Tải bản đầy đủ (.pdf) (58 trang)

NGHĨA VỤ CỦA NGƯỜI SỬ DỤNG ĐẤT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (642.37 KB, 58 trang )

CHƯƠNG 6
NGHĨA VỤ CỦA NGƯỜI SỬ
DỤNG ĐẤT


1. Nghĩa vụ chung của người sử dụng
đất
 (Điều 170 Luật đất đai 2013):
 - Sử dụng đất đúng mục đích, ranh giới về
thửa đất, đúng quy định về sử dụng độ sâu
trong lòng đất và chiều cao trên không, bảo
vệ các công trình công cộng trong lòng đất và
tuân theo các quy định khác của pháp luật.



- Thực hiện kê khai đăng ký đất đai; làm
đầy đủ thủ tục khi chuyển đổi, chuyển
nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế,
tặng cho quyền sử dụng đất, thế chấp,
bảo lãnh, góp vốn bằng quyền sử dụng
đất theo quy định của pháp luật.
 - Thực hiện các biện pháp bảo vệ đất.



- Tuân theo các quy định về bảo vệ môi
trường, không làm tổn hại đến lợi ích
hợp pháp của người sử dụng đất có liên
quan.
 - Tuân theo các quy định của pháp luật về


việc tìm thấy vật trong lòng đất.
 - Giao lại đất khi Nhà nước có quyết
định thu hồi đất hoặc khi hết thời hạn
sử dụng đất.



2. Nghĩa vụ tài chính
 Là những khoản đóng góp vật chất bắt
buộc mà người SDĐ phải thực hiện cho
Nhà nước.
 2.1. Nghĩa vụ nộp tiền sử dụng đất
 2.1.1. Khái niệm




Tiền SDĐ là khoản tiền mà người SDĐ
trả một lần cho Nhà nước để được Nhà
nước cho phép SDĐ dưới hình thức giao
đất vào những mục đích nhất định.


-

Phương thức thanh toán: một lần
với một số tiền nhất định (khoản 4
Điều 14 NĐ45: chia thành 2 đợt);
 - Đối tượng áp dụng: chủ thể SDĐ
giao vào những mục đích nhất định;

 - Bản chất: Tiền phải trả để có
QSDĐ.


2.1.2. Các đối tượng phải nộp tiền SDĐ
(Điều 2 NĐ 45/2014/NĐ-CP)
 * Nhóm 1: Người được Nhà nước giao đất
theo Điều 55 LĐĐ 2013
 => NĐ 45 bổ sung thêm trường hợp: “Tổ
chức kinh tế được giao đất để xây dựng công
trình hỗn hợp cao tầng, trong đó có diện tích
nhà ở để bán hoặc để bán kết hợp cho thuê”;









* Nhóm 2: Người đang SDĐ khác chuyển
mục đích sang đất ở hoặc đất nghĩa trang,
nghĩa địa trong các trường hợp :
- Đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp có
nguồn gốc được giao không thu tiền SDĐ
được chuyển sang sử dụng làm đất ở hoặc
đất nghĩa trang, nghĩa địa;
- Đất nông nghiệp có nguồn gốc được Nhà
nước giao có thu tiền SDĐ, chuyển sang sử

dụng làm đất ở hoặc đất nghĩa trang, nghĩa
địa có thu tiền SDĐ;


- Đất phi nông nghiệp (không phải là đất
ở) có nguồn gốc được Nhà nước giao có
thu tiền SDĐ chuyển sang sử dụng làm
đất ở có thu tiền SDĐ;
 - Đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp
(không phải là đất ở) có nguồn gốc được
Nhà nước cho thuê đất nay chuyển sang
sử dụng làm đất ở hoặc đất nghĩa trang,
nghĩa địa đồng thời với việc chuyển từ
thuê đất sang giao đất có thu tiền SDĐ.



*

Nhóm 3:
 Hộ gia đình, cá nhân đang SDĐ làm
nhà ở, đất phi nông nghiệp được
Nhà nước công nhận có thời hạn
lâu dài trước ngày 01/7/ 2014 khi
được cấp GCN.


2.1.3. Căn cứ tính tiền SDĐ (Điều 3
NĐ 45/2014/NĐ-CP)
 * Căn cứ:

 - Diện tích đất
 - Giá đất (khoản 3 Điều 3 NĐ
45/2014/NĐ-CP):
 + Giá đất theo bảng giá
 + Giá đất cụ thể



- Mục đích SDĐ
 * Cách tính


Tiền SDĐ

=

(DT đất x giá
đất )

_ {tiền miễn giảm

+ tiền bồi
thường, giải
phóng MB} (nếu
có)


 * Trường

hợp đấu giá:

 Tiền sử dụng đất phải nộp là số
tiền trúng đấu giá
 (Xem thêm 135/2016/NĐ-CP ngày
09/09/2016)


2.1.4. Thu tiền SDĐ trong những trường
hợp cụ thể
 * Thu tiền SDĐ khi Nhà nước giao đất (Điều 4
NĐ 45/2014/NĐ-CP)
 * Thu tiền SDĐ đối với trường hợp chuyển mục
đích SDĐ (Điều 5 NĐ 45/2014/NĐ-CP)
 * Thu tiền SDĐ khi công nhận QSDĐ (Điều
6,7,8,9 NĐ 45/2014/NĐ-CP)
 => Xem chi tiết TT 76/2014/TT-BTC ngày
16/6/2014.



2.1.6. Ghi nợ tiền SDĐ (Điều 16 NĐ
45/2014/NĐ-CP)
 * Trường hợp ghi nợ:
 Hộ gia đình, cá nhân SDĐ có khó khăn về tài
chính thuộc trường hợp:
 - Chuyển mục đích SDĐ;
 - Được cấp GCN phải nộp tiền SDĐ theo
quy định tại Điều 5-9 NĐ 45/2014/NĐ-CP;
 - Hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước giao
đất tái định cư
 2.1.7. Miễn, giảm tiền SDĐ (Điều 10 –

13 NĐ 45/2014/NĐ-CP)



2.2.Tiền thuê đất
 2.2.1 Khái niệm
 Tiền thuê đất là khoản tiền mà các chủ thể
SDĐ dưới hình thức thuê phải trả cho Nhà
nước để được quyền sử dụng một diện
tích đất trong một thời gian nhất định.



- Đối tượng áp dụng: chủ thể thuê đất
 - Phương thức trả tiền: hàng năm
(phương thức phổ biến) hoặc trả tiền thuê
một lần cho cả thời gian thuê (áp dụng cho
đa số trường hợp)
 * Bản chất: tiền phải trả để có QSDĐ



2.2.2 Các đối tượng thu tiền thuê đất
(Điều 2 NĐ 46/2014/NĐ-CP):
 * Thuê đất trả tiền thuê đất hàng năm hoặc
trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian
thuê:
 - Hộ gia đình, cá nhân SDĐ để sản xuất nông
nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm
muối.

 - Hộ gia đình, cá nhân có nhu cầu tiếp tục
SDĐ nông nghiệp vượt hạn mức được giao
quy định tại Điều 129 LĐĐ 2013.



- Hộ gia đình, cá nhân SDĐ thương mại,
dịch vụ; đất sử dụng cho hoạt động
khoáng sản; đất sản xuất vật liệu xây
dựng, làm đồ gốm; đất cơ sở sản xuất
phi nông nghiệp.
 - Hộ gia đình, cá nhân SDĐ để xây dựng
công trình công cộng có mục đích kinh
doanh.





- Hộ gia đình, cá nhân SDĐ làm muối
vượt hạn mức giao đất tại địa phương
để sản xuất muối và tổ chức kinh tế,
người Việt Nam định cư ở nước ngoài,
doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư
sản xuất muối theo quy định tại Khoản 1
Điều 138 LĐĐ 2013.







- Hộ gia đình, cá nhân không trực tiếp sản
xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng
thủy sản, làm muối được giao đất không thu
tiền SDĐ nhưng đang SDĐ làm kinh tế
trang trại phải chuyển sang thuê đất theo
quy định tại Điểm b Khoản 4 Điều 142
LĐĐ;
- Hộ gia đình, cá nhân đang SDĐ làm kinh tế
trang trại khi chuyển đổi mục đích sử dụng
các loại đất mà phải chuyển sang thuê đất
theo quy định tại Khoản 3 Điều 142 LĐĐ.




- Tổ chức kinh tế, người Việt Nam định
cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn
đầu tư nước ngoài SDĐ để thực hiện dự
án đầu tư sản xuất nông nghiệp, lâm
nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối; đất
sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp; đất
xây dựng công trình công cộng có mục
đích kinh doanh; đất để thực hiện dự án
đầu tư nhà ở để cho thuê.





- Tổ chức kinh tế, người Việt Nam định
cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn
đầu tư nước ngoài thuê đất để đầu tư
xây dựng công trình ngầm theo quy định
tại Khoản 2 Điều 161 LĐĐ 2013.


- Tổ chức kinh tế, tổ chức sự nghiệp
công lập tự chủ tài chính, người Việt
Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp
có vốn đầu tư nước ngoài SDĐ xây dựng
công trình sự nghiệp.
 - Tổ chức nước ngoài có chức năng
ngoại giao SDĐ để xây dựng trụ sở làm
việc.



* Trường hợp thuê đất chỉ được trả
tiền thuê đất hàng năm:
 - Đơn vị vũ trang nhân dân SDĐ để sản
xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng
thủy sản, làm muối hoặc sản xuất nông
nghiệp, lâm nghiệp nuôi trồng thủy sản,
làm muối kết hợp với nhiệm vụ quốc
phòng, an ninh.




×