Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

Tăng cường quản lý thanh khoán tại công ty TNHH một thành viên tài chính than khoáng sản việt nam (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (173.25 KB, 11 trang )

n do CMF sử dụng phần mềm Bank2000

chỉ mang tính chất thống kê kế toán đơn thuần, không có khả năng phân tích dữ liệu, dự
báo cho nhà quản lý điều hành nên chưa hỗ trợ hiệu quả trong công tác quản lý thanh


khoản.


Công tác dự báo, cân đối vốn - sử dụng vốn thực hiện chưa hiệu quả, hạn chế tăng

trưởng tín dụng bán lẻ, tiêu dùng, đầu tư góp vốn mà chủ yếu tập trung cấp tín dụng ngắn
hạn. Điều này thể hiện ở tình trạng dư thừa thanh khoản ở một số kỳ hạn với khối lượng
lớn làm lãng phí vốn, giảm thu nhập của Công ty.
Chương 3, trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết và kinh nghiệm thực tiễn, căn cứ định hướng
phát triển của CMF, các vấn đề tồn tại trong công tác quản lý thanh khoản, tác giả đưa ra
các giải pháp, kiến nghị nhằm tăng cường công tác quản lý thanh khoản tại CMF, đó là:


Hoàn thiện hệ thống các văn bản quản trị, quy trình nghiệp vụ về quản lý thanh

khoản như quy định về quản lý dòng tiền, quy định về huy động và sử dụng vốn...


Hoàn thiện mô hình, cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý thanh khoản: Tách một số chức

năng của các phòng ban; Thiết lập cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý thanh khoản nhằm phân
định rõ trách nhiệm của từng cá nhân và bộ phận.


Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực: chú trọng chính sách đào tạo và đào tạo lại



nguồn nhân lực, chính sách tuyển dụng và đãi ngộ cạnh tranh nhằm thu hút các chuyên gia,
chuyên viên cao cấp; tích cực tham gia các diễn đàn, hội nghị, hội thảo nâng cao năng lực
quản lý thanh khoản...


Nâng cao năng lực tài chính và đa dạng hóa nguồn vốn: Tăng quy mô vốn tự có là

điều kiện để tăng cường quản lý thanh khoản đồng thời đa dạng hóa nguồn vốn thông qua
phát hành giấy tờ có giá; cổ phần hóa nhằm thu hút nhiều hơn các nguồn vốn từ bên ngoài;
mở rộng quan hệ với các đối tác trong và ngoài nước.


Hiện đại hoá cơ sở hạ tầng, công nghệ thông tin: Đầu tư phần mềm Corebanking

thay thế phần mềm Bank2000 hiện tại; chuẩn hóa hệ thống báo cáo, xây dựng trung tâm dự
phòng nhằm tăng năng lực và đảm bảo an toàn hệ thống khi vận hành.


Xây dựng chiến lược quản lý thanh khoản như: Cơ cấu tài sản nợ, tài sản có (quản

lý thanh khoản bằng nhiều loại đồng tiền; Thiết lập các hạn mức thanh khoản như hạn mức
khe hở thanh khoản, tỷ lệ dự trữ thanh toán, đa dạng hóa tài sản, công nợ; xác định trách


nhiệm từng cá nhân/bộ phận; kế hoạch dự phòng thanh khoản trong tình huống có rủi ro;
khả năng chống đỡ nhu cầu thanh khoản....


Tăng cường khả năng phân tích và dự báo phục vụ hoạt động quản lý nói chung và


quản trị thanh khoản nói riêng.


Tăng cường kiểm tra giám sát, thường xuyên đánh giá hoạt động quản lý thanh

khoản như phân cấp ủy quyền cho từng loại hoạt động, từng cấp quản lý; đánh giá tính hiệu
quả của các cơ chế, chính sách.


Một số kiến nghị với cơ quan quản lý, chủ sở hữu:

o

Đối với Chủ sở hữu - Tập đoàn công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam:



Xây dựng và áp dụng cơ chế chính sách đặc thù đối với CMF về kế hoạch, lương,

thưởng thỏa đáng...


Chuyển giao cho CMF quản lý điều hòa dòng tiền tập trung của Tập đoàn nhằm tăng

sức mạnh tài chính, đa dạng nguồn vốn cho CMF, tăng hiệu quả sử dụng vốn của Tập đoàn.
o

Đối với cơ quan quản lý cấp trên:




Về cơ chế chính sách: ổn định môi trường kinh doanh, hoàn thiện hành lang pháp

lý, áp dụng các chuẩn mực, thông lệ quốc tế trong quản lý thanh khoản; điều hành chính
sách tài chính tiền tệ linh hoạt, hiệu quả, tránh giật cục, cứng nhắc và theo thời điểm; tăng
cường công tác thanh tra, giám sát hoạt động, các tỷ lệ bảo đảm an toàn theo quy định
của các TCTD;


Cho phép thực hiện cơ chế cho vay tái cấp vốn, tái chiết khấu đối với công ty tài

chính như các Ngân hàng thương mại và không áp dụng tỷ lệ khả năng thanh toán ngày
hôm sau đối với hoạt động của các TCTD phi ngân hàng.

III. Kết luận
Trong một thời gian dài, khi cả thế giới phải đối diện với cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ
cùng những bài học nhãn tiền ở nước Mỹ, Châu Âu và liên hệ với thực tiễn tại Việt Nam,


vấn đề quản lý thanh khoản trở nên đáng được quan tâm hơn bao giờ hết. Để tăng cường
quản lý thanh khoản nhằm giảm thiểu rủi ro vỡ nợ, tối đa hóa lợi nhuận là bài toán khó
đặt ra không chỉ với một TCTD riêng lẻ mà đối với toàn hệ thống TCTD.
Với mục tiêu tăng cường công tác quản lý thanh khoản tại CMF, luận văn đã tổng hợp
các lý luận chung về quản lý thanh khoản tại các TCTD; về nội dung, phương pháp quản
lý thanh khoản để vận dụng vào thực tiễn hoạt động quản lý thanh khoản tại CMF.
Công ty Tài chính Than - Khoáng sản Việt Nam là TCTD mới thành lập nhưng chưa để
xảy ra tình trạng mất thanh khoản tại bất kỳ một thời điểm nào kể từ ngày đi vào hoạt
động. Tuy nhiên, do thiếu kinh nghiệm, cơ sở hạ tầng lạc hậu và chưa có định hướng
chiến lược nên công tác quản lý thanh khoản vẫn còn những hạn chế cần hoàn thiện bổ

sung.
Trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết và thực tiễn, học viên tin rằng các giải pháp kiến nghị
đưa ra là phù hợp với mô hình hoạt động của CMF, từ đó công tác quản lý thanh khoản sẽ
có những chuyển biến tích cực, góp phần thực hiện mục tiêu đảm bảo an toàn, hiệu quả
trong hoạt động kinh doanh của CMF.
Luận văn là kết quả nghiên cứu, cố gắng của bản thân học viên dưới sự hướng dẫn, góp ý
của các thầy cô giáo cũng như các cán bộ đồng nghiệp, tuy nhiên do khuôn khổ giới hạn
được quy định, luận văn chỉ tập trung nghiên cứu các vấn đề về quản lý thanh khoản tại
CMF nên có thể còn một số hạn chế. Đề tài này cần tiếp tục mở rộng nghiên cứu, đồng
thời cần có sự hỗ trợ, đóng góp của các cơ quan quản lý nhà nước, các chuyên gia để
hoàn thiện, áp dụng trong thực tiễn. Học viên tin tưởng rằng trong tương lai gần, các cơ
quan quản lý sẽ sớm ban hành các quy định, chuẩn mực để áp dụng trong công tác quản
lý thanh khoản phù hợp với điều kiện hoạt động của các TCTD tại Việt Nam nhằm cải
thiện, nâng cao chất lượng hoạt động của hệ thống các TCTD.



×