Tải bản đầy đủ (.pdf) (149 trang)

Quan hệ tương tác giữa điều kiện tự nhiên với đời sống văn hóa của cư dân làng Việt cổ Đường Lâm, thị xã Sơn Tây, Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.94 MB, 149 trang )


Đại học quốc gia Hà nội
Viện việt nam học và khoa học phát triển






Nguyễn Thị Phương Anh






Quan hệ tương tác giữa điều kiện tự nhiên với đời sống văn hoá
của cư dân làng việt cổ đường lâm, thị xã sơn tây, Hà Nội.





Luận văn thạc sĩ
















Hà nội, 2008


Đại học quốc gia Hà nội
Viện việt nam học và khoa học phát triển





Nguyễn Thị Phương Anh






Quan hệ tương tác giữa điều kiện tự nhiên với đời sống văn hoá
của cư dân làng việt cổ đường lâm, thị xã sơn tây, Hà Nội.


Chuyên ngành: Việt Nam học

Mã số: 603160



Luận văn thạc sĩ việt nam học


Người hướng dẫn khoa học:

GS.TSKH Vũ Minh Giang











Hà nội, 2008


i

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1. Lý do chọn đề tài 1
2. Ý nghĩa khoa học và tính thực tiễn 2

3. Mục đích và phạm vi nghiên cứu 2
4. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 3
5. Phƣơng pháp nghiên cứu 5
6. Đóng góp của luận văn 5
7. Cấu trúc của luận văn 6
CHƢƠNG 1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÁ LỊCH SỬ HÌNH THÀNH LÀNG
VIỆT CỔ ĐƢỜNG LÂM 7
1.1. Điều kiện tự nhiên và môi trƣờng sinh thái 7
1.2. Lịch sử hình thành làng Việt cổ Đƣờng Lâm 13
CHƢƠNG 2. ĐỜI SỐNG VĂN HOÁ SẢN XUẤT VÀ TỔ CHỨC XÃ HỘI CỦA
CƢ DÂN LÀNG VIỆT CỔ ĐƢỜNG LÂM 18
2.1. VĂN HOÁ SẢN XUẤT 18
2.1.1 Sản xuất nông nghiệp 18
2.1.1.1 Trồng trọt 21
2.1.1.2 Chăn nuôi 36
2.1.1.3. Công cụ sản xuất 40
2.1.2. Hoạt động thủ công nghiệp và dịch vụ 41
2.1.3. Hoạt động thƣơng nghiệp 42
2.2. TỔ CHỨC XÃ HỘI 45
2.2.1. Bộ máy hành chính 45
2.2.2. Kết cấu cộng đồng 47
2.2.2.1 Gia đình 47
2.2.2.2 Dòng họ 48
2.2.2.3 Xóm- ngõ 51
CHƢƠNG 3. ĐỜI SỐNG SINH HOẠT VĂN HOÁ CỦA CƢ DÂN LÀNG VIỆT
CỔ ĐƢỜNG LÂM 54
3.1. VĂN HÓA ĐẢM BẢO ĐỜI SỐNG 55
3.1.1. Ẩm thực và y dƣợc cổ truyền 55
3.1.1.1 Ăn 55
3.1.1.2. Uống 66

3.1.1.3. Ăn trầu, hút thuốc 68

ii
3.1.1.4. Thuốc và phƣơng thức chữa bệnh cổ truyền 69
3.1.2. Trang phục 70
3.1.3. Nhà ở 72
3.1.4. Đi lại 77
3.2 VĂN HOÁ QUY PHẠM 77
3.2.1 Phong tục tập quán theo chu trình đời ngƣời 77
3.2.1.1 Sinh đẻ 77
3.2.1.2 Hôn nhân 79
3.2.1.3 Tang ma 81
3.2.2 Các lễ tết và lễ hội trong năm 84
3.3. VĂN HOÁ TÂM LINH 85
3.3.1 Tín ngƣờng thờ Nhiên thần 86
3.3.1.1 Tín ngƣỡng thờ cúng Thành hoàng (Tản Viên Sơn Thánh) 86
3.3.1.2 Tín ngƣỡng thờ thần linh bản thổ 89
3.3.1.3 Một số tín ngƣỡng thờ cúng của cƣ dân nông nghiệp 90
3.3.2 Tín ngƣờng thờ Nhân thần 91
3.3.2.1 Tín ngƣỡng thờ cúng các vị Anh hùng 92
3.3.2.2 Tín ngƣỡng thờ cúng tổ tiên 95
3.3.2.3. Tín ngƣỡng thờ cúng Mẫu (Bà chúa Mía) 98
KẾT LUẬN 102
TÀI LIỆU THAM KHẢO 104
PHỤ LỤC 107


iii
Danh mục các ký hiệu và chữ viết tắt


Thủ công nghiệp TCN
Hợp tác xã HTX
Nhà xuất bản Nxb
Giáo sƣ GS
Tiến sĩ khoa học TSKH
Khoa học xã hội KHXH
Thành phố Tp
Văn hoá thông tin VHTT
Trang Tr






iv
Danh mục bảng biểu

Bảng 1. Tình hình khí hậu thời tiết ở HTX Đƣờng Lâm
Bảng 2. Phân loại đất canh tác của HTX Đƣờng Lâm năm 2005
Bảng 3. Các loại bánh truyền thống của làng cổ Đƣờng Lâm

Danh mục bản đồ
Bản đồ 1: Bản đồ hành chính xã Đƣờng Lâm
Bản đồ 2: Bản đồ địa hình xã Đƣờng Lâm
Bản đồ 3: Bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2007 xã Đƣờng Lâm
Bản đồ 4: Bản đồ di tích xã Đƣờng Lâm






1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trên thế giới, ít nơi nào làng lại có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong cấu trúc
xã hội nhƣ ở Việt Nam. Làng là sản phẩm của nền văn minh nông nghiệp lúa nƣớc, là
một bức tranh vừa đồng nhất vừa đa dạng của xã hội Việt Nam trong suốt chiều dài
lịch sử dân tộc. Văn hoá làng xã chính là cái hồn của nền văn hoá Việt Nam.
Trong hệ thống làng Bắc Bộ, Đƣờng Lâm đƣợc biết đến là một vùng đất cổ,
mang cảnh quan của vùng trung du bán sơn địa với những đồi gò đá ong thấp, những
“rộc” sâu, những ruộng ven sông với địa hình rất đa dạng, phong phú.
Xã Đƣờng Lâm hiện nay bao gồm 9 thôn: Mông Phụ, Đông Sàng, Cam Thịnh,
Cam Lâm, Đoài Giáp, Văn Miếu, Phụ Khang, Hà Tân, và Hƣng Thịnh. Nơi đây
không chỉ là mảnh đất “địa linh” sinh “nhân kiệt” mà còn là một địa chỉ văn hoá đặc
sắc có ý nghĩa rất quan trọng trong việc nghiên cứu tìm hiểu tập quán cƣ trú của cộng
đồng cƣ dân nông nghiệp cổ.
Đƣờng Lâm, quê hƣơng của hai vua Phùng Hƣng và Ngô Quyền, là không
gian còn lƣu giữ rất nhiều đặc trƣng của làng Việt truyền thống với cơ cấu tổ chức
làng xã khá đậm nét, những quần thể di tích kiến trúc cổ khá nguyên vẹn và nhiều tập
tục phản ánh lối sống của ngƣời xƣa. Đƣờng Lâm cần đƣợc nghiên cứu từ nhiều góc
độ, nhƣng nghiên cứu tổng hợp theo hƣớng tiếp cận khu vực học để có đƣợc những
nhận thức tổng hợp là một đề tài khoa học có ý nghĩa.
Trong thời gian gần đây, đƣợc tham gia chƣơng trình điều tra văn hoá phi vật
thể ở Đƣờng Lâm, tôi có dịp thâm nhập và tìm hiểu sơ bộ về đời sống văn hoá ở đây
và thấy rằng, để tiến tới nhận thức khoa học tổng hợp, trƣớc hết cần tìm hiểu mối
quan hệ tƣơng tác giữa điều kiện tự nhiên và đời sống văn hoá để lý giải những đặc
trƣng văn hoá của làng Việt cổ Đƣờng Lâm.
Với ý nghĩa đó “Tƣơng tác” giữa điều kiện tự nhiên với đời sống văn hoá của
cƣ dân làng Việt cổ Đƣờng Lâm có thể đƣợc hiểu là không phải đi sâu trình bày về

những điều kiện tự nhiên và cũng không phải đi sâu mô tả thuần tuý về những sáng
tạo văn hoá của cƣ dân mà tác giả cố gắng chỉ ra những quan hệ qua lại của tự nhiên
với đời sống văn hoá của cƣ dân. Bởi vì, thực chất văn hoá là ứng xử của con ngƣời
trong điều kiện tự nhiên nhất định để tìm ra những giải pháp giúp cho con ngƣời tồn

2
tại và phát triển trong một không gian văn hoá mà cụ thể địa bàn nghiên cứu là làng
Đƣờng Lâm.
2. Ý nghĩa khoa học và tính thực tiễn
Làng cổ Đƣờng Lâm đã đƣợc xếp hạng di tích Quốc gia, quyết định số
77/205/QĐ-BVHTT ngày 19/5/2005 - đúng vào dịp kỷ niệm 115 năm Ngày sinh của
Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại . Việc bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị di tích làng cổ
nhƣ một không gian hoàn chỉnh đòi hỏi phải có sự nghiên cứu toàn diện. Nghiên cứu
tác động qua lại giữa điều kiện tự nhiên và đời sống văn hoá sẽ góp phần lý giải nhiều
hiện tƣợng văn hoá và từ đó có thể hiểu sâu sắc thêm những đặc trƣng văn hoá của
Đƣờng Lâm là một nhu cầu cấp thiết.
Cùng với việc đƣợc xếp hạng di tích làng Việt cổ đầu tiên ở Miền Bắc Việt
Nam thì sự quan tâm của giới nghiên cứu về làng Đƣờng Lâm ngày càng nhiều và
nhu cầu thăm quan du lịch ngày càng tăng. Làm thế nào để có những giải pháp xử lý
hài hoà giữa bảo tồn và phát triển, hay nói cách khác là giải pháp phát triển bền vững
cho địa phƣơng cũng đang là một đòi hỏi vô cùng cấp thiết. Nghiên cứu quan hệ
tƣơng tác giữa con ngƣời và điều kiện tự nhiên sẽ góp phần xây dựng cơ sở khoa học
cho những giải pháp nói trên.
Nghiên cứu làng cổ Đƣờng Lâm theo hƣớng chuyên ngành nhƣ: khảo cổ, kiến
trúc, mỹ thuật, bảo tồn đã mang lại một số kết quả khả quan nhất định nhƣng chủ yếu
chỉ giúp nâng cao nhận thức theo từng khía cạnh mà chƣa chỉ ra quan hệ tƣơng tác
giữa các yếu tố nên rất khó nhận diện đƣợc những đặc trƣng tổng quát. Ngày nay,
trong quá trình đô thị hoá, những yếu tố truyền thống đang bị tác động của cuộc sống
hiện đại làm mất đi từng ngày nên việc triển khai nghiên cứu về làng cổ Đƣờng Lâm
đòi hỏi phải khẩn trƣơng. Với ý nghĩa đó nghiên cứu quan hệ tƣơng tác giữa điều

kiện tự nhiên với đời sống văn hoá của cƣ dân làng Việt cổ Đƣờng Lâm không chỉ có
ý nghĩa khoa học mà còn là một đề tài có tính thực tiễn cấp thiết.
3. Mục đích và phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu đặc trƣng văn hoá làng là nghiên cứu những sáng tạo của con
ngƣời trong quá trình ứng xử với điều kiện tự nhiên, môi trƣờng xã hội và hoàn cảnh
lịch sử, trong đó, trƣớc hết là ứng xử của con ngƣời với điều kiện tự nhiên. Quan hệ
tƣơng tác giữa con ngƣời và điều kiện tự nhiên là nhân tố cơ bản tạo nên đặc trƣng

3
văn hoá. Chính vì vậy, muốn hiểu sâu sắc những đặc trƣng của một không gian văn
hoá nào đó không thể không nghiên cứu những điều kiện tự nhiên và tác động qua lại
của nó với cuộc sống của cƣ dân.
Bƣớc đầu tìm hiểu và nghiên cứu về điều kiện tự nhiên, đặc biệt là những nhân tố
có tác động mạnh và trực tiếp đến đời sống văn hoá của cƣ dân của làng Đƣờng Lâm .
Chỉ ra những mối quan hệ qua lại giữa tự nhiên với đời sống văn hoá của cƣ dân
làng Việt cổ Đƣờng Lâm.
Đề tài luận văn của chúng tôi chọn làng Việt cổ Đƣờng Lâm, thị xã Sơn Tây, Hà
Tây (nay là Hà Nội) là một khu vực làm đối tƣợng nghiên cứu.
4. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Là một làng còn lƣu giữ rất nhiều đặc trƣng của làng Việt truyền thống,
Đƣờng Lâm đã và đang đƣợc sự quan tâm nghiên cứu của nhiều học giả trong và
ngoài nƣớc.
Trƣớc năm 1990 đã có một số công trình nghiên cứu về làng cổ Đƣờng Lâm.
Công trình đầu tiên phải kể đến là “Mông Phụ một làng ở đồng bằng sông Hồng” do
Nhà xuất bản Văn hoá thông tin ấn hành năm 2003. Công trình này là kết quả của
chƣơng trình hợp tác nghiên cứu khoa học về các biến đổi của làng xã ở đồng bằng
Bắc Bộ do một nhóm tác giả của Trung tâm Quốc gia Nghiên cứu Khoa học của
Pháp, CNRS và Viện Dân tộc học thuộc Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn
Quốc gia Việt Nam thực hiện. Nội dung của công trình này chỉ tập trung nghiên cứu
ở thôn Mông Phụ (1 trong 9 thôn của xã Đƣờng Lâm). Các tác giả đã đi vào nghiên

cứu từng lĩnh vực chuyên ngành riêng lẻ nhƣ lịch sử, xã hội, quan hệ thân tộc ở thôn
Mông Phụ. Kết quả nghiên cứu đó đã góp phần hiểu biết về xã hội nông thôn ở đồng
bằng sông Hồng.
Trong tập Hà Tây, làng nghề - làng văn, Sở Văn hoá thông tin, 1994 của một
nhóm tác giả có bài viết Đƣờng Lâm - Kẻ Mía đất văn vật ngàn năm của tác giả Kiều
Thu Hoạch đã giới thiệu khái quát về Đƣờng Lâm - một vùng đất có bề dày lịch sử
trƣờng tồn, nối tiếp truyền thống văn vật của “Đƣờng Lâm kẻ ấp” vào thời kỳ hiện
đại.
Tiếp đó là các cuộc hội thảo hợp tác triển khai dự án bảo tồn và phát huy giá
trị di tích ở Đƣờng Lâm của trƣờng Đại học Nữ Chiêu Hoà (Nhật Bản) với Cục Di

4
sản văn hoá và Sở Văn hoá thông tin tỉnh Hà Tây. Kết quả có đƣợc một tập kỷ yếu
với chủ đề bảo tồn, tôn tạo và xây dựng khu di tích lịch sử - văn hoá Đƣờng Lâm do
Nhà xuất bản Khoa học xã hội ấn hành năm 2005. Các báo cáo tập trung chủ yếu vào
2 phần: Bảo tồn, tôn tạo danh nhân lịch sử, di tích, di vật tại Đƣờng Lâm; Hiện trạng
và kiến nghị bảo tồn, tôn tạo khu di tích Đƣờng Lâm.
Năm 2004 trƣờng Đại học Nữ Chiêu Hoà (Nhật Bản) phối hợp với trƣờng Đại
học Khoa học xã hội và nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội tiến hành điều tra khảo
sát văn hoá phi vật thể làng cổ Đƣờng Lâm. Kết quả điều tra đã đƣợc tập hợp thành 5
tập tƣ liệu về văn hoá phi vật thể Đƣờng Lâm.
Kế thừa kinh nghiệm của các cuộc điều tra về nhà ở dân gian truyền thống,
Cục Di sản văn hoá và trƣờng Đại học Nữ Chiêu Hoà (Nhật Bản) đã phối hợp với
Viện Nghiên cứu Kiến trúc - Bộ Xây dựng điều tra khảo sát nhà ở truyền thống và
các công trình công cộng trong làng cổ Đƣờng Lâm. Kết quả khảo sát đƣợc xây dựng
thành một bộ tƣ liệu với các số liệu, khảo sát, đo vẽ cụ thể kiến trúc sân vƣờn các
ngôi nhà ở truyền thống và các công trình công cộng hiện có trong làng. Ngoài ra còn
có đƣợc bộ hồ sơ bản vẽ kiến trúc và ảnh chụp của toàn bộ các ngôi nhà ở dân dụng
có giá trị.
Trên các báo và tạp chí cũng có nhiều bài viết về làng Việt cổ Đƣờng Lâm:

Báo Văn nghệ trẻ, số 21(ra ngày 21/5/2006) Làng cổ từ góc nhìn văn hoá của tác giả
Đặng Bằng; Một làng quê cổ kính của tác giả Lê Quang Chắn; Làng văn- làng nghề
của tác giả Nguyễn Khải Hƣng; Báo Gia đình và xã hội số 80 ra ngày 20/5/2006 có
bài: Làng cổ đầu tiên được xếp hạng di tích quốc gia của tác giả Việt Hà; Báo Sức
khoẻ và đời sống số 61 ra ngày 23/5/2006 có bài: Công bố di tích quốc gia làng cổ
Đường Lâm của tác giả Lan Phƣơng; Báo Lao động số 138 ra ngày 21/5/2006 có bài:
Đường Lâm trước bao việc phải làm của tác giả Lê Quang Vinh; Báo Quân đội nhân
dân ra ngày 21/5/2006 có bài: Cầm vàng đừng để vàng rơi của tác giả Quang Minh;
Tạp chí Di sản kiến trúc có bài: Bảo tồn và phát huy di sản văn hoá làng cổ Đường
Lâm của tác giả Đặng Văn Tu; Báo Lao động xã hội số 38 ra ngày 23/3/2006 có bài:
Bảo tồn Đường Lâm - chuyện không chỉ một sớm một chiều của tác giả Vũ Xuân
Khoa Tất cả các bài viết đều tập trung giới thiệu và khẳng định Đƣờng Lâm là nơi
hội tụ đủ các giá trị văn hoá của một làng cổ Việt Nam. Trên bất kỳ phƣơng diện nào
cũng có thể tìm thấy ở Đƣờng Lâm những giá trị tiêu biểu của một làng cổ. Từ đó các

5
nhà nghiên cứu đã đƣa ra những ý kiến nhằm bảo tồn và lƣu giữ và những giá trị quý
báu của ngôi làng cổ.
Nhƣ vậy, có thể nói cho đến nay làng cổ Đƣờng Lâm đƣợc nghiên cứu, giới
thiệu chủ yếu trên từng khía cạnh, nhƣng mối quan hệ tƣơng tác giữa điều kiện tự
nhiên và đời sống văn hoá, tiếp cận theo hƣớng nghiên cứu khu vực học để có đƣợc
những nhận thức tổng hợp chƣa một công trình nào đề cập tới.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để thu thập tài liệu, phƣơng pháp điền dã, phỏng vấn, điều tra xã hội học và
nhân học đƣợc sử dụng rộng rãi trong giai đoạn đầu.
Để tiến hành nghiên cứu, tiếp cận theo hƣớng khu vực học (area studies) đƣợc
chúng tôi sử dụng làm phƣơng pháp chủ đạo. Đây là hƣớng nghiên cứu đang đƣợc
giới khoa học trong và ngoài nƣớc quan tâm. Hƣớng nghiên cứu này có thể hạn chế
đƣợc tính chủ quan, tƣ biện của các nghiên cứu khoa học để tìm ra các cứ liệu cụ thể,
xác thực.

Luận văn cũng đã sử dụng phƣơng pháp nghiên cứu liên ngành, đa ngành để
tiếp cận đối tƣợng bằng nhiều hƣớng khác nhau, từ đó có thể rút ra những kết luận
mang tính tổng hợp và đa chiều làm cơ sở khoa học cho các nhà nghiên cứu và các
nhà quản lý khi tìm hiểu về làng Việt cổ Đƣờng Lâm.
Ngoài ra, tất cả các phƣơng pháp chuyên ngành của văn hoá, lịch sử, xã hội,
nhân học, địa lý… đều đƣợc áp dụng trong luận văn này ở mức độ thích hợp, cần
thiết.
6. Đóng góp của luận văn
Luận văn bƣớc đầu có đƣợc một bức tranh tƣơng đối toàn diện về điều kiện tự
nhiên - môi trƣờng sinh thái và lịch sử hình thành làng Việt cổ Đƣờng Lâm nhằm hệ
thống hoá tƣ liệu, cung cấp những nhận biết một cách tổng quát và cụ thể về lịch sử
làng Việt cổ Đƣờng Lâm.
Trên cơ sở tổng hợp và phân tích những tƣ liệu thu thập đƣợc, chúng tôi đã
chỉ ra những mối quan hệ qua lại của điều kiện tự nhiên với đời sống văn hoá sản
xuất, tổ chức xã hội, văn hoá đảm bảo đời sống, văn hoá quy phạm và văn hoá tâm
linh tín ngƣỡng của cƣ dân làng Việt cổ Đƣờng Lâm

6
Từ việc tìm hiểu, phân tích chúng tôi đã rút ra đƣợc những kết luận đặc
trƣng về mối quan hệ tƣơng tác giữa điều kiện tự nhiên với đời sống văn hoá của cƣ
dân làng Việt cổ Đƣờng Lâm.
Kết quả nghiên cứu này phần nào giúp cho các nhà chính sách có cơ sở để đƣa
ra những giải pháp nhằm bảo tồn những phong tục tập quán, lối sống của cộng đồng
cƣ dân nông nghiệp cổ.
7. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục luận văn đƣợc chia
thành 3 chƣơng nhƣ sau:
Chƣơng 1: Điều kiện tự nhiên và lịch sử hình thành làng Việt cổ Đƣờng Lâm
Chƣơng 2: Đời sống văn hoá sản xuất và tổ chức xã hội của cƣ dân làng Việt
cổ Đƣờng Lâm

Chƣơng 3: Đời sống văn hóa của cƣ dân làng Việt cổ Đƣờng Lâm
Luận văn đƣợc thực hiện dƣới sự hƣớng dẫn của GS.TSKH Vũ Minh Giang.
Nhân dịp hoàn thành, tác giả luận văn xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến
Giáo sƣ về sự giúp đỡ tận tình quý báu đó.


7
CHƢƠNG 1
ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ LỊCH SỬ HÌNH THÀNH
LÀNG VIỆT CỔ ĐƢỜNG LÂM
Điều kiện tự nhiên và hoàn cảnh lịch sử là những nhân tố
có tác động trực tiếp đến sự hình thành đặc trƣng văn hoá nên
khi tìm hiểu bất kỳ một khu vực nào rất cần phải nghiên cứu sâu
sắc những nhân tố này. Tuy nhiên, đây không phải chỉ là những
ham số địa lý hay sự kiện lịch sử thuần tuý, mà phải đƣợc xem
xét rong mối quan hệ với con ngƣời và văn hoá.
1.1. Điều kiện tự nhiên và môi trƣờng sinh thái
Điều kiện tự nhiên và môi trƣờng sinh thái thƣờng đƣợc hiểu là các yếu tố tự
nhiên nhƣ địa hình, khí hậu, thuỷ văn, đất đai, …Nhƣng trong luận văn này, điều kiện
tự nhiên và môi trƣờng sinh thái đƣợc xem xét là môi trƣờng sống của con ngƣời -
một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu tạo nên bản sắc văn hoá. Nhiều nhà
nghiên cứu gọi đó là địa văn hoá.Văn hoá có thể hiểu là toàn bộ những mối quan hệ
giá trị do con ngƣời sáng tạo trong quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tƣơng tác
của con ngƣời với môi trƣờng tự nhiên, môi trƣờng xã hội. Trong đó môi trƣờng tự
nhiên là nền tảng đầu tiên góp phần tạo nên đặc trƣng văn hoá đó. Điều này thật đúng
khi các nhà dân tộc học phƣơng Tây đã nhận thấy rằng nếu miêu tả nền văn hoá của
một tộc ngƣời mà không đặt nó trong một khuôn viên cụ thể, chẳng khác nào đi xem
bảo tàng : toàn bộ hiện vật đã bị đƣa ra khỏi môi trƣờng sống của chúng [6, tr.37].
Đƣờng Lâm trƣớc đây thuộc thị xã Sơn Tây, tỉnh Hà Tây (nay thuộc Hà Nội)
cách trung tâm thị xã về phía Tây bắc 4 km (theo quốc lộ 32). So với các xã trong

vùng, Đƣờng Lâm là một xã lớn gồm 9 thôn: Mông Phụ, Cam Thịnh, Đông Sàng,
Cam Lâm, Đoài Giáp, Văn Miếu, Phụ Khang, Hà Tân và Hƣng Thịnh với diện tích tự
nhiên là 800,25 ha, trong đó có: 415 ha đất canh tác, 385, 25 ha đất thổ cƣ, dân số
9337 nhân khẩu với 1,937 hộ gia đình. Phía đông giáp phƣờng Phú Thịnh (thị xã Sơn
Tây), Phía Tây giáp xã Cam Thƣợng (huyện Ba Vì), phía Nam giáp xã Thanh Mỹ và
Xuân Sơn, phía Bắc giáp sông Hồng (bên kia sông là tỉnh Vĩnh Phúc). Trung tâm
làng cổ Đƣờng Lâm đƣợc xác định là thôn Mông Phụ, một thôn có dân số lớn, ở vào
vị trí trung tâm của làng.

8
Nằm trên vùng văn hoá cổ xứ Đoài, Đƣờng Lâm kẹp giữa sông Hồng và các
ngọn đồi đá ong thấp kéo dài của chân núi Ba Vì về phía Bắc, xen giữa những cánh
đồng, những dải đất trũng. Theo quan niệm xƣa, Đƣờng Lâm là đất đắc địa, nằm ở
thế “toạ sơn vọng thuỷ” (Lƣng dựa vào núi Tản, mặt ngoảnh ra sông Hồng) [33,
tr.149].
Nhƣng xét về mặt thổ nhƣỡng, Đƣờng Lâm cũng giống nhƣ các địa phƣơng
khác của Sơn Tây, đất ở đây không tốt nhƣ các vùng khác vì có nhiều đá ong. Đó
cũng là điểm làm nên nét đặc trƣng sinh thái xứ Đoài.
“Sơn Tây đất đá ong khô
Ăn cơm thì ít, ăn ngô thì nhiều”
Tuy nhiên, bù lại, thị xã Sơn Tây nói chung, xã Đƣờng Lâm nói riêng ở vào vị
trí rất thuận lợi về giao thông đƣờng thuỷ và đƣờng bộ. Đƣờng bộ có Quốc lộ 32 nối
với thủ đô Hà Nội, với khoảng cách gần 50 km, do đó việc giao thông liên lạc với các
trung tâm lớn của địa phƣơng, của cả nƣớc khá thuận tiện. Chính vì vậy mà xƣa nay
xứ Đoài vẫn là cửa ngõ thủ đô, Đƣờng Lâm đã và sẽ có nhiều điều kiện thuận tiện
trong giao lƣu tiếp xúc văn hoá. Không chỉ đƣờng bộ mà Đƣờng Lâm còn nằm cạnh
dòng sông Cái (sông Hồng) “Nhất cận thị, nhị cận giang”. Đƣờng Lâm vừa gần sông
lớn, vừa gần đô thị lớn [25, tr.12]. Ngoài ra Đƣờng Lâm còn có dòng sông Con phát
nguyên từ phía núi Ba Vì đổ vào sông Bôi, nhập vào sông Đáy ở Gián Khẩu, Ninh
Bình. Sông Con chảy từ Tây sang Đông quanh co uốn khúc men theo các rẻo đất

trũng chia Đƣờng Lâm thành hai nửa. Nửa phía Bắc rộng hơn gồm các làng Hà Tân,
Hƣng Thịnh, Đông Sàng, Cam Thịnh, Mông Phụ, Đoài Giáp, Văn Miếu; nửa phía
Nam gồm Cam Lâm và Phụ Khang. Sông Con còn gọi là sông Tích, theo truyền
thuyết là dấu tích của cuộc chiến “năm năm báo oán, đời đời đánh ghen”giữa Thuỷ
Tinh và Sơn Tinh xung quanh nàng công chúa của Hùng Vƣơng thứ 18. Sông Con
trƣớc đây là đƣờng giao thông thuỷ quan trọng, thuyền buồm từ Nam Định, Thái
Bình, Hà Nam thƣờng chở hàng hoá từ miền xuôi lên cập bến mua bán, đổi chác lâm
thổ sản của miền ngƣợc. Ngày nay sông Con chỉ còn tác dụng tƣới tiêu nƣớc phục vụ
cho sản xuất nông nghiệp, tô điểm cho cảnh quan Đƣờng Lâm thêm hữu tình.
Đặc biệt, ngày nay Đƣờng Lâm còn có thuận lợi khi cầu Trung Hà vừa mới
đƣợc khánh thành (năm 2003), đƣờng cao tốc Láng Hoà Lạc tiếp tục mở rộng nâng
cấp, đƣờng tránh thị xã (đƣờng Hồ Chí Minh) đã khởi công năm 2003.

9
Ngày nay, Đƣờng Lâm còn có thêm những thuận lợi lớn với những tiềm năng
về du lịch của chính mình cũng nhƣ quan hệ với cả một mạng lƣới liền kề của một
vùng du lịch đa dạng thuộc Sơn Tây và các địa phƣơng kế cận nhƣ: Đền Thƣợng,
Đền thờ Bác Hồ, rừng Quốc gia Ba Vì, Ao Vua, Khoang Xanh (Ba Vì), Đền Hùng
(Phú Thọ) chùa Tây Phƣơng, chùa Thày, chùa Trăm Gian, khu du lịch Đồng Mô,
Ngải Sơn…Với vị trí địa lý nhƣ vậy, Đƣờng Lâm thực sự có nhiều điều kiện thuận lợi
để phát triển về mọi mặt.
Đƣờng Lâm có địa hình đồi gò nối tiếp nhau nhƣ bát úp với ba mặt nƣớc
sông bao bọc, có đá ong, đá vôi là nguồn vật liệu xây dựng với trữ lƣợng lớn. Là
vùng đất nằm trên bậc thềm phù sa cổ không bằng phẳng, có đặc điểm gồm những dải
đất uốn cong uyển chuyển hợp thành từ các mỏm đồi gò liên tiếp từ chân núi Ba Vì
soải ra, với độ cao trung bình so với mặt biển 18 m, trung tâm là đồi Cấm có độ cao
48 m. Phía Tây Bắc và Đông Bắc là rặng Ruối cổ cùng không gian của khu đền, lăng
Ngô Quyền, hƣớng mặt xuống Minh Đƣờng (vũng Hùm), đình Phùng Hƣng tựa lƣng
vào đồi Viễn. Phía dƣới len vào giữa các mỏm đồi là khe nƣớc uốn khúc nối với dải
sông Tích.

Trong 9 thôn ở xã Đƣờng Lâm thì Hà Tân và Hƣng Thịnh là hai thôn nằm ở
ven bờ sông Hồng và bên ngoài hai con đê ngăn cách chúng với các thôn “bán sơn
địa”. Trong khi không gian cƣ trú của bốn thôn Mông Phụ, Cam Thịnh, Đoài Giáp,
Đông Sàng không còn luỹ tre ngăn cách tạo thành một khối liền nhau. Điều đặc biệt
là dân các làng khác gần kề với bốn thôn này cũng khó có thể phân định đƣợc rõ ràng
ranh giới giữa các thôn vì cƣ dân từ lâu đã ở xen kẽ.
Ngày nay, khi nói tới làng cổ Đƣờng Lâm ngƣời ta thƣờng nghĩ đến các thôn
“trong đê”, các thôn “bán sơn địa” nhƣ: Mông Phụ, Cam Thịnh, Đoài Giáp, Đông
Sàng. Những thôn này là những thôn gốc còn bảo lƣu đƣợc những nét văn hoá cổ
truyền của làng xã đồng bằng Bắc Bộ đặc biệt của xứ Đoài “đất đá ong khô”.
Các thôn gần sông do đặc điểm về địa thế quy định tính không ổn định, nên
phần nào hình dáng cổ xƣa của ngôi làng không rõ nét, mặc dầu đây cũng là những
thành tố cấu tạo nên một Đƣờng Lâm đầy bản sắc.

10
Thuở khai thiên lập địa nơi này vốn là rừng rậm lau lách, cỏ dại mọc um tùm,
nhiều thú rừng ẩn nấp, đồng thời cũng là địa bàn sinh sống của ngƣời Việt cổ. Nhiều
thế hệ nối tiếp nhau khai phá, cải tạo thiên nhiên đã để lại cho nhân dân Đƣờng Lâm
thừa hƣởng một di sản quý giá, đó là những cánh đồng, những đồi gò và cả những rộc
sâu có thể canh tác lúa, màu, rau đậu và cây công nghiệp… Xƣa kia Đƣờng Lâm
thuộc đất Phong Châu cổ kính, kinh đô của các Hùng Vƣơng thời dựng nƣớc, một địa
bàn đã có cƣ dân từ rất lâu đời và cũng là một trung tâm cƣ dân quan trọng [45, tr.17].
Nói về điều kiện tự nhiên không thể bỏ qua khí hậu thời tiết, nhân tố thƣờng
xuyên chi phối môi trƣờng tự nhiên, quần thể động thực vật và cuộc sống con ngƣời.
Đƣờng Lâm thuộc vùng núi Ba Vì nên có sự phân hoá theo hƣớng các sƣờn
núi. Nhiệt độ trung bình năm khoảng 25
0
C, cao nhất khoảng 27
0
C và thấp nhất

khoảng 20
0
C; lƣợng mƣa trung bình năm 1800 - 2000 mm nhƣng phân bố không
đều. Lƣợng mƣa trong mùa khô chỉ bằng 12 - 13% lƣợng mƣa trong mùa mƣa; lƣ-
ợng bốc hơi trong mùa khô rất cao.
Nói chung, khí hậu thời tiết ở Đƣờng Lâm tƣơng đối ôn hoà, có 4 mùa: Xuân,
Hạ, Thu, Đông rõ rệt. Tính chất khí hậu ổn định của 4 mùa giúp cho việc sản xuất và
sinh hoạt có nhiều thuận lợi. Cƣ dân Đƣờng Lâm có thể hiểu đƣợc quy luật tự nhiên
đó để áp dụng vào sản xuất, tránh đƣợc khí hậu hà khắc và những thiên tai bất biến
làm ảnh hƣởng đến mùa màng.
Điều kiện khí hậu ở xã Đƣờng Lâm đƣợc thể hiện cụ thể trong Bảng 1: Khí
hậu ở Đường Lâm dƣới đây [24, tr.36]:

11
Bảng 1: Tình hình khí hậu thời tiết ở HTX Đường Lâm thị xã Sơn Tây


Yếu tố
Tháng
ĐVT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10

11
12
BQ
1.Lƣợng mƣa
BQ
mm
26,6
34,9
44,4
127,1
158,4
200,8
260,4
326,2
245,2
249,0
138,5
54,9
165,96
2. Nhiệt độ BQ
o
C
15,2
16,7
19,4
23,7
26,8
29,0
29,2
28,6

27,3
22,6
21,5
16,5
23,69
3. Độ ẩm BQ
%
84
84,2
87,5
87,5
84,3
84,6
83,0
86,5
83,8
83,3
80,2
80,3
84,97
4. Giờ nắng BQ
h
46
49
52
78
192
218,0
182
202

183
170
133
109
139,68

Nguồn: Kiều Vĩnh Toàn (1998), Định hướng và một số giải pháp nhằm chuyển dịch cơ cấu cây trồng theo hướng sản
xuất hàng hoá ở xã Đường Lâm thị xã Sơn Tây, Hà Tây.

12
Số liệu trong bảng 1 cho thấy lƣợng mƣa bình quân theo tháng là 165,96 mm,
nhƣng phân bố không đều. Trong năm, mƣa chủ yếu tập trung vào các tháng 7, 8, 9,
10 lƣợng mƣa trong những tháng này dao động từ 245,2 - 326,2 mm. Ít mƣa nhất là
những tháng 12, 1, 2, 3 lƣợng mƣa bình quân chỉ đạt từ 26,6 – 54,9 mm. Nhìn chung
với lƣợng mƣa và độ ẩm nhƣ vậy cây trồng có điều kiện sinh trƣởng phát triển rất
thuận lợi. Tuy nhiên sự phân bố không đều nên thƣờng gây ra lũ lụt vào mùa lũ, khô
hạn vào mùa cạn đều ảnh hƣởng không nhỏ đến sản xuất nông nghiệp. Nhiệt độ bình
quân qua các tháng là 23,69
o
C. Nhiệt độ biến động theo mùa, thời gian nhiệt độ
xuống thấp nhất là vào các tháng 12, 1, 2 với bình quân là 15,2 – 16,7
o
C, thậm chí
có những ngày nhiệt độ xuống thấp tới 7
o
C. Nhiệt độ cao nhất thƣờng xuất hiện vào
các tháng 6, 7, 8 với bình quân là 28,6 - 29,2
o
C, có những ngày nhiệt độ tới 39,3
o

C.
Nói chung với nhiệt độ nhƣ trên, cây trồng có thể phát triển quanh năm. Độ ẩm bình
quân giữa các tháng trong năm là 84,97%. Nhìn chung sự chênh lệch độ ẩm của các
tháng không đáng kể, đó là điều kiện thuận lợi cho cây trồng phát triển. Tổng số giờ
nắng trong năm là 1614 giờ, bình quân một tháng trong năm là 139,68 giờ. Những
tháng có giờ nắng thấp nhất là tháng 1, 2, 3 giờ nắng chỉ đạt 46 – 52 giờ/tháng.
Những tháng có giờ nắng cao là 5, 6, 7, 8 bình quân từ 182 – 218 giờ/tháng. Với cân
bằng bức xạ luôn dƣơng, điều kiện sinh trƣởng và phát triển của cây trồng rất thuận
lợi.
Tóm lại, điều kiện khí hậu thời tiết nhƣ trên rất phù hợp với sự phát triển
nông nghiệp nói chung và thuận lợi trong việc trồng trọt ở Đƣờng Lâm. Từ những
căn cứ đó nông dân có thể dự tính, dự báo để bố trí cây trồng cho phù hợp, tránh
đƣợc thiệt hại do thiên tai gây ra.
Về mạng lƣới sông ngòi, làng cổ Đƣờng Lâm nằm giữa sông Cả/ Sông Hồng
và sông Con/sông Tích, là vùng trung du ở bên rìa ngoài của vùng châu thổ Bắc Bộ,
mà “36 đồi gò, 18 rộc sâu” [29, tr.3], cùng với khúc sông Tích uốn lƣợn … là những
vết tích còn lƣu lại đến ngày nay.
Hệ thống sông Hồng và sông Tích chảy qua địa bàn xã Đƣờng Lâm trên
tổng diện tích đất tự nhiên là 800,25 ha. Có một phần diện tích ngoài đê của hai thôn
Hà Tân và Hƣng Thịnh thƣờng xuyên chịu ảnh hƣởng của thuỷ chế sông Hồng.
Những sông này đều mang đặc tính sông miền trung du, do vậy chế độ thuỷ văn rất
phức tạp, phụ thuộc chặt chẽ vào chế độ mùa mƣa của vùng lƣu vực các nhánh sông

13
và chế độ thuỷ văn của sông Đáy (đặc biệt khi có nhiệm vụ phân lũ). Chính vì vậy
mà mực nƣớc của các nhánh sông nhỏ này lên xuống rất thất thƣờng, ảnh hƣởng trực
tiếp đến sản xuất nông nghiệp.
1.2. Lịch sử hình thành làng cổ Đƣờng Lâm
Núi Tản, Sông Đà là những “chứng nhân” thiên nhiên hùng vĩ thuở ban đầu
dựng nƣớc. Đƣờng Lâm nằm trong vùng chân núi Ba Vì/ Tản Viên – nơi mà theo

truyền thuyết 50 ngƣời con của mẹ Âu Cơ đã quây quần để chọn ra ngƣời tài nhất,
suy tôn làm bậc quân trƣởng. Núi Tản Viên là Tổ sơn của đất Việt, và cũng là nơi
thờ đức Thánh Tản Viên Sơn - đệ nhất Tứ bất tử, đƣợc coi nhƣ Thần diện của ngƣời
Việt. Đây còn là vùng đất gắn với những truyền thuyết và cổ tích thời các vua
Hùng, trong đó trƣớc hết phải kể đến truyền thuyết Sơn Tinh Thuỷ Tinh. Từ một
nhân vật huyền thoại, Sơn Tinh đã đƣợc suy tôn thành vị Thánh đƣợc thờ phụng
trong hàng trăm ngôi đền miếu ở các tỉnh phía tây đồng bằng Bắc Bộ.
Đƣờng Lâm là vùng đất có lịch sử từ thời dựng nƣớc. Tại thôn Mông Phụ,
các nhà nghiên cứu đã tìm thấy dấu tích những di vật đá đẽo thuộc giai đoạn văn hoá
Sơn Vi, cách nay khoảng 2 vạn năm. Tiếp đó là các di tích thuộc giai đoạn văn hoá
Phùng Nguyên – sơ kỳ thời đại đồ đồng, cách nay khoảng 4000 năm cũng đƣợc tìm
thấy ở Mả Đống, ven dọc lƣu vực sông Đáy và sông Tích… Tại địa điểm gò Mả
Đống còn phát hiện đƣợc nhiều dụng cụ lao động đồ đá và đồ gốm đƣợc làm cả
bằng bàn xoay và cả bằng tay. Hoa văn trang trí đƣợc chia thành 8 loại khác nhau là
văn thừng, văn chải, văn khuông nhạc, văn khắc vạch, văn đai đắp nổi, văn trổ lỗ,
văn lỗ thủng, văn vỏ na. Chứng cứ khảo cổ học cho thấy ngƣời Mả Đống sinh sống
chính bằng nghề nông. Những công cụ tìm thấy ở đây chủ yếu đƣợc dùng trong
nông nghiệp. Sự phát triển của đồ gốm cũng chứng minh sự có mặt của biểu tƣợng
sinh thực khí, phổ biến trong các tín ngƣỡng tôn giáo của ngƣời nông nghiệp nguyên
thuỷ. Chủ nhân của di chỉ Mả Đống có quan hệ với chủ nhân của văn hoá Phùng
Nguyên, Đồng Đậu. Chắc chắn họ là cƣ dân Văn Lang và văn hoá Mả Đống là bộ
phận hợp thành văn hoá vật chất thời Hùng Vƣơng.
Nhƣ vậy, “về mặt thời gian, cƣ dân Việt cổ đã tồn tại ở đây suốt từ văn hoá
Sơn Vi, qua bốn giai đoạn văn hoá kế tiếp Phùng Nguyên, Đồng Đậu, Gò Mun,
Đông Sơn” [12, tr.40]. Đây là vùng đất hợp lƣu giữa sông Đà và sông Hồng về phía
Bắc đã tạo nên cảnh quan thích hợp cho ngƣời Việt cổ sinh sống.

14
Vào cuối thiên niên kỷ thứ nhất, vùng đất Đƣờng Lâm đã sản sinh ra hai vị
anh hùng là Bố Cái Đại Vƣơng Phùng Hƣng và Ngô Vƣơng Quyền. Công cuộc đấu

tranh của nhân dân Đƣờng Lâm đều gắn liền với công cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ
quốc của các đời vua Việt Nam trong lịch sử .
Cuộc khởi nghĩa do Phùng Hƣng lãnh đạo diễn ra vào năm 767 (Đinh Mùi).
Sau một thời gian dài xây dựng lực lƣợng Phùng Hƣng quyết định mở một cuộc
tổng công kích, tiêu diệt bọn giặc xâm lƣợc hoàn thành sự nghiệp giải phóng đất
nƣớc. Phùng Hƣng lên ngôi vua đƣợc 7 năm thì mất, nhân dân tôn Phùng Hƣng là
Bố Cái Đại Vƣơng.
Năm 938, Ngô Quyền đánh tan quân Nam Hán, giết chết Hoằng Thao trên
sông Bạch Đằng. Cuộc kháng chiến thắng lợi do Ngô Quyền lãnh đạo đã mở ra kỷ
nguyên hoàn toàn độc lập cho dân tộc ta. Năm 939 Ngô Quyền xƣng Vƣơng đóng
đô ở Cổ Loa.
Đƣờng Lâm còn là quê hƣơng của Thám Hoa Giang Văn Minh - vị sứ thần
đã làm vẻ vang cho đất nƣớc.
Trong các giai đoạn sau này với các cuộc kháng chiến chống quân Nguyên
Mông khởi nghĩa Lam Sơn, chống Thanh, nhân dân Đƣờng Lâm đều có những
đóng góp xứng đáng.
Đến cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, Đƣờng Lâm cũng nhƣ các vùng đất
khác trên toàn lãnh thổ Việt Nam đã liên tiếp chứng kiến nhiều biến động lịch sử.
Những biến động đã tác động tới đời sống văn hoá Việt Nam nói chung và Đƣờng
Lâm nói riêng.
Ngày nay vùng đất Đƣờng Lâm xƣa đã đƣợc sáp nhập với nhiều xã khác,
nhƣng địa danh Đƣờng Lâm vốn là một địa danh cổ trên vùng đất xứ Đoài vẫn đƣợc
lƣu giữ làm tên gọi cho xã.
Tên Đƣờng Lâm đƣợc nhắc đến sớm nhất là trong sách Việt điện u linh”,
trong đó có chép rằng: Ông cha Phùng Hƣng đời đời làm tù trƣởng ở châu Đƣờng
Lâm. Có thể châu Đƣờng Lâm thuở ấy rộng hơn xã Đƣờng Lâm bây giờ rất nhiều.
Lần giở cuốn sử ca bằng chữ Nôm ở thế kỷ XVII thì tên gọi Đƣờng Lâm đã
xuất hiện gắn liền với lịch sử lừng lẫy của hai vị anh hùng dân tộc Phùng Hƣng,
Ngô Quyền.


15
- “Đƣờng Lâm sinh có anh hùng
Bấy chừ một đạo quân Phùng nổi lên” ….
- “Quyền cùng Đƣờng Lâm còn dòng
Cha làm châu mục lĩnh trong Nam thành”
(Thiên Nam Ngũ Lục)
Theo Phan Huy Chú trong sách “Lịch triều hiến chương loại chí” thì châu
Đƣờng Lâm kéo dài đến tận địa phận huyện Hoài An (tức vùng Mỹ Đức - chùa
Hƣơng bây giờ) của xứ Đoài - Sơn Tây [14, tr.9].
Trong ca dao tục ngữ, Kẻ Mía là cái tên Nôm quen thuộc, gắn với nhiều sự
tích, di tích và địa danh cho đến tận bây giờ. Những cái tên nhƣ: Bà Chúa Mía, Chùa
Mía, Phố Mía, Bến Mía, Chợ Mía … vẫn là những tên gọi thông dụng
“Chẳng đi nhớ cháo dốc Ghề
Nhớ cơm phố Mía, nhớ chè Đông Viên”.
“Chợ Mía mới họp đã to,
Các thầy Mông Phụ cứ dò xuống chơi”.
“Kẻ Mía kéo mật, hộn đƣờng,
Thợ rèn Quang Húc, Chu Chàng ƣơm tơ”.
Ở các làng xã có lịch sử lâu đời, thƣờng có hai tên gọi sóng đôi, một tên Nôm
đi kèm với một tên chữ trong đó tên Nôm thƣờng là tên cổ, cái tên có trƣớc. Chẳng
hạn: Kẻ Lói / Cổ Lôi; Kẻ Sải/ Thuý Lai; Kẻ Thầy/ Sài Sơn; Kẻ Bùng/ Phùng Xá
Kẻ Mía/ Đƣờng Lâm cũng không nằm ngoài quy luật chung đó. Có nhiều
cách lý giải tên gọi này, trong đó nguyên do đƣợc kể đến trong truyền thuyết dƣới
đây đƣợc lƣu truyền khá rộng rãi
Truyền thuyết dân gian xứ Đoài kể lại rằng: Vào đời Hùng Vƣơng thứ 16,
nhà Vua sinh đƣợc một nàng công chúa xinh đẹp tuyệt trần đặt tên là Mị Ê. Nàng
không thích sống trong cảnh cung cấm gò bó, hằng ngày nàng thƣờng cùng một số
cung nữ tới các vùng đất bãi ven sông Cái (sông Hồng) giúp ngƣời dân vun trồng
ngô khoai, hái hoa bắt bƣớm vui chơi Vào một buổi trời hè nắng gắt, Mị Ê chợt
bắt gặp một loại cây tựa nhƣ loài sậy, nàng bẻ ra thì thấy thân cây có nƣớc, nếm thử

thì thấy có vị ngọt và thơm mát. Nàng thích lắm liền về khoe với nhà Vua. Nhà Vua

16
nghe xong và nghĩ rằng đó là một loài cây quý, có ích cho con ngƣời. Từ đó Vua đã
ra lệnh cho mọi ngƣời trồng thử trên bãi sông. Chẳng bao lâu, loài cây này mọc
thành những bụi cây xanh tốt um tùm. Nhân dân chặt về, ép lấy nƣớc rồi nấu thành
mật ăn. Ngày tết đến, nàng sai chặt những cây to ngon cùng ít nƣớc mật đã cô đặc,
đem về dâng vua cha. Vua Hùng ăn nếm rất thích thú, bèn lấy ngay tên công chúa là
Mị Ê để đặt tên cho giống cây quý này. Từ đó khắp cả một vùng đất bãi ven sông
Thao, đặc biệt là từ Ba Gò, Đông Viên đến làng Phú Nhi, cây Mị Ê đƣợc trồng xanh
tốt nhƣ rừng. Cái tên Mị Ê lâu dần cũng bị mọi ngƣời đọc trại đi theo tiếng địa
phƣơng thành cây Mi…Ế, rồi … cây Mía. Cứ đến mùa thu, quang cảnh thu hoạch
mía thật tấp nập, nhân dân vừa nô nức chặt mía vừa dựng những lò kéo mật, dùng
trâu kéo máy ép mía để nấu mật, ngày đêm khói toả nghi ngút. Và tất cả một vùng
rộng lớn có trồng cây mía đầu tiên đó đƣợc gọi chung là Kẻ Mía

[14, tr.11].
Đó là cách giải thích dân gian về cái tên Kẻ Mía, còn cái tên Đƣờng Lâm lại
có cách giải thích khác. Thời cổ ngƣời Trung Hoa chỉ biết làm đƣờng mạch nha, chứ
chƣa biết làm đƣờng mía. Từ đời Đƣờng trở về sau họ mới học đƣợc cách làm
đƣờng mật mía từ các dân tộc phía nam. Một số sách cổ của Trung Quốc nhƣ “Dị
vật chí” của Dƣơng Phù hoặc “Tề dân yếu thuật” của Giả Tƣ Hiệp ghi chép khá
nhiều sản vật của Việt Nam, trong đó có chép rõ: “Mía do Giao Chỉ trồng đặc biệt
thơm ngon. Đẵn mà ăn tƣơi đã rất ngọt, ép lấy nƣớc nhƣ nƣớc mạch nha gọi là
“đƣờng” lại càng quý. Nếu cô đặc mà đem phơi để kết thành tảng nhƣ băng, khi bẻ
đem ăn cho vào miệng là tan biến dễ chịu liền, ngƣời đƣơng thời gọi đó là “mật đá”
(thạch mật)”. Thế kỷ III Ngô Chúa là Tôn Lƣợng thƣờng uống đƣờng của Giao
Châu cống nạp, từ đó về sau, các vùng Tứ Xuyên, Quảng Đông… cũng học cách
làm đƣờng của Việt Nam [13, tr.43]. Nhƣ vậy, cái tên Đƣờng Lâm (Rừng nƣớc
ngọt) là tên Hán hoá từ thời Bắc thuộc, từ thời Lý, Trần vùng đất này lại mang tên

gọi Cam Giá (Mía), Cam Tuyền (Suối ngọt), Cam Đƣờng (nƣớc mật ngọt), rồi Cam
Lâm (Rừng ngọt) … đều bắt nguồn gốc gác từ vùng đất Mía mà ra.
Đến thời Lê, vùng này đƣợc tách làm 2, đặt tổng Cam Giá Thƣợng thuộc
huyện Tiên Phong (nay là xã Cam Thƣợng) và tổng Cam Gia Thịnh thuộc huyện
Phúc Lộc (tức xã Đƣờng Lâm ngày nay).

17
Đầu nhà Nguyễn, tổng Cam Giá Thịnh có 6 xã là Cam Giá Thịnh, Cam
Tuyền, Đông Sàng, Mông Phụ, Phú Nhi và Yên Mỹ, một giáp Đoài Thƣợng và một
phố Tân Hội.
Đến đầu năm 1927, tổng Cam Giá Thịnh gồm 7 xã (theo sách của Ngô Vi
Liễn): Cam Giá Thịnh (536 dân), Cam Lâm (276 dân), Đoài Giáp (3319 dân), Phú
Nhi (1307 dân), Đông Sàng (1840 dân), Mông Phụ (1312 dân) và Yên Thịnh (562
dân).
Nhƣ vậy trong hơn một thế kỷ (từ đầu nhà Nguyễn đến năm 1927) tổng Cam
Giá Thịnh đã có 3 lần thay đổi:
- Phố Tân Hội biến mất
- Yên Mỹ tách khỏi Cam Giá Thịnh
- Yên Thịnh đƣợc thành lập.
Sau Cách mạng tháng Tám, tổng Cam Giá Thịnh có tên mới là xã Phùng
Hƣng. Mãi đến ngày 21 tháng 11 năm 1964 xã Phùng Hƣng mới đổi tên thành
Đƣờng Lâm trực thuộc huyện Tùng Thiện tỉnh Sơn Tây cho đến năm 1968. Cũng
trong năm này tỉnh Sơn Tây sáp nhập tỉnh Hà Đông thành tỉnh Hà Tây.
Một minh chứng nữa cho cái tên làng cổ Đƣờng Lâm là ngày nay bên cây đa
cổ thụ, dƣới vòm cổng gỗ lim của làng Mía trƣớc đây vẫn còn bốn chữ đại tự
“Đường Lâm cổ tự”.
Thông qua những cứ liệu ngôn ngữ học và các phong tục cũng có thể khẳng
định rằng, Đƣờng Lâm thời cổ là địa bàn cƣ trú của cƣ dân Việt – Mƣờng, cái nôi
của ngƣời Việt Cổ, trên con đƣờng tiến đến chiếm lĩnh và chinh phục vùng trung du
và đồng bằng.


18
CHƢƠNG 2
ĐỜI SỐNG VĂN HOÁ SẢN XUẤT VÀ TỔ CHỨC XÃ HỘI
CỦA CƢ DÂN LÀNG VIỆT CỔ ĐƢỜNG LÂM
2.1. VĂN HOÁ SẢN XUẤT
2.1.1 Sản xuất nông nghiệp
Sản xuất ra của cải vật chất là yếu tố quan trọng hàng đầu trong cuộc sống
con ngƣời bởi vì nó là điều kiện tiên quyết để con ngƣời tồn tại và phát triển. Trong
quá trình lao động sản xuất, con ngƣời đã phải dựa vào tự nhiên để vừa tận dụng,
khai thác những mặt thuận lợi đồng thời cũng phải tìm cách thích ứng, hài hoà với tự
nhiên.
Trong quá trình tác động và khai thác tự nhiên, con ngƣời đặc biệt quan tâm
đến nguồn tài nguyên đất đai. C.Marx đã từng so sánh đất là mẹ và lao động của con
ngƣời là cha. Bởi lẽ tự nhiên tác động vào con ngƣời là có tính tự thân, con ngƣời
ứng xử hay tác động trở lại với môi trƣờng tự nhiên để khai thác những gì mà tự
nhiên đặt ra một cách có ý thức và có tính mục đích. Thông qua hoạt động đó, con
ngƣời đã sáng tạo văn hoá, nhƣ định nghĩa về văn hoá của Hồ Chí Minh nêu rõ: "Vì
lẽ sinh tồn cũng như mục đích cuộc sống loài người mới sáng tạo và phát sinh ra
ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật,
những công cụ cho sinh hoạt hàng ngày về ăn, mặc, ở, đi lại và các phương thức sử
dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hoá" [42, tr.431]. Hay khi
nghiên cứu đặc trƣng của Khu vực học hiện đại đƣợc tiến hành theo không gian văn
hoá với nhiều cấp độ khác nhau, GS.Vũ Minh Giang đã nói: “Văn hoá ở đây cần
được hiểu theo nghĩa rộng là tất cả những sáng tạo hữu thức của con người vì mục
đích tồn tại và phát triển”[8, tr.53-65].
Khái niệm văn hoá có thể tiếp cận từ những góc độ khác nhau mà đƣa ra
những định nghĩa khác nhau về văn hoá. Từ những định nghĩa đó có thể hiểu về văn
hoá nhƣ sau: Văn hoá là hoạt động của con ngƣời sáng tạo ra những giá trị vật chất
và những giá trị tinh thần nhằm mục đích duy trì sự tồn tại và phát triển của cộng

đồng. Văn hoá luôn đồng hành với cuộc sống và sự phát triển đi lên của con ngƣời
và xã hội.
Với tất cả ý nghĩa đó, ở chƣơng này cùng với việc trình bày những hoạt động
sản xuất của cƣ dân làng Việt cổ Đƣờng Lâm, chúng tôi muốn phân tích để tìm ra

19
các mối quan hệ qua lại của môi trƣờng tự nhiên trong quá trình sản xuất. Hay nói
cách khác, đứng trƣớc điều kiện tự nhiên của vùng trung du bán sơn địa, con ngƣời
Đƣờng Lâm đã làm gì để thích ứng, hài hoà với nó.
Địa hình Đƣờng Lâm tƣơng đối phức tạp, phần lớn là đất đồi gò đá ong, gồ
ghề không bằng phẳng. Đứng ở trên cao nhìn xuống, Đƣờng Lâm giống nhƣ hình cái
bát úp. Trừ hai thôn Hà Tân và Hƣng Thịnh thì hầu hết dân cƣ sống tập trung trên
các đồi gò cao thấp. Tổng diện tích đất đai canh tác của toàn xã là 414,48 ha phân bố
trên các sƣờn đồi gò (36 đồi gò), chân vàn thấp và các rộc sâu (18 rộc sâu). Vì vậy,
để canh tác lúa nƣớc, ngƣời dân Đƣờng Lâm phải nghĩ ra phƣơng pháp chia cắt
ruộng đất thành những ruộng nhỏ bậc thang để tiện cho việc be bờ giữ nƣớc từng
khoảnh ruộng. Ruộng đất ở Đƣờng Lâm khá manh mún. Trung bình mỗi hộ có từ 12
đến 14 mảnh ruộng. Mảnh rộng nhất diện tích cũng chỉ khoảng trên 200m
2
. Trong
khi đó, mảnh nhỏ nhất chỉ rộng chƣa đầy 50m
2
.Việc cơ giới hoá đại trà trên cánh
đồng rất khó thực hiện. Vào mùa mƣa, những ruộng rộc (18 rộc) và cả những ruộng
ven sông thƣờng bị úng lụt. Những chân ruộng bậc thang rất khó giữ nƣớc nên dễ bị
hạn vào mùa khô.
Để hiểu sâu hơn về đất đai của Đƣờng Lâm, xin xem bảng dƣới đây [24,
tr.38]:
Bảng 2: Phân loại đất canh tác của HTX Đường Lâm năm 2005
Chỉ tiêu

Diện tích (ha)
Cơ cấu (%)
Tổng diện tích đất canh tác
414,48
100,00
I. Phân loại theo hạng đất


1. Đất hạng 1


2. Đất hạng 2
112,38
29,09
3. Đất hạng 3
114,31
29,60
4. Đất hạng 4
52,37
13,50
5. Đất hạng 5
98,48
25,50
6. Đất hạng 6
8,83
2,31
7. Đất hạng 7


II. Phân loại theo địa hình



1. Đất vàn cao
112,57
29,14

×