Tải bản đầy đủ (.docx) (2 trang)

Chủ đề CO2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (32.67 KB, 2 trang )

CO2
+) Cấu tạo: - Phân tử CO2 có cấu tạo đường thẳng:

O=C=O

- Với độ dài liên kết C – O là 1,162Å và năng lượng trung bình của liên kết đó là
803 KJ/mol
+)Tính chất vật lí: - Cacbon đioxit là một chất khí gọi là cacbonic,không màu,không mùi và có
vị
Chua.
-Nó nặng hơn không khí,dễ hóa lỏng và dễ hóa rắn (ndnc là -570C ở
5atm),dễ
thăng hoa.CO2 rất bền với nhiệt ở 15000C chỉ mới phân hủy thành CO và O2
với tỉ lệ 1,50/0 và ở 20000C,tỉ lệ 750/0 : 2CO2 ↔ 2CO + O2

ΔH=566 KJ

+)Tính chất hóa học: -Tan nhiều trong nước: CO2 (k) + H2O ↔ CO2 (dd)↔ H2CO3
-Không duy trì sự cháy,nhưng có thể chảy với những kim loại có ái lực
lớn
với oxi:

4AL + 3CO2

↔ 2AL2O3 + 3C

-Ở điều kiện thường ,khí cacbonic có thể tác dụng NH3 tạo thành ammoni
cacbamat
+)Điều chế: -Trong Cacbonic được sản xuất bằng cách đốt cháy hoàn toàn than trong oxi hay
không khí. Khí Cacbonic cũng là sản phẩm phụ của quá trình nung vôi, quá trình
nung rượu của đường glucozơ:



Ví dụ : C6H12O6 → 2CO2 + 2C2H12O6

-Trong phòng thí nghiệm khí Cacbonic được điều chế bằng cách cho HCl tác dụng
với
đá vôi trong bình Kip:

CaCO3 + 2HCl → CaCl2 + H2O + CO2

+)Ứng dụng: - Vì lí do thăng hoa,CO2 lỏng khi dãn nở tạo tuyết cacbonic.Tuyết cacbonic khi
được nén lại thì bay hơi tương đối chậm nên làm cho không gian xung quanh
lạnh xuống rất nhiều.Dựa vào đó ta dùng tuyết CO2(nước đá khô) để bảo quản và
chuyên chở những đồ chống hỏng.Nước đá khô được dùng làm phương tiện để


thử thách các đồ dùng trước khi đem đi sử dụng ở Bắc Cực và Nam Cực.Tạo
mưa
nhân tạo bằng cách phun CO2 lỏng để tạo thành tuyết cacbonic ở trên những tầng
mây để cho mây lạnh xuống tạo thành mưa. Điều chế urê
-Vì CO2 không duy trì sự cháy,nên ta thường dùng CO2 ở dạng khí nén hay dạng
lỏng để chữa

Hiệu ứng nhà kính
+)Mặc dù không phải là chất gây ô nhiễm môi trường,nhưng khí CO2 có liên quan rất
mật thiết với môi trường .Khí CO2 trong khí quyển chỉ hấp thụ một phần tia hồng ngoại
(tức là những tia bức xạ nhiệt) của Mặt Trời và để cho những tia có bước sóng từ 50000
đến 100000Å đi qua dễ dàng đến mặt đất.Nhưng những bức xạ nhiệt phát ra ngược lại từ
mặt đất có bước sóng trên 140000Å bị khí CO2 hấp thụ mạnh và phát trở lại Trái Đất làm
cho Trái Đất ấm lên.Người ta tính rằng nếu trong khí quyển của chúng ta không có khí
CO2 thì nhiệt độ mặt đất thấp hơn nhiệt đọ hiện tại la 210C.Ngược lại nếu hàm lượng của

CO2 tăng lên gấp đôi so với hiện tại thì nhiệt độ của mặt đất tăng thêm 40C.Ở các thời kì
địa chất xa xưa,trong khí quyển có rất nhiều khí CO2,nhiệt độ trung bình hàng năm trên
mặt đất cao hơn hiện tại 150C.Ở sao Kim lượng CO2 gấp 60000 lần trên trái đất nên nhiệt
độ trung bình của sao Kim là 4250C.Vậy về mặt hấp thụ bức xạ ,lớp CO2 ở trong khí
quyển tương đương với lớp thủy tinh trong các nhà kính dùng để trồng cây,trồng hoa ở xứ
lạnh.Do đó hiện tượng Trái Đất ấm lên bởi CO2 được gọi là hiệu ứng nhà kính.
+)Ngoài khí CO2,một số khí khác cũng gây hiệu nhà kính.Hơi nước ở trong khí
quyển có hàm lượng dao động từ 0,1 đến 10/0 tùy thuộc vào thời tiết nhưng không chịu
ảnh hưởng của con người.những khí như freon,metan và đinitơ oxit sinh ra do hoạt động
của con người tuy có hàm lượng rất bé cũng tham gia đáng kể vào hiệu ứng nhà kính.Về
mặt gây hiệu ứng nhà kính,một phân tử freon có tác dụng tương đương 10000 phân tử
CO2.Như vậy freon vừa có tác hại gây hiệu ứng nhà kính vừa có tác hại đối với tầng
ozon.
+)Một trong số những nguyên nhân chủ yếu làm cho hiệu ứng nhà kính tăng lên đó là
việc phá hại rừng và việc sử dụng các nhiên liệu trong các nhà máy,xí nghiệp.
+)Một số dự đoán cho rằng với tốc độ phát trien công nghiệp như hiện nay,sau 50
năm tơi nhiệt độ Trái Đất có thể tăng từ 1,5 đến 3,50C.Nhiệt độ tăng lên sẽ dẫn đến Băng
ở Bắc Cực và Nam Cực tan ra,mực nước dâng lên có thể nhấn chìm nhiều thành phố ven
biển.Thời tiết thay dổi gây ảnh hưởng lớn đến lương thực của toàn thế giới.



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×