HỌC VIỆN T ư PHÁP
TS. LÊ THU HẰNG (Chủ biên)
TẬP BÀI GIẢNG
KỸ NĂNG TRANH TỤNG
TRONG VỤ ÁN HÀNH CHÍNH
Hà nôi - 2012
Chủ biên:
TS. Lê Thu Hằng
\
HỘI
• ĐỒNG THẨM ĐỊNH
•
PGS.TS Nguyễn Văn Huyên (Chủ tịch Hội đồng)
TS. Nguyễn Thanh Bình (Phản biện 1)
TS. Trần Thanh Phương (Phàn biện 2)
TS. Trần Thị Hiền (ủ y viên)
TS. Nguyễn Thanh Phú (ủ y viên thư ký)
TẬP THỂ TÁC GIẢ
Bài 1: Kỹ năng của luật sư trong khởi kiện vụ án hành chính
Tác giả: Th.s Vũ Thị Hoà
Bài 2: Kỷ năng thu thập, đánh giả và sử dụng chứng cứ của luật sư trong vụ án hành chính
Tác già: T h.s Nguyễn Thị Thu Hương
Bài 3: Kỹ năng nghiên cứu hồ sơ vụ án hành chính sơ ihẩm
Tác giả: Th.s Đồng Thị Kim Thoa
Bài 4: Kỹ năng soạn thảo bản luận cứ bảo vệ
Túc già: TS. Lê Thu Hằng
Bài 5: Kỹ năng tham gia phiên toà hành chính sơ thẩm
Tác giả: Th.s Nguyễn Thị Thu Hương
Bài 6: Kỹ năng tham gỉa giai đoạn phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm vụ án hành chính
Túc giả: TS. Nguyễn Thị Thuỷ
Bài 7: Kỹ năng tham gia giải quyêt các vụ án hành c h ín h vê khiêu kiện quyêt định giải
quvết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh.
Tác giả: TS. Lê Thu Hằng
Bài 8: Kỹ năng tham gia giải quyết các vụ án hành chính về khiếu kiện quvết định hành
chính, hành vi hành chính trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ.
Tác giả: TS. Lê Thu Hằng
1
DANH MỤC TỪ VIÉT TẮT
STT
TỪ V IỂT TẢT
THAY CHO
1
BTTH
Bồi thường thiệt hại
2
CMTNIX
Chửng minh thư nhân dân
3
ĐTKK
Đổi tượng khởi kiện
4
GĐT
Giám đốc thẩm
5
HVHC
Hành vi hành chính
6
LTTHC
Luật Tố tụng hành chính
7
QĐHC
Quyểt định hành chính
8
QĐXLVVCT .
Quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh
9
QĐPL
Quy định pháp luật
10
TTGQCVAHC
Thủ tục giải quyểt các vụ án hành chínìh
11
TT
Tái thẩm
12
UBND
Uy ban nhân dân
13
VBPL
Văn bản pháp luật
14
VBQPPL
Văn bản quy phạm pháp luật
2
LỜI NÓI ĐẦU
Đe đáp ứng nhu cầu nghiên cứu, học tập và giảng dạy của học viên, giảng viên
Irong Học viện Tư pháp nói chung, Học viên Khoa Đầo tạo luật sư nói riêng, Học viện Tư
pháp tổ chức biên soạn Tập bài giảng Kỹ năng tranh tụng trong vại án hành chỉnh, dùng
làm tài liệu giảng dạy và học tập chính thức cho môn học Kỹ năng tranh tụng trong vụ án
hành chính từ năm 2012.
Những nội dung của Tập bài giảng này phù hợp với chương trình đào tạo luật sư tại
Học viện, với nhu cầu nghiên cứu chuyên sâu một số lĩnh vực cụ thể. Tập thể tác giả là các
giảng viên cơ hữu và kiêm chức của Học viện.
Tuy nhiên. Tập bài giảng có thể không tránh khỏi những hạn chế trong lần xuất bản
đầu tiên này. Rất mong nhận được ý kiến đóng góp của các chuyên gia, nhà khoa học, học
viên, bạn đọc đê Học viện sẽ tiếp tục hoàn thiện, nâng cấp thành giáo trình trong thời gian
sớm nhất.
Xin trân trọng giới thiệu Tập bài giảng cùng bạn đọc!
HỌC VIỆN TƯ PHÁP
MỤC LỤC
Trang
LỜI NÓI ĐÀU.............................................................................................................................3
Bài ỉ
KỸ NÃNG CỦA LUẬT s ư TRONG GIAI ĐOẠN
KHỞI KIỆN VỤ ÁN HÀNH CHÍNH
1. Khái quát chung...............................................................................................................................7
2. Các kỹ năng của luật sư trong giai đoạn khởi kiện vụ án hành ch ín h ................................ 9
3. Chuẩn bị hồ sơ khởi kiện.......................................................................................................... 31
4. Hướng dẫn khách hàng thủ tục nộp hồ sơ khởi kiện tại Tòa á n ...................................... 35
5. Hướntỉ dẫn khách hàng nộp tiền tạm ứng án p hí.................................................................36
Bài 2
KỸ NĂNG THU THẬP, ĐÁNH GIÁ VÀ s ử DỤNG
CHỨNG CỬ CỦA LUẬT SƯ TRONG v ụ ÁN HÀNH CHÍNH
1. Khối niệm chứng cứ trong vụ án hành chính..........................................................................39
2. Kỳ năng thu thập chứng cứ của luật sư trong vụ án hành chính........................................ 42
3. Kỹ năng đánh giá, sử dụng chứng cứ của luật sư trong giải quyết vụ án H C ................ 54
Bài 3
KỸ NĂNG NGHIÊN c ứ u HÓ s ơ v ụ ÁN HÀNH CHÍNH s ơ THẢM
1. Giới thiệu chung về hồ sơ vụ án hành ch ín h .......................................................................... 61
2. Các tài liệu, chứng cứ quan trọng cần lưu ý khi nghiên cứu hồ sơ vụ án hành chính. 65
3. Trình tự và nội dung nghiên cứu các vấn đề cụ thể trong hồ sơ vụ án hành chính sơ
thẩm ..................................................................................................................................................... 69
Bài 4
KỸ NĂNG SOẠN THẢO BẢN LUẬN c ứ BẢO VỆ
1. Mục đích, yêu cầu............................................................. ..................................... 85
2. Các công việc chuẩn bị cho việc soạn th ả o ............................................................................ 86
3. Viết các phần của bản luận c ứ ................................................................................................... 88
4. Điều chinh nội dung bản luận cứ theo diễn biến tại phiên t o à ......................................... 105
Bài 5
KỸ NÃNG THAM GIA PHIÊN TOÀ s ơ THẨM HÀNH CHÍNH
1. Một so quy định chung về phiên tòa sơ thẩm....................................................................... 107
2. Kỹ năng tham eia phiên toà sơ thẩm hành chính của luật s ư ............................................114
5
Bài 6
KỸ NĂNG THAM GIA GIAI ĐOẠN PHÚC THẢM,
GIÁM ĐÓC THẨM, TÁI THẨM v ụ ÁN HÀNH CHÍNH
1. Kỹ năng tham gia giai đoạn phúc thẩm.................................................................................. 122
2. Kỳ nămg tham gia giám đốc thẩm, tái thâm vụ án hành chính......................................... 134
Bài 7
KỸ NĂNG THAM GIA GIẢI QƯYÉT CÁC v ụ ÁN KHIÉU KIỆN QUYẾT ĐỊNH
GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠIVỂ QUYÉT ĐỊNH x ử LÝ v ụ VIỆC CẠNH TRANH
1. Một số khái niệm .......................................................................................................................... 143
2. Một số kỹ năng của luật sư........................................................................................................ 146
3. Xác định văn bản pháp luật áp dựng.......................................................................................154
Bài 8
KỸ NĂNG THAM GIA GIẢI QƯYÉT CÁC v ụ ÁN HÀNH CHÍNH VÈ
KHIÉU KIỆN QUYẾT ĐỊNH HÀNH CHÍNH, HÀNH VI HÀNH CHÍNH
TRONG LĨNH v ự c SỞ HỬU TRÍ TUỆ
1. Xác định đổi tượng khiếu kiện hành chính và xem xét tính hợp pháp của đổi lượng
khiếu k iện ........................................................................................................................................... 155
2. Kỹ năng xem xét điều kiện khởi kiện của khách hàng.......................................................164
3. Xác định văn bản pháp luật áp d ụng.......................................................................................169
6
Bài 1
KỸ NÃNG CỦA LUẬT s ư TRONG GIAI ĐOẠN
KHỞI KIỆN VỤ ÁN HÀNH CHÍNH
1. Khái quát chung
Trong quá trình quản lý hành chính, các chủ thể quản lý nhà nước (cơ
quan hành chính nhà nước, người có thẩm quyền
trong cơ quan hành chính
nhà nước) thực hiện chức năng quản lý thông qua việc ban hành các quyết
định hành chính hay thực hiện hành vi hành chính. Trong số các quyết định
hay hành vi đó có thê có những quyết định hay hành vi trái pháp luật gây thiệt
hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, tổ chức. Do vậy, việc cá
nhân, tô chức thực hiện quyền khởi kiện nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp
pháp của các chủ thể đó, đồng thời giúp các cơ quan nhà nước cỏ cơ hội xem
xét lại các quyết định, hành vi đó đế khắc phục những sai lầm và vi phạm,
đảm bảo tính hợp pháp và có hiệu quả của hoạt động quản lý nhà nước. Quá
trình giải quyết một vụ án hành chính đảm bảo được tính công lý và đúng
pháp luật phải thông qua nhiều giai đoạn tố tụng kế tiếp nhau, từ khi thụ lý vụ
án cho đến khi đưa vụ án ra xét xử và kết thúc bằng một bản án có hiệu lực.
Theo quy định của Luật Tố tụng hành chính,
quá trình giải quyết vụ án
được tiên hành theo các giai đoạn sau:
- Giai đoạn khởi kiện, thụ lý vụ án.
- Giai đoạn chuấn bị xét xử .
- Giai đoạn xét xử sơ thẩm.
- Giai đoạn xét xử phúc thẩm.
- Giai đoạn tố tụng đặc biệt: xem xét lại bản án hoặc quyết định đã có
hiệu lực pháp luật theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm và xem xét lại quyết
định của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.
- Thi hành bản án hoặc quvết định có hiệu lực pháp luật.
7
Theo các phạm vi khác nhau, khởi kiện vụ án hành chính được hiêu là
một chế định pháp luật, một giai đoạn to tụng hoặc quyền tố tụng, hành vi tô
tụng.
Theo nghĩa hẹp, khởi kiện vụ án hành chính là sự kiện pháp lý, là hành vi
tổ tụng đầu tiên và thuộc quyền định đoạt của người khởi kiện (gồm cá nhân,
cơ quan, tổ chức) làm phát sinh quan hệ pháp luật tố tụng hành chính giữa
Toà án với các thành phần tham gia tổ tụng và tiến hành tổ tụng khác. Không
có khởi kiện vụ án hành chính thì không thể phát sinh vụ án hành chính tại
Toà án.
về vấn đề này, Luật Tổ tụng hành chính quy định như sau: “Cá nhân,
cơ quan, tổ chức có quyền quyết định việc khởi kiện vụ án hành chính. Toà án
chỉ thụ lý giải quyết vụ án hành chính khi có đơn khởi kiện của người khỏi
kiện. Trong quá trình giải quyết vụ án hành chính, người khởi kiện có quyên
rút, thay đổi, bổ sung yêu cầu khởi kiện của mình theo quy định của Luật
này” (Điều 7. Quyền quyết định và tự định đoạt của người khởi kiện).
Khi các cá nhân, cơ quan, tổ chức bị các quyết định hành chính, hành vi
hành chính xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của mình, pháp luật trao cho
họ quyền khởi kiện vụ án hành chính để yêu cầu Toà án có thẩm quyền giai
quyết. Đương sự thực hiện quyền tự định đoạt của mình thông qua việc nộp
đơn khởi kiện và các tài liệu chứng cứ làm cơ sở cho yêu cầu khởi kiện. Đồno,
thời với việc được thực hiện quyền khởi kiện, cá nhân, cơ quan, tổ chức còn
có quyền tự bảo vệ hoặc nhờ người khác bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp
cho mình. Việc tham gia của Luật sư trong giai đoạn này có vị trí rất quan
trọng trong việc giúp khách hàng hiểu được bản chất pháp lý vấn đề vụ việc
của mình, giúp khách hàng thực hiện quyền và nghĩa vụ chứng minh thông
qua việc thu thập chứng cứ và chuẩn bị hồ sơ khởi kiện làm cơ sờ cho Toà án
thụ lý giải quyết vụ án để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
8
2. Các kỹ năng của luật sư trong giai đoạn khơi 'kiện vụ án hành
chính
2.1. Tiếp khách hàng
Kim chỉ nam trong hoạt động nghề nghiệp của Luật sư là bảo vệ quyền
và quyền lợi hợp pháp của khách hàng. Bởi vậy, ngay từ hoạt động tố tụng
đầu tiên này, Luật sư phải hết sức thận trọng trong việc thực hiện các kỹ năng
nghề nghiệp. Trong quá trình tiếp khách hàng, Luật sư cần phải tìm hiểu
những nội dung sau đây:
2.1.1. Xác định nội dung vụ việc
Luật sư cần xác định được yêu cầu cụ thể của khách hàng, tìm hiểu
nhừng bức xúc và nguyện vọng của họ. Luật sư cần phải nắm vững được nội
dung vụ việc để từ đỏ xác định khách hàng cần gì và mong muổn gì.
Trên cơ sở yêu cầu cụ thể của khách hàng, căn cứ theo các quy định của
pháp luật nội dung có liên quan, Luật sư xác định chính xác quan hệ pháp luật
khiếu kiện hành chính là gì. Luật sư tìm hiểu nội dung vụ việc thông qua việc
nghe lời trình bày của khách hàng kết hợp với việc xem xét các giấy tờ, tài
liệu do khách hàng cung cấp.
Việc xác định nội dung vụ việc là một đầu mục công việc lớn, trong đó,
luật sư cần phải sắp xếp được trật tự các tình tiết, sự kiện của vụ việc theo tiến
trình thời gian, tính liên kết của các tình tiết, sự kiện đó, xác định được các sự
kiện pháp lý đã phát sinh trên thực tể để hiểu được nguyên nhân, nguồn gốc,
diễn biến của sự việc. Điều này sẽ giúp Luật sư đồng cảm với những bức xúc
của khách hàng, đồng thời khéo léo định hướng cho khách hàng trình bày vào
những thông tin trọng lâm của vụ việc.
Luật sư cũng cần tìm hiểu thông tin, nội dung, chứng cứ đê xem xét
khách hàng có đủ điều kiện khởi kiện hay không đủ điều kiện khởi kiện. Tuy
khiếu nại không còn ỉà điều kiện bắt buộc trước khi khởi kiện nhưng Luật sư
cũng cân chú ý thônẹ tin này trona trường hợp khách h àns đã khiêu nai trước
khi khỏi kiện.
9
Khi tiếp xúc với khách hàng, Luật sư cần lưu ỷ không nên quá lạm dụr.g
ngôn từ pháp lý để tránh tình trạng khách hàng không hiểu được một cách
chắc chắn những vấn đề Luật sư hỏi và tư vấn. Đặc biệt Luật sư cần lưu ý cho
khách hàng nhừng vấn đề về tố tụng, phân tích những thuận lợi và khó khán
của việc kiện để giúp khách hàng không bị mơ hồ về quyền lợi khi tham tổ
tụng.
2.1.2. Xác định đối tượng khởi kiện
Thông qua trao đổi trực tiếp với khách hành hoặc ket hợp nghiên cứu các
tài liệu, chứng cứ do khách hàng cung cấp (hồ sơ khởi kiện), Luật sư cần xác
định đối tượng khởi kiện trên cơ sở yêu cầu của đương sự. Neu khách hàng đã
soạn thảo đơn kiện, Luật sư cần nghiên cứu đơn khởi kiện, nếu chưa có đơn
kiện cần căn cứ nội dung vụ việc để kiểm tra xem người khởi kiện muôn khởi
kiện đối với quyết định hành chính hay hành vi hành chính, quyết định hành
chính, hành vi hành chính cụ thể nào. Luật sư cần phải căn cứ vào đặc điẻm
của từng loại đối tượng khởi kiện để đánh giá việc xác định đổi tượng khởi
kiện và yêu cầu khởi kiện của khách hàng có phù hợp với các quy định của
pháp luật hay không và giúp khách hàng kiện đúng đối tượng với yèu cầu
khởi kiện phù hợp trong trường hợp cụ thể của họ.
Đê xác định đối tượng khởi kiện là quyết định hành chính, hành vi hành
chính nào, Luật sư cần phải khẳng định được các quyết định hành chính, hành
vi hành chính bị khiếu kiện đó đã tồn tại trên thực tế bằng việc tìm trong tài
liệu nộp kèm theo đơn khởi kiện có quyết định hành chính bị kiện không, có
các căn cứ để xác định hành vi hành chính đã được thực hiện trên thực tế
không, có căn cứ cho rằng các QĐHC, hành vi hành chính đó xâm phạm tới
quyên và lợi ích hợp pháp cùa công dân, cơ quan, tổ chức có nhu cầu knởi
kiện không.
Thao tác xác định đối tượng khởi kiện rất quan trọng, đây là điểm nốc
đầu tiên giúp cho Luật sư trong giai đoạn khởi kiện và thụ lý vụ án hành chính
10
có cơ sờ để xem xét các điều kiện khởi kiện như thẩm quyền của Toà án, thời
hiệu khởi kiện...Trong các vụ kiện hành chính, đối tượng khởi kiện bao gồm:
a.Đổi tượng khởi kiện là quyết định hành chỉnh, hành vi hành chính
Trên thực tế, đây là nhóm đối tượng khởi kiện phổ biến nhất trong các vụ
khiếu kiện hành chính.
* Đổi tượng khởi kiện là quyết định hành chỉnh
Khoản 1 Điều 3 Luật Tố tụng hành chính quy định: “Quyết định hành
chỉnh là văn bản do cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan, tô chức khác
hoặc người có thâm quyền trong các cơ quan, to chức đỏ ban hành, quyết
định về một vân đề cụ thể trong hoạt động quàn lý hành chính được áp dụng
một lần đối với một hoặc một số đối tượng cụ thê
Các dấu hiệu cơ bản cùa quyết định hành chính là:
- Hình thức của QĐHC là văn bản, có thể được the hiện dưới những tên
gọi khác nhaư như quyết định, công văn, thông báo...
- Do cơ quan hành chính nhà nước cỏ thẩm quyền, người có thấm quyền
trong cơ quan hành chính nhà nước (chủ thể quản lý Nhà nước) hoặc một số
chủ thể khác được trao quyền quản lý ban hành theo trình tự, thủ tục do pháp
luật quy địiih để điều chỉnh các mối quan hệ phát sinh trong hoạt động quản
lý, điều hành.
- Nội dung của QĐHC luôn mang tính mệnh lệnh, áp đặt, bắt buộc các
đối tượng bị quản lý phải phục tùng, chấp hành.
- Quyết định hành chính là quyết định cá biệt: được áp dụng một lần cho
một hoặc một số đối tượng cụ thể và có hiệu lực trong một khoảng thời gian
cụ thể.
Khi xác định đối tượng khởi kiện là quyết định hành chính, cần đánh giá
quyết định hành chính đó là là loại quyết định nào trong các quyết định dưới
đây:
- Quyết định hành chính đươc cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan, tô
chức khác hoặc naưừi có thâm quyên trong cơ quam tồ chửc đó ban hành
11
trong khi giải quyết, xử lý những việc cụ thể trong hoạt động quản lý hành
chính;
- Quyết định hành chính được ban hành sau khi có khiếu nại và có nội
dung sửa đổi, bổ sung, thay thế, huỷ bỏ một phần hoặc toàn bộ quyết định
hành chính trong trường hợp trên.
Ví dụ: Trong quá trình thu hồi đất của các cá nhân để xây dựng khu công
nghiệp (phục vụ cho nhu cầu phát triển kinh tế), cơ quan hành chính ban hành
quyết định thu hồi đất tổng thể và quyết định thu hồi đất đối với từng hộ riêng
biệt. Cả hai quyết định thu hồi đất đó đều là quyết định hành chính tuy nhiên
chỉ Quyết định thu hồi đất đổi với từng hộ riêng biệt mới là đối tượng khởi
kiện vụ án hành chính.
* Đối tượng khởi kiện là hành vi hành chính
Khoản 2 Điều 3 Luật Tố tụng hành chính quy định: “Hành vi hành chính
là hành vi của cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan, tô chức khác hoặc của
người có thâm quyên trong cơ quan, tô chức đỏ thực hiện hoặc không thực
hiện nhiệm vụ, cóng vụ theo quy định của pháp luật. ”
Dấu hiệu của hành vi hành chính là:
- Do cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền, người có thẩm quyền
trong cơ quan hành chính nhà nước (chủ thế quản lý Nhà nước) hoặc một sô
chủ thể khác được trao quyền quản lv thực hiện theo trình tự, thủ tục do pháp
luật quy định để điều chỉnh các mối quan hệ phát sinh trong hoạt động quản
lý, điều hành.
- Gắn với việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của cơ quan hành chính nhà
nước, của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước
- Biểu hiện cụ thể bằng các hành vi thực hiện hoặc không thực hiện công
vụ do Nhà nước giao, nhân danh nhà nước và vì lợi ích của nhà nước.
- Là hành vi mang tính cá biệt.
L ư u ỷ: khi xác định đoi tượng khởi kiện là QĐHC, ỈĨVHC, luật sư cân
kiêm tra QĐHC, JTVHC mà khách hàng muốn khởi kiện có thuộc các trường
12
hợp mà Luật tố tụng hành chính Việt Nam cũng như thông lệ của các nước
trên thế giới quy định không phải là đổi tượng khởi kiện tại Toà án hay
không. Đó là:
- Thứ nhất, những quyết định hành chính, hành vi hành chính thuộc
phạm vi bỉ mật nhà nước trong các lĩnh vực quốc phòng, an ninh, ngoại giao
theo danh mục do Chỉnh phủ quy định. Luật quy định như vậy là xuất phát từ
quan điểm cho rằng lợi ích của quổc gia là lợi ích cao nhất phải được bảo vệ
tuyệt đổi, hoạt động xét xử của Toà hành chính không được cản trở, can thiệp
vào những hoạt động quản lý, điều hành này. Nhà nước thiểt lập cơ che ngoài
Toà hành chính để giải quyết khi có yêu cầu xem xét tính họp pháp của các
quyết định, hành vi này. Đây chính là một giới hạn về đối tượng khởi kiện,về
phạm vi thẩm quyền về loại việc của Toà án trong việc giải quyết các vụ án
hành chính.
Trong lĩnh vực quản lý nhà nước về quốc phòng, an ninh, ngoại giao
ngoài những quyết định hành chính, hành vi hành chính liên quan đen bí mật
của nhà nước còn có một số quyết định hành chính, hành vi hành chính mang
tính chất hành chính thông thường. Luật tố tụng hành chính quy định chỉ
những quyết định hành chính, hành vi hành chính liên quan đến bí mật nhà
nước trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh, ngoại giao theo danh mục do Chính
phủ quy định mới không phải là đối tượng khởi kiện vụ án hành chính.
- Thứ hai: Những quyết định hành chính, hành vi hành chính mang tính
nội bộ của cơ quan, tố chức. Trong thực tế, các quyết định hành chính, hành
vi hành chính này, về bản chất, vẫn là quyết định hành chính cá biệt hoặc các
hành vi do cơ quan hành chính nhà nước, người có thẩm quyền trong cơ quan
hành chính nhà nước hoặc các cơ quan tổ chức khác ban hành, thực hiện
nhung lại điều chỉnh các vấn đề trong nội bộ cơ quan, tổ chức áp dụng cho
các thành viên của cơ quan, tổ chức đó. Đó là các quyết định, hành vi quản lý,
chi đạo. điêu hành hoạt động thực hiện chức năng, nhiệm vụ trọng phạm Vi co
quan, tô chức đó. Lý do quy định các quyêt định, hành vi mang tính nội bộ
13
của cơ quan, tổ chức không thuộc đối tượng khởi kiện để giải quyết vụ án
hành chính tại Toà án là: Các quyết định hành chính, hành vi hành chính này
điều chỉnh các quan hệ nội bộ của cơ quan, tô chức (trong đó có cơ quan hành
chính), phân công trách nhiệm, quản lý, điều hành giữa thủ trưởng và nhân
viên, phân công trách nhiệm giữa các bộ phận trong cơ quan, tổ chức chứ
không điều chỉnh mối quan hệ quản lý giữa cơ quan hành chính với công dân,
cơ quan, tô chức khác (Ví dụ như: việc điều động, luân chuyển cán bộ, đề bạt,
khen thưởng, phân công nhiệm vụ giữa người đứng đầu cơ quan, tổ chức với
câp phó của họ, giữa lãnh đạo cơ quan, tổ chức với các phòng ban trong nội
bộ cơ quan...). Neu coi các quyết định hành chính, hành vi hành chính trên là
đối tượng khởi kiện vụ án hành chính thì sẽ dần đển tình trạng khiếu kiện tràn
lan, làm mất ổn định về tổ chức, hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước
và làm giảm hiệu lực lãnh đạo, điều hành của người đứng đầu cơ quan đó.
Hơn thế nữa, việc quy định như vậy là tuân thủ nguyên tắc hoạt động xét
xử của Toà hành chính là không can thiệp vào hoạt động quản lý, điều hành
nội bộ của cơ quan, tổ chức. Các vấn đề về nội bộ của cơ quan hành chính
được giải quyết theo phương thức khác theo quy định của pháp luật nếu cỏ
xung đột.
b. Các đối tượng khởi kiện khác
Một số trường hợp sự việc của khách hàng liên quan đến các vấn đề như
bầu cử đại biểu Quốc hội hoặc đại biểu Hội đồng nhân dân, kỷ luật công chức
hay vụ việc cạnh tranh. Khi này, luật sư phải xác định người khởi kiện có yêu
cầu khởi kiện một trong sổ các đổi tượng cụ thể là danh sách cử tri, quyết
định kỷ luật buộc thôi việc công chức, quyết định giải quyết khiếu nại về
quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh hay không vì đây là những trường hợp
được Luật TTHC quy định theo phương pháp liệt kê cho một số đối tượng
khởi kiện không phải là quyết định hành chính, hành vi hành chính.
14
2.1.3. Xác định tư cách đương sự trong vụ án
a. Xác đinh người khỏi kiện
Khi tiếp xúc với khách hàng, Luật sư cần tìm hiểu khách hàng của mình
là đối tượng nào (cá nhân, cơ quan hav tổ chức) để tuỳ từng trường hợp cụ
thể, căn cứ quy định của Luật Tổ tụng hành chính mà có phương án xử lý,
giải quyết công việc thích hợp.
* Đổi với cá nhân
Luật sư cần xác định cá nhân khởi kiện là công dân Việt nam hay người
nước ngoài và người không cỏ quốc tịch sinh sống, làm việc... tại Việt nam.
Nếu người khởi kiện là người chưa thành niên hoặc mất năng lực hành vi dân
sự thì Luật sư phải tìm hiếu họ có người đại diện theo pháp luật không, ai ỉà
người đại diện theo pháp luật, của họ để thực hiện quyền khởi kiện.
Khi người khởi kiện là cá nhân chết, phải xác định người thừa kế của
người khởi kiện được tham gia tố tụng nếu như quyền và lợi ích mà họ được
hưởng thừa kế có liên quan đến vụ án hành chính.
Cần đánh giá về năng lực hành vi của người khởi kiện hoặc người đại
điện theo pháp luật để đảm bảo họ có đủ khả năng đứng tên trong đơn khởi
kiện.
* Đổi với cơ quan nhà nước
Cơ quan nhà nước là những cơ quan trong bộ máy nhà nước được thành
lập và hoạt động theo quy định của pháp luật, có chức năng, nhiệm vụ, quyền
4
hạn cụ thể. Cơ quan nhà nước thực hiện quyền và nghĩa vụ của người khởi
kiện thông qua người đại diện theo pháp luật.
Luật sư cần kiểm tra xem người đại diện theo pháp luật cho cơ quan nhà
nước có phải là người đứng đầu cơ quan đó hay không. Người đứng đầu cơ
quan nhà nước có thể uỷ quyền bầng văn bản cho cấp phó của mình hoặc bẩt
kỳ người nào (trừ những trương hợp bị pháp luật ngăn cấm) tham gia tố tụng
hành chính
15
Nếu cơ quan nhà nước bị sáp nhập, phân chia, giải thê thì phải xác định
cá nhân, pháp nhân nào kế thừa quyền, nghĩa vụ của pháp nhân cũ thực hiện
xỊuyền và nghĩa vụ tố tụng.
* Đoi với to chức
Tổ chức gồm tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tô chức chính
trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tô chức
kinh tế, đơn vị sự nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân. Các tổ chức này được
thành lập và hoạt động trên nhiều lĩnh vực khác nhau phù hợp với pháp luật,
có tư cách pháp nhân (có cơ cấu tổ chức, trụ sở, con dâu...).
Cũng như cơ quan nhà nước, người khởi kiện là tô chức thực hiện quyên
khởi kiện thông qua người đại diện theo pháp luật.
Tuy nhiên, khi xem xét về người khởi kiện, Luật sư cần lưu ý: cá nhân,
cơ quan hay tổ chức khi khởi kiện vụ án hành chính ra Toà án buộc phải thể
hiện ý chí định đoạt yêu cầu khởi kiện thông qua việc chính họ (hoặc người
đại diện theo pháp luật) ký hoặc điểm chỉ trong đơn khởi kiện. Theo quy định
của Luật Tố tụng hành chính, người khởi kiện không được uỷ quyền khởi kiện
mà chỉ được uỷ quyền cho người khác (không thuộc trường hợp pháp luật
cấm) tham gia tố tụng sau khi đà khởi kiện. Neu Luật sư tham gia với tư cách
là người đại diện uỷ quyền phải tuân theo quy định của pháp luật về việc uy
quyền.
b. Xác định người bị kiện
Sau khi xác định quyết định hành chính, hành vi hành chính bị khởi kiện,
người nào bị xâm hại bởi quvết định, hành vi hành chính đó thì việc xác định
người bị kiện là một bước rất cần thiết trong chuồi các thao tác kỹ năng cúa
Luật sư trong giai đoạn khởi kiện vụ án hành chính, đồng thời tạo cơ sở cho
Luật sư nhận định điều kiện về thẩm quyền thụ lý giải quyết của Toà án và
định hướng cho Luật sư thực hiện các thủ tục tố tụng trong các giai đoạn tiêp
theo.
16
Luật sư cần căn cứ quy định của Luật TTHC và hướng dẫn tại Nghị
quyết 02/2011/NQ-HĐTP của Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân Tối cao
ngày 29 tháng 7 năm 2011 hướng dẫn thi hành Luật Tố tụng hành chính để
xác định chính xác người bị kiện.
Theo quy định tại khoản 7 Điều 3 Luật Tố tụng hành chính: “Người bị
kiện là cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyết định hành chính, hành vi hành
chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc, quyết định giải quyết khiếu nại về
quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh, lập danh sách cử tri bị khởi kiện”.
Theo hướng dẫn của Nghị quyết 02/2011/NQ-HĐTP:
-
Đe x á c đ ịn h đúng người bị kiện khi nào là cá nhân, khi nào là cơ quan,
tổ chức thì phải căn cứ vào quy định của pháp luật về thẩm quyền giải quyết
vụ việc đó. Trường hợp có nhiều luật cùng quv định thấm quyền ra quyết định
hành chính hoặc thực hiện hành vi hành chính về một lĩnh vực quản lý thì
việc xác định thẩm quyền của người bị kiện khi nào là cá nhân, khi nào là cơ
quan, tổ chức phải căn cứ vào luật chuyên ngành.
Ví dụ: Có hai quyết định hành chính bị khởi kiện và hai quyết định hành
chính này đều do Chủ tịch Ưỷ ban nhân dân cấp huyện ký (một quyết định về
xử phạt vi phạm hành chính và một quyết định thu hồi đất của hộ gia đình).
Căn cứ vào quy định của pháp luật về thẩm quyền giải quyết các vụ việc này
thì người bị kiện trong vụ án hành chính về khiếu kiện quyết định xử phạt vi
phạm hành chính là Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện (Điều 29 của Pháp
lệnh xử ]ý vi phạm hành chính), còn người bị kiện trong vụ án hành chính về
khiếu kiện quyết định thu hồi đất của hộ gia đình là Ưỷ ban nhân dấn cấp
huyện (Điều 44 của Luật đất đai).
- Người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan, tổ
chức khác quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 3 của Luật TTHC là người
có chức vụ, chức danh cụ thế và theo quy định của pháp luật thi người có
chúc vụ chức danh đó mới có thâm quyên ra quvêt đinh hành chính hoặc có
hành vi hành chính. Trường hợp quỵêt định hành chính hoặc hành vi hành
17
chính do một người cụ thể ký hoặc thực hiện, nhưng người đó ký quyêt định
hành chính hoặc thực hiện hành vi hành chính với danh nghĩa một chức vụ,
chức danh có thẩm quyền thì quyết định hành chính, hành vi hành chính đó là
của người đảm nhiệm chức vụ, chức danh đó.
Ví dụ: Quyết định hành chính do ông Nguyễn Văn A ký với danh nghĩa
Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện B thì gọi là quyết định hành chính của Chủ
tịch Uỷ ban nhân dân huyện B mà không gọi là quyết định hành chính của
ông Nguyễn Văn A.
2.2. Xem xét các điều kiện khởi kiện vụ án hành chính
Cá nhân, cơ quan, tổ chức muốn khởi kiện vụ án hành chính tại Toà án
phải đảm bảo đầy đủ các điều kiện mà pháp luật tố tụng hành chính quy định.
Nếu họ không thoả mãn các điều kiện khởi kiện thì vụ việc sẽ không đ irạc
Toà án thụ lý để giải quyết. Trước khi tư vấn cho khách hàng nên khởi kiện
hay không khởi kiện, Luật sư cần phải tìm hiểu kỹ về các điều kiện này.
Trong trường hợp người khởi kiện chưa đủ điều kiện khởi kiện, nếu xét thây
có căn cử, Luật sư phải tư vấn để khách hàng đảm bảo đủ các điều kiện khởi
kiện.
Luật sư phải thận trọng và khẩn trương khi xác định các điều kiện khởi
kiện trong giai đoạn khởi kiện vụ ản hành chính. Nếu không thận trọng thì có
thể thiếu chính xác, nhầm lần về vụ việc, thẩm quyền hoặc xác định không
đầy đủ các điều kiện khởi kiện dẫn đến việc hướng dẫn khách hàng không
khởi kiện hoặc khởi kiện sai vụ án. Nếu không khẩn trương thì có thể ảnh
hưởng đến thời hiệu khởi kiện, làm mất đi quyền khởi kiện của khách hàng.
Cần xem xét, đánh giá các khởi kiện điều kiện cụ thể sau:
2.2.1. về chủ thể khởi kiện và quyền khởi kiện:
Luật sư cần căn cứ quy định tại khoản 6, điều 3 Luật Tố tụng hành
chính (người khởi kiện “Là cá nhân, cơ quan, tổ chức khởi kiện vụ án hành
chính đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính, quyết định kỷ luật
buộc thôi việc, quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc
18
cạnh tranh, việc lập danh sách cử tri”) và Điều 5 Luật Tố tụng hành chính
(“Cá nhan, cơ quan, tổ chức có quyền khởi kiện vụ án hành chính để yêu cầu
Toà án Dào vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình theo quy định...”) để xác
định ch ỉ thể khởi kiện và quyền khởi kiện của chủ thể đó.
Cí.n phải khẳng định rằng: quyền khởi kiện và chủ thể khởi kiện là hai
yếu tố gắn bó mật thiết với nhau. Quyền khởi kiện chỉ được thực hiện bởi một
chủ tb I nhất định và chủ thể chỉ được thực hiện quyền khởi kiện khi lợi ích
hợp pl táp của mình bị xâm phạm. Quyền khởi kiện vụ án hành chính là quyền
của cé nhân, cơ quan, tố chức yêu cầu Toà án bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp
của rr Jih theo thủ tục do pháp luật quy định. Chủ thễ khởi kiện hành chính
phải t ìoả mãn các điều kiện quy định tại điều 48 Luật tố tụng hành chính, tức
là pha i có đầy đủ năng lực pháp luật và năng lực hành vi tố tụng hành chính.
Như vậy, Luật sư cần tìm hiếu:
- Người khởi kiện là ai (Là cá nhân, cơ quan, to chức ?)
- Quyết định hành chính, hành vi hành chính có tác động trực tiếp đến
khách hàng của mình (người khởi kiện) hay không. Nếu người khởi kiện
không bị quyết định hành chính, hành vi hành chính tác động thì sẽ không
thoả m in dấu hiệu về quyền khởi kiện. Nếu đã nhận thấy sự tác động của đổi
tượng 1Jiởi kiện đến người khởi kiện, thì Luật sư cần tiến hành bước tiếp theo
là nhậ 1 định xem người khởi kiện có khả năng thực hiện quyền khởi kiện một
cách binh thường hay không. Trường hợp người khởi kiện là người cỏ nhược
điểm về thể chất hoặc tâm thần, người vị thành niên hay người khởi kiện là cơ
quan, tổ chức, Luật sư cần phải xác định được người đại diện theo pháp luật
để thực hiện quyền khởi kiện.
Luật sư phải xem xét .cảc yêu cầu của người khởi kiện. Trong một vụ
kiện hành chính, các yêu cầu của người khởi kiện thường bao gồm:
-
Yêu cầu khởi kiện đổi với quyết định hành chính, hành vi hành chính
trái pháp ìuật
19
Đây là yêu cầu đầu tiên và bẳt buộc phải thê hiện trong vụ kiện hành
chính. Những chủ thể khởi kiện vụ án hành chính chỉ được quyền đưa ra yêu
cầu khởi kiện đối với các quyết định hành chính, hành vi hành chính khi có
căn cứ chứng minh rằng quyết định hành chính, hành vi hành chính đó xâm
hại đến quyền lợi hợp pháp của chính họ chứ không phải của bất kỳ một chủ
thể nào khác. Điều này cũng có nghĩa rằng: tổ tụng hành chính tuân thủ theo
nguyên tắc quyền tự định đoạt của các đương sự. Chỉ có đương sự mới có
quyền quyết định vụ việc của minh có cần thiết phải khởi kiện tại Toà án
không. Luật sư không được quyền tự ý khởi kiện vụ án hành chính thay cho
một khách hàng. Luật tố tụng hành chính cùng không chấp nhận Luật sư hay
khách hàng khởi kiện vụ án hành chính đê để bảo vệ lợi ích công.
Một trong những điểm tiến bộ cúa Luật Tố tụng hành chính khi quy định
về quyền quyết định và tự định đoạt của đương sự đối với vấn đề này đó là
cho phép người khởi kiện, trong suốt qúa trình giải quyết vụ án hành chính,
có quyền rút, thay đổi, bổ sung yêu cầu khởi kiện. Khác với trước đày, Pháp
lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính chỉ cho phép người khởi kiện
được quyền rút một phần hoặc toàn bộ ycu cầu khởi kiện mà thôi.
- Yêu cầu bồi thường thiệt hại
Người khởi kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án
hành chính có thể đồng thời yêu cầu bồi thường thiệt hại. Luật sư cân đánh
giá trong trường hợp cụ thể của khách hàng có thiệt hại không, thiệt hại đó
phải là thiệt hại thực tế do quyết định hành chính, hành vi hành chính, quyết
định buộc thôi việc, quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ
việc cạnh tranh gây ra hay không. Theo quy định tại Điều 4 của Thông tư liên
tịch số 19/2010/TTLT-BTP-BTC-TTCp ngày 26/11/2010 của liên bộ Bộ Tư
pháp, Bộ Tài chính, Thanh tra Chính phủ hướng dẫn thực hiện trách nhiệm
bồi thường của nhà nước trong hoạt động quản lý hành chính thì thiệt hại thực
tế là thiệt hại có thực mà người bị thiệt hại phai gánh chịu do hành vi trái pháp
20
luật của người thi hành công vụ gây ra. Thiệt hại thực tế bao gồm thiệt hại về
vật chất và thiệt hại do tổn thất về tinh thần.
Như vậy, khi tư vấn thực hiện quyền khởi kiện vụ án hành chính tại Toà
án, ngoài việc yêu cầu Toà án xem xét phán quyết về tính hợp pháp của quyết
định hành chính và hành vi hành chính thì Luật sư cỏ thể khuyên khách hàng
là người khởi kiện thực hiện quyền yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại do chính
những người đã ban hành quyết định hành chính hoặc thực hiện hành vi hành
chính gây ra. Tuy nhiên, Luật sư cần phải tìm được căn cứ chứng minh rằng
yêu cầu bồi thường thiệt hại trong vụ án hành chính phải gắn với yêu cầu khởi
kiện đổi với quyết định hành chính, hành vi hành chính. Neu người khởi kiện
không khởi kiện vụ án hành chính đổi với quyet định hành chính, hành vi
hành chính mà chỉ khcri kiện phần bồi thường thiệt hại do cơ quan hành chính
hoặc người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính gây ra thì Toà án sẽ
không thụ lý bằng một vụ án hành chính mà giải quyết bằng một vụ án dân
sự.
Khi có yêu cầu khởi kiện về bồi thường thiệt hại trong vụ án hành chính,
Toà án sẽ áp dụng các quy định của pháp luật về trách nhiệm bồi thường của
Nhà nước và pháp luật về tổ tụng dân sự để giải quyết yêu cầu này.
2.2.2. về thẩm quyền của Toà án
Dưới góc độ đánh giá điều kiện khởi kiện, Luật sư chỉ được tư vẩn cho
người khởi kiện yêu cầu Toà án giải quyết vụ án hành chính đối với những vụ
việc thuộc thẩm quyền của Toà án. Khi thực hiện quyền khởi kiện vụ án hành
chính, người khởi kiện chỉ được khởi kiện đối với những loại việc Toà án
được quyền giải quyết theo thủ tục to tụng hành chính (thẩm quyền theo loại
việc) và phải khởi kiện đến đúng Toà án có thẩm quyền thụ lý giải quyết
(thẩm quyền theo cấp Toà án và theo lãnh thổ).
a. Xác định thẩm quyển giải quyết của Toà án theo loại việc
Luật Tổ tụna hành chính đã quy định những khiêu kiện thuộc thấm
quyền giải quyet cua Toà an tại Điêu 28, đó là:
21
- Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính, trừ các quyết
định hành chính, hành vi hành chính thuộc phạm vi bí mật nhà nước trong các
lĩnh vực quốc phòng, an ninh, ngoại giao theo danh mục do Chính phủ quy
định và các quyết định hành chính, hành vi hành chính mang tính nội bộ của
cơ quan, tổ chức.
- Khiếu kiện về danh sách cử tri bầu cử đại biểu Quốc hội, danh sách cử
tri bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân.
- Khiếu kiện quyết định kỷ luật buộc thôi việc công chức giữ chức vụ
từ Tổng Cục trưởng và tương đương trở xuống.
- Khiếu kiện quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ
việc cạnh tranh.
Với quy định trên, thẩm quyền của Toà án được mỡ rộng, có nhiều loại
việc mới thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án so với quy định tại Điều 11
Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính trước đây.
Ngoài ra, theo quy định tại Điều 264 của Luật ĩổ tụng hành chính về
sửa đổi bổ sung một số điều của Luật đất đai thì với những tranh chấp quyền
sử dụng đất mà đương sự không có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc
không có một trong các loại giấy tờ quy định tại các khoản 1, 2 và 5 Điều 50
của Luật Đất đai, sau khi Chủ tịch ƯBND cấp huyện (quận, thị xã, thành phố
thuộc tỉnh) hoặc Chủ tịch UBND cấp tỉnh (thành phổ trực thuộc Trung ương)
đã giải quyết mà các bên đương sự không đồng ý giải quyết thì có quyền
khiếu nại tiếp theo hoặc khởi kiện tới Tòa án. Trước đây khi Pháp lệnh thủ tục
giải quyết các vụ án hành chính còn hiệu lực thì loại việc này thuộc thẩm
quyền giải quyết của cơ quan hành chính nhà nước. Nay loại việc trên thuộc
thẩm quyền giải quyết của Toà án, thuộc nhóm việc quy định tại Khoản 1
Điều 28 Luật tổ tụng hành chính.
Theo quy định của Luật Tố tụng hành chính thì hầu hết các quyết định
hành chính, hành vi hành chính nếu xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp
của cá nhân, cơ quan, tổ chức đều cỏ thể khởi kiện ra Toà án. v ề nguyên tắc
22
chung, Toà án có thâm quyền xét xử các khiếu kiện đối với các đối tượng nói
trên, trừ một sổ trường hợp:
- Những quyết định hành chính, hành vi hành chính có liên quan đến an
ninh quốc gia, lợi ích quốc phòng, chính sách đổi ngoại của nhà nước.
- Những quyết định hành chính, hành vi hành chính mang tính nội bộ
của cơ quan, tổ chức.
b.Thẩm quyền của các cấp Toà án
Sau khi giúp khách hàng xác định loại việc mà khách hàng yêu cầu đó
thuộc thấm quyền giải quyết của Toà án theo thủ tục giải quyết các vụ án
hành chính, luật sư cần giúp khách hàng xác định rõ Toà án cụ thể nào có
thẩm quyền giải quyết vụ kiện của họ căn cứ quy định tại Điều 29, Điều 30
Luật tố tụng hành chính.
Điều 29 LTTHC quy định Toà án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành
phố thuộc tỉnh (gọi chung là Toà án cấp huyện) có thẩm quyền giải quyết theo
thủ tục sơ thẩm những khiếu kiện sau đây:
- Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan
nhà nước íừ cấp huyện trở xuống trôn cùng phạm vi địa giới hành chính với
Toà án hoặc của người có thẩm quyền trong cơ quan nhà nước đó;
- Khiếu kiện quyết định kỷ luật buộc thôi việc của người đứng đầu cơ
quan, tổ chức từ cấp huyện trở xuống trên cùng phạm vi địa giới hành chính
với Toà án đối với công chức thuộc quyền quản lý của cơ quan, tổ chức đó;
- Khiếu kiện về danh sách cử tri bầu cử đại biểu Quốc hội, danh sách cử
tri bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân của cơ quan lập danh sách cử tri trên
cùng phạm vi địa giới hành chính với Toà án.
Điều 30 LTTHC quy định Toà án nhân dân tỉnh, thành phổ trực thuộc
trung ương (gọi chung là Toà án cấp tỉnh) có thẩm quyền giải quyết theo thủ
tục sơ tham nhữn2 khiếu kiện sau đây:
Khiêu kiên Quvêt đinh hành chính hành ' ' ‘'■ình chính cua hô rơ
quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chinh phu, Văn phòng Chủ tịch nước, Văn
23