Tải bản đầy đủ (.pdf) (2 trang)

bài tập chương 4 danh pháp các chất vô cơ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (110.32 KB, 2 trang )

Bài tập chương IV. Phần Danh pháp các chất Vô cơ

Câu 1. Viết các công thức hóa học của các hợp chất sau:
Phosphin, natri tiosulfat, stronti fluoride, kali peroxodisulfat, magnesi cyanide,
acid tiosulfuric, lanthan hydroxide.
Những hợp chất nào trong chúng là hợp chất phức tạp. Hãy viết danh pháp hệ
thống của các hợp chất phức tạp.
Câu 2. Trình bày nguyên tắc đọc tên theo danh pháp truyền thống các oxyacid và muối
của chúng.
Câu 3. Viết công thức hóa học và đổi qua cách gọi tên theo phối tử các chất và ion sau:
Ammoniac, carbon oxide, ion cyanide, ion tiosulfat, ion tiocyanat, ion bromide,
ion hydroxide, nước, pyridin, ion acetat, 2,2’-dipyridin.
Câu 4. Đọc tên các phức trung hòa sau theo danh pháp phức chất:
[Co(NH3)5NO2]Cl2, Co2(CO)8, Cu(H2O)4Cl2, [Cu(NH3)4]Cl2, [Fe(dipy)3]Cl3 (dipy
: 2,2’-dipyridin), [Hg(C5H5N)3]Cl2, (C5H5N-pyridin) [Zn(C12H8N2)3]SO4, (C12H8N2phenanthrolin)
Rút ra nhận xét chung về cách đọc tên chất tạo phức trong cation phức và
phân tử phức trung hòa. Có điều gì chung giữa cách đọc tên cation trong hợp chất
bậc 2 và chất tạo phức trong cation phức và phân tử phức trung hòa?
Câu 5. Đọc tên các chất sau theo danh pháp phức chất:
K[CuCl2], Na3[AlF6], Cs2[Co(SCN)4] , Mg[Ni(NO2)4], Na3[Ag(S2O3)2], Li2[HgI4],
Ba[Sn(OH)6], Na2[Fe(CO)4], Sr[Zn(C2O4)2], Na[Pb(H2O)Cl3], Na[Au(CN)4]
Rút nhận xét chung về cách đọc tên chất tạo phức trong anion phức. Có điều
gì chung giữa cách đọc tên anion trong hợp chất bậc 2 và chất tạo phức trong anion
phức?
Câu 6. Viết công thức hóa học của các hợp chất sau:
a) Trinitritotriammincoban(III)
b) Kali tetracarbonylferat(-II)
c) Hexaaquaniken(II) cloride
d) Kali hexacloridomanganat(II)
e) Caesi hexahydroxidocromat(III)
Câu 7. Trình bày các nguyên tắc đọc tên theo danh pháp IUPAC. Danh pháp IUPAC


thực chất là sự kết hợp của danh pháp truyền thống và danh pháp phức chất,
đúng hay sai? Phân biệt danh pháp truyền thống và danh pháp hệ thống.
Câu 8. Gọi tên các hợp chất dưới đây theo danh pháp truyền thống và danh pháp hệ
thống.
K2S2O7, CaHPO4, Co(SCN)3, H2SeO3, CCl4, Fe(OH)2, KClO4, K2MnO4, IF5, K2Cr2O7 ,
NaCN, VO2Cl.


Caâu 9. Gọi tên các hợp chất dưới đây theo danh pháp truyền thống và danh pháp hệ
thống.
Pb3O4, Na3PO3S, Na3PS4, SO2Cl2, BaO2, Cr(OH)Cl2, S2F2, H2S2O2, H2S4O6
Caâu 10. Viết tên các muối kép và các hợp chất giữa các kim loại dưới đây:
Ac7Pt3, (NH4)2Mg(SO4)2.6H2O, BaAg2, KNH4Cr2O7, Al2Au5.

Nhóm bài tập nộp:
nhóm 1: câu 1 + câu 6 ;
nhóm 2: câu 2 + câu 7
nhóm 3: câu 3 + câu 8;
nhóm 4: câu 4 + câu 9;
nhóm 5: câu 5 + câu 10
Thời hạn nộp: nộp chung với phần bài tập về các thuyết về phức chất (sẽ học sau thời gian thi
giữa kỳ)



×