Tải bản đầy đủ (.pdf) (111 trang)

Sử dụng tranh dân gian Việt Nam trong DHLS Việt Nam ở trường THPT chương trình Lịch sử lớp 10 (Chương trình Chuẩn)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.48 MB, 111 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA LỊCH SỬ
===o0o===

ĐỖ THỊ PHƯƠNG

SỬ DỤNG TRANH DÂN GIAN TRONG DẠY
HỌC PHẦN LỊCH SỬ VIỆT NAM LỚP 10 THPT
(CHƯƠNG TRÌNH CHUẨN)

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Lí luận và phương pháp dạy học Lịch sử

Người hướng dẫn khoa học

ThS. NINH THỊ HẠNH

HÀ NỘI - 2017


LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất tới cô giáo hướng dẫn
ThS. Ninh Thị Hạnh đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ, chỉ bảo em hồn thành
khóa luận này.
Em xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo khoa Lịch sử trường Đại
học Sư phạm Hà Nội 2, gia đình, bạn bè, ln ở bên cạnh động viên, tạo điều
kiện, giúp đỡ em trong suốt q trình hồn thành khóa luận của mình.
Em xin cảm ơn tập thể giáo viên và học sinh trường THPT Lạng Giang 1
đã tạo điều kiện để em tiến hành thực nghiệm sư phạm những biện pháp đề
cập trong khóa luận.
Em xin gửi lời cảm ơn đến Thư viện Đại học Quốc gia Hà Nội, Thư


viện Quốc gia Hà Nội, Thư viện trường Đại học Sư phạm Hà Nội đã giúp đỡ
em tìm hiểu, khai thác nguồn tài liệu cần thiết, đây là một phần quan trọng
giúp cho đề tài nghiên cứu đạt kết quả cao nhất.
Em xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, 27 tháng 04 năm 2017
Sinh viên

Đỗ Thị Phương


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ cái viết tắt

Cụm từ đầy đủ

THPT

Trung học phổ thông

GV

Giáo viên

HS

Học sinh

DHLS


Dạy học Lịch sử

SGK

Sách giáo khoa

DH

Dạy học


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài ........................................................................................ 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ........................................................................ 3
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................. 6
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................ 6
5. Phương pháp nghiên cứu........................................................................... 7
6. Giả thuyết nghiên cứu ............................................................................... 8
7. Dự kiến những đóng góp mới của khóa luận ............................................ 8
8. Cấu trúc của khóa luận .............................................................................. 8

Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC SỬ DỤNG
TRANH DÂN GIAN TRONG DH PHẦN LỊCH SỬ VIỆT NAM LỚP 10
THPT (CHƯƠNG TRÌNH CHUẨN) ............................................................... 9
1.1 Cơ sở lý luận ........................................................................................... 9
1.1.1. Khái niệm tranh dân gian Việt Nam ............................................... 9
1.1.2. Định hướng đổi mới phương pháp DHLS ..................................... 13
1.1.3. Vai trò ý nghĩa của phương pháp sử dụng tranh dân gian trong
DH phần Lịch sử Việt Nam lớp 10 (chương trình chuẩn) ...................... 15

1.1.4. Một số yêu cầu cơ bản khi tổ chức dạy học sử dụng tranh dân gian
phần lịch sử Việt Nam lớp 10 (chương trình chuẩn) .............................. 19
1.2. Cơ sở thực tiễn ..................................................................................... 23
1.2.1. Thực trạng dạy DHLS ở trường THPT ......................................... 23
1.2.2. Thực trạng sử dụng tranh dân gian trong DHLS ở trường THPT 25
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1.................................................................................. 30


Chương 2. MỘT SỐ BIỆN PHÁP SỬ DỤNG TRANH DÂN GIAN TRONG
DẠY HỌC PHẦN LỊCH SỬ VIỆT NAM LỚP 10 THPT (CHƯƠNG TRÌNH
CHUẨN) ......................................................................................................... 32
2.1. Nguyên tắc sử dụng tranh dân gian trong DH phần Lịch sử Việt Nam
lớp 10 THPT (Chương trình Chuẩn) ........................................................... 32
2.1.1. Đảm bảo tính phù hợp với nội dung bài học ................................ 32
2.1.2. Đảm bảo phát huy được tính tích cực của học sinh...................... 32
2.1.3. Đảm bảo sử dụng đúng mức độ .................................................... 33
2.1.4. Sử dụng tranh dân gian phải kết hợp nhuần nhuyễn với các PPDH
khác ......................................................................................................... 33
2.2. Vị trí, mục tiêu, nội dung cơ bản của phần Lịch sử Việt Nam lớp 10
THPT (chương trình chuẩn) ........................................................................ 34
2.2.1. Vị trí, nội dung .............................................................................. 34
2.2.2. Mục tiêu ......................................................................................... 35
2.3. Hệ thống tranh dân gian sử dụng trong DH phần Lịch sử lớp 10 THPT
(chương trình Chuẩn) .................................................................................. 37
2.4. Một số hình thức, biện pháp sử dụng tranh dân gian trong DH phần
Lịch sử lớp 10 (chương trình chuẩn)........................................................... 48
2.4.1. Sử dụng tranh dân gian cho giờ học trên lớp ............................... 48
2.4.2. Sử dụng tranh dân gian cho hoạt động ngoại khóa ...................... 56
2.5. Thực nghiệm sư phạm .......................................................................... 57
2.5.1. Mục đích, đối tượng và thời gian thực nghiệm ............................. 57

2.5.2. Nội dung thực nghiệm và tiến hành thực nghiệm ......................... 58
2.5.3. Phương pháp thực nghiệm ............................................................ 59
2.5.4. Kết quả thực nghiệm ..................................................................... 61
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2.................................................................................. 65
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ................................................................. 67
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 70
PHỤ LỤC


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1 Thực trạng sử dụng kiến thức văn học trong dạy học Lịch sử
của GV ở trường THPT
Bảng 1.2. Nhận định và mức độ về sử dụng tranh dân gian trong DHLS
của GV ở trường THPT
Bảng 1.3. Số liệu khảo sát thực tiễn học tập Lịch sử của HS ở trường
THPT
Bảng 1.4. Thống kê mức độ hứng thú và thường xuyên được học tập với
tranh dân gian
Bảng 2.1: Hệ thống bài học có sử dụng tranh dân gian Việt Nam
Bảng 2.2: Hệ thống tranh dân gian Việt Nam sử dụng trong DH phần
Lịch sử lớp 10 THPT (Chương trình Chuẩn)
Bảng 2.3: Bảng tổng hợp mức độ hứng thú học tập và hiểu bài của HS
trong giờ thực nghiệm
Bảng 2.4: Bảng tổng hợp mức độ thích thú học tập và hiểu bài của HS
trong giờ đối chứng
Bảng 2.5: Bảng thống kê kết quả kiểm tra của lớp 10A9 và 10A2
Bảng 2.6: Bảng thống kê kết quả kiểm tra lớp 10A9 và 10A2 (theo nhóm
điểm




tỷ

lệ

%)


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Mơn Lịch sử đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong hệ thống giáo dục ở
những quốc gia phát triển trên Thế giới như: Mỹ, Đức, Nhật Bản, Canada,…
Đối với các nhà hoạch định chính sách giáo dục ở các nước này, Lịch sử
khơng chỉ là một môn khoa học cơ bản mà cũng là một mơn học có vị trí hàng
đầu trong việc giáo dục nhân cách, tinh thần dân tộc, lòng yêu nước, ý thức
cộng đồng. Ở Việt Nam nhiều học sinh ngại và khơng thích học mơn Lịch sử,
việc dạy học Lịch sử cịn nhều hạn chế và gặp nhiều khó khăn. Hiện tượng
này xuất phát từ những nguyên nhân chủ quan và khách quan khác nhau địi
hỏi có những phương hướng giải quyết tích cực. Trong đó việc đổi mới
phương pháp dạy học Lịch sử ở trường THPT là một hướng đi căn bản, lâu
dài, đem lại kết quả to lớn. Việc đưa kiến thức Lịch sử đến với học sinh một
cách trực quan sinh động, gần gũi với đời sống từ đó phát huy tính chủ động,
tích cực của các em trong nhận thức Lịch sử là mục tiêu hàng đầu.
Bộ mơn Lịch sử có đặc trưng là nghiên cứu những sự vật, sự việc đã qua
không lặp lại, không tái diễn. Trong học tập lịch sử, học sinh không thể tri
giác trực tiếp quá khứ kể cả sự kiện đang diễn ra cũng khơng thể quan sát tồn
bộ. Sử dụng kênh hình trong dạy học phát triển khả năng quan sát, trí tưởng
tượng, kĩ năng tư duy của học sinh. Đặc biệt là khi sử dụng kênh hình trong
cơng việc DHLS cịn làm cho học sinh tập trung chú ý, hình dung về quá khứ
Lịch sử, suy nghĩ, nhận xét về quá khứ Lịch sử đã qua. Đồng thời góp phần

giáo dục tư tưởng, tình cảm, hình thành thái thái độ đúng đắn cho học sinh.
Tuy nhiên việc sử dụng kênh hình ở trường THPT hiện nay chưa thực sự
được quan tâm, chưa thực sự đem lại hiệu quả. Kênh hình thường được sử
dụng với tính chất minh họa, chưa phát huy được tính tích cực nhận thức của
học sinh. Trong yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học hiện nay việc sử dụng


kênh hình theo hướng phát huy tính tích cực được coi là một trong những biện
pháp quan trọng. Bởi đó chính là sự thể hiện mối liên hệ biện chứng giữa
phương tiện nhận thức với chủ thể nhận thức, giúp học sinh có điều kiện tiếp
cận gần hơn với đối tượng nhận thức, từ đó lĩnh hội kiến thức một cách vững
chắc hình thành những cảm xúc, tình cảm lịch sử, từ đó phát triển tịa diện
bản thân.
Tranh dân gian Việt Nam là một loại kênh hình, một cơng cụ dạy học
hiệu quả đáp ứng mục tiêu DHLS. Do ra đời để đáp ứng nhu cầu văn hóa tinh
thần của người dân, gắn bó chặt chẽ với đời sống thường nhật của con người
vì vậy đề tài trong tranh dân gian hết sức phong phú, phản ánh nhiều mặt của
lịch sử - xã hội đương đại đồng thời mang ý nghĩa nhân sinh, nhiều góc độ
tâm trạng, ước vọng của con người. Chính vì vậy khi sử dụng tranh dân gian
Việt Nam trong DHLS không những cung cấp những kiến thức cơ bản về lịch
sử dân tộc và xã hội Việt Nam một cách trực quan, sinh động, gần gũi mà cịn
giáo dục lịng u nước, tự hào, tự tơn những giá trị mà nhân dân ta xây dựng
song song với việc giữ gìn bản sắc dân tộc trong thế hệ học sinh hiện nay. Về
kĩ năng, việc sử dụng kênh hình nói chung và sử dụng tranh dân gian Việt
Nam nói riêng đều mang ý nghĩa rèn luyện tư duy, kĩ năng thực hành, khả
năng quan sát, trí tưởng tượng của học sinh. Từ đó, nâng cao khả năng nhận
thức Lịch sử và hiệu quả của việc học Lịch sử nói chung.
Phần lịch sử Việt Nam từ nguồn gốc đến giữa thế kỉ XIX, SGK Lịch sử
lớp 10 (Chương trình Chuẩn) là những nội dung lịch sử học sinh THPT bắt
đầu tiếp nhận những kiến thức lịch sử Việt Nam. Mặt khác giai đoạn này gắn

liền với sự hình thành và phát triển của các dòng tranh dân gian Việt Nam, nội
dung các tác phẩm tranh phản ánh chân thực, khách quan, sinh động đời sống
kinh tế,văn hóa, xã hội Việt Nam đương thời. Sử dụng tranh dân gian Việt
Nam trong dạy học lịch sử giai đoạn này giúp học sinh có nhận thức sâu sắc


về lịch sử Việt Nam, giáo dục cho học sinh tình cả khâm phục sức sáng tạo
của con người, trân trọng phát huy những di sản lịch sử - nghệ thuật của dân
tộc và những truyền thống tốt đẹp của cha ơng ta.
Vì những lý do trên, tơi đã lựa chọn đề tài: “Sử dụng tranh dân gian Việt
Nam trong DHLS Việt Nam ở trường THPT chương trình Lịch sử lớp 10
(Chương trình Chuẩn)” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp của mình.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Thứ nhất, sách chuyên khảo:
Các tác giả trong và ngoài nước đã đưa ra những nguyên tắc cơ bản về
đảm bảo tính trực quan và khẳng định vai trò quan trọng kênh hình trong
DHLS. Cụ thể:
Tác giả J.A.Coomenxki là người đầu tiên đưa ra yêu cầu “Đảm bảo tính
trực quan trong dạy học” coi đây là “nguyên tắc vàng ngọc”. Ông cho rằng
dạy học hiệu quả là phải đánh thức mọi giác quan của HS trong quá trình
nhận thức.
Trong cuốn “Phát huy tính tích cực trong học tập của học sinh như thế
nào”, tác giả người Liên Xô I.F.Khar La Mốp đã nhấn mạnh vai trò quan
trọng của đồ dùng trực quan trong giảng dạy ở trường phổ thông. Đồ dùng
trực quan trong đó có kênh hình có tác dụng gây hứng thú, kích thích tính tích
cực học tập của HS.
Tác giả I.Ia.Léc ne cũng nói về vấn đề nay trong cuốn “Phát triển tư
duy học sinh trong dạy học lịch sử” chỉ ra rằng dạy học có sử dụng đồ dùng
trực quan sẽ là cơ sở để diễn ra sự tái hiện tri thức và phương pháp hoạt
động. Ông khẳng định sự cuốn hút của phương tiện tạo hình trực quan có ý

nghĩa quan trọng.
F.P.Kơ rơv-Kin đã nêu ra rằng sử dụng đồ dùng trực quan có tác dụng rất
lớn đối với hiệu quả bài học khi nghiên cứu về “Phương pháp dạy học lịch sử


ở trường phổ thơng”. Ơng cho rằng tính trực quan hình tượng là phương tiện
cơ bản và khơng thể thay thế của việc hình thành các kiến thức về các di tích
kiến trúc và nghệ thuật tạo hình, những phương tiện quan trọng để hình thành
các biểu tượng về các nhà hoạt động lịch sử và các đại diện điển hình của các
giai cấp xã hội ở các thời đại khác nhau.
Trong cuốn “Chuẩn bị cho học sinh lĩnh hội kiến thức” của Phe-đo-renkô cũng đã khẳng định tầm quan trọng chuẩn bị và sử dụng đồ dùng trực
quatác giả B.P.Êxipơp trong các cơng trình nghiên cứu của mình đã khẳng
định ý nghĩa của việc đọc sách ngoài giờ lên lớp, ý nghĩa của làm việc với
tranh minh họa. Giúp HS hiểu sâu sắc và lĩnh hội rành mạch, vững chắc nội
dung của lời văn, vì tranh minh họa tạo ra ở HS những biểu tượng nhất.
Trong giáo trình “Giáo dục học” Hà Thế Ngữ đã khẳng định đồ dùng
trực quan là điểm tựa trong nhận thức của HS, từ điểm tựa đó mà HS tưởng
tượng, tư duy, nắm được kiến thức, vận dụng nó vào thực tiễn. Bởi lẽ, con
đường nhận thức của HS đi từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng và
từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn.
Các giáo trình “Phương pháp dạy học lịch sử” cũng nêu ra rằng phương
pháp trực quan góp phần quan trọng tạo biểu tượng cho HS, cụ thể hóa các sự
kiện và khắc phục tình trạng hiện đại hóa lịc sử học sinh. Đồng thời các tác
giả đã chỉ ra các loại đồ dùng trực quan, các nguyên tắc và các phương pháp
sử dụng chúng:
Các tác giả Phan Ngọc Liên, Trịnh Đình Tùng trong cuốn “Phát huy tính
tích cực của học sinh trong dạy học lịch sử THCS” có trình bày các quan
niệm về phát huy tính tích cực của học sinh trong dạy học lịch sử và các
phương pháp phát huy tính tích cực củ học sinh, trong đó có phương pháp sử
dụng đồ dùng trực quan.

Tác giả Nguyễn Thị Cơi, Trịnh Đình Tùng trong cuốn “Rèn luyện kỹ
năng nghiệp vụ sư phạm” đã nói tới vai trò của phương pháp sử dụng đồ dùng


trực quan và phương pháp xây dựng, sử dụng các đồ dùng trực quan trong dạy
học lịch sử.
Cùng với đó, tác giả Trịnh Đình Tùng đã khẳng định những nhân tố
quyết định hiệu quả của việc sử dụng phương pháp trực quan trong cuốn
“Phương pháp sử dụng đồ dùng trực quan nhằm phát huy tính tích cực hoạt
động độc lập trong dạy học lịch sử”.
Thứ hai là các đề tài khóa luận, luận văn, luận án
Đề tài của hai giảng viên: Hoàng Thị Nga và Ninh Thị Hạnh với đề tài
“Tranh biếm họa trong sách giáo khoa Lịch sử Đức-kinh nghiệm cho sách
giáo khoa Lịch sử mới ở Việt Nam” cũng khẳng định vai trò của phương pháp
sử dụng tranh ảnh trong DHLS.
Trong khóa luận tốt nghiệp của mình, sinh viên Phạm Thị Xuân Lương
trường Đại học Sư phạm Hà Nội với đề tài “Một số biện pháp sử dụng kênh
hình trong SGK để tạo biểu tượng khơng gian cho học sinh khi dạy phần Lịch
sử Việt Nam từ nguồn gốc đến thế kỉ XIX, lớp 10 THPT (Chương trình
Chuẩn)” cũng đã nhấn mạnh vai trò của phương pháp sử dụng kênh hình, đồng
thời đề xuất những phương pháp sử dụng hiệu quả kênh hình trong SGK trong
DHLS.
Trong khóa luận tốt nghiệp của mình, sinh viên Võ Thị Ngọc Bích, Võ
Thị Ngọc Hân trường Đại học Đồng Tháp với đề tài “Thiết kế và sử dụng đồ
dùng trực quan trong DHLS ở chương III phần I SGK Lịch sử 10 (Cơ Bản)
trường THPT đã đè xuất một số biện pháp thiết kế và sử dụng đồ dùng trực
quan trong DHLS.
Thứ ba là bài viết, bài báo
Vấn đề được đề cập đến trong các tạp chí nghiên cứu giáo dục, thơng tin
khoa học, nghiên cứu lịch sử. Mỗi bài viết các tác giả đi sâu vào từng khía

cạnh khác nhau của vấn đề, nhưng nhìn chung dều khẳng định vai trị, ý nghĩa


của việc sử dụng đồ dùng trực quan:
Tác giả Tạ Khánh Tùng trong bài viết “Mấy ý kiến về sử dụng đồ dùng
trực quan trong dạy học lịch sử”, NCGD số 9/1992. Nêu ra một số phương
pháp sử dụng đồ dùng trực quan trong DHLS.
Trong bài viết “Kênh hình - một nguồn kiến thức quan trọng trong dạy
học lịch sử” (NCGD số 23/2002), tác giả Nguyễn Thị Côi đã khẳng định vai
trị của phương pháp sử dụng kênh hình trong DHLS.
Tác giả Nguyễn Thanh Nhàn “Sử dụng tranh ảnh trong dạy học lịch sử”,
NCGD số 25/2002 một lần nữa nhấn mạnh tích hữu dụng của phương pháp sử
dụng tranh ảnh trong DH.
Như vậy, các nguồn tư liệu đã : khẳng định tầm quan trọng của việc sử
dụng đồ dùng trực quan nói chung và kênh hình nói riêng trong dạy học lịch
sử. Liệt kê các nguyên tắc; phương pháp để sử dùng đồ dùng trực quan cũng
như các loại kênh hình, tranh ảnh trong DHLS.
Tất cả các nguồn tài liệu trên là tư liệu tham khảo quý giá để chúng tôi
thực hiện đề tài “Sử dụng tranh dân gian Việt Nam trong DHLS Việt Nam ở
trường THPT chương trình Lịch sử lớp 10 (Chương trình Chuẩn)”
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu:
Quá trình DHLS ở trường THPT với việc sử dụng tranh dân gian Việt
Nam nhằm làm phong phú hơn PPDHLS.
Phạm vi nghiên cứu:
Nội dung: Phần Lịch sử Việt Nam từ nguồn gốc đến giữa thế kỉ XIX
(Lớp 10, Chương trình Chuẩn).
Địa bàn, phạm vi khảo sát: Trường THPT trên các địa bàn các tỉnh,
thành phố: Hà Nội, Bắc Giang, Vĩnh Phúc.
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu thực trạng sử dụng tranh dân gian Việt Nam trong DHLS áp


dụng phần Lịch sử Việt Nam, SGK Lịch sử lớp 10 (Chương trình Chuẩn)
nhằm đề xuất các biện pháp sử dụng tranh dân gian trong DHLS góp phần
làm phong phú hơn PP sử dụng kênh hình trong DHLS.
Nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống hóa một số vấn đề cơ bản về cơ sở lí luận của việc sử dụng
tranh dân gian Việt Nam trong DHLS.
- Tiến hành điều tra cơ bản đối với GV và HS ở một số trường THPT để
đánh giá thực tế thực trạng sử dụng tranh dân gian Việt Nam trong DHLS.
- Sưu tầm lựa chọn các tác phẩm tranh dân gian Việt Nam có nội dung
Lịch sử gắn với giai đoạn Lịch sử Việt Nam từ nguồn gốc đến giữa thế kỉ XIX.
- Đề xuất một số biện pháp sử dụng hiệu quả các tác phẩm tranh dân
gian Việt Nam vào DHLS tiêu biểu phần Lịch sử Việt Nam, SGK Lịch sử lớp
10 (Chương trình Chuẩn).
- Tiến hành thực nghiệm sư phạm.
5. Phương pháp nghiên cứu
Cơ sở phương pháp luận
Dựa trên những quan điểm của chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí
Minh, quan điểm đường lối của Đảng về nhà nước về lịch sử, giáo dục và
giáo dục Lịch sử.
Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu lí luận: Sưu tầm những tác phẩm tranh dân
gian Việt Nam, tổng hợp, phân tích hệ thống, khái qt hóa những tài liệu từ
sách, báo, tạp chí,... về lí luận PPDH, đổi mới PPDH đặc biệt các tác phẩm
tranh dân gian Việt Nam có nội dung áp dụng trong DH phần Lịch sử Việt
Nam lớp 10 (Chương trình Chuẩn) và các tài liệu có liên quan đến bộ môn
Lịch sử lớp 10.

- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn gồm có: Phương pháp điều tra bằng
phiếu hỏi và phương pháp thực nghiệm.
+ Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi: tìm hiểu thực trạng sử dụng


tranh dân gian Việt Nam trong DHLS của GV ở trường THPT,
+ Phương pháp thực nghiệm: Thực hiện sử dụng tranh dân gian Việt Nam
trong DHLS (Áp dụng phần Lịch sử Việt Nam lớp 10 Chương trình Chuẩn).
6. Giả thuyết nghiên cứu
Nếu tranh dân gian Việt Nam trong DHLS được sử dụng một cách hợp
lí, linh hoạt theo các biện pháp đề xuất trong đề tài sẽ góp phần làm phong
phú hơn trong phương pháp sử dụng kênh hình trong DHLS, nâng cao hiệu
quả dạy học trong DHLS ở trường THPT.
7. Dự kiến những đóng góp mới của khóa luận
- Khẳng định vai trò, ý nghĩa, sự cần thiết của việc sử dụng tranh dân gian
Việt Nam trong DH phần Lịch sử Việt Nam SGK lớp 10 (Chương trình Chuẩn).
- Đánh giá được thực trạng của việc sử dụng tranh dân gian Việt Nam
trong DHLS ở trường THPT.
- Xác định được những nội dung lịch sử phần Lịch sử Việt Nam, lớp 10
THPT có thể sử dụng tranh dân gian Việt Nam.
- Đề ra một số biện pháp trong việc nâng cao hiệu quả của việc sử dụng
tranh dân gian Việt Nam trong DHLS.
- Góp phần giáo dục tư tưởng, tình cảm của HS thơng qua việc DHLS
bằng phương pháp sử dụng tranh dân gian Việt Nam.
- Góp phần vào việc giữ gìn phát triển những giá trị lịch sử truyền thống,
bản sắc văn hóa dân tộc trong thế hệ trẻ.
8. Cấu trúc của khóa luận
Ngồi phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Phụ lục, khóa luận
gồm có 2 chương:
Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn của việc sử dụng tranh dân gian Việt

Nam trong DH phần Lịch sử Việt Nam lớp 10 THPT (Chương trình Chuẩn).
Chương 2: Một số phương pháp sử dụng tranh dân gian Việt Nam trong
DH phần Lịch sử Việt Nam lớp 10 THPT (Chương trình Chuẩn).


Thực nghiệm sư phạm.


Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC SỬ DỤNG TRANH
DÂN GIAN TRONG DH PHẦN LỊCH SỬ VIỆT NAM LỚP 10
THPT (CHƯƠNG TRÌNH CHUẨN)
1.1 Cơ sở lý luận
1.1.1. Khái niệm tranh dân gian Việt Nam
* Khái niệm
Hiện nay, có nhiều định nghĩa khác nhau về khái niệm “tranh dân gian”.
Cụ thể:
Trong từ điển Tiếng Việt, định nghĩa tranh dân gian là thể loại tranh
thường có nội dung phản ánh cảnh sinh hoạt của nhân dân, thiên về lối cách
điệu hoá, được lưu truyền lâu đời và rộng rãi trong dân gian [34].
Tranh dân gian là một loại hình trong nền nghệ thuật tạo hình cổ truyền
Việt Nam, đã ra đời từ rất sớm, nhằm đáp ứng các nhu cầu tinh thần, tâm linh,
mỹ cảm của nhân dân lao động.
Như vậy, tranh dân gian dân Việt Nam là tác phẩm nghệ thuật ra đời gắn
liền với những giai đoạn lịch sử dân tộc, do nhân dân sáng tạo nên. Nội dung
của tranh cũng hết sức phong phú, đa dạng. Mỗi bức tranh đều mang một ý
nghĩa nhân sinh riêng, biểu hiện nhiều góc độ tâm trạng của con người, mang
trong nó là cả những ước vọng của người dân, từ những ước mong giản dị cho
tới những điều cao quý. Dù được thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau,
nhưng tranh dân gian của các dịng tranh đều có điểm giống nhau là luôn đề

cao cái đẹp, đề cao đạo lý làm người, giáo dục những phẩm chất tốt và cầu
mong những điều tốt đẹp trong cuộc sống. Nét đặc sắc của tranh dân gian Việt
Nam ở chỗ nó xuất hiện và phát triển gắn bó chặt chẽ với đời sống thường
nhật của người dân nơi thôn dã cho nên đề tài của tranh hết sức phong phú,
phản ánh từ những gì gần gũi, thân thiết nhất với người dân cho đến những
điều thiêng liêng cao quý.


Trong DHLS, tranh dân gian Việt Nam vừa có giá trị như một nguồn tư
liệu Lịch sử đồng thời là phương tiện trực quan quan trọng với vai trò cầu nối
giữa quá khứ và hiện tại. Bởi nó có khả năng khơi phục lại hình ảnh của
những con người, đồ vật, biến cố, hiện tượng Lịch sử một cách cụ thể, sinh
động. Tranh dân gian Việt Nam mang chủ đề lịch sử là các tranh được người
vẽ khi các sự kiện đang diễn ra hoặc đã diễn ra trong một khoảng thời gian
qua cảm xúc, tài năng của con người hình ảnh q khứ được khơi phục lại.
Tuy đây là tranh ảnh nghệ thuật nhưng chứa đựng nội dung lịch sử sinh động,
hấp dẫn.
Phương pháp sử dụng tranh ảnh lịch sử nói chung và tranh dân gian Việt
Nam nói riêng trong DHLS có tác dụng to lớn trong việc gây hứng thú, phát
huy tính tích cực, chủ động học tập của HS. Trong đó tranh dân gian Việt
Nam là chiếc cầu nối giữa quá khứ với hiện tại, là sự phản ánh khách quan,
chân thực nhất về quá khứ. Những hình ảnh gần gũi, sinh động có tác dụng
giúp sinh viên dễ dàng tiếp nhận tri thức lịch sử, thông qua đó, các em hứng
thú học tập hơn, tạo sự tò mò, say mê học tập nghiên cứu lịch sử, trên cơ sở
đó HS nắm chắc quá khứ lịch sử, gợi cho họ những suy nghĩ về nhiệm vụ hiện
tại và tương lai.
* Lịch sử ra đời và phát triển
Tranh dân gian Việt Nam có lịch sử rất lâu đời, đã từng có thời gian phát
triển rất mạnh mẽ, ngày nay được giữ gìn bảo tồn trong một số làng nghề và
một số gia đình làm tranh.

Vào thời nhà Lý (thế kỷ XII) đã bắt đầu xuất hiện những gia đình hay
thậm chí là cả một làng chun làm khắc ván, làm tranh. Tới thời kỳ Lê sơ
việc in khắc tranh đã được tiếp thu thêm kỹ thuật khắc ván in của Trung Quốc
và sau khi vào Việt Nam đã được cải tiến thêm cho phù hợp. Cùng với đó là
sự phân hoá của tranh dân gian xuất hiện ngày càng rõ nét.


Đến đời nhà Mạc (thế kỷ XVI) một thay đổi đặc biệt đã xảy ra, tranh dân
gian khơng cịn là sản phẩm riêng của những người nơng dân nghèo khó nữa,
mà đã được cả tầng lớp quý tộc ở kinh thành Thăng Long ưa thích, thường sử
dụng vào dịp Tết Nguyên Đán.
Sang thế kỷ XVIII - XIX, tranh dân gian đã dần đi vào giai đoạn ổn định
và phát triển mạnh mẽ. Nghề làm tranh đã lan truyền rộng rãi hầu khắp cả
nước. Cùng với đó là sự phân hóa, những dòng tranh mới xuất hiện, được gọi
tên theo địa danh nơi sản xuất, đã có những phong cách riêng của mình.
Tranh dân gian Việt Nam hiện nay vẫn được lưu giữ và bảo tồn như một
nét văn hóa đặc sắc của dân tộc.
* Tranh dân gian được phân chia thành các loại cơ bản sau:
Theo nội dung:
Nội dung của tranh cũng hết sức phong phú, đa dạng. Mỗi bức tranh đều
mang một ý nghĩa nhân sinh riêng, biểu hiện nhiều góc độ tâm trạng của con
người, mang trong nó là cả những ước vọng của người dân, từ những ước
mong giản dị cho tới những điều cao quý. Đó có thể là mong ước về một cuộc
sống no ấm của nhà nông với sự thể hiện của tranh "Mẹ con đàn lợn", hay sự
thể hiện ý chí kiên cường bất khuất của đấng nam nhi với "Tranh gà trống"
sặc sỡ và oai vệ, và nó cũng thể hiện cho 5 đức tính quý của con người: văn
(vẻ đẹp - mào gà), vũ (cứng rắn - cựa gà), nhân (lòng thương yêu đồng loại khi kiếm được mồi luôn gọi đàn đến cùng ăn), dũng (sức mạnh - gặp kẻ thù
thì kiên quyết chống lại), tín (hàng ngày báo giờ rất đúng). Tranh gà đẹp và ý
nghĩa như thế, nên nhà thơ Đoàn Văn Cừ đã viết trong bài thơ Chợ têt: "Lũ trẻ
còn mải ngắm bức tranh gà/ Quên cả chị bên đường đang đứng gọi".

Còn tranh "Đám cưới chuột" lại là một minh chứng sống động và hóm
hỉnh cho quan hệ mạnh hiếp yếu trong xã hội. Chuột làm đám cưới phải lo lễ
vật cống cho mèo, cầu xin mèo để yên cho đám cưới được tiến hành.


Theo mục đích sử dụng:
Tranh thờ: được các trung tâm làm tranh dân gian dành một tỉ lệ lớn. Sử
dụng ở các chùa, đền, điện, phủ và nhà dân để canh gác, trừ tà, yểm quỷ ("Vũ
Đình - Thiên Ất", "Tiến Tài - Tiến Lộc", "Táo quân - Thổ công", "Ngũ
Hổ"...). Tranh làng Sình (Huế), Đồ Thế (Nam Bộ) - theo mê tín để đốt thế
mạng cho người sống;
Tranh chúc tụng: chủ yếu là tranh Tết ("Gà - Lợn", "Thất Đồng", "Tam
Đa"...);
Tranh sinh hoạt: phong phú, vui vẻ, đôi khi có tính châm biếm nhẹ
nhàng ("Tứ q", "Tứ dân", "Đánh ghen", "Hứng dừa"...);
Tranh minh hoạ - lịch sử: được chọn lọc để miêu tả lý thú ("Truyện
Kiều", "Trê - Cóc", "Bà Triệu cưỡi voi", Ngô Quyền, Trần Hưng Đạo...).
Theo nguồn gốc:
Dịng tranh dân gian Đơng Hồ: Dịng tranh này ra đời từ khoảng thế kỷ
17 và phát triển cho đến nửa đầu thế kỷ 20 sau đó suy tàn dần. Dịng tranh
này có đề tài rất phong phú, nó phản ảnh hầu như tất cả những gì diễn ra trong
cuộc sống, sinh hoạt thường ngày cũng như những mối quan hệ xã hội ở miền
nông thôn Bắc Bộ. Từ những gì dân dã nhất như hái dừa, đánh ghen, gà
trống,... cho tới những bức tranh thờ: Phú Quý, Nhân Nghĩa...
Dòng tranh Hàng Trống: Tranh Hàng Trống là một dòng tranh dân gian
được làm chủ yếu ở các phố Hàng Trống, Hàng Nón... của Hà Nội. Dịng
tranh này có nhiều điểm riêng biệt so với các dòng tranh dân gian khác. Nhờ
vậy, mà nó đáp ứng được địi hỏi của khách mua tranh chốn kinh kỳ. Các tác
phẩm tiêu biểu như: Ngũ Hổ , chợ quê , Phật Bà Quan Âm
* Phương pháp in tranh

Tranh dân gian Việt Nam dù có nhiều dịng tranh khác nhau nhưng đều
được dựng hình theo kiểu lấy các nét khoanh, lấy các mảng màu và bao lại


tồn hình. Các thành phần trong tranh khơng có một điểm nhìn cố định mà
hầu hết được thiết kế để có thể quan sát di động, từ nhiều góc độ khác nhau.
Cách tạo màu cũng vậy, tất cả đều nhằm làm cho bức tranh thật dễ nhìn.
Tranh dân gian phục vụ chủ yếu đời sống văn hóa tinh thần của nhân
dân, phục vụ việc thờ cúng, trang hoàng cho ngày Tết cho nên cần phải có số
lượng lớn mà giá cả khơng được đắt. Vì thế mà người làm tranh đã sử dụng
phương pháp khắc ván rồi từ đó sao in ra nhiều bức tranh.
Ngồi các dịng tranh sử dụng phương pháp khắc thì cịn có những bức
tranh vẽ tay của các nghệ nhân. Phương pháp vẽ tranh trực tiếp này chủ yếu
được dùng ở vùng các dân tộc thiểu số ở vùng núi miền Bắc như người: Tày,
Nùng, Dao...
Tranh dân gian Việt Nam thường được in hoặc vẽ trực tiếp lên giấy. Loại
giấy phổ biến thường được các dòng tranh dùng hơn cả là giấy dó. Từ loại
giấy này có thể làm ra giấy điệp, loại giấy mà tranh Đơng Hồ sử dụng để in
hình. Đặc điểm của loại giấy này là độ bền rất cao, mà lại xốp nhẹ, khơng
nh khi viết vẽ, ít bị mối mọt, hoặc gịn gẫy, ẩm nát. Với đặc tính chống ẩm
rất cao, giấy dó giúp cho các bức tranh khơng bị ẩm mốc, trường tồn cùng
thời gian.
1.1.2. Định hướng đổi mới phương pháp DHLS
Dạy học Lịch sử ở trường phổ thông là q trình sư phạm phức tạp,
trong đó phương pháp dạy học là một yếu tố cơ bản có vai trị quan trọng nhất
của quá trình dạy học.trong những năm gần đây, cùng với các bộ môn khác,
bộ môn Lịch sử cũng đã chú trọng vào đổi mới phương pháp dạy học. Bởi đổi
mới phương pháp dạy học là một trong những biện pháp quan trọng giúp đào
tạo được lớp người tài năng, sáng tạo, có tiềm năng cạnh tranh trí tuệ trong
bối cảnh nhiều nước trên thế giới đang hướng tới nền kinh tế tri thức.

Yêu cầu cơ bản của việc đổi mới PPDHLS ở trường THPT trong những
năm gần đây được định hướng như sau:


Thứ nhất, đổi mới phương pháp dạy học theo hướng lấy HS làm trung
tâm. Quan niệm dạy học lấy HS làm trung tâm nêu rõ vai trò tổ chức, hướng
dẫn, điều khiển của GV trong quá trình nhận thức của HS. Cịn HS là nhân vật
trung tâm trong q trình dạy học, được phát huy các năng lực, phẩm chất
nhận thức để chiếm lĩnh lấy kiến thức. Trong mơ hình dạy học truyền thống,
GV giữ vai trò chủ thể, độc quyền cung cấp kiến thức, đánh giá HS, còn HS
trở thành những người học thụ động ghi chép, học thuộc lịng những gì giáo
viên dạy trên lớp.
Khi sử dụng tranh dân gian Việt Nam Việt Nam trong DHLS, GV
hướng dẫn HS tìm hiểu tác phẩm tranh trong tổng thể kiến thức nội dung bài
học. Bên cạnh việc phải phân tích, học sinh phải tìm ra được mối liên hệ, các
giả thuyết liên quan, móc nối giữa hình ảnh và nội dung bài học để phán đoán
và đưa ra kết luận.Như vậy, kiến thức lịch sử được tái hiện nội dung kiến thức
liên quan đến hình ảnh và qua quá trình suy luận, kiến thức sẽ dễ đi vào tâm
trí của học sinh và được khắc sâu một cách tự nhiên hơn so với các phương
pháp truyền thống.
Thứ hai, DH chú trọng rèn luyện phương pháp tự học, đây không chỉ là
một biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả mà còn là mục tiêu của dạy học.
Trong các phương pháp học thì cốt lõi là phương pháp tự học. Nếu rèn luyện
cho người học có được phương pháp, kỹ năng, thói quen, ý chí tự học thì sẽ
tạo ra được lịng ham học, khơi dậy nội lực vốn có trong mỗi con người, kết
quả học tập sẽ được nhân lên gấp bội. Vì vậy ngày nay người ta nhấn mạnh
hoạt động học trong quá trình dạy học, nỗ lục tạo ra sự chuyển biến từ học tập
thụ động sang tự học chủ động, đặt vấn đề phát triển tự học ngay trong trường
phổ thông, không chỉ học ở nhà sau bài lên lớp mà tự học trong tiết học có sự
hướng dẫn của giáo viên.

Thông qua việc học tập với tranh dân gian GV sẽ hướng dẫn HS tự học
qua việc khai thác các tác phẩm tranh dân gian Việt Nam một cách có định


hướng, gắn với các nhiệm vụ cụ thể thông qua các hình thức như: thiết kế
phiếu học tập có tranh dân gian, xây dựng webquest, thiết kế poster, sưu tập
bộ tranh ảnh…Từ đó khuyến thích năng lực tự học trong HS.
Thứ ba, đổi mới phương pháp kiểm tra- đánh giá kết quả của người học.
Hoạt động đó của học sinh còn được thể hiện qua việc củng cố, kiểm tra đánh
giá các tri thức, kĩ năng, kĩ xảo nhằm chuyển hóa thành vốn tri thức, kĩ năng,
kĩ xảo của học sinh và khi cần có thể tái hiện hoặc vận dụng được. Việc sử
dụng kênh hình nói chung và tranh dân gian nói riêng để hỗ trợ cho q trình
củng cố, ơn tập kiến thức, kĩ năng đã có cũng như kiểm tra đánh giá kết quả
học tập của học sinh là hồn tồn có thể và đem lại hiệu quả cao.
Khi học tập với tranh dân gian HS có những biểu tượng về "các sự kiện
đã diễn ra", cần tạo ra trong nhận thức của học sinh những hình ảnh cụ thể,
sinh động rõ nét về các nhân vật lịch sử và hoạt động của họ trong thời gian
không gian, trong những điều kiện lịch sử cụ thể, những quan niệm xã hội cụ
thể. Sử dụng tranh dân gian Việt Nam trong phần Lịch sử Việt Nam từ nguồn
gốc đến giữa thế kỉ XIX trong kiểm tra, đánh giá giúp HS cảm thấy “nhẹ
nhàng”, hứng thú với việc kiểm tra và nâng cao hiệu quả dạy học.
Như vậy, việc sử dụng tranh dân gian trong DH đáp ứng được những địi
hỏi của định hướng Đổi mới, phát huy tính tích cực của HS, nâng cao hiệu
quả DH.
1.1.3. Vai trị ý nghĩa của phương pháp sử dụng tranh dân gian trong DH
phần Lịch sử Việt Nam lớp 10 (chương trình chuẩn)
Sử dụng tranh dân gian Việt Nam trong DHLS có ý nghĩa sư phạm to
lớn, đặc biệt trên ba mặt: kiến thức, kĩ năng và thái độ.
Về mặt kiến thức, tranh dân gian Việt Nam có khả năng tập trung, thích
thú của học sinh đối với những vấn đề chính trị xã hội, những sự kiện và xu

hướng phát triển của xã hội. Bởi lẽ trước hết tranh dân gian Việt Nam cũng là


một loại hình kênh hình chính vì vậy mà nó có tính trực quan cao, ngồi ra thì
tranh dân gian Việt Nam lại có yếu tố vui tươi, dí dỏm, gần gũi với đời sống xã
hội có sức thu hút học sinh mà những tranh ảnh thơng thường khơng có được.
Tranh dân gian Việt Nam xuất hiện cùng thời gian và có liên hệ trực tiếp
với các sự kiện lịch sử, chính vì vậy nó đóng vai trị như một kênh tư liệu rất
hữu ích. Những nội dung kinh tế, văn hóa, chính trị, xã hội được phản ánh
trong các tác phẩm tranh chính là hiện thực lịch sử Việt Nam trong mỗi thời
kì mà nó ra đời. Những hiện thực lịch sử đó được thể hiện kín đáo qua sự
sáng tạo của chính người dân lao động nên nó mang tính chân thực và khách
quan. Chính vì vậy, việc sử dụng tranh dân gian Việt Nam để giảng dạy cho
những giai đoạn lịch sử xác định là hoàn toàn có cơ sở.
HS khi xem xét tác phẩm tranh dân gian Việt Nam, muốn khai thác nội
dung chủ đề được muốn đề cập, bắt buộc học sinh phải đặt nó trong tổng thể
kiến thức nội dung bài học. Bên cạnh việc phải phân tích, học sinh phải tìm ra
được mối liên hệ, các giả thuyết liên quan, móc nối giữa hình ảnh và nội dung
bài học để phán đốn và đưa ra kết luận.Như vậy, kiến thức lịch sử được tái
hiện nội dung kiến thức liên quan đến hình ảnh và qua quá trình suy luận,
kiến thức sẽ dễ đi vào tâm trí của học sinh và được khắc sâu một cách tự
nhiên hơn so với các phương pháp truyền thống. Có thể thấy việc sử dụng
tranh dân gian Việt Nam trong DHLS khi kết hợp với quan sát, miêu tả và lời
nói của giáo viên thì những kiến thức đó được cung cấp một cách tồn diện
giúp học sinh nhớ kỹ, hiểu sâu những kiến thức lịch sử.
Về kĩ năng, tranh dân gian Việt Nam hết sức hồn nhiên, trực cảm. Nội
dung, hình thức đều độc đáo: ý tứ và bố cục, nét vẽ và bảng màu, lại thêm
cảm quan hài hước sâu sắc trong xử lí đề tài. Việc sử dụng tranh dân gian Việt
Nam trong DHLS hướng đến mục tiêu phát triển kĩ năng tư duy, phân tích, so
sánh, đánh giá, liên hệ các sự kiện với thực tế; rèn luyện kỹ năng khai thác



thơng tin về diễn biến, nhân vật, tính chất, ý nghĩa của các cuộc chiến tranh và
cách mạng... qua các tác phẩm tranh. Đồng thời, khi sử dụng tranh dân gian
trong DHLS, giúp HS hình thành kỹ năng khai thác tranh ảnh, tư liệu trong
q trình học tập.
Ngồi ra với phương pháp sử dụng tranh dân gian Việt Nam trong DHLS
sẽ có khả năng ích thích sự thảo luận và tranh luận ở trong lớp học thơng qua
các hình thức tổ chức, phương pháp dạy học. Nội dung mà tranh tranh dân
gian Việt Nam được đưa ra hướng tới những vấn đề xã hội có tính chất thời
sự, những người nổi tiếng, những sự kiện xu hướng phát triển của xã hội và
những chủ đề nội dung cần bình luận đánh giá. Điều đó giúp cho người học
cảm thấy sự thú vị sâu sắc của những vấn đề mà trước đây các phương pháp
dạy học khác trước đây chưa đáp ứng được. Chính vì vậy tranh dan gian Việt
Nam được xem là một công cụ dạy học phục vụ đắc lực cho công cuộc đổi
mới phương pháp dạy học hiện nay
Về mặt thái độ, buổi ban đầu, tranh được vẽ hoặc khắc in một màu đơn
giản mang tính chất tín ngưỡng huyền bí. Sau đó, nội dung và hình thức tranh
dần dần biến đổi, mở rộng, không chỉ thỏa mãn nhu cầu tín ngưỡng và trang
trí trong nhà, mà cịn tinh thần đạo đức, phản ánh những ước ao hạnh phúc
đời thường, đáp ứng khát vọng thẩm mỹ chân thực, hồn nhiên mà tinh tế của
người dân thuộc mọi tầng lớp.
Sử dụng tranh dân gian Việt Nam trong DHLS mang đến sự hấp dẫn và
cuốn hút học sinh bởi những đặc thù của nó. Học sinh thường dễ bị lơi cuốn
vào các yếu tố vui tươi, dí dỏm mà sâu sắc hay sự thể hiện độc đáo trong bức
tranh, từ chỗ tị mị hiếu kì về những yếu tố đặc biệt trong tranh từ đấy kích
thích sự tị mị, khơi gợi nhu cầu muốn khám phá nội dung sâu xa ẩn chứa
trong bức tranh đó là gì. Cuối cùng sau khi đã giải mã được nội dung bức
tranh, chủ đề được đề cập học sinh sẽ đưa ra quan điểm thái độ của mình đồng
tình hay phản đối với vấn đề được đề cập.



Điểm khác biệt của tranh dân gian Việt Nam tạo nên từ chất liệu màu vẽ,
giấy, bố cục lẫn nội dung sâu sắc mà chính những người dân thể hiện nên học
sinh không chỉ đơn thuần quan sát tranh và liên hệ đến nội dung kiến thức mà
thấy được nét văn hóa truyền thống dân tộc cũng như nét nghệ thuật đặc sắc
của các dòng tranh dân gian Việt Nam
Từ đó phát huy tính tích cực giúp HS có thái độ đúng đắn trước những
vấn đề lịch sử.
Sử dụng tranh dân gian Việt Nam trong DHLS tạo điều kiện cho HS có
cơ hội bày tỏ quan điểm, nhận thức tình cảm của mình về các vấn đề được thể
hiện trong tác phẩm tranh cũng như những sự kiện, hiện tượng, nhân vật lịch
sử được đề cập đến. Qua đó giáo dục HS lòng biết ơn và ý thức học tập, noi
gương các anh hùng dân tộc.
Bồi dưỡng cho các em niềm tự hào và ý thức giữ gìn, bảo vệ, phát huy
các giá trị lịch sử, truyền thống văn hóa lâu đời của dân tộc, góp phần bảo tồn
các làng nghề truyền thống và những giá trị nghệ thuật đặc sắc của dân tộc…
Giúp HS có thêm cơ sở để nắm vững bản chất các sự kiện, hình thành
khái niệm, hiểu rõ những quy luật, bài học quan trọng của lịch sử, rèn luyện
cho HS say mê tìm hiểu lịch sử, phát triển tư duy lịch sử cho các em.
Giúp các em thấy được ý thức trách nhiệm của mình đối với bản thân,
gia đình và đất nước, xác định cho mình động cơ, thái độ học tập đúng đắn để
đạt được kết quả cao.
Đặc biệt việc sử dụng tranh dân gian Việt Nam trong DHLS góp phần
quan trọng làm cho bài giảng lịch sử hấp dẫn, sinh động gây hứng thú học tập
cho HS. Điều này lại có tác dụng to lớn trong việc giáo dục tư tưởng tình cảm
cho HS trong DHLS.
Như vậy, việc sử dụng tranh dân gian Việt Nam trong DHLS có vai trị, ý
nghĩa rất quan trọng trên cả ba mục tiêu kiến thức, thái độ và kĩ năng. Nó giúp



×