Tải bản đầy đủ (.pdf) (70 trang)

Tiếp cận kĩ thuật phương Tây dưới thời Tự Đức (1848 – 1883)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (769.29 KB, 70 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA LỊCH SỬ
-------------------

TRẦN VĂN QUÝ

TIẾP CẬN KĨ THUẬT PHƢƠNG TÂY
DƢỚI THỜI TỰ ĐỨC (1848 – 1883)

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học
TS. PHAN NGỌC HUYỀN

HÀ NỘI, 2017


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành khóa luận, tác giả đã nhận đƣợc sự giúp đỡ tận tình quý
báu của các thầy cô trong khoa Lịch sử - trƣờng ĐHSP Hà Nội 2, các thầy cô
trực tiếp giảng dạy bộ môn Lịch sử Việt Nam, sự đóng góp của các bạn sinh
viên. Tác giả xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ và đóng góp quý báu của thầy
cô và các bạn.
Đặc biệt, tác giả xin chân thành cảm ơn TS. Phan Ngọc Huyền đã giúp
đỡ, chỉ bảo tận tình để em hoàn thành khóa luận này.
Hà Nội ngày 27 tháng 04 năm 2017
Tác giả khóa luận

Trần Văn Qúy



LỜI CAM ĐOAN
Tác giả xin cam đoan đề tài “Tiếp cận kĩ thuật phương Tây dưới thời Tự
Đức (1848 – 1883)” là công trình nghiên cứu của riêng mình. Các nguồn tƣ
liệu đƣợc dùng trong khóa luận tốt nghiệp là chính xác, những trích dẫn là
trung thực. Vì vậy tác giả xin chịu trách nhiệm cuối vùng về kết quả của khóa
luận!
Hà Nội ngày 27 tháng 04 năm 2017
Tác giả khóa luận

Trần Văn Qúy


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài......................................................................................... 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ......................................................................... 2
3. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................. 4
4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu ................................................................. 4
5. Nguồn tƣ liệu và phƣơng pháp nghiên cứu................................................ 5
6. Đóng góp của đề tài ................................................................................... 6
7. Bố cục của đề tài ........................................................................................ 6
NỘI DUNG ....................................................................................................... 8
Chƣơng 1. ĐẠI NAM GIAI ĐOẠN TRỊ VÌ CỦA VUA TỰ ĐỨC:
THÁCH THỨC CỦA THỜI CUỘC VÀ THẾ ỨNG XỬ VỚI KĨ
THUẬT PHƢƠNG TÂY .................................................................................. 8
1.1. Đại Nam nửa cuối thế kỉ XIX trƣớc những thách thức của thời
cuộc ................................................................................................................ 8
1.1.1. Bối cảnh thế giới và khu vực............................................................. 8
1.1.2. Bối cảnh xã hội thời Nguyễn........................................................... 11

1.2. Vua quan nhà Nguyễn thời Tự Đức với các kĩ thuật phƣơng Tây:
nhận thức và hành xử ................................................................................... 14
1.2.1. Nhận thức của vua quan nhà Nguyễn về kĩ thuật phương Tây....... 14
1.2.2. Thế hành xử của vua quan nhà Nguyễn đối với kĩ thuật
phương Tây ............................................................................................... 20
Tiểu kết chƣơng 1 ........................................................................................ 25
Chƣơng 2. QUÁ TRÌNH TIẾP CẬN KĨ THUẬT PHƢƠNG TÂY DƢỚI
THỜI TỰ ĐỨC ............................................................................................... 26
2.1. Việc tiếp cận kĩ thuật phƣơng Tây trong lĩnh vực quân sự .................. 26


2.1.1. Trên phương diện kĩ thuật đúc vũ khí ............................................. 26
2.1.2. Trên phương diện mua mới đóng thuyền ........................................ 30
2.1.3. Trên phương diện kĩ thuật xây đồn lũy ........................................... 34
2.2. Việc tiếp cận kĩ thuật phƣơng Tây trong lĩnh vực sản xuất .................. 35
2.2.1. Trên phương diện sản xuất nông nghiệp ........................................ 35
2.2.2. Trên phương diện sản xuất thủ công nghiệp .................................. 37
2.3. Việc tiếp cận kĩ thuật phƣơng Tây trong lĩnh vực văn hóa .................. 40
2.3.1. Trên phương diện kiến trúc, nghệ thuật ......................................... 40
2.3.2. Trên phương diện địa lí, thiên văn ................................................. 41
2.3.3. Trong phương diện dịch thuật, in ấn .............................................. 42
Tiểu kết chƣơng 2 ........................................................................................ 45
Chƣơng 3. MỘT SỐ NHẬN XÉT VỀ VIỆC TIẾP CẬN KĨ THUẬT
PHƢƠNG TÂY DƢỚI THỜI TỰ ĐỨC......................................................... 46
3.1. Đặc điểm của việc tiếp cận ................................................................... 46
3.1.1. Động cơ và mục đích ...................................................................... 46
3.1.2. Quy mô và lĩnh vực ......................................................................... 48
3.1.3. Thí điểm và ứng dụng ..................................................................... 50
3.2. Điểm tích cực và hạn chế trong việc tiếp cận ....................................... 51
3.2.1. Điểm tích cực .................................................................................. 51

3.2.2. Mặt hạn chế..................................................................................... 53
3.3. Bài học kinh nghiệm trong việc tiếp cận .............................................. 56
Tiểu kết chƣơng 3 ........................................................................................ 58
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 59
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 61


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Lịch sử vƣơng triều Nguyễn kéo dài 143 năm (từ năm 1802 đến năm
1945) với 13 đời vua. Hơn một nửa thế kỉ đã trôi qua, nhà Nguyễn trở thành
đối tƣợng tìm hiểu của nhiều nhà nghiên cứu, đặc biệt là giới sử học trong và
ngoài nƣớc với những nhận thức khác nhau. Tuy nhiên để thấy đƣợc công và
tội của nhà Nguyễn chúng ta cần có cái nhìn toàn diện, khách quan trên nhiều
mặt từ xây dựng kinh tế, phát triển văn hóa đến tiếp cận và thực hành khoa
học kĩ thuật. Thời kì trị vì của vua Tự Đức từ năm 1848 đến năm 1883 là giai
đoạn Đại Nam đứng trƣớc nhiều khó khăn trong đó nổi bật lên là công cuộc
xâm lƣợc của thực dân Pháp năm 1858.
Vua Tự Đức trị vì đất nƣớc trong bối cảnh lịch sử hết sức đặc biệt, đất
nƣớc vừa bị khủng hoảng trầm trọng, vừa phải đối phó với sự xâm lƣợc của
thực dân Pháp. Đứng trƣớc tình thế hết sức khó khăn đó, triều đình nhà
Nguyễn đã có nhiều kiến nghị tiến hành cách tân, đổi mới để tạo thực lực cho
đất nƣớc đủ sức đứng vững và phát triển, trong đó có việc cần phải học tập
khoa học kĩ thuật của phƣơng Tây. Việc tiếp cận các kĩ thuật phƣơng Tây
dƣới triều Nguyễn, đặc biệt dƣới thời Tự Đức là giai đoạn để lại những dấu ấn
sâu sắc, có vị trí quan trọng trong chính sách của nhà nƣớc đối với khoa học
kĩ thuật. Do vậy, thời Tự Đức là tâm điểm đáng chú ý nhất khi nghiên cứu về
việc tiếp cận và thực hành kĩ thuật dƣới thời Nguyễn.
Về mặt khoa học: Nghiên cứu vấn đề tiếp cận kĩ thuật phƣơng Tây
dƣới thời Tự Đức sẽ góp phần làm sáng tỏ câu hỏi triều vua này đã giải

quyết những khó khăn của đất nƣớc nhƣ thế nào, đâu là những cố gắng cần
ghi nhận, những kết quả đã đạt đƣợc trong việc tiếp cận, nguyên nhân nào
dẫn đến những thất bại trong việc tiếp cận đó và những hệ quả và bài học
cần rút ra.

1


Về mặt thực tiễn: Thông qua việc nghiên cứu đề tài tiếp cận kĩ thuật
phƣơng Tây dƣới thời Tự Đức giúp chúng ta có những cái nhìn đúng đắn,
khách quan về thế ứng xử cũng nhƣ trách nhiệm của nhà Nguyễn nói chung và
vua Tự Đức nói riêng trong sự lựa chọn con đƣờng canh tân hay đóng cửa đất
nƣớc nửa cuối thế kỉ XIX, đặc biệt là nhận thức và hành động trong việc tiếp
cận với khoa học kĩ thuật của phƣơng Tây. Từ đó giúp chúng ta rút ra đƣợc
nhiều bài học kinh nghiệm quý báu về vấn đề tiếp cận khoa học kĩ thuật trong
công cuộc đổi mới, hội nhập với khoa học kĩ thuật phƣơng Tây hiện nay.
Với ý nghĩa đó tác giả chọn đề tài “Tiếp cận kĩ thuật phương Tây dưới
thời Tự Đức (1848 – 1883)” làm khóa luận tốt nghiệp của mình.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Bàn về triều Nguyễn cho đến nay đã có khá nhiều công trình nghiên cứu,
thế nhƣng việc tìm hiểu về việc tiếp cận kĩ thuật phƣơng Tây dƣới triều đại
nhà Nguyễn nói chung và dƣới thời Tự Đức còn rất hạn chế. Cho nên đây là
một vấn đề hết sức mới mẻ. Đa phần các tài liệu chỉ dừng lại ở việc tìm hiểu
chung và khái quát, chƣa thực sự nghiên cứu tìm hiểu nào mang tính hệ
thống, trọn vẹn nhất.
Trƣớc hết là công trình tiêu biểu nghiên cứu về triều Nguyễn và thời Tự
Đức. Trong cuốn “Việt Nam sử lược” của Trần Trọng Kim đã dành 15
chƣơng viết về nhà Nguyễn. Đây là nguồn tài liệu cơ bản giúp tác giả có cái
nhìn bao quát về thời Nguyễn.
Tác phẩm “Kinh tế và xã hội Việt Nam dưới các vua triều Nguyễn” của

Nguyễn Thế Anh do NXB Lửa thiêng xuất bản năm 1971. Qua tác phẩm này
đã cho ta cái nhìn bao quát, toàn diện về tình hình kinh tế - xã hội dƣới triều
Nguyễn nói chung cũng nhƣ thời Tự Đức nói riêng để từ đó cái nhìn hoàn
chỉnh về việc tiếp cận khoa học kĩ thuật phƣơng Tây.

2


Ngoài ra còn có tác phẩm “Ngoại giao giữa Việt Nam và các nước
phương Tây dưới triều Nguyễn (1802 – 1858)” của Trần Nam Tiến, do NXB
Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh xuất bản năm 2006. Trong tác
phẩm này tác giả đã giới thiệu khá cụ thể hoạt động ngoại giao của triều
Nguyễn với các nƣớc phƣơng Tây chủ yếu là các nƣớc Anh, Pháp, Mĩ trong
thời gian từ khi nhà Nguyễn đƣợc thành lập (1802) cho đến khi thực dân Pháp
nổ súng xâm lƣợc Việt Nam (1858). Qua đó giúp ta suy luận đƣợc những ảnh
hƣởng của chính sách ngoại giao đến hoạt động tiếp thu kĩ thuật phƣơng Tây,
từ đó góp một đánh giá thỏa đáng hơn về những tích cực và hạn chế trong
việc tiếp cận kĩ thuật phƣơng Tây.
Liên quan đến vấn đề tiếp xúc khoa học kĩ thuật phƣơng Tây của Việt
Nam với phƣơng Tây thời tiền cận đại cũng có một số tác phẩm, công trình
nghiên cứu. Tiêu biểu cuốn “Tư tưởng canh tân đất nước dưới triều Nguyễn”,
của Đỗ Bang do nhà xuất bản Thuận Hóa xuất bản năm 1999, trong tác phẩm
này tác giả chủ yếu nói về những tƣ tƣởng canh tân đất nƣớc dƣới triều
Nguyễn, còn về tiếp cận kĩ thuật phƣơng Tây mới chỉ ở mới chỉ mang tính
khái quát chƣa đầy đủ và hệ thống. Trong cuốn này tác giả muốn ngƣời đọc
có cái nhìn xuyên suốt, toàn cảnh về những tƣ tƣởng canh tân, đổi mới, từ đó
cài nhìn hoàn chỉnh về việc tiếp cận và thực hành kĩ thuật phƣơng Tây.
Ngoài ra còn có các công trình luận án, luận văn nghiên cứu về triều
Nguyễn, tiêu biểu phải kể đến Luận văn thạc sĩ Lịch sử “Quá trình du nhập
khoa học kĩ thuật phương Tây vào Việt Nam thế kỉ XVI – XVIII” của Phạm

Ngọc Trang - Trƣờng Đại học khoa học xã hội và nhân văn, Đại học Quốc gia
Hà Nội xuất bản năm 2015. Mặc dù về mặt thời gian không trùng lập với thời
kì này tuy nhiên đây là nguồn tài liệu tham khảo trực tiếp giúp tác giả hoàn
thành khóa luận của mình.

3


Cùng với một số cuốn tạp chí, công trình nghiên cứu khoa học của các
thầy cô và các bạn sinh viên trong các trƣờng đại học và cao đẳng trong cả
nƣớc đã cung cấp cho tác giả những kiến thức cơ bản, chung nhất về vấn đề
tiếp cận kĩ thuật phƣơng Tây dƣới thời Tự Đức.
Trên cơ sở những tài liệu đã đƣợc tiếp cận, tác giả nhận thấy hầu hết các
tài liệu này mới chỉ đề cập một cách chung chung hay mới chỉ nói một cách
sơ lƣợc về việc tiếp cận kĩ thuật phƣơng Tây dƣới thời Nguyễn. Song đây
chính là những tài liệu hết sức quý giá để cho ngƣời viết tham khảo và tiếp
tục nghiên cứu sâu hơn nữa về việc tiếp cận kĩ thuật phƣơng Tây thời Tự Đức.
3. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu vấn đề tiếp cận kĩ thuật phƣơng Tây dƣới thời Tự Đức nhằm
làm sáng tỏ những cố gắng của triều đình Tự Đức liên quan đến việc tiếp cận,
từ đó rút ra những nhận xét, đánh giá trong việc tiếp cận khoa học kĩ thuật
phƣơng Tây.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện đƣợc những mục tiêu trên, đề tài tập trung vào những
nhiệm vụ chủ yếu sau đây:
- Bối cảnh lịch sử và những thách thức đặt ra dƣới thời vua Tự Đức.
- Nhận thức và thế ứng xử của vua Tự Đức về kĩ thuật phƣơng Tây.
- Quá trình tiếp cận kĩ thuật phƣơng Tây dƣới thời Tự Đức (1848 –
1883).

- Một số nhận xét về việc tiếp cận kĩ thuật phƣơng Tây dƣới thời Tự
Đức.
4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Tiếp cận kĩ thuật phƣơng Tây dƣới thời Tự Đức (1848 – 1883).

4


4.2. Phạm vi nghiên cứu
Về thời gian: Đề tài tập trung vào khoảng thời gian từ năm Tự Đức thứ 1
(1848) đến năm Tự Đức thứ 36 (1883), là thời kì chế độ phong kiến Việt Nam
suy yếu, từ địa vị thống trị đã dần trở thành phụ thuộc, đất nƣớc bắt đầu chịu
sự ảnh hƣởng trực tiếp của hệ tƣ tƣởng và văn minh phƣơng Tây. Đây cũng là
giai đoạn chính trị, xã hội Việt Nam có nhiều biến động sâu sắc, đặt ra yêu
cầu canh tân đất nƣớc, học hỏi bên ngoài nhất là các nƣớc phƣơng Tây.
Về không gian: Tác giả xác định việc tiếp cận các kĩ thuật phƣơng Tây
dƣới thời Tự Đức tại phạm vi lãnh thổ Việt Nam.
Về nội dung: Do nguồn tài liệu và thời gian có hạn nên tác giả tập trung
chủ yếu đi sâu vào việc tìm hiểu việc tiếp cận kĩ thuật phƣơng Tây trên các
lĩnh vực quân sự (đúc vũ khí, đóng thuyền, xây đồn lũy), sản xuất (nông
nghiệp, thủ công nghiệp), văn hóa (kiến trúc, nghệ thuật, địa lí, thiên văn, dịch
thuật, in ấn).
5. Nguồn tƣ liệu và phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Nguồn tư liệu
Để thực hiện nghiên cứu đề tài này, tác giả sử dụng các nguồn tƣ liệu sau:
- Nguồn tƣ liệu chính sử: Đại Nam thực lục, Khâm định Đại Nam hội
điển sự lệ tục biên, Việt Nam sử lƣợc. Những tƣ liệu này hầu hết viết bằng
chữ Hán, tác giả dựa vào bản dịch của Viện sử học.
- Tài liệu khảo cứu: Bao gồm giáo trình, chuyên đề, luận văn, luận án,

tạp chí nhƣ: Lịch sử Việt Nam tập 2 của tác giả Phan Huy Lê, Lịch sử Việt
Nam tập 5 từ năm 1802 đến năm 1858 của tác giả Trƣơng Thị Yến, Kinh tế và
xã hội Việt Nam dƣới các vua triều Nguyễn của Nguyễn Thế Anh, Tƣ tƣởng
canh tân đất nƣớc dƣới triều Nguyễn của Đõ Bang, Luận văn Thạc sĩ “Quá
trình du nhập khoa học kĩ thuật phƣơng Tây vào Việt Nam thế kỉ XVI –
XVIII” của tác giả Nguyễn Ngọc Trang,… Những tài liệu này đƣợc tác giả
tham khảo để thực hiện đề tài này.

5


5.2. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
Phƣơng pháp luận: Để thực hiện đề tài nghiên cứu tác giả dựa trên cơ sở
phƣơng pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về sử học.
Phƣơng pháp nghiên cứu: Trong quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu
khoa học, tác giả sử dụng hai phƣơng pháp chính là phƣơng pháp lịch sử và
phƣơng pháp logic. Với phƣơng pháp lịch sử, đã giúp khôi phục, trình bày các
sự kiện liên quan quá trình tiếp cận kĩ thuật phƣơng Tây dƣới thời Tự Đức.
Còn phƣơng pháp logic sẽ là một công cụ hữu ích trong việc gắn kết và sâu
chuỗi các sự kiện. Ngoài ra, đề tài còn sử dụng nhiều phƣơng pháp khác nhƣ:
sƣu tầm, phân tích, đối chiếu, so sánh, tổng hợp, khái quát vấn đề.
6. Đóng góp của đề tài
Đề tài là công trình nghiên cứu một cách tƣơng đối hệ thống và đầy đủ
về việc tiếp cận kĩ thuật phƣơng Tây dƣới thời Tự Đức (1848 – 1883). Thông
qua việc sƣu tầm, tìm hiểu, tổng hợp tƣ liệu chính sử và tài liệu nghiên cứu đề
tài đã góp phần đánh giá những mặt tích cực, hạn chế của việc tiếp cận và
thực hành các kĩ thuật phƣơng Tây thời kì này, từ đó rút ra đặc điểm, ý nghĩa,
bài học kinh nghiệm trong việc tiếp cận và thực hành các kĩ thuật phƣơng Tây
nửa cuối thế kỉ XIX.
Qua công trình nghiên cứu này, tác giả mong muốn góp một phần tƣ liệu

tham khảo phục vụ cho việc nghiên cứu và giảng dạy về lịch sử vƣơng triều
Nguyễn nói chung, cũng nhƣ thời Tự Đức nói riêng, đặc biệt là vấn đề tiếp
xúc và giao lƣu văn hóa Đông – Tây trong lịch sử Việt Nam.
7. Bố cục của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phần phụ lục, đề tài
có cấu trúc gồm ba chƣơng:
Chương 1: Đại Nam giai đoạn trị vì của vua Tự Đức: Thách thức của
thời cuộc và thế ứng xử với kĩ thuật phƣơng Tây. Chƣơng này khái quát về

6


bôi cảnh lịch sử tác động đến quá trình tiếp cận kĩ thuật phƣơng Tây cũng nhƣ
nhận thức của vua quan triều đình nhà Nguyễn đối với kĩ thuật phƣơng Tây.
Chương 2: Quá trình tiếp cận kĩ thuật phƣơng Tây dƣới thời Tự Đức.
Chƣơng này trình bày về việc tiếp cận kĩ thuật phƣơng Tây trên các lĩnh vực
quân sự, sản xuất và văn hóa.
Chương 3: Một số nhận xét về việc tiếp cận kĩ thuật phƣơng Tây dƣới
thời Tự Đức. Trên cơ sở trình bày về quá trình tiếp cận kĩ thuật phƣơng Tây
dƣới thời Tự Đức, chƣơng này rút ra một số nhận xét nhằm làm sáng tỏ những
vấn đề liên quan đến việc tiếp cận.

7


NỘI DUNG
Chƣơng 1
ĐẠI NAM GIAI ĐOẠN TRỊ VÌ CỦA VUA TỰ ĐỨC: THÁCH THỨC
CỦA THỜI CUỘC VÀ THẾ ỨNG XỬ VỚI KĨ THUẬT PHƢƠNG TÂY
1.1. Đại Nam nửa cuối thế kỉ XIX trƣớc những thách thức của thời cuộc

1.1.1. Bối cảnh thế giới và khu vực
* Bối cảnh thế giới
Một nội dung quan trọng của lịch sử thế giới thời cận đại vào đầu thế kỷ
XIX là sự phát triển và toàn thắng của chủ nghĩa tƣ bản trên phạm vi toàn thế
giới. Châu Âu và Bắc Mỹ đã tiến hành Cách mạng tƣ sản từ thế kỷ XVI và đến
những năm của thế kỷ XIX thì hoàn thành cách mạng tƣ sản. Chủ nghĩa tƣ bản
trở thành hệ thống thế giới và giai cấp tƣ sản trở thành giai cấp thống trị - có
quyền lực vô hạn về kinh tế. Để phát triển và tăng cƣờng lợi nhuận về kinh tế,
giai cấp tƣ sản đã cách mạng hóa công nghiệp, cải tiến kỹ thuật, thực hiện cuộc
cách mạng công nghiệp từ thế kỷ XVIII cho đến giữa thế kỷ, từ đó đƣa lại một
nƣớc thay đổi lớn lao trong kinh tế. Lao động bằng máy móc ra đời, thay thế
cho lao động thủ công chân tay đã đƣa năng suất lao động tăng lên.
Trong nửa đầu thế kỷ XIX, do những tiến bộ vƣợt bậc về kinh tế của
khoa học kỹ thuật thời cận đại, giai cấp sản ở các cƣờng quốc phƣơng Tây đã
có thể tiến xa hơn trong hành trình tìm kiếm và khám phá ra những vùng đất
xa xôi mà trƣớc khi họ chƣa có khả năng, điều kiện để đặt chân đến. Lợi dụng
những phát kiến về địa lý, những tiến bộ về khoa học kỹ thuật, giai cấp tƣ sản
phƣơng Tây tăng cƣờng tìm kiếm xâm lƣợc thuộc địa nhằm đáp ứng cho sự
phát triển nền kinh tế tƣ bản chủ nghĩa ở chính quốc. Một trong những nhân
tố tạo điều kiện thuận lợi cho việc tìm kiếm và xâm lƣợc thuộc địa của tƣ bản
Âu - Mỹ là sự tiến bộ của ngành giao thông vận tải. Năm 1830, trên giới có

8


không quá trên 332 km đƣờng sắt, đến năm 1870 con số trên trở thành
200.000 km. Năm 1807, chiếc tàu thủy chạy bằng hơi nƣớc đầu tiên xuất hiện
trên thế giới, đến 1836 ở Anh - một trong những nƣớc đầu tiên làm cách mạng
tƣ sản thành công đã có 500 tàu thủy hoạt động.
Ngoài sự phát triển của đƣờng sắt, đƣờng thủy, đƣờng hàng không cũng

đạt những thành tựu đáng kể. Ngành viễn thông cũng đã phát triển nhanh
chóng và tạo điều kiện thuận lợi tăng cƣờng sự hiểu biết của phƣơng Tây đối
với phƣơng Đông hoang sơ và giàu có. Cuộc cách mạng công nghiệp đầu tiên
của chủ nghĩa tƣ bản trong thế kỷ XVIII, XIX đã tạo điều kiện cho việc mở
mang đất của thực dân đƣợc tăng cƣờng. Những đế quốc dần hình thành với
nhiều vùng đất, nhiều dân tộc khác nhau.
Nhƣ vậy, vào đầu thế kỷ XIX cùng với sự lớn mạnh của chủ nghĩa tƣ bản
trên thế giới là sự tăng cƣờng xâm nhập và nô dịch thuộc địa của phƣơng Tây.
* Bối cảnh khu vực
Đứng trƣớc nguy cơ xâm lƣợc của thực dân phƣơng Tây các quốc gia
châu Á có những cách hành xử khác nhau. Không ít quốc gia đã nhận ra đƣợc
sự tiến bộ của khoa học kĩ thuật phƣơng Tây và đã có sự học hỏi, điển hình
nhƣ Nhật Bản, Trung Quốc, Xiêm.
Ở Nhật Bản, chế độ phong kiến Tokugawa sau mấy thế kỉ thống trị đã
rơi vào khủng hoảng, bế tắc. Nông nghiệp chậm phát triển, tình trạng mất mùa
đói kém xảy ra liên miên, các quan hệ sản xuất cũ tan rã, thay vào đó là các
quan hệ sản xuất mới. Những cuộc nổi dậy của nhân dân chống lại chế độ
Mạc Phủ ngày càng lên cao. Trong khi ở bên ngoài, các nƣớc phƣơng Tây
luôn nhòm ngó, rình rập. Trƣớc tình thế đó, Nhật Bản đã sáng suốt tiến hành
duy tân đất nƣớc thông qua cuộc cải cách của vua Meiji, mở cửa cho các nƣớc
phƣơng Tây vào buôn bán đồng thời tiến hành hiện đại hóa đất nƣớc theo mô
hình các nƣớc phát triển ở phƣơng Tây. Nhờ đó Nhật Bản không bị các nƣớc
phƣơng Tây xâm lƣợc và sớm trở nên cƣờng thịnh.

9


Xã hội Trung Quốc cuối thế kỉ XIX cũng rơi vào tình trạng khủng hoảng
sâu sắc. Nông dân Trung Quốc bị áp bức bóc lột nặng nề nên đã liên tiếp nổi
dậy khởi nghĩa. Thêm vào đó cuộc Chiến tranh thuốc phiện giữa Trung Quốc

và Anh đã bùng nổ vào năm 1839. Kết quả của cuộc chiến tranh này khiến
Trung Quốc thua trận và phải kí Hiệp ƣớc Thiên Tân với đế quốc Anh,
nhƣợng cho Anh nhiều đặc quyền kinh tế. Từ đó Trung Quốc ngày càng suy
yếu và bị nhiều nƣớc thực dân phƣơng Tây xâu xé.
Chính trong bối cảnh đó, một luồng tƣ tƣởng mới, cách tân đã thổi vào
Trung Quốc. Đến những thập niên cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX trào lƣu
canh tân đất nƣớc bùng lên mạnh mẽ, liên tục với nội dung và phạm vi ngày
càng đa dạng. Tiêu biểu cho phong trào cải cách ở Trung Quốc là phong trào
Dƣơng vụ (học phƣơng Tây để chống lại sự nô dịch của phƣơng Tây). Những
ngƣời trong phái Dƣơng vụ cho rằng: “Điều cốt yếu của tự cường là luyện
quân, muốn luyện quân trước hết phải chế tạo vũ khí. Trung Quốc bị phương
Tây ức hiếp, nô dịch là do không có súng đạn, tàu thuyền tối tân chống cự, do
kém cỏi hơn về kiến thức và kĩ năng quân sự. Vì thế mua sắm, chế tạo tàu
thuyền súng đạn và đào tạo người biết sử dụng vũ khí, phương tiện giao thông
tân tiến là yếu cầu cấp thiết hàng đầu” [31; tr.139]. Những ngƣời lãnh đạo
phong trào Dƣơng vụ đã tiến hành nhiều nội dung cải cách, nổ bật là những
cải cách trên lĩnh vực quân sự và giáo dục.
Mặc dù không đi đến kết quả cuối cùng của cuộc cải cách song phong
trào Dƣơng vụ đã nhƣ một tiếng chuông thức tỉnh dân tộc Trung Hoa, với lời
cảnh báo sâu xa: muốn thoát khỏi thân phận nô dịch cần phải tự cƣờng; con
đƣờng tự cƣờng chính là học tập, tiếp nhận những tƣ tƣởng, tri thức và
phƣơng pháp giáo dục tiến bộ của phƣơng Tây.
Thái Lan trong thế kỉ XIX đã bị Anh và Pháp nhòm ngó, một nửa đất
nƣớc thuộc phạm vi quyền lợi của Anh, một nửa còn lại thuộc phạm vi quyền

10


lợi của Pháp. Trong tình cảnh đó nhà nƣớc phong kiến Thái Lan đã thực hiện
chính sách ngoại giao khôn khéo, mở cửa buôn bán với các nƣớc phƣơng Tây.

Nhờ những chính sách khôn khéo Thái Lan đã thoát khỏi nạn ngoại xâm và
đổi mới đất nƣớc theo phƣơng Tây, trở nên giàu mạnh.
1.1.2. Bối cảnh xã hội thời Nguyễn
Xã hội Việt Nam giữa thế kỉ XIX đứng trƣớc những thử thách hết sức
nặng nề. Nông nghiệp sa sút đã làm cho cuộc sống của nông dân gặp nhiều
khó khăn. Thủ công nghiệp suy giảm do bị triều đình khống chế. Thƣơng
nghiệp bị hạn chế phát triển đặc biệt là chính sách “đóng cửa” đã cắt đứt quan
hệ buôn bán giữa Việt Nam và phƣơng Tây.
Về chính trị mâu thuẫn giữa triều đình với dân chúng, đặc biệt là nông
dân rất gay gắt. Hàng trăm cuộc khỏi nghĩa nông dân nổ ra để chống lại sự cai
trị hà khắc của triều Nguyễn. Để bảo vệ những đặc quyền, đặc lợi của giai cấp
thống trị, triều Nguyễn đã thẳng tay đàn áp đẫm máu các cuộc khởi nghĩa
nông dân.
Chính sách đối ngoại của triều Nguyễn mắc phải nhiều sai lầm nghiêm
trọng. Nhận thấy nguy cơ bị các nƣớc phƣơng Tây xâm lƣợc, vua Gia Long
đã cảnh giác hơn quan hệ với Pháp. Ông thực hiện chính sách đóng cửa, hạn
chế buôn bán, tiếp xúc với nƣớc ngoài. Kế tục sự nghiệp của Gia Long, Minh
Mạng vẫn tiếp tục thực hiện chính sách đóng cửa mà cha ông để lại. Đến thời
vua Thiệu Trị và Tự Đức, chích sách đối ngoại triều Nguyễn vẫn không thay
đổi theo hƣớng cởi mở thậm chí còn cứng nhắc hơn.
Trở lại với nội tình đất nƣớc lúc bấy giờ, Tự Đức lên ngôi trong bối cảnh
đất nƣớc đang lâm vào khủng hoảng trầm trọng trên tất cả các mặt. Vì thế
ngay sau khi lên ngôi nhà vua đã đƣa ra nhiều chính sách để khắc phục tình
trạng đó. Ngƣợc lại chính bối cảnh ấy cũng tác động không nhỏ đến chủ
trƣơng của ông đối với việc tiếp cận và thực hành các kĩ thuật phƣơng Tây.

11


Dƣới thời trị vì của vua Tự Đức đời sống nhân dân vô cùng cực khổ.

Vào những năm đầu thời Tự Đức, nạn đói xảy ra liên miên, triều đình phải
liên tục mở kho thóc cứu đói. Do thiên tai, mất mùa xảy ra thƣờng xuyên, đời
sống nhân dân cực khổ nên giặc cƣớp nổi lên khắp nơi, nhà nƣớc phải rất vất
vả mới có thể dẹp yên. Triều đình đã nhiều lần đƣa vấn đề sửa đắp đê ra bàn
bạc và có nhiều biện pháp nhƣng tình trạng đê vỡ vẫn xảy ra phổ biến. Riêng
đê sông Hồng ở Khoái Châu (Hƣng Yên) thời Tự Đức bị vỡ 10 năm liền.
Theo cách nói của Trƣơng Vĩnh Kí thì: “Người dân của xứ này đã chết đói
trên một chiếc giường đầy vàng” [11; tr.148].
Vua Tự Đức cũng đã nhiều lần ra dụ về việc các quan cần phải cứu đói
cho dân nhƣng trên thực tế nạn tham nhũng, bóc lột dân của các quan lại khá
phổ biến, tới mức Tự Đức cũng phải than: “Quan coi dân như kẻ thù, dân sợ
quan như con hổ; ngày đục tháng khoét dần của dân, mưu tính cho đầy túi
riêng, lại thêm những việc sách nhiễu ngoài lệ, không kể xiết được… Hiện
nay tình trạng sinh sống ở các làng mạc đã như thế, nếu không chấn chỉnh
sớm đi, thì e rằng dân chúng ngày càng quẫn bách, phiêu tán” [19; tr.19].
Không những thế nhân dân phải chịu cảnh tô cao, thuế nặng; nhà nƣớc
chia vùng để đánh thuế. Tô thuế bao gồm hai bộ phận: thuế ruộng đất và thuế
nhân đinh. Bên cạnh đó nhân dân còn phải chịu chế độ lao dịch nặng nề. Theo
quy định của nhà Nguyễn, mỗi năm dân đinh phải chịu hai tháng sai dịch cho
nhà nƣớc, chƣa kể sai dịch cho làng xã. Đặc biệt là việc xây dựng hệ thống
lăng tẩm các vua dƣới thời Nguyễn khiến nhân lực, vật lực của đất nƣớc bị
hao tổn nhiều ít.
“Năm 1864, Tự Đức cho khởi công xây dựng lăng mộ cho mình,
huy động 2.000 binh sĩ cùng nhiều nông dân. Năm 1864, triều đình lại
bổ sung thêm 1.000 binh sĩ nữa đến làm việc tại công trường xây dựng
này. Trước tình trạng chế độ lao dịch nặng nề, binh sĩ và dân phu đã
nổ dậy đấu tranh” [24; tr.748].

12



Hậu quả cuối cùng của toàn bộ tình hình nói trên là đời sống các tầng lớp
nhân dân, mà trƣớc hết và chủ yếu là những ngƣời nông dân ngày càng trở nên
khốn khổ, trong đó một bộ phận đáng kể bị bần cùng hóa. Nạn đói hoành hành
khắp nơi nhất là miền Trung và miền Bắc. Tất cả điều đó làm cho mâu thuẫn xã
hội dƣới thời Tự Đức ngày càng gay gắt, nhiều cuộc khởi nghĩa nông dân nổ ra.
Thống kê cho thấy thời Tự Đức, trong khoảng thời gian từ năm 1847 đến năm
1862 đã có 40 cuộc nổi dậy, trong đó tiêu biểu nhất là cuộc khởi nghĩa của Cao
Bá Quát (1854 – 1855) ở trung tâm đồng bằng Bắc Bộ [24; tr.756]. Triều đình
đã phải duy trì một đội quân thƣờng trực với số lƣợng từ 130.000 ngƣời từ đầu
thời Gia Long tăng lên hơn 200.000 ngƣời ở giữa thế kỉ XIX. Do việc dồn sức
vào việc đàn áp các cuộc khởi nghĩa nên tiềm lực quân sự của nhà nƣớc yếu
dần. Triều đình bị cô lập, khả năng chiến đấu của nhân dân bị suy giảm, tính
đoàn kết gắn bó giữa nhà nƣớc với nhân dân cũng không còn đƣợc nhƣ các
triều đại trƣớc đó.
Học giả Cao Xuân Huy đã từng nhận định về bối cảnh thời Tự Đức nhƣ
sau: “Những mâu thuẫn xuất hiện từ thời Gia Long, tích lũy và bùng phát qua
các đời Minh Mạng và Thiệu Trị, đến đây đã trở thành những nguy cơ sụp đổ.
Chúng đặt chế độ phong kiến tập quyền nhà Nguyễn trước một loạt khủng
hoảng khó lòng hàn gắn nổi, như khủng hoảng về tư liệu sản xuất, về lực lượng
sản xuất, và nhất là về nhân tâm… Có thể nói đó là những lí do sâu xa, những
điều kiện và tiền đề để cho một chủ nghĩa thực dân xâm lược Pháp từng bước
đẩy lui sức tự vệ của dân tộc, cuối cùng đặt được ách thống trị trên toàn lãnh
thổ Việt Nam” [20; tr.196].
Trong bối cảnh nội trị chƣa yên thì sáng ngày 1/9/1858, chiến thuyền của
liên quân Pháp – Tây Ban Nha nổ súng tấn công cửa biển Đà Nẵng. Cuộc
xâm lƣợc của thực dân Pháp đã cắt ngang tiến trình phát triển bình thƣờng của
dân tộc. Nhìn chung, phản ứng của triều Nguyễn trƣớc sự bành trƣớng về

13



thƣơng mại và quân sự của Pháp và các nƣớc phƣơng Tây là thụ động, lo sợ,
nghi ngờ và thiếu tự tin. Thay vì một mặt phải tìm hiểu, nghiên cứu, tiếp cận
đối phƣơng, mặt khác phải phát huy sức mạnh của bộ máy, động viên tập hợp
lực lƣợng, triều Nguyễn lại tìm cách né tránh, hạn chế giao tiếp và thực hiện
chính sách “bế quan tỏa cảng”.
Trong điều kiện bấy giờ mở cửa và canh tân làm cho đất nƣớc giàu mạnh
trở thành vấn đề sống còn của nƣớc nhà. Một xu hƣớng đòi cải cách mở cửa
không chỉ ở các tầng lớp tri thức nhƣ Nguyễn Trƣờng Tộ, Nguyễn Lộ Trạch
mà cả ở những nho sĩ, đại thần triều đình nhƣ Phạm Phú Thứ, Đặng Huy Trứ,
Trần Đình Túc, Nguyễn Huy Tế, Bùi Viện và ngay cả viện Thƣơng bạc cũng
đề xuất với triều đình xin mở cảng Đà Nẵng, Ba Lạt, Đồ Sơn để thông thƣơng.
Chính Nguyễn Lộ Trạch đã phải rất đau đớn khi nhận xét: “Đại thế ngày nay
không còn là đại thế như ngày trước. Ngày trước còn có thể làm mà không làm,
ngày nay muốn làm mà không còn thì giờ và làm không kịp” [9; tr.95].
Tóm lại, tình hình trong nƣớc, quốc tế đặt Tự Đức trƣớc những cơ hội,
thách thức và sự lựa chọn. Tuy nhiên những khó khăn và thách thức vẫn là
chủ yếu. Vậy vua Tự Đức đã làm gì để giải quyết những khó khăn đó? Chính
sách của Tự Đức đối với nền kinh tế và kĩ thuật phƣơng Tây nhƣ thế nào?
Liệu những chính sách đó có giúp nhà Nguyễn thoát khỏi thân phận thuộc địa
để trở thành một quốc gia độc lập?
1.2. Vua quan nhà Nguyễn thời Tự Đức với các kĩ thuật phƣơng Tây:
nhận thức và hành xử
1.2.1. Nhận thức của vua quan nhà Nguyễn về kĩ thuật phương Tây
Bẩm sinh vua Tự Đức là một con ngƣời thông minh, có nhiều tài năng.
Ngay từ khi mới lên ngôi, vua Tự Đức đã đƣợc Giám mục Pellerin nhận xét:
“Đó là một con người thông minh và có khả năng hơn cả trong tất cả các hoàng
tử của Thiệu Trị, mặc dù sức khỏe ông ta có mong manh. Ông là một thi sĩ và là
một đại trí thức, người ta còn nói rằng ông có nhiều ý tưởng tốt” [70; tr.203].


14


Vào năm 1864, Gabriel Aubaret sau khi đƣợc tiếp kiến nhà vua cũng đã có
những ấn tƣợng khá sâu sắc: “Tự Đức có dung mạo dễ mến, cái nhìn sâu thẳm
và không chút giả dối, nước da trắng ngà, không có râu, tay chân thanh mảnh,
nên vua có vẻ dịu dàng như phụ nữ. Tuy nhiên vua có giọng nói trầm, lời lẽ ôn
tồn, rõ ràng và rất dễ hiểu… vua tỏ ra quan tâm muốn biết về châu Âu, vua hỏi
tôi nước Pháp nhờ đâu mà hùng cường và phồn thịnh” [70; tr.204].
Lúc này trên thế giới, khoa học và công nghiệp đã phát triển mạnh mẽ,
cạnh tranh buôn bán ngày càng gay gắt, thế mà đình thần quanh vua Tự Đức
chỉ chăm lo việc văn chƣơng, khéo nghề nghiên bút, bàn đến quốc sự thì lấy
Nghiêu Thuấn, Hạ, Thƣơng Chu xa xƣa làm gƣơng, tự vỗ ngực là văn minh,
chê thiên hạ là ngoại dị. Bằng chứng cụ thể là sự lai vãng liên tục của những
tàu buôn, chiến hạm, máy thuyền rầm rộ tại hải cảng Đà Nẵng. Trong lúc ấy
chiến thuyền Việt Nam ngạo nghễn với chèo gỗ, buồm vải, khí giới là giáo mác
với điểu thƣơng, bắn hàng nửa giờ chƣa chắc đƣợc một phát, đạn lì dì trăm
thƣớc đà tận lực. Không những thế, nếu có ai học rộng giàu kinh nghiệm, nói
đến sự cần thay đổi lối chính trị , giao thiệp với ngoại quốc để tiến bƣớc theo
văn minh thì cho là “huyền hoặc”, nếu không khép vào tội “khi quân”.
Các nhà nho thời bấy giờ theo nhận định của cụ Cao Xuân Huy: “Nhìn
cái hiện thực tư bản chủ nghĩa bằng những cái khung cố định, tức là những
phạm trù phong kiến đã có hơn hai ngàn năm sinh mệnh… Do đó họ thấy
trong cái hiện thực mới những hiện trạng phi chính thường và quái gở, nhất
là họ có những nhận định rất sai lầm về văn minh khoa học kĩ thuật phương
Tây. Đó chính là môi trường tư tưởng trong đó sản sinh ra tư tưởng Nguyễn
Trường Tộ khi chung quanh người ta nhìn hiện thực mới bằng những cái
khung cũ kỹ, do đó nhìn sai, nhìn lệch, thì chỉ có Nguyễn Trường Tộ có đủ
nhãn lực để nhìn đúng hiện thực ấy” [9; tr.197].


15


Khi bàn về vấn đề khoa học kĩ thuật phƣơng Tây, Tự Đức cho rằng
nhiều ngƣời gần đây suy tôn phƣơng pháp khoa học Tây Dƣơng: “Nhưng
theo cách lập thuyết của phương Tây thì không có ngũ hành tương sinh tương
khắc; như vậy, cái học của họ đã trái đạo lí và bất hợp pháp với cổ nhân rồi,
thử hỏi còn lấy gì mà suy tôn họ nữa” [11; tr.45]. Kể cả khi Nguyễn Trƣờng
Tộ gửi các bản điều trần tâm huyết lên thì Tự Đức cũng nổi nóng quở trách:
“Nguyễn Trường Tộ quá tin ở các điều y đề nghị... tại sao lại thúc giục nhiều
đến thế khi mà các phương pháp cũ của Trẫm đã rất đủ để điều khiển quốc
gia rồi” [12; tr.87]. Bảo thủ về tƣ tƣởng thế là cùng. So với các vua Rama V
hay Minh Trị cùng thời thì rõ ràng Tự Đức nhƣ ngƣời ở thế giới khác. Những
kẻ bảo thủ mà có tri thức thì càng trở nên bảo thủ một cách tuyệt đối.
Không chỉ có nhà vua mà cả những triều thần cũng bảo thủ. Một đình
thần của Tự Đức là Phan Thanh Giản, Tiến sĩ đầu tiên của Nam Bộ, năm
1863, cùng Phạm Phú Thứ đi sứ sang Pháp đã hoàn toàn choáng ngợp và giật
mình trƣớc những thành tựu kỹ thuật của nền văn minh phƣơng Tây. Theo
Ðào Trinh Nhất, phái đoàn Phan Thanh Giản khi đi Pháp về kể những chuyện
lạ nƣớc ngoài nhƣ: “Đèn thắp không dầu, ngọn lửa chúc xuống (đèn điện),
giếng nước vọt lên cao (nước phun trong công viên)”. Vua Tự Đức giao cho
đình thần bàn. Các quan bàn xong tâu: “Quy luật tự nhiên là nước chẩy
xuống, lửa bốc lên cao, trái lại là nghịch thường, không đúng sự thật. Bọn
Phan Thanh Giản bị họ bầy trò quỷ thuật làm cho quáng mắt” [11; tr.46].
Điều này hoàn toàn trái ngƣợc với hình ảnh Phạm Phú Thứ lên tàu Tây để vẽ
máy móc nhằm học tập kĩ thuật của phƣơng Tây. Từ sự giật mình của Phan
Thanh Giản đến việc ông phản bác các đề nghị cải cách (khi là một trong số ít
quần thần của Tự Đức đƣợc tham vấn), rồi kêu gọi các quan đầu tỉnh ở miền
Tây Nam Kì đầu hàng và dâng đất cho thực dân Pháp sau đó không lâu là

hoàn toàn dễ hiểu.

16


Tƣ bản Pháp nổ súng xâm lƣợc Việt Nam vào đúng lúc chế độ phong
kiến Việt Nam đang lún sâu vào con đƣờng khủng hoảng suy vong trầm
trọng. Nguy cơ mất nƣớc vào tay bè lũ thực dân Pháp ngày càng rõ. Tình hình
đó làm cho những ngƣời yêu nƣớc và thức thời không thể có thái độ bàng
quan, đứng ngoài cuộc. Không ít nhà nho nƣớc ta bấy giờ đã đƣợc tận mắt
chúng kiến những tiến bộ của khoa học kĩ thuật phƣơng Tây cũng nhƣ những
cải cách tiến bộ của các nƣớc trong khu vực. Liên hệ với thực trạng đất nƣớc,
họ tỏ ra băn khoăn hoặc bất bình với những tƣ tƣởng bảo thủ trì trệ nên đã đƣa
ra nhiều kiến nghị về việc sửa đổi, cải cách trong việc trị nƣớc. Ở mức độ cao
hơn, nhiều nho sĩ đã đƣa ra những kiến nghị về việc canh tân đất nƣớc trên
nhiều mặt trong đó có có việc học tập khoa học kĩ thuật phƣơng Tây. Lối
thoát mà các nhà cải cách ở Việt Nam đề xƣớng là học tập, mô phỏng những
mô hình tổ chức xã hội tiến bộ của thế giới văn minh bên ngoài, đặc biệt là
học theo các nƣớc phƣơng Tây. Biện pháp thực hiện là đề ra các bản điều
trần, thuyết phục bộ máy chính quyền Trung ƣơng chấp nhận tiến hành các đề
xuất của họ. Tiêu biểu phải kể đến nhƣ:
Nguyễn Trƣờng Tộ (1830 – 1871) là ngƣời có tƣ tƣởng canh tân đất nƣớc
lớn nhất Việt Nam lúc bấy giờ. Ông sinh ra trong một gia đình Thiên Chúa
giáo. Ngay từ nhỏ ông đã nổi tiếng làu thông kinh sử, sau đó ông học tiếng
Pháp và những kiến thức mới lạ về nƣớc này thông qua giám mục Gauthier.
Đến năm 1859 Giám mục Gautheir phải rời khỏi Việt Nam vì chính sách cấm
đạo của triều đình Huế, Nguyễn Trƣờng Tộ đã đƣợc đi theo sang La Mã, Pháp
và sau đó là Hồng Kông. Trong thời gian ở nƣớc ngoài, nhất là lúc ở Pháp,
Nguyễn Trƣờng Tộ có dịp tiếp xúc với nhiều tri thức khoa học kĩ thuật, tri thức
khoa học xã hội; học tập đƣợc nhiều kiến thức quân sự, hàng hải, kiến trúc,

công nghiệp, tham quan nhiều cơ sở sản xuất hiện đại trên đất Pháp.

17


Trở về nƣớc Nguyễn Trƣờng Tộ liên tiếp đề ra nhiều chính sách cải cách
đặc sắc cho đất nƣớc, đệ trình lên vua Tự Đức trong đó có việc học tập khoa
học kĩ thuật phƣơng Tây. Chẳng hạn trong lĩnh vực nông nghiệp ông đề nghị
triều đình nên chỉnh kinh giới (sửa sang ranh giới ruộng đất) để biết đƣợc
“diện tích một nước rộng hẹp bao nhiêu, nếu không kinh giới theo lối mới của
Tây thì chúng ta không biết rõ hình thể trong nước như thế nào, không biết
đâu có núi rừng, đâu có sông rạch, chỗ nào có hồ, bể, chỗ nào là ruộng
mương, chỗ nào bị ứ tắt, chỗ nào đang bỏ hoang…” Đi đôi với việc làm trên
Nguyễn Trƣờng Tộ còn nghĩ đễn công tác làm thủy lợi, phục vụ cho nông
nghiệp. Ông đề nghị triều đình nên bắt chƣớc các nƣớc phƣơng Tây đặt ngƣời
chuyên trách chăm lo về mặt thủy lợi để đào kênh, vét kênh, khơi ngòi chống
úng. Về quân đội ông mạnh dạn đề xuất “Nên mua lấy binh pháp thủy bộ của
phương Tây dịch ra mà tham cứu”. Nếu cần thì “nên mời quan Tây giỏi võ bị
để dạy cho quan ta… mà quan ta từ ngũ trưởng trở lên đều phải biết chữ để
học võ thư” [8; tr.171].
Hay nhƣ Phạm Phú Thứ trong phái đoàn ngoại giao của triều đình sang
Pháp hồi đầu năm 1863 đã ghi chép về những điều mắt thấy tai nghe trên
đƣờng đi và tại xứ ngƣời, để khi về nƣớc đã cho khắc in năm bộ sách giới
thiệu nền văn minh của thế giới phƣơng Tây. Những bộ sách đó là:
1. Bác vật tân biên (nói về khoa học)
2. Khai môi yếu pháp (nói về khai mỏ)
3. Hàng hải kim châm (nói về cách đi biển)
4. Tùng chánh đi quy (kinh nghiệm đi làm quan)
5. Vạn quốc công pháp (giao thiệp quốc tế) [66; tr.481].
Có thể thấy tới những năm của nửa sau thế kỉ XIX, yêu cầu đổi mới về

tất cả các mặt đã đƣợc đề ra với Việt Nam nhằm giải quyết những khó khăn to
lớn của đất nƣớc. Yêu cầu đó cấp thiết và mạnh mẽ đễn nỗi vua quan triều

18


Nguyễn vốn bảo thủ và trì trệ cũng không thể không nhận thấy và trong một
phạm vi nhất định đã có những việc làm nhằm giải quyết những khó khăn to
lớn đó để đƣa đất nƣớc thoát khỏi cơn nguy khốn. Nhƣng điểm lại các việc
làm đó cò rụt rè, có tính chất thăm dò và thƣờng là để đối phó với thời cuộc
nên thiếu kiên trì và triệt để, thƣờng bị bỏ dở. Nhất là các đề xuất đó lại do
các giáo sĩ hay các giáo dân đƣa ra thì vua Tự Đức và các quan lại trong triều
và địa phƣơng thƣờng đem lòng nghi ngờ, lo ngại. Vì vậy khi do tình thế bức
bách phải dùng họ thì cũng dùng nửa vời và sẵn sàng bỏ rơi họ nửa chừng.
Chẳng hạn nhƣ cuối tháng 9/1966, vua Tự Đức phái Nguyễn Trƣờng Tộ
và Nguyễn Điều cùng đi với Giám mục Gauthier sang Pháp mua tàu, máy
móc, sách khoa học kĩ thuật. Chuyến đi đó đã mua đƣợc một số hàng hóa.
Căn cứ vào bức thƣ viết tháng 12 năm đó của Thƣợng thƣ Bộ Lễ triều đình
Huế gửi vào Sài Gòn cho Phó Đô đốc De La Grandiere, Thống soái và Tổng
chỉ huy quân đội viễn chinh Pháp, thì thấy rõ việc mua bán rất tùy tiện, không
có kế hoạch cụ thể, thích gì mua nấy nên lợi ích mang lại rất hạn chế nhƣ đã
mua một số máy móc thiên văn, máy điện thoại, các dụng cục cho nghề in, 5
phong vũ biểu, máy phát điện, các loại axit sun-fơ-rích, ni-tơ-rích và một số
sách nói về kĩ thuật hàng hải, về điện khí… Đó là không nói rằng trong rất
nhiều trƣờng hợp đã tìm mọi cớ khó khăn để cự tuyệt các đề nghị đƣa lên và
phổ biến nhất là bỏ rơi trong im lặng.
Tháng 12/1878, vua Tự Đức lần lƣợt hỏi Nguyễn Tăng Doãn, Nguyễn
Thành Ý (Thành Ý từng đƣợc sai làm Khâm phái đi đấu xảo) về việc sang
Tây, Tăng Doãn, Thành Ý tâu trả lời trong đó có những khoản nói về khoa
học kĩ thuật của phƣơng Tây:

- Đặt xe lửa ở giữa biển nói ở đáy biển tầng thứ nhất và thứ hai tuy là
bùn cát, mà tầng thứ 3 đều là chất đá, tầng thứ tƣ đều là đất dày, ở giữa đá đào
làm đƣờng xe, hoặc ở chỗ đất đá lẫn lộn, tùy thế mà làm, cho nên không đỗ.

19


- Tàu chạy bằng hơi, nói là chia bổ khí âm đi mà chuyên lấy khí dƣơng,
thử cho chạy tàu thủy nhỏ, thì nhanh chóng cũng nhƣ đốt than mỏ - lời nói
của ngƣời biên chép nói thế, cùng việc tàu chạy bằng hơi, do ngƣời Tân thế
giới làm ra, chứ biết phép làm [67; tr.321].
Tóm lại, có thể thấy thấy dƣới thời Tự Đức cả vua và quan lại đã nhận
thức đƣợc những điểm tiến bộ cũng nhƣ những phong tục tập quan của các
nƣớc phƣơng Tây. Tất cả những điều đó đã giúp cho họ mở rộng tầm mắt thế
giới quan ra bên ngoài, tuy nhiên với bổi cảnh và tƣ tƣởng xã hội nhƣ vậy liệu
triều đình Tự Đức có giúp đất nƣớc vƣợt qua đƣợc cuộc khủng hoảng này
không, điều đó phụ thuộc rất nhiều vào hành động của nhà vua trong giai
đoạn này.
1.2.2. Thế hành xử của vua quan nhà Nguyễn đối với kĩ thuật phương Tây
Đứng trƣớc hoàn cảnh hết sức khó khăn của tình hình đất nƣớc, triều
đình Huế đã không hoàn toàn quay lƣng với làn sóng cải cách trong đó có tiếp
cận và học hỏi kĩ thuật phƣơng Tây để tạo thực lực cho đất nƣớc đủ sức đững
vững và phát triển.
Có thể khẳng định rằng gần nhƣ tất cả các kiến nghị về việc học tập kĩ
thuật phƣơng Tây trƣớc sau đều đƣợc vua Tự Đức và triều thần đọc kĩ, xem
xét và bàn luận để rồi mới đi đến quyết định cho thực hiện, hoặc thực hiện
toàn bộ kiến nghị hay chỉ một phần. Dù kết luận của vua Tự Đức và triều đình
Huế không phải luôn luôn đồng tình hay ngƣợc lại, nhƣng rõ ràng triều đình
Huế đã thể hiện một thái độ hết sức quan tâm đến việc hỏi hỏi kĩ thuật
phƣơng Tây. Ở góc độ này chúng ta có thể ghi nhận triều đình Huế ở một

mức độ nhất định cũng muốn tiến hành cải cách đất nƣớc nhƣ tâm nguyện của
các nhà đề xƣớng.
Thái độ trân trọng ý kiến các nhà canh tân và ý muốn thực hiện việc
canh tân của triều đình Huế trên thực tế không chỉ thể hiện qua việc bàn bạc,

20


×