Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Hoàn thiện phương pháp xếp hạng tín dụng doanh nghiệp vay vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn thương tín chi nhánh hà nội (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (194.38 KB, 10 trang )

CHƯƠNG 1:
PHƯƠNG PHÁP XẾP HẠNG TÍN NHIỆM DOANH NGHIỆP VAY
VỐN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.1. Tín nhiệm và xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp
1.1.1. Quan điểm về tín nhiệm và xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp
Xếp hạng tín nhiệm được hiểu là việc đánh giá hiện thời về khả năng và mức độ
sẵn sàng thanh toán đúng hạn gốc và lãi của chủ thể đi vay đối với một nghĩa vụ nợ nhất
định trong suốt thời gian hiệu lực của khoản nợ.
“Tín nhiệm” trong thuật ngữ “xếp hạng tín nhiệm” là khả năng và mức độ sẵn sàng
của cá nhân hay tổ chức trong việc thực hiện các nghĩa vụ nợ.

1.1.2. Đối tượng xếp hạng tín nhiệm
Gồm: cá nhân, doanh nghiệp, quốc gia và các công cụ nợ.

1.1.3. Mục đích của xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp
1.1.3.1. Xếp hạng doanh nghiệp trong nền kinh tế
* Đối với cơ quan quản lý Nhà nước
* Đối với doanh nghiệp được xếp hạng

1.1.3.2. Xếp hạng doanh nghiệp trong hoạt động của NHTM
Mục đích của xếp hạng tín nhiệm đối với ngân hàng là:
- Ra quyết định cấp tín dụng
- Giám sát và đánh giá khách hàng, khi khoản tín dụng đang còn dư nợ.

1.1.3.3. Xếp hạng tín nhiệm tại NHTM và xếp hạng tín nhiệm tại các cơ
quan xếp hạng khác
* Đặc điểm chung
Xếp hạng tín nhiệm cũng là một quy trình thống nhất nhằm lượng hóa các chỉ tiêu
tài chính và phi tài chính của một chủ thể theo một thang điểm cụ thể từ đó xếp hạng và
đánh giá khả năng thanh toán của chủ thể đó gắn với một quan hệ tín dụng nhất định.




* Sự khác biệt
- Các NHTM: Đối tượng xếp hạng tín nhiệm của các NHTM chỉ giới hạn trong
phạm vi các khách hàng có quan hệ tín dụng với NHTM đó.
- Các tổ chức xếp hạng tín nhiệm (Credit Rating Agency – CRA): Đối tượng xếp
hạng tín nhiệm của các tổ chức này rất đa dạng bao gồm các doanh nghiệp, tổ chức, các
chính quyền địa phương, trung ương,…
- Trung tâm thông tin tín dụng (Credit Information Centre - CIC): Việc đánh giá
và phân tích doanh nghiệp của CIC mang tính khái quát chung.

1.2. Phương pháp xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp vay vốn tại NHTM
1.2.1. Quy trình xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp
Bước 1: Xây dựng hệ thống các chỉ tiêu để phân tích
Bước 2: Thu thập tài liệu về doanh nghiệp
Bước 3: Phân tích và đánh giá (hoặc chấm điểm)
Bước 4: Tổng hợp điểm, xếp hạng và miêu tả rủi ro

1.2.2. Hệ thống chỉ tiêu sử dụng trong xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp
1.2.2.1. Các chỉ tiêu tài chính (chỉ tiêu định lượng)
* Nhóm chỉ tiêu thanh khoản:
* Nhóm chỉ tiêu khả năng cân đối vốn
* Nhóm chỉ tiêu khả năng hoạt động
* Nhóm chỉ tiêu về khả năng sinh lời
* Nhóm chỉ tiêu về dòng tiền (cash flow)

1.2.2.2. Các chỉ tiêu phi tài chính (chỉ tiêu định tính)
* Khả năng trả nợ từ lưu chuyển tiền tệ
* Trình độ quản lý và môi trường nội bộ
* Quan hệ với ngân hàng

* Các nhân tố bên ngoài
* Các đặc điểm hoạt động khác


1.2.3. Phương pháp xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp vay vốn tại NHTM
1.2.3.1. Phương pháp chuyên gia
1.2.3.2. Phương pháp so sánh
1.2.3.3. Phương pháp chấm điểm
1.2.3.4. Phương pháp toán học (Mô hình chỉ số Z)
1.2.3.5. Phương pháp kết hợp
1.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới mức độ chính xác – khách quan của
phương pháp xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp vay vốn tại NHTM
1.3.1. Các nhân tố thuộc về ngân hàng
(i) Trình độ và kinh nghiệm của người xây dựng phương pháp
(ii) Trình độ, kinh nghiệm và đạo đức của cán bộ xếp hạng
(iii) Thời gian và chi phí xây dựng phương pháp

1.3.2. Các nhân tố bên ngoài
(i) Việc cung cấp thông tin của doanh nghiệp, các kết quả thống kê, các thông tin
của ngành
(ii) Các quy định của cơ quan quản lý Nhà nước
(iii) Chuẩn mực kế toán


CHƯƠNG 2:
THỰC TRẠNG PHƯƠNG PHÁP XẾP HẠNG TÍN NHIỆM
DOANH NGHIỆP VAY VỐN TẠI NGÂN HÀNG TMCP
SÀI GÒN THƯƠNG TÍN - CHI NHÁNH HÀ NỘI
2.1. Tổng quan về ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín - Chi nhánh
Hà Nội (Sacombank HN) và hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp tại

Sacombank HN.
2.1.1. Giới thiệu Sacombank HN
Khai trương ngày 02/03/1993 tại Hà Nội. Hiện nay, Sacombank HN là một trong 8
chi nhánh của Sacombank tại Hà Nội, có trụ sở tại số 65 Ngô Thì Nhậm, Hai Bà Trưng,
Hà Nội. Đến nay, chi nhánh có 6 phòng giao dịch.

2.1.2. Hoạt động cho vay
Tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay năm 2011 tương đối chậm (3%). Năm 2012, tốc
độ tăng dư nợ đã được cải thiện đáng kể (24%). Năm 2013, tốc độ tăng trưởng dư nợ đạt
18%.
Năm 2013, tỷ lệ nợ xấu và nợ quá hạn giảm so với năm 2013 nhưng không đáng
kể (tương ứng 4,8% và 5,12%).

2.2. Thực trạng phương pháp xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp vay vốn
tại Sacombank HN
2.2.1. Tổng quan về phương pháp xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp vay
vốn
2.2.1.1. Trước năm 2011
Cuối năm 2005, Sacombank áp dụng “Hệ thống chấm điểm tín dụng và xếp hạng
khách hàng” theo phương pháp chấm điểm theo 2 nhóm chỉ tiêu gồm: 11 chỉ tiêu định
tính và 5 chỉ tiêu định lượng. Thang điểm xếp hạng gồm 10 hạng được đánh số thứ tự từ
1 đến 10.


2.2.1.2. Từ năm 2011 đến nay
Áp dụng “Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ”.
2.2.2. Đối tượng xếp hạng tín nhiệm
Gồm khách hàng doanh nghiệp cũ, các doanh nghiệp mới quan hệ lần đầu, doanh
nghiệp mới đi vào hoạt động hoặc đang trong giai đoạn đầu tư.


2.2.3. Quy trình xếp hạng
Bước 1: Xác định ngành kinh tế
Bước 2: Xác định quy mô
Bước 3: Xác định loại hình sở hữu của Doanh nghiệp
Bước 4: Chấm điểm các chỉ tiêu tài chính
Bước 5: Chấm điểm các chỉ tiêu phi tài chính
Bước 6: Tổng hợp điểm và xếp hạng tín dụng

2.2.4. Hệ thống chỉ tiêu xếp hạng
2.2.4.1. Đối với khách hàng doanh nghiệp quy mô lớn, vừa và nhỏ
* Các chỉ tiêu tài chính
Bộ chỉ tiêu tài chính gồm 14 chỉ tiêu, chia thành 4 nhóm: nhóm chỉ tiêu thanh
khoản; nhóm chỉ tiêu hoạt động; nhóm chỉ tiêu cân nợ; nhóm chỉ tiêu thu nhập.
* Các chỉ tiêu phi tài chính
Bộ chỉ tiêu phi tài chính gồm 58 chỉ tiêu được chia thành 5 nhóm: Khả năng trả nợ
của doanh nghiệp; Trình độ quản lý và môi trường nội bộ; Quan hệ với Ngân hàng; Các
nhân tố ảnh hưởng đến ngành; Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp.

2.2.4.2. Đối với nhóm khách hàng doanh nghiệp quy mô siêu nhỏ
* Chỉ tiêu tài chính
Gồm 9 chỉ tiêu chia thành 4 nhóm tương tự như với khách hàng doanh nghiệp quy
mô lớn, vừa và nhỏ.
* Chỉ tiêu phi tài chính
Gồm 52 chỉ tiêu chia thành 5 nhóm tương tự như với khách hàng doanh nghiệp
quy mô lớn, vừa và nhỏ.


2.2.5. Thời điểm đánh giá và thu thập thông tin
Việc đánh giá và thu thập thông tin do CBTD của chi nhánh thực hiện.
Việc điền thông tin tài chính hoàn toàn dựa vào các báo cáo tài chính của doanh

nghiệp cung cấp.

2.2.6. Đánh giá tài sản đảm bảo (TSĐB)
2.2.6.1. Mục đích đánh giá TSĐB
Trích lập dự phòng cụ thể và ra quyết định cho vay.

2.2.6.2. Tiêu chí đánh giá
Tài sản đảm bảo được đánh giá dựa trên 5 chỉ tiêu: Tỷ lệ khấu trừ theo từng loại
TSĐB theo QĐ 18; Sự đầy đủ của hồ sơ pháp lý; Tỷ lệ hoàn thành của TSĐB; Xu hướng
giảm giá trị trong 12 tháng theo đánh giá của CBTD; Khả năng phát mãi TSĐB

2.2.6.3 Quy trình đánh giá TSĐB
Bước 1: Xác định tỷ lệ TSĐB so với dư nợ
Bước 2: Xác định độ mạnh yếu của TSĐB

2.2.7. Tổ chức thực hiện công tác xếp hạng tín nhiệm
2.2.7.1. Tại chi nhánh
2.2.7.2. Tại các phòng nghiệp vụ liên quan
2.2.8. Kết quả thực hiện xếp hạng
Từ cuối 2011 đến 31/12/2013, Sacombank HN đã thực hiện xếp hạng cho 205
khách hàng doanh nghiệp. Khách hàng xếp hạng BBB trở lên phát sinh nợ xấu chiếm tỷ
trọng không đáng kể. Khách hàng xếp hạng CC trở xuống phát sinh nợ xấu chiếm tỷ
trọng khá cao (trên 70%). Tuy nhiên, vẫn còn phát sinh nợ xấu từ nhóm khách hàng xếp
loại A.

2.3. Đánh giá thực trạng phương pháp xếp hạng tín nhiệm doanh
nghiệp vay vốn tại ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín - Chi nhánh Hà
Nội
2.3.1. Kết quả đạt được
- Ứng dụng công nghệ trong xếp hạng.



- Phương pháp chấm điểm giúp Sacombank có thể xếp hạng và đánh giá khách
hàng một cách thường xuyên với thời gian ngắn và chi phí không lớn.
- Có tính đến yếu tố quy mô và loại hình sở hữu của doanh nghiệp.
- Hệ thống chỉ tiêu mới đa dạng hơn.
- Bổ sung thêm nội dung về đánh giá TSĐB.
- Thực hiện phân loại nợ định tính.
- Căn cứ vào kết quả xếp hạng tín nhiệm, ngân hàng có thể định giá khoản cấp tín
dụng trên cơ sở rủi ro mà khoản cấp tín dụng có thể mang lại cho ngân hàng.
- Cải thiện quy trình cấp tín dụng nhanh và hiệu quả hơn.
- Góp phần tăng cường công tác quản trị rủi ro tại Sacombank HN.

2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân
2.3.2.1. Hạn chế
* Về nội dung phương pháp
* Về hệ thống chỉ tiêu xếp hạng
* Về công tác thu thập thông tin
* Về tổ chức công tác xếp hạng tín nhiệm
2.3.2.2. Nguyên nhân
* Nguyên nhân chủ quan
* Nguyên nhân khách quan


CHƯƠNG 3:
HOÀN THIỆN PHƯƠNG PHÁP XẾP HẠNG TÍN NHIỆM
DOANH NGHIỆP VAY VỐN TẠI NGÂN HÀNG TMCP
SÀI GÒN THƯƠNG TÍN - CHI NHÁNH HÀ NỘI
3.1. Định hướng hoạt động của ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín
– Chi nhánh Hà Nội

3.1.1. Định hướng hoạt động tín dụng của Sacombank HN
Mục tiêu cụ thể phát triển tín dụng giai đoạn 2013-2020 là duy trì tỷ lệ tăng trưởng
tín dụng bình quân 17%/năm, kiềm chế nợ xấu dưới mức 3%.

3.1.2. Định hướng hoạt động xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp
Xây dựng hệ thống xếp hạng tín nhiệm theo tiêu chuẩn quản lý rủi ro theo Basel II
và Basel III.

3.2. Giải pháp hoàn thiện phương pháp xếp hạng tín nhiệm doanh
nghiệp vay vốn tại ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín - Chi nhánh Hà
Nội
3.2.1. Nhóm giải pháp kỹ thuật - hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu xếp hạng
3.2.1.1. Đề xuất loại bỏ một số chỉ tiêu phi tài chính
(1) Thiện chí trả nợ của khách hàng theo đánh giá của CBTD
(2) Định hướng quan hệ tín dụng với khách hàng theo quan điểm của CBTD

3.2.1.2. Đề xuất bổ sung một số chỉ tiêu phi tài chính đối với nhóm khách
hàng doanh nghiệp mới thành lập hoặc đang trong giai đoạn đầu tư
(1) Chất lượng và tiến độ thực hiện dự án so với kế hoạch
(2) Sự sụt giảm của giá trị hiện tại thuần của dự án do những biến động của
thị trường
(3) Sự thay đổi tỷ suất doanh lợi nội bộ (IRR) của dự án do những biến động
của thị trường


(4) Sự thay đổi thời gian hoàn vốn của dự án do những biến động của thị
trường

3.2.1.3. Đề xuất bổ sung chỉ tiêu vào nhóm trình độ quản lý và môi trường
nội bộ

(1) Chế độ đãi ngộ đối với cán bộ, công nhân viên của doanh nghiệp

3.2.1.4. Đề xuất bổ sung một số chỉ tiêu vào nhóm các nhân tố ảnh hưởng
đến hoạt động của doanh nghiệp
* Nhóm các chỉ tiêu áp dụng chung cho tất cả các ngành
(1) Hiện trạng công tác xử lý chất thải và giảm thiểu mức độ ô nhiễm môi
trường của doanh nghiệp
(2) Hiện trạng công tác phòng cháy chữa cháy
* Nhóm chỉ tiêu áp dụng riêng cho các doanh nghiệp hoạt động trong ngành xây
dựng, kinh doanh bất động sản
(1) Tiến độ thi công của công trình so với kế hoạch
(2) Công tác đền bù, giải phóng mặt bằng
* Nhóm chỉ tiêu áp dụng riêng cho các doanh nghiệp hoạt động trong ngành
thương mại
(1) Mạng lưới thu mua và tiêu thụ sản phẩm
* Nhóm chỉ tiêu áp dụng riêng cho các doanh nghiệp hoạt động trong ngành kinh
doanh dịch vụ lưu trú, ăn uống, vui chơi giải trí
(1) Công suất hoạt động bình quân trong năm
(2) Công tác đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm
* Nhóm chỉ tiêu áp dụng riêng cho các doanh nghiệp hoạt động trong ngành kinh
doanh dịch vụ vận tải
(1) Độ tuổi bình quân của phương tiện vận tải
* Nhóm chỉ tiêu áp dụng cho các doanh nghiệp hoạt động trong ngành sản xuất –
chế biến
(1) Mức đầu tư vào hoạt động nghiên cứu, phát triển


3.2.2. Nhóm giải pháp về con người
3.2.2.1. Nâng cao nhận thức của những người thực hiện về xếp hạng tín
nhiệm khách hàng

3.2.2.2. Nâng cao trình độ chuyên môn, rèn luyện đạo đức của người xếp
hạng
3.2.3. Tổ chức công tác xếp hạng tín nhiệm
- Có chính sách thưởng phạt nghiêm minh.
- Cung cấp đầy đủ và chính xác thông tin xếp hạng khách hàng cho các bộ phận
liên quan.
- Định kỳ kiểm tra lại quá trình triển khai xếp hạng tín nhiệm tại chi nhánh.

3.3. Kiến nghị
3.3.1. Kiến nghị với Bộ Tài chính về việc hoàn thiện hệ thống chuẩn mực
kế toán và chế độ kế toán Việt Nam phù hợp với thông lệ quốc tế.
3.3.2. Kiến nghị với Tổng cục Thống kê về việc xây dựng bộ dữ liệu thống
kê các chỉ tiêu trung bình ngành.
3.3.3. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước về việc hoàn thiện cơ sở pháp lý
cho hoạt động xếp hạng tín nhiệm tại các NHTM.
3.3.4. Kiến nghị với Chính phủ trong việc cổ phần hóa doanh nghiệp nhà
nước, thực hiện công khai, minh bạch tình hình tài chính của doanh nghiệp



×