Tải bản đầy đủ (.pdf) (102 trang)

Lễ hội lịch sử văn hóa đền thờ Trần Khát Chân huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.8 MB, 102 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA LỊCH SỬ

NGUYỄN THỊ DUNG

LỄ HỘI LỊCH SỬ VĂN HOÁ ĐỀN THỜ
TRẦN KHÁT CHÂN HUYỆN VĨNH LỘC,
TỈNH THANH HÓA

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:

PGS.TS NGUYỄN DUY BÍNH

HÀ NỘI - 2017


LỜI CẢM ƠN
Với tình cảm chân thành, em xin bày tỏ lòng tri ân sâu sắc tới giảng
viên hƣớng dẫn PGS.TS Nguyễn Duy Bính đã tận tình chỉ bảo, hƣớng dẫn em
trong suốt quá trình nghiên cứu để em hoàn thành khóa luận.
Em xin gửi lời cảm ơn đến ban chủ nhiệm, các thầy cô giáo trong khoa
Lịch sử trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội 2 đã tận tình dạy bảo, hƣớng dẫn,
giúp đỡ chúng em suốt quá trình học tập tại trƣờng.
Đồng thời, em xin cảm ơn Phòng văn hóa huyện Vĩnh Lộc, Ban văn
hóa xã Vĩnh Thành, Ban quản lí di tích lịch sử đền thờ Trần Khát Chân và
toàn thể nhân dân huyện Vĩnh Lộc đã giúp đỡ em trong việc tìm kiếm tài liệu
để hoàn thành khóa luận.
Cuối cùng, em xin bày tỏ lòng biết ơn tới bố mẹ cùng gia đình, bạn bè


đã luôn cổ vũ, động viên và tạo điều kiện giúp đỡ em hoàn thành khóa luận.
Dù đã có rất nhiều cố gắng nhƣng khóa luận không thể tránh khỏi
những thiếu sót. Vì vậy, em kính mong nhận đƣợc sự đóng góp ý kiến của
thầy cô và các bạn để khóa luận đƣợc hoàn chỉnh hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 26 tháng 04 năm 2017
Sinh viên

Nguyễn Thị Dung


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi
dƣới sự hƣớng dẫn khoa học của PGS.TS Nguyễn Duy Bính. Các nội dung
nghiên cứu và kết quả trong đề tài này là trung thực và chƣa đƣợc công bố
dƣới bất kì hình thức nào trƣớc đây. Nếu không đúng nhƣ đã nêu trên tôi xin
hoàn toàn chịu trách nhiệm về đề tài của mình.
Hà Nội, ngày 26 tháng 04 năm 2017
Ngƣời cam đoan

Nguyễn Thị Dung


MỤC LỤC
Trang

MỞ ĐẦU .................................................................................................. 1
1. Lý do chọn đề tài ..................................................................................... 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ...................................................................... 3
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu............................................................. 7

4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu .............................................................. 7
5. Nguồn tƣ liệu và phƣơng pháp nghiên cứu ........................................... 8
6. Đóng góp của khóa luận. ......................................................................... 8
7. Bố cục của khóa luận. .............................................................................. 9

NỘI DUNG ............................................................................................ 10
Chƣơng 1: ĐỀN THỜ TRẦN KHÁT CHÂN ..................................... 10
1.1. Khái quát về nhân vật Trần Khát Chân .......................................... 10
1.1.1. Tiểu sử ........................................................................................... 10
1.1.2. Công lao ....................................................................................... 11
1.2. Đền thờ Trần Khát Chân ................................................................... 23
1.2.1. Vài nét về vùng đất Vĩnh Lộc, Thanh Hoá. ................................. 23
1.2.2. Đền thờ Trần Khát Chân ở xã Vĩnh Thành ................................ 26
1.2.3. Đền thờ Trần Khát Chân xã Vĩnh Tiến. ....................................... 31
1.2.4. Đền thờ Trần Khát Chân xã Vĩnh Thịnh ..................................... 34

Chƣơng 2: HOẠT ĐỘNG LỄ HỘI LỊCH SỬ VĂN HÓA ĐỀN
TRẦN KHÁT CHÂN ............................................................................ 38
2.1. Chuẩn bị của lễ hội ........................................................................... 38
2.2. Tiến trình của lễ hội. ........................................................................ 42
2.2.1. Phần lễ ........................................................................................... 42


2.2.2. Phần hội ....................................................................................... 52

Chƣơng 3: LỄ HỘI ĐỀN THỜ TRẦN KHÁT CHÂN ĐỐI VỚI ĐỜI
SỐNG CỦA CỘNG ĐỒNG CƢ DÂN ĐỊA PHƢƠNG ..................... 60
3.1. Lễ hội đền thờ Trần Khát Chân thể hiện tƣ tƣởng “uống nƣớc
nhớ nguồn” của con ngƣời Việt Nam .................................................... 60
3.2. Lễ hội đền thờ Trần Khát Chân đáp ứng nhu cầu sinh hoạt tâm

linh của nhân dân trong vùng ................................................................ 63
3.3. Lễ hội đền thờ Trần Khát Chân là nơi đáp ứng nhu cầu vui chơi
giải trí của ngƣời dân địa phƣơng ......................................................... 65
3.4. Lễ hội đền thờ Trần Khát Chân là nơi củng cố khối đại đoàn kết
cộng đồng.................................................................................................. 67
3.5. Lễ hội đền thờ Trần Khát Chân là biểu hiện của văn hóa truyền
thống xứ Thanh ........................................................................................ 69
3.6. Một số biến đổi của lễ hội đền thờ Trần Khát Chân hiện nay .... 73

KẾT LUẬN ............................................................................................ 78
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................. 883
PHỤ LỤC ............................................................................................... 87


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Việt Nam là quốc gia có truyền thống lâu đời hằng năm có tới hơn 500
lễ hội cổ truyền lớn đƣợc diễn ra khắp 4 mùa xuân, hạ, thu, đông. Khi xã hội
ngày một phát triển, cuộc sống con ngƣời ngày một đáp ứng đầy đủ thì những
nhu cầu về tinh thần nhƣ vui chơi, giải trí, nghỉ ngơi, tìm hiểu lịch sử văn hóa
nghệ thuật, phong tục tập quán mang bản sắc riêng của từng vùng, miền, dân
tộc, tôn giáo ngày càng tăng. Chính vì vậy, từ xƣa đến nay, lễ hội luôn luôn là
yếu tố đặc trƣng cho dân tộc vì góp phần làm cho văn hóa đặc sắc hơn.
Lễ hội truyền thống là bản sắc của dân tộc Việt Nam, là những di sản
văn hóa tinh thần quý báu đƣợc ông cha ta gữ gìn và để lại cho con cháu ngày
nay. Trải qua những năm tháng của lịch sử hào hùng, của lịch sử nƣớc nhà,
cho đến ngày nay tất cả những lễ hội truyền thống Việt Nam vẫn giữ nguyên
vẹn những nét đẹp truyền thống và có sự tiếp thu những tinh hoa văn hóa
nhân loại.
Đặc biệt Việt Nam có nền văn hóa lâu đời, nhiều dân tộc sinh sống trên

một lãnh thổ thống nhất, cùng đóng góp nhiều phong tục tập quán mang bản
sắc riêng của từng vùng miền cho nền văn hóa của đất nƣớc. Ngày nay, lễ hội
đang đƣợc tổ chức ngày càng nhiều để đáp ứng những đòi hỏi trong đời sống
sinh hoạt văn hóa tinh thần của mọi ngƣời dân. Việc tham dự các lễ hội truyền
thống là nhu cầu không thể thiếu đƣợc của nhân dân nhằm thỏa mãn khát
vọng hƣớng về cội nguồn, đáp ứng nhu cầu văn hóa tâm linh cũng nhƣ nhu
cầu giao lƣu trong sinh hoạt văn hóa cộng đồng, góp phần tạo nên đa dạng
của văn hóa. Lễ hội truyền thống tồn tại đến hôm nay đều là kết quả của quá
trình tiếp biến văn hóa lâu dài. Quá trình ấy khiến cho lễ hội luôn mang dáng
vẻ của thời đại mà vẫn không mất đi diện mạo ban đầu.

1


Hiện nay, cuộc sống của ngƣời dân ngày càng nâng cao, điều kiện vật
chất ngày càng đầy đủ thì niềm tin vào sự linh thiêng của thần thánh chuyển
hóa dần nhƣờng chỗ cho những tình cảm thiêng liêng nhớ về cội nguồn, lòng
tôn kính, biết ơn tổ tiên, tình yêu và niềm tự hào về quê hƣơng, đất nƣớc trở
thành cảm hứng chủ đạo của lễ hội truyền thống. Vì vậy, chức năng tôn giáo
có phần giảm thiểu, chức năng vui chơi, giải trí của phần hội đƣợc nâng lên,
các trò chơi dân gian, những làn điệu dân ca, dân vũ đƣợc khai thác thu hút
đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia.
Đƣợc sinh ra và lớn lên trên mảnh đất giàu truyền thống văn hóa, ngay
từ nhỏ tôi đã đƣợc những thế hệ đi trƣớc giáo dục, truyền lại những nét văn
hóa đặc trƣng của vùng, những nhân vật lịch sử, những lễ hội tổ chức hằng
năm,… Lễ hội truyền thống nổi bật hơn hết của địa phƣơng là lễ hội đền thờ
Trần Khát Chân. Đƣợc nuôi dƣỡng trong không gian của những lễ hội truyền
thống lâu đời của cộng đồng cƣ dân nhiều đời tụ cƣ trên mảnh đất này để hôm
nay tôi càng mong muốn nghiên cứu về lễ hội đền thờ Trần Khát Chân để
hiểu rõ hơn về nhân vật lịch sử Trần Khát Chân, công lao to lớn của ông và

truyền thống “uống nƣớc nhớ nguồn” của nhân dân địa phƣơng Vĩnh Lộc nói
riêng đã tƣởng nhớ và hình thành lễ hội mang tên ông. Phía sau ngôi đền và
lễ hội đã trải qua bao đời đƣợc hình thành và hoàn thiện là một truyền thuyết
đƣợc cƣ dân địa phƣơng lƣu truyền qua nhiều năm. Ngôi đền và lễ hội truyền
thống ấy có lẽ cứ thế mà hình thành và hoàn thiện cho đến ngày nay.
Tìm hiểu và nghiên cứu về lễ hội đền thờ Trần Khát Chân tại huyện
Vĩnh Lộc có ý nghĩa to lớn giúp chúng ta hiểu rõ về tƣ duy, về vai trò, vị trí
của lễ hội truyền thống trong đời sống văn hóa của ngƣời Việt nói chung và
của cƣ dân huyện Vĩnh Lộc nói riêng. Qua đó, chúng ta có thể nhận thức sâu
sắc hơn về cách sống, cách nghĩ của ngƣời dân huyện Vĩnh Lộc trên con
đƣờng đổi mới. Kết quả của việc tìm hiểu lễ hội lịch sử văn hóa đền thờ Trần

2


Khát Chân trên tất cả các mặt biểu hiện không chỉ phác họa nên bức tranh đời
sống tín ngƣỡng mà còn bổ sung tƣ liệu tham khảo cho việc dạy học, nghiên
cứu lịch sử. Và góp phần quan trọng về nhận thức, bản sắc và sắc thái đa dạng
trong đời sống tâm linh của ngƣời Việt.
Ngoài việc muốn tìm hiểu về nhân vật đƣợc thờ tụng trong những ngôi
đền, kiến trúc của đền và những nét truyền thống của lễ hội, qua bài nghiên
cứu tôi muốn giới thiệu đến ngƣời đọc một nét văn hóa nhỏ cũng nhƣ truyền
thống, tục lệ của quê hƣơng mình đóng góp vào kho tàng văn hóa Việt Nam;
có ý nghĩa giáo dục lòng biết ơn, tự hào truyền thống “uống nƣớc nhớ nguồn”
đối với thế hệ trẻ, bảo vệ và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Góp
phần bảo tồn và phát huy để xây dựng nét văn hóa cổ truyền của nền văn hóa
Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc theo đƣờng hƣớng của
Đảng trong xã hội hiện đại ngày nay.
Chính vì những lý do trên, tôi quyết định lựa chọn vấn đề: “Lễ hội lịch
sử văn hóa đền thờ Trần Khát Chân huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa” là

đề tài khóa luận tốt nghiệp của mình.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Lễ hội cùng các lĩnh vực văn hóa có liên quan đến lễ hội ngày nay đang
rất đƣợc quan tâm. Đặc biệt là lễ hội truyền thống lịch sử luôn là đối tƣợng
quan trọng thúc đẩy các nhà nghiên cứu đi sâu tìm hiểu.
Đầu tiên khi tìm hiểu về nhân vật lịch sử đƣợc tôn thờ trong lễ hội tôi
đã sử dụng một số sách để tham khảo. Trƣớc hết phải kể đến các tƣ liệu, tài
liệu đƣơng thời, chính sử nhƣ: Đại Việt sử kí toàn thư, Lịch triều hiến chương
loại chí có ghi chép về những biến động cuối thời Trần có liên quan đến nhân
vật Trần Khát Chân. Đặc biệt là kế hoạch mƣu sát Hồ Quý Ly đã làm rung
chuyển triều đình Đại Việt lúc bấy giờ. Ngoài ra, còn có bộ sách “Giáo trình
lịch sử Việt Nam” (tập 2), “Đại cương lịch sử Việt Nam” sử dụng trong các

3


trƣờng đại học trong nƣớc cũng đã cung cấp những sự kiện cơ bản về nhân
vật Trần Khát Chân gắn bó với lịch sử dân tộc.
Nhiều ngƣời từ lâu đã biết đến vị anh hùng dân tộc Trần Khát Chân với
công lao đánh thắng giặc ngoại xâm bảo vệ đất nƣớc, đến sau khi hoàn thành
cuộc kháng chiến chống Mỹ tác giả Nguyễn Khắc Thuần đã viết sách có nội
dung nói về các vị tƣớng tài của lịch sử Việt Nam trong đó cuốn “Danh tướng
Việt Nam” (tập 1) (NXB Giáo dục, 1996) ca ngợi những chiến công của các vị
tƣớng tiêu biểu của lịch sử dân tộc từ thế kỉ I đến thế kỉ XIV.
Cuốn “Danh nhân Thanh Hóa” của Ban nghiên cứu và biên soạn lịch
sử Thanh Hóa (NXB Thanh Hóa, 2005) có nội dung viết về những ngƣời con
Thanh Hóa có công với quê hƣơng đất nƣớc, trong đó có Trần Khát Chân.
Sách “Thanh Hóa tỉnh Vĩnh Lộc huyện chí” của tác giả Lƣu Công Đạo
(NXB Thanh Hóa – 2010) giới thiệu về đặc điểm địa lí, địa chí, nhân vật, tên
các vị khoa giáp , văn thần, cổ tích, linh từ, danh thắng, thổ sản phong tục, sản

vật, huyện trị của huyện Vĩnh Lộc. Nhờ vậy, đã cho ta một cái nhìn khái lƣợc
về Thanh Hóa và huyện Vĩnh Lộc với bề dày văn hóa – lịch sử và mảnh đất
này là cội nguồn và nơi lƣu giữ nét truyền thống của lễ hội đền thờ Trần Khát
Chân.
Để làm rõ hơn về kiến trúc và quy mô của đền thờ Trần Khát Chân
huyện Vĩnh Lộc, bài nghiên cứu có tham khảo cuốn “Đền miếu Việt Nam”
(NXB Thanh niên – 2007) của tác giả Vũ Ngọc Khánh để tìm hiểu về kiến
trúc của các ngôi đền: sử dụng kết cấu, vật liệu, phƣơng thức xây dựng, bố
cục kiến trúc,…
Trong tạp chí “Kiến trúc Việt Nam” (số 6, xuất bản năm 2008) bài viết
của tác giả Nguyễn Thị Tuấn Tú đã khái quát qua một số nét về quy mô, kiến
trúc của ngôi đền thờ Trần Khát Chân tại xã Vĩnh Thịnh.

4


Thanh Hóa là vùng đất có bề dày lịch sử dân tộc, nơi có một kho tàng
văn hóa dân gian phong phú và đa dạng, thì vấn đề về các lễ hội cổ truyền là
không thể thiếu. Đến nay vùng đất Thanh Hóa đang thu hút rất nhiều nhà
nghiên cứu khoa học. Tuy nhiên vấn đề về lễ hội đền thờ Trần Khát Chân ở
huyện Vĩnh Lộc nói riêng chƣa có một công trình nào nghiên cứu theo hƣớng
chuyên khảo. Để làm cơ sở tìm hiểu về vấn đề này tôi đã tham khảo dựa trên
các công trình nghiên cứu về lễ hội cổ truyền đƣợc công bố:
Cuốn “Lễ hội trong đời sống nhân dân xưa và nay” (1988) của tác giả
Lê Trung Vũ đã đề cập đến một số vấn đề của lễ hội xƣa và nay: từ môi
trƣờng hình thành đến nền tảng của hội làng, tƣ tƣởng, tổ chức, nội dung, bản
chất của hội đến thời gian, không gian mở hội, quy mô, phƣơng thức và chức
năng của lễ hội.
Sách “Mối quan hệ giữa truyền thuyết người Việt và lễ hội về các anh
hùng” (NXB Khoa học xã hội – 1996). Trong công trình tác giả đã nêu ra các

thành tố cơ bản cấu thành lễ hội đó là: Lễ, hội, tín ngƣỡng, phong tục, ngƣời
đóng vai, các thành tố nghệ thuật, vật dâng cúng trong lễ hội.
Cuốn “Lễ hội Việt Nam” của GS Lê Trung Vũ, GS.TS Lê Hồng Ý do
NXB Văn hóa dân tộc xuất bản năm 2001, có viết về lễ hội đền thờ Trần Khát
Chân ở vùng Cổ Mai, Thăng Long mà bài nghiên cứu có sử dụng để hỗ trợ
trong việc tìm hiểu lễ hội đền thờ Trần Khát Chân huyện Vĩnh Lộc.
Trong cuốn “Lễ hội, lễ tục truyền thống xứ Thanh” của tác giả Lê Huy
Trâm, Hoàng Anh Nhâm (NXB Văn hóa dân tộc – 2001) với nội dung khảo tả
từng đơn vị lễ tục, lễ hội theo một kết cấu thống nhất từ địa phƣơng, thần tích,
tục lệ cho đến phần lễ tế, phần hội hè. Tuy nhiên việc nghiên cứu cũng chỉ
mới dừng ở mức độ khảo tả.
Cuốn “Góp phần tìm hiểu tín ngưỡng dân gian ở Việt Nam” (NXB Tôn
giáo – 2007) tác giả Nguyến Đức Lữ đã tập hợp các bài viết của các nhà

5


nghiên cứu về tín ngƣỡng dân gian trong đó có lễ hội, thực trạng và biểu hiện
của chúng ở Việt Nam hiện nay.
Truyện dã sử Việt Nam “Hồ Qúy Ly” của nhà văn Nguyễn Xuân Khánh
(NXB Thanh niên – 2006) có viết về truyền thuyết đƣợc lƣu truyền trong lễ
hội: Khi Trần Khát Chân bị chém đầu nửa tuần trăng mà da thịt vẫn vẫn tƣơi
nguyên, sắc mặt nhƣ còn sống.
Đây là nguồn tài liệu có giá trị để nghiên cứu đề tài, ngoài ra cũng phải
kể đến một số công trình chuyên khảo, chuyên đề, các bài nghiên cứu, tạp chí
cũng ít nhiều đề cập tới vấn đề này tiêu biểu nhƣ: bài của Ngô Đức Thịnh,
“Những giá trị của lễ hội cổ truyền trong đời sống xã hội hiện nay”, trong tạp
chí Văn hóa nghệ thuật, số 3, năm 2001. Trong tạp chí Văn hóa dân gian, số
6, năm 2008 có bài viết “Một số xu hướng thực hành lễ hội dân gian hiện
nay” của tác giả Nguyễn Thị Phƣơng Châm. Luận án PTS của tác giả Nguyễn

Quang Lê với đề tài “Lễ hội cổ truyền – nội dung lịch sử và phương pháp
khai thác sử liệu”,…
Nhƣ vậy, có thể thấy các công trình nghiên cứu về kho tàng văn dân
gian đã phần nào đề cập đến lễ hội lịch sử cổ truyền ở những mức độ khác
nhau. Tuy nhiên, nghiên cứu một cách hệ thống và chi tiết về lễ hội đền thờ
Trần Khát Chân thì chƣa có một công trình nào đƣợc công bố. Vì thế, tôi chọn
đề tài nghiên cứu “Lễ hội lịch sử văn hóa đền thờ Trần Khát Chân huyện
Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp. Nhằm đƣa ra một
cái nhìn hệ thống, toàn cảnh về lễ hội đền thờ Trần Khát Chân ở huyện Vĩnh
Lộc trên cơ sở đó so sánh đối chiếu với một số vùng khác để thấy đƣợc nét
đặc sắc riêng của một vùng đất trung du Bắc Trung Bộ đầy thăng trầm của
lịch sử.

6


3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của đề tài nhằm có thêm những hiểu biết sâu
sắc về lễ hội đền thờ Trần Khát Chân của quê hƣơng mình. Thông qua tìm
hiểu có thể rút ra đƣợc những đặc trƣng trong lễ hội đền thờ Trần Khát Chân
cũng nhƣ rút ra đƣợc những nét chung, nét riêng với một số vùng khác cũng
tôn thờ tƣớng Trần Khát Chân. Trên cơ sở đó bảo tồn và phát huy những giá
trị tốt đẹp của lễ hội, có trách nhiệm giữ gìn, bảo vệ phong tục tập quán tốt
đẹp của dân tộc.
3.1. Nhiệm vụ nghiên cứu
Đề tài tìm hiểu về đền thờ nhân vật Trần Khát Chân thuộc 3 xã: Vĩnh
Thành, Vĩnh Thịnh, Vĩnh Tiến. Đồng thời miêu tả diện mạo và hoạt động lễ
hội đền thờ Trần Khát Chân, trong đó bài nghiên cứu tập trung nghiên cứu lễ
hội ở đền thờ chính thuộc xã Vĩnh Thành. Qua đó khẳng định vai trò đặc biệt

quan trọng của lễ hội đền thờ Trần Khát Chân đối với đời sống của nhân dân
ở huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa.
4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài là lễ hội đền thờ Trần Khát Chân ở
huyện Vĩnh Lộc mà trọng tâm là đi sâu vào lễ hội đƣợc tổ chức ở đền Trần
Khát Chân xã Vĩnh Thành dƣới một số góc độ: Nguồn gốc của lễ hội, thân thế
ngƣời đƣợc thờ tự, việc tổ chức thờ tự, vai trò và đặc điểm của lễ hội lịch sử
văn hóa đền thờ Trần Khát Chân.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Về không gian: Đề tài tập trung nghiên cứu trên địa bàn 3 xã có di tích
đền thờ phụng Trần Khát Chân: Vĩnh Thành, Vĩnh Thịnh, Vĩnh Tiến.
Về thời gian: Từ thế kỉ XV đến nay.

7


5. Nguồn tƣ liệu và phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Nguồn tư liệu
Nguồn tƣ liệu thành văn phục vụ cho nghiên cứu đề tài: gồm các bộ
thông sử nhƣ: Đại Việt sử kí toàn thư, Đại Nam nhất thống chí,… đƣợc sử
dụng nhƣ tài liệu tra cứu, làm sáng tỏ các vấn đề có liên quan đến sự kiện lịch
sử, nhân vật lịch sử đƣợc đề cập đến trong khóa luận; tham khảo các công
trình khoa học của nhiều tác giả: Báo cáo, luận án, luận văn, khóa luận tốt
nghiệp đề tài khoa học,…
Bên cạnh đó còn có nguồn tƣ liệu thực địa, điền dã của tác giả trong
quá trình tìm hiểu, tham quan đền thờ Trần Khát Chân. Ngoài ra, tác giả còn
sử dụng lời kể của những ngƣời quản đền hiện nay, những ngƣời trực tiếp
tham gia việc trông coi đền và một số bậc cao niên ở địa phƣơng.
5.2. Phương pháp nghiên cứu

Nghiên cứu đề tài: “Lễ hội lịch sử văn hóa đền thờ Trần Khát Chân
huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa” ngƣời viết sử dụng phƣơng pháp nghiên
cứu chính là phƣơng pháp lịch sử và phƣơng pháp logic. Phƣơng pháp lịch sử
đƣợc sử dụng xuyên suốt trong quá trình làm khóa luận, nhằm tái hện những
nét chung nhất của lịch sử lễ hội đền thờ Trần Khát Chân. Bên cạnh đó
phƣơng pháp lôgic đƣợc sử dụng để đƣa ra những nhận định, đánh giá mang
khái quát.
Ngoài ra đề tài còn kết hợp với phƣơng pháp điều tra, điền dã thăm
quan tại đền thờ,... Bên cạnh đó, ngƣời viết còn sử dụng các phƣơng pháp bổ
trợ khác nhƣ thống kê, phân tích, so sánh, tổng hợp, liệt kê… để rút ra những
nhận xét cần thiết, những kết luận đúng đắn và khoa học.
6. Đóng góp của khóa luận
Trên phƣơng diện ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn, khóa luận có
những đóng góp nhất định:

8


Về mặt khoa học: Bài nghiên cứu là một công trình khoa học tìm hiểu
về lễ hội đền thờ Trần Khát Chân huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa, ngƣời
viết mong muốn góp thêm những hiểu biết sâu sắc hơn về đời sống văn hóa
tinh thần đƣợc thể hiện qua lễ hội trên quê hƣơng Vĩnh Lộc nói riêng và
Thanh Hóa nói chung. Qua đó, khẳng định thêm bề dày lịch sử với nền văn
hóa truyền thống của mảnh đất quê hƣơng mình.
Về mặt thực tiễn: Khóa luận cũng góp phần bổ sung tƣ liệu cho cung
cấp công tác nghiên cứu và giảng dạy lịch sử địa phƣơng nói riêng và công
việc dạy học lịch sử nói chung. Đồng thời, khóa luận có tác dụng trong việc
giáo dục truyền thống quê hƣơng cho mỗi ngƣời, đặc biệt là tầng lớp thanh
thiếu niên huyện Vĩnh Lộc, từ đó tăng thêm niềm tự hào và tình yêu quê
hƣơng cho thế hệ trẻ nơi đây, nhắc nhở chúng ta biết trân trọng, gìn giữ những

di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh, phát huy nền văn hóa cổ truyền
của quê hƣơng mình.
7. Bố cục của khóa luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo đề tài chia
thành ba chƣơng:
Chương 1: Đền thờ Trần Khát Chân
Chương 2: Hoạt động lễ hội lịch sử văn hóa đền thờ Trần Khát Chân
Chương 3: Lễ hội đền thờ Trần Khát Chân đối với đời sống cộng
đồng dân cư địa phương

9


NỘI DUNG
Chƣơng 1: ĐỀN THỜ TRẦN KHÁT CHÂN

1.1. Khái quát về nhân vật Trần Khát Chân
1.1.1. Tiểu sử
Trần Khát Chân là ngƣời làng Hà Lãng, phủ Vĩnh Ninh (nay là làng Hà
Lƣơng, xã Vĩnh Ninh, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa). Ông thuộc dòng dõi
Bảo Nghĩa Vƣơng Trần Bình Trọng – một danh tƣớng trong cuộc kháng chiến
chống quân Nguyên – Mông ở thế kỉ XIII với câu nói bất hủ: “Ta thà làm quỷ
nƣớc Nam chứ không thèm làmVƣơng đất Bắc”. Theo sử cũ, Trần Bình
Trọng thuộc dòng dõi Thập đạo tƣớng quân Lê Hoàn (tức vua Lê Đại Hành),
ngƣời sáng lập nên nhà Tiền Lê trƣớc đó hơn hai thế kỉ. Trong trận đánh với
quân xâm lƣợc Nguyên – Mông, Trần Bình Trọng không may sa vào tay giặc
nhƣng vẫn giữ vững khí tiết. Vua Trần Nhân Tông đánh giá cao lòng trung
liệt đó nên đã ban quốc tính cho dòng họ của ông. Từ đó dòng họ Lê của Trần
Khát Chân đổi thành họ Trần. Nhƣ vậy, Trần Khát Chân thuộc họ Lê ở Châu
ái.

Theo Văn bia xã Tƣơng Mai (nay là phƣờng Tƣơng Mai, quận Hoàng
Mai, Thành phố Hà Nội) ghi năm Thuận Thiên thứ 3 (1430) cho biết ông sinh
ngày Tân Sửu, tháng Chạp, năm Thiệu Khánh thứ nhất – tức năm 1370. Cha
là Trần Hữu Nhân làm nghề thầy thuốc, mẹ là bà Đặng Thị Ngọc Thục ngƣời
làng Nột Dƣơng, xã Kim Động, phủ Kiến Xƣơng, trấn Sơn Nam đã dời nhà
đến Hà Lãng.
Theo cuốn Danh nhân Thanh Hóa của Ban nghiên cứu và biên soạn lịch
sử Thanh Hóa, Trần Khát Chân sinh năm Bính Tuất (1366), mẹ là Nguyễn
Thị Điểm quê ở huyện Đông Sơn – Thanh Hóa.

10


Mặc dù đến nay vẫn còn nhiều quan điểm, nhiều ý kiến về quê hƣơng
và năm sinh của ông nhƣng đa số và theo chính sử Đại Việt Sử Kí toàn thư,
Đại Nam nhất thống trí, Việt Nam sử lược đều ghi: “Trần Khát Chân là ngƣời
làng Hà Lãng, huyện Vĩnh Ninh, ba đời làm thƣợng tƣớng quân” [17; tr.294].
Trần Khát Chân là ngƣời thông minh hiếu học, ham đọc binh thƣ. Ông
sớm quan tâm đến sự an nguy của xã tắc và có nhiều kế hay nên đƣợc vua
Trần tín nhiệm và giao cho nhiều việc lớn.
Năm 1388, ông đỗ thái học sinh Khoa Mậu Thìn. Năm 1389, đã đƣợc
triều đình phong làm tƣớng cầm đầu đội quân Long Tiệp và đƣợc nhà Vua
đích thân giao phó trọng trách làm tổng chỉ huy quân đội nhà Trần đi đánh
quân Chiêm Thành đang tràn vào nƣớc ta.
Ông đƣợc sinh ra trong một gia đình có dòng dõi quan tƣớng và đƣợc
thừa hƣởng truyền thống yêu quê hƣơng đất nƣớc, dòng máu anh dũng chính
điều này đã hình thành nên trong con ngƣời ông luôn mang trong mình chính
nghĩa, lòng dũng cảm, gan góc của một vị tƣớng. Lòng “trung quân. ái quốc”
đã ngấm vào máu thịt của ông, luôn có trí tiến thủ và hết lòng phò vua, giúp
nƣớc.

1.1.2. Công lao
Trong giai đoạn cuối triều Trần, đất nƣớc rối loạn, nhân dân cực khổ
muôn phần. Phía Bắc, giặc Minh nhòm ngó; phía Nam, giặc Chiêm Thành
đem quân nhiều lần tiến đánh Đại Việt. Lúc bấy giờ Trần Khát Chân nổi lên
là một vị tƣớng tài ba, đánh đuổi giặc ngoại xâm cứu dân tộc khỏi họa xâm
lăng, bảo vệ bình yên cho đất nƣớc.
Sinh ra và lớn lên trong cảnh đất nƣớc có loạn lạc, Trần Khát Chân
chăm lo rèn văn luyện võ, hăng hái ra nhập quân đội và sớm nổi tiếng là
ngƣời giỏi võ, lắm cơ mƣu.

11


Thứ nhất, Trần Khát Chân đánh thắng quân Chiêm Thành bảo vệ đất
nƣớc khỏi họa xâm lăng.
Thời Trần Khát Chân làm tƣớng là thời suy vong của triều Trần. Những
cuộc chiến tranh triền miên và khốc liệt đối với các liên bang. Đặc biệt đối
với Chiêm Thành, đã làm cho tiềm lực quốc gia ngày một kiệt quệ. Các vua
cuối đời Trần phần lớn là bất tài và bị quyền thần lấn át, thậm chí là bị bức tử.
Bấy giờ, quân Chiêm Thành đang lúc hƣng thịnh. Vua Chiêm Thành là
Chế Bồng Nga nhiều phen đem quân ra cƣớp phá nƣớc ta, có lúc, chúng đã
phóng hỏa thiêu trụi cả kinh thành Thăng Long, buộc vua tôi nhà Trần phải bỏ
chạy toán loạn. Nhà Trần đã sai hầu hết các tƣớng, dốc hết lực lƣợng ra để
chống trả, nhƣng không sao đánh bại đƣợc quân Chiêm Thành kể cả Hồ Qúy
Ly. Cụ thể:
Mùa đông, tháng 10 năm Kỷ Tỵ thứ 2 (1389). Quân Chiêm Thành đến
đánh chiếm Thanh Hóa. Đánh vào Cổ Vô, Thƣợng hoàng sai Qúy Ly đem
quân đi chống giữ. Giặc đắp ngăn dòng sông ở thƣợng lƣu, quan quân nhà
Trần đóng cọc dày đặc để chống cự.
Ngày 20, giặc phục sẵn quân và voi. Rồi giả vờ bỏ trại rút về. Hồ Quý

Ly lựa lấy quân tinh nhệ, dũng cảm, làm quân cảm tử, truy kích giặc. Thủy
quân mở hàng cọc xông ra đánh. Quân Chiêm Thành liền phá đập chắn nƣớc,
tung voi trận xông ra. Lúc ấy, quân tinh nhuệ dũng cảm đã đi xa rồi, quân
thủy khó tiến ngƣợc dòng, tiến lên rất khó khăn vì thế mà bị thua. Tƣớng chỉ
huy quân Hữu Thánh Dực là Nguyễn Chí bị bắt sống, 70 tƣớng còn lại đều bị
chết trận. Qúy Ly để tỳ tƣớng Phạm Khả Vĩnh ở lại cầm cự với giặc, còn
mình thì trốn về. Nguyễn Đa Phƣơng tạm chỉ huy quân Thánh Dực. Đêm đó,
Đa Phƣơng lại bàn với Khả Vĩnh: “Thế giặc nhƣ vậy, bọn ta cô quân, khó
lòng cầm cự đƣợc lâu. Nếu rút quân về giặc nhất định thừa cơ đuổi theo”. Sau

12


đó ông hạ lệnh các quân giang nhiều cờ xí, buộc thuyền lớn vào cọc, sai
ngƣời canh giữ, rồi lấy thuyền nhẹ đang đêm trốn chạy [17; tr.281].
Quý Ly về đến triều đình xin phái thêm thuyền chiến Châu Kiều nhƣng
Thƣợng Hoàng không cho, do vậy Quý Ly xin thôi nắm quyền cầm quân,
không đi đánh nữa.
Quân Chiêm Thành thừa thắng tiến ra Bắc, đóng quân trên sông Hoàng
Giang (thuộc Hà Nam ngày nay). Kinh thành Thăng Long rơi vào tình trạng
hỗn loạn, mọi ngƣời lo sợ bỏ đi lánh nạn.
Tháng 11, Thƣợng hoàng liền sai Trần Khát Chân, một đo tƣớng trẻ
tuổi, một võ quan cấp thấp đem quân Long Tiệp đi đánh giặc. Khát Chân
vâng mệnh, khảng khái rỏ nƣớc mắt lạy tạ ra đi. Đại quân tiến đến sông Hoàn
thì gặp giặc. Xem xét địa thế không có lợi cho việc bày binh bố trận, Khát
Chân liền lui quân về giữ sông Hải Triều (tức sông Luộc, khúc sông chảy qua
huyện Phù Cừ, tỉnh Hƣng Yên và huyện Hƣng Hà, tỉnh Thái Bình). Lúc ấy,
Trần Nguyên Diệu – em của Phế Đế Trần Hiển đem bè lũ đầu đảng chạy theo
quân Chiêm do muốn báo thù Nghệ Tông và Hồ Quý Ly giết anh mình.
Tháng giêng, năm Canh Ngọ (1390), Chế Bồng Nga cùng Nguyên Diệu

đem hơn 100 chiến thuyền đến xem tình hình của quan quân nhà Trần còn đại
quân theo sau tiếp ứng.
Trong các quan quân của Chế Bồng Nga có Ba Lậu Kê, bị Chế Bồng
Nga trách phạt sợ phải chết, đã chạy trốn sang quân nhà Trần và khai chỉ
rằng: trong số trăm thuyền có thuyền sơn lục đó là thuyền của Quốc vƣơng.
Trần Khát Chân biết đƣợc liền cho các súng bắn vào thuyền Chế Bồng
Nga và giết chết, quân giặc chạy tan tác. Nguyên Diệu liền cắt lấy đầu của
Bồng Nga chạy về với quân nhà Trần, nhƣng bị hai tƣớng Phạm Nhữ Lặc và
Dƣơng Ngang giết. Khát Chân sai quan giám là Lê Khắc Khiêm bỏ thủ cấp
của Bồng Nga vào hòm trở về báo tin thắng trận tại bến Bình Than, nơi

13


Thƣợng hoàng đang đóng quân. Bấy giờ đồng hồ đã điểm canh ba, thƣợng
hoàng đang ngủ bị kinh động thức dậy tƣởng là giặc đánh đến nơi. Đến khi
nghe tin báo thắng trận nói rằng đã lấy đƣợc thủ cấp của Bồng Nga thì mừng
rỡ, liền cho triệu các thần quần đến xem. Các quan trong triều phục hô: “vạn
tuế”. Lúc đó thƣợng hoàng vui mừng nói: “Ta với Bồng Nga cầm cự với nhau
đã lâu nay mới đƣợc thấy mặt, khác gì Hán Cao Tổ thấy đầu Hạng Vũ. Thiên
hạ yên rồi”[17; tr.283].
Để thƣởng cho Trần Khát Chân, vua Thuận Tông phong cho ông làm
Long Tiệp phụng thần nội vệ Thƣợng tƣớng quân, phong tƣớc Vũ tiết quan
nội hầu và cấp hai tổng Đông Thành và Nguyễn Xá làm thái ấp, sau lại ban
thêm cho ông và ngƣời em Trần Nguyên Hạng xã Kẻ Mơ (nay là Hoàng Mai)
phía Nam thành Thăng Long.
Chiến thắng của Trần Khát Chân đã khiến cho quân Chiêm Thành phải
ngƣng các cuộc tấn công vào Đại Việt, nhƣng thiên hạ chƣa phải là đã yên
nhƣ lời Thƣợng Hoàng Trần Nghệ Tông.
Có thể nói Trần Khát Chân là một nhà quân sự lớn của nhân dân Đại

Việt thế kỉ XIV. Học viện nghiên cứu khoa học quân sự Việt nam đánh giá:
“Ông là ngƣời đầu tiên sử dụng sức mạnh pháo binh đè lên sức mạnh quân
thù trong các cuộc giao tranh, kháng chiến chống ngoại xâm bảo vệ tổ quốc”.
Qua việc đánh bại Chế Bồng Nga ở miền biên viễn phƣơng Nam cho thấy bản
lĩnh của Trần Khát Chân, thể hiện ở quyết tâm diệt địch, thắng địch không gì
lay chuyển. Ngay những lúc gian nan, nguy hiểm nhất, Ngài vẫn tin vào thắng
lợi, giữ vững lòng quân, lòng dân.
Thứ hai, đóng góp của Trần Khát Chân trong việc xây dựng Thành nhà
Hồ.
Hồ Quý Ly là một nhà nho uyên thâm. Ở kinh thành Thăng Long trải
qua hai triều đại Lý - Trần tôn sùng đạo Phật đã bị tƣ tƣởng khoan dung của

14


đạo Thích ảnh hƣởng trong kiến trúc. Hồ Quý Ly muốn xây dựng một tòa
thành khổng lồ bằng đá quy mô hùng tráng to lớn nhất kể từ trƣớc tới nay, tòa
thành vừa phải cƣơng nghị hùng tráng, vừa phải toát lên hùng khí trang
nghiêm, kính cẩn, phép tắc… Đại thể, đó là một kinh đô quân sự.
Kể từ năm 1397, Hồ Quý Ly bắt đầu cho xây dựng kinh đô mới ở
Thanh Hóa. Sai Thƣợng tƣớng Trần Khát Chân dẫn quân bảo vệ, hỗ trợ việc
xây thành An Tôn. Thành có 4 cửa mở ra bốn hƣớng và cửa Nam là cửa chính
môn. Cửa này có con đƣờng lát đá dẫn đến thẳng tới ngọn núi Đốn Sơn (tức
núi Đún, ở Xã Cao Mật, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa), con đƣờng này
dài tới ba nghìn thƣớc và theo lời kể của nhân dân địa phƣơng thì do Thƣợng
Tƣớng Trần Khát Chân đắp nên.
Trần Khát Chân quả thực đã làm hết sức mình và đạt đƣợc kết quả xuất
sắc. Việc xây dựng con đƣờng đá từ cửa Tiền nhƣ nhƣ một huyền thoại. Đến
nỗi dân gian bảo Thƣợng tƣớng có bùa phép: Tối hôm trƣớc, căng dây, trải
giấy phủ mặt đƣờng rồi hóa phép; sáng hôm sau, giấy hóa thành đá, con

đƣờng đã trải xong. Suốt dọc đƣờng đƣợc lát đá từ cửa Nam đến chân núi
Đún. Con đƣờng cái lớn này đã thu hút dân cƣ các nơi cùng đổ về đây. Việc
giao thông thuận tiện đã biến nơi đây thành nơi giao lƣu sầm uất. Những
ngƣời buôn bán tinh ý đã nhìn thấy tƣơng lai của một thời kì mới và dần di
chuyển về nơi này. Ngày nay, dọc theo trục đƣờng Hoa Nhai mà Ngài xây
dựng là trung tâm buôn bán của thị trấn huyện Vĩnh Lộc.
Việc kiến tạo một kinh thành vĩ đại nhƣ thế, mà thời gian chỉ vẻn vẹn
có ba tháng, điều này thật phi thƣờng. Nhiệm vụ của Trần Khát Chân là phải
đôn đốc huy động hàng nghìn nhân công, hàng vạn thợ giỏi, phải tập trung
hàng vạn chiếc thuyền, chiếc xe,… để phục vụ việc xây thành theo tiến độ mà
Hồ Quý Ly yêu cầu. Ngôi thành này cũng đã nhuốm bao nhiêu máu, nƣớc mắt
và mồ hôi, ngƣời chết vì lao lực, bệnh tật phải kể tới con số vài ngàn. Ngài

15


góp sức xây dựng Tây Đô cũng chính là muốn trở về nơi chôn rau cắt rốn,
muốn tìm sự ủng hộ, tìm sự tin cậy của những ngƣời cùng quê để cùng các
tƣớng lĩnh nhà Trần thực hiện kế hoạch mƣu sát Hồ Quý Ly sau này.
Mặc dù đã trên 600 năm nhƣng Thành nhà Hồ vẫn tồn tại gần nhƣ
nguyên vẹn, chỉ có các công trình phía trong nội thành là sụp đổ. Ngày nay,
Thành nhà Hồ trở thành chứng nhân lịch sử và những giá trị tự thân của nó
đƣơng nhiên đã mang tầm thế giới khi chính thức ghi tên mình vào “ngôi đền”
di sản văn hóa nhân loại. Thành đƣợc UNESCO công nhận là Di sản văn hóa
thế giới vào tháng 6/2011. Vẻ đẹp đã gây ấn tƣợng với rất nhiều tờ báo nƣớc
ngoài nhƣ CNN từng ca ngợi: “Công trình đƣợc xây dựng trong 3 tháng, ghép
các viên đá lại với nhau mà không hề dùng vữa này là một thành tích ấn tƣợng
của kĩ thuật thế kỉ XV”. Và Trần Khát Chân là một trong những ngƣời có
đóng góp to lớn vào việc xây dựng thành.
Thứ ba, Trần Khát Chân là ngƣời tổ chức kế hoạch mƣu sát Hồ Qúy

Ly.
Năm 1394 vua Nghệ Tông mất, Hồ Qúy Ly bắt vua Thuận Tông
nhƣờng ngôi cho Thái tử Án lúc đó mới có 3 tuổi. Sử cũ chép rằng:
“Quang Thái, năm thứ 11 (1398). Mùa xuân, tháng 3, ngày 15, Lê Qúy
Ly bức vua phải nhƣờng ngôi cho thái tử An
Quý Ly có ý cƣớp ngôi, nhƣng đã trót thề với Hoàng Nghệ rồi, sợ trái
lời thề, bèn ngầm sai đạo sĩ Nguyễn Khách ra vào trong cung thuyết phục Vua
rằng: “Cõi tiên thanh nhã thơm tho, khác hẳn phàm trần, liệt thánh triều ta chỉ
thờ đạo Phật, chƣa có ai đi theo chân tiên, Bệ hạ đƣợc tôn ở ngôi cƣu ngũ,
nhƣng muôn việc khó nhọc, chi bằng truyền ngôi cho Đông Cung để giữ khí
hƣ hòa” [17; tr.292].
Vua nghe lời, rồi khánh làm lễ tâu ghi vào số phụng đạo vào cõi tiên.
Quý Ly làm cung Bảo Thanh ở núi Đại Lại, mời vua tới đó ở.

16


Năm 1399, sau khi ép Vua nhƣờng ngôi cho Thái tử An, Hồ Quý Ly
bức vua phải xuất gia thờ Đạo giáo, ra ở quán Ngọc Thanh, thôn Đạm Thủy
(nay thuộc Đông Triều, Quảng Ninh). Sai tƣớng quân Phạm Khả Vĩnh thắt cổ
Vua chết, sau đó chôn ở lăng Yên Sinh, miếu hiệu là Thuận Tông.
Quyền hành của Hồ Quý Ly quá lớn, lấn át vua và thƣợng hoàng cùng
những việc làm độc ác của đã làm cho một số quan lại ôm ấp tƣ tƣởng trung
thành với nhà Trần càng thêm bất mãn. Họ liên kết với nhau tìm cách mƣu sát
Hồ Quý Ly. Trong số đó có Trần Khát Chân và Trần Nguyên Hãng.
Mùa Hạ, năm 1399 Hồ Quý Ly lập đàn tế tại Nam Giao, dọc bái chân
đồi phía Tây Nam Đốn Sơn. Đây là hội tế trời đất đầu tiên trong lịch sử thời
nhà Hồ. Đại lễ đƣợc trống dong cờ mở, trƣớng dƣơng cùng gƣơm giáo rợp
trời. Nhân cơ hội này các quan tƣớng trung thành với triều Trần do Trần Khát
Chân cầm đầu định tạo phản lật đổ Hồ Quý Ly song sự việc không thành.

Trong truyện dã sử Việt Nam Hồ Quý Ly của nhà văn Nguyễn Xuân Khánh
cũng có viết:
Ban đầu Trần Khát Chân cùng các tƣớng lĩnh thân cận của mình, hầu
hết là các vị đại thần trong triều, họ giả vờ thần phục, suốt mấy năm liền
khiến việc lộng quyền của Hồ Quý Ly không có một vụ chống đối đáng kể gì
nổ ra. Nhiều ngƣời còn tỏ ra năng nổ trong việc giúp Hồ Quý Ly nhƣ: Trần
Khát Chân góp phần rất đắc lực vào việc xây dựng Tây Đô thậm trí còn có
ngƣời làm nhƣ đứng hẳn về phía Thái sƣ Hồ Quý Ly nhƣ tƣớng quân Phạm
Khả Vĩnh nhận nhiệm vụ đến núi Đạm Thủy, Đông Triều để bức tử vua
Thuận Tôn. Điều này cũng làm cho phe đảng của Hồ Qúy Ly lúc này đã yên
tâm, nghĩ rằng đã thật sự hết mầm mống chống đối [13; phần V].
Nhƣng Hồ Qúy Ly vốn là ngƣời cẩn thận và đa đoan đã thay hết những
tƣớng chỉ huy cấm binh. Ở Tây Đô từ tƣớng cho đến quân đều là những ngƣời
thân tín. Còn những quân trung thành với Trần Khát Chân và Phạm Khả Vĩnh

17


đều bị lƣu lại ở Thăng Long. Giờ đây, phe của Hồ Quý Lykhông còn ở thế cô
lập nữa mà ngƣợc lại chính là phe của Trần Khát Chân đang ở thế bị bao vây.
Có lẽ vì thế mà cuộc mƣu sát đƣợc gấp rút tiến hành. Với lại Trần Khát Chân
phụ trách việc xây thành đã đến đây từ trƣớc biết rõ vùng đất này, còn Hồ
Quý Ly mới đặt chân đến đây, tất cả còn chệch choạc nên không thể để yên
cho ông ta củng cố lực lƣợng.
Để tiến hành kế hoạch mƣu sát mà quân quyền đều nắm trong tay Thái
sƣ, Trần Khát Chân đã sai ngƣời liên hệ với Nguyễn Nhũ Cái – ngƣời này làm
tiền giả và dấy binh ở lộ Đà Giang, Nhũ Cái ủng hộ nhà Trần, trừ bỏ Hồ Quý
Ly lộng quyền. Nhũ Cái đem quân tinh nhuệ, giả trang làm dân thƣờng đến
Tây Đô dự hội thề để tiến hành cuộc mƣu sát.
Trần Khát Chân chuẩn bị cho cuộc mƣu sát Hồ Quý Ly rất tỉ mỉ. Việc

mƣu sát giết Thái sƣ sẽ đƣợc tiến hành trong nhà Thƣợng tƣớng Trần Khát
Chân. Dự tính, khi Quý Ly đến để soát xét công việc và lên lầu cao ngắm
nhìn dân chúng dự hội, ở ngoài dinh thự sẽ bố trí hai vành đai nghĩa sĩ, một
vòng từ xa và một vòng gần nhà, phòng khi lực lƣợng của Thái Sƣ tiến tới thì
đám nghĩa quân này do Nguyễn Nhũ Cái chỉ huy chống trả. Ở trong nhà bố trí
những gia nhân tin cẩn ở những nơi trọng yếu. Thích khách là Phạm Tổ Thu
và Phạm Ngƣu Tất – hai võ sĩ võ nghệ cao cƣờng trốn trong nhà để tiến hành
giết Hồ Quý Ly.
Nhƣng không may cho phe phục Trần, một nghĩa quân của Nguyễn
Nhũ Cái đã để lộ là ngƣời từ Đà Giang tới. Thám tử của Hồ Qúy Ly cứ thế mà
lần theo dấu vết từ một ngƣời phát hiện lên năm ngƣời, rồi từ năm ngƣời ấy
lần theo dấu vết và tất cả đều hƣớng tới dinh thự của Trần Khát Chân. Cũng
từ đó Hồ Quý Ly phán đoán ra đƣợc âm mƣu.
Sau đó, Hồ Quý Ly nói vẫn sẽ đích thân tới Phƣợng lâu, nhƣng thực ra
luôn lo tới sự dụng gián nên ngƣời ngồi trong kiệu đến nhà Thƣợng tƣớng là

18


ngƣời đóng giả. Kiệu qua cổng lớn đến đậu ngay trƣớc nhà khách. Nhà khách
của Trần Khát Chân thiết kế khá hẹp, thềm cao, nhà chín gian. Ba gian chính
giữa có lầu son bên trên, lầu son nhìn thẳng ra đƣờng lớn. Thƣợng tƣớng gọi
tên là Phƣợng lâu vì trên nóc có đắp hình đôi phƣợng múa. Thềm cao, lầu cao
nhà lại nằm ngay ở ngay dốc chân núi, nên có thể nhìn bao quát khắp cảnh
Đốn Sơn. Theo kế hoạch thì Qúy Ly sẽ ngồi trên Phƣợng lâu để ngắm hội.
Nhƣng khi hạ kiệu ở sân, rèm vẫn im lìm không vén lên. Thái sƣ chƣa bƣớc
xuống thì bốn vệ sĩ vẫn nhƣ bốn pho tƣợng hộ pháp đứng yên bốn góc.
Thƣợng tƣớng từ nhà khách tiến ra thềm đón Thái sƣ nhƣng từ trong kiệu
truyền ra yêu cầu Thƣợng tƣớng đứng yên vị sau đó lệnh cho cấm binh vào
lục soát kỹ lƣỡng trong nhà trƣớc đã. Những cấm binh đổ xô lên lầu, gạt

những tấm rèm che và phát hiện Phạm Tổ Thu, Phạm Ngƣu Tất nấp bên
trong, tay kiếm đã sẵn sàng. Bị phát hiện, trên lầu xảy ra cuộc ác chiến, Phạm
Tổ Thu, Phạm Ngƣu Tất liều mạng xông xuống dƣới nhà. Nhƣng ở phía dƣới
hai lực sĩ đã bắt gọn Trần Khát Chân. Cùng lúc ấy cấm binh và những nghĩa
sĩ của Nguyễn Nhũ Cái cũng hỗn chiến ngoài dinh thự. Cuộc chiến giữa cấm
binh và những nghĩa sĩ không cân sức, nghĩa quân rút chạy chốn vào rừng.
Cuộc mƣu sát Đốn sơn thất bại, làm rung chuyển triều đình Đại Việt
lúc bấy giờ. Sau này chính sử chép lại vẻn vẹn chỉ có vài dòng:
“Bọn Thƣợng tƣớng Trần Khát Chân và Thái Bảo Trần Nguyên Hãng
mƣu giết Quý Ly không đƣợc. Ngày hôm ấy Quý Ly họp thề ở Đốn Sơn, bọn
Khát Chân có ý giết Quý Ly, Quý Ly lên lầu nhà Trần Khát Chân xem, Phạm
Tổ Thu là cháu gọi Phạm Khả Vĩnh là chú bác và thích khách cầm gƣơm định
tiến lên lầu, Khát Chân trừng mắt ngăn lại. Quý Ly chột ý đứng dậy. Vệ sĩ
ủng hộ xuống lầu, Ngƣu Tất quăng gƣơm xuống đất nói: “Cả lũ chết rồi”.
Việc tiết lộ, các tôn thất Trần Nguyên Hàng, Trần Nhật Đôn, các tƣớng quân

19


Khát Chân và Khả Vĩnh, hành khiển Hà Đức Lân, thƣợng thƣ Lƣơng Nguyên
Bƣu và tất cả lieu thuộc, thân thuộc cộng hơn 370 ngƣời bị giết…
Tịch thu gia sản, con gái bắt làm tì, con trai từ một tuổi trở lên hoặc
chôn sống, hoặc dìm nƣớc, lùng bắt dƣ đảng mấy năm không thôi. Ngƣời
quen biết nhau chỉ nhìn bằng mắt không dám nói chuyện với nhau. Nhà dân
không chứa ngƣời đi đƣờng ngủ đỗ. Các xã đặt điểm tuần đêm ngày canh
phòng xét hỏi.
Lễ minh thệ từ đây bỏ không làm nữa” [17; tr.294].
Ngay sau khi Trần Khát Chân bị bắt, Tây Đô ở trong tình trạng bị báo
động. Toàn kinh đô, nội bất xuất, ngoại bất nhập, không ai đƣợc phép vào ra
kể từ con sông đào bao quanh khu dân cƣ. Toàn bộ các gia đình bị khám xét

bất kể nhà quan hay nhà dân. Ai chống cự bị giết bỏ ngay tức khắc. Ngƣời ta
bắt đi hàng ngàn ngƣời. Tang tóc khiếp hãi bao trùm lên Tây Đô.
Họ Hồ giết Trần Thuận Tông mà cƣớp lấy nƣớc, những ngƣời nhƣ Trần
Khát Chân, Trần Nguyên Hãng mƣu giết mà không đƣợc. Việc không thành,
Trần Khát Chân cùng các tƣớng phúc bị bắt và hành quyết vào ngày 24 tháng
4 âm lịch năm 1399. Sau khi họ chết, trong khoảng 7, 8 năm không còn ai có
thể làm việc ấy nữa.
Về cái chết của Trần Khát Chân, Đại Việt sử kí toàn thƣ có viết:
“Ngƣời đời truyền rằng Khát Chân bị chém, lên núi Đốn Sơn gào thét ba
tiếng. Chết qua ba ngày sắc mặt vẫn nhƣ sống, ruồi nhặng không dám bậu
vào. Sau đó hạn đảo vũ thì ứng ngay” [7; tr.294].
Ngƣời dân địa phƣơng còn kể lại rằng: Sau vụ việc, những ngƣời tham
gia vào cuộc mƣu sát đều bị bêu đầu trên các cọc tre, cạnh mỗi cọc tre là một
ngọn đuốc. Thủ cấp lúc này đã lên đến con số 100. Một trăm gƣơng mặt, 100
dáng vẻ. Có những chiếc đầu lâu bị xổ cái búi tó củ hành, tóc bị gió thổi tung
xòe che kín mặt. Lại có chiếc đầu lâu cạo nhẵn thín, mồm há ra nhƣ đang hét.

20


×