Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng TMCP bưu điện liên việt chi nhánh thăng long (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (228.11 KB, 13 trang )

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ
TÓM TẮT LUẬN VĂN
LỜI MỞ ĐẦU .......................................................... Error! Bookmark not defined.
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG
VỐN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI ................ Error! Bookmark not defined.
1.1. Khái quát về ngân hàng thương mại ........... Error! Bookmark not defined.
1.1.1. Khái niệm ngân hàng thương mại............. Error! Bookmark not defined.
1.1.2. Những hoạt động cơ bản của ngân hàng thương mạiError! Bookmark not
defined.
1.1.3. Hoạt động huy động vốn của ngân hàng thương mại ................................. 7
1.2. Hiệu quả huy động vốn của ngân hàng thương mạiError! Bookmark not
defined.
1.2.1. Khái niệm hiệu quả huy động vốn của NHTMError!

Bookmark

not

defined.
1.2.2. Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả huy động vốn cuả NHTM................Error!
Bookmark not defined.
1.3. Những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả huy động vốn của NHTM ......Error!
Bookmark not defined.
1.3.1. Những nhân tố chủ quan ........................... Error! Bookmark not defined.
1.3.2. Những nhân tố khách quan ....................... Error! Bookmark not defined.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN


HÀNG TMCP BƯU ĐIỆN LIÊN VIỆT CHI NHÁNH THĂNG LONG ....Error!
Bookmark not defined.
2.1. Khái quát về ngân hàng thương mại cổ phần Bưu điện Liên Việt – chi
nhánh Thăng Long ............................................... Error! Bookmark not defined.


2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên
Việt – chi nhánh Thăng Long ............................ Error! Bookmark not defined.
2.1.2. Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt –
chi nhánh Thăng Long giai đoạn 2011-2013 ...... Error! Bookmark not defined.
2.2. Thực trạng hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên
Việt – chi nhánh Thăng Long .............................. Error! Bookmark not defined.
2.2.1. Thực trạng hoạt động huy động vốn của Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên
Việt chi nhánh Thăng Long ................................ Error! Bookmark not defined.
2.2.2. Phân tích hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt
– chi nhánh Thăng Long ..................................... Error! Bookmark not defined.
2.3. Đánh giá hiệu quả hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Bưu
điện Liên Việt – chi nhánh Thăng Long ............ Error! Bookmark not defined.
2.3.1. Những kết quả đạt được ............................ Error! Bookmark not defined.
2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân ........................... Error! Bookmark not defined.
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN
HÀNG TMCP BƯU ĐIỆN LIÊN VIỆT CHI NHÁNH THĂNG LONG ..........Error!
Bookmark not defined.
3.1. Định hướng hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên
Việt – chi nhánh Thăng Long .............................. Error! Bookmark not defined.
3.1.1. Bối cảnh kinh tế xã hội ............................. Error! Bookmark not defined.
3.1.2. Định hướng hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên
Việt chi nhánh Thăng Long trong thời gian tới .. Error! Bookmark not defined.
3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Bưu
điện Liên Việt chi nhánh Thăng Long ............... Error! Bookmark not defined.

3.2.1. Đa dạng hóa các hình thức huy động........ Error! Bookmark not defined.
3.2.2. Đẩy mạnh chính sách khách hàng ............ Error! Bookmark not defined.
3.2.3. Quản lý tốt cơ cấu nguồn vốn ................... Error! Bookmark not defined.
3.2.4. Đẩy mạng công tác marketing thu hút khách hàngError! Bookmark not
defined.
3.2.5. Nâng cao hiệu quả cho vay và đầu tư ....... Error! Bookmark not defined.
3.2.6. Mở rộng mạng lưới phòng giao dịch ............ Error! Bookmark not defined.


3.2.7. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ nhân viênError!

Bookmark

not

defined.
3.3. Một số kiến nghị ............................................ Error! Bookmark not defined.
3.3.1. Kiến nghị đối với Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt .................Error!
Bookmark not defined.
3.3.2. Kiến nghị đối với Ngân hàng nhà nước .... Error! Bookmark not defined.
3.3.3. Kiến nghị đối với Chính Phủ .................... Error! Bookmark not defined.
KẾT LUẬN .............................................................. Error! Bookmark not defined.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............... Error! Bookmark not defined.

LỜI MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài
Huy động vốn là một trong những hoạt động chủ yếu và có vai trò quan trọng đối với
sự tồn tại và phát triển của mỗi ngân hàng nói riêng và sự phát triển của nền kinh tế nói
chung. Do vậy vấn đề huy động vốn và sử dụng hiệu quả nguồn vốn đang là vấn đề cấp
thiết đối với tất cả các ngân hàng hiện nay. Cuộc chạy đua giữa các ngân hàng thương mại

trong và ngoài nước đã và đang tạo nên sức ép cạnh tranh gay gắt trên thị trường tài chính ngân hàng. Đứng trước thách thức đó, Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt – chi nhánh
Thăng Long với mục tiêu phát triển trở thành một trong những ngân hàng TMCP hàng đầu,
đang nỗ lực tạo ra lợi thế cạnh tranh trong hoạt động kinh doanh tiền tệ ở tất cả các lĩnh
vực: cho vay, đầu tư, huy động, bảo lãnh… Đặc biệt, ngân hàng xác định tăng cường hoạt
động huy động vốn là ưu tiên hàng đầu trong giai đoạn hiện nay.
Nhằm đáp ứng đòi hỏi của thực tiễn, đề tài “ Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại
Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt – chi nhánh Thăng Long” đã được lựa chọn
nghiên cứu.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản về vốn, huy động và hiệu quả huy động vốn
của NHTM.
- Phân tích, đánh giá thực trạng, xác định những nguyên nhân hạn chế đối với huy
động và hiệu quả huy động vốn của Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt – chi nhánh


Thăng Long trong thời gian qua.
- Đề xuất các giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn tại
Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt – chi nhánh Thăng Long .
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Hiệu quả huy động vốn của NHTM
- Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu hiệu quả huy động vốn của từ tiền gửi của tổ
chức kinh tế và dân cư tại Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt – chi nhánh Thăng Long
giai đoạn 2011 - 2013.
4. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu khoa học kinh tế, phương
pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, các phương pháp nghiên cứu: thống kê,
phân tích, phương pháp so sánh và tổng hợp, diễn dịch và quy nạp
5. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, danh mục chữ viết tắt, danh mục bảng biểu, danh
mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3 chương:

Chương 1: Những vấn đề lý luận cơ bản về hiệu quả huy động vốn của NHTM
Chương 2: Thực trạng hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên
Việt chi nhánh Thăng Long
Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Bưu
điện Liên Việt chi nhánh Thăng Long


CHƯƠNG I
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ
HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN CỦA NHTM
Trong phần này, tác giả trình bày về những lý luận cơ bản về huy động vốn và hiệu
quả huy động vốn của ngân hàng thương mại, tác giả đi sâu và tìm hiểu hệ thống chỉ tiêu
đánh giá hiệu quả huy động vốn cũng như những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả huy
động vốn.
1.1. Những nghiệp vụ cơ bản của ngân hàng thương mại
1.1.1. Khái niệm ngân hàng thương mại
Có nhiều định nghĩa về ngân hàng thương mại, ở đây tác giả xin nêu định nghĩa được
coi là đầy đủ nhất về NHTM: “ Ngân hàng là một doanh nghiệp đặc biệt kinh doanh về tiền
tệ với hoạt động thường xuyên là huy động vốn, cho vay, chiết khấu, bảo lãnh, cung cấp các
dịch vụ tài chính và các hoạt động khác có liên quan. NHTM là tổ chức tài chính trung gian
cung cấp danh mục các dịch vụ tài chính đa dạng nhất so với bất kỳ tổ chức nào trong nền
kinh tế”.
1.1.2. Những nghiệp vụ cơ bản của ngân hàng thương mại
Phần này, tác giả đi vào vào tìm hiểu những nghiệp vụ cơ bản của ngân hàng
thương mại bao gồm: huy động; cho vay; đầu tư; hoạt động dịch vụ khác. Bên cạnh các
hoạt động cơ bản ở trên, ngân hàng thương mại còn thực hiện nhiều hoạt động khác như:
Kinh doanh ngoại tệ, bảo lãnh, quản lý ngân quỹ, môi giới chứng khoán, bảo hiểm… đáp
ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của khách hàng.
1.1.3. Hoạt động huy động vốn của ngân hàng thương mại
Khái niệm huy động vốn

Huy động vốn là hoạt động mà ngân hàng sử dụng nhiều phương pháp khác nhau
nhằm xây dựng, sử dụng nguồn vốn hiệu quả theo đúng qui định của pháp luật và đáp
ứng mục tiêu kinh doanh của ngân hàng.
Mục tiêu huy động vốn:
-

Tạo lập quy mô và sự tăng trưởng ổn định của nguồn vốn


-

Sử dụng nguồn vốn giá rẻ; Xây dựng cơ cấu nguồn vốn hợp lý

-

Nâng cao công tác quản lý nguồn vốn

Phương thức huy động vốn:
Để tăng cường huy động vốn, ngân hàng có thể sử dụng nhiều hình thức huy động
khác nhau: huy động tiền gửi từ cá nhân hoặc Tổ chức kinh tế, đi vay từ các TCTD hoặc
NHNN, huy động từ các nguồn khác…Phần này tác giả tập trung nghiên cứu hoạt động
huy động tiền gửi từ cá nhân và tổ chức.
1.2. Hiệu quả huy động vốn của ngân hàng thương mại
Ở phần này, tác giả đi sâu vào tìm hiểu các tiêu chí phản ánh hiệu quả huy động vốn
của ngân hàng thương mại.
Hiệu quả huy động vốn của ngân hàng thương mại là kết quả huy động mà ngân
hàng đạt được, phù hợp với nhu cầu sử dụng vốn, đảm bảo mục tiêu an toàn và lợi nhuận
cao của ngân hàng trong từng thời kỳ.
Để đánh giá chính xác hiệu quả huy động vốn, các ngân hàng thương mại cần đưa
ra hệ thống các chỉ tiêu đánh giá sau:

Thứ nhất, Quy mô và tốc độ tăng trưởng của nguồn vốn có đạt mục tiêu đề ra, đảm
bảo năm sau cao hơn năm trước hay không
Thứ hai, Cơ cấu nguồn vốn huy động theo đối tượng khách hàng, theo loại tiền,
theo kỳ hạn có phù hợp mục tiêu, chiến lược huy động của chi nhánh cũng như nhu cầu
sử dụng vốn không.
Thứ ba, Chi phí huy động có đảm bảo bù đắp chi phí bỏ ra và đem lọi nhuận cao
nhất cho ngân hàng hay không.
Thứ tư, Đảm bảo sự phù hợp giữa cơ cấu huy động vốn và sử dụng vốn. Mục đích
huy động vốn bao giờ cũng gắn liền với nhu cầu sử dụng vốn. Nếu xảy ra sự mất cân đối
giữa nguồn vốn huy động và nguồn vốn sử dụng, ngân hàng cần đưa ra các biện pháp
nhằm bù đắp khoản thiếu hụt hoặc đầu tư nguồn vốn dư thừa nhằm tăng lợi nhuận.
1.3. Những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả huy động vốn của NHTM
Hoạt động huy động vốn của ngân hàng chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố tác động.
Để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, tác giả đi sâu vào phân tích những yếu tố ảnh hưởng


trực tiếp đến hoạt động huy động vốn bao gồm:
- Nhân tố chủ quan: chính sách huy động vốn, chiến lược kinh doanh của ngân
hàng, tổ chức hoạt động huy động vốn tại ngân hàng, hiệu quả hoạt động cho vay đầu tư,
uy tín thương hiệu của ngân hàng…
- Nhân tố khách quan: hanh lang pháp lý của nhà nước, lạm phát và lãi suất, sự cạnh
tranh giữa các TCTD trên thị trường, đặc điểm khách hàng…

CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN
TẠI NGÂN HÀNG TMCP BƯU ĐIỆN LIÊN VIỆT CHI NHÁNH THĂNG
LONG
2.1. Khái quát về ngân hàng thương mại cổ phần Bưu điện Liên Việt – chi nhánh
Thăng Long
Trong phần này, tác giả trình bày khái quát về quá trình hình thành, phát triển, cơ

cấu tổ chức, kết quả kinh doanh của Ngân hàng thương mại cổ phần Bưu điện Liên Việt –
chi nhánh Thăng Long giai đoạn 2011 – 2013.
LVPBank Thăng Long là chi nhánh thành lập thứ hai trong hệ thống, sau chi nhánh
Hà Nội. Từ khi thành lập, chi nhánh có địa bàn hoạt động ở khu vực hồ Hoàn Kiếm với 4
PGD trực thuộc.
Giai đoạn 2011 – 2013: chi nhánh đạt được kết quả kinh doanh đáng khích lệ:
Doanh số huy động và cho vay tăng trưởng qua các năm, đặc biệt là năm 2012 tốc độ
tăng trưởng huy động là 25,38%, đạt lợi nhuận 42,4 tỷ đồng, cao nhất trong 3 năm trở lại
đây, tăng 15,2% so với năm 2011. Do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế toàn cầu, chính
sách hạn chế cho vay của chi nhánh, sang năm 2013, quy mô và tốc độ huy động vốn sụt
giảm, dư nợ cho vay cũng thấp hơn năm 2012 trong khi nợ quá hạn và nợ xấu tăng cao.


2.2. Thực trạng hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt –
chi nhánh Thăng Long
Các hình thức huy động vốn đang áp dụng tại Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt
– chi nhánh Thăng Long, bao gồm:
-

Tiền gửi thanh toán: Tiền gửi thanh toán thông thường, Tiền gửi đầu tư tự động
dành cho KHDN

-

Tiết kiệm có kỳ hạn: gồm rất nhiều sản phẩm đáp ứng nhu cầu khách hàng như:
Tiết kiệm thường, Tiết kiệm Hoa Trạng Nguyên, Tiết kiệm lãi suất thả nổi, Tiết
kiệm lĩnh lãi định kỳ…

-


Tiết kiệm không kỳ hạn

-

Phát hành giấy tờ có giá: chủ yếu phát hành chứng chỉ tiền gửi ghi danh dành
cho khách hàng cá nhân.

Thực trạng huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt – chi nhánh
Thăng Long:
Tác giả đi vào phân tích thực trạng huy động nguồn tiền gửi theo các tiêu chí: đối
tượng huy động, kỳ hạn, loại tiền, mục đích sử dụng. Sau đó, tác giả tập trung phân tích
những kết quả đã đạt được trong công tác huy động vốn tại chi nhánh.
Thực trạng huy động vốn tại LVPBank Thăng Long theo đối tượng huy động: Chi nhánh
chủ yếu huy động từ các TCKT lớn, chiếm 80% doanh số huy động qua các năm.
Thực trạng huy động vốn tại LVPBank Thăng Long theo kỳ hạn: tiền gửi trung dài
hạn qua các năm giữ ở mức ổn định, tiền gửi ngắn hạn giảm dần từ năm 2011 đến năm
2013, tiền gửi không kỳ hạn tăng đột biến vào năm 2012 và giảm tương đối vào năm
2013.
Thực trạng huy động vốn tại LVPBank Thăng Long theo loại tiền: hiện nay chi
nhánh huy động tiền gửi nội tệ chiếm ưu thế tuyệt đối, chiếm 80-90% tổng nguồn huy
động.
Thực trạng huy động vốn tại LVPBank Thăng Long theo mục đích huy động:
Khách hàng gửi với mục đích tiết kiệm và nhận lãi suất vẫn chiếm ưu thế, ở mức 60-70%
tổng nguồn huy động.


Phân tích hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt – chi
nhánh Thăng Long:
Phần này, tác giả đi vào phân tích theo các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả huy động vốn
tại chi nhánh bao gồm: quy mô huy động vốn có đáp ứng nhu cầu sử dụng vốn, tốc độ

tăng trưởng nguồn vốn, cơ cấu nguồn vốn có phù hợp không, chi phí huy động có tối ưu
hay không. Qua phân tích cho thấy công tác huy động vốn của chi nhánh đã đạt hiệu quả
nhất định, tuy nhiên vẫn xảy ra tình trạng dư thừa vốn làm tăng chi phí huy động và giảm
bớt lợi nhuận của chi nhánh.
2.3. Đánh giá thực trạng hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Bưu điện
Liên Việt – chi nhánh Thăng Long
Ở phần này, tác giả đánh giá tổng quát những kết quả đã đạt được của chi nhánh và
nêu ra những hạn chế còn tồn tại để chi nhánh khắc phục. Bên cạnh những kết quả đạt
được như:
Quy mô huy động vốn của chi nhánh khá cao và tốc độ tăng trưởng nguồn tương
đối ổn định; Cơ cấu nguồn và chi phí huy động vốn của ngân hàng tương đối hợp lý, một
số mặt hạn chế như:Tốc độ tăng trưởng huy động vốn không đồng đều qua các năm và có
dấu hiệu giảm sút; Chênh lệch lãi suất bình quân có xu hướng giảm; Chi phí huy động
vốn của chi nhánh về lãi suất chưa hợp lý.
Tác giả đi vào phân tích những nguyên nhân làm tăng và giảm hiệu quả huy động
vốn bao gồm:
Nguyên nhân làm tăng hiệu quả huy động vốn: Sản phẩm đa dạng đáp ứng nhu cầu
phong phú của khách hàng; Nhiều chương trình khuyến mãi tri ân khách hàng; Mạng lưới
giao dịch thuận tiện; Tinh thần đoàn kết tập thể của cán bộ nhân viên chi nhánh.
Nguyên nhân làm giảm hiệu quả huy động vốn: chính sách lãi suất sản phẩm chưa
linh hoạt; Sản phẩm chưa có tính đột phá cao; Chương trình khuyến mãi hoạt động chưa
hiệu quả; Hạ tầng công nghệ còn kém; Hiệu quả cho vay đầu tư và uy tín, thương hiệu
của ngân hàng chưa cao; Áp lực cạnh tranh của thị trường; Thị trường tiền tệ kém phát
triển



CHƯƠNG 3
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN
TẠI NGÂN HÀNG TMCP BƯU ĐIỆN LIÊN VIỆT – CHI NHÁNH

THĂNG LONG
3.1. Định hướng hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt –
chi nhánh Thăng Long
Trên cơ sở phân tích bối cảnh kinh tế xã hội trong thời gian tới có ảnh hưởng đến
hoạt động kinh doanh của ngân hàng, cùng với chiến lược phát triển của Ngân hàng
TMCP Bưu điện Liên Việt – chi nhánh Thăng Long, tác giả nêu ra định hướng hoạt động
của LienvietPostBank giai đoạn 2014- 2019:
Một là, Phấn đấu đạt mục tiêu tăng trưởng nguồn vốn trên địa bàn với tốc độ bình
quân 21-22%
Hai là, Xây dựng cụ thể chiến lược huy dộng vốn từ khách hàng cá nhân
Ba là, Nghiên cứu triển khai các sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao, có sự khác
biệt so với đối thủ cạnh tranh.
Bốn là, Không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng
Năm là, nâng cao hiệu quả hoạt động của các phòng giao dịch
3.2. Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Bưu
điện Liên Việt – chi nhánh Thăng Long
Sau khi tìm hiểu lý luận ở chương 1, phân tích thực trạng chương 2 và định hướng
phát triển hoạt động huy động vốn của LVPBank Thăng Long, tác giả đề xuất một hệ
thống các giải pháp mang tính đồng bộ nhằm tăng hiệu quả huy động vốn tại chi nhánh
như sau:
Một là, Đa dạng hóa các hình thức huy động
Đối với các sản phẩm hiện có, tác giả đưa ra các giải pháp nhằm tăng tiện ích sản
phẩm, nâng cao chất lượng đối với các sản phẩm dịch vụ hiện có. Đồng thời, đa dạng hóa
các sản phẩm huy động sử dụng tại chi nhánh.


Hai là, Đẩy mạnh chính sách khách hàng: Chi nhánh cần tiến hành phân loại khách
hàng theo các tiêu chí: số dư tiền gửi, mức độ quen thuộc với ngân hàng, tần suất giao
dịch… Trên cơ sở đó xây dựng chính sách sản phẩm, chính sách ưu đãi phù hợp với từng
đối tượng khách hàng nhằm đáp tứng tốt hơn nhu cầu khách hàng.

Ba là, Quản lý tốt cơ cấu nguồn vốn: Việc quản lý này về cơ bản phải tuân theo
những quy luật của cung - cầu về vốn và chiến lược kinh doanh của mỗi ngân hàng. Nội
dung quản lý bao gồm: Quản lý chi phí huy động, tỷ trọng và cơ cấu vốn, tính thanh
khoản của nguồn vốn.
Bốn là, Đẩy mạng công tác marketing thu hút khách hàng: Tăng cường hoạt động
tuyên truyền quảng cáo , đổi mới trụ sở giao dịch và phong cách giao dịch.
Năm là, Nâng cao hiệu quả cho vay và đầu tư: Tăng cường công tác kiểm tra kiểm
soát và xử lý nợ xấu trong hoạt động cho vay của chi nhánh.
Sáu là, Mở rộng mạng lưới phòng giao dịch: Nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ
thống phòng giao dịch và đẩy mạnh công tác phát triển mạng lưới.
Bảy là, Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ nhân viên: Không ngừng đào tạo nâng
cao trình độ cho cán bộ nhân viên ngân hàng.
Bên cạnh đó, tác giả đưa ra một số kiến nghị với Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên
Việt, với Chính Phủ, với NHNN trong việc tạo hành lang pháp lý cũng như điều kiện
thuận lợi để thực hiện các giải pháp trên:
Đối với Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt: Ngân hàng cần trao quyền tự chủ
cho chi nhánh, hỗ trợ chi nhánh kịp thời về mọi mặt như: công nghệ, nhân sự, chính
sách…
Đối với NHNN: Ban hành chính sách, quy định thúc đẩy sự phát triển của hệ thông
NHTM trong nền kinh tế
Đối với Chính Phủ: Tạo lập môi trường kinh tế vĩ mô ổn định, tạo hành lang pháp lý
cho các doanh nghiệp tham gia thị trường hiệu quả.


KẾT LUẬN
Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt chi nhánh Thăng Long là chi nhánh ra đời
thứ hai sau khi ngân hàng thành lập. Dù thời gian hoạt động trên thị trường tài chính
không lâu nhưng chi nhánh đã đạt được những thành công đáng kể trong hoạt động kinh
doanh nói chung cũng như trong công tác huy động vốn nói riêng, góp phần đáp ứng tốt
nhu cầu vốn cho phát triển kinh tế. Thành công đó bước đầu khẳng định sự đúng đắn

trong chính sách chỉ đạo, điều hành của Chính Phủ, NHNN và của ngân hàng TMCP Bưu
điện Liên Việt.



×