LỜI NÓI ĐẦU
Luật đất đai năm 93, sửa đổi bổ sung năm 1998 và năm 2001 của nước Cộng hoà
Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam đã khẳng định “ Đất đai là nguồn tài nguyên vô cùng
quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi
trường sống, là địa bàn phân bố các khu dân cư, xây dựng các cơ sở kinh tế, văn
hoá, xã hội, an ninh, quốc phòng. Trải qua nhiều thế hệ, nhân dân ta đã tốn bao
công sức, sương máu mới tạo lập, bảo vệ được vốn đất đai như hiện nay”. ở nước
ta, đất đai thuộc sở hữu toàn dân, Nhà nước thống nhất quản lý, Nhà nước giao đất
cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân (gọi chung là người sử dụng đất)sử dụng ổn định,
lâu dài. Cùng với quá trình phát triển kinh tế xã hội của đất nước và đặc biệt trong
những năm đổi mới các mối quan hệ trong quản lý và sử dụng đất đai cũng luôn
biến động. Sự biến động này tác đồng đến quyền, lợi ích hợp pháp của người sở
hữu cũng như người sử dụng đất đai. Điều đó cùng là nguyên nhân gây ra nhiều
khiếu kiện vê đất đai.
Trong những năm vừa qua, đặc biệt là từ những năm 1997 trở lại đây, tình hình
khiếu kiện về đất đai diễn biến ngày càng phức tạp và gay gắt, nhiều địa phương
phát sinh khiếu kiện gay gắt và trở thành “điểm nóng” gây ảnh hưởng rất lớn đến
an ninh trật tự chính trị và xã hội. Tình hình khiếu kiện đông người vượt cấp lên
trên Trung ương mà nội dung khiếu kiện phần lớn là liên quan đến đất đai diễn ra
khá phổ biến. Đây đã và đang trở thành vấn đề nhức nhối của xã hội, làm đau đầu
các ban ngành chức năng.
Trước tình hình trên, Trung ương Đảng, Quốc hội, Chính phủ đã thường xuyên
quan tâm, đề ra nhiều chủ trương, chính sách, giải pháp chỉ đạo các cấp, các ngành
xử lý giải quyết. Hàng năm các bộ, ngành, địa phương đã tâp trung giải quyết trên
dưới 80% tổng số vụ khiếu kiện nói chung và khiếu kiện vê đất đai nói riêng, bảo
vệ lợi ích chính đáng, hợp pháp của Nhà nước, tập thể và cá nhân; thu hồi cho
Ngân sách Nhà nước và trả lại cho công nhân hàng trăm triệu đồng và hàng trăm
ha đất; xử lý nghiêm minh nhiều cán bộ vi phạm pháp luật, qua đó góp phần nâng
cao hiệu quả đồng thời giữ vững ổn định chính trị – xã hội, thúc đẩy phát triển sản
xuất.
Tuy nhiên, trên thực tế công tác giải quyết khiếu kiện về đất đai còn rất nhiều khó
khăn và phức tạp. Mặc dù Luật khiếu nại, tố cáo đã ban hành và có hiệu lực; nhiều
văn bản về hướng dẫn, chỉ đạo giải quyết khiếu nại được ban hành song vẫn còn rất
nhiều hạn chế, vướng mắc trong quá trình thực the, bên cạnh đó còn rất nhiều
nguyên nhân chủ quan và khách quan dẫn đến việc khiếu kiện còn khá nhiều. Vì
vậy việc nghiên cứu vấn đề giải quyết khiếu kiện về đất đai là rất cần thiết nhằm
hiểu sâu hơn nữa vấn đề này, qua đó nhằm phân tích đánh giá, làm rõ tình hình,
nguyên nhân khiếu kiện về đất đai, các chủ trương biện pháp và kết quả giải quyết
khiếu kiện về đất đai trong thời gian qua. Từ đó thấy được những tồn tại, khó khăn
trong công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo về đất đai và đề xuất một vài kiến nghị,
giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của công tác này.
Đề tài được nghiên cứu dựa trên các phương pháp thu thập, nguyên cứu, tìm hiểu
hệ thống chính sách pháp luật về giải quyết khiếu nại, tố cáo, kết hợp với tổng hợp
phân, phân tích, đánh giá tình hình thực tiễn, kết quả giải quyết khiếu nại, tố cáo về
đất đai trong một vài năm vừa qua. Đề tài này nghiên cứu tình hình khiếu kiện về
đất đai trong phạm vi cả nước. Nội dung chính của đề tài được chia làm 3 chương:
Chương I: cơ sơ lý luận về giải quyết khiếu nại, tố cáo về đất đai
Chương II: Thực trạng công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo về đất đai
Chương III: Một số kiến nghị giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của công tác giải
quyết khiếu nại, tố cáo về đất đai
Do hạn chế về thời gian, kiến thức hiểu biết về vấn đề còn chưa thật sâu sắc, không
tránh khỏi những ý kiến chủ quan và thiếu sót trong quá trình nghiên cứu đề tài.
Rất mong được sự góp ý quý báu của thầy, cô và các bạn nhằm hoàn thiện hơn nữa
đề tài này.
Em xin chân thành cảm ơn Th. S Vũ Thị Thảo và toàn thể cán bộ thuộc Phòng
Tổng Hợp trực thuộc Thanh tra Nhà nước đã tận tình giúp đỡ em trong quá trình
nghiên cứu đề tài này.
Hà nội tháng 5/ 2004
CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, TỐ CÁO VỀ
ĐẤT ĐAI
I. CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN
1. Khiếu nại và giải quyết khiếu nại
Ở đây chúng ta chỉ đề cập đến khiếu nại các quyết định hành chính và hành vi
hành chính trong quá trình quản lý và sử dụng đất đai.
a. Theo luật khiếu nại, tố cáo thì : “Khiếu nại là việc công dân, cơ quan, tổ chức
hoặc cán bộ đề nghị cơ quan Nhà nước, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét
lại các quyết định hành chính, hành vi hành chính của các cơ quan này khi có căn
cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó là trái pháp luật, nhằm bảo về quyền, lợi
ích hợp pháp của mình.
Vậy khiếu nại liên quan đến đất đai đai là việc công dân, tổ chức, cơ quan đề nghị
cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xem xét lại các quyết định, hành vi hành chính
của các cơ quan đó trong quá trình quản lý sử dụng đất đai.
b. Giải quyết khiếu nại là việc cơ quan Nhà nước, cá nhân có thẩm quyền tiếp
nhận, xem xét đơn, thư khiếu nại của công dân về quyết định hành chính hay hành
vi hành chính của cơ quan đó. Sau đó tổ chức Thanh tra, kiểm tra, thu thập chứng
cứ, đối thoại với các bên có liên quan và đi đến kết luận cuối cùng về tính đúng, sai
của quyết định hay hành vi hành chính đó và bảo vệ được quyền và lợi ích hợp
pháp của các bên có liên quan, xác định rõ trách nhiệm thuộc về ai một cách hợp
tình, hợp lý, đảm bảo được yêu cầu của công tác quản lý.
2. Tố cáo và giải quyết tố cáo
a. Khái niệm tố cáo
Luật khiếu nại, tố cáo nêu: “ Tố cáo là việc của công dân theo thủ tục tố cáo do
Luật khiếu nại, tố cáo quy định báo cáo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm
quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào
gây thiệt hại hoặc đe doạ gây thiệt hại đến lợi ích hợp pháp của công dân, tổ chức,
cơ quan khác.
Có thể hiểu một cách đơn giản, tố cáo về đất đai đai là việc công dân theo thủ tục
do pháp luật quy định báo cáo cho cơ quan Nhà nước có thẩm quyền những hành
vi vi phạm pháp luật của một đối tượng nào đó trong việc quản lý và sử dụng đất
đai.
b.Khái niệm giải quyết tố cáo: Giải quyết tố cáo về đất đai đai là việc cơ quan Nhà
nước có thẩm quyền tiếp nhận đơn thư tố cáo của công dân, xem xét và tổ chức
thanh tra, kiểm tra, thu thập chứng cứ từ đó đi đến kết luận giải quyết tố cáo một
cách đúng đắn nhất, hợp tình, hợp lý.
3. Các loại khiếu nại, tố cáo về đất đai
Các loại khiếu nại hành chính về đất đai gồm:
- khiếu nại về Quyết định giao đất: giao đất sai thẩm quyền, và các vi phạm trong
quá trình thực hiện giao đất, …
- Khiếu nại về việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, sai tên, vị trí, …,
không cấp giấy, làm hồ sơ, thủ tục chậm, …
- Khiếu nại vê quyết định thu hồi đất: thu hồi đất sai thẩm quyền, diện tích, đối
tượng, …, khiếu nại về những sai phạm trong quá trình thực hiện thu hồi đất, …
- Khiếu nại về xử lý những vi phạm hành chính liên quan đến việc quản lý và sử
dụng đất đai.
- Khiếu nại về quyết định của Uỷ ban nhân dân (UBND) giải quyết tranh chấp về
đất đai.
- Khiếu nại về việc thực hiện thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất đai.
- Khiếu nại vè việc thu thuế, lệ phí và về quản lý sử dụng đất đai.
- Khiếu nại về giải toả đền bù quyền sử dụng đất đai khi Nhà nước thu hồi đất.
Ngoài ra còn rất một số dạng khiếu nại khác.
Tố cáo về các hành vi vi phạm pháp luật trong quản lý và sử dụng đất đai bao gồm:
- Tố cáo chính quyền địa phương để lại đất công ích vượt quá tỉ lệ quy định.
- Quản lý, sử dụng đất công ích không đúng, có biểu hiện tham nhũng, đấu thầu sai
thẩm quyền, sai trình tự thủ tục, thời gian thầu quá dài, …
- Giao đất kinh doanh cơ sở hạ tầng, tạo điều kiện làm giàu cho một số người trên
chính mảnh đất của người dân lao động.
- Sử dụng tiền bán đất, cac khoản khác thu từ đất đai không đúng quy định của
pháp luật.
- Thực hiện các quyết định giao, cấp đất đai không đúng, không khách quan.
Từ tố cáo về đất đai chuyển sang tố cáo về tham nhũng của cán bộ cơ sở thông qua
việc sử dụng kinh phí thu từ bán đất, kinh tế hợp tác xã, …
4. Vai trò của việc giải quyết khiếu nại, tố cáo về đất đai trong công tác quản lý
Nhà nước về đất đai
Đất đai là một nguồn tài nguyên vô cùng quý giá đối với mọi quốc gia. Đó là
nguồn lực chủ quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế, xã hội. Đó cũng là mục
đích và nguyên nhân của mọi cuộc chiến tranh trên thế giới vì vậy đất đai luôn gắn
liền với vấn đề chính trị. Chính vì vậy quản lý tốt việc sử dụng đất đai không
những có ý nghĩa trong việc phát triển kinh tế, xã hội mà còn có ý nghĩa rất quan
trọng về mặt chính trị.Song hiện nay, tình hình khiếu kiện về đất đai diễn ra vô
cùng gay gắt và phức tạp, số vụ khiếu kiện về đất đai chiếm khoảng 60% tổng số
các vụ khiếu kiện các cơ quan Nhà nước nhận được hàng năm. Nhiều vụ khiếu
kiện liên quan đến đất đai đông người vượt cấp, đã trở thành điểm nóng gây nhức
nhối trật tự trị an xã hội, ảnh hưởng không nhỏ đến phát triển sản xuất. Nhận thức
được điều đó Trung ương Đảng và Chính phủ đã thường xuyên quan tâm, tập trung
chỉ đạo xây dựng và không ngừng hoàn thiện nhiều chính sách pháp luật để tăng
cường công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo về đất đai của công dân. Điều này đã
góp phần thúc đẩy công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo trong thời gian qua, góp
phần giải quyết được những bức xúc của người dân, bảo vệ quyền lợi chính đáng
của họ. Đồng thời giúp Nhà nước quản lý việc sử dụng đất đai một cách chặt chẽ
và có hiệu quả. Qua việc giải quyết kh, tố cáo về đất đai đã giúp cho chính quyền
từ Trung ương đến địa phương nâng cao được vai trò trong việc giải quyết khiếu
nại, tố cáo đặc biệt là góp phần phát huy tính chủ động của cơ sở và quyền dân chủ
của nhân dân trong quản lý và sử dụng đất đai cũng như trong việc giải quyết khiếu
nại, tố cáo liên quan đến vấn đề đất đai, đảm bảo công bằng trong xã hội, thúc đẩy
phát triển kinh tế đất nước, giữ vững ổn định chính trị, tăng cường khối đại đoàn
kết toàn dân. Đây là vấn đề quan trọng, nhất là trong giai đoạn hiện nay.
II. NHỮNG QUY ĐỊNH PHÁP LÝ VỀ GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, TỐ CÁO VỀ
ĐẤT ĐAI
1. Những quy định pháp lý về khiếu nại và giải quyết khiếu nại về đất đai
1.1. Điều kiện để khiếu nại được cơ quan Nhà nước thụ lý giải quyết
Theo quy định của Luật khiếu nại, tố cáo thì khiếu nại được cơ quan Nhà nước có
thẩm quyền thụ lý để giải quyết khi có đầy đủ các điều kiện sau:
- Người khiếu nại phải là người có quyền, lợi ích hợp pháp chịu tác động trực tiếp
bởi quyết định, hành vi hành chính mà mình khiếu nại.
- Người khiếu nại phải là người có đủ năng lực hành vi theo quy định của Bộ Luật
dân sự hoặc là người chưa có năng lực hành vi đầy đủ nhưng theo quy định của
pháp luật có quyền khiếu nại; trường hợp thông uqan người đại diện hợp pháp theo
pháp luật để thực hiện quyền khiếu nại phải có giấy tờ chứng minh quyền đại diện
hợp pháp đó.
- Những người già yếu hay vì một lý do khách quan nào đó mà không thể tự mình
thực hiện khiếu nại thì có quyền uỷ quyền cho người đại diện là cha, mẹ, anh chị
em ruột, vợ, chồng, con đã thành niên để thực hiện việc khiếu nại; việc uỷ quyền
phải được lập văn bản và có xác nhận của UBND xã nơi người uỷ quyền hoặc
người được uỷ quyền cư trú.
Đối với trường hợp cơ quan thực hiện khiếu nại thì phải thông quan người đại diện
là thủ trưởng cơ quan đó. Tổ chức thực hiện quyền khiếu nại phải thông qua người
đại diện là người đứng đầu tổ chức được quy định trong quyết định thành lập tổ
chức hoặc điều lệ của tổ chức.
- Người khiếu nại phải làm đơn khiếu nại gửi đến cơ quan Nhà nước có thẩm
quyền trong thời hiệu, thời hạn theo quy định của Luật khiếu nại, tố cáo.
- Việc khiếu nại phải chưa có quyết định giải quyết khiếu nại cuối cùng.
- Việc khiếu nại chưa được toà án thụ lý để giải quyết.
1.2. Thẩm quyền thụ lý và giải quyết đơn khiếu nại về đất đai
1.2.1. Thẩm quyền giải quyết khiếu nại của các cơ quan hành chính Nhà nước
Luật khiếu nại, tố cáo quy định khiếu nại thuộc thẩm quyền giải quyết của các cơ
quan hành chính Nhà nước là khiếu nại của các cá nhân, cơ quan, tổ chức theo thủ
tục do Luật khiếu nại, tố cáo và các luật khác quy định đề nghị cơ quan, tổ chức, cá
nhân có thẩm quyền xem xét lại các quyết định hành chính, hành vi hành chính khi
cuả chính cơ quan đó khi có căn cứ cho rằng quyết định hay hành vi đó là trái pháp
luật, xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
Quyết định hành chính là quyết định bằng văn bản của cơ quan hành chính hoặc
người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính Nhà nước hoặc người có thẩm
quyền trong cơ quan hành chính Nhà nước được áp dụng một lần đối với một hoặc
một số đối tượng cụ thể về một vấn đề cụ thể trong hoạt động quản lý hành chính.
Hành vi hành chính là hành vi của cơ quan hành chính Nhà nước hoặc của người
thuộc cơ quan hành chính Nhà nước khi thực hiện công vụ, nhiệm vụ theo quy
định của pháp luật. Khác với quyết định hành chính, hành vi hành chính khiếu nại
có thể là hành vi của công chức Nhà nước không làm đúng hoặc làm trái các quy
định của pháp luật về một vấn đề cụ thể nào đó hoặc làm trái các quy định của
pháp luật có thể hành vi này diễn ra dưới dạng không hành động, nghĩa là cán bộ,
công chức không làm việc mà đúng ra theo quy định của pháp luật họ có trách
nhiệm phải thực hiện.
Thẩm quyền giải quyết khiếu nại được xác định theo nguyên tắc: Khiếu nại đối với
các quyết định hành chính, hành vi hành chính của nhân viên thuộc quyền quản lý
của cơ quan nào thì Thủ trưởng cơ quan đó phải có trách nhiệm giải quyết. Khiếu
nại đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của Thủ trưởng cơ quan nào
thì Thủ trưởng cơ quan đó có trách nhiệm giải quyết. Những khiếu nại quá thời hạn
mà không được giải quyết hoặc người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải
quyết thì có quyền khiếu nại lên cấp trên trực tiệp của người đã giải quyết để yêu
cầu giải quyết lại, trừ những khiếu nại đã có quyết định giải quyết cuối cùng. Dựa
trên nguyên tắc đó, quyền và trách nhiệm cụ thể trong giải quyết khiếu nại của Thủ
trưởng các cơ quan hành chính Nhà nước theo quy định như sau:
a. Chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã)
Chủ tịch UBND cấp xã có thẩm quyền giải quyết khiếu nại đối với quyết định hành
chính, hành vi hành chính của chính mình hoặc của người có trách nhiệm do mình
quản lý trực tiếp theo trình tự, thủ tục theo quy định của Luật khiếu nại, tố cáo.
Nếu thấy vụ việc khiếu nại có nội dung rõ ràng, có đủ căn cứ để giải quyết thì Chủ
tịch UBND cấp xã ra quyết định giải quyết ngay. Ngược lại, nếu thấy vụ việc khiếu
nại có nội dung chưa rõ ràng, chưa đủ căn cứ để giải quyết thì Chủ tịch UBND cấp
xã phải tiến hành thẩm tra, xác minh, gặp gỡ trực tiệp người khiếu nại, người bị
khiếu nại, người có quyền lợi liên quan để làm rõ nội dung khiếu nại, yêu cầu của
người khiếu nại trước khi ra quyết định giải quyết khiếu nại. Căn cứ vào kết quả
thẩm tra, xác minh và quy định của pháp luật, Chủ tịch UBND cấp xã ra quyết định
giải quyết khiếu nại trong thời hạn quy định.
- Chủ tịch UBND cấp xã có trách nhiệm gửi quyết định giải quyết khiếu nại cho
người khiếu nại, người bị khiếu nại, người có quyền lợi liên quan (sau đây gọi
chung là những bên có liên quan) và Chủ tịch UBND cấp huyện; khi cần thiết thì
công bố công khai quyết định giải quyết khiếu nại.
- Chủ tịch UBND cấp xã có trách nhiệm thi hành, tổ chức thi hành quyết định giải
quyết khiếu nại có hiệu lự pháp luật trong phạm vi trách nhiệm của mình.
b, Chủ tịch UBND quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh (sau đây gọi
chung là cấp huyện)
Chủ tịch UBND cấp huyện có trách nhiệm giải quyết:
- Khiếu nại đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình.
- Khiếu nại mà Chủ tịch UBND cấp xã, Thủ trưởng các phòng ban chuyêm môn
thuộc UBND cấp huyện đã giải quyết nhưng còn có khiếu nại.
Căn cứ vào báo cáo xác minh, kết luận, kiến nghị việc giải quyết khiếu nại, Chủ
tịch UBND cấp huyện ra quyết định giải quyết khiếu nại trong thời hạn quy định.
- Chủ tịch UBND cấp huyện có trách nhiệm thông báo cho các bên liên quan về
quyết định giải quyết khiếu nại; khi cần thiết phải công bố công khai quyết định
giải quyết đó.
- Chủ tịch UBND cấp huyện có trách nhiệm thi hành và chỉ đạo việc thi hành quyết
định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực pháp luật.
c. Giám đốc Sở và cấp tương đương thuộc UBND cấp tỉnh (gọi chung là Giám đốc
Sở)
Giám đốc Sở có thẩm quyền giải quyết:
- Khiếu nại đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của cán bộ công
chức do mình quản lý trực tiếp. Giám đốc Sở giao cho Thủ trưởng phòng, ban
chuyên môn thuộc Sở hoặc Chánh Thanh tra Sở xem xét, kết luận, kiến nghị về
việc giải quyết;
- Khiếu nại mà Thủ trưởng cơ quan thuộc Sở đã giải quyết nhưng còn khiếu nại.
Trường hợp này giao cho Chánh Thanh tra cấp Sở tiến hành xác minh, kết luận và
kiến nghị việc giải quyết.
Căn cứ vào báo cáo xác minh, kết luận và kiến nghị giải quyết của Chánh Thanh
tra Sở hoặc Thủ trưởng các phòng ban chuyên môn thuộc Sở, Giám đốc Sở ra
quyết định giải quyết trong thời hạn quy định của Luật khiếu nại, tố cáo.
- Giám đốc Sở có trách nhiệm gửi quyết định giải quyết khiếu nại cho các bên liên
quan và người có thẩm quyền giải quyết tiếp theo; khi cần thiết phải công bố công
khai quyết định giải quyết khiếu nại.
- Giám đốc Sở có trách nhiệm thi hành, tổ chức thi hành quyết định giải quyết
khiếu nại có hiệu lực pháp luật trong phạm vi trách nhiệm của mình; kiểm tra, đôn
đốc các cơ quan, đơn vị cấp dưới trong việc thi hành quyết định giải quyết khiếu
nại đã có hiệu lực pháp luật.
d. Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là
cấp tỉnh)
Chủ tịch UBND cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết:
- Giải quyết khiếu nại đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của
mình, Chủ tịch UBND cấp tỉnh giao cho Thủ trưởng các cơ quan chuyên môn
thuộc UBND cấp tỉnh hoặc Chánh Thanh tra tỉnh xem xét, kết luận và kiến nghị
việc giải quyết.
- Khiếu nại mà Chủ tịch UBND cấp huyện đã giải quyết nhưng còn khiếu nại,
khiếu nại mà Giám đốc Sở đã giải quyết nhưng còn khiếu nại mà nội dung thuộc
phạm vi quản lý của mình. Trường hợp này, Chủ tịch UBND cấp tỉnh giao cho
Chánh Thanh tra tỉnh tiến hành xác minh, kết luận và kiến nghị việc giải quyết.
Căn cứ vào báo cáo xác minh, kết luận và kiến nghị giải quyết của Thủ trưởng các
cơ quan chuyên môn hoặc Chánh Thanh tra tỉnh, Chủ tịch UBND cấp tỉnh ra quyết
định giải quyết khiếu nại hoặc uỷ quyền cho Chánh Thanh tra tỉnh ra quyết định
giải quyết.
Đối với trường hợp giải quyết đối với khiếu nại hành vi hành chính, quyết định
hành chính của chính Chủ tịch UBND tỉnh là quyết định giải quyết khiếu nại lần
đầu, còn trường hợp giải quyết khiếu nại mà cấp sở đã giải quyết nhưng còn khiếu
nại thì đây là quyết định giải quyết khiếu nại cuối cùng.
Đối với những vụ việc phức tạp thì trước khi ký quyết định giải quyết khiếu nại
cuối cùng, Chủ tịch UBND cấp tỉnh phải tham khảo ý kiến của Bộ, cơ quan ngang
bộ, cơ quan thuộc Chính phủ về những nội dung có liên quan đén chức năng quản
lý của bộ, ngành đó. Khi tham khảo ý kiến phải nêu rõ nội dung vụ việc và những
nội dung cần tham khảo ý kiến. Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ
nhận được đề nghị tham khảo ý kiến có trách nhiệm trả lời trong thời hạn 15 ngày
kể từ ngày nhận được đề nghị.
- Chủ tịch UBND cấp tỉnh hoặc Chánh Thanh tra tỉnh được uỷ quyền ra quyết định
giải quyết ln có trách nhiệm gửi quyết định giải quyết khiếu nại cho các bên có liên
quan; nếu là quyết định giải quyết cuối cùng thì gửi cho Tổng Thanh tra Nhà nước;
nếu là quyết định giải quyết lần đầu thì gửi cho Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan
nganh bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ có thẩm quyền tiếp theo đối với vụ
việc khiếu nại đó. Đối với những vụ việc phức tạp thì mời người khiếu nại, người
bị khiếu nại, người có quyền lợi liên quan, đại diện cơ quan có liên quan đến để
công bố công khai quyết định giải quyết.
- Chủ tịch UBND cấp tỉnh có trách nhiệm thi hành, tổ chức thi hành quyết định giải
quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật trong phạm vi trách nhiệm của mình; kiểm
tra, đôn đốc cơ quan, đơn vị cấp dưới trong việc thi hành quyết định giải quyết
khiếu nại có hiệu lực pháp luật.
Tố cáo UBND cấp tỉnh trước khi ký quyết định giải quyết khiếu nại cuối cùng đối
với những vụ việc phức tạp, có nhiều người khiếu nại về một nội dung phải trực
tiếp đối thoại với người khiếu nại, người bị khiếu nại, người có quyền và lợi ích
liên quan. Khi tổ chức đối thoại, người giải quyết khiếu nại phải công bố công khai
báo cáo kết quả thẩm tra, xác minh vụ việc, những chứng cứ, pháp luật liên quan
đến giải quyết vụ việc và thông báo dự kiến xử lý vụ việc đó. Những người tham
gia đối thoại có quyền phát biểu ý kiến, đưa ra bằng chứng liên quan đến vụ việc
và những yêu cầu của mình. Việc đối thoại phải được lập thành biên bản.
e. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ
(sau đây gọi chung là Bộ trưởng)
Bộ trưởng có thẩm quyền giải quyết:
- Khiếu nại đối với quyết định, hành vi hành chính của mình, của cán bộ, công
chức do mình quản lý trực tiếp. Bộ trưởng giao cho Thủ trưởng cục, vụ, đơn vị
chức năng hoặc Chánh Thanh tra cùng cấp xem xét, kết luận và kiến nghị việc giải
quyết.
- Khiếu nại mà Thủ trưởng cơ quan thuộc bộ, cơ quan ngang bộ, thuộc cơ quan
thuộc Chính phủ đã giải quyết nhưng còn khiếu nại.
- Khiếu nại mà Chủ tịch UBND cấp tỉnh, khiếu nại mà Giám đốc sở đã giải quyết
nhưng còn khiếu nại mà nội dung khiếu nại thuộc thẩm quyền quản lý Nhà nước
của bộ, ngành mình. Bộ trưởng sẽ giao cho Chánh Thanh tra cùng cấp tiến hành
xác minh, kết luận, kiến nghị việc giải quyết.
Căn cứ vào báo cáo xác minh, kết luận, kiến nghị giải quyết của Thủ trưởng cục,
vụ, đơn vị chức năng hoặc Chánh Thanh tra bộ, Bộ trưởng ra quyết định giải quyết
khiếu nại. Đối với trường hợp giải quyết khiếu nại đối với hành vi, quyết định hành
chính của Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ, thủ trưởng cơ quan thuộc
Chính phủ là quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu; còn đối với trường hợp giải
quyết tái khiếu thì đây là quyết định giải quyết cuối cùng.
- Bộ trưởng có trách nhiệm gửi quyết định giải quyết khiếu nại cho các bên liên
quan và Tổng Thanh tra Nhà nước; khi cần thiết thì công bố công khai quyết định
giải quyết đó.
- Bộ trưởng có trách nhiệm thi hành, tổ chức thi hành quyết định giải quyết khiếu
nại có hiệu lực pháp luật trong phạm vi trách nhiệm của mình; kiểm tra, đôn đốc cơ
quan đơn vị thuộc thẩm quyền quản lý của mình trong việc thi hành quyết định giải
quyết khiếu nại đã có hiệu lực pháp luật.
f. Thẩm quyền giải quyết khiếu nại của Thủ tướng Chính phủ
Thủ tướng Chính phủ có thẩm quyền giải quyết cuối cùng đối với:
- Khiếu nại mà Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ , cơ quan thuộc Chính
phủ đã giải quyết nhưng còn khiếu nại, trừ khiếu nại đã có quyết định giải quyết
cuối cùng.
- Khiếu nại đặc biệt phức tạp, liên quan đến nhiều địa phương, nhiều lĩnh vực quản
lý Nhà nước.
Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo việc giải quyết hoặc ra quyết định giải quyết khiếu
nại khi có kiến nghị của Tổng Thanh tra Nhà nước, hay khi phát hiện quyết định
giải quyết khiếu nại cuối cùng có vi phạm pháp luật gây thiệt hại đến lợi ích của
Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức thì Thủ tướng
Chính phủ ra quyết định giải quyết hoặc giao cho Tổng Thanh tra Nhà nước, Bộ
trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ xem
xét, báo cáo để Thủ tướng Chính phủ ra quyết định giải quyết khiếu nại cuối cùng.
2.2. Thẩm quyền và trách nhiệm của các tổ chức Thanh tra trong việc giải quyết
khiếu nại
Theo pháp luật hiện hành thì thẩm quyền và trách nhiệm của các tổ chức Thanh tra
trong việc giải quyết khiếu nại được quy định cụ thể như sau:
a. Thẩm quyền của Chánh Thanh tra cấp huyện, Chánh thanh tra cấp tỉnh trong
việc giải quyết khiếu nại
Trách nhiệm tham mưu: Chánh thanh tra huyện, Chánh thanh tra tỉnh có trách
nhiệm tham mưu cho Chủ tịch UBND cùng cấp trong việc giải quyết khiếu nại tố
cáo, được Chủ tịch UBND cùng cấp giao cho thẩm quyền xác minh, kết luận, kiến
nghị việc giải quyết khiếu nại thuộc thẩm quyền của giải quyết của Chủ tịch
UBND cùng cấp.
- Chánh thanh tra cấp huyện, Chánh thanh tra cấp tỉnh có thẩm quyền ra quyết định
giải quyết khiếu nại khi được Chủ tịch UBND cùng cấp uỷ quyền:Chủ tịch UBND
tỉnh, huyện ra quyết định giải quyết khiếu nại hoặc uỷ quyền cho Chánh thanh tra
cùng cấp ra quyết định giải quyết đối với những khiếu nại mà Chủ tịch UBND cấp
dưới đã giải quyết nhưng còng khiếu nại trừ những vụ việc khiếu nại phức tạp, tồn
đọng, kéo dài. Việc uỷ quyền ra quyết định phải làm bằng văn bản
b. Thẩm quyền của Chánh thanh tra bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính
phủ trong việc giải quyết khiếu nại
- Trách nhiệm tham mưu: Chánh thanh tra Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc
Chính phủ có trách nhiệm xác minh, kết luận, kiến nghị việc giải quyết khiếu nại
thuộc thẩm quyền của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ
quan thuộc Chính phủ. Từ đó làm cơ sở cho Bộ trưởng ra quyết định giải quyết
khiếu nại.
c. Quyền và trách nhiệm của Tổng Thanh tra Nhà nước trong việc giải quyết khiếu
nại:
- Tổng Thanh tra Nhà nước được uỷ quyền để giải quyết khiếu nại thuộc thẩm
quyền giải quyết của Thủ tướng Chính phủ; trường hợp có ý kiến khác nhau giữa
Tổng Thanh tra Nhà nước và Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng
cơ quan thuộc Chính phủ về việc giải quyết thì Tổng Thanh tra Nhà nước báo cáo
với Chính phủ để chỉ đạo việc giải quyết hoặc kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ
đạo việc giải quyết, ra quyết định giải quyết.
- Tổng Thanh tra Nhà nước có thẩm quyền thanh tra, kiểm tra việc chấp hành về
khiếu nại, tố cáo. Nếu phát hiện quyết định giải quyết khiếu nại cuối cùng có vi
phạm pháp luật gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích của công
dân, cơ quan, tổ chức thì yêu cầu người đã ra quyết định xem xét lại quyết định
giải quyết đó, trong thời hạn 15 ngày, nếu yêu cầu đó không được thực hiện thì áp
dụng các biện pháp theo thẩm quyền để yêu cầu đó được thực hiện hoặc kiến nghị
Thủ tướng Chính phủ xem xét giải quyết.
- Thanh tra Nhà nước có Thẩm quyền ra quyết định giải quyết khiếu nại cuối cùng
đối với khiếu nại đã được Thủ trưởng các cơ quan thuộc Chính phủ giải quyết
nhưng còn khiếu nại, trừ khiếu nại đã có quyết định giải quyết của Thủ trưởng cơ
quan thuộc Chính phủ là Bộ trưởng.
1.4. Trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại về đất đai
1.4.1. Tiếp dân và tiếp nhận đơn, thư khiếu nại
Người khiếu nại làm đơn khiếu nại gửi đến các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền tổ chức tiếp công dân tại các trụ sở tiếp công
dân và tiệp nhận đơn thư khiếu nại.
Cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của
mình có trách nhiệm tiếp công dâu đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh, tiếp
nhận và giải quyết kịp thời, đúng pháp luật khiếu nại, tố cáo của công dân.
Các cán bộ tại trụ sở tiếp dân phải hướng dẫn người khiếu nại thực hiện theo đúng
các quy định của pháp luật, trả lời những thắc mắc của quần chúng nhân dân đên
khiếu kiện.
Người khiếu nại lần đầu phải khiếu nại người đã ra quyết định hành chính hoặc cơ
quan có cán bộ, công chức có hành vi hành chính mà người khiếu nại có đủ căn cứ
cho rằng quyết định hay hành vi hành chính đó là trái pháp luật, xâm phạm đến
quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
- Thời hiệu khiếu nại là 90 ngày kết từ ngày nhận được quyết định hành chính hoặc
biết được hành vi hành chính đó. Trường hợp ốm đau, thiên tai, địch hoạ, đi công
tác, học tập ở xa hoặc vì những trở ngại khách quan khác mà người khiếu nại
không thực hiện được quyền khiếu nại theo đúng thời hiệu, thì thời gian có trở ngại
đó không tính vào thời hiệu khiếu nại.
Trường hợp công dân thực hiện quyền khiếu nại bằng đơn thư khiếu nại phải ghi rõ
ngày, tháng, năm khiếu nại; địa chỉ của người khiếu nại; tên, địa chỉ, của cơ quan,
tổ chức, cá nhân bị khiếu nại; nội dung, lý do khiếu nại và yêu cầu của người khiếu
nại, người khiếu nại phải ký tên vào đơn.
Trường hợp người khiếu nại đến khiếu nại trực tiếp thì cán boọ có trách nhiệm tiếp
công dân phải hướng dẫn người khiếu nại viết thành đơn và ghi đầy đủ những nội
dung như trên.
Trường hợp việc khiếu nại thông qua người đại diện phải có giấy tờ chứng minh
tính hợp pháp của việc đại diện và việc khiếu nại phải thực hiện theo đúng thủ tục
như trên.
1.4.2. Xem xét và thụ lý đơn, thư khiếu nại để giải quyết
Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được đơn thư khiếu nại thuộc thẩm quyền
giải quyết của mình, người giải quyết khiếu nại lần đầu phải thụ lý để giải quyết và
thông báo bằng văn bản cho người khiếu nại biết, trường hợp không thụ lý để giải
quyết phải thông báo rõ lý do.
- Khiếu nại thuộc một trong các trường hợp sau đây không được thụ lý giải quyết:
+ Quyết định hay hành vi hành chính bị khiếu nại không liên quan đến quyền và
lợi ích hợp pháp của người khiếu nại;
+ Người không có đủ năng lực hành vi dân sự mà không có người đại diện hợp
pháp, trừ trường hợp có quy định khác;
+ Người đại diện không hợp pháp;
+ Thời hiệu khiếu nại, thời hạn khiếu nại tiếp theo đã hết;
+ Việc khiếu nại đã có quyết định giải quyết cuối cùng;
+ Việc khiếu nại đã được toà án thụ lý để giải quyết hoặc đã có bản án, quyết định
của toà án.
1.4.3. Giải quyết khiếu nại
a. Giải quyết khiếu nại lần đầu
Sau khi thụ lý đơn thư khiếu nại, cơ quan Nhà nước có thẩm quyền giải quyết tổ
chức thẩm tra, xác minh, thu thập chứng cứ, kết luận; kết quả giám định phải được
lập thành văn bản.
Hoạt động thu thập chứng cứ, xác minh chứng cứ là một khâu vô cùng quan trọng
trong quá trình giải quyết khiếu nại, tố cáo. Nó đóng vai trò quyết định đến chất
lượng công tác giải quyết khiếu nại. Nhằm làm rõ các tình tiết của vụ việc, làm căn
cứ để đi đến kết luận về tính hợp pháp của quyết định hành chính, hành vi hành
chính bị khiếu kiện.
Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo cử các cán bộ
chuyên môn, thanh tra viên hay các đoàn thanh tra thực hiện công tác này. Hoạt
động này được bắt đầu từ khi vụ việc khiếu nại được thụ lý kết thúc khi có kết luận
vụ việc và kiến nghị người có thẩm quyền ban hành quyết định giải quyết khiếu
nại.
- Phải xác định đối tượng chứng minh trong giải quyết khiếu nại, chính là phải
chứng minh những nội dung và các tình tiết có liên quan đến quyết định hành
chính, hành vi hành chính bị khiếu nại, cần phải xác định các nội dung sau:
+ Quyết định hành chính, hành vi hành chính bị khiếu nại có trái chính sách, pháp
luật không, có gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của người khiếu nại hay
không.
+ Nội dung kết luận việc giải quyết khiếu nại của cấp có thẩm quyền trước đó đã
đúng chính sách pháp luật chưa.
+ Nội dung của quyết định hành chính, hành vi hành chính vào thời điểm nào, vận
dụng văn bản pháp luật nào của Nhà nước để phân tích, đánh giá, sử dụng chứng
cứ để kết luận nội dung khiếu nại và đề ra các biện pháp xử lý.
- Thu thập, xác minh chứng cứ thông qua các phương pháp sau:
+ Thu thập, xác minh chứng cứ thông qua hồ sơ, tài liệu mà người khiếu nại, người
bị khiếu nại cung cấp.
+ Thu thập những văn bản pháp luật có liên quan làm căn cứ cho việc giải quyết.
+Thu thập, thẩm tra, xác minh chứng cứ vằng những biện pháp nghiệp vụ của các
cán bộ chuyên môn, các thanh tra viên:
Triệu tập người bị khiếu nại, người khiếu nại để tổ chức đối thoại khi cần thiết để
làm rõ nội dung khiếu nại, yêu cầu của người khiếu nại và hướng giải quyết khiếu
nại.
Xác minh tại chỗ: là biện pháp mà người có trách nhiệm thẩm tra xác minh thường
tiến hành trên hiện trạng, bao gồm cả việc lấy ý kiến tham khảo của những người
có quan hệ trực tiếp hay gián tiếp đến sự vật, sự việc khiếu nại.
- Đánh giá và bảo quản chứng cứ chứng minh, từ đó đi đến kết luận và kiến nghị
về việc giải quyết.
- Thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu không quá 30 ngày, kể từ ngày thụ lý giải
quyết. ở vùng sâu, vùng xa đi lại khó khăn thì thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu
không quá 45 ngày, kể từ ngày thụ lý giải quyết; đối với những vụ việc phức tạp thì
thời hạn giải quyết khiếu nại có thể kéo dài hơn nhưng không quá 60 ngày, kể từ
ngày thụ lý giải quyết.
- Căn cứ vào kết luận thẩm tra, xác minh chứng cứ, kiến nghị của cán bộ chuyên
môn, thanh tra viên, đoàn thanh tra, cơ quan Nhà nước có thẩm quyền giải quyết
khiếu nại ra quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu bằng văn bản và phải gửi quyết
định này cho những người liên quan; khi cần thiết phải công bố công khai quyết
định giải quyết khiếu nại.
b. Giải quyết tái khiếu
Theo quy định của Luật khiếu nại, tố cáo, trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày hết
hạn giải quyết khiếu nại (30 ngày) mà khiếu nại không được giải quyết hoặc kể từ
ngày nhận được quyết định giải quyết lần đầu mà người khiếu nại không đồng ý thì
có quyền khiếu nại đến người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại tiếp theo hoặc
khởi kiện vụ án hành chính tại toà án theo quy định của pháp luật; đối với vùng
sâu, vùng xa đi lại khó khăn thì thời hạn nói trên có thể dài hơn nhưng không quá
45 ngày.
Trong trường hợp tiếp tục khiếu nại, thì người khiếu nại phải gửi đơn kèm theo bản
sao quyết định giải quyết khiếu nại trước đó và các tài liệu khác có liên quan cho
người giải quyết khiếu nại tiếp theo.
- Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được khiếu nại thuộc thẩm quyền giải
quyết của mình, người giải quyết khiếu nại tiếp theo phải thụ lý giải quyết và thông
báo bằng văn bản cho cho các bên có liên quan, trường hợp không thụ lý cũng phải
nêu rõ lý do.
- Trong quá trình giải quyết khiếu nại các lần tiếp theo, nếu xét thấy việc thi hành
quyết định hành chính bị khiếu nại, quyết định giải quyết trước đó sẽ gây hậu quả
khó khắc phục, thì người giải quyết khiếu nại phải ra quyết định hoặc kiến nghị cấp
có thẩm quyền ra quyết định tạm đình chỉ việc thi hành quyết định đó nhưng thời
hạn tạm đình chỉ không vượt quá thời gian còn lại của thời giải quyết và phải báo
ngay cho các bên liên quan.
- Thời hạn giải quyết mỗi lần tiếp theo không quá 45 ngày, kể từ ngày thụ lý giải
quyết; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết khiếu nại có thể kéo dài hơn
nhưng không vượt quá 60 ngày; vùng sâu, vùng xa đi lại khó khăn thì thời hạn giải
quyết khiếu nại mỗi lần tiếp theo không quá 60 ngày, kể từ ngày thụ lý để giải
quyết, đối với các vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết khiếu nại có thể dài hơn
nhưng không quá 70 ngày, kể từ ngày thụ lý để giải quyết.
- Người có thẩm quyền khiếu nại lần sau phải ra quyết định giải quyết khiếu nại
bằng văn bản, quyết định đó phải được gửi cho các bên liên quan .
- Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày hết thời hạn giải quyết tái khiếu theo quy định
mà khiếu nại vẫn chưa được giải quyết hoặc kể từ ngày nhận được quyết định giải
quyết khiếu nại mà người khiếu nại không đồng ý thì người khiếu nại có quyền tiếp
tục khiếu nại đến người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại tiếp theo trừ trường
hợp khiếu nại đã có quyết định giải quyết cuối cùng; đối với vùng sâu, vùng xa đi
lại khó khăn thì thời hạn nói trên có thể kéo dài hơn nhưng không quá 45 ngày.
1.5. Quyền và nghĩa vụ của người khiếu nại, người bị khiếu nại
a. Quyền và nghĩa vụ của người khiếu nại
Người khiếu nại là cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện quyền khiếu nại của mình.
Theo quy định của pháp luật hiện hành thì người khiếu nại có các quyền sau:
- Tự mình khiếu nại hoặc thông qua người đại diện hợp pháp để khiếu nại.
- Được nhận văn bản trả lời về việc thụ lý để giải quyết khiếu nại, nhận quyết định
giải quyết khiếu nại.
- Được khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp đã bị xâm phạm, được bồi thường thiệt
hại theo quy định của pháp luật.
- Được khiếu nại tiếp hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại toà án theo quy định của
Luật khiếu nại, tố cáo và Luật tố tụng hành chính.
- Rút đơn khiếu nại trong bất kỳ giai đoạn nào của quá trình giải quyết.
Người khiếu nại có nghĩa vụ sau:
- Khiếu nại đến đúng người có thẩm quyền.
- Trình bầy trung thực sự việc, cung cấp thông tin, tài liệu cho người giải quyết
khiếu nại, chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung trình bầy và việc cung cấp
các thông tin, tài liệu đó.
- Chấp hành nghiêm chỉnh quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật.
b. Quyền và nghĩa vụ của người bị khiếu nại
Người bị khiếu nại có các quyền sau:
- Đưa ra bằng chứng về tính hợp pháp của quyết định hành chính, hành vi hành
chính bị khiếu nại.
- Được nhận quyết định giải quyết khiếu nại của người giải quyết khiếu nại tiếp
theo đối với khiếu nại mà mình đã giải quyết nhưng người khiếu nại vẫn tiếp tục
khiếu nại.
Người bị khiếu nại có các nghiã vụ sau:
- Tiếp nhận, giải quyết khiếu nại đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính
bị khiếu nại, thông báo bằng văn bản về việc thụ lý giải quyết, gửi quyết định giải
quyết cho các bên có liên quan và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc
giải quyết của mình. Trong trường hợp khiếu nại do cơ quan, tổ chức, cá nhân có
trách nhiệm chuyển đến thì phải thông báo về việc giải quyết hoặc kết quả giải
quyết cho cơ quan, tổ chức, cá nhân đó theo quy định của Luật khiếu nại, tố cáo.
- Giải trình về quyết định hành chính, hành vi hành chính bị khiếu nại, cung cấp
các thông tin, tài liệu liên quan khi cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải
quyết khiếu nại yêu cầu.
- Chấp hành nghiêm chỉnh quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực pháp luật.
- Bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả do quyết định hành chính, hành vi hành
chính trái pháp luật của mình gây ra theo quy định của pháp luật.
2. Các quy định mang tính pháp lý về tố cáo và giải quyết tố cáo
2.1. Thẩm quyền giải quyết tố cáo
Thẩm quyên giải quyết tố cáo được xác định theo nguyên tắc sau:
- Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật mà người bị tố cáo thuộc thẩm quyền quản lý
của cơ quan, tổ chức nào thì cơ quan, tổ chức đó có trách nhiệm giải quyết.
- Tố cáo hành vi vi phạm quy định về nhiệm vụ, công vụ của người thuộc cơ quan
nào thì người đứng đầu cơ quan, tổ chức đó có trách nhiệm giải quyết.
- Tố cáo hành vi vi phạm quy định về nhiệm vụ, công vụ của người đứng đầu cơ
quan tổ chức nào thì người đứng đầu cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp của cơ
quan, tổ chức đó có trách nhiệm giải quyết.
- Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật mà nội dung liên quan đến chức năng quản lý
của cơ quan nào thì cơ quan đó có trách nhiệm giải quyết. Còn tố cáo hành vi phạm
tội do các cơ quan tiến hành tố tụng giải quyết theo quy định của Luật tố tụng hình
sự.
Người đứng đầu cơ quan, tổ chức trách nhiệm giải quyết tố cáo thuộc thẩm quyền,
trường hợp cần thiết thì giao cho cơ quan thanh tra hoặc cơ quan có thẩm quyền
khác để tiến hành thẩm tra, xác minh, kết luận và kiến nghị biện pháp xử lý tố cáo.
Thẩm quyền giải quyết khiếu nại tố cáo cụ thể như sau:
- Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo việc thực hiện giải quyết những tố cáo có nội dung
đặc biệt phức tạp, quyết định xử lý tố cáo mà Tổng Thanh tra Nhà nước đã kết
luận, kiến nghị việc giải quyết.
- Thẩm quyền của Chánh thanh tra các cấp có thẩm quyền:
+ Xác minh, kết luận nội dung tố cáo, kiến nghị biện pháp xử lý tố cáo thuộc thẩm
quyền của Thủ trưởng cơ quan cùng cấp khi được giao.
+ Xem xét kết luận nội dung tố cáo mà thủ trưởng cơ quan cấp dưới trực tiếp của
Thủ trưởng cơ quan cùng cấp đã giải quyết nhưng có vi phạm pháp luật. Trong
trường hợp kết luận việc giải quyết tố cáo có vi phạm pháp luật thì kiến nghị người
đã giải quyết xem xét, giải quyết lại.
- Thẩm quyền của Tổng Thanh tra Nhà nước trong việc giải quyết tố cáo:
+ Xác minh, kết luận nội dung tố cáo, kiến nghị biện pháp xử lý tố cáo thuộc thẩm
quyền giải quyết của Thủ tướng Chính phủ khi được giao.
- Xem xét, kết luận nội dung tố cáo mà Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ,
Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch UBND cấp tỉnh đã giải quyết
nhưng có vi phạm pháp luật. Trong trường hợp kết luận việc giải quyết tố cáo có vi
phạm pháp luật thì kiến nghị người đã giải quyết xem xét, giải quyết lại.
2.3. Giải quyết tố cáo
Thời hạn giải quyết tố cáo không quá 60 ngày thụ lý để giải quyết; đối với vụ việc
phức tạp thì thời hạn giải quyết có thể kéo dài hơn nhưng không quá 90 ngày, kể từ
ngày thụ lý giải quyết.
- Cơ quan có thẩm quyền giải quyết khiếu nại tố cáo cử cán bộ chuyên môn, đoàn
thanh tra, thanh tra viên tiến hành xác minh, kết luận về nội dung tố cáo, trách
nhiệm của người có hành vi vi phạm, áp dụng các biện pháp xử lý hoặc kiến nghị
cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xử lý đối với người vi phạm.
Trong quá trình xác minh việc tố cáo, người giải quyết tố cáo có các quyền và
nghĩa vụ sau:
- Bảo đảm khách quan, trung thực, đúng pháp luật trong việc giải quyết tố cáo.
- Yêu cầu người tố cáo cung cấp bằng chứng, tư liệu liên quan đến nội dung tố cáo;
- Yêu cầu người bị tố cáo phải trình bằng văn bản về hành vi bị tố cáo;
- Yêu cầu cá nhân, cơ quan tổ chức hữu quan cung cấp thông tin, tư liệu liên quan
đến nội dung tố cáo;
- Trưng cầu giám định, tiến hành các biện pháp khác theo quy định của pháp luật.
Trong quá trình tiếp nhận, giải quyết tố cáo nếu thấy có dấu hiệu phạm tội thì cơ
quan, tổ chức tiệp nhận, giải quyết tố cáo phải chuyển tin báo, chuyển hồ sơ cho cơ
quan điều tra, Viện kiểm soát để giải quyết theo quy định của pháp luật tố tụng dân
sự.
Căn cứ vào biên bản xác minh, kết quả giám định tài liệu, chứng cứ thu thập được
trong quá trình gq, kết luận, kiến nghị của cán bộ chuyên môn, đoàn thanh tra,
thanh tra viên, cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ra quyết định giải quyết tố cáo.
Trong trường hợp có căn cứ cho rằng giải quyết tố cáo không đúng pháp luật hoặc
quá thời hạn quy định mà tố cáo không được giải quyết thì người tố cáo có quyền
tố cáo với cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp của người giải quyết tố cáo; thời hạn
giải quyết không quá 60 ngày, kể từ khi nhận được đơn tố cáo; đối với vụ việc
phức tạp thì thời hạn giải quyết có thể kéo dài hơn nhưng không quá 90 ngày, kể từ
ngày thụ lý đơn tố cáo.
2.3. Quyền và nghĩa vụ của người tố cáo và người bị tố cáo
a. Quyền và nghĩa vụ của người tố cáo
Người tố cáo có quyền sau:
- Gửi đơn hoặc trực tiếp tố cáo với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền;
- Yêu cầu giữ bí mật họ, tên, địa chỉ, bút tích của mình;
- Yêu cầu được thông báo kết quả giải quyết tố cáo;
- Yêu cầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền bảo vệ khi bị đe doạ, trù dập, trả thù.
Người tố cáo có nghĩa vụ sau:
- Trình bầy trung thực về nội dung tố cáo;
- Nêu rõ họ, tên, địa chỉ của minh;
- Chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc tố cáo sai sự thật.
b. Quyền và nghĩa vụ của người bị khiếu nại
Người bị tố cáo có các quyền sau:
- Đưa ra chứng cứ để chứng minh nội dung tố cáo là không đúng sự thật;
- Được khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp bị xâm phạm, được phục hồi danh dự,
được bồi thường thiệt hại do việctc không đúng gây ra;
- Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xử lý người tố cáo sai sự thật.
Người bị tố cáo có các nghĩa vụ sau:
- Giải trình về hành vi bị tố cáo, cung cấp thông tin, tài liệu liên quan khi cơ quan,
tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tố cáo yêu cầu;
- Chấp hành nghiêm chỉnh quyết định xử lý tố cáo của cơ quan, tổ chức, cá nhân có
thẩm quyền;
- Bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả do hành vi trái pháp luật của mình gây
ra.
CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, TỐ CÁO
VỀ ĐẤT ĐAI TRONG THỜI GIAN VỪA QUA
I. TÌNH HÌNH KHIẾU KIỆN CỦA CÔNG DÂN VỀ ĐẤT ĐAI TRONG THỜI
GIAN QUAN
1.Khái quát tình hình khiếu kiện của công dân về đất đai giai đoạn từ 1999 đến đầu
năm 2004
Trước khi có Luật khiếu nại, tố cáo được ban hành, tình hình khiếu nại, tố cáo của
công dân diễn biến phức tạp, số vụ việc nói chung và số vụ khiếu kiện đông người,
vượt cấp tăng lên liên tục, bình quân mỗi năm tăng từ 14 – 15%, nổi cộm nhất là ở
Thái Bình.
Sau khi Luật khiếu nại, tố cáo được ban hành năm 1998, có hiệu lực ngày
1/1/1999, tình hình khiếu nại, tố cáo của công dân tiếp tục có những diễn biến phức
tạp, đặc biệt trong 2 năm 2001 và 2002, mỗi năm số lượt người trực tiếp đến khiếu
kiện ở cấp Trung ương tăng trên 20%. Năm 2001, ở trụ sở tiếp công dân của Trung
ương Đảng và Nhà nước ở Hà nội và Thành phố Hồ Chí Minh và Thanh tra Nhà
nước đã tiếp 20.525 lượt người (tăng 27,6%), năm 2002 tiếp 25.734 lượt người
(tăng 21,7%). Có thời điểm cả nước có trên 30 tỉnh, thành phố có những đoàn
khiếu kiện đông người, làm ảnh hưởng đến sự ổn định và tình hình an ninh trật tự
xã hội. ở nhiều địa phương phát sinh nhiều khiếu kiện đông người, bức xúc, xuất
hiện nhiều “ điểm nóng” về khiếu nại, tố cáo.
Theo Báo cáo tổng kết ngành của Thanh tra Nhà nước thì tình hình khiếu nại, tố
cáo cả nước như sau:
(đơn vị: đơn)
Chỉ tiêu Năm 1999 Năm 2000 Năm 2001 Năm
2002 Năm 2003 Quý I/2004
Tổng số đơnthư
- Đơn thuộc thẩm quyền 178.734
129.884 191.344
149.195 185.094
142.281 164.590
104.647 144.060
96.351 24.231
17.232
Về khiếu nại thuộc thẩm quyền 113.668 124.063 128.896 92.519
84.855 14.400
Về tố cáo thuộc thẩm quyền 16.216 25.132 13.385 12.128
11.496 2.832