Tải bản đầy đủ (.docx) (46 trang)

NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Thiết kế và sử dụng sách điện tử về động vật trong môn Tự nhiên và xã hội ở Tiểu học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.09 MB, 46 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC

BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG SÁCH ĐIỆN TỬ VỀ ĐỘNG VẬT
TRONG DẠY HỌC CÁC MÔN TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI Ở TIỂU HỌC

Sinh viên thực hiện

: Trang Thị Giang

HÀ NỘI, 2017


TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC

BÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

ĐỀ TÀI: XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG SÁCH ĐIỆN TỬ VỀ ĐỘNG VẬT
TRONG DẠY HỌC CÁC MÔN TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI Ở TIỂU HỌC

Sinh viên thực hiện

: Trang Thị Giang

Lớp

: K40B - Giáo dục Tiểu học



Mã SV

: 145D1402020041

Giảng viên hướng dẫn

: ThS. Nguyễn Thị Duyên

HÀ NỘI, 2017


MỤC LỤC


4
MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài
Bậc Tiểu học là một giai đoạn quan trọng và quyết định hàng đầu trong việc
hình thành nhân cách của học sinh, là bước khởi đầu cho sự chuyển tiếp mang ý nghĩa
có tính bước ngoặt từ hoạt động vui chơi là chủ đạo ở mầm non sang hoạt động học tập
ở Tiểu học. Các em được cung cấp kiến thức cơ bản, cần thiết, rèn luyện kĩ năng và giáo
dục thái độ, hành vi ứng xử đúng mực để có thể đáp ứng được những nhu cầu ngày càng
cao của xã hội cũng như cuộc sống bên ngoài.
Cùng với xu hướng đổi mới dạy học trong giáo dục Việt Nam hiện nay, bậc Tiểu
học đã và đang có những bước đi tích cực bắt kịp với xu thế của thời đại và của các
quốc gia trên thế giới. Sự đổi mới không chỉ ở mục đích, nội dung, phương pháp mà cả
hình thức, phương tiện học tập,… Việc tích cực hóa người học thể hiện ở chỗ các em
chủ động học tập ở mọi lúc, mọi nơi, học trên lớp, học ở nhà, học lúc rảnh rỗi,… và học

không đơn thuần dựa vào sách giáo khoa, sách tham khảo in bằng giấy mà còn tiếp cận
đến sách điện tử, mạng internet,…
Ở bậc Tiểu học, cùng với toán và tiếng việt, các môn về Tự nhiên và xã hội có vai
trò quan trọng trong quá trình khám phá thế giới muôn màu, muôn vẻ cho học sinh. Trong
cuộc sống hằng ngày, hẳn các loài động vật không còn xa lạ gì với các em, các em thường
xuyên được nhìn thấy, được tiếp xúc với những con vật đó tuy nhiên hiểu biết về chúng
còn rất hạn chế. Thế giới động vật ngày càng phong phú, đa dạng và rất thú vị. Nội dung
về động vật trong các môn về Tự nhiên và xã hội cung cấp cho học sinh những kiến thức
cơ bản, cần thiết về đặc điểm, tập tính, sự sinh sản, sinh trưởng,... Cùng với đó, những
kiến thức này giúp học sinh phát triển tư duy, khả năng phát hiện, tìm tòi, kích thích ở các
em lòng say mê khám phá khoa học, giáo dục ở các em tình cảm và thái độ đúng đắn với
thiên nhiên và môi trường sống xung quanh. .
Để dạy học cũng như học tập, chúng ta chủ yếu sử dụng những cuốn sách bằng
giấy in, những cuốn sách mà ở đó khi cần đọc hay tra cứu bất cứ một thứ gì chúng ta phải


5
cầm, phải mang đi theo. Mặt khác, sách bằng giấy in có khối lượng kiến thức hạn chế, bó
hẹp trong khuôn khổ những trang sách, muốn có nhiều kiến thức hơn nữa thì cuốn sách
phải rất tăng lên về số lượng trang giấy do đó nó trở nên cồng kềnh, nặng nề hơn rất
nhiều, nhất là khi đi xa. Chưa kể đến thời gian sẽ làm hao mòn cuốn sách cả về nội dung
và hình thức. Ngày nay, nền khoa học công nghệ đang chiếm lĩnh văn minh nhân loại, làm
cho cuộc sống của chúng ta trở nên nhẹ nhàng và dễ dàng hơn rất nhiều. Chính vì thế,
nhằm bổ sung và khắc phục một số hạn chế của sách in, sách điện tử đã ra đời. Xây dựng
sách điện tử đang là một xu thế được coi trọng và quan tâm nhằm khắc phục những hạn
chế của sách giấy truyền thống nâng con người lên một tầm cao tri thức mới. Và đó cũng
chính là một xu hướng đổi mới dạy học hiện nay mang lại những hiệu quả cao và đáng kể
cho nền giáo dục nói riêng.
Nhận thấy được tầm quan trọng của nội dung động vật trong các môn Tự nhiên và
xã hội ở Tiểu học và xu hướng phát triển của sách điện tử, là một giáo viên Tiểu học

tương lai, tôi đi nghiên cứu để thiết kế, xây dựng và sử dụng sách điện tử về nội dung
động vật trong dạy học các môn Tự nhiên và xã hội ở Tiểu học với những kì vọng ở tính
hiệu quả và khả thi của cuốn sách này trong tương lai.

2. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Cùng với xu hướng phát triển không ngừng của công nghệ thông tin đặc biệt là
mạng internet, sách điện tử được ngày càng được quan tâm và có xu hướng lan rộng mạnh
mẽ ở các nước trên thế giới nhất là các quốc gia đang phát triển như Việt Nam hiện nay.
Các công trình nghiên cứu về sách điện tử nói chung và việc ứng dụng của sách điện tử
đối với giáo dục đào tạo nói riêng đang có những bước đi sâu xa. Tuy nhiên việc xây dựng
và sử dụng sách điện tử vào dạy học, phục vụ cho việc học tập của học sinh còn mới lạ,
khó khăn bởi sự liên quan mật thiết với kiến thức tin học ứng dụng, các phần mềm,…
ngoài ra vấn đề nghiên cứu còn phụ thuộc và đặc điểm cơ sở vật chất, điều kiện của tác
giả cũng như của nơi áp dụng cho kết quả đề tài, do đó, quá trình đi tìm hiểu và nghiên
cứu của các đề tài còn sơ đẳng, chưa sâu sắc, chưa đi sâu vào một lĩnh vực cụ thể của quá
trình dạy học.


6
Trong đề tài: “Phương pháp xây dựng thư viện sách điện tử”, tác giả Nguyễn Văn
Quí đã nghiên cứu sử dụng các phần mềm paperport, Adobe Acrobat 8, PDF viewer pro
cùng sự hỗ trợ của các thiết bị máy tính, máy scan, đã tạo ra các cuốn sách điện tử từ các
file word có sẵn.
Hà Văn Quỳnh đã nghiên cứu về “Thực trạng và xu hướng sử dụng sách điện tử
trong giáo dục phổ thông” trong đó đề cập đến việc tìm hiểu quá trình sử dụng và xu
hướng sử dụng sách điện tử trong giáo dục phổ thông nói chung. Ngoài ra còn có một số
đề tài nghiên cứu về sách điện tử để áp dụng vào việc dạy học một nội dung cụ thể như:
“Nghiên cứu thiết kế và sử dụng sách giáo khoa điện tử trong dạy học phép biến hình trên
mặt phẳng theo hướng tổ chức các hoạt động khám phá” của ThS. Nguyễn Ngọc Giang,
… nhưng chưa nhiều. Có thể thấy việc nghiên cứu để xây dựng sách điện tử áp dụng cho

nội dung động vật các môn Tự nhiên và xã hội ở Tiểu học chưa được đề cập đến.
Từ những công trình nghiên cứu có thể thấy, sách điện tử có tác động và tầm ảnh
hưởng không nhỏ trong việc thúc đẩy sự phát triển của nền giáo dục hiện đại ngày nay.
Với đề tài: “Xây dựng và sử dụng sách điện tử về động vật trong dạy học các môn tự
nhiên và xã hội ở tiểu học”, chúng tôi hi vọng sẽ góp một phần nhỏ vào công cuộc nâng
cao hiệu quả dạy học trong xu thế dạy học tích cực này.

3. Mục đích nghiên cứu
Đề xuất một số biện pháp xây dựng và sử dụng sách điện tử về nội dung động vật
trong dạy học các môn Tự nhiên và xã hội ở Tiểu học góp phần nâng cao hiệu quả học tập
nội dung về động vật nói riêng, hiệu quả học tập môn Tự nhiên và xã hội ở Tiểu học nói
chung.
4. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
Khách thể nghiên cứu là quá trình dạy học nội dung động vật trong các môn Tự
nhiên và xã hội ở Tiểu học.
Đối tượng nghiên cứu là sách điện tử về động vật trong các môn Tự nhiên và xã hội
ở Tiểu học.
5. Giả thuyết khoa học
Nếu cuốn sách điện tử về nội dung động vật trong dạy học môn Tự nhiên và xã hội
ở Tiểu học phù hợp với điều kiện địa phương, điều kiện của học sinh cũng như giáo viên,


7
giáo viên sử dụng một cách hợp lý và khai thác được cái hay của cuốn sách sẽ mang lại
hiệu quả cao trong việc dạy học về nội dung động vật ở Tiểu học, đồng thời tạo được
hứng thú và niềm vui, niềm say mê, hứng thú với động vật, với thế giới xung quanh và
đặc biệt là với việc tìm tòi, khám phá khoa học từ đó phát triển được ở học sinh các kĩ
năng cần thiết như kĩ năng quan sát, kĩ năng đọc hiểu, kĩ năng khái quát hóa,… từ đó giáo
dục nhân cách và phẩm chất mới của con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, phù hợp với
định hướng đổi mới dạy học hiện nay trong nền giáodục Việt Nam nói riêng và nền giáo dục thế

giới nói chung.
6. Nhiệm vụ nghiên cứu
Nghiên cứu cơ sở lí luận của việc xây dựng và sử dụng sách điện tử về nội dung động vật
trong dạy học các môn Tự nhiên và xã hội ở Tiểu học.
Nghiên cứu cơ sở thực tiễn của việc xây dựng và sử dụng sách điện tử về nội dung động
vật trong dạy học các môn Tự nhiên và xã hội ở Tiểu học.
Đề xuất một số biện pháp xây dựng và sử dụng sách điện tử về nội dung động vật trong dạy
học các môn Tự nhiên và xã hội ở Tiểu học
7. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài này nghiên cứu trong phạm vi nội dung dạy học phần động vật các môn Tự nhiên –
xã hội ở Tiểu học.
Phạm vi khảo sát: học sinh Tiểu học ở trường Tiểu học Khai Quang, trường Tiểu học
Hùng Vương.
8. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu
8.1. Cách tiếp cận
Đề tài tiếp cận vấn đề nghiên cứu từ các góc độ sau:

-

Tiếp cận từ cơ sở lý luận, tổng quan về sử dụng sách điện tử trong dạy học nói chung và sử dụng

-

sách điện tử về động vật trong dạy học các môn Tự nhiên và xã hội nói riêng.
Tiếp cận từ thực tiễn, khảo sát đánh giá thực trạng sử dụng tài liệu dạy học, sử dụng sách điện tử
dạy học trong môn Tự nhiên và xã hội ở Tiểu học.
- Tiếp cận từ những định hướng, mục tiêu, chiến lược phát triển của sách điện tử trong thời
kì hội nhập và toàn cầu hóa hiện nay, cùng với sự phát triển không ngừng của công nghệ thông
tin.
8.2. Phương pháp nghiên cứu



8
Nghiên cứu lí luận: đọc sách liên quan đến các động vật quen thuộc, gần gũi, tìm hiểu các
cuốn từ điển sinh học, đọc báo khoa học, sinh học cùng các tài liệu liên quan đến động vật; đọc
sách về tâm lí học sinh lứa tuổi Tiểu học, tài liệu về công nghệ thông tin, tham khảo cách trình bày
các cuốn sách hay và khoa học.
Nghiên cứu thực tiễn: phương pháp quan sát, điều tra, tìm kiếm, phỏng vấn, thống
kê,…


9
NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN

1.1. Lí luận về sách điện tử
1.1.1. Khái niệm sách điện tử
Theo từ điển Bách khoa sách được định nghĩa như sau: “Sách theo nghĩa nghĩa
chung nhất là những sản phẩm ghi lại những tri thức, thông tin nào đó của con người.”
[2]
Từ điển Tiếng việt: “Sách là tập giấy có chữ in đóng lại với nhau thành cuốn để
đọc hay học: sách giáo khoa.”[9]
Quan niệm khác: “Sách là một loạt các tờ giấy có chữ hoặc hình ảnh được viết
tay hoặc in ấn, được buộc hoặc dán với nhau về một phía. Một tờ trong cuốn sách được
gọi là một trang sách. Sách là một khái niệm mở, hình thức sách còn được thay đổi và cấu
thành các dạng khác nhau theo các phương thức chế tác và nhân bản khác nhau, tùy thuộc
vào môi trường sống và sự phát triển của khoa học công nghệ ở mỗi thời đại.” [15]
Sách là nơi ghi lại, lưu trữ những điều hiểu biết của con người và ở đó cũng
chính là nơi chia sẻ những thông tin, những suy nghĩ giữa con người với nhau. Ngoài việc
học ở ngoài đời, thực tế, từ mọi người xung quanh, sách là người bạn không thể thiếu đối

với con người, nhất là đối với trẻ em, những trang giấy trắng cần được bổ sung và bồi đắp
thêm nguồn tri thức của nhân loại để sống và hòa nhập với thế giới. Khi đọc sách, chúng
ta sẽ có cảm giác như mình đang được dẫn vào thế giới thực, từ đó những điều bổ ích sẽ
bồi đắp cho cuộc sống của con người.
Cũng như M.Gorki đối với ông: “Mỗi cuốn sách đều là một bậc thang nhỏ mà khi
bước lên, tôi tách khỏi con thú và đến tới gần con người, tới gần quan niệm về cuộc sống
tốt đẹp nhất và về sự thèm khát cuộc sống.”


10
Sách điện tử (tiếng Anh: electronic book; viết tắt: eBook) là một phương tiện số
tương ứng của các loại sách in thông thường. Loại sách này ngày càng phổ biến do việc
dễ dàng phân phối, chia sẻ với bạn đọc trên Internet. [15]
EBook (thuật ngữ trong thương mại điện tử) là một cuốn sách điện tử, một cuốn
sách ảo, hay cuốn sách kĩ thuật số. đơn giản đó chỉ là một hoặc một nhóm các tệp văn bản
kỹ thuật số khi liên kết với nhau, có thể đọc được trên máy vi tính hoặc thiết bị chuyên
đọc eBook.
1.1.2. Vai trò của sách điện tử
Thuật ngữ sách điện tử biểu thị nội dung sách được thể hiện trên một thiết bị
điện tử nào đó. Đây là đặc trưng cơ bản của sách điện tử khác với một cuốn sách in
truyền thống. Văn bản tĩnh và hình ảnh tĩnh là điển hình của một cuốn sách nói chung,
bao gồm cả sách truyền thống và sách điện tử. Nhưng sách điện tử còn thể hiện cả hình
ảnh động và âm thanh, một đặc điểm mà sách truyền thống không thể có được. Những
tệp tin của sách điện tử có thể được cung cấp như những đơn vị ghi âm (đĩa CD,
DVD), hoặc được tải xuống thiết bị đọc từ các kho chứa tin, kể cả các website trên
mạng. Sách điện tử hiện nay được giới trẻ ưa dùng bởi các yếu tố như khả năng lưu trữ
thông tin cao, tiện lợi khi di chuyển, đọc được ở mọi nơi mọi lúc trên các thiết bị đọc
như iPad, điện thoại cảm ứng màn hình rộng,...
Sách điện tử là bản mềm do vậy, chúng có tính cập nhật cao, đổi mới liên tục mà
không lo sách bị cũ kĩ hay hỏng hóc vì thời gian và lạc hậu bởi sự phát triển chóng mặt

của tri thức nhân loại hiện nay. Không chỉ vậy, sách điện tử là một giải pháp tiết kiệm bao
nhiêu tiền của cho việc in ấn sách giấy.
Ngày nay, với sự bùng nổ của Internet giúp cho sách điện tử càng được nhiều
người quan tâm. Hầu hết các cuốn sách giấy nổi tiếng như các năm 1993 đã được
nhiều tác giả và nhà xuất bản chuyển sang thành sách điện tử để thuận tiện việc in ấn,
xuất bản. Nhiều trang web hiện nay được lập ra để bán các ấn phẩm của nhiều tác giả


11
nổi tiếng về tri thức kèm theo đó có thể thông tin và chia sẻ với nhiều bạn đọc khác.
Chúng ta có thể dễ dàng tìm kiếm các trang web mà ở đó có rất nhiều cuốn sách điện
tử hay và bổ ích như Wattpad- sách và tiểu thuyết miễn phí, Kindle là một trong những
phần mềm đọc sách báo điện tử tốt nhất cho thiết bị Android, Waka ứng dụng có hơn
10.000 đầu sách … với những cuốn sách Việt văn, ngoại văn, sách tham khảo, tiểu
thuyết, sách khoa học,… rất phong phú và đa dạng.
Chính vì các lý do kể trên, sách điện tử ngày càng chiếm ưu thế và được sử dụng
rộng rãi. Việc truy cập các trang mạng hay sử dụng các ứng dụng đọc sách đã trở thành
một xu hướng mới, hiện đại và phong cách, thời thượng với giới trẻ.
1.2. Nội dung về động vật trong các môn Tự nhiên và xã hội
1.2.1. Mục tiêu dạy học nội dung phần động vật môn Tự nhiên và xã hội lớp 1, 2, 3
và môn khoa học lớp 4, 5
Các môn về Tự nhiên và xã hội nhằm giúp học sinh lĩnh hội những tri thức ban
đầu và thiết thực về các loài động vật gần gũi, quen thuộc xung quanh cuộc sống của
con người. Qua đó, phát triển cho các em năng lực quan sát, năng lực tư duy, lòng
ham hiểu biết khoa học và khả năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, góp phần hình
thành nhân cách cho học sinh. Cụ thể:
1.2.1.1. Về kiến thức
Giúp học sinh lĩnh hội những kiến thức cơ bản, ban đầu và thiết thực về: Tên
gọi, đặc điểm bên ngoài, các bộ phận, môi trường sống (trên cạn, dưới nước), thức ăn
và một số tập tính đơn giản; biết được động vật cần gì để sống, ăn gì để sống, quá

trình trao đổi chất ở động vật, các quan hệ thức ăn trong tự nhiên, chuỗi thức ăn, sự
sinh sản, quá trình sinh trưởng, phát triển của các loài động vật cụ thể quen thuộc, gần
gũi với học sinh như cá, gà, mèo, côn trùng, ếch, chim, thú,…
1.2.1.2. Về kĩ năng
Hình thành và phát triển cho học sinh các kĩ năng như:
- Biết quan sát đặc điểm chung, riêng, biết tên gọi, tiếng kêu, môi trường sống
của các động vật quen thuộc, gẫn gũi xung quanh cuộc sống con người như: gà, vịt,
lợn, bò,…
- Biết phân tích, so sánh, đánh giá một số mối quan hệ đơn giản, những dấu hiệu
chung và riêng của các con vật, động vật được học và được mở rộng.


12
- Biết vận dụng các kiến thức đã học về động vật vào thực tiễn cuộc sống hàng
ngày, biết loài nào an toàn, có ích, để bảo vệ, loài nào có hại để phòng chống, tiêu diệt
cho có hiệu quả, phù hợp với thực tiễn.
1.2.1.3. Về thái độ
Hình thành và phát triển ở học sinh thái độ và thói quen như:
- Ham hiểu biết khoa học.
- Yêu cuộc sống, yêu động vật, biết giữ gìn và bảo vệ các loài động vật có ích
cho con người.
- Hình thành thái độ và cách ứng xử đúng đắn với các loài động vật, con vật.
Hiện nay chúng ta luôn quan tâm, hướng tới việc đưa người học làm trung tâm,
tích cực hóa việc học của người học với xu hướng học sinh hoạt động, làm việc nhiều.
giáo viên đóng vai trò tổ chức, hướng dẫn và giúp đỡ khi cần thiết. Học sinh Tiểu học
được học tập, giáo dục, trải nghiệm thông qua các bài học thiết thực với cuộc sống
hơn, được thực hành nhiều hơn là việc chỉ học lý thuyết và coi trọng nhiệm vụ truyền
thụ kiến thức. Do đó, việc cần làm của giáo viên, các nhà giáo dục hiên nay là sự cập
nhật, cải tiến và đổi mới tích cực giúp hướng học sinh đến những năng lực, những kĩ
năng cần thiết trong môi trường, trong thế giới biến động ngày nay.

1.2.2. Nội dung về động vật môn Tự nhiên và xã hội lớp 1, 2, 3 và môn khoa
học lớp 4, 5
Nội dung dạy học về động vật các môn Tự nhiên và xã hội ở Tiểu học được phân
bố như sau: lớp 1, 2, 3 môn Tự nhiên và xã hội, môn khoa học lớp 4, 5. Cụ thể:
Lớp 1: Cung cấp cho học sinh các kiến thức cơ bản về tên gọi, các bộ phận, môi
trường sống, một số tập tính nổi bật, vai trò của một số loài động vật quen thuộc như
con cá, con gà, con mèo, con muỗi,…
Lớp 2: Học sinh được khái quát về môi trường sống của động vật, nêu các động
vật sống ở môi trường đó, và đặc điểm thích nghi của chúng đối với môi trường đó.
Lớp 3: Hình thành cho học sinh về các loài động vật như đặc điểm hình thái bên
ngoài, môi trường sống, đặc điểm thích nghi với môi trường sống, công dụng, vai trò
của chúng trong giới tự nhiên và đối với cuộc sống của con người.
Lớp 4: Tìm hiểu sâu hơn về đặc điểm nhu cầu dinh dưỡng và trao đổi chất ở
động vật, mối quan hệ giữa các động vật với nhau, chuỗi thức ăn trong tự nhiên.


13
Lớp 5: học sinh tìm hiểu đặc điểm sinh sản, quá trình sinh trưởng, tập tính của
một số động vật (côn trùng, ếch, nhái, chim, thú,…)
1.2.3. Đặc điểm của nội dung động vật các môn về Tự nhiên – xã hội
Chương trình các môn Tự nhiên và xã hội lớp 1, 2, 3 và khoa hoc lớp 4, 5 có
những đặc điểm sau:
1.2.3.1. Nội dung phần động vật được xây dựng theo quan điểm đồng tâm phát
triển
Nội dung động vật ở các lớp được sắp xếp theo vòng xoáy trôn ốc, đồng tâm, đề
cập đến cùng một vấn đề nhưng lớp trên kiến thức và yêu cầu được nâng cao hơn,
phát triển hơn giúp học sinh có sự liên hệ, phát triển năng lực quan sát, khái quát hóa,
tư duy, tưởng tượng,... Hơn nữa, những kiến thức này có cùng cấu trúc, tương đồng
nhau, do đó học sinh học tập một cách dễ dàng hơn và hiểu sâu nhớ kĩ những gì các
em được học chứ không trừu tượng, nặng nề, máy móc.

Chẳng hạn như những nội dung về động vật ở Tự nhiên và xã hội lớp 1 xoay
quanh các con vật gần gũi với cuộc sống thường ngày của các em, các em thường
xuyên thấy, bắt gặp và đã có những dấu hiệu ban đầu về chúng như con cá, con gà,
con mèo hay thậm chí là con muỗi, quá đỗi quen thuộc. Những gì các em cần nắm bắt
và chuyển thành kiến thức của bản thân đó là đặc điểm bề ngoài, môi trường sống,
thức ăn, ích lợi hay tác hại của các con vật đó. Và với nội dung này, ở lớp 2, học sinh
mở rộng tìm hiểu khái quát hơn về môi trường sống nói chung của các động vật, đặc
điểm sinh học giúp chúng thích nghi được với các môi trường đó. Lên lớp 5, trong
môn khoa học, các em được tìm hiểu, khám phá kiến thức về đặc điểm sinh sản của
các con vật như: động vật, côn trùng, ếch, chim hay thú,…học sinh sẽ nắm được các
con vật sinh sản như thế nào, để con hay để trứng, chu kì sinh sản bao lâu, quá trình
nuôi dưỡng con, ấp trứng ra sao,…
Nội dung phần động vật được xây dựng theo quan điểm đồng tâm phát triển từ
những con vật gần gũi quen thuộc được mở rộng ra những con vật chưa từng được
nhìn thấy, nghe thấy, từ những kiến thức đơn giản, sơ đẳng tiến đến những kiến thức
trừu tượng hơn phù hợp với đặc điểm phát triển nhận thức của học sinh Tiểu học tạo
điều kiện cho học sinh khái quát, liên hệ giữa các động vật với nhau trong quá trình
học về nội dung này ở các lớp.


14
1.2.3.2. Nội dung về động vật gần gũi, thiết thực với cuộc sống của học sinh
Nội dung về động vật gần gũi, thiết thực tạo điều kiện cho học sinh lĩnh hội các
tri thức một cách dễ dàng và có ý nghĩa thực tiễn cao bởi sự gần gũi, quen thuộc của
các loài động vật giúp học sinh có thể vận dụng kiến thức đã học vào cuộc sống hàng
ngày.
Như vậy, những đặc điểm về nội dung động vật trong các môn Tự nhiên và xã
hội ở Tiểu học gần gũi, thiết thực với cuộc sống của con người nói chung và học sinh
Tiểu học nói riêng nhưng không dừng lại ở những hiểu biết sơ đẳng mà còn phát triển
lên nữa, tìm tòi, khám phá nhằm chinh phục tri thức nhân loại. Những kiến thức cơ

bản này là điểm tựa nền tảng cho việc tiếp thu thêm những kiến thức mới mẻ, mở
rộng và phát triển hơn, do đó những nội dung được trình bày trong cuốn sách điện tử
góp phần tích lũy, bồi dưỡng thêm tri thức, kĩ năng và thái độ cho học sinh.
1.3. Đặc điểm tâm lí của học sinh tiểu học
Theo các nhà tâm lí học, trẻ em là một thực thể đang phát triển – một thực thể tự
nhiên đang tự “sản sinh” ra chính mình thông qua sự tương tác với môi trường bằng
hoạt động và giao tiếp của bản thân dưới sự hướng dẫn của người lớn. Vì thế những
đặc điểm về tâm lí của học sinh mà trong đó đặc điểm nhận thức có những ảnh hưởng
nhất định tới quá trình học tập, tìm tòi, khám phá kiến thức nói chung và có tác động
tới việc xây dựng và sử dụng cuốn sách điện tử về động vật trong các môn Tự nhiên
và xã hội ở Tiểu học.
1.3.1. Đặc điểm tri giác của học sinh tiểu học
Ở đầu tuổi Tiểu học tri giác thường gắn với hành động trực quan, đến cuối tuổi
Tiểu học tri giác bắt đầu mang tính xúc cảm, trẻ thích quan sát các sự vật hiện tượng
có màu sắc sặc sỡ, hấp hẫn, tri giác của trẻ đã mang tính mục đích, có phương hướng
rõ ràng. Do đó những gì được trình bày trong sách điện tử phải có sự kết hợp hài hòa
giữa hình ảnh trực quan với kênh chữ, những hình ảnh minh họa về động vật hay
tiếng kêu của chúng sẽ kích thích học sinh trí tò mò và hấp dẫn, để lôi cuốn học sinh
khám phá tri thức khoa học trong đó.
1.3.2. Đặc điểm tư duy của học sinh tiểu học
Đặc điểm nổi bật trong tư duy của học sinh tiểu học là chuyển dần từ tính trực
quan, cụ thể sang tính trừu tượng khái quát. Tuy nhiên, hoạt động phân tích, tổng hợp


15
kiến thức còn sơ đẳng ở phần đông học sinh Tiểu học đòi hỏi kiến thức về nội dung
này cần phải vừa phải, không quá nhiều, không quá khó, đảm bảo đủ lượng kiến thức
truyền tải.
1.3.3. Đặc điểm tưởng tượng của học sinh tiểu học
Giai đoạn đầu Tiểu học hình ảnh tưởng tượng còn đơn giản, chưa bền vững và

dễ thay đổi. Ở cuối tuổi Tiểu học, tưởng tượng tái tạo đã bắt đầu hoàn thiện, từ những
hình ảnh cũ trẻ đã tái tạo ra những hình ảnh mới. Nên những tri thức được cung cấp
về các loài động vật trong mắt học sinh trở nên sinh động và mang màu sắc cảm xúc,
do đó không được áp đặt trẻ vào một khuôn khổ kiến thức mà cần tạo điều kiện cho
các em khám phá nhiều hơn và phát huy trí tưởng tượng tích cực của bản thân.
1.3.4. Đặc điểm ngôn ngữ của học sinh tiểu học
Giai đoạn đầu Tiểu học (lớp 1, 2, 3) học sinh có vốn từ hạn chế, việc đọc quá
nhiều chữ gây khó khăn cho các em, vì thế những kiến thức cung cấp trong từng trang
sách phải vừa phải, dễ hiểu, trình bày đẹp mắt và thu hút là điều kiện đảm bảo cho các
em chủ động tìm hiểu các kênh thông tin tương ứng với các hình ảnh minh họa.
Giai đoạn cuối Tiểu học, vốn ngôn ngữ phong phú hơn, học sinh đọc dễ dàng,
nhanh chóng nắm bắt được thông tin, vì thế các em có khả năng hiểu và tiếp nhận các
kiến thức của trang sách một cách hiệu quả và triệt để hơn.
1.3.5. Đặc điểm chú ý của học sinh tiểu học
Giai đoạn lớp 1, 2, 3 chú ý có chủ định của trẻ còn yếu, khả năng kiểm soát, điều
khiển chú ý còn hạn chế. Sự tập trung chú ý của trẻ còn yếu và thiếu tính bền vững,
chưa thể tập trung lâu dài và dễ bị phân tán trong quá trình học tập. Để kích thích sự
tập trung chú ý của các em, sự bố trí, trình bày các nội dung cũng như các hiệu ứng,
màu sắc cần hài hòa, đẹp mắt và mang tính thẩm mĩ cao.
Ở cuối tuổi Tiểu học trẻ dần hình thành kĩ năng tổ chức, điều chỉnh chú ý của
mình. Chú ý có chủ định phát triển dần và chiếm ưu thế, ở trẻ đã có sự nỗ lực về ý chí
trong hoạt động học tập. Nên cuốn sách điện tử cần có những hình ảnh, kênh chữ phù
hợp với yêu cầu của học sinh, tức là học sinh sẽ có thể chú ý được vào những gì mà
các em cần tìm, đó là một điều khá thuận lợi khi thiết kế sách điện tử về động vật.
1.3.6. Đặc điểm về trí nhớ của học sinh tiểu học
Trí nhớ trực quan hình tượng chiếm ưu thế hơn trí nhớ từ ngữ - lôgic


16
Giai đoạn lớp 1,2, 3 ghi nhớ máy móc phát triển tương đối tốt và chiếm ưu thế

hơn so với ghi nhớ có ý nghĩa. Những kiến thức về nội dung bài học thường được xây
dựng cơ bản và tối thiểu nhất giúp các em ghi nhớ dễ dàng hơn. Học sinh thể hiện sự
ghi nhớ của mình qua việc nêu tên các con vật thông qua quan sát tranh, đoán con vật
qua tiếng kêu,…
Giai đoạn lớp 4,5 ghi nhớ có ý nghĩa và ghi nhớ từ ngữ được tăng cường. Ghi
nhớ có chủ định đã phát triển. Tuy nhiên, để phát huy hiệu quả của ghi nhớ ở học
sinh, nội dung của cuốn sách cần được thiết kế một cách ngắn gọn, súc tích, vừa đủ,
không quá dài, quá nhiều gây rối cho các em trong việc ghi nhớ.
1.3.7. Đặc điểm ý chí của học sinh tiểu học
Ý chí là một yếu tố chi phối đến việc học tập chủ động và tích cực ở học sinh.
Liệu các em có đủ kiên trì để xem, để tìm hiểu về nội dung của một trang sách, một
vài kiến thức của các loài động vật khác nhau hay không?
Ở đầu tuổi Tiểu học hành vi mà trẻ thực hiện còn phụ thuộc nhiều vào yêu cầu
của người lớn. Khi đó, sự điều chỉnh ý chí đối với việc thực thi hành vi ở các em còn
yếu. Đặc biệt các em chưa đủ ý chí để thực hiện đến cùng mục đích đã đề ra nếu gặp
khó khăn.
Đến cuối tuổi Tiểu học các em đã có khả năng biến yêu cầu của người lớn thành
mục đích hành động của mình, tuy vậy năng lực ý chí còn thiếu bền vững, chưa thể
trở thành nét tính cách của các em. Muốn học sinh tự giác đọc sách điện tử, kiên trì
khám phá nội dung thì cuốn sách phải đủ sức hấp dẫn để lôi cuốn sự tò mò ở các em.
Như vậy, những đặc điểm về tâm lí cũng như nhận thức của học sinh Tiểu học là
một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến khả năng tiếp thu và lĩnh hội những gì sách điện
tử về nội dung động vật trong các môn Tự nhiên và xã hội ở Tiểu học. Quá trình
nghiên cứu, thiết kế, xây dựng và sử dụng sách điện tử đòi hỏi người thiết kế phải chú
trọng đến việc tìm hiểu và biên soạn phù hợp với đặc điểm của chính đối tượng mà
cuốn sách hướng tới.
Những cơ sở lí luận về sách điện tử, nội dung về động vật trong các môn Tự
nhiên và xã hội ở Tiểu học cùng với cơ sở tâm lí lứa tuổi Tiểu học đã mang lại cho bài
nghiên cứu những cơ sở ban đầu, có ý nghĩa quan trọng, là nền tảng định hướng cho
quá trình thiết kế xây dựng sách điện tử về động vật, góp phần làm cho nội dung và



17
hình thức cuốn sách trở nên phù hợp với đặc điểm của học sinh cũng như đem lại cho
học sinh những nội dung sát với yêu cầu bài học, môn học và thực tiễn cuộc sống của
các em.


18
CHƯƠNG 2
CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA VIỆC XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG SÁCH ĐIỆN TỬ
VỀ ĐỘNG VẬT TRONG DẠY HỌC CÁC MÔN TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI
Ở TIỂU HỌC
2.1. Thực trạng dạy học nội dung về động vật trong các môn Tự nhiên và xã hội ở
Tiểu học
Như tôi tìm hiểu về quá trình dạy học nội dung động vật môn Tự nhiên và xã hội lớp
1, 2, 3 và khoa học lớp 4, 5 ở một số trường Tiểu học như: trường Tiểu học Khai Quang –
thành phố Vĩnh Yên – tỉnh Vĩnh Phúc, trường Tiểu học Hùng Vương – thị xã Phúc Yên – tỉnh
Vĩnh Phúc, tôi thấy vấn đề dạy học phần nội dung động vật có một số đặc điểm như sau:
Điều kiện dạy học ở hai khu vực khác nhau, điều kiện kinh tế khác nhau rõ rệt và cơ
sở vật chất của mỗi trường cũng có sự chênh lệch nhất định. Đối với trường Tiểu học Khai
Quang, trường học nằm trên địa bàn thành phố của tỉnh Vĩnh Phúc, rất phát triển, trường học
khang trang với những thiết bị hiện đại được đưa vào sử dụng trong phạm vi lớp học như máy
chiếu, loa đài, bộ đồ dùng học tập, các góc học tập và ngay cả khu vui chơi của các em cũng
rất đa dạng và đầy đủ. Do đó việc học của học sinh được nâng cao hơn, các thầy cô giáo
thường xuyên sử dụng máy chiếu khi lên lớp, một công cụ hỗ trợ đắc lực cho việc dạy học
nhất là phần này. Giáo viên đưa hình ảnh phóng to, những video, đoạn phim thực tế cho học
sinh quan sát, trải nghiệm ngay chính lớp học của mình. Đây là một thuận lợi cho cả giáo viên
và học sinh. Nhờ đó học sinh hứng thú học bài hơn bởi học sinh được tiếp cận các trang thiết
bị, công nghệ hiện đại thay vì chăm chú vào những cuốn sách giáo khoa từ đầu tiết đến cuối

giờ. Mặc dù có sự hỗ trợ của công nghệ hiện đại trong lớp học nhưng việc đưa sách điện tử
vào hoạt động học tập chưa được đề cập đến.
Với từng điều kiện chúng ta lại có cách dạy học khác nhau đảm bảo tính hiệu quả, các
thầy cô trường Tiểu học Hùng Vương, một trong những trường đã đầu tư được cơ sở thiết bị
dạy học và từng bước bổ sung thêm. Mặc dù chưa đầy đủ nhưng mỗi tiết học về phần nội
dung động vật, học sinh được giáo viên đem đến những điều thú vị mới bằng những hình ảnh
phóng to trên khổ giấy A3 hay A0, được chơi các trò chơi hay thảo luận nhóm khám phá bài


19
học. Bên cạnh những học sinh có tinh thần tự giác và phát huy được sự tích cực trong giờ học,
còn có một số học sinh còn chểnh mảng và khá chủ quan, thờ ơ với nội dung học tập cũng
như trách nhiệm học của mình.
Chúng ta có thể nhận thấy không phải bao nhiêu trường Tiểu học là có bấy nhiêu
trường đảm bảo được tối thiểu các trang thiết bị dạy học, và cũng không phải những phương
pháp dạy học hiện nay đã phù hợp với học sinh với giáo viên và với vùng miền đó. Do đó,
chúng ta cần nhìn nhận vào khía cạnh khác, khía cạnh tác động đến sự ham thích và hứng thú
của học sinh để phát huy tính tích cực học hỏi và tìm tòi của các em.
2.2. Thực trạng sử dụng tài liệu trong dạy học nội dung về động vật trong các môn Tự
nhiên và xã hội ở Tiểu học
Từ trước đến nay, sách giáo khoa là cuốn sách gối đầu của học sinh, giáo viên cũng
như học sinh chủ yếu dựa vào sách giáo khoa để dạy, để học và để ghi nhớ. Lượng kiến thức
đảm bảo tối thiểu cho học sinh biến chúng thành tri thức của bản thân. Theo khảo sát của các
ở các trường tiểu học: Trường Tiểu học Khai Quang, trường Tiểu học Hùng Vương, trường
Tiều học Xuân Hòa và một số trường Tiểu học lân cận, 100% các lớp đều sử dụng sách giáo
khoa trong quá trình dạy và học, bởi thời gian một tiết dạy không quá nhiều, giáo viên đồng
thời phải chuẩn bị cho các môn học khác và các hoạt động khác vì vậy, việc sử dụng sách
giáo khoa để làm tài liệu dạy học mà không có thêm sự hỗ trợ của tài liệu khác đối với giáo
viên là điều dễ hiểu. Do đó, chúng ta có thể thấy tầm quan trọng của sách giáo khoa trong
việc dạy học, cả người dạy và người học đều không thoát li được sách giáo khoa.

Ngày nay có rất nhiều sách, báo, internet cũng đang phát triển vùn vụt cùng với đó là
khối lượng kiến thức của nhân loại tăng lên theo cấp số nhân. Vì thế việc chỉ dừng lại ở sách
giáo khoa là quá hạn hẹp, chúng ta cần bổ sung, trau dồi cho bản thân những kiến thức mở
rộng ở thế giới bên ngoài, khám phá những bí mật, những điều lí thú của cuộc sống.
Những tài liệu dạy hoc ngày càng rất đa dạng nhưng khó khăn khi chọn lọc những
thông tin phù hợp với học sinh và đưa đến cho học sinh theo cách nào, con đường nào cho
phù hợp và hấp dẫn, điều này tưởng chừng đơn giản nhưng lại gặp nhiều khó khăn, đòi hỏi


20
giáo viên phải nghiên cứu, tìm tòi về những thông tin này để đảm bảo tính chính xác và khoa
học.
Chúng ta biết rằng học sinh rất tò mò và thích thú trong việc được tiếp cận với công
nghệ thông tin, nhu cầu được biết, được tìm hiểu và học hỏi luôn sẵn sàng trong mỗi học sinh.
Với tiết học có sự tham gia của các phương tiện như máy chiếu, âm thanh, hình ảnh hay video
dường như trở thành tiêu điểm thu hút sự tập trung chú ý của các em, nhờ đó tiết học trở nên
sôi động, tích cực và hiệu quả hơn rất nhiều. Vì thế, những gì mới mẻ, hấp dẫn không bao giờ
trở nên mờ nhạt dưới mắt học sinh, chúng ta cần phải khai thác những phương tiện kĩ thuật
dạy học hiện đại ngày nay.
2.3. Thực trạng sử dụng sách điện tử trong dạy học nội dung động vật trong các môn
Tự nhiên và xã hội ở Tiểu học
Ứng dụng sách điện tử ngày nay trở thành xu hướng mới trong quá trình dạy học, tuy
nhiên không phải thầy cô giáo, lớp học hay trường học nào có thể sử dụng và cập nhật được
ngay mà cần đòi hỏi sự tìm tòi, nghiên cứu để phù hợp với môn học, tiết học, phù hợp với đặc
điểm của học sinh, cở sở vật chất của lớp học, của địa phương. Do đó hầu hết các trường học,
lớp học còn ngần ngại khi sử dụng sách điện tử vào dạy học.
Thực tế các công trình nghiên cứu về thực trạng và xu hướng sử dụng sách điện tử
hiện nay ở các trường học ở nước ta chỉ ra rằng: việc sử dụng sách điện tử trong dạy học tuy
có được triển khai nhưng còn hạn chế và đặc biệt những cuốn sách điện tử về động vật chưa
được nhắc đến, có nhiều bất cập trong việc thiết kế và sử dụng sách điện tử bởi những khó

khăn như có quá nhiều loại sách và nguồn sách trên mạng truyền thông, không đảm bảo được
tính chính xác và chọn lọc, quá trình sử dụng cần được xem xét về mặt thời điểm sử dụng,
hình thức cũng như cách tổ chức sao cho phù hợp với tiết học, bài học. Trên cácc nguồn
internet, có rất nhiều cuốn sách điện tử về các nội dung cho các đối tượng khác nhau kể trong
đó số lượng dành cho trẻ em, học sinh Tiểu học khá nhiều, những cuốn sách điện tử về nội
dung động vật tuy có nhưng nội dung còn mang tính chất cung cấp kiến thức về các động vật
thuộc một số lĩnh vực cụ thể, chưa bao quát và toàn diện và thiết thực như: Động vật Châu Á,
Châu Úc và Châu Phi, Động vật Nam Bắc cực và Châu Mỹ,…


21
Trong tương lai, chắc chắn việc in ấn và sử dụng sách điện tử ngày càng tiến xa hơn
và không ngừng ứng dụng vào các lĩnh vực, vì thế để bắt kịp xu thế phát triển, đón đầu công
nghệ, ngành giáo dục cần phải có những định hướng riêng để sánh vai cùng với các lĩnh vực
khác trên thị trường trong nước và thế giới. Để khắc phục những hạn chế trên, việc thiết kế để
sử dụng sách điện tử phục vụ cho chính bản thân được các nhà giáo dục hưởng ứng và triển
khai khá mạnh mẽ.


22
CHƯƠNG 3
THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG SÁCH ĐIỆN TỬ VỀ ĐỘNG VẬT TRONG DẠY HỌC
CÁC MÔN TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI Ở TIỂU HỌC
3.1. Sử dụng phần mềm flip PDF professional để xây dựng sách điện tử
3.1.1. Một số tính năng của phần mềm Flip PDF professional
Flip PDF Professional là một phiên bản của phần mềm Flip PDF, là một công cụ
mạnh mẽ để chuyển đổi một tập tin PDF sang các tập tin flash dựa trên tập tin tương tác
bình thường PDF. Bằng cách sử dụng Flip PDF người dùng chuyên nghiệp có thể nhúng
âm thanh, flash, video và các liên kết có các tài liệu PDF, Flip PDF cho phép bạn xây
dựng hàng loạt eBook, cắt flash chuyên nghiệp từ các tập tin PDF chỉ trong vài phút với

hiệu ứng "chuyển trang" để sử dụng cả trực tuyến và không trực tuyến.
Với Flip PDF Professional, người dùng không cần cài đặt thêm bất kỳ phần mềm
bổ sung nào. Đơn giản chỉ cần nhập vào các tập tin PDF, chọn giao diện mong muốn cho
riêng mình, chèn các hiệu ứng đa phương tiện và sau đó bấm chuyển đổi. Đây là cách tốt
nhất để tạo ra các phiên bản như: ấn phẩm, tạp chí, tờ rơi,… Phần mềm này cung cấp tính
năng dòng lệnh mà tạo ra hiệu ứng lật trang sách điện tử mà không cần dùng đến các ứng
dụng của máy tính để bàn Window. Nó cũng cung cấp nhiều cách khác nhau để biên tập ra
các trang eBook trong định dạng HTML mà không có bất kỳ giới hạn về bản quyền cho
các trang web.
Sau khi hoàn tất, tập tin của bạn sẽ được lưu dưới dạng một trang web, hoặc
HTML, các tập tin ZIP hay EXE vào một đĩa CD hoặc DVD.
Một số tính năng nổi bật của Flip PDF Professional:

• Giao diện người dùng thân thiện và không đòi hỏi nhiều kiến thức kỹ thuật.





Các bước để nắm bắt được phần mềm chỉ cần vài phút.
Tạo hình ảnh động hấp dẫn.
Hỗ trợ chuyển đổi hàng loạt: hỗ trợ chuyển đổi hàng loạt tập tin PDF.
Thêm đoạn văn bản, hình ảnh, ngày, tháng, hình dạng cho các trang eBook.
Tạo siêu liên kết với PDF, liên kết web, email liên kết, trang liên kết, đánh
dấu và chỉnh sửa bằng tay.


23
• Xác định tiêu đề, từ khoá và siêu dữ liệu khác bằng các Flip PDF chuyên
nghiệp.

• Có thể tùy chỉnh các nút thanh công cụ để thiết lập tải về, in ấn nút chia sẻ,
và nhiều hơn nữa.
• Flip PDF chuyên nghiệp có thể xuất và lưu các thiết lập để sử dụng sau này.
3.1.2. Cách sử dụng của phần mềm Flip PDF professional để thiết kế sách điện tử

Sau khi có bản pdf trong máy chúng ta tiến hành các bước sau để tạo
một cuốn sách điện tử từ file pdf nhờ phần mềm Flip PDF professional
Bước 1: chọn tập tin PDF có sẵn trong máy
Chọn New project -> click vào Flash trong hộp select version -> Ok.

Hình 3.1. Chọn New project

Hình 3.2. Click vào ô Flash và chọn ok
Tiếp đó mở browse để chọn file PDF -> open -> import now.


24

Hình 3.3. Mở hộp tài liệu chứa file PDF

Hình 3.4.Chọn file PDF cần tạo cuốn sách

Hình 3.5. Chọn import now để nhúng file PDF vào phần mềm
Bước 2: Chọn giao diện cho cuốn sách
Ấn vào ô Neat để chọn giao diện, bạn có thể chọn giao diện online khi kết nối trực
tuyến -> Ok ta được giao diện của cuốn sách.
Bước 3: Chèn đa phương tiện
Để tạo sự sinh động và hấp dẫn cho eBook của mình, bạn có thể chèn âm thanh,
hình ảnh, video, đường link… cho từng trang sách ở hộp edit pages editor bằng cách: ấn
vào nút edit pages trên thanh công cụ.

Cuối cùng ấn vào nút save and exit để lưu lại phần mình đã định dạng.
Bước 4: Chạy thử nghiệm cuốn sách, kiểm tra đánh giá.


25
Sau khi chèn đa phương tiện cho cuốn sách của mình, bạn cần chạy thử nghiệm để
xem cuốn sách vừa tạo có đảm bảo yêu cầu hay chưa từ đó có sự bổ sung chỉnh sửa cho
hợp lí.
Bước 5: Xuất bản eBook:
Bước cuối cùng sẽ là xuất bản eBook. ấn vào nút publish để xuất eBook. Bạn có
thể xuất eBook thành các định dạng gồm: HTML, ZIP (xuất ra HTML rồi nén lại), EXE,

3.2. Thiết kế sách điện tử về động vật trong dạy học các môn Tự nhiên và xã hội ở
Tiểu học bằng phần mềm flip PDF professional
3.2.1. Xác định mục đích xây dựng sách điện tử
Mục đích của việc thiết kế cuốn sách điện tử này trước hết và trên hết là tạo được
niềm hứng thú, ham muốn khám phá khoa học của học sinh Tiểu học về thế giới động vật
xung quanh các em hơn nữa cuốn sách sẽ trở thành tư liệu tham khảo cho giáo viên nhằm
phục vụ cho việc dạy học các bài liên quan về nội dung động vật trong các môn Tự nhiên
và xã hội, nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy học.
3.2.2. Xác định nội dung của sách điện tử
Với mục đích và quá trình nghiên cứu trên, tôi đã đi tìm kiếm những nội dung về
các loài động vật cụ thể, điển hình, gần gũi với học sinh Tiểu học với các đặc điểm, đặc
tính phù hợp với nhận thức của các em.
Các loài động vật này đa dạng và phong phú về chủng loại, môi trường sống,…
chẳng hạn như động vật nuôi ở nhà (chó, mèo, gà, vịt, trâu, bò,…), động vật rừng (hổ,
báo, sư tử, chim chóc, hươu, voi, khỉ,…), động vật biển (hải âu, hải cẩu, chim cánh cụt, cá
chim, cá thu,…); hay với môi trường sống có động vật sống dưới nước, động vật sống
trên cạn và động vật trên không;…
3.2.3. Thu thập thông tin

Để có được những thông tin cần thiết và tin cậy cho nội dung cuốn sách, chúng ta
có thể tìm kiếm và thu thập thông tin về các loài động vật ở các nguồn như: sách từ điển
sinh học, bách khoa sinh học, hay các cuốn sách giáo khoa Tự nhiên và xã hội, Khoa học


×