 42
2.2. THỰC TRẠNG NGHIỆP VỤ THỊ TRƯỜNG MỞ TẠI NGÂN HÀNG
NHÀ NƯỚC VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2000 - 2012 .......................................... 44

2.2.1. Nghiệp vụ thị trường mở tại NHNN Việt Nam Bộ máy tổ chức, điều
hành ............................................................................................................................... 44
2.2.2. Hiệu quả nghiệp vụ Thị trường mở tại Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam ............ 60
2.3. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ NGHIỆP VỤ THỊ TRƯỜNG MỞ TẠI NGÂN
HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TỪ 2000 - 2012 ............................................. 65
2.3.1. Kết quả ................................................................................................................. 65
2.3.2 Hạn chế và nguyên nhân ....................................................................................... 71


CHƯƠNG 3:GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ NGHIỆP VỤ THỊ TRƯỜNG


MỞ TẠI NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM ............................................ 78
3.1. ĐỊNH HƯỚNG NÂNG CAO NHIỆU QUẢ NGHIỆP VỤ THỊ TRƯỜNG MỞ
TẠI NHNN VIỆT NAM ...................................................................................... 78
3.1.1. Định hướng phát triển NHNN Việt Nam ............................................................. 78
3.1.2. Quan điểm nâng cao hiệu quả nghiệp vụ Thị trường Mở tại NHNN Việt Nam .. 78
3.2. CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ NGHIỆP VỤ TTM TẠI NHNN
VIỆT NAM .......................................................................................................... 79
3.2.1.Thay đổi nhận thức của lãnh đạo NHNN về tầm quan trọng của nghiệp vụ TTM trong
thực hiện mục tiêu của chính sách tiền tệ ...................................................................... 79
3.2.2. Giải pháp hoàn thiện hệ thống văn bản pháp lý nâng cao năng lực của NHNN trong
việc điều hành CSTT thông qua NVTTM....................................................................... 80
3.2.3. NHNN tăng cường thu thập xử lý thông tin......................................................... 83
3.2.4. Giải pháp mở rộng quy mô nghiệp vụ thị trường mở .......................................... 85
3.2.3.Hoàn thiện và nâng cao cơ sở vật chất của NHNN.............................................. 91
3.2.4.NHNN phối kết hợp các công cụ của CSTT ......................................................... 93
3.2.5. Các giải pháp khác .............................................................................................. 94
3.3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ .................................................................................. 96
3.3.1. Kiến nghị đối với Quốc Hội và Chính Phủ .......................................................... 96
3.3.2. Phối kết hợp thực hiện mục tiêu CSTT giữa Bộ Tài chính,
Chính phủ và NHNN...................................................................................................... 97
KẾT LUẬN ....................................................................................................... 100
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................. 101
PHỤ LỤC 1. DANH SÁCH CÁC THÀNH VIÊN THAM GIA TTM ............. 103


TÓM TẮT LUẬN VĂN
1. Cơ sở lý luận của đề tài nghiên cứu
Nghiệp vụ thị trường mở là một công cụ chính sách tiền tệ gián tiếp được NHNN
đưa vào sử dụng từ tháng 7/2000. Trong giai đoạn hiện nay, bên cạnh việc sử dụng các
công cụ gián tiếp khác như dự trữ bắt buộc, tái cấp vốn, tái chiết khấu, lãi suất, tỷ giá…

thì nghiệp vụ thị trường mở đã trở thành công cụ được NHNN chú trọng và sử dụng chủ
yếu trong điều hành CSTT bởi tính linh hoạt và hiệu quả, góp phần quan trọng trong việc
điều tiết, kiểm soát lượng tiền cung ứng.
Chính vì vậy đề tài: “ Giải pháp nâng cao hiệu quả nghiệp vụ thị trường mở tại
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam” được nghiên cứu nghiên cứu, nhằm nâng cao hiệu quả
và góp phần hoàn thiện nghiệp vụ thị trường mở tại NHNN Việt Nam. Tác giả hy vọng
đề tài được sử dụng nhằm đáp ứng tính cấp thiết của thị trường trong bối cảnh hội nhập
hiện nay.
2. Phương pháp nghiên cứu áp dụng trong đề tài nghiên cứu
Trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, các phương
pháp nghiên cứu được tác giả sử dụng trong luận văn bao gồm: phương pháp thống kê,
phương pháp so sánh, phương pháp tổng hợp, phương pháp phân tích hệ thống, phương
pháp nghiên cứu tình huống, phương pháp lấy ý kiến chuyên gia... Ngoài ra, trong luận
văn còn sử dụng các bảng biểu, sơ đồ, đồ thị để minh họa. Các số liệu được lấy từ nguồn
NHNN.
3. Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Một số vấn đề cơ bản về nghiệp vụ thị trường mở tại Ngân hàng Trung Ương.
Chương 2: Thực trạng hoạt động nghiệp vụ Thị trường Mở tại Ngân hàng Nhà nước Việt
Nam.
Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả nghiệp vụ Thị trường Mở tại Ngân hàng nhà
nước Việt Nam.
4. Những kết quả đạt được trong luận văn.


Trong chương 1, luận văn đã nêu ra được các vấn đề cơ bản về nghiệp vụ thị
trường mở của NHTW: trong đó nêu nổi bật khái niệm, đặc điểm của NHTW, các hoạt
động chủ yếu của NHTW và chính sách tiền tệ của NHTW
Đặc biệt luận văn đã làm nổi bật lên khái niệm hiệu quả của nghiệp vụ TTM của
NHTW thể hiện qua các nội dung chính sau: Hiệu quả nghiệp vụ TTM thể hiện ở kết quả

sự tác động của hoạt động thị trường mở trong việc thay đổi dữ trữ của các TCTD, lãi
suất thị trường hay nói rộng hơn là kết quả của việc thực thi chính sách tiền tệ trong giữ
ổn định tiền tệ, kiềm chế lạm phát và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Hiệu quả trong việc thực hiện các mục tiêu của chính sách tiền tệ bao gồm: Thứ
nhất là kiềm chế lạm phát, ổn định giá trị đồng tiền. Thứ hai đó là ổn định việc làm. Thứ
ba đó là làm tăng trưởng kinh tế bền vững. Thứ tư đó là các chỉ tiêu trung gian như lãi
suất, dự trữ hay tỷ giá.
Hiệu quả trong việc thực hiện chi phí của nghiệp vụ TTM một cách hợp lý bo gồm
các chi phí trực tiếp định lượng được thể hiện qua hai nhóm chỉ tiêu: chênh lệch lãi lỗ của
các GTCG và các chi phí để đảm bảo cho quá trình giao thực hiện nghiệp vụ TTM. Chi
phí gián tiếp: Tổn thất do mất giá chứng khoán,
Đồng thời luận văn đã nêu ra được Các nhân tố ảnh hưởng tới nghiệp vụ Thị
Trường Mở. Nhân tố chủ quan bao gồm NHTW đưa ra dự báo về vốn khả dụng của hệ
thống ngân hàng, các quy định về nghiệp vụ thị trường mở. Các nhân tố khách quan bao
gồm trình độ phát triển của thị trường tiền tệ quốc gia, hàng hoá thị trường mở do các
ngân hàng nắm giữ.
Trong chương 2: Luận văn đề cập đến Thực trạng hiệu quả của nghiệp vụ TTM
của NHNN Việt Nam với các mục chính sau: Khái quát về NHNN Việt Nam bao gồm có
lịch sử hình thành, cơ cấu tổ chức cũng như các kết quả đạt được trong quá trình hoạt
động của NHNN Việt Nam
Đối với thực trạng nghiệp vụ TTM tại NHNN Việt Nam luận văn đã đến bộ máy
điều hành tổ chức thực hiện nghiệp vụ TTM tại Việt Nam trong đó bao gồm các nội dung
về cơ cấu điều hành tổ chức, các văn bản pháp quy về nghiệp vụ TTM hàng hóa và thành


viên tham gia thị trường, doanh số và lãi suất qua từng thời kỳ. Luận văn đã đưa ra những
số liệu cụ thể về doanh số, số lượng thành viên, cũng như lãi suất trong giai đoạn từ 2000
- 2012 để từ đó đưa những đánh giá tổng quan về các bước phát triển của nghiệp vụ TTM
tại Việt Nam. Đặc biệt trong chương 2 luận văn đã tập trung nêu lên hiệu quả của nghiệp
vụ TTM của NHNN Việt Nam như đưa ra các số liệu về kinh tế xã hội như chỉ số tăng

trưởng kinh tế, chỉ số lạm phát, tỷ lệ thất nghiệp hàng năm cũng như các số liệu vê mức
chi phí để thấy được tác động của nghiệp vụ TTM tới việc thúc đẩy việc thực hiện các
mục tiêu của chính sách tiền tệ đồng thời thực hiện nghiệp vụ TTM với mức chi phí hợp
lý. Đồng thời luận văn cũng đưa ra những đánh giá về hiệu quả của nghiệp vụ TTM của
NHNN Việt Nam trong giai đoạn 2000 - 2012 bao gồm kết quả về quy mô thị trường, số
lượng tỷ trọng doanh thu hàng năm, số lượng và khối lượng giao dịch hàng năm, sự gia
tăng về lượng thành viên cũng như hàng hóa trên thị trường đồng thời chỉ ra các hạn chế
đó là chưa đạt được các mục tiêu về tăng trưởng GDP, tỷ lệ thất nghiệp còn cao cũng như
mức chi phí bỏ ra còn lớn chưa hợp lý so với mức đầu tư. Luận văn cũng chỉ ra được
những nguyên nhân cần khắc phục bao gồm nguyên nhân chủ quan như quan điểm của
NHNN Việt Nam về nghiệp vụ TTM khi thực hiện chính sách tiền tệ là chưa nhận thức
đây là công cụ chủ yếu nên chưa sử dụng có hiệu quả.. NHNN Việt Nam chưa có vị trí
độc lập với Chính phủ để thực hiện các quyết định quan trọng trong NVTTM để hoạt
động này có hiệu quả. Việc dự báo vốn khả dụng vẫn còn sai số, mặc dù sai số đã có xu
hướng giảm dần. Cơ sở vật chất kỹ thuật còn yếu chưa đáp ứng yêu cầu của NVTTM
trong việc thực hiện các mục tiêu của chính sách tiền tệ, hay bất cập của hệ thống thống
kê, thông tin. Các nhân tố khách quan như thị trường tiền tệ và thị trường vốn tại Việt
Nam có quy mô nhỏ và chưa thực sự phát triển, hàng hóa của thị trường mở tuy đã được
mở rộng nhưng vẫn chưa thực sự đa dạng hóa, thiếu vắng sự kết nối các tác động giữa
các thị trường - đó là các nhà môi giới tiền tệ. Năng lực tài chính của các TCTD còn hạn
chế, các TCTD vẫn đang trong quá trình cơ cấu lại và đang trong quá trình triển khai dự
án hiện đại hoá hệ thống thanh toán.
Tại Chương 3 Luận văn đã đưa ra được định hướng của NHNN Việt Nam về việc
nâng cao hiệu quả của nghiệp vụ TTM trong thời gian tới đây thông qua các định hướng


phát triển cũng như quan điểm của NHNN về việc phát triển nghiệp vụ TTM. Đồng thời
luận văn cũng đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hiệu quả của nghiệp vụ
TTM tại NHNN Việt Nam trong đó nêu nổi bật lên nhóm giải pháp cần thay đổi nhận
thức của lãnh đạo NHNN về tầm quan trọng của nghiệp vụ TTM trong thực hiện mục tiêu

của chính sách tiền tệ. Ngoài ra, còn có những nhóm giải pháp cũng rất quan trọng để làm
nâng cao hiệu quả của nghiệp vụ TTM như: Giải pháp hoàn thiện hệ thống văn bản pháp
lý nâng cao năng lực của NHNN trong việc điều hành CSTT thông qua NVTTM. NHNN
tăng cường thu thập xử lý thông tin. Giải pháp mở rộng quy mô nghiệp vụ thị trường mở.
Hoàn thiện và nâng cao cơ sở vật chất của NHNN, NHNN phối kết hợp các công cụ của
CSTT. Từ những nhóm giải pháp trên tác giả cũng đưa ra những đề xuất về phía quốc hội
bao gồm Chỉ đạo Chính phủ xây dựng và hoàn thiện cơ chế pháp lý liên quan đến các
hoạt động ngân hàng; Tiếp tục sửa đổi hoặc thay thế các Luật hiện hành về hoạt động
ngân hàng như Luật NHNN và Luật các TCTD. Mặc dù 2 Luật này đã được sửa đổi trong
năm 2003 và 2004 nhưng vẫn chưa giải quyết được các vấn đề bất cập hiện nay. Đề xuất
với chính phủ về việc cần nâng cao tính độc lập tương đối của NHNN để có nhiều quyền
hạn hơn nữa trong việc xây dựng và điều hành CSTT, đặc biệt là chủ động, linh hoạt
trong các công cụ của CSTT và chính phủ cần nghiêm túc thực hiện Luật NHNN năm
2010 vừa được Quốc Hội thông qua và có hiệu lực từ 1/1/2011 trong đó đã phân định rõ
thẩm quyền quyết định CSTT của Việt Nam đó là đưa ra được nội hàm của chính sách
tiền tệ quốc gia để làm cơ sở phân định thẩm quyền quyết định chính sách tiền tệ quốc
gia của Quốc hội, để nhằm nâng cao hiệu quả của nghiệp vụ TTM tại NHNN Việt Nam.
5. Những điểm mới trong luận văn.
Luận văn đã hệ thống một cách chi tiết những cơ sở lý luận về nghiệp vụ TTM đối
với việc thực hiện các mục tiêu của chính sách tiền tệ cũng như những áp dụng thực tế tại
Việt Nam. Luận văn cũng thể hiện được những nét mới đó là nêu bật được sự hiệu quả
của nghiệp vụ TTM đối với việc thực hiện các mục tiêu của chính sách tiền tệ. Đặc biệt
trong bối cạnh NHNN Việt Nam còn có nhiều bất cập trong việc điều hành thị trường tiền
tệ thì luận văn đã chỉ ra những ưu điểm cũng như hạn chế mà NHNN cần phải cải thiện
trong thời gian tới để nâng cao hiệu quả của nghiệp vụ. Đồng thời luận văn cũng đã đưa


ra một số kiến nghị mang tính thực tiễn cao đối với chính phủ và quốc hội trong cả ngắn
hạn và dài hạn để từng bước hoàn thiện và nâng cao nghiệp vụ TTM tại Việt Nam.
6. Những hạn chế của luận văn:

Bên cạnh những điểm mới đã đạt được luận văn cũng có những hạn chế cơ bản thể
hiện ở các mục như sau:
Thứ nhất phần cơ sở lý luận vẫn còn mang nặng tính lý thuyết cũ chưa đưa ra
những kiến thức mới có tính cập nhật, chưa đưa ra được những bài học dẫn chứng về hiệu
quả của nghiệp vụ TTM tại các nước trên thế giới để lấy cơ sở so sánh đối chiếu với Việt
Nam. Trong vấn đề hiệu quả của nghiệp vụ TTM chưa đưa ra được những số liệu cụ thể
để có thể thấy tác động của nghiệp vụ TTM đến việc thực hiện được các mục tiêu của
chính sách tiền tệ của các NHTW
Thứ hai đối với Việt Nam luận văn mới nói lên được các con số về nghiệp vụ
TTM của NHNN qua từng giai đoạn chứ chưa đưa ra được mối quan hệ biện chứng cho
thấy hiệu quả của tác động nghiệp vụ TTM đối với việc điều hành thị trường tiền tệ.
Các đánh giá của luận văn vẫn mang nặng tính lý thuyết chưa có tính thực tiễn cao
áp dụng với bối cảnh của thị trường tiền tệ Việt Nam.
Thứ ba đối các kiến nghị mà luận văn đưa ra chưa có tính thực tiễn cao mà chỉ tập
trung vào các vấn đề lý thuyết chung chung mà chưa có những biện pháp cụ thể cũng như
cơ chế thực hiện nhằm áp dụng các biện pháp đó vào thực tiễn.



×