Tải bản đầy đủ (.pdf) (91 trang)

Các chính sách của chúa Nguyễn Hoàng ở vùng đất Thuận Quảng thế kỷ XVI - XVII

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (963.52 KB, 91 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA LỊCH SỬ
===o0o===

PHÙNG THỊ LAN HƢƠNG

CÁC CHÍNH SÁCH CỦA CHÚA
NGUYỄN HOÀNG Ở VÙNG ĐẤT THUẬN
QUẢNG THẾ KỶ XVI - XVII

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam

HÀ NỘI - 2017


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình tìm hiểu, nghiên cứu khoá luận này em gặp khó khăn,
bỡ ngỡ nhưng dưới sự chỉ bảo tận tình của Giảng viên Nguyễn Văn Nam, em
đã từng bước tiến hành và hoàn thành khoá luận với đề tài “Các chính sách
của chúa Nguyễn Hoàng ở vùng đất Thuận Quảng thế kỷ XVI - XVII”. Em xin
chân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của thầy.
Qua đây em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến thầy cô giáo trong khoa Lịch
Sử, các thầy cô trong trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 đã tạo điều kiện giúp
đỡ em hoàn thành khoá luận tốt nghiệp này.
Em xin chân thành cảm ơn
Hà Nội, ngày 21 tháng 4 năm 2017.
Sinh viên

Phùng Thị Lan Hƣơng



LỜI CAM ĐOAN
Khóa luận của em được hoàn thành dưới sự hướng dẫn của thầy giáo
Nguyễn Văn Nam cùng với sự cố gắng của bản thân.
Em xin cam đoan những nội dung và kết luận trong khóa luận này là kết
quả nghiên cứu của bản thân, không trùng lập với bất kì kết quả khác nào.
Hà Nội, ngày 21 tháng 4 năm 2017
Sinh viên

Phùng Thị Lan Hƣơng


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................................ 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ......................................................................................... 3
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................................ 5
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................................. 6
5. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................... 6
6. Đóng góp của đề tài .................................................................................................... 6
7. Bố cục của đề tài ......................................................................................................... 7
CHƢƠNG 1: CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN CHÍNH SÁCH CỦA
CHÚA NGUYỄN HOÀNG Ở VÙNG ĐẤT THUẬN QUẢNG THẾ KỶ
XVI - XVII. ...................................................................................................... 8
1.1. HOÀN CẢNH LỊCH SỬ....................................................................................... 8
1.1.1. Hoàn cảnh thế giới................................................................................................ 8
1.1.2. Bối cảnh Đại Việt thế kỷ XVI - XVII ...............................................................10
1.2. XỨ THUẬN QUẢNG TRƯỚC NĂM 1570 ......................................................13
1.2.1. Thuộc quyền quản lý của quốc gia Chăm pa ...................................................13
1.2.2. Quá trình mở rộng và những cuộc xung đột giữa Đại Việt với Champa .......16

1.2.2.1. Ngô-Đinh-Tiền Lê .............................................................................. 16
1.2.2.2. Thời nhà Lý .....................................................................................................18
1.2.2.3. Thời nhà Trần ..................................................................................................22
1.2.2.4. Thời nhà Hồ .....................................................................................................26
1.2.2.5. Thời Lê.............................................................................................................27
1.3. VÀI NÉT VỀ CHÚA NGUYỄN HOÀNG ........................................................29
Tiểu kết chƣơng 1:………………………………………………………….32


CHƢƠNG 2 NỘI DUNG CÁC CHÍNH SÁCH CỦA CHÚA NGUYỄN
HOÀNG Ở VÙNG ĐẤT THUẬN QUẢNG THẾ KỶ XVI - XVII........... 36
2.1. VỀ CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI .................................................................................36
2.1.1. Về chính trị .........................................................................................................36
2.1.1.1. Trấn thủ Thuận Hóa - Quảng Nam ................................................................36
2.1.1.2. Mở mang bờ cõi về phía Nam. .......................................................................42
2.1.1.3. Quan hệ ngoại giao..........................................................................................45
2.1.1.3.1. Quan hệ ngoại giao với triều đình Lê - Trịnh ở phía Bắc..........................45
2.1.1.3.2. Quan hệ ngoại giao với nước Chăm pa ......................................................48
2.1.2. Về xã hội..............................................................................................................49
2.2. VỀ KINH TẾ ........................................................................................................52
2.2.1. Nông nghiệp .......................................................................................................52
2.2.2. Thủ công nghiệp .................................................................................................55
2.2.3. Thương nghiệp ...................................................................................................57
Tiểu kết chƣơng 2…………………………………………………………..63
CHƢƠNG 3: TÁC ĐỘNG CÁC CHÍNH SÁCH CỦA CHÚA NGUYỄN
HOÀNG Ở VÙNG ĐẤT THUẬN QUẢNG THẾ KỶ XVI - XVII........... 65
3.1. TÍCH CỰC ............................................................................................................65
3.1.1. Chính trị - xã hội.................................................................................................65
3.1.2. Kinh Tế ...............................................................................................................71
3.1.2.1. Nông nghiệp ....................................................................................................71

3.1.2.2. Thủ công nghiệp và thương nghiệp ...............................................................73
3.2. HẠN CHẾ .............................................................................................................75
Tiểu kết chƣơng 3 .......................................................................................... 74
KẾT LUẬN .................................................................................................... 81
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 83



MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong lịch sử lập quốc và phát triển đất nước của ta thời kỳ các chúa
Nguyễn và vương triều Nguyễn (1558-1945) kéo dài gần 400 năm là thời kỳ
mở rộng đất nước với quy mô lớn nhất (từ Phú Yên vào đến Hà Tiên), đồng
thời cũng là thời kỳ có những thay đổi sâu sắc trong đời sống xã hội do sự
hiện diện của một khối lượng đông đảo người nước ngoài, cả phương Đông
và phương Tây.
Công lao mở mang bờ cõi từ Thuận Hóa, Quảng Nam vào đến vùng
đồng bằng Sông Cửu Long của các chúa Nguyễn thời gian từ giữa thế kỷ XVI
- XVIII. Công cuộc khai phá với những chính sách và biện pháp tích cực của
chính quyền của Nguyễn đã biến vùng Thuận Quảng còn hoang sơ vào giữa
thế kỷ XVI trở thành vùng kinh tế phát triển làm bàn đạp cho công cuộc mở
mang bờ cõi về phía Nam. Vào khoảng thế kỷ XVII - XVIII vùng đồng bằng
sông Cửu Long là vựa lúa của Đàng Trong với năng suất đạt tới 100, 200, 300
lần. Các nghề thủ công, quan hệ hàng hóa tiền tệ trong nước và quan hệ mậu
dịch với nước ngoài đều phát triển nhanh chóng. Một loạt các đô thị, thương
cảng đã ra đời thu hút nhiều thuyền buôn và thương gia nước ngoài, kể cả các
công ty phương Tây như Hà Lan, Anh, Pháp…. chúa Nguyễn Hoàng có công
trong sự nghiệp khai phá và phát triển vùng đất mới, mở rộng lãnh thổ xuống
phía Nam bao gồm cả các hải đảo ven bờ và quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa
trên biển đông.

Nguyễn Hoàng – vị chúa đầu tiên trong lịch sử và những người kế
nghiệp ông đã từng bước biến Thuận Quảng thành một vùng đất độc lập về ý
nghĩa chính trị, quân sự, lãnh thổ lẫn kinh tế, văn hóa, xã hội để tạo nên một
Đàng Trong phân biệt với Đàng Ngoài. Đàng Trong chỉ thực sự xuất hiện khi
vùng đất Thuận Quảng thực hiện quá trình ly khai và đối lập với chính quyền

1


nhà Lê – Trịnh về mặt chính trị, quân sự, lãnh thổ và vươn tới một trình độ
phát triển nhất định về kinh tế - xã hội. Trên cơ sở mối liên hệ tác động qua
lại giữa hai quá trình này mà Đàng Trong với những đặc điểm lịch sử của nó
đã được hình thành. Với tài trí, mưu lược và đức độ của mình Nguyễn Hoàng
không chỉ mở rộng bờ cõi nước Nam ta, xậy dựng lực lượng quân đội mạnh
đối phó với giặc ngoại xâm, ông còn mang đến cho nhân dân cuộc sống ấm
no, yên bình trong một thời gian dài.
Nghiên cứu Đàng Trong góp phần khôi phục, làm rõ những chính sách
mà Nguyễn Hoàng đã thực thi trên vùng đất Thuận Quảng vào thời gian ông
làm trấn thủ. Điều này có ý nghĩa quan trọng khi nghiên cứu lịch sử phát triển
vùng đất Thuận Quảng từ khi hòa nhập vào dòng chảy lịch sử Việt Nam
(trước đó là của Champa). Đồng thời góp phần làm rõ, đánh giá đúng vai trò,
công trạng của Nguyễn Hoàng đối với lịch sử dân tộc thông qua việc nhận xét
tác động, ảnh hưởng của các chính sách đến tình hình kinh tế, chính trị, xã hội
nơi đây.
Ngoài ra nghiên cứu Đàng Trong cũng góp phần tri ân một danh nhân
(Nguyễn Hoàng– người đặt nền móng cho các chúa Nguyễn Nam tiến), những
thế hệ tiền nhân có công dựng nghiệp mở mang bờ cõi. Điều này có ý nghĩa
quan trọng giáo dục thế hệ sau trân trọng, gắng sức với công cuộc xây dựng
và phát triển xứ Thuận Quảng cũng như đất nước hiện nay. Nghiên cứu Đàng
Trong cũng góp phần giải quyết những vấn đề thực tiễn phức tạp, những quan

điểm phiến diện về lịch sử chủ quyền quốc gia dân tộc. Vì thế tác giả quyết
định chọn đề tài “Các chính sách của chúa Nguyễn Hoàng ở vùng đất
Thuận Quảng thế kỷ XVI - XVII” làm khóa luận tốt nghiệp của mình.

2


2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Các chính sách của chúa Nguyễn Hoàng ở xứ Thuận Quảng là đề tài thu
hút được các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước quan tâm, tìm hiểu. Có rất ít
công trình (tác phẩm) đi sâu nghiên cứu tập trung về các chính sách của
Nguyễn Hoàng ở vùng đất Thuận Quảng thế kỷ XVI - XVII.
Cuốn “Đại Nam Thực Lục Tiền Biên”của Quốc sử quán triều Nguyễn
biên soạn ghi chép về sự nghiệp của 9 chúa Nguyễn, bắt đầu từ Nguyễn
Hoàng (Thái tổ Gia Dụ hoàng đế) vào trấn thủ Thuận Hóa (1558) đến hết đời
Nguyễn Phước Thuần (Duệ tông Hiếu định hoàng đế), tức là đến năm Nguyễn
Phước Thuần mất (1777). Đây là cuốn sách đề cập đến tiểu sử các chúa
Nguyễn, chính sách, việc làm của các chúa, trong đó có Nguyễn Hoàng nhưng
chưa đầy đủ và chuyên sâu vì trình bày còn sơ lược. Cuốn sách được coi là
nguồn sử liệu quý báu để nghiên cứu đề tài.
Cuốn “Đại Việt Sử Ký Toàn Thư” trọn bộ do Nhà xuất bản Thời đại ấn
hành trong phần Đại Việt sử ký bản kỷ thực lục quyển XV có nói về chúa
Nguyễn Hoàng và việc làm của chúa Nguyễn Hoàng đối với triều đình nhà Lê
và vùng đất Quảng Nam. Đây là cuốn sách giúp tác giả tìm hiểu thêm về các
chính sách ngoại giao, mở mang bờ cõi của chúa Nguyễn Hoàng.
Cuốn “Việt sử xứ Đàng Trong” của Phan Khoang, Nhà xuất bản khoa
học xã hội, xuất bản năm 1970, là một công trình nghiên cứu về sự hình thành
phát triển và quá trình gần như diệt vong của xứ Đàng Trong dưới thời các
chúa Nguyễn. Sách bao quát các lĩnh vực: kinh tế, xã hội, quân sự….của một
vùng đất mới, dần phát triển thành một trung tâm giao thương của khu vực

nhờ chính sách khuyến khích ngoại thương của chúa Nguyễn. Như vậy tác
phẩm đã cung cấp một cái nhìn chân thực nhất về các lĩnh vực kinh tế, xã hội,
quân sự vùng đất Thuận Quảng thời kỳ Nguyễn Hoàng trấn thủ.

3


Hay cuốn “Xứ Đàng Trong- Lịch sử kinh tế xã hội Việt Nam XVIIXVIII” của Litana, xuất bản năm 1999, cho thấy cái nhìn tổng quát về tình
hình kinh tế, xã hội Thuận Quảng từ thế kỷ XVII-XVIII trong đó có vài nét về
chính sách di dân, kinh tế, xã hội hai xứ Thuận Quảng dưới thời Nguyễn
Hoàng.
Cuốn “Hội thảo Tam Kỳ về vai trò lịch sử dinh trấn Quảng Nam”, của
nhà văn hóa Thông tin Quảng Nam, xuất bản tháng 9/2002 đề cập tới một số
vấn đề về lịch sử, địa lý, văn hóa, con người Quảng Nam. Đặc biệt cuốn sách
tập trung làm rõ vai trò của dinh chấn Thanh Chiêm trong việc phát triển xứ
Đàng Trong nói riêng và trong sự nghiệp dựng nước và gữi nước của cả dân
tộc nói chung của chúa Nguyễn.
Cuốn “Đại cương lịch sử Việt Nam” tập 1, do Trương Hữu Quýnh chủ
biên xuất bản năm 2001, “Giáo trình lịch sử Việt Nam” tập 3 do Nguyễn Minh
Cảnh chủ biên, xuất bản năm 2001. Các tác phẩm này hầu hết trình bày về tổ
chức bộ máy chính quyền, hoạt động kinh tế Đàng Trong và Đàng Ngoài chứ
chưa tập trung đi sâu nghiên cứu các chính sách của chúa Nguyễn Hoàng trên
vùng đất Thuận Quảng thế kỷ XVI - XVII.
Ngoài ra cuốn “Kỷ yếu hội thảo chúa Nguyễn và vương triều Nguyễn
trong lịch sử Việt Nam từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XVIII” của Hội khoa học lịch
sử Việt Nam, xuất bản năm 2008 đã bàn nhiều vấn đề về chúa Nguyễn Hoàng
và vương triều Nguyễn dưới nhiều góc nhìn khác nhau, trong đó đề cập đến
chính sách kinh tế, quân sự, vấn đề khai mở đất đai của chúa Nguyễn Hoàng,
vai trò của chúa Nguyễn Hoàng đối với vùng đất Thuận Quảng.
Ngoài ra vấn đề này còn được đề cập đến trong tác phẩm: “Lịch sử Việt

Nam từ nguồn gốc đến thế kỷ XIX”, Nhà xuất bản Khoa học xã hội của tác giả
Đào Duy Anh, xuất bản năm 2013, cuốn “ Lịch sử Việt Nam” tập II, Nhà xuất
bản giáo dục của Phan Huy Lê là công trình nghiên cứu về các triều đại phong

4


kiến Việt Nam trong đó có Chúa Nguyễn Hoàng. Tuy nhiên chỉ nhắc đến sự
kiện năm 1558 chúa Nguyễn Hoàng vào trấn thủ Thuận Hóa mà chưa đề cập
đến các chính sách của chúa Nguyễn Hoàng đối với vùng đất này.
Hay bài viết: “Xứ Đàng Trong trong các mối quan hệ và tương tác quyền
lực khu vực” của tác giả Nguyễn Văn Kim, Tạp chí nghiên cứu lịch sử, số 6
(363). Tác giả trình bày mối quân hệ về chính trị- kinh tế- xã hội của xứ Đàng
Trong đối với các nước khu vực. Tuy nhiên tác phẩm chỉ đề cập đến những
khía cạnh nhất định chưa đi sâu về việc làm, chính sách của chúa Nguyễn
Hoàng ở vùng đất Thuận-Quảng thế kỷ XVI - XVII.
Như vậy đã có một số công trình nghiên cứu tìm hiểu về đề tài trên
nhiều khía cạnh khác nhau nhưng chưa có công trình nào nghiên cứu chuyên
sâu cũng như đề cập một cách đầy đủ có hệ thống về vấn đề này. Tuy nhiên,
những công trình nghiên cứu trên là tài liệu quý báu cho tác giả kế thừa khi
thực hiện đề tài của mình.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của đề tài nhằm làm rõ các chính sách của Nguyễn
Hoàng ở vùng đất Thuận Quảng thế kỷ XVI - XVII, qua đó thấy được lịch sử
vùng đất và vai trò cũng như công lao to lớn của chúa Nguyễn Hoàng đối với
công cuộc khai phá lãnh thổ, mở mang vùng đất Đàng Trong.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Nhiệm vụ của bài nghiên cứu cần làm sáng rõ những vấn đề sau:
1. Các nhân tố tác động đến những chính sách của Nguyễn Hoàng ở

vùng đất Thuận Quảng thế kỷ XVI - XVII
2. Nội dung các chính sách sách của Nguyễn Hoàng ở vùng đất Thuận
Quảng thế kỷ XVI - XVII

5


3. Tác động của các chính sách đối với vùng đất Thuận Quảng thế kỷ
XVI - XVII
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu về Chúa Nguyễn Hoàng: các chính sách, chủ
trương, biện pháp, quá trình mở rộng lãnh thổ mà chúa Nguyễn Hoàng tiến
hành ở vùng đất Thuận Quảng thế kỷ XVI - XVII.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Về không gian: Bài viết tập trung nghiên cứu các chính sách của chúa
Nguyễn Hoàng ở vùng đất Thuận Quảng vào thế kỷ XVI - XVII. Tức là các
tỉnh: Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam ngày nay.
Về thời gian: Khóa luận tập trung nghiên cứu các chính sách của chúa
Nguyễn Hoàng ở vùng đất Thuận Quảng vào thế kỷ XVI - XVII. Trong quá
trình nghiên cứu đề tài tác giả có mở rộng thời gian trước và sau thế kỷ XVI XVII thuộc thời kỳ trung đại để so sánh, đánh giá vai trò của chúa Nguyễn
Hoàng - người đề ra chính sách ở vùng đất Thuận Quảng thế kỷ XVI - XVII.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để nghiên cứu đề tài, khóa luận sử dụng các phương pháp như: Phương
pháp lịch sử, phương pháp logic, phương pháp thống kê, phương pháp hệ
thống tư liệu, tổng hợp đánh giá….Trong đó phương pháp chính của đề tài là
phương pháp logic và lịch sử nhằm đảm bảo tính khoa học của quá trình phân
tích, lý giải các sự kiện.
6. Đóng góp của đề tài
Về mặt khoa học: Công trình lần đầu tiên đã tập hợp được một hệ thống

các nguồn tư liệu để nghiên cứu một cách hệ thống khoa học về đề tài. Qua
đó, công trình đã làm rõ các chính sách của chúa Nguyễn Hoàng ở vùng đất
Thuận Quảng thế kỷ XVI - XVII. Từ đó tái hiện lại một bức tranh khái quát

6


dưới thời chúa Nguyễn Hoàng về tình hình kinh tế, chính trị, xã hội ở vùng
đất Thuận Quảng nói riêng và Đàng Trong nói chung. Qua đó cũng làm nổi
bật lên công lao to lớn của chúa Nguyễn Hoàng đối với vùng đất Thuận
Quảng và đối với lịch sử dân tộc.
Công trình là nguồn tài liệu để tìm hiểu các vấn đề về Lịch sử Việt Nam
cổ trung đại, tìm hiểu vai trò các chúa Nguyễn, tìm hiểu Lịch sử xứ Đàng
Trong, công cuộc Nam tiến của dân tộc ta…dùng trong sách giáo trình,
chuyên đề nghiên cứu lịch sử.
Về mặt thực tiễn: Việc nghiên cứu đề tài có vai trò rất quan trọng. Từ đó
có thể rút ra bài học, kinh nghiệm bổ ích, có ý nghĩa sâu sắc đối với sự phát
triển của vùng đất Thuận Quảng hiện nay, đặc biệt là chính sách di dân lập
vùng kinh tế mới trong cả nước giai đoạn hiện nay.
7. Bố cục của đề tài
Ngoài phần mở đầu và kết luận, tài liệu tham khảo, đề tài được chia làm
3 chương:
Chương 1: Các nhân tố tác động đến những chính sách của chúa Nguyễn
Hoàng ở vùng đất Thuận Quảng thế kỷ XVI - XVII
Chương 2: Nội dung các chính sách của chúa Nguyễn Hoàng trên vùng
đất Thuận-Quảng thế kỷ XVI - XVII
Chương 3: Tác động các chính sách của chúa Nguyễn Hoàng trên vùng
đất Thuận-Quảng thế kỷ XVI - XVII

7



Chƣơng 1
CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN CHÍNH SÁCH
CỦA CHÚA NGUYỄN HOÀNG Ở VÙNG ĐẤT
THUẬN QUẢNG THẾ KỶ XVI - XVII
1.1. HOÀN CẢNH LỊCH SỬ
1.1.1. Hoàn cảnh thế giới
Thế kỷ XIV - XV những mầm mống đầu tiên của chủ nghĩa tư bản đã
xuất hiện ở một số nước và thành thị tiên tiến ở Châu Âu như Ý, Hà Lan,
Anh, Pháp….Cũng từ đó những nước này chế độ phong kiến đi vào quá trình
tan rã, quốc gia dân tộc được hình thành và thời đại phục hưng văn hoá bắt
đầu. Lúc này là giai đoạn quá độ, khi mà các đẳng cấp phong kiến cũ đã suy
thóai và giai cấp tư sản đã hình thành từ tầng lớp thị dân trung đại, và khi mà
giữa hai bên đối địch nhau chưa bên nào thắng bên nào, lúc ấy qúy tộc phong
kiến bắt tay với tư bản để tiêu trừ phong kiến cát cứ và phong trào nông dân
đang lên mạnh. Ðây cũng là thời kỳ bắt đầu những cuộc cách mạng về tư
tưởng và văn hóa sâu sắc (đấu tranh giữa hai ý thức hệ tôn giáo phản động và
ý thức hệ tư sản tiến bộ), biểu hiện qua các phong trào cải cách tôn giáo, văn
hóa phục hưng. Trong giai đoạn này, do tác động của những điều kiện kinh tế
- xã hội và tư tưởng mới, phong trào của nông dân và thị dân nổ ra rất mạnh
mẽ, biến thành cuộc chiến tranh nông dân thực sự, mang tính chất hoàn toàn
mới là thủ tiêu chế độ phong kiến và vương quyền. Tất cả những điều đó đã
làm cho giai đọan các thế kỷ XVI - XVII, trở thành một giai đoạn đặc biệt
trong lịch sử, khác về chất với giai đoạn phong kiến phát triển trước đó (thế
kỷ XI - XV), cũng như với các thế kỷ tiếp theo của chủ nghĩa tư bản công
nghiệp (thế kỷ XVIII - XIX). Quy luật những quan hệ sản xuất tất yếu phải
phù hợp với tính chất của lực lượng sản xuất đã biểu hiện rất rõ ràng và đẩy
nhanh sự tan rã của chế độ phong kiến.


8


Vào đầu thế kỷ XVI sau quá trình tích luỹ nguyên thuỷ của tư bản, chủ
nghĩa tư bản đã ra đời ở một số nước Tây Âu. Những cuộc phát kiến địa lý
cuối thế kỷ XV - XVI (năm 1942 Chirstop Colombo tìm ra Châu Mỹ, năm
1498 Vasco Da Gama tìm ra đường biển ven bờ biển Nam Phi sang Châu Á)
mở đường cho các nước phương Tây đi xâm chiếm thuộc địa, cướp bóc vàng
bạc, tìm kiếm thị trường và hàng hoá. Sau những phát kiến đó, mối liên hệ
đường biển giữa Châu Âu với Châu Á, Châu Mỹ được thiết lập, khái niệm thế
giới mở rộng và đồng thời chủ nghĩa tư bản đang phát triển ở Tây Âu bắt đầu
bành trướng thế lực sang phương Đông. Đứng về mặt quan hệ kinh tế - xã hội
đây là lúc các nước Tây Âu chuyển từ chế độ phong kiến lên chủ nghĩa tư bản
và bắt đầu cuộc xâm chiếm thuộc địa trong lúc ở các nước phương Đông,
quan hệ phong kiến vẫn chiếm địa vị thống trị.
Vào thế kỷ XV, XVI trong số các nước phương Tây Tây Ban Nha và Bồ
Đào Nha là hai nước phát triển sớm nhất, đang đua nhau xâm chiếm và cướp
đoạt thuộc địa. Do sự cạnh tranh giữa hai nước, năm 1494 Giáo hoàng La-Mã
phân chia khu vực: Tây - Ban - Nha phát triển về Tây Bán cầu, Bồ Đào Nha
về Đông bán cầu. Vì vậy Bồ Đào Nha là nước phương Tây đầu tiên bành
trướng thế lực sang phương Đông lập những căn cứ ở Goa (Ấn Độ), Mã lai,
Indonexia, Áo - môn (Trung - quốc). Nhưng Bồ Đào Nha cũng như Tây Ban
Nha lúc đó là những nước phong kiến, kinh tế thành thị không phát triển lắm,
nên của cải cướp đoạt về phần lớn rơi vào tay chúa phong kiến dùng để ăn
tiêu hoang phí và nhanh chóng lọt sang các nước kinh tế phát triển hơn.
Hà Lan là nước có nền công thương nghiệp phát triển và sau cuộc cách
mạng vào cuối thế kỷ XVI trở thành nước tư bản đầu tiên. Hà Lan vượt qua
Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, chiếm địa vị thứ nhất trong nền thương mại thế
giới thế giới vào đầu thế kỷ XVII. Công ty Đông Ấn của Hà Lan thành lập
năm 1602 là công cụ để tư bản Hà Lan phát triển thế lực sang Châu Á. Cũng


9


từ thế kỷ XVII, Anh và Pháp bắt đầu cạnh tranh với Bồ Đào Nha, Hà Lan
trong việc buôn bán với Phương Đông. Giữa thế kỷ XVII cách mạng tư sản
thắng lợi ở Anh. Công ty Đông Ấn của Anh ngày càng đẩy mạnh hoạt động,
xâm chiếm Ấn Độ, mở rộng buôn bán với Indonexia, Nhật Bản và các nước
khu vực Thái Bình Dương.Vào thế kỷ XVII nước Pháp xâm chiếm Ma-Đaga-xca nhiều vùng ở Ấn Độ và cạnh tranh gay gắt với Anh. Trong hoàn cảnh
chung của thế giới thế kỷ XVI - XVII các nước Bồ - Nha - Nha rồi đến Hà
Lan, Anh, Pháp bắt đầu buôn bán với nước ta.
Về phía Trung Quốc một mặt, sự phát triển kinh tế trong thời nhà Minh
đã kích thích trào lưu mậu dịch đối ngoại, mặt khác phong trào di dân sang
các nước Nam dương đã tạo thêm nhiều căn cứ ở hải ngoại cho cuộc thông
thương. Do đó từ thế kỷ XVII, sự thông thương của Trung Quốc với Đàng
Trong ngày càng được tăng cường.
Về phía Nhật Bản, đầu thế kỷ XVII Mạc phủ Tokugawa ban hành chính
sách “mở cửa”, tạo điều kiện thuận lợi cho tàu buôn Nhật Bản đi buôn bán ở
nước ngoài. Thuyền buôn Trung Quốc, Nhật Bản hoạt động ráo riết trên các
cảng biển Đàng Trong như: Hội An (Quảng Nam), Nước Mặn (Bình
Định)......góp phần tạo nên không khí buôn bán nhộn nhịp trong khu vực
Đông Nam Á cũng như ở Đàng Trong.
1.1.2. Bối cảnh Đại Việt thế kỷ XVI - XVII
Đầu thế kỷ XVI Nhà Lê suy yếu. Tầng lớp thống trị nhà Lê ăn chơi xa
đoạ, truỵ lạc. Triều đình và bộ máy quan lại ngày càng hủ bại thối nát. Các
vua Lê và triều thần ngày đêm miệt mài trong những cuộc truy hoan và bày ra
những trò chơi xa xỉ, xây dựng lâu đài, cung điện rất tốn kém. Nhân dân đã
mỉa mai gọi vua Uy Mục (1505-1509) là “vua quỷ” và Tương Dực (15101516) là “vua lợn”. Chân tướng của chế độ quân chủ chuyên chế bộc lộ rõ qua
bài hịch của nhóm quan lại chống Uy Mục: “Trước đã hết là lạm thưởng


10


không biết, dân đã cùng mà lạm thu không cùng. Phú thuế thu đến tơ tóc mà
dùng như bùn đất, bạc ngược như Tần Chính, đãi công thần như chó ngựa,
coi dân chúng như cỏ rác” 17; tr.286. Dưới sự thống trị của triều đình
chuyên chế đồ bại đời sống của nhân dân ngày càng chìm đắm trong cảnh tối
tăm cơ cực. Tô thuế và lao dịch không ngừng tăng lên, đè nặng lên cuộc sống
quanh năm lao động vất vả của người nông dân. Bọn địa chủ, quan lại còn ra
sức chiếm đoạt ruộng đất, đe doạ nền kinh tế nhỏ của nông dân. Rõ ràng cái
trật tự của nhà Lê đã trở thành chướng ngại vật cho bước tiến của đất nước.
Quyền sở hữu ruộng đất tối cao của nhà vua đã kìm hãm chế độ tư hữu là yêu
cầu phát triển mới của sức sản xuất và là tiền đề cần thiết cho sự mở rộng nền
kinh tế hàng hoá. Kinh tế điền trang thái ấp bị thủ tiêu nhưng chế độ tập
quyền chuyên chế với nguyên lý ai nắm chính quyền mới được chi phối của
cải xã hội gây ra những cuộc tranh chấp trong nội bộ phong kiến, đưa ra hậu
quả là cát cứ và nội chiến. Trong lúc đó, lực lượng sản xuất chủ yếu là nông
dân bị áp bức, bóc lột ngày càng nặng nề, đời sống ngày càng chìm đắm trong
cảnh tối tăm cơ cực, chỉ tính riêng thuế đinh, từ 8 tiền mỗi người đã tăng lên 1
quan 2 tiền. Năm 1510 nhà Lê cho phép quan lại được quyền phát hiện những
ruộng đất gọi là “ẩn lậu” để chiếm của tư. Pháp lệnh này trong thực tế là
nhằm hợp pháp hoá việc bọn quan lại cướp đoạt ruộng đất của nhân dân. Vì
vậy mâu thuẫn giữa nhân với chế độ nhà Lê là mâu thuẫn cơ bản làm bùng nổ
các cuộc khởi nghĩa của nông dân và những xung đột triền miên giữa các phe
phái phong kiến. Cũng từ đầu thế kỷ XVI các cuộc tranh giành, thoán đoạt và
xung đột giữa các phe phái phong kiến diễn ra gay gắt. Đây là hậu quả do chế
độ chuyên chế đẻ ra và trở thành bệnh kinh niên của chế độ này khi mà nhiệm
vụ thống nhất quốc gia và chống ngoại xâm đã được hoàn thành về cơ bản.
Các thế lực phong kiến nổi dậy cát cứ tranh giành quyền lực và nổi trội hơn
cả thế lực của Mạc Đăng Dung. Năm 1527 Mặc Đăng Dung lên ngôi lập ra


11


nhà Mạc. Nhà Mạc tuy thắng thế nhưng cũng chỉ là một tập đoàn phong kiến
quân phiệt vì lợi ích của dòng họ mà cướp quyền đoạt vị. Mặc dù trong những
năm đầu nhà Mạc những năm đầu cũng bắt tay vào xây dựng củng cố đất
nước nhưng chỉ một thời gian ngắn triều đình nhà Mạc suy thoái do cách giải
quyết mâu thuẫn theo kiểu giai cấp phong kiến như vậy không thể đưa đến sự
thống nhất quốc gia mà chỉ làm gay gắt thêm các mối xung đột và dẫn đến
tình trạng cát cứ, nội chiến kéo dài.
Họ Mạc vừa lên nắm chính quyền thì các phe phái phong kiến đối lập
nấp dưới chiêu bài khôi phục triều đại chính thống, nổi lên ở nhiều nơi.
Do không chấp nhận chính quyền nhà Mạc nên một số triều thần nhà Lê,
đứng đầu là nguyễn Kim đã nêu danh nghĩa “phù Lê diệt Mạc” nổi dậy ở
Thanh Hoá. Một nhà nước mới được thành lập ở đây sử cũ gọi là Nam triều
phân biệt với Bắc triều của nhà Mạc. Chiến tranh Nam Bắc triều kéo dài cho
đến cuối thế kỷ XVI triều Mạc bị lật đổ. Năm 1592 Nam triều thắng Bắc triều
và chiếm được thành Thăng Long. Nhưng các thế lực quân sự họ Mạc còn
chiếm cứ nhiều nơi, tiếp tục chống lại họ Trịnh trong một thời gian sau đó rút
lên Cao bằng cho đến những năm 70 của thế kỷ XVII. Cuộc xung đột vẫn tiếp
diễn và nhân dân vẫn chịu đựng những hậu quả tai hại của chiến tranh.
Trong lúc đó vùng phía Nam của đất nước từ trước khi cuộc nội chiến
Nam Bắc triều kết thúc đã hình thành một cơ sở cát cứ mới và ở đấy đang
nhen nhóm lên ngọn lửa chiến tranh còn ác liệt và kéo dài hơn. Đó là cuộc cát
cứ của tập đoàn phong kiến họ Nguyễn và cuộc nội chiến Trịnh - Nguyễn.
Trong nội bộ Nam triều từ sau khi Nguyễn Kim chết đã nảy sinh mâu thuẫn
giữa 2 dòng họ phong kiến Trịnh- Nguyễn. Trịnh Kiểm nắm mọi quyền hành
trong tay đang âm mưu tức thoán đoạt thế lực để xây dựng chính quyền thế
tập họ Trịnh. Nguyễn Hoàng con trai Nguyễn Kim phải vận động xin vào trấn

thủ Thuận Hoá (1588) và kiêm trấn thủ Quảng Nam (1570) để xây dựng lực

12


lượng cát cứ. Vùng Thuận Quảng từ đó trở thành giang sơn riêng của tập đoàn
phong kiến họ Nguyễn. Kết cục của cuộc nội chiến Trịnh - Nguyễn là hai bên
không thôn tính, tiêu diệt được nhau bằng chiến tranh nên phải tạm thời đình
chiến, vạch đôi đất nước làm giang sơn riêng của hai dòng họ. Sông Gianh
được quy định làm giới tuyến: phía Bắc họ Trịnh, thường gọi là Đàng Ngoài
hay Bắc Hà, phía Nam họ Nguyễn thường được gọi là Đàng Trong hay Nam
Hà. Từ đó hai tập đoàn thống trị ra sức củng cố nền thống trị của mình và âm
mưu biến mỗi miền thành quốc gia riêng biệt.
Như vậy với tình hình lúc bấy giờ triều lê đổ nát. Bùng nổ chiến tranh
giữa các phe phái phong kiến, nhà Mạc xuất hiện đoạt ngôi nhà Lê, Nguyễn
Kim bị giết (1545), Trịnh Kiểm lên thay. Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ thành bãi
chiến trường. Nhân dân dắt díu vào Thuận Quảng.
1.2. XỨ THUẬN QUẢNG TRƢỚC NĂM 1570
1.2.1. Thuộc quyền quản lý của quốc gia Chăm pa
Thuận Hoá và Quảng Nam trước đây thuộc nước Chiêm Thành đời
Tống, nước Lâm Ấp đời Đường, mà đời Hán chỉ là đất một huyện tượng Lâm
thôi. Đường thư, địa lý chí chép rằng: “An nam đạo Tĩnh hải quân tiết độ sứ
quản 12 châu là Giao, Lục, Phong, Ái, Hoan, Diễn, Trường, Phúc Lộc,
Thang, Chi, Võ-an, Võ Nga. Thời bấy giờ Chiêm Thành trước gọi là lâm Ấp,
lại gọi là Hoàng vương quốc, không biết phân giới hạn ở chỗ nào. Nhưng địa
lý chí lại chép có năm huyện của Giáp-Châu Hoành- Sơn quận, hoặc giả đó
là đất Thuận Hoá ngày nay”. 11; tr.32.
Ở vùng đất này chủ yếu là người Chàm sinh sống. Tổ tiên của người
Chàm từ các đảo Mã Lai, Nam Dương tràn lên bờ biển nước ta từ nhiều thế


13


kỷ trước. Người Chàm bị ảnh hưởng bởi vương triều Ấn Độ vì vậy từ tổ chức
quốc gia, đến chính trị, văn hoá, xã hội đều mang đậm nét của Ấn Độ.
Về chính trị: Mỗi vị vua đăng quang chọn một danh hiệu mà vua sẽ giữ
trong thời gian trị. Sau khi vua mất người ta đặt một tôn thụy, từ đó sẽ dùng
tôn thụy để xưng hô vua. Vua có quyền-uy tuyệt đối. Chiêm Thành chia làm 3
có khi chia làm 4 khu vực lớn:
Ở Bắc Amaravati tức vùng Quảng Nam ngày nay, ở đó có Indrapura tức
Đồng-Dương, có thành phố Sinharpura, trên sông Thu Bồn. Hai nơi này đã là
quốc đô của người Chàm.
Ở giữa là Vijaya tức vùng Bình Định ngày nay. Sau này kinh đô Phật-thệ
tức Trà bàn đóng ở đấy.
Ở Nam Panduranga là vùng đất Phan-rang, Bình Thuận ngày nay tiếp
giáp với Chân Lạp. Vùng này có lúc đã là một nước độc lập, đã sai sứ giả
sang Trung Quốc. Không biết ấy là một tiểu quốc độc lập sáp nhập vào Lâm
Ấp thôn tính. Giữa thế kỷ VIII. Kinh đô Chăm đóng ở Panduranga là khu vực
rộng lớn hơn cả nó bao gồm Kauthara, tức vùng đất Khánh Hoà ngày nay.
Kauthara có lúc đã tách rời và tạo thành khu vực thứ 4 của vương quốc, lấy
Yanpunagara (thành phố Khánh Hoà ngày nay) làm thủ phủ.
Theo Tống sử nước Chiêm Thành chia làm 38 Châu lớn, nhỏ. Phía Nam
là Thi Bị, Phía bắc là Châu Ô-Lý, phía Tây là thượng nguyên có hơn 100 thôn
lạc. Cũng có đặt huyện, trấn. Vua dùng anh em hoàng thân quốc thích làm
phó vương hoặc thứ vương, có 8 quan lớn chia nhau trông coi mọi việc ở phía
Đông, Tây, Nam, Bắc, mỗi miền 2 vị, đặt hơn 50 văn lại các cấp để chia coi
việc cai trị và thu thuế, 12 viên chức gữi kho đun, 50 viên cai quản việc quân.
Các quan chức đều không có lương, chỉ do nhân dân cung cấp các món chi
dụng.


14


Các vua Chàm rất hiếu chiến vì vậy mà vua Chàm đã chăm lo đến quân
đội. Thời Phạm Văn Quân quân đội gồm 4 đến 50.000 người, về sau nhất là
thời chế Bồng Nga đông hơn nhiều. Thế kỷ VIII chỉ đạo quân bảo vệ nhà vua
đã có 5000 người. Voi chiến đấu gần 1000 con. Võ khí lúc này chủ yếu là lao,
kích cung, nỏ, mũi tên bằng tre có tẩm thuốc độc. Binh sĩ mang áo giáp đạn
bằng mây, đi từng đoàn theo tiếng tù và. Khi tổ chức đánh trận họ tổ chức
thành từng tổ 5 người hỗ trợ lẫn nhau, nếu trong tổ có 1 người trốn thì 4 người
kia tội tử hình. Thuỷ quân gồm những thuyền lớn, trên có pháo và những
thuyền nhẹ. Điều đó chứng tỏ rằng dưới thời các vua Chàm Chiêm Thành
được xây dựng và tổ chức chặt chẽ mang nặng tính chất dân tộc đoàn kết,
trách nhiệm tự giác cao.
Về kinh tế: Người Chàm họ sống bằng nghề nông nghiệp, làm ruộng làm
vườn, nghề chài lưới, một ít thủ công nghệ, cùng khai thác những thứ rừng
núi bao la có nhiều dã thú như voi, gỗ quý, trầm hương…. Đất làm ruộng ở
đây không nhiều. Người Chàm cũng làm ruộng muối, tiêu biểu như ruộng
muối ở Sa Huỳnh, Đe-gi, ca-na… những nơi này hoặc gần đó xưa kia người
Chàm cũng đã khai thác. Vì đất có mỏ vàng mỏ bạc nên người Chàm giỏi
luyện đúc các kim loại quý. Kỹ thuật đãi vàng, nấu vàng, khảm vàng của họ
đã tiến bộ lắm. Bên cạnh đó người Chàm khéo léo về thủ công. Đàn bà dệt vải
lụa. Trong những trang phục của các vua Chàm còn lưu lại cho thấy họ đã
tinh xảo trong nghề này. Họ biết xen lẫn vào chỉ lụa những sợi chỉ bằng vàng
và dệt ở mỗi mặt tâm vải một hình vẽ khác nhau thêu lên những kiểu trang
sức phức tạp rồi vàng, bạc, ngọc càng làm tăng thêm sự quý giá.
Về xã hội: Người Chàm gồm nhiều thị tộc, mỗi thị tộc có một vật tổ, lấy
vật tổ mà gọi tên. Có hai thị tộc lớn nhất trong nước là dòng cây cau
(kramukavamaca) và dòng cây dừa (Narikelavamca). Hai thị tộc này giành ưu
thế trong nhiều thế kỷ, qua cuộc chiến tranh đẫm máu nhưng rồi thoả hiệp.


15


Dòng cây cau làm bá chủ vùng Panduranga, còn dòng cây dừa ngự trị ở Miền
bắc Indrapura.
Người Chàm họ tôn sùng Ấn Độ giáo thờ các vị thần Brahma, Visnu,
Civa, cùng các cakti là vợ của hai vị thần sau ấy. Phật giáo cũng được sùng
bái còn Hồi Giáo thì mới truyền vào từ thế kỷ XI. Xã hội chia làm 4 giai cấp
là giáo sĩ (Brahamne) quý tộc (Kasatrya), điền chủ, thương gia (Vaisya) và hạ
lưu, nô lệ (Cudra). Nhưng thực tế sự phân chia ấy không nghiêm khắc như ở
Ấn Độ vì người đàn bà quý tộc có thể kết hôn với một người đàn ông ở giai
cấp dưới miễn là người này ở cùng một thị tộc với mình.Trong gia đình quyền
hành thừa kế dựa theo dòng họ mẹ nhưng quyền nối ngôi vua thì theo dòng
của cha.
1.2.2. Quá trình mở rộng và những cuộc xung đột giữa Đại Việt với
Champa
1.2.2.1. Ngô-Đinh-Tiền Lê
Trong 12 sứ quân mà Đinh tiên Hoàng đã dẹp có Ngô Nhật Khánh- dòng
dõi Ngô Quyền chiếm cứ ở Đường Lâm (Sơn Tây). Muốn vỗ về Nhật Khánh
vua Lê lấy mẹ Nhật Khánh làm hậu, cưới em gái Nhật Khánh cho con trai
mình là Nam Việt Vương Liễn và gả con gái mình cho Nhật Khánh. Nhật
Khánh bằng mặt nhưng không bằng lòng đã chạy sang Chiêm Thành. Nhật
khánh xin vua Chiêm là Ty-mi-thuế (paramecvarman) cứu viện. Đến năm kỷ
mão( 979) nghe tin vua tiên hoàng băng hà Nhật Khánh đưa vua Chiêm và
hơn 1000 chiếc thuyền thuỷ quân về để đánh kinh đô Hoa Lư. Chẳng may vào
đến của biển Đại Ác và Tiểu Khang thì gặp bão thuyền chìm dần.
Vua Lê Đại Hành (Lê Hoàn) lên ngôi. Vua đi đánh nước Chiêm Thành
thắng to. Đại Việt sử ký toàn thư viết: “ trước đây vua sai Từ Mục và Ngô Tử
Cảnh sang sứ Chiêm Thành, bị họ bắt gữi. Vua giận mới đóng thuyền chiến,

sửa binh khí, tự làm tướng đi đánh, chém được Phê Mị Thuế tại trận, Chiêm

16


Thành thua to: bắt sống được binh sĩ không biết bao nhiêu mà kể: bắt được kỹ
nữ trong cung trăm người và một người thầy tăng người Thiền Trúc, lấy các
đồ quý mang về, thu được vàng bạc của báu kể hàng vạn, san phẳng thành trị,
phá huỷ tôn miếu, vừa một năm thì trở về kinh” 6; tr.140. Đó được coi là
công cuộc Nam chinh đầu tiên kể từ khi nước nhà độc lập.
Quý mùi năm thứ 4 (983) Vua Lê sang thông hiếu với nhà Tống có lẽ để
báo việc đánh chiếm Chiêm Thành. Trong khi vua Indravarman IV tránh ở
phương Nam thì một người tên Lưu Thiện Kế trong đạo quân của Vua Lê Đại
Hành đi đánh Chiêm Thành, trốn ở lại, lên làm vua cai trị miền bắc nước
Chiêm Thành. Vua Lê sai con nuôi đi bắt được, đem chém.
Đàng Trong hay vùng lãnh thổ của đất nước Chiêm Thành là một vùng
đất hoang sơ, hiểm trở, khí hậu khắc nghiệt “Khi vua đi đánh nước Chiêm
Thành, qua núi Đồng cổ đến sông Bà Hoà, đường núi hiểm trở khó đi, người
ngựa mỏi mệt, đường biển sóng to khó đi lại, mới sai người đào kênh, đến đay
xong, thuyền bè đi lại tiện lợi” 6; tr.141.
Năm 938 Indravarmam mất Lưu Kế Tông công khai lên ngôi vua Chiêm
Thành. Người Chiêm Thành không chịu được sự thống trị của Lưu Thiện Kế
họ đã tôn một vị lãnh đạo người Chiêm lên ngôi vua (988), sử cũ gọi là Băng
vương La Duệ. Năm sau Lưu Kế Tông chết.
Harivarman II vừa lên ngôi, vua Lê Đại Hành thừa dịp nước Chiêm Suy
yếu sai quân sang đánh Địa Lý, nên cũng trong đời Tống Thái tông, Thuần
hoá đầu năm (990), Harivarman II sai sứ sang cống tê, phương vật và dâng
biểu tố cáo Giao Châu xâm lược, cướp bóc hết tài sản. Bấy giờ vua Lê Đại
Hành vừa được vua Tống phong và hai nước giao hảo. Vua Tống gửi chiếu
cho vua Lê gữi yên biên cảnh nước ấy. Lê Đại hành có sai Dương Tiến Lộc đi

thu thuế ở hai châu là Hoan và Ái, Dương tiến lộc lấy hai châu Hoan và Ái
làm phản, Tiến Lộc đem người hai châu ấy quy phụ với Chiêm Thành. Vua

17


thân đi đánh, Tiến Lộc bị giết. Có lẽ vì việc ấy và vì tờ chiếu vua Lê Đại hành
được sắc phong là An Nam đô hộ tĩnh Hải quân tiết độ sứ. Vua Lê không sang
đánh phá Chiêm Thành nữa mà mùa hạ, tháng 6, cho người Chiêm Thành
nhận lĩnh hơn 300 người ở thành cũ châu Địa Lý đem về châu Ô Lý (địa lý
nay là Tân Bình, Ô Lý nay là Thuận Hoá). Năm 933 vua Đại Hành được nhà
Tống phong là Giao Chỉ Quận vương. Nhà Tống và Chiêm Thành cũng được
giao hảo mật thiết. Năm 992 nhân có xứ Chiêm sang cống phương vật vua
Tống ban cho vua Chiêm hai con ngựa trắng và các món binh khí. Năm 995
sứ Chiêm sang cống dâng biểu tạ ơn đã cho khí giới, và xin cho những những
người Chiêm còn ở Quảng Châu được về, vua đồng ý cho. Sau đó vua Chiêm
thường sai sứ sang cống và vua Tống cũng thường bạn cho ngựa tốt và giáp
trụ.
Vua Chiêm Thành Harivarman II sai Chế Đông sang dâng phương vật,
vua Lê Đại Hành trách là trái lễ, không nhận. Ứng Thiên năm đầu 994, vua
Chiêm sai cháu là Chế Cai vào chầu. Từ năm hưng thống nhất thứ 4 (992) vua
Đại Hành sai phu quốc là Ngô Tử An đem 3 vạn quân đi mở đường bộ từ cửa
biển Nam giới (cửu sót, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh ngày nay) đến Địa Lý
(Đất Chiêm, miền Quảng Bình ngày nay). Ấy là con đường bộ đầu tiên nước
ta chính thức khai thông để vào đất Chiêm Thành.
1.2.2.2. Thời nhà Lý
Khi nền độc lập đã vững vàng nhà Lý có ý bành trướng lãnh thổ xuống
phía Nam và bắt buộc nước Chiêm Thành-nước yếu nhỏ hơn mình phải gữi
bổn phận chư hầu như mình đối với Trung Quốc. Còn Chiêm Thành vì cái
thâm thù đối lập và nhục nhã như vua bị giết, kinh đô bị tàn phá đã chịu đựng

từ lâu đời, vì cái bản tính hiếu chiến, cái nhu cầu của một xứ nghèo nàn, đã
tìm mọi cách chống đối, để xâm lăng họ muốn triều cống dựa vào thế Trung
Quốc vì thế Đại Việt muốn ngăn cản. Đó là những nguyên do khiến hai nước

18


Việt-Chiêm tranh chấp, chinh chiến trong 10 thế kỷ trên dải đất Hoành Sơn
đến biên giới nước Chân Lạp, để rồi Chiêm Thành vì đất đai bị tước đoạt dần
dần, không còn đủ sức làm một nước chư hầu của triều Nguyễn nữa mà bị xóa
tên trên bản đồ. Sau cuộc thất bại năm Nhâm Ngọ người Chiêm nhận thấy
rằng kinh đô Indrapura Đông Dương gần đất Việt rất dễ bị xâm lăng nên gần
cuối thế kỷ X đã thiên đô vào Trà Bàn.
Bấy giờ ở Chiêm Thành cuối đời vua Vikrantaman IV nội tình hỗn loạn
nhiều cuộc tranh chấp xâu xé trong hoàng gia xảy ra nên có nhiều nhân vật
chạy sang triều đình nhà Lý lánh nạn. Đời Thái Tông, 5 người con của vua
Chiêm sang quy phụ.
Năm 1043 Chiêm Thành sang cướp bóc ở ven biển, vua sai Đào Xử
Trung đi đánh dẹp. Sau đó vua và các quan đại thần bàn bạc quyết định tháng
2 năm sau sửa soạn giáp binh để đánh Chiêm Thành. Đến năm 1044 vua thân
đi đánh Chiêm Thành được tin quân Chiêm đã dàn trận ở phía Nam sông Ngũ
Bồ vua dựng cờ nổi trống để đánh. Chưa giao chiến quân Chiêm đã vỡ, quân
ta đuổi theo chém được 3 vạn địch. Tướng Chiêm là Quách Gia Di chém đầu
vua chiêm là Sạ Đẩu đem dâng tại trận. Bắt được 30 con voi, giết được 5000
người còn thì giết chết xác chất đầy đống. Vua thấy thế cảm động hạ lệnh
rằng kẻ nào giết bậy người Chiêm sẽ bị giết không tha. Về đến kinh sư vua
bái tổ, tổ chức ban thưởng cho những binh lính, tướng sĩ có công, miễn thuế
cho cả nước nửa năm. Đặc biệt vua xuống chiếu cho các chiến tù đến ở từ trấn
Vĩnh Khương đến Đăng Châu lập ra làng ấp theo danh hiệu cũ của Chiêm
Thành mà đặt tên.

Cuối năm 1061, Rudravarman III sử ta gọi là Chế Củ lên ngôi vua
Chiêm Thành. Dưới đời vua Lý Thánh Tông vua Chiêm sai sứ cống một con
tê trắng nhưng đồng thời Chế Củ quyết chí báo thù Đại Việt. Từ khi lên ngôi
đã tổ chức vũ bị, luyện tập quân lính để chờ cơ hội. Còn vua Lý Thánh Tông

19


×