Giải quyết khiếu nại của cơ quan hành chính nhà
nước – qua thực tiễn thành phố Hải Phòng
Trịnh Văn Thảo
Khoa Luật
Luận văn Thạc sĩ ngành: Lý luận và lịch sử nhà nước và pháp luật;
Mã số: 60 38 01 01
Người hướng dẫn: GS.TS. Nguyễn Đăng Dung
Năm bảo vệ: 2014
Abstract. Luận văn làm rõ cơ sở lý luận, tính hiệu quả của việc giải quyết khiếu nại của cơ
quan hành chính nhà nước, phân tích thực trạng giải quyết khiếu nại của của cơ quan hành chính
nhà nước trên địa bàn thành phố Hải Phòng, từ đó đề ra một số giải pháp để việc giải quyết khiếu
nại đạt hiệu quả cao hơn. Luận văn đã chỉ ra một số bất cập ra như: việc phân loại xử lý đơn thư,
việc ra quyết định giải quyết khiếu nại...
Keywords. Giải quyết khiếu nại; Cơ quan hành chính nhà nước; Pháp luật Việt Nam; Luật
hành chính
Content
1. Tính cấp thiết của đề tài
1.1. Cơ sở lý luận
Nhà nước ta “là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì
Nhân dân”, “tất cả quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân” [10, Điều 2]. Nhân dân thực hiện
quyền làm chủ một cách trực tiếp khi tự mình tham gia vào cơ quan quản lý nhà nước, tự mình
giám sát cơ quan quản lý hoặc gián tiếp bằng cách bầu ra người đại diện. Tiến trình dân chủ được
Đảng và Nhà nước ta ngày càng quan tâm, tạo điều kiện để nhân dân thực hiện quyền làm chủ
trên các lĩnh vực của đời sống xã hội. Đồng thời, các quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân
trong từng lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội ngày càng được ghi nhận đầy đủ hơn và bảo
đảm được thực hiện trên thực tế. Trong đó, khiếu nại, tố cáo là một trong những quyền cơ bản của
công dân, được Hiến pháp năm 2013 của nước ta ghi nhận tại khoản 1 Điều 30: “Mọi người có
quyền khiếu nại, tố cáo với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền về những việc làm trái pháp
luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân” [10].
Để đảm bảo cho việc giải quyết khiếu nại đạt hiệu quả cao nhất và tránh tình trạng đùn đẩy,
né tránh trách nhiệm, đồng thời đảm bảo việc bồi thường những thiệt hại do cán bộ, công chức và
cơ quan nhà nước gây ra, khoản 2 Điều 30 Hiến pháp năm 2013 đã quy định: “Cơ quan, tổ chức, cá
nhân có thẩm quyền phải tiếp nhận, giải quyết khiếu nại, tố cáo. Người bị thiệt hại có quyền được
bồi thường về vật chất, tinh thần và phục hồi danh dự theo quy định của pháp luật” [10].
Quản lý nhà nước là hoạt động sử dụng quyền lực nhà nước của chủ thể có thẩm quyền tác
động đến mọi lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội, ảnh hưởng tới các quyền và nghĩa vụ của đối
tượng quản lý. Mặc dù, nhà nước đã thiết lập các cơ chế kiểm tra, giám sát đối với hoạt động này,
nhưng cũng không thể loại trừ hoàn toàn khả năng xâm phạm các quyền và lợi ích hợp pháp của
công dân, tổ chức. Vì vậy, khiếu nại là một công cụ pháp lý hữu hiệu để công dân bảo
vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình. Khiếu nại là hình thức dân chủ trực tiếp để nhân dân tham gia
quản lý nhà nước, giám sát hoạt động của các cơ quan nhà nước, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt
động của bộ máy nhà nước, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ngày càng trong sạch
và vững mạnh.
Với vai trò quan trọng như vậy nên Đảng và nhà nước ta đặc biệt quan tâm và không ngừng
hoàn thiện pháp luật về khiếu nại và giải quyết khiếu nại, tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho công dân
thực hiện quyền khiếu nại của mình. Năm 1991, Hội đồng Nhà nước đã ban hành Pháp lệnh khiếu
nại, tố cáo của công dân. Năm 1998, Quốc hội khóa X đã thông qua Luật khiếu nại, tố cáo; được
sửa đổi, bổ sung vào các năm 2004, 2005. Ngày 11 tháng 11 năm 2011, Quốc hội khóa XIII thông
qua Luật Khiếu nại có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2012, theo hướng tạo thêm thuận lợi cho công
dân trong việc thực hiện quyền khiếu nại, đồng thời nâng cao tính khách quan, dân chủ trong giải
quyết khiếu nại, góp phần hạn chế tình trạng khiếu kiện phức tạp, kéo dài.
1.2. Cơ sở thực tiễn
Công tác giải quyết khiếu nại trong những năm qua, đã góp phần quan trọng bảo vệ quyền
và lợi ích hợp pháp cho cá nhân, tổ chức, đồng thời ổn định tình hình an ninh, chính trị, phục vụ
phát triển kinh tế - xã hội. Mỗi năm, các cơ quan hành chính nhà nước, các cấp, các ngành từ trung
ương tới địa phương phải tiếp nhận và giải quyết hàng chục nghìn vụ khiếu nại. Tuy nhiên, hiệu quả
công tác giải quyết khiếu nại của các cơ quan hành chính nhà nước chưa cao. Việc giải quyết khiếu
nại của cơ quan có thẩm quyền còn chậm trễ, chưa đảm bảo dân chủ, công khai, chưa khách quan,
công bằng, hợp lý; tình trạng né tránh, đùn đẩy, chồng chéo trong giải quyết khiếu nại vẫn còn tồn
tại. Đồng thời, số lượng đơn thư khiếu nại ngày càng gia tăng, tính chất và nội dung khiếu nại ngày
càng phức tạp và đa dạng. Bên cạnh đó, nhiều quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật
không được thi hành nghiêm chỉnh trên thực tế. Bởi vậy, tình trạng khiếu nại vượt cấp, đông người,
khiếu nại kéo dài ngày càng tăng và tính chất ngày càng phức tạp.
Tình trạng trên do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan khác nhau, nhưng có thể thấy
chủ yếu do sự bất cập, chồng chéo trong hệ thống pháp luật, cơ chế giải quyết khiếu nại còn nhiều
hạn chế, bộ máy nhà nước còn cồng kềnh, còn nhiều khiếm khuyết, không đáp ứng được yêu cầu là
một công cụ hữu hiệu giúp cơ quan hành chính nhà nước giải quyết khiếu nại của công dân, tổ
chức.
Hải Phòng là một thành phố thuộc đồng bằng sông Hồng, nằm ở cửa ngõ quan trọng nhất ra
biển của miền Bắc, là cực tăng trưởng trong tam giác phát triển phía bắc Hà Nội – Hải Phòng –
Quảng Ninh. Những năm qua, Hải Phòng đã có những bước phát triển mạnh về kinh tế - xã hội.
Tuy nhiên, đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn nhất là từ khi kinh tế rơi vào thời kỳ suy thoái.
Bên cạnh đó, hoạt động quản lý nhà nước, quản lý xã hội của chính quyền các cấp từ thành phố đến
cơ sở còn bộc lộ nhiều thiếu sót, khuyết điểm chậm được đổi mới, khắc phục. Bởi vậy, tình hình
khiếu nại, nhất là trong lĩnh vực quản lý đất đai, quản lý xây dựng cơ bản, giải phóng mặt bằng, thu
hồi đất… diễn ra khá phức tạp. Công tác giải quyết khiếu nại của các cơ quan hành chính nhà nước
các cấp từ thành phố đến cơ sở còn nhiều hạn chế. Bởi vậy, tình trạng khiếu nại, khiếu nại phức tạp,
kéo dài, khiếu nại vượt cấp, khiếu nại đông người ngày càng tăng.
Nhằm góp phần đánh giá đúng thực trạng công tác giải quyết khiếu nại của các cơ quan
hành chính nhà nước, nêu rõ nguyên nhân và đề xuất những giải pháp cơ bản góp phần nâng cao
chất lượng, hiệu quả công tác giải quyết khiếu nại của các cơ quan hành chính nhà nước nói chung
và trên địa bàn thành phố Hải Phòng nói riêng, tôi chọn đề tài: “Giải quyết khiếu nại của cơ quan
hành chính nhà nước – qua thực tiễn thành phố Hải Phòng”.
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục tiêu nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu nhằm làm sáng tỏ một số vấn đề khái quát chung về khiếu nại và công
tác giải quyết khiếu nại của cơ quan hành chính nhà nước. Đồng thời, tác giả đánh giá đúng thực
trạng công tác giải quyết khiếu nại của cơ quan hành chính nhà nước trên địa bàn thành phố Hải
Phòng. Trên cơ sở đó, tác giả phân tích rõ nguyên nhân, đề xuất các giải pháp cơ bản nâng cao
hiệu quả giải quyết khiếu nại của cơ quan hành chính nhà nước nói chung và cơ quan hành chính
nhà nước trên dịa bàn thành phố Hải Phòng nói riêng, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt
động của cơ quan hành chính nhà nước các cấp.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Đề tài hệ thống hóa, phân tích cơ sở lý luận về khiếu nại và công tác giải quyết khiếu nại
của cơ quan hành chính nhà nước.
- Đề tài phân tích và đánh giá thực trạng giải quyết khiếu nại; thực tiễn công tác giải quyết
khiếu nại của cơ quan hành chính nhà nước trên địa bàn thành phố Hải Phòng, những ưu điểm và
tồn tại.
- Trên cơ sở lý luận và thực tiễn, tác giả đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác
giải quyết khiếu nại của cơ quan hành chính nhà nước.
3. Tình hình nghiên cứu đề tài
Vấn đề giải quyết khiếu nại của cơ quan hành chính nhà nước đã dành được mối quan tâm
nghiên cứu của nhiều học giả, thông qua nhiều công trình, bài viết được công bố trong những năm
gần đây như: Luận án Tiến sĩ luật học Quyền khiếu nại hành chính của công dân ở Việt Nam hiện nay
của tác giả Nguyễn Thị Thủy; Quy trình giải quyết khiếu nại tại cơ quan hành chính ở địa phươngqua thực tiễn ở tỉnh Bắc Ninh, Luận văn thạc sĩ luật học của tác giả Mai Văn Duẩn; Tiếp tục hoàn
thiện pháp luật về khiếu nại của tác giả Bùi Thị Đào, Tạp chí Luật học số 03/2005; Tăng cường sự
lãnh đạo của Đảng đối với công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo của cơ quan hành chính nhà nước
của tác giả Trần Văn Sơn, Tạp chí Thanh tra số 12/2005; Khiếu nại hành chính và giải quyết khiếu
nại hành chính của tác giả Nguyễn Tiến Trung, Tạp chí Tổ chức nhà nước, số 4/2005; Một số vấn đề
về sự tham gia của luật sư trong lĩnh vực khiếu nại, khiếu kiện hành chính ở nước ta hiện nay, của tác
giả Nguyễn Thắng Lợi, Tạp chí Nghề luật (của Học viện Tư pháp), số 3/2011, Tr. 43- 47; Bàn về cơ
chế giải quyết khiếu nại hành chính, của GS.TS Nguyễn Đăng Dung, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật,
số chuyên đề về Khiếu kiện hành chính và Tài phán hành chính, tr. 8-13; Khiếu nại, tố cáo hành
chính và giải quyết khiếu nại, tố cáo hành chính ở Việt Nam hiện nay, của Viện Khoa học Thanh tra Thanh tra Chính phủ (2012) Nhà xuất bản Chính trị - Hành chính, Hà Nội...
Các công trình nói trên đã đề cập đến vấn đề giải quyết khiếu nại của cơ quan hành chính
nhà nước dưới những khía cạnh khác nhau, nhưng chưa có một công trình nào nghiên cứu một cách
có hệ thống và trực tiếp vấn đề: “Giải quyết khiếu nại của cơ quan hành chính nhà nước – qua thực
tiễn thành phố Hải Phòng”. Việc nghiên cứu vấn đề này sẽ làm sáng tỏ những vấn đề khái quát
chung về khiếu nại và hiệu quả giải quyết khiếu nại của cơ quan hành chính nhà nước . Đồng thời
nghiên cứu làm rõ thực trạng công tác giải quyết khiếu nại của cơ quan hành chính nhà nước trên
địa bàn thành phố Hải Phòng. Qua đó, góp phần hoàn thiện pháp luật về giải quyết khiếu nại của cơ
quan hành chính nhà nước, nâng cao hiệu quả công tác giải quyết khiếu nại của cơ quan hành chính
nhà nước trên địa bàn thành phố Hải Phòng nói riêng và công tác giải quyết khiếu nại nói chung.
4. Phạm vi nghiên cứu của đề tài
Tác giả tập trung nghiên cứu những vấn đề khái quát chung về khiếu nại và hiệu quả giải
quyết khiếu nại của cơ quan hành chính nhà nước; tình hình khiếu nại và thực trạng công tác giải
quyết khiếu nại của cơ quan hành chính nhà nước trên địa bàn thành phố Hải Phòng và những giải
pháp cơ bản có tính khả thi nâng cao hiệu quả công tác giải quyết khiếu nại của cơ quan hành chính
nhà nước.
Khiếu nại, giải quyết khiếu nại đối với quyết định kỷ luật cán bộ, công chức là một loại
khiếu nại, giải quyết khiếu nại đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính mang tính đặc
thù liên quan trực tiếp đến quyền lợi của cán bộ, công chức. Vì vậy trong phạm vi đề tài này, tôi
không nghiên cứu đến việc khiếu nại và giải quyết khiếu nại đối với quyết định kỷ luật cán bộ,
công chức.
5. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài được nghiên cứu dựa trên quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ
Chí Minh về nhà nước và pháp luật, đường lối chính sách của Đảng về xây dựng nhà nước pháp
quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân.
Tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu phân tích, tổng hợp; phương pháp điều tra, khảo
sát; phương pháp so sánh, thống kê và một số phương pháp khác để giải quyết các vấn đề đặt ra.
6. Kết cấu của luận văn
Gồm 3 phần: Mở đầu, Nội dung và Kết luận
- Phần Nội dung gồm 3 chương:
Chương 1:
Giải quyết khiếu nại hành chính hiệu quả bằng con đường hành chính
Chương 2:
Thực trạng giải quyết khiếu nại của cơ quan hành chính nhà nước trên địa
bàn thành phố Hải Phòng
Chương 3:
Một số giải pháp nâng cao hiệu quả giải quyết khiếu nại của cơ quan hành
chính nhà nước trên địa bàn thành phố Hải Phòng
References
1.
Nguyễn Hoàng Anh (2008), “Im lặng của cơ quan hành chính và quyền khiếu kiện của công
dân”, Tạp chí tổ chức nhà nước, ( 6), tr.18-22.
2.
Chính phủ (2012), Nghị định số 75/2012/NĐ-CP, ngày 03/10/2012 của Chính phủ về Quy
định chi tiết một số điều của Luật khiếu nại, Hà Nội.
3.
Mai Văn Duẩn (2011), Quy trình giải quyết khiếu nại tại cơ quan hành chính ở địa phươngqua thực tiễn ở tỉnh Bắc Ninh, Luận văn thạc sĩ luật học, Khoa Luật – Đại học Quốc gia, Hà
Nội.
4.
Nguyễn Đăng Dung (2008), “Bàn về cơ chế giải quyết khiếu nại hành chính”, Tạp chí Dân
chủ và Pháp luật, (chuyên đề về Khiếu kiện hành chính và Tài phán hành chính), tr. 8-13.
5.
Nguyễn Ngọc Hoà (chủ biên) (1999), Từ điển giải thích thuật ngữ Luật học - Luật hành
chính, NXB Công an nhân dân.
6.
Trần Minh Hương (chủ biên) (2008), Giáo trình Thanh tra và giải quyết khiếu nại, tố cáo, Trường
ĐH Luật Hà Nội, NXB Công an nhân dân, Hà Nội.
7.
Nguyễn Tuấn Khanh (2012), “Một số suy nghĩ về việc xây dựng quy trình nghiệp vụ giải
quyết khiếu nại hành chính, Tạp chí Thanh tra, (12), tr.27-29.
8.
Nguyễn Thắng Lợi (2011), “Một số vấn đề về sự tham gia của luật sư trong lĩnh vực khiếu
nại, khiếu kiện hành chính ở nước ta hiện nay”, Tạp chí Nghề luật, của Học viện Tư pháp,
(3), tr.43-47.
9.
Nguyễn Thắng Lợi (2000), “Những vướng mắc trong giải quyết khiếu nại, tố cáo và cách giải
quyết”, Tạp chí Dân chủ & Pháp luật, (8), tr. 17-18, 26.
10. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (1992, 2013), Hiến Pháp, Hà Nội.
11. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (2005), Luật Khiếu nại, tố cáo năm 1998, sửa đổi bổ
sung năm 2004, 2005, Hà Nội.
12. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (2011), Luật khiếu nại, Hà Nội.
13.
Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (2013), Luật tiếp công dân, Hà Nội.
14.
Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (2013), Luật Tố tụng hành chính, Hà Nội.
15. Trần Văn Sơn (2005), “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác giải quyết khiếu
nại, tố cáo của cơ quan hành chính nhà nước”, Tạp chí Thanh tra, (12), tr.24-27.
16. Phạm Hồng Thái (Chủ biên), Lương Thanh Cường, Phạm Hoàng Yên, Nguyễn Thị Minh Hà
(2003), Pháp luật về khiếu nại, tố cáo, NXB Thành phố Hồ Chí Minh.
17. Thanh tra thành phố Hải Phòng (2010), Báo cáo Công tác thanh tra, Hải Phòng.
18. Thanh tra thành phố Hải Phòng (2011), Báo cáo Công tác thanh tra, Hải Phòng.
19. Thanh tra thành phố Hải Phòng (2012), Báo cáo Công tác thanh tra, Hải Phòng.
20.
21.
22.
23.
24.
25.
26.
27.
28.
29.
30.
31.
32.
Thanh tra thành phố Hải Phòng (2013), Báo cáo Công tác thanh tra, Hải Phòng.
Nguyễn Phương Thảo (2012), “Một số quy định về đối thoại trong giải quyết khiếu nại hành
chính và những vướng mắc trong thực tiễn áp dụng, Tạp chí Thanh tra, (10) , tr.11-12.
Tòa án nhân dân thành phố Hải Phòng (2010), Sổ thụ lý án hành chính, Hải Phòng.
Tòa án nhân dân thành phố Hải Phòng (2011), Sổ thụ lý án hành chính, Hải Phòng.
Tòa án nhân dân thành phố Hải Phòng (2012), Sổ thụ lý án hành chính, Hải Phòng.
Tòa án nhân dân thành phố Hải Phòng (2013), Sổ thụ lý án hành chính, Hải Phòng.
Nguyễn Tiến Trung (2005), “Khiếu nại hành chính và giải quyết khiếu nại hành chính”, Tạp
chí Tổ chức nhà nước, (4).
Nguyễn Thị Thủy (2009), Quyền khiếu nại hành chính của công dân ở Việt Nam hiện nay, Luận
án Tiến sĩ luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội.
Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng (2012), Kế hoạch số 648/KH-UBND ngày 12/2/2012,
triển khai thực hiện sự chỉ đạo của Thủ tướng tại Thông báo số 43/TB-VPCP, ngày 10/2/2012
của Văn phòng Chính phủ.
Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng (2013), Thông báo kết luận chỉ đạo của Chủ tịch Ủy
ban nhân dân thành phố tại cuộc họp về kết quả thực hiện Kế hoạch giải quyết 25 vụ việc
khiếu nại, tố cáo phức tạp, tồn đọng, kéo dài đã được Ủy ban nhân dân thành phố ký Biên
bản thống nhất phương án giải quyết với Thanh tra Chính phủ, Bộ tài nguyên và Môi
trường, Bộ xây dựng, số 173/TB-UBND ngày 14/6/2013.
Viện ngôn ngữ học (2005), Từ điển tiếng Việt, NXB Đà Nẵng.
Viện khoa học pháp lý, Bộ Tư pháp (2006), Từ điển Luật học, NXB Từ điển Bách khoa.
Viện Khoa học Thanh tra - Thanh tra Chính phủ (2012), Khiếu nại, tố cáo hành chính và giải
quyết khiếu nại, tố cáo hành chính ở Việt Nam hiện nay, NXB Chính trị - Hành chính, Hà
Nội.