Tải bản đầy đủ (.pdf) (89 trang)

Nghiên cứu khả năng sinh trưởng và năng suất của một số giống lúa lai mới tại thành phố yên bái, tỉnh yên bái

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.92 MB, 89 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

DƢƠNG ANH TUẤN

NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG SINH TRƢỞNG VÀ
NĂNG SUẤT CỦA MỘT SỐ GIỐNG LÚA LAI MỚI
TẠI THÀNH PHỐ YÊN BÁI, TỈNH YÊN BÁI

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC CÂY TRỒNG

THÁI NGUYÊN - 2016
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

DƢƠNG ANH TUẤN

NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG SINH TRƢỞNG VÀ
NĂNG SUẤT CỦA MỘT SỐ GIỐNG LÚA LAI MỚI
TẠI THÀNH PHỐ YÊN BÁI, TỈNH YÊN BÁI
Chuyên ngành: Khoa học cây trồng
Mã số ngành: 60.62.01.10

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC CÂY TRỒNG

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. LÊ SỸ LỢI



THÁI NGUYÊN - 2016
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là
trung thực và chƣa từng đƣợc ai công bố trong bất cứ công trình nào khác.
Tôi xin cam đoan, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã
đƣợc cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã đƣợc chỉ rõ
nguồn gốc./.
Yên Bái, tháng 10 năm 2016
Tác giả luận văn

Dƣơng Anh Tuấn

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




ii
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập nghiên cứu thực hiện luận văn tốt nghiệp thạc
sỹ khoa học Nông nghiệp, tôi đã nhận đƣợc sự giúp đỡ nhiệt tình của nhiều
thầy, cô trong trƣờng Đại học Nông Lâm Thái Nguyên và các đồng chí lãnh
đạo, đồng nghiệp nơi tôi công tác. Cho tôi gửi lời cảm ơn trân thành tới TS.

Lê Sỹ Lợi ngƣời đã trực tiếp hƣớng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian tôi
làm luận văn tốt nghiệp.
Tôi xin gửi lời cám ơn sâu sắc tới Ban giám hiệu trƣờng Đại học Nông
Lâm Thái Nguyên, Chi cục Bảo vệ thực vật và Sở NN - PTNT tỉnh Yên Bái,
UNND thành phố Yên Bái, UBND xã Tuy Lộc, TP. Yên Bái đã tạo điều kiện
giúp đỡ tôi trong thời gian nghiên cứu thực hiện luận văn và đóng góp những
ý kiến quý báu để tôi hoàn thành tốt luận văn.
Yên Bái, tháng 10 năm 2016
Tác giả luận văn

Dƣơng Anh Tuấn

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... ii
MỤC LỤC ........................................................................................................ iii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ........................................................................ v
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU .................................................................... vi
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Đặt vấn đề...................................................................................................... 1
2. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài ......................................... 2
Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................ 3
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài .......................................................................... 3
1.2. Tình hình nghiên cứu về lúa lai trên thế giới và Việt Nam ....................... 3

1.2.1. Tình hình nghiên cứu lúa lai trên thế giới ............................................... 3
1.2.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam .......................................................... 6
1.2.3. Triển vọng, định hƣớng phát triển lúa lai Việt Nam ............................... 9
1.3. Tình hình sản xuất lúa trên thế giới và ở Việt Nam ................................. 11
1.3.1. Tình hình sản xuất lúa trên thế giới ...................................................... 11
1.3.2. Tình hình sản xuất lúa gạo ở Việt Nam ................................................ 16
1.3.3. Tình hình sản xuất lúa ở Yên Bái.......................................................... 20
Chƣơng 2: ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU ............................................................................................... 23
2.1. Đối tƣợng nghiên cứu............................................................................... 23
2.2. Địa điểm và thời gian tiến hành ............................................................... 24
2.3. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 24
2.4. Phƣơng pháp bố trí thí nghiệm ................................................................. 24
2.5. Chỉ tiêu và phƣơng pháp theo dõi ............................................................ 25
2.6. Phƣơng pháp sử lý số liệu ........................................................................ 32
Chƣơng 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ................................................... 33
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




iv
3.1. Thời gian sinh trƣởng của các giống lúa lai qua các giai đọan sinh trƣởng .... 33
3.2. Động thái tăng trƣởng chiều cao cây ....................................................... 35
3.3. Động thái ra lá của các giống lúa lai ........................................................ 38
3.4. Động thái đẻ nhánh của các giống lúa lai ................................................ 41
3.5. Một số đặc điểm hình thái của các giống lúa lai ...................................... 43
3.6. Tình hình phát triển sâu, bệnh .................................................................. 48
3.7. Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất ........................................... 53
3.8. Chất lƣợng các giống lúa thí nghiệm ....................................................... 59

KẾT LUẬN .................................................................................................... 63
1. Kết luận ....................................................................................................... 63
2. Đề nghị ........................................................................................................ 64
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 65
PHỤ LỤC ....................................................................................................... 68

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




v
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

- CCCC

:

Chiều cao cuối cùng

- CD

:

Chiều dài

- CR

:


Chiều rộng

- D/R

:

Dài/rộng

- ĐBSCL :

Đồng bằng sông Cửu long

- FAO

:

Tổ chức Lƣơng thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc

- NHH

:

Nhánh hữu hiệu

- NSLT

:

Năng suất lý thuyết


- NSTT

:

Năng suất thực thu

- P1000

:

Khối lƣợng 1000 hạt

- PTNT

:

Phát triển nông thôn

- TGMS

:

Dòng bất dục đực di truyền nhân mẫn cảm nhiệt

- TGST

:

Thời gian sinh trƣởng


- ƢTL

:

Ƣu thế lai

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




vi
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1: Diện tích, năng suất và sản lƣợng lúa trên thế giới (từ 2008 2014) ............................................................................................... 12
Bảng 1.2: Diện tích, năng suất và sản lƣợng của một số nƣớc trên thế
giới năm 2014 ................................................................................. 13
Bảng 1.3. Diện tích, năng suất và sản lƣợng lúa của Việt Nam giai đoạn
từ năm 2008 - 2014 ......................................................................... 18
Bảng 1.4: Diện tích, năng suất và sản lƣợng lúa lai của Việt Nam qua
các giai đoạn.................................................................................... 19
Bảng 1.5: Diện tích, năng suất, sản lƣợng lúa tỉnh Yên Bái giai đoạn
2008-2014 ....................................................................................... 21
Bảng 2.1. Danh sách các giống lúa lúa lai triển vọng và nguồn gốc .............. 23
Bảng 3.1: Các giai đoạn sinh trƣởng của các giống lúa lai ............................. 34
Bảng 3.2: Động thái tăng trƣởng chiều cao cây của các giống lúa lai (cm) ...... 37
Bảng 3.3: Động thái ra lá của các giống lúa lai (lá) ........................................ 39
Bảng 3.4: Động thái đẻ nhánh của các giống lúa lai (dảnh) ........................... 42
Bảng 3.5: Một số đặc điểm của lá đòng và bông của các giống lúa thí
nghiệm............................................................................................. 44
Bảng 3.6: Một số đặc điểm nông học của các giống lúa thí nghiệm .............. 46

Bảng 3.7: Tình hình phát triển sâu bệnh của các giống lúa lai ....................... 50
Bảng 3.8: Số bông/khóm và khối lƣợng 1000 hạt của các giống lúa lai ........ 54
Bảng 3.9. Số hạt/bông, số hạt chắc/bông và tỷ lệ hạt chắc của các giống
lúa lai ............................................................................................... 56
Bảng 3.10. Năng suất của các giống lúa lai .................................................... 58
Bảng 3.11. Chất lƣợng thóc, gạo của các giống lúa lai................................... 60

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




1
MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Diện tích đất dùng cho nông nghiệp nói chung và đất trồng lúa nói
riêng trên thế giới ngày càng giảm mạnh. Do ảnh hƣởng của biến đổi khí hậu
toàn cầu, gây hiểm họa khô hạn, bão lụt. Cùng với đó là quá trình đô thị hóa;
Sự ƣu tiên đất trồng cây nhiên liệu để sản xuất nhiên liệu sinh học bù đắp cho
nguồn nhiên liệu thiên nhiên ngày càng khan hiếm. Do vậy, ở nhiều quốc gia,
đặc biệt là khu vực châu Á, an ninh lƣơng thực đang là vấn đề cấp thiết hàng
đầu. Đứng trƣớc thực trạng trên, để đáp ứng đƣợc nhu cầu lúa gạo trên thế
giới, việc tăng năng suất lúa trên một đơn vị diện tích là biện pháp hữu hiệu
nhất hiện nay. Trong đó, việc đổi mới giống đƣợc cho là biện pháp quan trọng
hàng đầu.
Lúa ƣu thế lai hay gọi tắt là lúa lai là một khám phá lớn để nâng cao
năng suất, sản lƣợng và hiệu quả canh tác lúa. Nhiều nƣớc đang tập trung
nghiên cứu về vấn đề này. Lúa lai đã đƣợc nghiên cứu và phát triển rất thành
công ở Trung Quốc và hiện diện tích gieo trồng lúa lai của nƣớc này đã lên
đến 18 triệu ha, chiếm khoảng 66% diện tích trồng lúa. Lúa lai cũng đã và

đang đƣợc mở rộng ở các nƣớc trồng lúa ở châu Á khác nhƣ Việt Nam, Ấn
Độ, Myanmar, Philippines, Bangladesh với quy mô ƣớc đạt 1,35 triệu ha năm
2006, trong đó diện tích lúa lai của Việt Nam khoảng 560 nghìn ha (Tống
Khiêm, 2007)[7]. Việc sử dụng lúa lai đã góp phần nâng cao năng suất và sản
lƣợng lúa, đảm bảo an toàn lƣơng thực, tăng thu nhập và tạo thêm việc làm
cho nông dân thông qua việc sản xuất lúa lai.
Việt Nam là một quốc gia sử dụng lúa gạo làm lƣơng thực chính và là
nƣớc xuất khẩu lúa gạo đứng thứ hai trên thế giới. Trong tình hình chung nhƣ
hiện nay, việc nghiên cứu và áp dụng lúa lai là rất cần thiết. Giúp đảm bảo
nhu cầu của ngƣời dân và đáp ứng việc xuất khẩu lƣơng thực, giữ vững vị trí
trong ngành xuất khẩu lúa gạo. Tuy nhiên, các giống lúa lai thƣờng có nhƣợc
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




2
điểm là chất lƣợng lúa gạo chƣa cao, khả năng chống chịu sâu bệnh kém, qui
trình công nghệ sản xuất hạt giống lúa lai rất nghiêm ngặt. Do vậy, công tác
chọn giống phù hợp với vùng sinh thái là rất cần thiết.
Tỉnh Yên Bái có tổng diện tích đất tự nhiên 688.627,64 ha, trong đó đất
sản xuất nông nghiệp là 109.319 ha, diện tích trồng lúa cả năm là 40.509 ha,
năng suất lúa bình quân 49,46 tạ/ha, sản lƣợng lúa cả năm đạt 198.511 tấn
(Niêm giám thống kê tỉnh Yên Bái, 2015) [12]. Hiện nay, khoảng 60% tổng
diện tích lúa tại Yên Bái là lúa lai, Năng suất lúa lai của Yên Bái đạt 71 tạ/ha,
tuy nhiên, cơ cấu giống lúa tại Yên Bái còn hết sức nghèo nàn, chủ yếu là Nhị
ƣu 838, Nhị ƣu 63, Nghi Hƣơng 305. Xuất phát từ thực tế trên, việc nghiên
cứu chọn ra đƣợc các giống lúa mới có tiềm năng năng suất cao nhằm bổ sung
cho cơ cấu giống lúa lai tại Yên Bái là việc làm cần thiết. Dựa trên cơ sở đó,
chúng tôi thực hiện đề tài: “Nghiên cứu khả năng sinh trưởng và năng suất

của một số giống lúa lai mới tại thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái”.
2. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài
2.1. Ý nghĩa khoa học
Việc nghiên cứu các đặc điểm nông sinh học của các giống lúa lai sẽ góp
phần trong việc tìm ra đƣợc các giống lúa lai có triển vọng phù hợp với điều kiện
canh tác và khí hậu của từng vùng nhằm bổ sung nguồn giống cho sản xuất.
Trên cơ sở tìm hiểu mối quan hệ giữa năng suất và các yếu tố cấu thành
năng suất sẽ xác định đƣợc các tính trạng tốt phục vụ cho công tác chọn tạo
giống lúa lai.
2.2. Ý nghĩa thực tiễn
Chọn đƣợc một số giống lúa có năng suất cao, khả năng chống chịu tốt,
phù hợp với điều kiện sinh thái của vùng nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất của
ngƣời dân của tỉnh Yên Bái.
Đa dạng hoá cơ cấu giống lúa tại địa phƣơng, giảm chi phí sản xuất và
tăng năng suất, lợi nhuận từ sản xuất lúa.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




3
Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài
Ngày nay sản xuất nông nghiệp đang phát triển với quy mô lớn nhằm
phục vụ nhu cầu ngày càng tăng của thị trƣờng. Để đáp ứng đƣợc yêu cầu đó
chúng ta cần các giống mới ƣu việt hơn, thay thế dần các giống cũ. Đặc biệt ở
các tỉnh Trung du miền núi với điều kiện khí hậu khắc nghiệt, kinh tế khó
khăn, trình độ thâm canh thấp. Vì vậy rất cần có các giống lúa lai, năng suất
cao, khả năng chống chịu tốt, nhằm mang lại hiệu quả trong canh tác, góp

phần nâng cao thu nhập, đem lại hiệu quả kinh tế cho ngƣời sản xuất.
Con ngƣời luôn muốn điều khiển cây trồng theo những mục đích riêng
của mình. Phần lớn chúng ta đều hy vọng đạt đƣợc năng suất và chất lƣợng
tốt, nhƣng thực tế đã chứng minh rằng năng suất hay chất lƣợng cây trồng
không chỉ đơn giản đƣợc tạo ra do sự cộng gộp đơn thuần tác động của từng
yếu tố riêng rẽ mà nó là kết quả tổng hợp tổng hòa của rất nhiều yếu tố nhƣ
giống, phân bón, bảo vệ thực vật, biện pháp canh tác và điều kiện tự nhiên,…
Trong đó, công tác chọn tạo giống là một trong những nhân tố có vai trò
quyết định đến sinh trƣởng, phát triển và năng suất cây trồng. Tuy nhiên các
đặc trƣng, đặc tính tốt của giống chỉ đƣợc biểu hiện khi đƣợc trồng trong điều
kiện thích hợp. Do vậy, việc đánh giá khả năng sinh trƣởng phát triển của
giống ở các điều kiện sinh thái và canh tác khác nhau là rất quan trọng.
1.2. Tình hình nghiên cứu về lúa lai trên thế giới và Việt Nam
1.2.1. Tình hình nghiên cứu lúa lai trên thế giới
Theo khuyến cáo của Hội đồng lúa gạo quốc tế, FAO đã hỗ trợ phát
triển lúa lai trên diện rộng cho các quốc gia trồng lúa, với các chƣơng trình
thƣờng xuyên. Hơn một thập kỷ qua, FAO đã tiến hành xây dựng và hỗ trợ kỹ
thuật để giúp đỡ các chƣơng trình lúa lai của các nƣớc trên thế giới. Nhƣ tại
Myanmar là dự án FAO/TCP/MYA/6612 thời gian từ 3/1997 - 3/1999 với
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




4
ngân sách 221.000 USD; Ấn Độ là dự án UNDP/IND/91/008 và IND/98/140
thời gian 1991 - 2002 ngân sách 6.550.000 USD; dự án FAO/TCP/BGD/6613
tại Bangladesh thời gian 5/1997 - 4/1999 ngân sách 201.000 USD (Dƣơng
Văn Chín, 2007 )[4].
Một số nghiên cứu và phát triển lúa lai của các nƣớc trồng lúa lai

(1) Trung Quốc
Trung Quốc là nƣớc đầu tiên trên thế giới sử dụng lúa lai trong sản xuất
đại trà từ năm 1976, diện tích gieo cấy là 133,3 ngàn ha (Nguyễn Công Tạn
và ctv, 2002)[14]. Nghiên cứu và sản xuất lúa lai của Trung Quốc đã nhận
đƣợc giải thƣởng đặc biệt về phát minh năm 1981. Mặc dù phát triển lúa lai
thƣơng phẩm sớm nhƣng lúa lai lúc đó còn nhiều nhƣợc điểm “Ƣu không
sớm, sớm không ƣu” nên khó mở rộng diện tích. Đầu thập kỷ 80, giống lúa lai
Uỷ ƣu 35, Uỷ ƣu 49 phù hợp với sản xuất vụ Xuân ra đời thì diện tích gieo
cấy lúa lai Trung Quốc mở rộng tƣơng đối nhanh.
Qua nhiều năm nghiên cứu Trung Quốc đã tạo ra nhiều vật liệu bất dục
đực di truyền tế bào chất và dòng duy trì tƣơng ứng, tạo ra nhiều dòng phục
hồi để tạo ra nhiều giống lúa lúa lai gieo trồng phổ biến trong sản xuất. Ngoài
hệ thống lúa lai ba dòng vẫn giữ vai trò chủ lực trong sản xuất, Trung Quốc
đã thành công đƣa vào sản xuất lúa lai hai dòng cho năng suất cao hơn lúa lai
ba dòng từ 5 - 10 %. Diện tích lúa lai hai dòng năm 2006 là 18 triệu ha, chiếm
66 % tổng diện tích lúa lai ở Trung Quốc (Trần Đức Viên, 2007)[18].
Trung Quốc cũng đạt đƣợc thành tựu trong việc tạo giống siêu lúa lai.
Tạo ra đƣợc hai giống lúa siêu lai Peiai 64S/E32 và Peiai 64S/9311 năng suất
cao nhất từ 14,8 - 17,1 tấn/ha (Yuan L.P, 1997)[26].
Ngày nay, Trung Quốc đã hình thành hệ thống nghiên cứu lúa lai đến
tận các tỉnh, đào tạo cán bộ nghiên cứu và kỹ thuật viên đông đảo, xây dựng
hệ thống sản xuất, kiểm tra, kiểm nghiệm, khảo nghiệm và chỉ đạo thâm canh
lúa lai thƣơng phẩm. Hình thành một hệ thống sản xuất hạt lai F1 rất chặt chẽ
từ trung ƣơng đến địa phƣơng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




5

(2) Ấn Độ
Bắt đầu nghiên cứu lúa ƣu thế lai từ 1970, nhƣng đến 1989 mới đƣợc
hệ thống hóa và tăng cƣờng thực sự. Sau năm năm đã phóng thích đƣợc sáu
giống ƣu thế lai, tính đến tháng 12/2001 đã phóng thích 18 giống (Dƣơng Văn
Chín, 2007)[4]. Việc phát triển lúa lai đang đƣợc phát triển ở Ấn Độ, tuy gặp
một số khó khăn do chất lƣợng gạo thấp, giá lúa giống cao, nhƣng phần lớn
nông dân vẫn muốn tiếp tục canh tác lúa lai.
Trong nghiên cứu phát triển lúa lai hai dòng Ấn Độ cũng đã gây tạo và
xác định đƣợc 12 dòng TGMS, tạo ra hai giống lúa lai chuẩn bị đƣa ra sản xuất
(Nguyễn Công Tạn và CV, 2002) [14].
(3) Philipines
Bắt đầu thƣơng mại hóa lúa lai từ năm 2002, với sự nổ lực của chính
phủ, năm 2003 lúa lai đã phát triển vƣợt bật, diện tích tăng lên từ 25.232 ha
trong mùa nắng lên đến 56.802 ha trong mùa mƣa, năng suất bình quân 6
tấn/ha (Dƣơng Văn Chín, 2007)[4]. Chính quyền Philipines đã có những hỗ
trợ cần thiết về mặt thị trƣờng cho sự phát triển của các chƣơng trình lúa lai
nhƣ: cho vay vốn sản xuất, bù một phần giá hạt giống, hỗ trợ hạt giống, thu
mua lúa lai của nông dân với giá cao. Với nỗ lực này, chƣơng trình lúa lai sẽ
đƣợc phát triển mạnh trong thời gian tới.
(4) Bangladesh
Theo Khaleque Mian (2007)[9] Bangladesh là một đất nƣớc của lúa
gạo. Ở đây lúa gạo đƣợc coi trọng còn hơn cả một loại lƣơng thực, hạt lúa có
ảnh hƣởng lớn đến bữa ăn, kinh tế, văn hóa và lối sống của ngƣời dân nơi
đây. Nó cung cấp tinh bột cho toàn bộ 140 triệu ngƣời Bangladesh, 70 %
lƣợng calo là do từ gạo. Lúa gạo chiếm khoảng 90 % sản lƣợng ngũ cốc của
đất nƣớc. Khoảng 11,23 triệu ha trong tổng số đất canh tác đƣợc dùng để
trồng lúa. Mỗi năm khoảng 29,75 triệu tấn lúa gạo đƣợc sản xuất sử dụng các
giống lúa truyền thống, các loại giống HYV đƣợc phát triển bởi Viện nguyên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN





6
cứu lúa Bangladesh, Viện Nghiên cứu Nông nghiệp hạt nhân Bangladesh,
trƣờng Đại học Nông nghiệp Bangladesh và các giống lúa lai nhập nội đƣợc
nhập bởi công ty giống tƣ nhân. Bangladesh là một trong những nƣớc có dân
số đông nhất trên thế giới. Do việc dân số tăng nhanh và giới hạn năng suất
của các giống lúa hiện tại cho nên mỗi năm đất nƣớc thiếu từ 2 - 3 triệu tấn
lƣơng thực (Julfiquar A.W.etal, 2002; Matia Chowdhyry, 2002) [22][24].
Lúa lai đƣợc trồng tại đất nƣớc này bắt đầu từ năm 2001 - 2002 trong
diện tích khoảng 2.510 ha. Trong năm 2005 - 2006 diện tích trồng lúa lai tăng
lên nhanh chóng đạt 202.429 ha do ƣu thế về năng suất cao. Sự nỗ lực của các
nhà khoa học, chính phủ trong việc thực hiện chƣơng trình nghiên cứu, cung
cấp tài chính và hỗ trợ khác cũng góp phần quan trọng vào thành công này
(Tống Kiêm, 2007; Khaleque, 2007) [7][9].
1.2.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam
Chiều hƣớng sút giảm về diện tích thu hoạch cũng chỉ ra rằng sự gia
tăng sản xuất chủ yếu dựa vào cải tiến năng suất, chất lƣợng lúa. Giống cây
trồng năng suất, chất lƣợng, chống chịu đã đóng góp quan trọng trong xu
hƣớng đó.
Việt Nam bắt đầu nghiên cứu lúa ƣu thế lai vào năm 1983 tại Viện
khoa học kỹ thuật Nông nghiệp, Viện di truyền Nông nghiệp, Viện lúa Đồng
bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), với sự hỗ trợ của IRRI, FAO và các đề tài
nghiên cứu cấp quốc gia. Các chƣơng trình này bắt đầu thực hiện đầu tiên tại
Viện lúa ĐBSCL (Nguyễn Thị Trâm, 2002; Dƣơng Văn Chín, 2007)[16][4].
Mục tiêu của các chƣơng trình này là:
- Đánh giá nguồn vật liệu để tạo ra các giống lúa lai hai dòng, ba dòng;
- Chọn tạo các giống lúa lai triển vọng;
- Sản xuất hạt lai F1;

- Nghiên cứu kỹ thuật canh tác lúa lai.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




7
Chƣơng trình đã đạt đƣợc một số thành công nhƣng không đáng kể,
trong những năm qua lúa lai không phát triển ở ĐBSCL vì chƣa có giống
thích hợp.
Theo tổng kết của Hoàng Tuyết Minh (2002)[10], Việt Nam đã chọn
đƣợc 20 dòng TGMS, trong đó một số dòng nhƣ 103S, T1S-96 đang đƣợc sử
dụng rộng rãi trong việc chọn tạo các giống lúa lúa lai 2 dòng mới. Các dòng
này cho con lai ngắn ngày, chất lƣợng gạo khá tốt, đặc biệt dễ sản xuất hạt lai
nên năng suất hạt lai cao, giá thành hạ.
Theo Nguyễn Trí Hoàn (2007)[6], trải qua 16 năm nghiên cứu và phát
triển từ 1991 - 2007, Việt Nam đã có những tiến bộ vƣợt bậc: 77 dòng TGMS
đƣợc thu thập và nhập nội từ Trung Quốc, IRRI để nghiên cứu đánh giá trong
điều kiện sinh thái của Việt Nam. Các dòng CMS phù hợp với điều kiện sinh
thái của Việt Nam nhƣ là BoA, IR58025A và II32A đã đƣợc chọn thuần cho
sử dụng trong chọn giống lúa lai mới cũng nhƣ sử dụng trong sản xuất hạt
giống. Để làm phong phú thêm các dòng CMS, lúa hoang hoặc các dòng
CMS đƣợc lai tạo với các dòng duy trì mới đƣợc chọn tạo. Những dòng CMS
mới đƣợc chọn nhƣ là OMS 1 - 2 từ cặp lai (lúa hoang/PMS2B), AMS71A từ
cặp lai (BoA/103-8) và AMS73A từ cặp lai (II32A/D34-2).
Nhiều dòng CMS đƣợc lai tạo thông qua lai liên tục các dòng CMS với
những dòng duy trì mới đƣợc chọn tạo.
Mặc khác để phát triển các dòng TGMS phù hợp với Việt Nam, một bộ
giống lúa thích ứng có TGST ngắn, các dòng TGMS nhƣ là: Kim 23B,
IR5825B, BoB, II32B đƣợc lai với các dòng TGMS sẵn có: Peai 64S,

TQ125S, 7S, CN26S. Những dòng TGMS mới đƣợc chọn tạo thông qua chọn
lọc phả hệ của các giống lúa lai đơn hoặc qua các thế hệ lai lại nhƣ BC1,
BC2, BC3 hoặc chọn tạo thông qua nuôi cấy hạt phấn của cây lai F1 giữa các
dòng mẹ bất dục đực với giống thuần. Tổng số 60 dòng TGMS có độ bất dục
ổn định, có thời gian sinh trƣởng ngắn, tỷ lệ thò vòi nhụy cao đã đƣợc chọn
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




8
tạo. Đặc biệt, nhiều dòng duy trì hiện có nhƣ Kim 23B, IR58025B, II32B,
BoB, đƣợc lai chuyển thành các dòng TGMS. Trong những dòng mẹ bất dục
đực đƣợc chọn tạo ở Việt Nam 103S và TS96 đã đƣợc khai thác trong sản
xuất đại trà. Những dòng này là mẹ của các giống lúa lúa lai 2 dòng nhƣ là:
VL20, TH3-3, TH3-4 và HC1. Hơn nữa nhiều dòng phục hồi cũng nhƣ dòng
mẹ bất dục đực mới có gen tƣơng hợp rộng đã đƣợc lai thử với các giống lúa
Indica và Jabonica để chọn tạo giống lúa lai siêu năng suất (Indica x
Jabonica). Trong 5 năm một số giống lúa lai nhƣ HYT83, HYT92, HYT100
(lúa lai 3 dòng) và TH3-3, TH3-4, TH5-1 và HC1 (lúa lai 2 dòng) đƣợc phóng
thích cho sản xuất đại trà ở Việt Nam.
Theo Nguyễn Thị Trâm (2007)[17], kết quả chọn giống lúa lai của Viện
sinh học Nông nghiệp: Chọn đƣợc các dòng bất dục đực di truyền nhân mẫn
cảm nhiệt độ (TGMS) có ngƣỡng chuyển đổi tính dục ổn định, nhạy cảm
GA3, nhận phấn tốt, nhân dòng và sản xuất hạt lai có năng suất cao. Chọn
đƣợc dòng bất dục đực cảm ứng quang chu kỳ ngắn, góp phần đa dạng nguồn
vật liệu để phát triển lúa lai 2 dòng. Đƣa ra sản xuất rộng giống lúa lai TH3-3
có năng suất cao, chất lƣợng tốt, thời gian sinh trƣởng ngắn phù hợp với cơ
cấu 2 vụ lúa + 1 - 2 vụ rau màu, đƣợc nông dân chấp nhận. Năng suất hạt lai
khá cao. Sản lƣợng sản xuất hạt lai trong 4 năm đạt 1.522 tấn hạt F1. Một số

giống lúa lai mới đang mở rộng khá nhanh là TH3-4, TH5-1, TH7-2. Theo Hà
Văn Nhàn (2007)[11], một số kết quả nghiên cứu chọn tạo giống lúa lai hai
dòng tại Viện Cây lƣơng thực: nhiều dòng mẹ bất dục đực phù hợp với điều
kiện Việt Nam đã đƣợc tạo ra bằng các phƣơng pháp nhập nội, lai kết hợp
nuôi cấy bao phấn, gây đột biến. Các nghiên cứu khác nhƣ khả năng kết hợp,
khả năng giao phấn, khả năng chống chịu sâu bệnh, kỹ thuật sản xuất hạt lai
và nhân dòng bất dục cũng đã đƣợc thực hiện. Một số giống lúa lai có triển
vọng đã đƣợc phát hiện và khảo nghiệm, trong đó có một số giống lúa đã
đƣợc công nhận tạm thời hoặc chính thức.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




9
Về chất lƣợng lúa gạo, lúa lai đƣợc chọn tạo ở Việt Nam có chất lƣợng
ăn uống tốt hơn so với những giống lúa lai hiện có. Về sản xuất hạt lai, quy
trình sản xuất hạt lai F1 cho một giống lúa lai đƣợc nghiên cứu bởi các cơ
quan nghiên cứu khác nhau và những quy trình này đã đƣợc khai thác sử dụng
bởi các công ty giống, các hợp tác xã.
1.2.3. Triển vọng, định hướng phát triển lúa lai Việt Nam
Việt Nam có lợi thế lớn về tự nhiên, chúng ta có truyền thống sản xuất
lúa nƣớc từ lâu đời, diện tích trồng lúa trong cả nƣớc khá lớn, nông dân cần
cù năng động. Những yếu tố này đã giúp đất nƣớc ta trở thành một nƣớc sản
xuất lúa gạo nổi tiếng trên thế giới. Việt Nam đông dân, có khoảng 4 triệu ha
đất trồng lúa, bình quân đầu ngƣời khoảng 500 m2 nhƣng đã áp dụng thâm
canh, đƣa năng suất lúa lên mức 42,7 tạ/ha, cao nhất khu vực Đông Nam Á
(Nguyễn Công Tạn và ctv, 2002)[14].
Trong tƣơng lai sản xuất lúa gạo vẫn là ngành sản xuất lớn trong nền
nông nghiệp của chúng ta. Sản xuất lúa gạo phải trở thành ngành sản xuất

hàng hóa lớn, phát triển bền vững, theo hƣớng năng suất cao, phẩm chất tốt,
hiệu quả kinh tế cao và đặc biệt phải có sức cạnh tranh mạnh trên thị trƣờng
thế giới, vì vậy cần có hai yêu cầu quan trọng nhất: Thứ nhất, lúa gạo sản xuất
ra phải đảm bảo chất lƣợng cao, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nƣớc, và
nhu cầu xuất khẩu, có sức cạnh tranh mạnh, qua đó làm tăng giá trị xuất khẩu.
Thứ hai, nâng cao giá trị sản xuất hàng hóa trên đất lúa, tăng thu nhập cho
ngƣời trồng lúa.
Qua 23 năm (1991 - 2014) công nghệ lúa lai đƣa vào Việt Nam, nó đã
có chỗ đứng khá bền vững, nông dân chấp nhận, góp phần đƣa công nghệ
trồng lúa của Việt Nam vƣơn tới trình độ cao của khu vực.
Theo Nguyễn Công Tạn và ctv (2002)[14], triển vọng và định hƣớng
phát triển lúa lai của Việt Nam trong tƣơng lai có thể dự đoán nhƣ sau:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




10
+ Chúng ta sẽ tiếp tục mở rộng diện tích lúa lai ở các tỉnh miền Bắc,
ven biển miền Trung và Tây Nguyên, đây là các vùng sinh thái thích nghi với
các giống lúa lai hiện nay, đảm bảo sản xuất lúa lai có hiệu quả.
+ Tổ chức tự sản xuất hạt giống đối với các giống lúa lai đang dùng
phổ biến và có đủ vật liệu khởi đầu. Áp dụng công nghệ sản xuất hạt giống
cho năng suất cao, hạ giá thành, chủ động cung cấp hạt giống chất lƣợng cao,
giá rẻ cho nông dân.
+ Tập trung nghiên cứu và nhập nội các giống lúa lai mới không chỉ
năng suất cao mà chất lƣợng phải tốt, đáp ứng yêu cầu xuất khẩu, thích ứng
rộng và chống chịu sâu bệnh.
+ Xây dựng cơ sở mạnh về nghiên cứu lúa lai, đào tạo đội ngũ các nhà
khoa học nghiên cứu về khoa học và công nghệ lúa lai có trình độ cao, nâng

cấp cơ sở vật chất kỹ thuật của các Viện, Trƣờng.
+ Xây dựng mạng lƣới kỹ thuật về lúa lai, chủ yếu là hệ thống sản xuất
hạt giống để tạo ra đủ hạt giống chất lƣợng cao, cung cấp cho sản xuất. Xây
dựng mạng lƣới khuyến nông rộng khắp để đƣa tiến bộ kỹ thuật về lúa lai đến
với nông dân.
+ Tăng cƣờng hợp tác khoa học kỹ thuật với các nƣớc trên thế giới, đặc
biệt là với Trung Quốc. Có chính sách hấp dẫn thu hút các nhà đầu tƣ nghiên
cứu khoa học, sản xuất hạt giống lúa lai.
Lúa lai hiện tại đang phát triển mạnh ở các tỉnh Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ,
tuy nhiên nơi đây gặp một số khó khăn nhƣ diện tích đất manh mún, vấn đề
nhân dòng bất dục, sản xuất hạt giống F1 thƣơng phẩm gặp khó khăn vì các
khâu này cần diện tích đất lớn và nhiều lao động. Theo Dƣơng Văn Chín
(2007)[4], sản xuất hạt giống lúa lai có nhu cầu lao động tăng 30% (hoặc 100
ngày công lao động/ha), tại miền Bắc Việt Nam, sản xuất hạt giống F1 cần
400 - 500 ngày công lao động/ha.
Ngày 11/6/2016, tại Nam Định, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia
(TTKNQG) đã tổ chức Hội nghị đầu bờ và sơ kết các Dự án sản xuất hạt
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




11
giống lúa lai F1 và duy trì, nhân dòng bố mẹ lúa lai vụ đông xuân 2015 –
2016. Kết quả cho thấy: đã triển khai 920 ha tại 11 tỉnh, thành phố: Lào Cai,
Yên Bái, Thái Nguyên, Bắc Giang, Hải Phòng, Nam Định, Thanh Hóa,
Quảng Nam, Đắc Lắc, Hậu Giang và Cần Thơ. Tổng lƣợng hạt lai F1 đạt
đƣợc 2.450 tấn, đạt 102,5% kế hoạch năm 2015, tăng 7,8% so với năm 2014.
Theo đó, giống F1 đƣợc dự án sản xuất ra đều tiêu thụ hết, giá bình quân từ
48.000- 55.000 đồng/kg, giảm 8.000- 15.000 đồng/kg (12- 20%) so với giống

cùng loại nhập khẩu. Thu nhập bình quân của ngƣời sản xuất giống F1 đạt 4060 triệu đồng/ha, gấp 2- 3 lần so với sản xuất lúa thuần[31].
Năm 2015 cả nƣớc có 19 đơn vị tham gia SX hạt giống lúa lai F1 với
tổng diện tích 2.051 ha, tăng 17,3% so với năm 2014[32].
Thời gian tới, Thứ trƣởng mong muốn: TTKNQG chủ trì, cùng với các
cục, vụ, viện, địa phƣơng đánh giá sâu sắc quá trình sản xuất hạt lai F1; tổng
kết, đúc rút kinh nghiệm trên tất cả các mặt từ kinh nghiệm chỉ đạo, tổ chức
sản xuất, các vấn đề về kỹ thuật đến vấn đề về lực lƣợng, con ngƣời [31].
1.3. Tình hình sản xuất lúa trên thế giới và ở Việt Nam
1.3.1. Tình hình sản xuất lúa trên thế giới
Cây lúa (Oryza sativa L.) có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới, là một loài
cây thân thảo sống hàng năm. Thời gian sinh trƣởng của các giống dài ngắn
khác nhau trong khoảng từ 60 - 250 ngày (Nguyễn Văn Hoan, 2004)[5].
Hiện nay, trên thế giới có khoảng 114 quốc gia và vùng lãnh thổ trồng
lúa với diện tích khoảng 153,7 triệu ha. Châu Á có diện tích trồng lúa chiếm
tới trên 90% tổng diện tích trồng lúa trên thế giới, châu Mỹ chiếm 3,6%, châu
Phi chiếm 3,1% và châu Úc chiếm 1%. Trong đó, Ấn Độ là nƣớc có diện tích
trồng lúa lớn nhất thế giới với diện tích 37 triệu ha, tiếp theo là Trung Quốc
30,1 triệu ha... Bên cạnh đó, cũng có những nƣớc có diện tích trồng lúa nhỏ
nhƣ Jamaica 1 ha, Vƣơng quốc Swaziland 35 ha.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




12
Bảng 1.1: Diện tích, năng suất và sản lƣợng lúa trên thế giới
(từ 2008 - 2014)
Năm


Diện tích
(triệu ha)

Năng suất
(tạ/ha)

Sản lƣợng
(triệu tấn)

2008

160,0

42,89

686,2

2009

158,3

43,39

687,0

2010

161,6

43,50


703,2

2011

163,6

44,31

724,9

2012

163,2

44,10

719,7

2013

164,7

45,27

745,7

2014

163,2


45,39

740,9

(Nguồn: FAOSTAT3 2016) [28]
Qua Bảng 1.1 ta thấy rằng: Diện tích, sản lƣợng lúa của thế giới tăng
dần trong 6 năm gần đây, đạt cao nhất năm 2013 (diện tích: 164,7 triệu ha;
sản lƣợng đạt 745,7 triệu tấn). Năng suất đạt cao nhất vào năm 2014, với
45,39 tạ/ha. Với việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, diện tích trồng
lúa lai đƣợc mở rộng làm cho năng suất lúa ngày một nâng cao.
Mặc dù châu Á có diện tích trồng lúa và sản lƣợng lớn nhất thế giới
nhƣng năng suất lúa cao nhất lại tập trung ở các nƣớc phát triển nhƣ Mỹ, Nhật
bản … Quốc gia có năng suất lúa cao nhất là Trung Quốc 67,5 tạ/ha, Nhật
Bản 66,9 tạ/ha. Theo số liệu Bảng 1.2 ta thấy: Những nƣớc trồng lúa có sản
lƣợng lớn nhất thế giới có tới 9 nƣớc nằm ở khu vực châu Á, chỉ có Brazil
nằm ở châu Mỹ. Riêng Trung Quốc, Nhật Bản là các nƣớc có năng suất lúa
cao hơn hẳn các nƣớc còn lại. Điều này có thể lý giải nhƣ sau: Trung Quốc là
nƣớc đi đầu trong lĩnh vực lúa lai, trình độ thâm canh cao. Ngƣợc lại, Nhật
Bản lại là nƣớc đi sâu về chọn, tạo những giống lúa thuần có chất lƣợng tốt
nhƣng với trình độ khoa học kỹ thuật rất phát triển, áp dụng cơ giới hóa gần
nhƣ toàn bộ từ những khâu nhỏ nhất tới thu hoạch và bảo quản nên năng suất
cũng không ngừng tăng lên.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




13
Để chứng minh cho điều này, Bảng 1.2 cho ta thấy một số nƣớc có sản

lƣợng lúa đứng đầu thế giới:
Bảng 1.2: Diện tích, năng suất và sản lƣợng của một số nƣớc
trên thế giới năm 2014
Diện tích

Năng suất

Sản lƣợng

(triệu ha)

(tạ/ha)

(triệu tấn)

Trung Quốc

30,9

67,5

208,2

Ấn Độ

43,4

36,2

157,2


Indonesia

13,8

51,3

70,8

Bangladesh

11,8

44,2

52,2

Việt Nam

7,8

57,5

44,9

Myanmar

6,7

38,9


26,4

Thái Lan

10,8

30,1

32,6

Philippines

4,7

40,0

18,9

Brazil

2,4

52,0

12,2

Nhật Bản

1,6


66,9

10,5

Nƣớc

(Nguồn: FAOSTAT3 2016) [28]
Thái Lan và Việt Nam là 2 nƣớc xuất khẩu gạo đứng đầu thế giới,
nhƣng về cơ bản năng suất lúa còn thấp. Năng suất trung bình của Thái Lan
đạt 30 tạ/ha. Tiêu chí chọn giống lúa của các nhà khoa học Thái Lan là các
giống phải có thời gian sinh trƣởng từ trung bình đến dài ngày (vì phần lớn
lúa ở Thái Lan chỉ trồng 1 vụ/năm), hạt gạo dài, trong, ít dập gãy khi xay xát,
có hƣơng thơm, coi trọng chất lƣợng hơn là năng suất… Chính vì lý do đó ta
thấy rằng giá gạo Thái Lan luôn cao hơn giá gạo Việt Nam. Năng suất lúa ở
Việt Nam đạt trung bình là 57,5 tạ/ha (2014).
Theo dự báo của Ban nghiên cứu kinh tế - Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ,
trong giai đoạn 2007 - 2017, các nƣớc sản xuất gạo ở châu Á sẽ tiếp tục là
nguồn xuất khẩu gạo chính của thế giới bao gồm Thái Lan, Việt Nam, Ấn Độ.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




14
Riêng xuất khẩu gạo của hai nƣớc Thái Lan và Việt Nam sẽ chiếm khoảng
50% tổng sản lƣợng gạo xuất khẩu của thế giới.
Trong “Báo cáo chiến lƣợc về an ninh lƣơng thực Quốc gia đến năm
2020 và tầm nhìn 2030” Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn năm 2008 đã
dự báo tình hình sản xuất và tiêu thụ gạo trên thế giới đến năm 2020 nhƣ sau:

- Trong 10 năm tới, sản xuất lúa gạo trên thế giới tăng chậm do hạn chế
việc mở rộng diện tích gieo cấy, một số nƣớc có diện tích trồng lúa lớn có xu
hƣớng giảm và năng suất lúa kém ổn định khi phải chịu ảnh hƣởng của thiên
tai dịch bệnh.
- Tiêu dùng gạo trên thế giới tiếp tục tăng do tăng dân số, đặc biệt ở
châu Á, châu Phi là hai khu vực sử dụng nhiều lúa gạo. Khu vực Tây bán cầu
và Trung Đông tăng mức tiêu thụ gạo trên đầu ngƣời.
- Nhiều quốc gia xuất khẩu gạo lớn giảm lƣợng gạo xuất khẩu, trong
khi nhu cầu nhập khẩu gạo tăng, nguồn cung thị trƣờng gạo sẽ thiếu hụt so
với cầu, giá gạo trên thị trƣờng thế giới giữ ở mức cao. Theo Bộ Nông nghiệp
Hoa Kỳ, thƣơng mại gạo toàn cầu năm 2008 là 29,4 triệu tấn, giảm 1,3 triệu
tấn so với năm 2007. Dự báo lƣợng gạo thƣơng mại trên thế giới trong thập
kỷ tới sẽ tăng bình quân 2,4% trên năm và sẽ đạt mức 35 triệu tấn vào năm
2017. Tuy nhiên, trƣớc nguy cơ dân số tăng nhanh nhƣ hiện nay, ƣớc tính sẽ
đạt 8 tỉ ngƣời vào năm 2030 và nguy cơ khủng hoảng lƣơng thực toàn cầu, để
đảm bảo an ninh lƣơng thực trong nƣớc, các nƣớc nhƣ Trung Quốc, Ấn Độ,
Pakistan, Hoa Kỳ…giảm lƣợng gạo xuất khẩu, trong khi nhiều nƣớc tăng
lƣợng nhập khẩu.
Lúa lai là một tiến bộ kỹ thuật về di truyền học của thế kỷ XX đã và
đang ứng dụng trên thế giới. Công nghệ sản xuất giống lúa lai đƣợc coi là
cuộc cách mạng thứ 2 (sau cách mạng xanh) trong sản xuất lƣơng thực.
Trung Quốc là nƣớc đầu tiên thành công trong lĩnh vực nghiên cứu sử
dụng ƣu thế lai của lúa. Bắt đầu nghiên cứu lúa lai từ năm 1964, do Yuan và
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




15
cộng sự tiến hành tại đảo Hải Nam, họ đã tìm ra dòng bất dục đực di truyền tế

bào chất và cho rằng đây là công cụ di truyền quan trọng để phát triển lúa lai.
Năm 1973, lô hạt giống lúa lai F1 đƣợc sản xuất ra đầu tiên với sự tham gia
của ba dòng bố mẹ là: dòng bất dục di truyền tế bào chất (Cytoplastmic Male
Sterile - CMS), dòng duy trì bất dục (Maintainer) và dòng phục hồi (Restores)
vào năm 1974 và đƣợc giới thiệu cho sản xuất giống lúa lai cho ƢTL cao,
đồng thời quy trình sản xuất hạt lai ba dòng cũng đƣợc đƣa vào năm 1975
(Yuan và Virmani, 1988)[27]. Năm 1974 Trung Quốc đã giới thiệu một số
giống lúa lai cho ƣu thế cao nhƣ: Shan ƣu 2, Shan ƣu 6, Shan ƣu 63…đồng
thời quy trình kỹ thuật sản xuất hạt lai “ba dòng” đƣợc giới thiệu ra sản xuất
vào năm 1975. Năm 1976, Trung Quốc đã sản xuất đƣợc hạt lai F 1 thƣơng
phẩm để gieo cấy trên diện tích 140.000 ha và cho đến nay quy trình nhân
dòng bố mẹ và sản xuất hạt lai F1 ngày càng hoàn thiện và năng suất tăng lên
vững chắc. Đến năm 2002 diện tích trồng lúa lai ở Trung Quốc đã lên tới 18,7
triệu ha. Với những thành công về lúa lai của Trung Quốc đã mở ra triển vọng
to lớn trong phát triển lúa lai ở nhiều nƣớc trên thế giới.
Nhờ phát minh ra lúa lai, Trung Quốc đã giải quyết đƣợc vấn đề thiếu
hụt lƣơng thực đối với một đất nƣớc đông dân nhất thế giới, hơn một tỷ ngƣời.
Các nhà khoa học Trung Quốc tạo ra giống lúa lai đầu tiên năm 1974. Năm
1976, diện tích lúa lai của Trung Quốc là 12,4 triệu ha, năng suất bình quân 6,9
tấn/ha. Năm 1995, diện tích lúa lai hai dòng là 2,6 triệu ha, chiếm 18 % diện
tích lúa lai của Trung Quốc, năng suất cao hơn lúa lai ba dòng từ 5 - 10 %
(Dƣơng Văn Chín, 2007)[4]. Năm 2006, diện tích gieo trồng lúa lai của Trung
Quốc lên tới 18 triệu ha, chiếm 66 % diện tích trồng lúa cả nƣớc, năng suất
bình quân 7 tấn/ha, cao hơn lúa thuần 1,4 tấn/ha (Trần Đức Viên, 2007)[18].
Ngoài cái nôi là Trung Quốc, lúa lai cũng đã mở rộng ra các nƣớc trồng
lúa châu Á khác nhƣ Ấn Độ, Philipines, Bangladesh, Myanmar, Indonesia, Ai
Cập và Việt Nam, nhờ sự giúp đỡ của tổ chức Lƣơng thực và Nông nghiệp
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN





16
Quốc tế FAO (Food and Agricuture Organization), Viện Nghiên cứu Lúa gạo
Quốc tế IRRI (International Rice Research Institute), Chƣơng trình Phát triển
của Liên Hiệp Quốc UNDP (United Nations Development Programme) và
Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB - Asian Development Bank). Trong
những năm 2001 - 2002 diện tích trồng lúa lai của các nƣớc trên khoảng
800.000 ha; năm 2006 chỉ tính riêng diện tích lúa lai của Việt Nam và
Bangladesh đã đạt 786.429 ha (Tống Khiêm, 2007)[7].
Philippines đặt mục tiêu sản xuất 19,07 triệu tấn lúa trong năm 2014,
tăng lên 20,089 triệu tấn năm 2015 và 20,519 triệu tấn năm 2016. Chính phủ
Philippines đã công bố lộ trình cho chƣơng trình lúa gạo mới, theo đó nƣớc
này đặt mục tiêu sản xuất khoảng 19,07 triệu tấn lúa trong năm 2014, tăng
3,4% so với 18,44 triệu tấn năm 2013. Bên cạnh đó, chính phủ Philippines
cũng dự định tăng diện tích trồng lúa lai từ 72,563 ha hiện tại lên 272.563 ha
bằng cách kêu gọi các công ty tƣ nhân tham gia vào chƣơng trình này. Bộ
Nông nghiệp Philippines (DA) sẽ hỗ trợ kỹ thuật cho các công ty tƣ nhân về
việc sản xuất giống lúa lai [34].
1.3.2. Tình hình sản xuất lúa gạo ở Việt Nam
Việt Nam thuộc khu vực Đông Nam Á, nằm trong vành đai nhiệt đới
gió mùa, rất thích hợp cho phát triển cây lúa.
Cây lúa là cây lƣơng thực chính trong mục tiêu phát triển nông nghiệp
của Việt Nam để đảm bảo vững chắc an ninh lƣơng thực quốc gia và xuất
khẩu. Lúa ở Việt Nam trải dài từ Bắc vào Nam và có 3 vùng trồng lúa chủ yếu
là ĐB Sông Hồng, ĐB Sông Cửu Long và ĐB Duyên hải miền Trung. Trong
đó, ĐB Sông Cửu Long (2,1 triệu ha) và ĐB Sông Hồng (1,7 triệu ha) đƣợc
coi là 2 vựa lúa chính của cả nƣớc.
Về giá cả, Bộ công thƣơng cho biết: Mặc dù bối cảnh chung thị trƣờng
xuất khẩu gạo gặp nhiều khó khăn, xuất khẩu gạo của Việt Nam những tháng

đầu năm 2015 vẫn tăng mạnh về số lƣợng, lúa hàng hóa đƣợc tiêu thụ với
mức giá tốt nhất, không ảnh hƣởng tiêu cực đến chỉ số giá tiêu dùng (CPI).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




17
Dân số Việt Nam vẫn tăng nhanh, đạt 90 triệu ngƣời năm 2013 trong
khi quỹ đất dành cho trồng lúa có hạn, năng suất lúa nhiều vùng, nhất là ĐB
sông Hồng gần nhƣ việc tăng năng suất thêm nữa là rất khó khăn. Tập quán
sản xuất nhỏ, quy mô gia đình, tự cung tự cấp, chạy theo năng suất xem nhẹ
chất lƣợng gạo vẫn phổ biến trong hầu hết các hộ gia đình. Trình độ khoa học
công nghệ, kiến thức thị trƣờng của nông dân còn nhiều hạn chế.
Đứng trƣớc tình hình đó, chiến lƣợc sản xuất lúa của Việt Nam trong
thời gian tới là phấn đấu đạt và duy trì sản lƣợng lúa hàng năm là 40 triệu
tấn/năm, đẩy mạnh sản xuất các giống lúa có chất lƣợng cao, dành 1 triệu ha
để sản xuất lúa phục vụ mục tiêu xuất khẩu, duy trì, chọn lọc, lai tạo và nhập
khẩu các giống lúa có chất lƣợng cao phục vụ cho yêu cầu của sản xuất là một
nhiệm vụ sống còn và phải đạt thành chƣơng trình cấp quốc gia và phải huy
động cả “4 nhà” (Nhà nƣớc, nhà khoa học, nhà nông và nhà doanh nghiệp)
cùng tham gia thì mới hy vọng đạt đƣợc kết quả nhƣ mong đợi.
Cần tập trung phát triển sản xuất lƣơng thực ở những vùng và tiểu vùng
trọng điểm, phấn đấu tăng sản lƣợng lƣơng thực bình quân đầu ngƣời trên 450
kg/ngƣời/năm, nâng cao chất lƣợng sản xuất và chế biến lƣơng thực đáp ứng
nhu cầu tiêu dùng, dự trữ và xuất khẩu.
Qua Bảng 1.3 ta thấy rằng: Diện tích trồng lúa của nƣớc ta giữ ở mức
ổn định từ 7,4 - 7,9 triệu ha, năng suất qua các năm trở lại đây có chiều hƣớng
tăng: 52,34 tạ/ha (2008) tăng dần qua các năm và đạt 57,70 tạ/ha (2015). Do
đó sản lƣợng cũng tăng theo từ 38,7 triệu tấn (năm 2008) đến 45,2 triệu tấn

(năm 2015).

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




×