Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Phát triển kinh doanh phần mềm của công ty TNHH VKX (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (173.79 KB, 8 trang )

TÓM TẮT LUẬN VĂN
Ngành công nghiệp phần mềm của Việt Nam đang được hình thành và có
tiềm năng trở thành ngành công nghiệp mũi nhọn giúp Việt Nam tiến nhanh hơn
trên con đường công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước. Công ty TNHH VKX là
một trong số các doanh nghiệp trong ngành phần mềm của nước ta. Đã có một số
đề tài nghiên cứu về đẩy mạnh hoạt động kinh doanh của VKX, về giải pháp
hoàn thiện hệ thống phân phối của VKX… tuy nhiên chưa có đề tài nào tập trung
vào nghiên cứu về phát triển kinh doanh phần mềm của VKX trong khi lĩnh vực
này đang được xác định là chiến lược mũi nhọn của Công ty. Vì vậy, việc
nghiên cứu thực trạng phát triển kinh doanh phần mềm và các giải pháp nhằm
phát triển kinh doanh phần mềm của Công ty TNHH VKX là việc cần thiết để
góp phần đẩy mạnh hơn nữa hiệu quả kinh doanh của cả Công ty.
Mục tiêu nghiên cứu của luận văn là hệ thống hóa cơ sở lý thuyết về phát
triển kinh doanh nói chung và phát triển kinh doanh phần mềm nói riêng để phân
tích, đánh giá thực trạng, những tồn tại, điểm mạnh, điểm yếu và nguyên nhân
của những hạn chế trong phát triển kinh doanh phần mềm tại Công ty TNHH
VKX những năm gần đây. Làm rõ các nhân tố, yếu tố ảnh hưởng đến phát triển
kinh doanh phần mềm. Dựa trên kết quả phân tích để đề ra những giải pháp nhằm
phát triển kinh doanh phần mềm của Công ty TNHH VKX, nâng cao doanh thu
từ hoạt động này.
Cơ sở lý thuyết được tác giả tổng hợp từ việc tìm nguồn tài liệu tham khảo
qua các giáo trình, các công trình nghiên cứu có liên quan đến phát triển kinh
doanh nói chung, liên quan đến phần mềm và phát triển kinh doanh phần mềm
nói riêng. Từ đó hệ thống nên cơ sở lý luận của đề tài:
Phần mềm có nhiều định nghĩa có thể có sắc thái hơi khác nhau nhưng đều
nêu lên khía cạnh phương pháp trong xử lý thông tin bằng máy tính điện tử. Có
một định nghĩa tiêu biểu theo cuốn “Software Engineering, a Practitioner’s
Approach” của tác giả nổi tiếng Roger S.Pressman: “Phần mềm là: Các chỉ dẫn


(các chương trình máy tính) mà khi được thực hiện nó mang lại chức năng và


hiệu quả mong muốn; các cấu trúc dữ liệu mà theo đó chương trình có thể thao
tác được với các thông tin; các tài liệu hướng dẫn cách hoạt động của chương
trình và cách sử dụng chương trình”.
Phần mềm được viết nên bởi các ngôn ngữ lập trình thông dụng là: BASIC,
C, PASCAL, JAVA… Phần mềm thường được phân loại gồm phần mềm hệ thống và
phần mềm ứng dụng.
Sản phẩm phần mềm có các đặc điểm riêng đó là tính khoa học, tính sáng
tạo; tính dễ sao chép; tính toàn vẹn; tính độc lập và tính phổ dụng. Một sản phẩm
phần mềm được đánh giá có chất lượng tốt phải đảm bảo được 6 tiêu chí đánh giá
chất lượng trong và chất lượng ngoài của sản phẩm phần mềm đó là: tính năng;
tính tin cậy; tính khả dụng; tính hiệu quả; khả năng bảo trì; tính khả chuyển.
Sản phẩm phần mềm có những đặc tính riêng ảnh hưởng đến phát triển kinh
doanh sản phẩm. Doanh nghiệp cần phải nắm rõ những đặc điểm đặc trưng của
sản phẩm phần mềm là gì, có đảm bảo các tiêu chí đánh giá chất lượng không để
từ đó có hướng khắc phục, giảm thiểu khuyết điểm, phát huy ưu điểm, trên cơ sở
đó xác định được hướng phát triển kinh doanh.
Về đặc trưng của kinh doanh phần mềm thì hiện nay ở Việt Nam, kinh
doanh phần mềm thường theo hai hướng, một là gia công phần mềm và hai là tự
doanh phần mềm. Đối với gia công phần mềm thì bên nhận gia công sẽ thực hiện
một phần hoặc tất cả các bước trong quá trình sản xuất ra sản phẩm phần mềm
hoàn chỉnh cho bên đặt gia công. Còn tự doanh phần mềm thì doanh nghiệp tự
mình tạo ra sản phẩm của riêng mình. Phần mềm được tạo ra có thể là sản phẩm
mới hoàn toàn, cũng có thể là sản phẩm được mua về sau đó cải tiến đi cho phù
hợp với những yêu cầu cụ thể.
Phát triển kinh doanh phần mềm gồm các nội dung sau:
 Phát triển hệ thống kinh doanh phần mềm
 Phát triển hệ thống khách hàng
 Phát triển sản phẩm phần mềm



 Phát triển hệ thống chăm sóc khách hàng
Từ cơ sở lý thuyết trên, tác giả đã tiến hành nghiên cứu thực trạng phát triển
kinh doanh phần mềm của Công ty TNHH VKX qua việc thu thập, xử lý thông
tin, số liệu. Thực trạng phát triển kinh doanh phần mềm của VKX:
Về phát triển hệ thống kinh doanh, hệ thống tổ chức quản lý của VKX được
tổ chức theo mô hình trực tuyến chức năng. Trong cơ cấu tổ chức quản lý của
Công ty, cơ quan quyền lực cao nhất là Hội đồng quản trị sau đó đến Ban Tổng
Giám đốc, các Giám đốc chức năng.
Nhằm mục đích phát triển kinh doanh phần mềm, tăng hiệu quả trong
công việc, VKX cũng đã tiến hành tăng cường tổ chức quản lý. Một trong những
biện pháp tăng cường này là việc thay đổi tổ chức của trung tâm Nghiên cứu và
Phát triển phần mềm. tổ chức quản lý của Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển đã
giảm từ 5 cấp xuống còn 3 cấp.
Bên cạnh việc thay đổi tổ chức, việc huy động nhân lực tham gia vào các
dự án cũng đã có sự linh hoạt hơn, một nhân viên thuộc nhóm này có thể tham
gia vào dự án mà một nhóm khác đang thực hiện trong một khoảng thời gian nhất
định tùy theo yêu cầu công việc và thế mạnh chuyên môn của nhân viên đó.
Đối với mạng lưới kinh doanh phần mềm thì hiện nay Công ty vẫn chưa
phát triển hệ thống đại lý cửa hàng phân phối sản phẩm. Công ty mới chỉ tham
gia vào thị trường phần mềm chính thức từ năm 2008, do đó bước đầu Công ty
chủ yếu là gia công phần mềm theo đơn đặt hàng của các đối tác. Sản phẩm phần
mềm sau khi được gia công xong sẽ bàn giao lại trực tiếp cho khách hàng.
Về phát triển hệ thống khách hàng thì khách hàng của VKX hiện nay chủ
yếu là khách hàng tổ chức. Các sản phẩm phần mềm của Công ty hầu hết là các
phần mềm phục vụ cho các doanh nghiệp và chủ yếu là trong ngành viễn thông.
Khách hàng truyền thống nội địa của VKX là VNPT còn đối với thị trường xuất
khẩu là Ericsson-LG. Thực tế thì việc phát triển hệ thống khách hàng của Công


ty chưa được chú trọng. Công ty vẫn còn lệ thuộc vào mối quan hệ do công ty mẹ

và tập đoàn VNPT và Ericsson-LG mang lại.
Về phát triển sản phẩm phần mềm: Sản phẩm phần mềm của VKX chia
làm 2 nhóm là: Phần mềm và giải pháp; Dịch vụ nội dung số và Thương mại điện
tử. Bên cạnh việc gia công phần mềm theo đơn đặt hàng thì hiện nay công tác
phát triển sản phẩm phần mềm của Công ty đang bước đầu được triển khai. Công
ty đang thực hiện phát triển một số sản phẩm như phần mềm quản lý thẻ y tế, hệ
thống quản lý doanh nghiệp ERP, ứng dụng điện thoại di động FMC. Các sản
phẩm này được công ty mua lại sau đó cải tiến các chức năng cho phù hợp với
Việt Nam. Đối với sản phẩm mới hoàn toàn thì Công ty vẫn chưa có và chưa tập
trung vào phát triển sản phẩm ưu việt riêng của chính mình hay phát triển sản
phẩm phần mềm theo nhóm khách hàng.
Đối với phát triển hệ thống chăm sóc khách hàng, Công ty cũng đã có sự
phân nhóm khách hàng. Khách hàng của VKX hiện tại được chia thành 2 nhóm
là nhóm khách hàng lớn và nhóm khách hàng nhỏ. Nhóm khách hàng lớn của
Công ty bao gồm VNPT và Ericsson-LG, đây cũng là nhóm khách hàng truyền
thống của VKX. Nhóm khách hàng nhỏ bao gồm một số đối tác tiêu biểu như
CMC, FPT, TmaxSoft (Hàn Quốc), SAP (Thụy Điển) và một số công ty Nhật
Bản. Công ty cũng có những chính sách CSKH theo giai đoạn bán hàng.
Trên cơ sở phân tích thực trạng, tác giả có những đánh giá chung về kết quả
đã đạt được, những tồn tại và nguyên nhân của những tồn tại đó.
Nhìn chung có thể thấy kinh doanh phẩn mềm là một trong những hoạt
động kinh doanh thế mạnh của Công ty. Mảng kinh doanh này đang rất được chú
trọng và đã đạt được một số thành tựu đáng kể. Hàng năm kinh doanh phần mềm
đã đóng góp cho Công ty một khoản doanh thu cũng như lợi nhuận không nhỏ.
Phát triển thị trường phần mềm đã mở rộng xuất khẩu phần mềm sang được thị
trường Nhật, Mỹ. VKX là nhà phân phối giải pháp phần mềm của Tmax Soft
(Hàn Quốc), là đối tác chiến lược của SAP (Thụy Điển) về giải pháp doanh
nghiệp ERP ở thị trường Việt Nam. Về đa dạng hóa sản phẩm phần mềm, bên



cạnh nhóm sản phẩm thế mạnh là Phần mềm và Giải pháp, Công ty cũng tập
trung phát triển nhóm sản phẩm Dịch vụ nội dung số và Thương mại điện tử.
VKX cũng đã thực hiện chính sách nâng cao chất lượng nguồn nhân lực công
nghệ thông tin và điện tử viễn thông: 100% kỹ sư phần mềm đều qua đào tạo tại
trung tâm nghiên cứu và phát triển của Ericsson – LG, Hàn Quốc. Công tác sắp
xếp tổ chức quản lý và phân bổ nguồn nhân lực đã được thực hiện một cách hợp
lý và hiệu quả hơn.
Bên cạnh những kết quả đạt được thì vẫn còn tồn tại những hạn chế trong
phát triển kinh doanh phần mềm:
 Công tác mở rộng thị trường còn hạn chế. Nguyên nhân là thị trường
phần mềm Việt Nam hiện tại có rất nhiều các công ty lớn mạnh đang cạnh tranh
quyết liệt. Trong bối cảnh khó khăn của kinh tế, các ngành xuất khẩu bị ảnh
hưởng nặng nề và kinh doanh phần mềm cũng không ngoại lệ. Công tác nghiên
cứu thị trường phần mềm cũng chưa được giao cho bộ phận chuyên trách.
 Sản phẩm phần mềm chưa đa dạng, chưa có sản phẩm ưu việt. Nguyên
nhân là do VKX chưa có đội ngũ nhân viên chuyên nghiên cứu và tìm kiếm sản
phẩm phần mềm tiềm năng. vốn đầu tư dàn trải. Công ty cũng chưa mạnh dạn
đầu tư quá nhiều cho kinh doanh phần mềm.
 Công tác quản trị và phát triển thương hiệu còn chưa mạnh, do công tác
quảng bá sản phẩm và thương hiệu của Công ty chưa hiệu quả, chưa được đầu tư
thích đáng.
Từ cơ sở lý luận và kết quả nghiên cứu thực trạng phát triển kinh doanh
phần mềm của Công ty TNHH VKX, luận văn đề xuất một số giải pháp nhằm
phát triển kinh doanh phần mềm của Công ty trong thời gian tới.
Thứ nhất là giải pháp tăng cường công tác nghiên cứu và mở rộng thị
trường phần mềm. Hiện nay công tác nghiên cứu thị trường phần mềm của Công
ty TNHH VKX không có bộ phận chuyên trách mà giao cho một số nhân viên và
cấp quản lý của trung tâm Nghiên cứu và Phát triển phần mềm phụ trách. Đội



ngũ này không thực sự có chuyên môn sâu về nghiên cứu thị trường cũng như
hoạt động bán hàng. Việc thành lập bộ phận chuyên trách nghiên cứu thị trường
sản phẩm phần mềm là một vấn đề cấp thiết.
Thứ hai là giải pháp phát triển sản phẩm mới và nâng cao chất lượng sản
phẩm phần mềm. Về phát triển sản phẩm phần mềm mới thì hiện nay Công ty
TNHH VKX mới chỉ chủ yếu phát triển sản phẩm theo đơn đặt hàng của đối tác
chứ chưa chủ động tạo được sản phẩm phần mềm của riêng mình. Do đó Công ty
cần có kế hoạch nghiên cứu sản phẩm, thành lập đội ngũ chuyên nghiên cứu và
tìm kiếm sản phẩm phần mềm tiềm năng. Bên cạnh đó, nâng cao chất lượng dịch
vụ đi kèm theo sản phẩm trước, trong và sau khi bán hàng. VKX cũng cần không
ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm nhằm nâng cao uy tín và ngày càng thỏa
mãn nhu cầu của khách hàng. Để phát triển được các sản phẩm phần mềm chất
lượng tốt thì Công ty cần đầu tư trang thiết bị hiện đại, ngoài ra chú trọng nâng
cao chất lượng dịch vụ đi kèm theo sản phẩm trước, trong và sau khi bán hàng.
Thứ ba, giải pháp tăng cường dịch vụ chăm sóc khách hàng. Đối với khách
hàng truyền thống, Công ty có thể áp dụng khuyến mại, giảm giá, tặng quà tri
ân... Với đối tượng khách hàng tiềm năng thì khi tiếp cận cần cố gắng cung cấp
những thông tin có lợi cho khách hàng. Công ty cần phải có một đội ngũ nhân
viên bán hàng chuyên nghiệp với thái độ phục vụ tận tình. Các dịch vụ bảo trì sản
phẩm phần mềm rất được khách hàng lưu tâm, vì vậy Công ty cần có những
chính sách bảo trì miễn phí nhằm tạo sự an tâm về sản phẩm cũng như sự tin cậy
của khách hàng đối với Công ty.
Thứ tư, giải pháp đẩy mạnh hoạt động xúc tiến bán hàng: Trong quá trình
phát triển kinh doanh phần mềm, Công ty phần lớn vẫn dựa vào các mối quan hệ
của công ty mẹ là tập đoàn VNPT và Ericsson – LG. Tương lai muốn giảm bớt
sự phụ thuộc vào công ty mẹ, mở rộng thị trường, tăng cường mối quan hệ với
các đối tác thì VKX có thể thực hiện các hoạt động xúc tiến bán hàng như: quảng
cáo, khuyến mại, tham gia hội chợ triển lãm...
Thứ năm, giải pháp tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ mới. Một số



công nghệ mới mà Công ty có thể xem xét áp dụng như: Lập trình hướng thành
phần, lập trình đa tầng, kiến trúc hướng dịch vụ (Webservice), thiết kế mẫu
(Design Pattern), công nghệ Hibernate, công nghệ Ajax… Ngoài ra, Công ty
cũng cần có kế hoạch cho việc đạt được các chứng chỉ chuyên môn quốc tế để
không chỉ nâng cao chuyên môn về phát triển phần mềm mà còn là cơ sở để các
đối tác tin cậy hơn vào khả năng cung cấp các sản phẩm phần mềm, cũng như
tăng lợi thế cạnh tranh của Công ty.
Thứ sáu là giải pháp phát triển nguồn nhân lực. VKX vẫn đang có những
chính sách đưa nhân viên đi đào tạo và làm việc tại nước ngoài. Tuy nhiên ngoài
chính sách này, Công ty cũng có thể sử dụng một số các biện pháp đào tạo nâng
cao nghiệp vụ khác như tạo điều kiện cho nhân viên đi học các khóa đào tạo theo
kiểu tự túc hoặc hỗ trợ một phần kinh phí, hoặc có thể tổ chức các đợt huấn luyện
đào tạo ngay tại Công ty. Bên cạnh đó Công ty cũng cần chú ý đến các chính
sách lương thưởng, phúc lợi cho người lao động để người lao động gắn bó hơn
nữa.
Thứ bảy, giải pháp nâng cao giá trị thương hiệu sản phẩm phần mềm của
Công ty TNHH VKX. Hiện nay, VKX cũng đã thành lập phòng Quản trị và phát
triển thương hiệu. Tuy nhiên các công tác phát triển thương hiệu cho Công ty lại
chưa chú trọng đến việc nâng cao giá trị thương hiệu cho sản phẩm phần mềm
trong khi phát triển kinh doanh phần mềm được xác định là chiến lược mũi nhọn.
Chính vì vậy mà ngoài khách hàng truyền thống thì sản phẩm phần mềm của
VKX vẫn chưa được biết đến rộng rãi trên thị trường. Do đó Công ty cần có các
giải pháp nâng cao giá trị thương hiệu sảm phẩm phần mềm như: nghiên cứu các
khách hàng mục tiêu; hình thành tính cách thương hiệu; quản trị thương hiệu sản
phẩm phần mềm.
Cuối cùng là giải pháp đảm bảo công tác bản quyền cho sản phẩm phần
mềm. Việc vi phạm bản quyền không chỉ gây ra thiệt hại về tài chính mà còn ảnh
hưởng đến uy tín vì vậy Công ty cần có những biện pháp chống các hình thức ăn
cắp bản quyền như cài phần mềm chống sao chép, sử dụng bảo mật... Công ty



nên tổ chức thực hiện quy trình bảo mật thông tin trong phát triển phần mềm theo
tiêu chuẩn ISO 27001:2005. Chứng chỉ này giúp VKX khẳng định được khả
năng bảo mật cao của mình. Chứng chỉ này còn đặc biệt được các đối tác nước
ngoài quan tâm khi giao dịch.
Tóm lại, luận văn đã hệ thống những lý luận cơ bản về phát triển kinh
doanh phần mềm, khảo sát thực trạng phát triển kinh doanh phần mềm của Công
ty TNHH VKX. Từ đó phân tích, đánh giá rút ra những kết quả đạt được, những
tồn tại và nguyên nhân để đưa ra các giải pháp nhằm phát triển kinh doanh phần
mềm của Công ty VKX.
Trong quá trình tiến hành nghiên cứu có thuận lợi là đơn vị khảo sát là nơi
tác giả công tác, tuy nhiên bên cạnh đó vẫn gặp những khó khăn về thời gian
nghiên cứu, về kinh nghiệm thực tế do đó không tránh khỏi những thiếu sót. Tác
giả rất mong nhận được những đánh giá, góp ý từ thầy cô giáo cùng các độc giả.



×