TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA LỊCH SỬ
======
NGUYỄN THỊ THU TRANG
LÀNG CỔ ĐƢỜNG LÂM (SƠN TÂY, HÀ NỘI)
TRONG THỜI KÌ 1986 - 2016
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học
TS. BÙI NGỌC THẠCH
HÀ NỘI - 2017
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành khóa luận em xin gửi lời cảm ơn đến các thầy cô trong
trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội 2, nơi đã đào tạo em trong suốt 4 năm học.
Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc tới thầy giáo Bùi Ngọc
Thạch- Ngƣời đã tận tình hƣớng dẫn chỉ bảo, giúp đỡ em để em hoàn thành
khóa luận này.
Qua đây, em cũng gửi lời cảm ơn tới các cán bộ Thƣ viện trƣờng Đại
học Sƣ phạm Hà Nội 2, Thƣ viện quốc gia Hà Nội, Ban quản lí di tích lịch sử
xã Đƣờng Lâm, cùng với những ngƣời dân ở Đƣờng Lâm đã giúp em rất
nhiều trong quá trình thu thập thông tin tƣ liệu để làm khóa luận.
Em xin cảm ơn sự quan tâm của gia đình, bạn bè giúp đỡ em hoàn
thành khóa luận này.
Em xin chân thành cảm ơn.
Hà Nội, ngày tháng năm 2016
Tác giả khóa luận
Nguyễn Thị Thu Trang
LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng em, dƣới sự
hƣớng dẫn của thầy giáo, Tiến sĩ Bùi Ngọc Thạch.
Em xin cam đoan những kết quả nghiên cứu của khóa luận chƣa từng
đƣợc công bố ở bất kỳ một công trình nghiên cứu nào, đó là những kết quả
đúng, nếu sai em hoàn toàn chịu trách nhiệm.
Hà Nội, ngày tháng năm 2016
Tác giả khóa luận
Nguyễn Thị Thu Trang
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT
Nhà xuất bản
Nxb
Giáo sƣ, Tiến sĩ
GS.TS
Đại học
ĐH
Khoa học xã hội
KHXH
Thành phố
Tp
Hội Đồng Nhân Dân
H.Đ.N.D
Ủy Ban Nhân Dân
U.B.N.D
Ủy Ban Mặt Trận Tổ Quốc
U.B.M.T.T.Q
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
CHƢƠNG I : ĐIỀU KIỆN HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN LÀNG CỔ
ĐƢỜNG LÂM TRƢỚC NĂM 1986 ................................................................ 7
1.1. Điều kiện tự nhiên, dân cƣ ...................................................................... 7
1.1.1.Điều kiện tự nhiên ............................................................................. 7
1.1.2.Dân cƣ ............................................................................................. 15
1.2. Điều kiện kinh tế .................................................................................. 17
1.2.1. Nông nghiệp ................................................................................... 17
1.2.2. Thủ công nghiệp ............................................................................. 19
1.3. Điều kiện văn hóa, xã hội ..................................................................... 20
1.3.1. Văn hóa........................................................................................... 20
1.3.2. Xã hội ............................................................................................. 22
CHƢƠNG II : HOẠT ĐỘNG CỦA LÀNG CỔ ĐƢỜNG LÂM TRONG
THỜI KÌ 1986-2016 ........................................................................................ 25
2.1.Hoạt động kinh tế, văn hóa, xã hội ........................................................ 25
2.1.1.Về kinh tế ........................................................................................ 25
2.1.2.Về văn hóa ....................................................................................... 31
2.1.3.Về xã hội ......................................................................................... 37
2.2.Hoạt động bảo tồn phát huy các giá trị văn hóa của làng cổ Đƣờng Lâm
2.2.1.Bảo tồn các kiến trúc xây dựng của làng cổ ................................... 40
2.2.2. Tu sửa, tôn tạo những công trình xuống cấp.................................. 45
2.3.Khắc phục những khó khăn về mặt xã hội ở làng cổ Đƣờng Lâm ........ 48
2.3.1.Vấn đề tăng dân số .......................................................................... 48
2.3.2.Vấn đề sinh hoạt của ngƣời dân ...................................................... 50
2.3.3.Vấn đề văn hóa du lịch .................................................................... 52
CHƢƠNG III : ĐẶC ĐIỂM VÀ VAI TRÒ CỦA LÀNG CỔ ĐƢỜNG LÂM
TRONG THỜI KÌ 1986-2016 ......................................................................... 56
3.1.Đặc điểm của làng cổ Đƣờng Lâm trong thời kì 1986-2016................. 56
3.1.1. Đây là nơi lƣu giữ đƣợc làng cổ xây dựng toàn bằng đá ong ........ 56
3.1.2 . Các công trình xây dựng kiến trúc của làng cổ Đƣờng Lâm vẫn
đƣợc bảo tồn ............................................................................................. 59
3.1.3. Các đồ dùng, vật dụng phục vụ sản xuất và đời sống vẫn đƣợc duy
trì .............................................................................................................. 64
3.2.Vai trò của làng cổ Đƣờng Lâm trong thời kì 1986-2016 ..................... 65
3.2.1. Bảo tồn và phát huy các giá trị lịch sử - văn hóa của dân tộc ........ 65
3.2.2.Hình thành một trung tâm du lịch có giá trị phát triển kinh tế- văn
hóa ............................................................................................................ 69
3.2.3.Góp phần quảng bá hình ảnh Việt Nam ra thế giới......................... 71
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 76
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 78
PHỤ LỤC
MỞ ĐẦU
1.Lí do chọn đề tài
Là một mảnh đất nổi tiếng ―Một ấp hai vua‖ Đƣờng Lâm mang trong
mình nhiều nét đặc sắc với những ngôi nhà cổ xây bằng đá ong có niên đại
hàng trăm năm tuổi cùng hàng chục di tích lịch sử văn hóa có giá trị. Ở mảnh
đất quần cƣ đã lâu đời, con ngƣời nơi đây đã gắn kết với nhau thành một thể
thống nhất với phong tục, tập quán và tín ngƣỡng hàng ngàn năm nay không
hề thay đổi đã tạo nên những bản sắc riêng của miền quê này. Trải qua bao
thăng trầm, Đƣờng Lâm vẫn lƣu giữ hình ảnh của một ngôi làng cổ Việt Nam
với cổng làng, hình ảnh những căn nhà 3 gian 2 chái , cây đa, giếng nƣớc, ao
sen, sân đình… của làng quê đất Việt thuở xƣa. Tìm về làng cổ Đƣờng Lâm
cũng là con đƣờng tìm về với nguồn gốc văn hóa và truyền thống của Việt
Nam là dịp để chúng ta chiêm ngƣỡng kiến trúc độc đáo của những ngôi nhà
cổ, hoài niệm về một ngôi làng Việt Nam còn nguyên dáng dấp thuở ban sơ
với những con hẻm nhỏ quanh co.
Trải qua nhiều biến động của lịch sử, xã hội, sự gia tăng dân số, quá
trình phát triển kinh tế, văn hóa- xã hội, môi trƣờng và vấn đề đô thị hóa đã và
đang làm cho những giá trị cổ xƣa của một làng quê cổ ở Việt Nam bị mai
một, điều đó có nghĩa những giá trị văn hóa cổ truyền của dân tộc đã bị xóa
bỏ để đi theo một nền văn hóa hiện đại và giá trị văn hóa của Đƣờng Lâm trở
thành đối tƣợng bị đe dọa.
Việc nghiên cứu Làng cổ Đƣờng Lâm trong thời kì đổi mới có ý nghĩa
vô cùng to lớn.
Về lí luận, nó làm sáng tỏ đƣờng lối của Đảng về duy trì và bảo vệ
những giá trị văn hóa của dân tộc, giải quyết mối quan hệ giữa xây dựng phát
triển kinh tế thị trƣờng với việc bảo tồn văn hóa dân tộc trong thời kì đổi mới.
1
Về thực tiễn việc nghiên cứu vấn đề trên là phản ánh thực trạng những
hoạt động thực tế của làng cổ Đƣờng Lâm hiện nay, với những thuận lợi và
khó khăn trong việc bảo tồn những giá trị văn hóa của dân tộc.
Làng cổ Đƣờng Lâm đã thu hút nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên
cứu. Tuy nhiên do mục đích nghiên cứu khác nhau cho nên mỗi tác giả, mỗi
công trình đều có cách tiếp cận và có những nhận xét đánh giá nghiên cứu
khác nhau. Tuy vậy cho đến nay chƣa có một công trình nào nghiên cứu cụ
thể có hệ thống về làng cổ Đƣờng Lâm trong thời kì đổi mới (1986-2016). Đó
chính là lí do em quyết định lựa chọn ―Làng cổ Đƣờng Lâm (Sơn Tây, Hà
Nội) trong thời kì 1986-2016” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp của mình.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Từ trƣớc đến nay có nhiều công trình nghiên cứu về làng cổ Đƣờng
Lâm với những góc độ khác nhau:
-Trong các tác phẩm cổ sử nhƣ Đại Việt Sử Kí Toàn Thư, Đại Nam
nhất Thống Chí, Thiên nam ngữ lục, Việt điện u linh… cũng đề cập đến
Đƣờng Lâm nhƣng không đi sâu nghiên cứu về mọi mặt kinh tế, văn hóa, xã
hội.
-Trƣớc năm 1990 đã có một số công trình nghiên cứu về làng cổ
Đƣờng Lâm. Công trình đầu tiên phải kể đến là “Mông Phụ một làng ở đồng
bằng sông Hồng” do Nhà xuất bản Văn hoá thông tin ấn hành năm 2003.
Công trình này là kết quả của chƣơng trình hợp tác nghiên cứu khoa học về
các biến đổi của làng xã ở đồng bằng Bắc Bộ do một nhóm tác giả của Trung
tâm Quốc gia Nghiên cứu Khoa học của Pháp, CNRS và Viện Dân tộc học
thuộc Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn Quốc gia Việt Nam thực hiện.
-Trong các cuốn sách lịch sử cũ nhƣ lịch sử văn hóa Việt Nam, cơ sở
Văn hóa Việt Nam của Trần Ngọc Thêm (1997), Trần Quốc Vƣợng chủ biên
(1997), Chu Xuân Diên (1999), gần hơn nữa là Lịch sử văn hóa Việt Nam của
2
Huỳnh Công Bá (2008), cũng đã để cập đến văn hóa Việt Nam nói chung và
văn hóa ở từng vùng miền nói riêng, trong đó có Đƣờng Lâm.
-Tiếp đó là các cuộc hội thảo hợp tác triển khai dự án bảo tồn và phát
huy giá trị di tích ở Đƣờng Lâm của trƣờng Đại học Nữ Chiêu Hoà (Nhật
Bản) với Cục Di sản văn hoá và Sở Văn hoá thông tin tỉnh Hà Tây. Kết quả
có đƣợc một tập kỷ yếu với chủ đề bảo tồn, tôn tạo và xây dựng khu di tích
lịch sử - văn hoá Đƣờng Lâm do Nhà xuất bản Khoa học xã hội ấn hành năm
2005.
-Trên các báo và tạp chí cũng có nhiều bài viết về làng Việt cổ Đƣờng
Lâm: Báo Văn nghệ trẻ, số 21 (ra ngày 21/5/2006) Làng cổ từ góc nhìn văn
hoá của tác giả Đặng Bằng; Tạp chí Di sản kiến trúc có bài: Bảo tồn và phát
huy di sản văn hoá làng cổ Đường Lâm của tác giả Đặng Văn Tu; Báo Lao
động xã hội số 38 ra ngày 23/3/2006 có bài: Bảo tồn Đường Lâm - chuyện
không chỉ một sớm một chiều của tác giả Vũ Xuân Khoa.
-Năm 2008 Thành phố Sơn Tây, tỉnh Hà Tây Bộ Văn hóa- Thông tin
Trƣờng Đại học nữa SHOWA xuất bản cuốn sách làng Cổ Đường Lâm
(Ancinent village DUONG LAM) do sở thông tin và truyền thông cấp in xong
và nộp lƣu chiểu tháng 7 năm 2008.
-Năm 2008 tác giả Nguyễn Thị Phƣơng Anh thuộc trƣờng Đại học
quốc gia Hà Nội có bài viết luận văn thạc sĩ với đề tài Quan hệ tƣơng tác giữa
điêu kiện tự nhiên với đời sống văn hoácủa cƣ dân làng việt cô Đƣờng Lâm,
thị xã sơn tây, Hà Nội.
-Trong các cuốn thông sử nhƣ Lịch sử Việt Nam cổ trung đại (Huỳnh
Công Bá- tiến sỹ sử học(2000), nxb Thuận Hóa), Đại cương Lịch sử Việt Nam
toàn tập (Trƣơng Hữu Quýnh- Đinh Xuân Lâm- Lê Mậu Hãn(2010),Nxb
Giáo dục), Lịch sử cổ đại Việt Nam (Đào Duy Anh (2011), Nxb văn hóa
3
thông tin) cũng nói đến vùng đất Đƣờng Lâm, giới thiệu về một vùng đất cổ
trong mục văn hóa của công trình cũng không giải thích gì thêm.
-Ngày 22/4/2011 tác giả Nguyễn Thị Hà là sinh viên Khoa SinhKTNN Trƣờng ĐHSP Hà Nội 2 đã có bài viết khóa luận tốt nghiệp với đề tài
Bảo tồn Làng cổ Đƣờng Lâm- Sơn Tây –Hà Nội gắn với phát triển du lịch
sinh thái.
Trong các tác phẩm này tác giả đã giới thiệu cơ sở hình thành, hoạt
động của Làng cổ Đƣờng Lâm nhƣ một nét hội tụ tinh hoa văn hóa của làng
cổ Bắc Bộ, phản ánh nền văn minh lúa nƣớc rất sống động tồn tại đến bây
giờ, phản ánh đƣợc cuộc sống con ngƣời và văn hóa nơi đây. Tuy vậy hạn chế
của những tác phẩm này là chƣa trình bày một cách cụ thể hoạt động của
Làng cổ Đƣờng Lâm trong thời kì đổi mới 1986-2016, nhất là trong quá trình
hội nhập kinh tế, quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa. Tuy nhiên đó cũng
là những gợi ý quý báu để ngƣời viết triển khai đề tài này, mặt khác đây cũng
là đề tài chƣa đƣợc nghiên cứu sâu nên nó vẫn đang là vấn đề còn để ngỏ.
Chính vì vậy việc đầu tƣ nghiên cứu Làng cổ Đƣờng Lâm trong thời kì
1986-2016 là rất cần thiết.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục đích nghiên cứu
-Dựng lại bức tranh lịch sử tƣơng đối đầy đủ cụ thể về Làng cổ Đƣờng
Lâm trong thời kì đổi mới 1986-2016.
-Trên cơ sở đó rút ra những đặc điểm và vai trò của Làng cổ Đƣờng
Lâm trong thời kì đổi mới 1986-2016.
3.2.Nhiệm vụ nghiên cứu
-Nêu rõ cơ sở hình thành, hoạt động của Làng Cổ Đƣờng Lâm trƣớc
năm 1986.
4
-Trình bày những hoạt động của làng cổ Đƣờng Lâm trong thời kì
1986-2016 cũng nhƣ những thành tựu và hạn chế của nó trong thời kì 19862016.
-Rút ra những đặc điểm và vai trò của làng cổ Đƣờng Lâm trong thời
kì 1986-2016.
4.Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Làng cổ Đƣờng Lâm trong thời kì 1986-2016.
4.2.Phạm vi nghiên cứu
-Về phạm vi không gian: Đề tài nghiên cứu phạm vi toàn bộ Làng cổ
Đƣờng Lâm bao gồm 9 thôn hợp lại: Mông Phụ, Đông Sàng, Đoài Giáp, Cam
Thịnh, Cam Lâm, Phụ Khang, Hà Tân, Hƣng Thịnh và Văn Miếu thuộc thị xã
Sơn Tây, thành phố Hà Nội. Trong đó chủ yếu là 5 thôn Mông Phụ, Đông
Sàng, Đoài Giáp, Cam Thịnh Cam Lâm.
-Về phạm vi thời gian: Từ năm 1986-2016.
5. Nguồn tài liệu, phƣơng pháp nghiên cứu
5.1.Nguồn tài liệu
-Nguồn tài liệu thông sử: Đại Việt sử kí toàn thƣ, Đại Nam nhất thống
chí, Đại Việt nhất thống chí, Đại cƣơng lịch sử Việt Nam…
-Các nguồn lịch sử địa phƣơng: Lịch sử tỉnh Hà Tây, lịch sử thị xã Sơn
Tây, lịch sử Thành Phố Hà Nội.
-Các tài liệu nghiên cứu chuyên sâu nhƣ : luận án luận văn của tác giả
Nguyễn Thị Phƣơng Anh, Nguyễn Quốc Hùng, Đào Bích Thủy, khóa luận tốt
nghiệp.
-Các bài báo tạp chí, các diễn đàn, trên đài phát thanh truyền thông
truyền hình.
-Nguồn tƣ liệu điền giã, thực tế địa phƣơng.
5
-Nguồn tài liệu Internet
5.2.Phương pháp nghiên cứu
-Dựa vào phƣơng pháp luận của chủ nghĩa Mác Lê Nin và tƣ tƣởng Hồ
Chí Minh về lịch sử để nghiên cứu đề tài.
-Kết hợp phƣơng pháp lịch sử và phƣơng pháp logic, trong đó phƣơng
pháp lịch sử là chủ yếu.
-Phƣơng pháp tổng hợp, đối chiếu, so sánh.
-Phƣơng pháp điền giã.
6. Đóng góp của khóa luận
-Dựng lại bức tranh lịch sử tƣơng đối đầy đủ cụ thể về Làng cổ Đƣờng
Lâm trong thời kì đổi mới 1986-2016.
-Nêu rõ những hoạt động của làng cổ Đƣờng Lâm trong thời kì đổi mới
về thành tựu cũng nhƣ hạn chế.
-Rút ra những đặc điểm và vai trò của Làng cổ trong thời kì đổi mới
1986-2016.
7. Bố cục của khóa luận
Bố cục của khóa luận gồm 3 chƣơng:
-Chương 1: Điều kiện hình thành và phát triển Làng cổ Đường Lâm trước
năm 1986
-Chương 2: Hoạt động của Làng cổ Đường Lâm trong thời kì 1986-2016
-Chương 3: Đặc điểm và vai trò của Làng cổ Đường Lâm trong thời kì
1986-2016
6
Chƣơng 1
ĐIỀU KIỆN HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN LÀNG CỔ ĐƢỜNG
LÂM TRƢỚC NĂM 1986
1.1. Điều kiện tự nhiên, dân cƣ
1.1.1.Điều kiện tự nhiên
- Vị trí địa lí
Làng cổ Đƣờng Lâm trƣớc đây thuộc thị xã Sơn Tây tỉnh Hà Tây, nay
thuộc Hà Nội, cách trung tâm thị xã về phía Tây bắc 4km (theo quốc lộ 32).
Từ xa xƣa đây vốn thuộc lƣu vực sông Hồng, nơi có nghề trồng lúa nƣớc rất
phát triển và đến nay Đƣờng Lâm vẫn đƣợc coi là một làng nông nghiệp tiêu
biểu của đồng bằng Bắc Bộ còn lƣu giữ đƣợc nhiều nét sinh hoạt truyền
thống.
Xã Đƣờng Lâm, xƣa thuộc đất Kẻ Mía, thuộc vùng bán sơn địa, nằm ở
phía Đông Bắc, thị xã Sơn Tây. Đƣờng Lâm có 9 làng là Mông Phụ, Cam
Lâm, Cam Thịnh, Đoài Giáp, Đông Sàng, Hà Tân, Hƣng Thịnh, Phụ Khang
và Văn Miếu. Phía Bắc giáp sông Hồng( bên kia sông là tỉnh Vĩnh Phúc), phía
Đông giáp phƣờng Phú Thịnh , phía Tây giáp xã Cam Thƣợng (huyện Ba Vì),
phía Nam giáp xã Thanh Mỹ và Xuân Sơn. Trọng tâm làng cổ ở Đƣờng Lâm
đƣợc xác định là làng Mông Phụ, một làng có dân số lớn, ở vào vị trí trung
tâm giữa các làng Đông Sàng, Đoài Giáp và Cam Thịnh. Nơi đây còn lƣu giữ
đƣợc nguyên vẹn cấu trúc và nếp sinh hoạt của một làng Việt cổ thuộc vùng
trung du Bắc Bộ với hình ảnh những căn nhà 3 gian 2 chái , cây đa, giếng
nƣớc, ao sen, sân đình và những ngôi nhà cổ có niên đại hàng trăm năm tuổi.
Trong tâm thức của nhiều ngƣời, nói đến Đƣờng Lâm ngƣời ta thƣờng
liên tƣởng địa danh ―Kẻ Mía‖, ―Một ấp hai vua‖. Địa danh này xuất hiện khá
sớm trong các thƣ tịch cổ nhƣ: Việt điện u linh, Thiên nam ngữ lục, Lịch triều
7
hiến chƣơng loại chí... Hồ sơ di tích này viết về làng cổ ở Đƣờng Lâm. Làng
cổ ở Đƣờng Lâm là tên gọi chính thức của di tích.
Tên Đƣờng Lâm đƣợc nhắc đến sớm nhất là trong sách Việt điện u linh,
trong đó có chép rằng: Ông cha Phùng Hƣng đời đời làm tù trƣởng ở châu
Đƣờng Lâm. Có thể châu Đƣờng Lâm thuở ấy rộng hơn xã Đƣờng Lâm bây
giờ rất nhiều [27].
Còn căn cứ theo Thiên Nam ngữ lục - cuốn sử ca dân gian viết bằng
chữ Nôm ở thế kỷ XVII, ít nhất địa danh Đƣờng Lâm đã xuất hiện từ thế kỷ
VII - VIII, gắn liền với chiến công lẫy lừng cùa hai vị anh hùng dân tộc
Phùng Hƣng, Ngô Quyền [14].
-―Đƣờng Lâm sinh có anh hùng
Bấy chừ một đạo quân Phùng nổi lên‖ ....
-―Quyền cùng Đƣờng Lâm còn dòng
Cha làm châu mục lĩnh trong Nam thành‖
(Thiên Nam Ngũ Lục)
Theo Phan Huy Chú trong sách ―Lịch triều hiến chƣơng loại chí‖ thì
châu Đƣờng Lâm kéo dài đến tận địa phận huyện Hoài An (tức vùng Mỹ Đức
- chùa Hƣơng bây giờ) của xứ Đoài - Sơn Tây [8, tr.9].
Còn sách Đại Việt sử ký toàn thƣ, là chính sử đời Lê, thì có đoạn ghi:
Tân Mùi 791, đời Đƣờng, niên hiệu Trinh Nguyên thứ 7, mùa xuân, An Nam
đô hộ phủ là Cao Chính Bình làm việc quan bắt dân đóng góp nặng. Mùa hạ
tháng tƣ, ngƣời quê Đƣờng Lâm, thuộc Giao Châu là Phùng Hƣng nổi binh
vây phủ. Chính Bình vì lo sợ mà chết [13]. Một bia đá còn lƣu giữ đƣợc ở
thôn Cam Lâm, có niên hiệu Quang Thái thứ 3 (1390) đời Trần Thuận Tông,
cũng ghi: ―Nguyên bản xã, địa cƣ lâm mãng, cổ hiệu Đƣờng Lâm‖. Nghĩa là:
Nguyên xã này, đất đai toàn rừng rậm, xƣa gọi là Đƣờng Lâm [9, tr.62].
8
Sách Đại Việt địa dƣ toàn biên, Nguyễn Văn Siêu cũng viết: ―... Bố
Cái Đại Vƣơng là Phùng Hƣng. Tiền Ngô Vƣơng Quyền đều là ngƣời Đƣờng
Lâm. Nay xã Cam Lâm, tổng Cam Giá, huyện Phúc Thọ (xã Cam Lâm trƣớc
là xã Cam Tuyền) có 2 đền thờ Bố Cái Đại Vƣơng và Tiền Ngô Vƣơng. Còn
có một bia khắc rằng: Bản xã đất ở rừng rậm, đời xƣa gọi là Đƣờng Lâm, đời
đời có anh hào. Đời nhà Đƣờng có Phùng Vƣơng tên húy Hƣng, đời Ngũ Đại
có Ngô Vƣơng tên húy Quyền. Hai vƣơng cùng một làng, từ xƣa không có.
Uy đức còn mãi, miếu mạo nhƣ cũ. Niên hiệu đề là Quang Thái năm thứ 3
(Trần Thuận Tông-1390) mùa xuân tháng 2, ngày 18 làm bia này...‖[5, tr.402403.]. Nhƣ vậy, Đƣờng Lâm chắc chắn là một cái tên cổ đã có từ rất lâu đời.
Và cũng trong ―Đại Việt sử ký toàn thƣ‖, phần ghi chép về năm 1117, có
đoạn nhắc đến ―ngƣời giáp Cam Giá‖. Khu vực làng cổ Đƣờng Lâm ngày nay
vốn thuộc tổng Cam Giá Thịnh trƣớc kia, nay gồm bốn làng Cam Thịnh,
Mông Phụ, Đông Sàng, Đoài Giáp, đƣợc gọi chung là Kẻ Mía. Từ Cam Giá
trong tên gọi tổng Cam Giá Thịnh có nghĩa là Mía, xuất phát từ việc khu vực
này đã từng phát triển nghề trồng mía. Cũng từ đó mà có tên làng Mía, Chùa
Mía.
Nhƣng nguyên do của tên gọi Kẻ Mía là từ đâu? Huyền tích dân gian
xứ Đoài còn kể rằng: ―Vào thời Hùng Vƣơng thứ 16, nhà vua sinh đƣợc một
nàng công chúa xinh đẹp tuyệt trần, gọi tên là Mị Ê. Nàng không thích sống
trong cảnh cung cấm gò bó. Hằng ngày, nàng thƣờng cùng một số cung nữ đi
tới các vùng bãi đất ven sông Cái (sông Hồng), hoặc cùng mọi ngƣời vun
trồng ngô khoai, hoặc hái hoa bắt bƣớm vui chơi…Vào một buổi trời hè nắng
gắt, Mị Ê chơi bắt gặp một bụi cây trông nhƣ những cây sậy, nàng bẻ một cây
ra thì thấy thân cây có nƣớc, lấy tay quyệt nếm thử thì thấy có vị ngọt và thơm
mát. Nàng reo lên thích thú, rồi bảo mọi ngƣời trồng thử trên bãi sông. Chẳng
bao lâu, loài cây mọc thành từng bụi xanh tốt um tùm. Nhân dân bảo nhau
9
chặt về, ép lấy nƣớc, rồi nấu thành mật để ăn. Ngày tết đến, nàng Mị Ê sai
chặt những cây to ngon cùng một ít nƣớc mật đem về dâng vua cha. Vua
Hùng ăn nếm rất thích thú, bèn lấy ngay tên nàng công chúa yêu quý là Mị Ê
để đặt tên cho giống cây quý này. Từ đó khắp cả một vùng bãi ven sông Thao,
đặc biệt là từ Ba gò Đông Viên đến làng Phú Nhi, cây Mị Ê đƣợc trồng xanh
tốt nhƣ rừng. Cái tên cây Mị Ê lâu dần cũng bị mọi ngƣời đọc chệch đi thành
ra cây Mi…Ê, rồi cây Mía. Đến mùa thu hái mía, quang cảnh thật tấp nập,
nhân dân vừa nô nức chặt mía vừa dựng những lò kéo mật - dùng trâu kéo
máy ép mía bằng gỗ để nấu mật, ngày đêm khói tỏa nghi ngút ngay bên bãi
sông. Và tất cả các vùng rộng lớn có trồng mía đầu tiên đó, đƣợc gọi chung là
kẻ Mía‖[8, tr.11]. Nhƣ vậy, cái tên Đƣờng Lâm đã cổ, nhƣng cái tên kẻ Mía
rõ ràng còn cổ hơn nhiều.
Đến thời Lê, vùng Kẻ Mía đƣợc tách ra làm hai, đặt tổng Cam Giá
Thƣợng thuộc huyện Tiên Phong (nay là xã Cam Thƣợng) và tổng Cam Giá
Thịnh, huyện Phúc Lộc (sau gọi là Phúc Thọ), tức là địa bàn xã Đƣờng Lâm
ngày nay.
Sau Cách mạng tháng Tám, tổng Cam Giá Thịnh có tên mới là xã
Phùng Hƣng. Mãi đến ngày 21 tháng 11 năm 1964 xã Phùng Hƣng mới đổi
tên thành Đƣờng Lâm trực thuộc huyện Tùng Thiện tỉnh Sơn Tây cho đến
năm 1968. Cũng trong năm này tỉnh Sơn Tây sáp nhập tỉnh Hà Đông thành
tỉnh Hà Tây. Đầu thế kỷ 19, Đƣờng Lâm là nơi đặt lỵ sở của trấn Sơn Tây.
Theo "Thƣ tịch cổ" (Đại Nam nhất thống chí, lịch triều hiến chƣơng
loại chí) Sơn Tây xuất hiện cách đây hơn 500 năm. Năm 1469 (thời Lê Thánh
Tông), Trấn sở Sơn Tây đóng tại xã La Phẩm, huyện Tiên Phong, Phủ Quảng
Oai (nay thuộc xã Tản Hồng, Ba Vì, Hà Nội), thời kỳ đó gọi là Sơn Tây Thừa
Tuyên. Đến thời Lê Cảnh Hƣng (1740-1786), Trấn sở đƣợc dời về xã Mông
Phụ, huyện Phú Lộc, Phủ Quảng Oai (nay thuộc xã Đƣờng Lâm, Sơn Tây),
10
năm Minh Mệnh thứ 3 (1822), Trấn sở dời về thôn Thuần Nghệ - Huyện
Minh Nghĩa (nay là nội thành Sơn Tây). Năm 1831, Trấn Sơn Tây đổi thành
tỉnh Sơn Tây và trấn lỵ trở thành tỉnh lỵ. Năm 1942, Thực dân Pháp đổi tỉnh
lỵ thành Thị xã Sơn Tây [40].
Thị xã Sơn Tây là thủ phủ của tỉnh Sơn Tây (bao gồm 06 huyện: Quốc
Oai, Quảng Oai, Tùng Thiện, Phúc Thọ, Thạch Thất, Bất Bạt) với diện tích
150 mẫu bắc bộ và số dân là 6.116 ngƣời.
Tháng 6/1965, thực hiện Quyết định của Chính phủ, thị xã Sơn Tây
cùng với các huyện của tỉnh Sơn Tây sát nhập với tỉnh Hà Đông thành tỉnh Hà
Tây.
Năm 1979, thực hiện Quyết định của Hội đồng Bộ trƣởng, thị xã Sơn
Tây cùng một số huyện của tỉnh Hà Sơn Bình chuyển về thành phố Hà Nội.
Tháng 10 năm 1991, thị xã Sơn Tây đƣợc tách và chuyển về trực
thuộc tỉnh Hà Tây.
Ngày 13/4/2006, Bộ trƣởng Bộ Xây dựng đã có Quyết định số
655/QĐ-BXD công nhận Thị xã Sơn Tây là đô thị loại III.
Đặc biệt, ngày 02/8/2007, Chính phủ đã có Nghị định số 130/NĐ-CP
về việc thành lập Thành phố Sơn Tây trực thuộc tỉnh Hà Tây [40].
Ngày 01/8/2008, thực hiện Nghị quyết số 15/2008/QH12 của Quốc hội nƣớc
Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam Thành phố Sơn Tây trở về với Thủ đô
Hà Nội. Từ đó, thành phố Sơn Tây có 9 phƣờng: Lê Lợi, Ngô Quyền, Phú
Thịnh, Quang Trung, Sơn Lộc, Trung Hƣng, Trung Sơn Trầm, Viên Sơn,
Xuân Khanh và 6 xã: Cổ Đông, Đƣờng Lâm, Kim Sơn, Sơn Đông, Thanh Mỹ,
Xuân Sơn.
Ngày 8 tháng 5 năm 2009, Chính phủ ra nghị quyết chuyển thành phố
Sơn Tây thành thị xã Sơn Tây trực thuộc Hà Nội.
11
- Địa hình
Nằm trên vùng văn hóa cổ Sơn Tây- Xứ Đoài, Đƣờng Lâm kẹp giữa
sông Hồng và các ngọn đồi đá ong thấp kéo dài của chân núi Ba Vì về phía
Bắc, xen giữa những cánh đồng, những dải đất trũng. Theo quan niệm xƣa,
Đƣờng Lâm là đất đắc địa, nằm ở thế tọa sơn vọng thủy: ―Lƣng dựa vào núi
Tản, mặt ngoảnh ra sông Hồng‖ [23, tr.149]. Đây là vùng đất cổ, một ấp hai
vua và cũng là ―Tứ giác nƣớc‖, đƣợc bao bọc bởi sông Đà, sông Tích - Một
chi lƣu nối với sông Đà, sông Đáy.
Địa bàn xã Đƣờng Lâm có địa hình đồi gò nối tiếp nhau nhƣ bát úp với
ba mặt nƣớc sông bao bọc, có nham thạch cứng nhƣ đá ong, đá vôi cung cấp
vật liệu xây dựng với trữ lƣợng lớn. Phía Tây Nam làng là núi Tản Viên (Ba
Vì) sừng sững, thần núi đƣợc coi là Thành hoàng bảo vệ làng. Là vùng đất
nằm trên bậc phù sa cổ không bằng phẳng, có đặc điểm gồm những dải đất
uốn cong uyển chuyển hợp thành từ các mỏm đồi gò liên tiếp từ chân núi Ba
Vì soải ra, với độ cao trung bình so với mặt biển 18m, trung tâm là đồi Cấm
có độ cao 48m.
Thuở khai sinh lập địa nơi này vốn là rừng rậm lau rách, cỏ dại mọc
um tùm, nhiều thú rừng ẩn nấp, đồng thời cũng là địa bàn sinh sống của
ngƣời Việt cổ. Nhiều thế hệ nối tiếp nhau khai phá, cải tạo thiên nhiên đã để
lại cho nhân dân Đƣờng Lâm thừa hƣởng một di sản quí giá, đó là những cánh
đồng, những đồi gò và cả những rộc sâu có thể canh tác lúa, màu, rau đậu và
cây công nghiệp… ―Đƣờng Lâm xƣa kia thuộc đất Phong Châu cổ kính, kinh
đô của các Hùng Vƣơng thời dựng nƣớc, một địa bàn đã có cƣ dân từ rất lâu
đời và cũng là một trung tâm cƣ dân quan trọng‖ [24, tr.17].
- Giao thông vận tải
Đƣờng Lâm ở vào vị trí rất thuận lợi cả về giao thông đƣờng bộ và
đƣờng thủy. Đƣờng bộ có đƣờng quốc lộ 32 cách thủ đô Hà Nội gần 50km, do
12
đó việc giao thông liên lạc với các trung tâm lớn của địa phƣơng và cả nƣớc
khá thuận tiện. ―Đƣờng Lâm còn nằm cạnh dòng sông Cái- sông Hồng: Nhất
cận thị, nhị cận giang. Đƣờng Lâm vừa gần sông lớn, vừa gần đô thị lớn‖[22,
tr.12]. Ngoài ra Đƣờng Lâm còn có dòng sông Con phát nguyên từ phía núi
Ba Vì đổ vào sông Bôi, nhập vào sông Đáy ở Gián Khẩu, Ninh Bình. Sông
Con chảy từ Tây sang Đông quanh co uốn khúc men theo các rẻo đất trũng
chia Đƣờng Lâm thành hai nửa. Nửa phía Bắc rộng hơn gồm các thôn Hà
Tân, Hƣng Thịnh, Đông Sàng, Cam Thịnh, Mông Phụ, Đoài Giáp, Văn Miếu;
nửa phía Nam gồm thôn Cam Lâm và Phụ Khang. Sông Con còn gọi là sông
Tích, theo truyền thuyết là dấu tích của cuộc chiến ―năm năm báo oán, đời đời
đánh ghen‖ giữa Thủy Tinh và Sơn Tinh xung quanh nàng công chúa của
Hùng Vƣơng thứ 18. Sông Con trƣớc đây là đƣờng giao thông thủy quan
trọng, thuyền buồm từ Nam Định, Thái Bình, Hà Nam thƣờng chở hàng hóa
từ miền xuôi lên cập bến mua bán, đổi chác lâm thổ sản của miền ngƣợc.
Ngày nay sông Con chỉ còn tác dụng tƣới tiêu nƣớc phục vụ cho sản xuất
nông nghiệp, tô điểm cho cảnh quan Đƣờng Lâm thêm hữu tình.
Đặc biệt, ngày nay Đƣờng Lâm còn có thuận lợi khi cầu Trung Hà vừa
mới đƣợc khánh thành (năm 2003), đƣờng cao tốc Láng Hoà Lạc tiếp tục mở
rộn g nâng cấp, đƣờng tránh thị xã (đƣờng Hồ Chí Minh) đã khởi công năm
2003.
- Đất đai
Đƣờng Lâm-Sơn Tây, là vùng chuyển tiếp giữa đồng bằng và trung du
Bắc Bộ, phía Tây và phía Nam giáp với Thƣợng du và Trung du nên có đồi
núi. Đất Sơn Tây không tốt nhƣ các vùng khác mà đất ở đây có nhiều đá ong.
Đó cũng là điểm làm nên nét đặc trƣng sinh thái xứ Đoài.
Trong 9 thôn ở xã Đƣờng Lâm thì Hà Tân và Hƣng Thịnh là hai thôn
nằm ở ven bờ sông Hồng đƣợc ngăn cách bởi một con đê với các thôn―bán
13
sơn địa‖ của Đƣờng Lâm. Và ngày nay khi nói tới làng Cổ Đƣờng Lâm ngƣời
ta thƣờng nghĩ đến các thôn ―trong đê‖, các thôn bán sơn địa của Đƣờng Lâm:
Mông Phụ, Cam Thịnh, Đoài Giáp, Đông Sàng. Những thôn này là những
thôn gốc còn bảo lƣu đƣợc những nét văn hóa cổ truyền của làng xã đồng
bằng Bắc Bộ đặc biệt của xứ Đoài ―đất đá ong khô‖
- Khí hậu
Nói về điều kiện tự nhiên không thể bỏ qua khí hậu thời tiết, nhân tố
thƣờng xuyên chi phối môi trƣờng tự nhiên, quần thể động thực vật và cuộc
sống con ngƣời.
Đƣờng Lâm thuộc vùng núi Ba Vì nên có sự phân hoá theo hƣớng các
sƣờn núi. Nhiệt độ trung bình năm khoảng 250C, cao nhất khoảng 270C và
thấp nhất khoảng 200C; lƣợng mƣa trung bình năm 1800 - 2000 mm nhƣng
phân bố không đều. Lƣợng mƣa trong mùa khô chỉ bằng 12 - 13% lƣợng mƣa
trong mùa mƣa; lƣợng bốc hơi trong mùa khô rất cao.
Nói chung, khí hậu thời tiết ở Đƣờng Lâm tƣơng đối ôn hoà, có 4 mùa:
Xuân, Hạ, Thu, Đông rõ rệt. Tính chất khí hậu ổn định của 4 mùa giúp cho
việc sản xuất và sinh hoạt có nhiều thuận lợi. Cƣ dân Đƣờng Lâm có thể hiểu
đƣợc quy luật tự nhiên đó để áp dụng vào sản xuất, tránh đƣợc khí hậu hà
khắc và những thiên tai bất biến làm ảnh hƣởng đến mùa màng.
- Sông ngòi
Về mạng lƣới sông ngòi, ―làng cổ Đƣờng Lâm nằm giữa sông Cả
(Sông Hồng) và sông Con (sông Tích), là vùng trung du ở bên rìa ngoài của
vùng châu thổ Bắc Bộ, mà 36 đồi gò, 18 rộc sâu‖ [21, tr.3], cùng với khúc
sông Tích uốn lƣợn ... là những vết tích còn lƣu lại đến ngày nay.
Hệ thống sông Hồng và sông Tích chảy qua địa bàn xã Đƣờng Lâm
trên tổng diện tích đất tự nhiên là 800,25 ha. Có một phần diện tích ngoài đê
của hai thôn Hà Tân và Hƣng Thịnh thƣờng xuyên chịu ảnh hƣởng của thuỷ
14
chế sông Hồng. Những sông này đều mang đặc tính sông miền trung du, do
vậy chế độ thuỷ văn rất phức tạp, phụ thuộc chặt chẽ vào chế độ mùa mƣa của
vùng lƣu vực các nhánh sông và chế độ thuỷ văn của sông Đáy (đặc biệt khi
có nhiệm vụ phân lũ). Chính vì vậy mà mực nƣớc của các nhánh sông nhỏ
này lên xuống rất thất thƣờng, ảnh hƣởng trực tiếp đến sản xuất nông nghiệp.
1.1.2.Dân cư
Đƣờng Lâm là vùng đất có lịch sử từ thời dựng nƣớc. Tại thôn Mông
Phụ, các nhà nghiên cứu đã tìm thấy dấu tích những di vật đá đẽo thuộc giai
đoạn văn hoá Sơn Vi, cách nay khoảng 2 vạn năm. Tiếp đó là các di tích
thuộc giai đoạn văn hoá Phùng Nguyên - sơ kỳ thời đại đồ đồng, cách nay
khoảng 4000 năm cũng đƣợc tìm thấy ở Mả Đống, ven dọc lƣu vực sông Đáy
và sông Tích... Tại địa điểm gò Mả Đống còn phát hiện đƣợc nhiều dụng cụ
lao động đồ đá và đồ gốm đƣợc làm cả bằng bàn xoay và cả bằng tay. Hoa
văn trang trí đƣợc chia thành 8 loại khác nhau là văn thừng, văn chải, văn
khuông nhạc, văn khắc vạch, văn đai đắp nổi, văn trổ lỗ, văn lỗ thủng, văn vỏ
na. Chứng cứ khảo cổ học cho thấy ngƣời Mả Đống sinh sống chính bằng
nghề nông. Những công cụ tìm thấy ở đây chủ yếu đƣợc dùng trong nông
nghiệp. Sự phát triển của đồ gốm cũng chứng minh sự có mặt của biểu tƣợng
sinh thực khí, phổ biến trong các tín ngƣỡng tôn giáo của ngƣời nông nghiệp
nguyên thuỷ. Chủ nhân của di chỉ Mả Đống có quan hệ với chủ nhân của văn
hoá Phùng Nguyên, Đồng Đậu. Chắc chắn họ là cƣ dân Văn Lang và văn hoá
Mả Đống là bộ phận hợp thành văn hoá vật chất thời Hùng Vƣơng.
Nhƣ vậy, ―về mặt thời gian, cƣ dân Việt cổ đã tồn tại ở đây suốt từ văn
hoá Sơn Vi, qua bốn giai đoạn văn hoá kế tiếp Phùng Nguyên, Đồng Đậu, Gò
Mun, Đông Sơn‖ [7, tr.40]. Đây là vùng đất hợp lƣu giữa sông Đà và sông
Hồng về phía Bắc đã tạo nên cảnh quan thích hợp cho ngƣời Việt cổ sinh
sống.
15
Tuy gọi là làng cổ nhƣng thực ra ―Đƣờng Lâm từ xƣa gồm 9 làng
thuộc tổng Cam Giá Thịnh huyện Phúc Thọ trấn Sơn Tây‖ [26, tr.42], trong
đó 5 làng Mông Phụ, Đông Sàng, Cam Thịnh, Đoài Giáp và Cam Lâm liền kề
nhau. Các làng này gắn kết với nhau thành một thể thống nhất với phong tục,
tập quán, và tín ngƣỡng hàng ngàn năm nay không hề thay đổi.
So với các xã trong vùng, Đƣờng Lâm là một xã lớn với diện tích tự
nhiên là 800,25 ha, trong đó có 415 ha đất canh tác, 385,25 ha đất thổ cƣ, dân
số 9337 nhân khẩu với 1.937 hộ gia đình theo thống kê năm 2006. Trung tâm
làng Cổ Đƣờng Lâm đƣợc xác định là thôn Mông Phụ, một thôn có dân số
lớn, ở vào vị trí trung tâm của làng. Dân cƣ chủ yếu sống bằng nghề sản xuất
nông nghiệp, nơi có nghề trồng lúa nƣớc rất phát triển.
Dòng họ thực chất là sự mở rộng của hình thức gia đình. Đó là một tập
hợp những gia đình có chung quan hệ huyết tộc. Nó tạo ra niềm cộng cảm dựa
trên huyết tộc của các thành viên trong dòng họ. Dân cƣ ở Đƣờng Lâm có
nguồn gốc từ ngƣời Miền trung (Nghệ An hoặc Thanh Hóa) di cƣ đến sinh
sống. Họ Phan là một trong những dòng họ lớn nhất và có nhiều ngƣời đỗ đạt
cao nhất.
Họ Nguyễn ở Đƣờng Lâm cũng đƣợc coi là một trong hai họ lớn. Còn
có một tích chuyện về 3 dòng họ Lê, Kiều, Nguyễn ở Đƣờng Lâm: Từ khi
vùng đất Đƣờng Lâm còn hoang vắng, dân cƣ thƣa thớt, có ba ngƣời đàn ông
từ nơi đâu không rõ, hàng ngày đến bắt cá, chài lƣới dọc ven sông Hồng thuộc
địa phận thôn Đông Sàng xã Đƣờng Lâm ngày nay. Một hôm đi đánh cá, cả
ba ông lần lƣợt kéo lƣới của mình lên thì trong lƣới chẳng có con cá nào mà
duy nhất chỉ kéo đƣợc một cái sọ đầu lâu. Ông thứ nhất kéo vó lên thấy sọ
đầu lâu rồi ném trả xuống sông, đến ông thứ hai kéo vó lên thì cũng chỉ kéo
đƣợc sọ đầu lâu rồi lại thả xuống, đến ông thứ ba kéo vó lên thì cũng chỉ kéo
đƣợc sọ đầu lâu mà thôi. Sau đó cả ba ông cho đây là sự trùng hợp về một
16
điềm lạ, họ liền bảo nhau vớt lên chôn ở chỗ đất ven bờ sông Hồng. Nhƣng có
một điều rất lạ là chỉ sau có một đêm ngôi mộ to ra rất nhiều, ngƣời ta còn gọi
đó là mối đùn hay còn gọi là ―thiên táng‖. Vì vậy, cứ sáng sớm trƣớc khi ra
sông kéo cá, cả ba ông thƣờng qua đây thắp hƣơng cúng bái. Từ đó, cả ba ông
cứ hễ kéo cá ở đoạn sông khác thì chẳng đƣợc con cá nào, chỉ kéo trên đoạn
sông này thì mới đƣợc cá. Từ đó, ba ông họ Lê, Kiều, Nguyễn bảo nhau lên
bờ để cƣ trú, khi đi họ mang theo cả vợ con đến vùng đất này để làm ăn, sinh
sống.
Đến nay các thế hệ của 3 dòng họ Lê, Kiều, Nguyễn sinh sống ở
Đƣờng Lâm đƣợc khoảng 8 - 9 đời và cũng đƣợc coi là những dòng họ lớn hiện
nay ở Đƣờng Lâm. Dân cƣ chủ yếu là dân tộc kinh, trình độ văn hóa còn thấp.
Về tôn giáo một số ít hộ gia đình còn theo đạo Thiên Chúa. Chủ yếu là
dân cƣ ở làng Mông Phụ có xây dựng một nhà thờ.
1.2. Điều kiện kinh tế
1.2.1. Nông nghiệp
Đƣờng Lâm là một làng thuần nông truyền thống với 95% dân số hoạt
động trong lĩnh vực nông nghiệp. ―Tổ chức không gian tổng thể ở đây vẫn
còn đậm nét phƣơng thức sống tự cung tự cấp, kết hợp với sản xuất nhỏ của
ngƣời nông dân Việt Nam từ hàng nghìn năm nay- mặc dù đã có những thay
đổi nhƣng chƣa hẳn đã lột xác‖[1, tr.110].
Địa hình Đƣờng Lâm tƣơng đối phức tạp, phần lớn là đất đồi gò đá
ong, gồ ghề không bằng phẳng. Đứng ở trên cao nhìn xuống, Đƣờng Lâm
giống nhƣ hình cái bát úp. Trừ hai thôn Hà Tân và Hƣng Thịnh thì hầu hết
dân cƣ sống tập trung trên các đồi gò cao thấp. Tổng diện tích đất đai canh tác
của toàn xã là 414,48 ha phân bố trên các sƣờn đồi gò (36 đồi gò), chân vàn
thấp và các rộc sâu (18 rộc sâu). Vì vậy, để canh tác lúa nƣớc, ngƣời dân
Đƣờng Lâm phải nghĩ ra phƣơng pháp chia cắt ruộng đất thành những ruộng
17
nhỏ bậc thang để tiện cho việc be bờ giữ nƣớc từng khoảnh ruộng. Ruộng đất
ở Đƣờng Lâm khá manh mún. Mặc dù vậy nghề trồng lúa nƣớc rất phát triển.
Đứng kế tiếp sau cây lúa nƣớc ra thì các cây hoa màu nhƣ ngô, khoai, sắn là
cây lƣơng thực giữ vị trí quan trọng để phục vụ bữa ăn hàng ngày cho ngƣời
dân.
Cây ngô có mặt ở hầu khắp đồng đất Đƣờng Lâm. Vì thế, không phải
ngẫu nhiên ngô đã đi vào đời sống đi vào câu ca dao và trở thành món ăn
quen thuộc của ngƣời nông dân xứ Đoài.
―Đƣờng Lâm đất đá ong khô
Ăn cơm thì ít, ăn ngô thì nhiều‖
(Ca dao)
Bên cạnh cây ngô, cây khoai cũng đƣợc trồng khá nhiều. Nhiều nhất
phải kể đến khoai lang - loại cây đóng vai trò làm cây lƣơng thực phụ thay thế
cho cơm.
Ngoài ra, ngƣời dân Đƣờng Lâm còn trồng một số loại khoai khác nhƣ
khoai tây, khoai sọ vừa dùng làm lƣơng thực, vừa làm thực phẩm. Sắn cũng là
một trong những cây trồng đặc trƣng của vùng đất trung du đồi gò Đƣờng
Lâm. Cây sắn là loại thân cứng, dễ thích ứng với vùng đất sỏi đá khô hạn,
thƣờng cho năng suất cao, đƣợc trồng cả ở trong vƣờn nhà, trên đồi gò hay ở
xung quanh nhà làm hàng rào.
Một thời gian khá dài trong lịch sử Đƣờng Lâm, Mía đƣợc coi là cây
trồng đặc trƣng và phổ biến trên vùng đất này. Cây Mía đã đi vào truyền
thuyết dân gian của Đƣờng Lâm. Cho đến ngày nay, truyền thuyết về cây Mía
vẫn còn in đậm trong ký ức của ngƣời dân. Cây Mía đã trở thành một biểu
tƣợng thờ cúng tín ngƣỡng của ngƣời dân Đƣờng Lâm. Lúc đầu Mía đƣợc tìm
thấy trong tự nhiên nhƣ một loại cây hoang dại, sau đó đƣợc ngƣời dân
Đƣờng Lâm thuần dƣỡng, nhân giống trên đồng đất đồi gò đá ong và đất bãi
18
ven sông. Cây mía đã mang lại nhiều giá trị không chỉ về kinh tế mà còn cả về
văn hoá. Thời gian một vụ Mía từ lúc trồng đến thu hoạch rất dài từ tháng 11,
12 năm trƣớc đến tháng 9, 10 năm sau. Do đặc trƣng của thổ nhƣỡng và khí
hậu, mía Đƣờng Lâm cho ra những sản phẩm đƣờng, mật, kẹo, nha ... ngọt
hơn, thơm hơn, chất lƣợng đƣờng cao hơn những cây mía đựơc trồng ở vùng
đất khác.
-― Kẻ Mía kéo mật hộn đƣờng‖
-― Làng Mía Đƣờng Lâm kẹo ngọt bánh đa‖
-―Đi lên phố Mía nhà tôi
Đi vào chơi chợ, quê tôi có chùa‖.
(Ca dao)
Mía ở Đƣờng Lâm có hai loại chủ yếu là: mía trắng và mía tím. Mía
tím có đốt ngắn, thân mềm, một loại quà khoái khẩu nhất là đối với trẻ em.
Còn mía trắng đốt dài, rất ngọt, năng suất cao gấp rƣỡi hoặc gấp đôi cây mía
đỏ nhƣng cứng hơn. Loại mía này chủ yếu dùng để ép mật, làm đƣờng phèn.
1.2.1. Thủ công nghiệp
Đƣờng Lâm xƣa là vùng đất trồng mía nên mật mía và đƣờng phèn
đƣợc dùng rất phổ biến trong việc chế biến các loại quà bánh, nhất là bánh
gai, bánh mật, chè đỗ... Cũng vì thế cho nên nghề kẹo bột, chè lam, kẹo lạc,
kẹo vừng và các sản phẩm làm từ mật mía khá phát triển.
Nghệ thuật tạo tác các ngành nghề thủ công truyền thống ở Đƣờng
Lâm ngay từ xa xƣa đã rất phong phú, nhiều nghề đã nổi danh trong vùng
nhƣ: Nghề đan lát, nghề mộc, nghề làm tƣơng, chả giò, kẹo bột, chè lam, bánh
bỏng, dệt vải, nấu mật hộn đƣờng, đánh đá ong, về ẩm thực còn có cơm chay
của chùa Mía.v.v..Các câu ca dao cổ còn mô tả các món ăn sản vật địa
phƣơng nhƣ:
19