Tải bản đầy đủ (.doc) (52 trang)

Xây dựng bộ tài liệu tổ chức lễ kỷ niệm chào mừng ngày lễ lớn của dân tộc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (292.11 KB, 52 trang )

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay, nước ta ngày càng hội nhập quốc tế
một cách sâu rộng thì chúng ta cần phải ngày càng hoàn thiện các Nghi thức
nhà nước một cách tốt hơn để có thể nâng cao hình ảnh và vị thế của chúng ta
trên trường quốc tế. Nhà nước đóng vai trò rất quan trọng trong việc đưa ra
các chủ trương, chính sách và các quy định cụ thể để hoàn thiện một cách đầy
đủ, chi tiết nhất các vấn đề liên quan đến nghi thức nhà nước tạo nên sự thống
nhất trong việc thực hiện các nội dung liên quan tới nghi thức nhà nước trong
tất cả các cơ quan, tổ chức. Nhà nước đảm bảo cho việc thực hiện các quyết
định quản lý của mình đối với công dân của mình bởi nhiều biện pháp mang
tính quyền lực nhà nước như thuyết phục, kỷ luật, kinh tế, cưỡng chế và tính
quyền lực đó còn được thể hiện bằng những phương tiện mang tính hình thức
đặc thù thuộc phạm trù nghi thức mà nhà nước quản lý.
Đã có rất nhiều nghiên cứu về việc cải cách và quy định việc thực hiện các
nghi thức nhà nước và đã có những giải pháp được đưa ra như: Thường xuyên rà
soát các văn bản, quy định đã lỗi thời để ban hành văn bản mới thay thế, phù hợp
với giai đoạn phát triển kinh tế, xã hội của đất nước và tiến trình hội nhập quốc
tế. Ngày nay, tình hình thế giới và tình hình kinh tế, xã hội trong nước đang ngày
càng phát triển. Mặc dù chịu tác động của tình hình kinh tế thế giới nhưng nhiều
chỉ tiêu kinh tế, xã hội đã đạt và vượt kế hoạch đề ra, xu thế toàn cầu là tất yếu.
Công tác rà soát nội dung, hiệu lực văn bản có ý nghĩa phát hiện kịp thời những
quy định không còn phù hợp, những quy định còn chồng chéo và những quan hệ
đã được nhà nước quan tâm và điều chỉnh.
Như chúng ta đã biết, nghi thức nhà nước là những phương thức giao
tiếp trong hoạt động quản lý nhà nước nói chung được quy định tại các văn
bản pháp luật của Nhà nước, theo tập quán truyền thống dân tộc hoặc quốc tế
mà các bên tham gia quan hệ thủ tục quản lý nhà nước phải tuân thủ và thực
hiện nghiêm chỉnh. Nghi thức nhà nước không những thể hiện những chủ
trương, chính sách đối nội, đối ngoại mà còn thể hiện những nét văn minh và
bản sắc văn hóa của mỗi dân tộc. Thực hiện tốt các nghi thức nhà nước sẽ góp


phần quan trọng vào sự thành công trong công tác đối nội, đối ngoại của nhà
nước trên mọi lĩnh vực. Việc tiến hành các lễ mít tinh, lễ kỷ niệm của cơ quan,
tổ chức là một trong những nội dung của nghi thức nhà nước và cũng không
nằm khỏi những quy luật chung này.
Nhận thức được tầm quan trọng của việc tìm hiểu các quy định để tiến
hành lễ mít tinh, lễ kỷ niệm của một cơ quan, tổ chức cũng như từ thực tế
công việc và vận dụng những gì đã được học qua học phần "Nghi thức nhà
1


nước" em xin mạnh dạn nghiên cứu đề tài "Căn cứ vào các văn bản quy định
của Nhà nước xây dựng một bộ tài liệu để tổ chức buổi lễ mít tinh chào
mừng ngày lễ lớn của dân tộc”
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
2.1. Đối tượng nghiên cứu
- Các quy định để tiến hành lễ mít tinh kỷ niệm của một cơ quan, tổ chức.
- Xây dựng bộ tài liệu cho công tác tổ chức lễ mít tinh chào mừng ngày lễ
lớn của dân tộc
2.2. Phạm vi nghiên cứu
- Nghị định 145/2013/NĐ-CP ngày 29 tháng 10 năm 2013 của Chính
phủ quy định về tổ chức ngày kỷ niệm; nghi thức trao tặng, đón nhận hình
thức khen thưởng, danh hiệu thi đua; nghi lễ đối ngoại và đón tiếp khách nước
ngoài.
- Thu thập bộ tài liệu cho công tác tổ chức lễ mít tinh chào mừng ngày lễ
lớn của dân tộc
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
- Tìm hiểu mục đích, ý nghĩa tổ chức lễ mít tinh, kỷ niệm.
- Quy định của Nhà nước trong tổ chức lễ mít tinh, kỷ niệm.
- Xây dựng bộ tài liệu cho công tác tổ chức lễ mít tinh chào mừng ngày
lễ lớn của dân tộc

4. Cơ sở phương pháp luận và các phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thu thập thông tin trực tiếp: quan sát;
- Phương pháp thu thập thông tin gián tiếp: phân tích và tổng hợp
+ Nghiên cứu tài liệu, tư liệu tham khảo;
+ Nguồn tin từ mạng Internet;
5. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn đề tài
- Đề tài nghiên cứu góp phần nâng cao hiệu quả trong công tác tổ chức
các lễ mít tinh, lễ kỷ niệm của cơ quan.
- Kết quả đạt được của đề tài có thể được sử dụng làm tài liệu tham
khảo cho cán bộ tại đơn vị nghiên cứu
6. Lịch sử nghiên cứu
Có thể nói việc tổ chức các lễ mít tinh, kỷ niệm trong các cơ quan, tổ chức
đã và đang được quan tâm và chú trọng rất nhiều trong giai đoạn hiện nay.
Đã có không ít các nghiên cứu về đề tài này, cũng như sự chỉ đạo của
nhà nước tới các cơ quan, đơn vị để ngày một nâng cao hiệu quả hoạt động
2


của nhà nước, tạo nên sự thống nhất trong tất cả các cơ quan, đơn vị, theo một
chỉnh thể thống nhất, cụ thể như:
- Chính phủ (2013), Nghị định số 145/2013/NĐ-CP về tổ chức ngày kỷ
niệm; nghi thức trao tặng, đón nhận hình thức khen thưởng, danh hiệu thi
đua; nghi lễ đối ngoại và đón tiếp khách nước ngoài.
- Chính phủ (2004), Nghị định số 154/2004/NĐ-CP về nghi thức Nhà
nước trong tổ chức mít tinh, lễ kỷ niệm; trao tặng và đón nhận danh hiệu vinh
dự nhà nước, Huân chương, Huy chương, Cờ thi đua của Chính phủ, Bằng
khen của Thủ tướng Chính phủ.
- Chính phủ (2001), Nghị định số 82/2001/NĐ-CP ngày 06 tháng 11
năm 2001 của Chính phủ về nghi lễ nhà nước và đón, tiếp khách nước ngoài.
- Học viện Hành chính Quốc gia, Giáo trình Hành chính văn phòng

trong các cơ quan nhà nước. NXBGD, H.2005.
- TS. Đào Thị Ái Thi. Văn hóa công sở, NXB Chính trị - Hành chính 2012.
- TS. Lưu Kiếm Thanh. Nghi thức nhà nước, NXB Thanh niên, Hà Nội 2001.
7. Cấu trúc của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận đề tài được chia làm 03 chương:
Chương 1. Mục đích, ý nghĩa của việc tổ chức lễ mít tinh, kỷ niệm.
Chương 2. Quy định của Nhà nước trong tổ chức lễ mít tinh, kỷ niệm.
Chương 3. Xây dựng bộ tài liệu cho công tác tổ chức buổi Gặp mặt kỷ
niệm 72 năm Cách mạng tháng Tám (19/8/1945-19/8/2017) và Quốc khánh
nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (02/9/1945-02/9/2017) của UBND
huyện Lục Nam

3


Chương 1:
MỤC ĐÍCH, Ý NGHĨA CỦA VIỆC
TỔ CHỨC LỄ MÍT TINH, KỶ NIỆM
1.1. Mục đích, ý nghĩa
Lễ mít tinh, kỷ niệm là hình thức tổ chức của các cơ quan, tổ chức
nhằm kỷ niệm các ngày lễ lớn theo quy định của nhà nước như: Quốc khánh
nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 02/9, ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí
Minh 19/5; ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam 03/02; ngày Giỗ tổ Hùng
Vương 10/3...; ngày sinh của các vị lãnh đạo Đảng, nhà nước đã từ trần; ngày
sinh của các danh nhân đã được Nhà nước công nhận; ngày thành lập, ngày
truyền thống hay các ngày lễ kỷ niệm khác của các cơ quan, tổ chức.
Qua nghiên cứu sử sách có thể thấy rõ các triều đại phong kiến Đông Á
rất coi trọng lễ nghi, chế độ. Lễ vốn có từ trong xã hội nguyên thủy, dùng để
chỉ những tập tục mang tính quy phạm (tục lệ) mà các thành viên của cộng
đồng thị tộc, bộ lạc phải tuân thủ. Cùng với sự ra đời của nhà nước và sự phân

hóa giai cấp, giai tầng trong xã hội, các tục lệ được cải biên, chỉnh sửa phù
hợp với những điều kiện phát triển mới của cơ cấu tổ chức quyền lực, các
tương quan chính trị và đời sống kinh tế - xã hội nói chung. Lúc này tổng hợp
thành những nghi thức nhà nước được gọi là lễ chế, như tông pháp, phân
phong, lễ tiết nghi thức.
Sử thần Phan Huy Chú (1782-1840) trong tác phẩm Lịch triều hiến
chương loại chí của mình tại phần Lễ nghi chí cũng đã viết:
"Trong đạo trị nước, lễ là cần hơn cả. Lễ để nhận rõ việc hiềm nghi, soi
sáng chỗ vi ẩn, chia ra người trên kẻ dưới, tỏ võ vật nọ phẩm kia. Lễ nghi 300
điều, uy nghi 3000 điều, chỗ nào cũng ngụ tinh thần của cổ nhân ở đó. Điển
lễ thời cổ sâu kín tinh vi không thể nói hết được.
Nước Việt ta dựng nước văn minh, thấm nhuần phong hóa Trung Hoa,
mỗi đời nổi lên, đều có lễ nghi, chất phác văn hoa bớt hay thêm, trước sau
cùng so sánh, trong đó độ nghi tiết hoặc có khác nhau, xa cách hàng nghìn
năm, biên chép thiếu sót, nên phải tra cứu rõ ràng mà đính chính lại. Đây hãy
nói đến những điều lớn như: quy chế mũ áo, nghi vệ xe kiệu, là để phân biệt
người trên kẻ dưới; lễ tế trời ở đàn Nam Giao, tế tổ ở nhà Tôn miếu, là để
kính quỷ thần; việc vui mừng, thì có lễ khánh hạ của triều đình, việc đau
thương thì có lễ tuất tang của nhà nước, cũng là những lễ tiến tôn sách phong
thì làm ở nơi cung phủ, những lễ tế cáo cầu đảo thì để tiếp với bách thần. Các
lễ đều có quan hệ với đạo trời lẽ vật, với điển nước phép triều, các đời diên
cách, kỹ, dối khác nhau, cần phải chia ra từng mối, từng ngành, mà không thể
thiếu sót được.
Từ đời Đinh đời Lý trở về trước, nghi tiết còn đơn giản, đến đời Trần
đời Lê về sau, lễ chiếu mới nhiều, hoặc trước sơ lược mà sau tường tận hơn,
hoặc trước không mà sau có, đều do lễ nghĩa mà đặt, văn mỗi thời mỗi khác,
4


nghi thức đã đặt, đều phải chép cả. Tôi bèn khảo cứu trong sử sách, đính

chính từng môn từng điều, theo cũ đổi mới thì thuật suốt xưa nay, chỗ hay chỗ
dở thì bàn thêm cho rõ, để cho người xem dễ nhận phải chăng".
Qua đó có thể thấy việc tiến hành các nghi lễ của nước ta đã có bề dày
từ hàng nghìn năm lịch sử. Và qua mỗi thời kỳ, mỗi chế độ nhà nước khác
nhau thì có những quy định khác nhau về việc thực hiện các nghi lễ này. Tựu
chung lại qua các thời kỳ, nhà nước đã nhận thức được tầm quan trọng và đề
ra những quy định đối với các nghi lễ.
Việc tổ chức các lễ mít tinh kỷ niệm có ý nghĩa vô cùng quan trọng
trong hoạt động của các cơ quan, tổ chức; cụ thể:
1. Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp ủy đảng, chính quyền,
Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội, các cơ quan, tổ chức và toàn
xã hội đối với công tác tổ chức các lễ mít tinh kỷ niệm.
2. Tăng cường trách nhiệm của các phương tiện thông tin đại chúng và
các cơ quan nghiên cứu lịch sử trong công tác giáo dục truyền thống lịch sử
của cha ông ta để lại đối với thế hệ sau này.
3. Khắc phục những hạn chế, thiếu sót để việc tổ chức lễ mít tinh, lễ kỷ niệm
giúp công tác này ngày một đạt hiệu quả và có ý nghĩa đối với các thế hệ.
4. Tuyên truyền, giáo dục truyền thống yêu nước, thể hiện lòng biết ơn
sâu sắc các thế hệ đã hy sinh xương máu vì độc lập, thống nhất của Tổ quốc,
khẳng định sự kiên định con đường xã hội chủ nghĩa của Đảng Cộng sản Việt
Nam và nhân dân ta.
5. Tăng cường giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đức lối sống và truyền
thống tốt đẹp của dân tộc ta với thế hệ trẻ, nối tiếp truyền thống và phát huy
sức mạnh dân tộc ta.
6. Tiếp tục khơi dậy tinh thần tình nguyện của tuổi trẻ trong việc tham
gia các hoạt động xã hội từ thiện, phát huy hơn nữa giá trị, truyền thống cao
đẹp và quý báu của người Việt Nam.
7. Thu hút sự quan tâm và tăng cường trách nhiệm của lãnh đạo Đảng,
chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể, các tổ chức xã hội, các tổ chức dựa
vào cộng đồng.

8. Tiếp tục nâng cao nhận thức và thay đổi hành vi có hại, thực hiện
hành vi đối với các tầng lớp nhân dân trong việc duy trì và phát triển những
truyền thống quý báu của dân tộc.
1.2. Yêu cầu trong việc tổ chức lễ mít tinh, kỷ niệm
Tại điều 2 của Nghị định số 145/2013/NĐ-CP về tổ chức ngày kỷ niệm;
nghi thức trao tặng, đón nhận hình thức khen thưởng, danh hiệu thi đua; nghi
lễ đối ngoại và đón tiếp khách nước ngoài cũng đã quy định rõ:
1. Việc tổ chức ngày kỷ niệm; trao tặng, đón nhận hình thức khen
thưởng, danh hiệu thi đua phải bảo đảm an toàn, trang trọng, tiết kiệm, hiệu
quả, không phô trương hình thức; có ý nghĩa tôn vinh sự kiện, tôn vinh tập thể
và cá nhân.
5


2. Việc tổ chức ngày kỷ niệm; trao tặng, đón nhận hình thức khen
thưởng, danh hiệu thi đua phải mang ý nghĩa giáo dục truyền thống yêu nước,
lý tưởng cách mạng; gắn với các phong trào thi đua yêu nước và thực hiện
nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh của địa
phương và đất nước.
3. Thực hiện nếp sống văn minh, bảo tồn giá trị văn hóa, bản sắc dân
tộc trong lễ kỷ niệm; trao tặng, đón nhận hình thức khen thưởng và danh hiệu
thi đua.
4. Việc tổ chức thực hiện nghi lễ đối ngoại và đón, tiếp khách nước ngoài
phải chú trọng yêu cầu chính trị, đối ngoại, phù hợp với các quy định của pháp
luật Việt Nam, pháp luật và thông lệ quốc tế nhằm góp phần tăng cường và mở
rộng quan hệ hữu nghị, hợp tác với các nước, các tổ chức quốc tế.
5. Mức độ và nghi lễ đón, tiếp các đoàn khách nước ngoài thực hiện
trên cơ sở yêu cầu của chuyến thăm và nguyên tắc đối đẳng do cơ quan chủ trì
tổ chức đón, tiếp kiến nghị.
Nghi thức nhà nước không những thể hiện chủ trương, chính sách đối

nội, đối ngoại của Nhà nước mà còn thể hiện những nét văn minh và bản sắc
văn hóa của dân tộc. Thực hiện tốt các nghi thức nhà nước sẽ góp phần quan
trọng vào sự thành công trong công tác đối ngoại; nếu xảy ra sai sót sẽ ảnh
hưởng trực tiếp đến kết quả của công tác đối ngoại, thậm chí có thể gây căng
thẳng cho quan hệ ngoại giao. Từ lý luận đến thực tiễn đều cho thấy vai trò to
lớn, quan trọng của nghi thức nhà nước trong nền kinh tế, các mặt của đời
sống xã hội. Vì vậy việc thực hiện tốt nghi thức nhà nước có một ý nghĩa rất
quan trọng và công tác tổ chức lễ mít tinh, lễ kỷ niệm là một phần không thể
thiếu và nằm ngoài quy luật này.

6


Chương 2:
QUY ĐỊNH CỦA NHÀ NƯỚC TRONG
TỔ CHỨC LỄ MÍT TINH, KỶ NIỆM
Nghi thức nhà nước là những phương thức giao tiếp trong hoạt động quản
lý nhà nước nói chung được quy định tại các văn bản pháp luật của Nhà nước,
theo tập quán truyền thống dân tộc hoặc quốc tế, mà các bên tham gia quan hệ
thủ tục quản lý nhà nước phải tuân thủ và thực hiện nghiêm chỉnh.
Nghi thức nhà nước bao gồm 04 nội dung, cụ thể:
- Biểu tượng quốc gia gồm: Quốc hiệu, Quốc huy, Quốc kỳ, Quốc ca,
Quốc thiều.
- Nghi thức công sở gồm: Quy chế, trang phục, giao tiếp, tác phong cử
chỉ, ý thức công vụ, sử dụng danh thiếp, tang lễ, cưới hỏi...
- Nghi thức ngoại giao gồm: Đón khách quốc tế, chiêu đãi ngoại giao, giao
tiếp đàm phán.
- Nghi thức tổ chức lễ mít tinh, lễ kỷ niệm, lễ trao tặng đón nhận các danh
hiệu... gồm: Hình thức tổ chức, trình tự tiến hành, trình tự trao tặng.
Như đã trình bày ở Chương 1, việc tiến hành các nghi lễ của nước ta đã có

bề dày từ hàng nghìn năm lịch sử. Và qua mỗi thời kỳ, mỗi chế độ nhà nước
khác nhau thì có những quy định khác nhau về việc thực hiện các nghi lễ này.
Tựu chung lại qua các thời kỳ, nhà nước đã nhận thức được tầm quan trọng và
đề ra những quy định đối với các nghi lễ của nhà nước. Tổ chức lễ mít tinh, lễ kỷ
niệm là một trong 4 nội dung của nghi thức nhà nước. Hiện nay, Nhà nước đã có
sự quan tâm chỉ đạo của tới các cơ quan, đơn vị để ngày một nâng cao hiệu quả
hoạt động của nhà nước, tạo nên sự thống nhất trong tất cả các cơ quan, đơn vị,
theo một chỉnh thể thống nhất, đã có rất nhiều văn bản quy phạm của Nhà nước
quy định về vấn đề này cụ thể:
Nghị định số 82/2001/NĐ-CP ngày 06 tháng 11 năm 2001 của Chính phủ
về nghi lễ nhà nước và đón, tiếp khách nước ngoài.
Nghị định số 154/2004/NĐ-CP về nghi thức Nhà nước trong tổ chức mít
tinh, lễ kỷ niệm; trao tặng và đón nhận danh hiệu vinh dự nhà nước, Huân
chương, Huy chương, Cờ thi đua của Chính phủ, Bằng khen của Thủ tướng
Chính phủ.
Nghị định số 145/2013/NĐ-CP về tổ chức ngày kỷ niệm; nghi thức trao
tặng, đón nhận hình thức khen thưởng, danh hiệu thi đua; nghi lễ đối ngoại và
đón tiếp khách nước ngoài.
Đến nay, việc tổ chức lễ mít tinh, kỷ niệm của các cơ quan, tổ chức được
thực hiện thống nhất theo Nghị định số 145/2013/NĐ-CP về tổ chức ngày kỷ
niệm; nghi thức trao tặng, đón nhận hình thức khen thưởng, danh hiệu thi đua;
nghi lễ đối ngoại và đón tiếp khách nước ngoài. Cụ thể trong từng nội dung:
7


2.1. Hình thức tổ chức buổi lễ
2.1.1. Trang trí buổi lễ
Việc trang trí buổi lễ được quy định theo không gian tổ chức trong hội
trường hoặc ngoài trời, và được quy định cụ thể:
1. Tổ chức trong hội trường:

a) Treo Quốc kỳ hoặc Quốc kỳ và Đảng kỳ về phía bên trái của lễ đài;
Quốc kỳ ở bên phải, Đảng kỳ ở bên trái (nhìn từ phía dưới lên);
b) Tượng bán thân Chủ tịch Hồ Chí Minh đặt trên bục cao phía dưới Quốc
kỳ hoặc phía dưới giữa Quốc kỳ và Đảng kỳ. Trường hợp cờ được treo trên cột
thì tượng Chủ tịch Hồ Chí Minh được đặt chếch phía trước bên phải cột cờ (nhìn
từ phía dưới lên);
c) Tiêu đề buổi lễ được thể hiện bằng kiểu chữ chân phương trên nền
phông về phía bên phải lễ đài. Nếu kết hợp trao tặng, đón nhận danh hiệu thi đua
hoặc hình thức khen thưởng phải ghi đầy đủ danh hiệu thi đua hoặc hình thức
khen thưởng cao nhất được đón nhận;
d) Hoa trang trí đặt ở phía dưới, trước tượng Chủ tịch Hồ Chí Minh. Lẵng
hoa của Lãnh đạo Đảng, Nhà nước tặng được đặt ở vị trí trang trọng. Không đặt
nhiều lẵng hoa, cây cảnh trên lễ đài;
đ) Khẩu hiệu của buổi lễ được treo ở vị trí nổi bật, phù hợp với không
gian hội trường. Nội dung khẩu hiệu do Ban Tổ chức quyết định;
e) Bên ngoài hội trường treo Quốc kỳ ở vị trí trang trọng, cờ trang trí,
băng khẩu hiệu, tạo cảnh quan phù hợp với buổi lễ;
g) Khách mời được bố trí ngồi theo thứ tự từ giữa ra hai bên, từ phía trước
ra phía sau.
2. Tổ chức ngoài trời:
a) Buổi lễ ngoài trời được tổ chức tại quảng trường, sân vận động hoặc
một địa điểm trang trọng khác do Ban Tổ chức quyết định;
b) Lễ đài được thiết kế vững chắc, trang trí tương tự như tổ chức trong hội trường.
3. Cờ truyền thống
a) Cờ truyền thống được may bằng vải; hình chữ nhật, chiều rộng bằng
2/3 chiều dài;
b) Bảo đảm thuần phong mỹ tục văn hóa Việt Nam, không trái với quy
định của pháp luật.
2.1.2. Trang phục
1. Trang phục của thành viên Ban Tổ chức, đại biểu, khách mời và khối

quần chúng dự lễ lịch sự, phù hợp theo quy định của Ban Tổ chức.
2. Khuyến khích khách mời, đại biểu và quần chúng dự lễ mặc trang phục
dân tộc, lễ phục tôn giáo, lễ phục lực lượng vũ trang nhân dân.
8


3. Không dùng phù hiệu, “nơ”, hoa cài ngực. Khuyến khích khách mời,
đại biểu và quần chúng dự lễ đeo huân chương, huy chương. Chỉ sử dụng phù
hiệu đối với thành viên Ban Tổ chức.
2.1.3. Biểu diễn nghệ thuật, tặng quà, chiêu đãi
1. Trường hợp có chương trình biểu diễn nghệ thuật thì chương trình phải
phù hợp với nội dung buổi lễ; thời gian biểu diễn không quá 30 phút và phải
được ghi rõ trong giấy mời.
2. Không tặng quà, biểu trưng, biểu tượng (logo). Không tổ chức chiêu
đãi, trừ trường hợp quy định tại Điều 11 Nghị định này.
2.2. Yêu cầu; trình tự tiến hành; nghi thức công bố, trao tặng, đón
nhận hình thức khen thưởng, danh hiệu thi đua
2.2.1. Yêu cầu
1. Người điều hành buổi lễ là đại diện lãnh đạo của ban, bộ, ngành, Ủy
ban nhân dân cấp tỉnh, đơn vị tổ chức buổi lễ.
2. Không tổ chức riêng lễ trao tặng, đón nhận hình thức khen thưởng,
danh hiệu thi đua. Chỉ được tổ chức kết hợp trong lễ kỷ niệm ngày lễ lớn của đất
nước, ngày thành lập, ngày truyền thống của ban, bộ, ngành, địa phương, đơn vị,
hội nghị tổng kết theo chương trình cụ thể và thực hiện đúng quy định tại Nghị
định số 145/2013/NĐ-CP về tổ chức ngày kỷ niệm; nghi thức trao tặng, đón
nhận hình thức khen thưởng, danh hiệu thi đua; nghi lễ đối ngoại và đón tiếp
khách nước ngoài (trừ trường hợp trao tặng hình thức khen thưởng đối với thành
tích xuất sắc đột xuất và khen thưởng thành tích kháng chiến).
3. Chỉ công bố, trao tặng và đón nhận một lần đối với mỗi quyết định khen
thưởng. Không tổ chức diễu hành hoặc đón rước từ cấp này, địa điểm này đến

cấp khác, địa điểm khác.
4. Đại diện lãnh đạo tập thể được khen thưởng trực tiếp đón nhận quyết
định khen thưởng, hình thức khen thưởng và danh hiệu thi đua của tập thể. Cá
nhân được khen thưởng trực tiếp đón nhận quyết định khen thưởng, hình thức
khen thưởng và danh hiệu thi đua. Trường hợp truy tặng, đại diện gia đình của
người được truy tặng nhận thay.
5. Trao tặng từ hình thức khen thưởng, danh hiệu thi đua từ thứ bậc cao
đến thứ bậc thấp. Trường hợp cùng một hình thức khen thưởng thì trao tặng cho
tập thể trước, cá nhân sau; trao tặng trước, truy tặng sau.
6. Trong khi công bố, trao tặng, đón nhận hình thức khen thưởng, danh
hiệu thi đua, người không có trách nhiệm không tặng hoa, không quay phim,
chụp ảnh trên lễ đài.
9


2.2.2. Trình tự tiến hành
1. Thông báo chương trình buổi lễ.
2. Lễ chào cờ, đại biểu dự lễ hát Quốc ca.
3. Tuyên bố lý do và giới thiệu đại biểu ngắn gọn, trang trọng.
4. Trình bày diễn văn hoặc báo cáo: Chỉ “kính thưa họ tên và chức danh” Lãnh
đạo có chức vụ cao nhất ở Trung ương và ban, bộ, ngành, địa phương, đơn vị.
5. Công bố quyết định khen thưởng, trao tặng, hình thức khen thưởng,
danh hiệu thi đua.
6. Phát biểu ý kiến của lãnh đạo cấp trên hoặc đại diện khách mời.
7. Phát biểu cảm ơn của người đứng đầu ban, bộ, ngành, địa phương, đơn vị.
8. Kết thúc buổi lễ.
2.2.3. Nghi thức công bố, trao tặng, đón nhận hình thức khen thưởng,
danh hiệu thi đua
Tài Điều 26 của Nghị định số 145/2013/NĐ-CP về tổ chức ngày kỷ niệm;
nghi thức trao tặng, đón nhận hình thức khen thưởng, danh hiệu thi đua; nghi lễ

đối ngoại và đón tiếp khách nước ngoài quy định "Không tổ chức riêng lễ trao
tặng, đón nhận hình thức khen thưởng, danh hiệu thi đua. Chỉ được tổ chức kết
hợp trong lễ kỷ niệm ngày lễ lớn của đất nước, ngày thành lập, ngày truyền
thống của ban, bộ, ngành, địa phương, đơn vị, hội nghị tổng kết theo chương
trình cụ thể và thực hiện đúng quy định tại Nghị định này (trừ trường hợp trao
tặng hình thức khen thưởng đối với thành tích xuất sắc đột xuất và khen thưởng
thành tích kháng chiến)". Vì vậy việc tổ chức lễ mít tinh, lễ kỷ niệm cũng có
những quy định về nghi thức công bố, trao tặng, đón nhận hình thức khen
thưởng, danh hiệu thi đua, cụ thể:
1. Công bố quyết định khen thưởng:
a) Đại diện lãnh đạo của cơ quan làm công tác thi đua, khen thưởng hoặc
của đơn vị tổ chức buổi lễ công bố toàn văn quyết định khen thưởng;
b) Quyết định khen thưởng của Chủ tịch nước: Trước khi công bố, người
công bố mời Đội cờ truyền thống (nếu có), đại diện cấp ủy, lãnh đạo chính
quyền, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Công đoàn, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ
Chí Minh hoặc đại diện các thế hệ lãnh đạo của tập thể được khen thưởng (hoặc
cá nhân được khen thưởng) lên lễ đài để nghe công bố quyết định khen thưởng;
c) Quyết định khen thưởng của Thủ tướng Chính phủ: Công bố xong,
người công bố mời đại diện lãnh đạo của tập thể (hoặc cá nhân) có tên trong
quyết định khen thưởng lên lễ đài để đón nhận danh hiệu thi đua hoặc hình thức
khen thưởng.
2. Trao hình thức khen thưởng, danh hiệu thi đua:
a) Người trao là đại diện các lãnh đạo tham dự buổi lễ; người trao đứng ở
vị trí trung tâm của lễ đài;
10


b) Trao theo thứ tự gắn Huân chương (hoặc Huy chương, Huy hiệu kèm
theo danh hiệu) trước; sau đó trao Bằng và trao Cờ Anh hùng (đối với tập thể
được đón nhận danh hiệu Anh hùng);

c) Đối với tập thể có Cờ truyền thống: Người trao gắn Huân chương (hoặc
Huy hiệu kèm theo danh hiệu) lên góc cao Cờ truyền thống. Vị trí gắn Huân
chương (hoặc Huy hiệu kèm theo danh hiệu) trên Cờ truyền thống được thực
hiện theo thứ hạng từ cao xuống thấp;
Đối với tập thể không có Cờ truyền thống: Người trao trao Bằng đã gắn
sẵn Huân chương (hoặc Huy hiệu kèm theo danh hiệu).
d) Trao tặng cho cá nhân: Người trao gắn Huân chương (hoặc Huy
chương, Huy hiệu kèm theo danh hiệu) lên phía trái ngực áo người đón nhận, sau
đó trao Bằng. Vị trí gắn Huân chương (hoặc Huy chương, Huy hiệu kèm theo
danh hiệu) trên ngực áo được thực hiện theo thứ hạng từ cao xuống thấp;
đ) Truy tặng: Người trao trao Bằng đã gắn sẵn Huân chương (hoặc Huy
chương, Huy hiệu kèm theo danh hiệu) cho đại diện gia đình cá nhân được truy tặng.
3. Đón nhận hình thức khen thưởng, danh hiệu thi đua:
a) Đón nhận các hình thức khen thưởng do Chủ tịch nước ký quyết định:
Người đón nhận khen thưởng đứng nghiêm theo hàng ngang tại vị trí trung tâm
trên lễ đài nghe công bố quyết định khen thưởng;
b) Đón nhận các hình thức khen thưởng và danh hiệu thi đua do Thủ
tướng Chính phủ ký quyết định: Người đón nhận khen thưởng được mời lên vị
trí trung tâm của lễ đài để đón nhận;
c) Khi đón nhận Bằng (hoặc Cờ), người đón nhận khen thưởng nâng Bằng
hoặc Cờ cao ngang ngực, giữ nguyên tư thế cho đến khi rời khỏi lễ đài;
d) Trong trường hợp cần thiết, đại diện tập thể (hoặc cá nhân) được khen
thưởng phát biểu ý kiến sau khi đón nhận khen thưởng.
4. Người phục vụ nghi thức trao:
a) Không quay lưng về phía người dự; đứng phía sau, bên phải người trao
khi đưa Huân chương (hoặc Huy chương, Huy hiệu kèm theo danh hiệu, Bằng,
Cờ) cho người trao;
b) Đặt Huân chương (hoặc Huy chương, Huy hiệu kèm theo danh hiệu,
Bằng) trong khay phủ vải đỏ; đưa Cờ bằng hai tay cho người trao; Bằng phải
được lồng trong khung.

5. Bộ Ngoại giao, cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài chủ trì, phối
hợp với các bộ, ngành, đoàn thể liên quan tổ chức thực hiện nghi thức công bố,
trao tặng, đón nhận hình thức khen thưởng cho tổ chức, cá nhân nước ngoài theo
quy định tại Nghị định này và phù hợp với điều kiện thực tế.
2.2.4. Hình thức khen thưởng, danh hiệu thi đua
Mỗi cơ quan, tổ chức đều có lĩnh vực hoạt động riêng theo quy định chức
năng, nhiệm vụ của Nhà nước. Vì vậy việc khen thưởng và tặng thưởng các danh
hiệu thi đua giữa các ngành, các lĩnh vực cũng khác nhau.
11


Các hình thức khen thưởng, danh hiệu thi đua quy định tại Luật thi đua,
khen thưởng được công bố, trao tặng và đón nhận theo quy định tại Nghị định số
145/2013/NĐ-CP về tổ chức ngày kỷ niệm; nghi thức trao tặng, đón nhận hình
thức khen thưởng, danh hiệu thi đua; nghi lễ đối ngoại và đón tiếp khách nước
ngoài gồm:
1. Huân chương: “Huân chương Sao vàng”, “Huân chương Hồ Chí Minh”,
“Huân chương Độc lập”, “Huân chương Quân công”, “Huân chương Lao động”,
“Huân chương Bảo vệ Tổ quốc”, “Huân chương Chiến công”, “Huân chương
Đại đoàn kết dân tộc”, “Huân chương Dũng cảm”, “Huân chương Hữu nghị”;
2. Danh hiệu vinh dự nhà nước: “Tỉnh Anh hùng”, “Thành phố Anh
hùng”; “Bà mẹ Việt Nam Anh hùng”; “Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân”;
“Anh hùng Lao động”; “Nhà giáo Nhân dân”, “Nhà giáo Ưu tú”; “Thầy thuốc
Nhân dân”, “Thầy thuốc Ưu tú”; “Nghệ sỹ Nhân dân”, “Nghệ sỹ Ưu tú”; “Nghệ
nhân Nhân dân”, “Nghệ nhân Ưu tú”;
3. “Giải thưởng Hồ Chí Minh”, “Giải thưởng Nhà nước”;
4. Huy chương: “Huy chương Quân kỳ quyết thắng”, “Huy chương Vì an
ninh Tổ quốc”, “Huy chương Chiến sĩ vẻ vang”, “Huy chương Hữu nghị”;
5. “Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ”;
6. “Cờ thi đua của Chính phủ”;

7. “Chiến sĩ thi đua toàn quốc”.
Các hình thức tôn vinh danh hiệu, trao giải thưởng quy định tại các văn
bản pháp luật khác không được tổ chức trao tặng theo quy định tại Nghị định số
145/2013/NĐ-CP về tổ chức ngày kỷ niệm; nghi thức trao tặng, đón nhận hình
thức khen thưởng, danh hiệu thi đua; nghi lễ đối ngoại và đón tiếp khách nước
ngoài quy định.
Louis Dussault, một nhà nghiên cứu và thực hành lễ tân Canada có nhiều
kinh nghiệm trong cuốn "Lễ tân công cụ giao tiếp" đã viết: " Trong các tình
huống khác nhau của hoạt động nhà nước, các tập quán lễ tân bảo đảm cho
hoạt động chính thức được tổ chức thành công, không bị sai sót hay lộn xộn. Tổ
chức thành công một buổi lễ, cũng như tất cả mọi sự thành công khác, hiếm khi
là kết quả của sự ngẫu nhiên. Nếu không sắp xếp tốt khâu tổ chức thì khó, thậm
chí không thể tạo ra một bầu không khí có ý nghĩa cho cuộc gặp gỡ giữa hai
nhân vật, hai mươi, một trăm hay một nghìn khách mời thuộc các giới, các nước
và các nền văn hóa khác nhau".
Cũng như tác giả Lưu Kiếm Thanh đã viết trong lời kết Giáo trình "Nghi
thức Nhà nước" NXB Thống Kê 2001: "Nhà nước có thể sẽ diệt vong như có lúc
chưa từng tồn tại, song những quy tắc giao tiếp giữa những con người là trường
tồn. Những quy tắc đó sẽ là các giá trị mang tính truyền thông vĩnh hằng tương
ứng với thời đại của mình.
Xây dựng một Nhà nước pháp quyền vững mạnh, của dân,do dân và vì
dân là hướng tới thực hiện ý nguyện của toàn dân tộc vì một tương lại ngày càng
12


tốt đẹp hơn, một xã hội văn minh, công bằng và hiện đại, Xã hội ấy phải dựa trên
những quy tắc giao tiếp nhất định, trong đó những "quy tắc xử sự chung" thành
văn (tức là các "quy tắc phạm pháp luật") đóng một vai trò hết sức quan trọng.
Như vậy xét một cách hết sức rộng: nghi thức cần thiết ở mọi nơi, trong mọi
hoàn cảnh, tình huống, và hiểu biết về nó là một nhu cầu tất yếu của cuộc sống

con người".
Từ đó có thể thấy, việc đề ra các quy định cụ thể đối với nghi thức nhà
nước nói chung và việc tổ chức các lễ mít tinh, lễ kỷ niệm nói riêng có vai trò rất
quan trọng. làm cơ sở để các cơ quan, tổ chức tiến hành lễ mít tinh, lễ kỷ niệm
theo quy định một cách thống nhất, có hiệu quả.

13


Chương 3:
XÂY DỰNG BỘ TÀI LIỆU CHO CÔNG TÁC
TỔ CHỨC GẶP MẶT KỶ NIỆM 72 NĂM CÁCH MẠNG THÁNG 8
(19/8/1945-19/8/2017) VÀ QUỐC KHÁNH NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM (02/9/1945-02/9/2017)
CỦA UBND HUYỆN LỤC NAM
3.1. Khái quát về UBND huyện Lục Nam
3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển
Lục Nam là một huyện miền núi của tỉnh Bắc Giang, được thành lập theo
Nghị định số 24/NĐ-TTg ngày 21/01/1957 của Thủ tướng Chính phủ, phía Bắc
giáp huyện Lục Ngạn, phía Tây giáp tỉnh Lạng Sơn và huyện Lạng Giang, huyện
Yên Dũng, phía Nam giáp tỉnh Hải Dương và Quảng Ninh. Có diện tích gần
600km2 trong đó diện tích đất nông nghiệp khoảng 18.720 ha, đất lâm nghiệp 27
nghìn ha, còn lại là một số diện tích đất khác; dân số trên 21 vạn người, gồm 13
dân tộc anh em cùng sinh sống, trong đó người dân tộc thiểu số chiếm gần 13%.
Toàn huyện có 25 xã và 2 thị trấn, với 334 thôn bản; hệ thống giao thông khá
thuận lợi có Quốc lộ 31, QL 37 và tỉnh lộ 293, tỉnh lộ 295 chạy qua, kết hợp với
tuyến đường sắt Hà Nội – Quảng Ninh và tuyến đường sông Lục Nam, đây là
điều kiện rất thuận lợi cho việc giao lưu buôn bán. Lục nam có vị trí chiến lược
trọng yếu, có đường giao thông lớn nối liền với các tỉnh trong vùng. Huyện có
thuận lợi trong giao lưu văn hoá, kinh tế giữa các vùng miền núi và đồng bằng,

là thời cơ để Lục Nam có những bước chuyển mình, bứt phá, tạo nên diện mạo
mới của một huyện đang phát triển.
Định hướng phát triển kinh tế - xã hội trong những năm tới, huyện Lục
Nam tiếp tục đẩy mạnh phát triển nông nghiệp, coi trọng phát triển công nghiệp
– TTCN, chú trọng đầu tư khai thác du lịch, dịch vụ. Đây chính là thế mạnh giúp
huyện phát triển tạo ra thế chân kiềng đi lên của huyện. Trong những năm vừa
qua, được sự quan tâm của Tỉnh uỷ, UBND tỉnh và Tổng cục du lịch, Huyện uỷ,
UBND huyện đã xác định phát triển du lịch là tiềm năng, có thế mạnh của
huyện. Lục Nam là huyện có có nguồn tài nguyên du lịch tự nhiên phong phú, đa
dạng, điều đáng chú ý là các cảnh quan thiên nhiên đẹp kết hợp với yếu tố văn
hoá tâm linh. Nổi trội trong quần thể thắng cảnh tự nhiên của Lục Nam phải kể
đến Khu di tích thắng cảnh Suối Mỡ được du khách đánh giá đánh giá là điểm
hẹn du lịch trong tương lai. Nơi đây có dòng suối hoang sơ nhưng đầy quyến rũ
với cảnh quan huyền bí của núi rừng. Đến với Suối Mỡ du khách được tận
hưởng bầu không khí trong lành, cùng những cảnh quan thiên núi rừng và được
14


trở về với thế giới tâm linh và tín ngưỡng với những ngôi đền thờ Thánh mẫu
thượng ngàn, Đền thờ đức Thánh Trần, để cầu phúc, cầu lộc cầu tài. Ngoài di
tích thắng cảnh Suối Mỡ, huyện Lục Nam còn nhiều điểm du lịch sinh thái hấp
dẫn khác như: Suối Nước Vàng nằm giữa vùng Tây Yên Tử, thác Rêu hay công
trình hồ nhân tạo Hồ Suối Nứa và những đồi rừng, vườn cây ăn quả, kết hợp bạt
ngàn rừng Tây Yên Tử.
Như vậy có thể nói huyện Lục Nam là một trong những huyện có nhiều
điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội trong tương lai trên toàn địa bàn
tỉnh Bắc Giang và hơn nữa còn góp phần vào sự phát triển chung của cả nước
trong thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa ngày nay.
3.1.2. Nhiệm vụ, quyền hạn
Nhiệm vụ và quyền hạn của UBND huyện Lục Nam được thực hiện theo

đúng Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015:
- Quy định tổ chức bộ máy và nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của cơ quan
chuyên môn thuộc UBND huyện.
- Tổ chức thực hiện ngân sách huyện; thực hiện các nhiệm vụ phát triển
kinh tế - xã hội, phát triển công nghiệp, xây dựng, thương mại, dịch vụ, du lịch,
nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, mạng lưới giao thông, thủy lợi, xây dựng
đểm dân cư nông thôn; quản lý và sử dụng đất đai, rừng núi, sông hồ, tài nguyên
nước, tài nguyên khoáng sản, nguồn lợi ở vùng biển, tài nguyên thiên nhiên
khác; bảo vệ môi trường trên địa bàn huyện theo quy định của pháp luật.
- Thực hiện các nhiệm vụ về tổ chức và bảo đảm việc thi hành Hiến pháp
và pháp luật, xây dựng chính quyền và địa giới hành chính, giáo dục, đào tạo,
khoa học, công nghệ, văn hóa, thông tin, thể dục, thể thao, y tế, lao động, chính
sách xã hội, dân tộc, tôn giáo, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, hành
chính tư pháp, bổ trợ tư pháp và các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định
của pháp luật.
- Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn do cơ quan nhà nước cấp trên
phân cấp, ủy quyền.
- Phân cấp, ủy quyền cho Ủy ban nhân dân cấp xã, cơ quan, tổ chức khác
thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân huyện.
3.1.3. Cơ cấu tổ chức
UBND huyện Lục Nam có cơ cấu tổ chức gồm:
- Chủ tịch UBND huyện: Là người đứng đầu cơ quan khối UBND, có
nhiệm vụ quản lý và điều hành toàn bộ các hoạt động của UBND huyện.
15


- 03 phó chủ tịch:
+ Phó Chủ tịch phụ trách khối Văn hóa – xã hội: Có nhiệm vụ theo dõi,
quản lý toàn bộ các hoạt động Văn hóa – xã hội trên địa bàn hyện và báo cáo
chịu trách nhiệm trước UBND huyện.

+ Phó Chủ tịch phụ trách khối kinh tế: Có nhiệm vụ theo dõi, quản lý và
giải quyết các công việc phát triển kinh tế trên địa bàn huyện về Nông - Lâm –
Ngư nghiệp và chương trình xây dựng cơ bản, chịu trách nhiệm trước Chủ tịch
UBND huyện.
+ Phó Chủ tịch phụ trách khối Tài chính – ngân sách: Quản lý mọi vấn đề
ngân sách tài chính của huyện và có trách nhiệm báo cáo, chịu trách nhiệm trước
Chủ tịch UBND huyện.
- 13 ủy viên UBND
- Và 21 cơ quan trực thuộc UBND huyện gồm:
+ Văn phòng HĐND-UBND huyện. + Đội quản lý trật tự GTXD và MT.
+ Phòng nội vụ.

+ Trung tâm phát triển quỹ đất

+ Phòng nông nghiệp và PTNT.

+ Phòng kinh tế hạ tầng.

+ Phòng lao động TBXH.

+ Phòng văn hóa thể thao.

+ Phòng tài nguyên môi trường.

+ Đài TT-TH huyện.

+ Phòng giáo dục và đào tạo.

+ Trung tâm văn hóa


+ Phòng y tế.

+ BQL khu DL sinh thái Suối Mỡ.

+ Phòng dân tộc.

+ Trung tâm dân số KHHGĐ.

+ Phòng Thanh tra

+ Trạm khuyến nông

+ Phòng tài chính kế hoạch.

+ Ban quản lý dự án xây dựng

+ Phòng tư pháp
3.2. Xây dựng bộ tài liệu cho công tác tổ chức Gặp mặt kỷ niệm 72
năm Cách mạng tháng 8 (19/8/1945-19/8/2017) và Quốc khánh nước
CHXHCN Việt Nam (02/9/1945-02/9/2017)
Kỷ niệm các ngày lễ lớn được tổ chức bằng các hình thức được quy định
tại Nghị định số 145/2013/NĐ-CP ngày 29/10/2013 của Chính phủ. Theo đó, cấp
tỉnh và các địa phương không tổ chức lễ mít tinh chào mừng kỷ niệm mà tổ chức
các hình thức kỷ niệm khác phù hợp với thực tiễn địa phương, đơn vị. Các hình
thức tổ chức kỷ niệm khác đó là : Tổ chức hội thảo, gặp mặt truyền thống, biểu
dương điển hình nhân tố mới, trao tặng huy hiệu Đảng...
16


Với UBND huyện Lục Nam để chào mừng kỷ niệm 72 năm Cách mạng

tháng Tám và Quốc khánh 02/9 đã tổ chức buổi gặp mặt truyền thống. Công tác
tổ chức được thực hiện theo đúng quy định của Nhà nước.
3.2.1. Tờ trình xin ý kiến Thường trực Huyện ủy
ỦY BAN NHÂN DÂN
HUYỆN LỤC NAM

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Số : 50/TTr-UBND

Lục Nam, ngày 03 tháng 7 năm 2017

TỜ TRÌNH
Xin ý kiến về kế hoạch tổ chức các hoạt động kỷ niệm 72 năm
Cách mạng tháng Tám (19/8/1945 - 19/8/2016) và Quốc khánh
nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (02/9/1945 - 02/9/2016)
Nhằm tổ chức các hoạt động kỷ niệm 72 năm Cách mạng tháng 8
(19/8/1945-19/8/2017) và Quốc khánh nước CHXHCN Việt Nam (02/9/194502/9/2017), UBND huyện kính trình TT.Huyện ủy cho ý kiến về kế hoạch tổ
chức với các nội dung sau:
1. Tổ chức họp mặt
Tổ chức họp mặt ôn lại truyền thống và nêu lên ý nghĩa vĩ đại của Cách
mạng tháng Tám thành công đã khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa
nay là nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; những thành tựu to lớn của
đất nước ta trong 72 năm xây dựng chính quyền Cách mạng, nhất là thành tựu
trong công cuộc đổi mới đất nước, xây dựng chính quyền vững mạnh.
1.1. Chương trình
- Văn nghệ chào mừng (dự kiến khoảng 30 phút)
- Phần nghi thức (Chào cờ, tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu – khách dự)
- Xem video về Tổng khởi nghĩa Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh

2-9-1945; lồng ghép kết quả phát triển kinh tế xã hội của huyện
- Phát biểu ôn lại truyền thống ngày Cách mạng tháng 8 và Quốc khánh 02/9
- Phát biểu của cán bộ hưu trí ôn lại truyền thống
- Phát biểu của thế hệ trẻ (Đoàn thanh niên)
- Tặng hoa cho Mẹ Việt Nam anh hùng và Anh hùng lực lượng vũ trang
nhân dân
- Đáp từ cảm ơn và Bế mạc
1.2. Thành phần tham dự (dự kiến khoảng 220 đại biểu)
- Đại biểu là Mẹ Việt Nam anh hùng: 01 đại biểu
- Đại biểu là Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân: 01 đại biểu
17


- Cán bộ hưu trí hoạt động kháng chiến đang sinh sống trên địa bàn huyện:
20 đại biểu
- Cán bộ lãnh đạo nghỉ hưu thuộc diện Ban Thường vụ tỉnh ủy, huyện ủy
quản lý sinh sống trên địa bàn huyện: 78 đại biểu
- Các đồng chí Ban Thường vụ Huyện ủy: 11 đại biểu
- Các đồng chí Ban chấp hành Đảng bộ huyện: 29 đại biểu
- Lãnh đạo các ban, ngành, đoàn thể huyện (không phải là Huyện ủy viên):
21 đại biểu
- Các đồng chí Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã, thị trấn: 40 đại biểu
- Lực lượng đoàn viên thanh niên ưu tú: 20 đại biểu
1.3. Thời gian và địa điểm
- Thời gian: 01 buổi, từ 8 giờ đến 11 giờ, ngày 01/9/2017 (Thứ Sáu)
- Địa điểm: Trung tâm văn hóa thể thao huyện Lục Nam
- Tiêu đề: Gặp mặt kỷ niệm 72 năm Ngày Cách mạng tháng 8 (19/8/194519/8/2017) và Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
(02/9/1945-02/9/2017)
1.4. Về tổ chức ăn: Tổ chức ăn cho Mẹ Việt Nam anh hùng, anh hùng LLVT
nhân dân; cán bộ hưu trí hoạt động kháng chiến; cán bộ lãnh đạo nghỉ hưu; các

đồng chí Ban Thường vụ Huyện ủy; Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã, thị trấn và
10 đoàn viên thanh niên tham gia phục vụ tại nhà ăn (180 đại biểu)
1.5. Trang phục đại biểu đến họp mặt:
Nam mặc áo sơ mi trắng, thắt cà vạt; Nữ mặc áo dài truyền thống; các
ngành có sắc phục riêng, mặc theo sắc phục của ngành.
2. Công tác tuyên truyền
- Tuyên truyền mục đích, ý nghĩa Cách mạng tháng 8 và Quốc khánh 2/9
nhằm giáo dục cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân nhận thức đúng về
những mốc son lịch sử của Đảng, của dân tộc
- Lồng ghép tuyên truyền gắn với kỷ niệm 72 năm ngày truyền thống Công an
nhân dân Việt Nam và 12 năm Ngày hội toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc
- Tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, băng rôn, khẩu
hiệu pano, áp phích và trang trí cờ hoa tại trung tâm huyện, các xã thị trấn về
lịch sử vẻ vang 72 năm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9
3. Hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao
- Tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ chào mừng kỷ niệm 72 năm
Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9; biểu diễn các tác phẩm ca, múa, nhạc
ca ngợi sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc trong 2 cuộc kháng chiến chống
Pháp, chống Mỹ, trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay.
18


- Căn cứ tình hình thực tế, các xã, thị trấn tổ chức giao lưu văn nghệ, thể
dục thể thao; thăm hỏi các gia đình chính sách, người có công trên địa bàn.
(Kèm theo dự thảo Kế hoạch)
Kính trình Thường trực Huyện ủy xem xét cho ý kiến./.
Nơi nhận:

TM. ỦY BAN NHÂN ĐÂN
CHỦ TỊCH


- TT.HU-HĐND huyện;
- CT, các PCT UBND huyện;
- Các ban, ngành đoàn thể huyện;
- UBND các xã, thị trấn;
- Lưu: VT, VHTT.

Hà Quốc Hợp

19


3.2.2. Kế hoạch
ỦY BAN NHÂN DÂN
HUYỆN LỤC NAM

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Số : 74/KH-UBND

Lục Nam, ngày 31 tháng 7 năm 2017

KẾ HOẠCH
Tổ chức các hoạt động kỷ niệm 72 năm
Cách mạng tháng Tám (19/8/1945 - 19/8/2016) và Quốc khánh
nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (02/9/1945 - 02/9/2016)
Thực hiện Kế hoạch số 182/KH-UBND ngày 14/12/2016 của UBND
huyện về tổ chức kỷ niệm các ngày lễ lớn huyện Lục Nam năm 2017, UBND
huyện xây dựng kế hoạch tổ chức các hoạt động kỷ niệm 72 năm Cách mạng

tháng 8 (19/8/1945-19/8/2017) và Quốc khánh nước CHXHCN Việt Nam
(02/9/1945-02/9/2017) cụ thể như sau:
I. MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU
1. Mục đích:
- Khẳng định vị trí, tầm vóc, giá trị lịch sử to lớn của Cách mạng tháng
Tám, Quốc khánh 2/9 và sự ra đời của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam trong tiến trình đấu tranh bảo vệ hòa bình đất nước của dân tộc; nêu cao
vai trò, đường lối của cách mạng Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại
trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, củng cố lòng
tự hào dân tộc, bồi dưỡng niềm tin mạnh mẽ của các tầng lớp nhân dân vào sự
lãnh đạo của Đảng.
- Thông qua các các hoạt động tuyên truyền nhằm giáo dục truyền thống
yêu nước, ý chí tự lực, tự cường, khát vọng hòa bình của dân tộc; đề cao tinh thần
đại đoàn kết các dân tộc Việt Nam, thể hiện lòng biết ơn sâu sắc đối với các thế hệ
đã hy sinh xương, máu để giành lại độc lập, tự do và hạnh phúc cho Nhân dân.
- Tuyên truyền về cuộc đời, tấm gương đạo đức cách mạng và những cống
hiến to lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với dân tộc, đất nước, cách mạng Việt
Nam và cách mạng vô sản thế giới.
2. Yêu cầu:
- Việc tổ chức các hoạt động kỷ niệm phải tương xứng với tầm vóc lịch sử
to lớn của Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9.
- Các hoạt động kỷ niệm được tổ chức chu đáo, an toàn, tiết kiệm, nội
dung thiết thực, đa dạng, phong phú, tránh hình thức, lãng phí.
II. NỘI DUNG THỰC HIỆN
1. Tổ chức họp mặt
20


Tổ chức họp mặt ôn lại truyền thống và nêu lên ý nghĩa vĩ đại của Cách
mạng tháng Tám thành công đã khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa

nay là nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; những thành tựu to lớn của
đất nước ta trong 72 năm xây dựng chính quyền Cách mạng, nhất là thành tựu
trong công cuộc đổi mới đất nước, xây dựng chính quyền vững mạnh.
1.1. Chương trình
- Văn nghệ chào mừng (dự kiến khoảng 30 phút)
- Phần nghi thức (Chào cờ, tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu – khách dự)
- Xem video về Tổng khởi nghĩa Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh
2-9-1945; lồng ghép kết quả phát triển kinh tế xã hội của huyện
- Phát biểu ôn lại truyền thống ngày Cách mạng tháng 8 và Quốc khánh 02/9
- Phát biểu của cán bộ hưu trí ôn lại truyền thống
- Phát biểu của thế hệ trẻ (Đoàn thanh niên)
- Tặng hoa cho Mẹ Việt Nam anh hùng và Anh hùng lực lượng vũ trang
nhân dân
- Đáp từ cảm ơn và Bế mạc
1.2. Thành phần tham dự (dự kiến khoảng 220 đại biểu)
- Đại biểu là Mẹ Việt Nam anh hùng: 01 đại biểu
- Đại biểu là Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân: 01 đại biểu
- Cán bộ hưu trí hoạt động kháng chiến đang sinh sống trên địa bàn huyện:
20 đại biểu
- Cán bộ lãnh đạo nghỉ hưu thuộc diện Ban Thường vụ tỉnh ủy, huyện ủy
quản lý sinh sống trên địa bàn huyện: 78 đại biểu
- Các đồng chí Ban Thường vụ Huyện ủy: 11 đại biểu
- Các đồng chí Ban chấp hành Đảng bộ huyện: 29 đại biểu
- Lãnh đạo các ban, ngành, đoàn thể huyện (không phải là Huyện ủy viên):
21 đại biểu
- Các đồng chí Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã, thị trấn: 40 đại biểu
- Lực lượng đoàn viên thanh niên ưu tú: 20 đại biểu
(Có danh sách kèm theo)
1.3. Thời gian và địa điểm
- Thời gian: 01 buổi, từ 8 giờ đến 11 giờ, ngày 01/9/2017 (Thứ Sáu)

- Địa điểm: Trung tâm văn hóa thể thao huyện Lục Nam
- Tiêu đề: Gặp mặt kỷ niệm 72 năm Ngày Cách mạng tháng 8 (19/8194519/8/2017) và Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
(02/9/1945-02/9/2017)
21


1.4. Trang phục đại biểu đến họp mặt:
Nam mặc áo sơ mi trắng, thắt cà vạt; Nữ mặc áo dài truyền thống; các
ngành có sắc phục riêng, mặc theo sắc phục của ngành.
2. Công tác tuyên truyền
- Tuyên truyền mục đích, ý nghĩa Cách mạng tháng 8 và Quốc khánh 2/9
nhằm giáo dục cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân nhận thức đúng về
những mốc son lịch sử của Đảng, của dân tộc
- Lồng ghép tuyên truyền gắn với kỷ niệm 72 năm ngày truyền thống
Công an nhân dân Việt Nam và 12 năm Ngày hội toàn dân bảo vệ an ninh Tổ
quốc
- Tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, băng rôn, khẩu
hiệu pano, áp phích và trang trí cờ hoa tại trung tâm huyện, các xã thị trấn về
lịch sử vẻ vang 72 năm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9
3. Hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao
- Tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ chào mừng kỷ niệm 72 năm
Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9; biểu diễn các tác phẩm ca, múa, nhạc
ca ngợi sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc trong 2 cuộc kháng chiến chống
Pháp, chống Mỹ, trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay.
- Căn cứ tình hình thực tế, các xã, thị trấn tổ chức giao lưu văn nghệ, thể
dục thể thao; thăm hỏi các gia đình chính sách, người có công trên địa bàn.
4. Phân công nhiệm vụ
4.1. Ban Tuyên giáo Huyện ủy
- Chọn và mời cán bộ hưu trí tham gia phát biểu trong buổi họp mặt
- Thẩm định chương trình chi tiết buổi họp mặt, nội dung các bài diễn văn;

định hướng các hoạt động tuyên truyền kỷ niệm 72 năm Ngày Cách mạng tháng
8 thành công và Quốc khánh 02/9
4.2. Phòng Văn hóa thông tin
- Phối hợp với Ban Tuyên giáo huyện ủy xây dựng kịch bản chương trình
chi tiết; hướng dẫn các ngành huyện, UBND xã, thị trấn tổ chức các hoạt động
tuyên truyền, văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao; kiểm tra việc treo Quốc kỳ,
băng rôn, khẩu hiệu, pa nô, áp phích tuyên truyền trong ngày lễ tại trụ sở các cơ
quan, tổ chức và hộ gia đình.
- Thẩm định nội dung, chương trình văn nghệ chào mừng đầu giờ của
Trung tâm Văn hóa thể thao huyện. Tiếp đón đại biểu về dự họp mặt
- Phối hợp Trung tâm văn hóa thể thao huyện lựa chọn cán bộ lãnh đạo
dẫn chương trình buổi họp mặt
- Chuẩn bị bài phát biểu ôn lại truyền thống 72 năm Ngày cách mạng
tháng 8 và Quốc khánh 02/9
22


- Phối hợp với các ngành có liên quan mở đợt cao điểm, kiểm tra các hoạt
động văn hóa, dịch vụ văn hóa, ngăn chặn xử lý kịp thời các trường hợp kinh
doanh, phổ biến các loại văn hóa phẩm không lành mạnh, có nội dung chống phá
cách mạng, xuyên tạc những thành tựu của Đảng và nhân dân đã đạt được trong
công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước.
4.3. Trung tâm Văn hóa thể thao
- Tổ chức tuyên truyền, trang trí khánh tiết, cổ động trực quan, treo cờ,
băng rôn, khẩu hiệu khu vực Huyện ủy, UBND huyện, khu trung tâm huyện;
trang trí khánh tiết tại hội trường phục vụ buổi họp mặt; dàn dựng chương trình
văn nghệ phục vụ buổi họp mặt; chuẩn bị hoa tặng Mẹ Việt Nam Anh hùng, Anh
hùng lực lượng vũ trang nhân dân
4.4. Đài truyền thanh huyện
- Xây dựng các chương trình truyền thanh tuyên truyền về thành tựu của

Đảng và nhân dân trong thời kỳ đổi mới, với những tấm gương tiêu biểu qua
cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, phong
trào “ Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, “Uống nước nhớ
nguồn”…
- Chuẩn bị video clip về ngày 02/9/1945 Bác Hồ đọc Tuyên ngôn độc lập.
Truyền thanh trực buổi họp mặt 72 năm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 02/9.
- Tăng cường công tác kiểm tra, sửa chữa kịp thời các sự cố kỹ thuật mạng
truyền thanh từ huyện đến xã, thị trấn, chuẩn bị các thiết bị đảm bảo tiếp âm trực
tiếp buổi họp mặt và các chương trình từ Trung ương đến địa phương.
4.5. Công an, Ban chỉ huy quân sự huyện
Phối hợp với các ngành chức năng liên quan đảm bảo an ninh trật tự trong
ngoài địa điểm tổ chức họp mặt. Tổ chức tuần tra đảm bảo an toàn giao thông
trên địa bàn huyện.
4.6. Phòng Lao động, thương binh và xã hội
- Phối hợp các ngành liên quan tập trung giải quyết những công việc còn
tồn đọng về chính sách, người có công với cách mạng
- Chủ động phối hợp với UBND xã, thị trấn chọn và đưa, đón Mẹ Việt
Nam anh hùng tham dự họp mặt
4.7. Văn phòng HĐND-UBND huyện
- Phối hợp các ngành liên quan phát hành thư mời đại biểu dự họp mặt;
bố trí, sắp xếp hội trường, chuẩn bị cơm cho đại biểu dự họp mặt
- Phối hợp các ngành liên quan tiếp đón đại biểu về dự họp mặt; tổ chức
xe đưa đón Mẹ Việt Nam anh hùng, Anh hùng LLVT về dự họp mặt.
4.8. Đề nghị Văn phòng Huyện ủy
Phối hợp với Văn phòng HĐND-UBND huyện tiếp đón đại biểu về dự
họp mặt và bố trí lực lượng phục vụ tại nhà ăn
23


4.9. Phòng Tài chính kế hoạch

Tham mưu UBND huyện về kinh phí tổ chức
4.10. Đoàn thanh niên huyện
Chuẩn bị nội dung bài phát biểu ngắn gọn, súc tích, đầy ý nghĩa gửi Ban
tuyên giáo Huyện ủy thẩm định, chọn đại diện phát biểu trong buổi họp mặt theo
nội dung kế hoạch, chọn 20 đoàn viên ưu tú dự họp mặt và phân công đoàn viên
tham gia phục vụ tại nhà ăn của UBND huyện
4.11. UBND các xã, thị trấn:
- Xây dựng kế hoạch tuyên truyền kỷ niệm 72 năm Cách mạng tháng Tám
(19/8/1945 - 19/8/2017) và Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam (02/9/1945 - 02/9/2017). Thông báo và hướng dẫn nhân dân thực hiện tốt
việc treo Quốc kỳ trong dịp lễ
- Tổ chức đưa đón cán bộ hưu trí hoạt động kháng chiến và các đồng chí
cán bộ lãnh đạo nghỉ hưu thuộc diện Ban thường vụ Tỉnh ủy, huyện ủy quản lý
về dự họp mặt tại huyện (theo thành phần mời của huyện)
- Phối hợp Văn phòng HĐND-UBND huyện chuyển giấy mời; báo cáo số
lượng đại biểu dự và không dự họp mặt về Văn phòng HĐND-UBND huyện
trước ngày 27/8/2017 để sắp xếp ăn cho đại biểu.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Căn cứ kế hoạch này, đề nghị các phòng, ban, trung tâm huyện, UBND
các xã, thị trấn chủ động xây dựng kế hoạch cụ thể nội dung tuyên truyền và tổ
chức các hoạt động kỷ niệm 72 năm Cách mạng tháng Tám (19/8/1945 19/8/2017) và Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
(02/9/1945 - 02/9/2017). Dự trù kinh phí gửi về phòng Tài chính - Kế hoạch thẩm
định, trình Ủy ban nhân dân huyện xem xét, quyết định.
UBND huyện giao phòng Văn hóa và Thông tin chịu trách nhiệm kiểm tra,
đôn đốc việc triển khai thực hiện; báo cáo UBND huyện kịp thời giải quyết những
vướng mắc trong quá trình thực hiện.
Trên đây là kế hoạch tổ chức các hoạt động kỷ niệm 72 năm Cách mạng
tháng Tám (19/8/1945 - 19/8/2017) và Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam (02/9/1945 - 02/9/2017). Các cơ quan, đơn vị căn cứ chức năng,
nhiệm vụ được phân công triển khai hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao./.

Nơi nhận:

TM. ỦY BAN NHÂN ĐÂN
CHỦ TỊCH

- TT.HU-HĐND huyện;
- CT, các PCT UBND huyện;
- Các ban, ngành đoàn thể huyện;
- UBND các xã, thị trấn
- Lưu: VT, VHTT.

Hà Quốc Hợp

24


ỦY BAN NHÂN DÂN
HUYỆN LỤC NAM

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Lục Nam, ngày 31 tháng 7 năm 2017

BẢNG PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ
Họp mặt kỷ niệm 72 năm Cách mạng tháng Tám (19/8/1945-19/8/2017)
và Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (02/9/1945-02/9/2017)
(Ban hành kèm theo Kế hoạch số 74/KH-UBND ngày 31/7/2017)
Nội dung
công việc


TT

Phụ trách
Bộ phận

Cá nhân

TT.UBND
huyện

PCT UBND Ông Đặng Văn
Nhàn

Đơn vị phối
hợp

Thời gian

1

Chỉ đạo chung

2

Xây dựng kế hoạch tổ chức lễ chào mừng;
Xây dựng chương trình nghị sự;
Giới thiệu và điều hành buổi họp mặt (MC)
Chương trình văn nghệ chào mừng đầu giờ

Phòng Văn hóa Ông Đỗ Huỳnh Bộ thể thao

Trưởng phòng

Các đơn vị
thuộc UBND

14/8/2017

5

Soạn thảo giấy mời và công văn mời đại biểu;
Bố trí sắp xếp, trang trí hội trường;

Văn phòng
HĐND-UBND

Ông Nguyễn Tiến
Dũng - CVP

Các đơn vị
thuộc UBND;
các xã, thị trấn

22/8/2017

6

Tham mưu kinh phí tổ chức

Phòng Tài
chính kế hoạch


Bà Vũ Thị Duyên Trưởng phòng

25

14/8/2017


×