Tải bản đầy đủ (.pdf) (103 trang)

Một số giải pháp chủ yếu để nâng cao hiệu quả sản xuất và tiêu thụ sản phẩm giống gia cầm của công ty cổ phần giống gia cầm lương mỹ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (852.58 KB, 103 trang )

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP

NGUYỄN TRÍ ĐẠT

MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU ĐỂ NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN
XUẤT VÀ TIÊU THỤ SẢN PHẨM GIỐNG GIA CẦM CỦA CÔNG TY
CỔ PHẦN GIỐNG GIA CẦM LƯƠNG MỸ

LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ NÔNG NGHIỆP

HÀ NỘI - 2011


BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP

NGUYỄN TRÍ ĐẠT

MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU ĐỂ NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN
XUẤT VÀ TIÊU THỤ SẢN PHẨM GIỐNG GIA CẦM CỦA CÔNG TY
CỔ PHẦN GIỐNG GIA CẦM LƯƠNG MỸ

Chuyên ngành: Kinh tế nông nghiệp
Mã số: 60.31.10



LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ NÔNG NGHIỆP

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. Nguyễn Võ Định

HÀ NỘI - 2011


i

LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn thầy giáo hướng dẫn khoa học TS. Nguyễn Võ
Định đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn tôi trong quá trình thực hiện luận văn và
hoàn thành luận văn. Để hoàn thành bản luận văn này tôi cũng xin cám ơn các cơ
quan và cá nhân đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện:
- Khoa Đào tạo sau Đại học- Trường Đại học Lâm Nghiệp
- Công ty cổ phần giống gia cầm Lương Mỹ.
Tôi xin cảm ơn gia đình và các bạn đồng nghiệp đã giúp đỡ tạo điều
kiện cho tôi hoàn thành bản luận văn này.
Tôi xin cam đoan số liệu thu thập, kết quả tính toán là trung thực và
được trích dẫn rõ ràng.
Hà Nội, tháng 06 năm 2011
Tác giả luận văn

Nguyễn Trí Đạt


ii

MỤC LỤC


Trang

TRANG PHỤ BÌA………………………………………………………….....
LỜI CẢM ƠN…………………………………………………………….......i
MỤC LỤC…………………………………………………………………….ii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT……………...…………………………vi
DANH MỤC CÁC BẢNG………………………..………………...………..vii
DANH MỤC CÁC HÌNH…………….……………………………………...ix
ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................................... 1

1.

SỰ CẦN THIẾT CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ................................. 1

2.

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ................................................................... 3
2.1.Mục tiêu chung ..................................................................................... 3
2.2. Mục tiêu cụ thể .................................................................................... 3
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ....................................... 3

3.

3.1. Đối tượng nghiên cứu ......................................................................... 3
3.2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................ 3
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................................................... 3

4.


4.1. Phương pháp thu thập và xử lý tài liệu nghiên cứu ........................ 3
4.2. Phương pháp phân tích và nghiên cứu ............................................. 4
4.3. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu ...................................................... 5
CHƯƠNG 1 ....................................................................................................................... 7
CƠ SỞ LÝ LUẬN ............................................................................................................. 7

1.1.

LÝ LUẬN VỀ SẢN XUẤT GIỐNG GIA CẦM ................................... 7


iii

1.1.1. Khái niệm về sản xuất .................................................................... 7
1.1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình sản xuất .............................. 7
1.1.3. Đặc điểm sản xuất giống gia cầm ................................................... 8
1.1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến sản xuất giống gia cầm .................. 12
1.1.5. Công nghệ và quy trình sản xuất giống gia cầm ở Công ty ....... 15
1.2.

LÝ LUẬN VỀ TIÊU THỤ SẢN PHẦM .............................................. 18

1.2.1. Khái niệm tiêu thụ sản phẩm........................................................ 18
1.2.2. Các yếu tố cấu thành ..................................................................... 18
1.2.3. Vai trò của tiêu thụ sản phẩm ...................................................... 21
1.2.4. Nội dung tiêu thụ ........................................................................... 23
1.2.5. Doanh thu, thu nhập ...................................................................... 24
1.3.

LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ HIỆU QUẢ KINH TẾ ................................. 25


CHƯƠNG 2 ..................................................................................................................... 29
ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................... 29

2.1.

ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU .............................................. 29

2.2.

ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN GIỐNG GIA

CẦM LƯƠNG MỸ ......................................................................................... 29
2.3.

TÌNH HÌNH ĐIỀU KIỆN KINH TẾ ĐẤT ĐAI CỦA CÔNG TY ...... 30

2.3.1. Tình hình sử dụng đất đai ............................................................. 30
2.3.2. Đặc điểm về vốn sản xuất kinh doanh của Công ty .................... 30
2.3.3. Tình hình đầu tư trang thiết bị cơ sở vật chất của Công ty ...... 33
2.3.4. Kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty bằng chỉ tiêu giá trị.33


iv

2.4.

TÌNH HÌNH LAO ĐỘNG VÀ SỬ DỤNG LAO ĐỘNG CỦA CÔNG

TY


36

2.5.

TÌNH HÌNH TỔ CHỨC QUẢN LÝ CỦA CÔNG TY ........................ 38

CHƯƠNG 3 .................................................................................................................... 44
THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ GIỐNG GIA CẦM TẠI
CÔNG TY CỔ PHẦN GIỐNG GIA CẦM LƯƠNG MỸ ........................................... 44

3.1.

TÌNH HÌNH SẢN XUẤT GIỐNG GIA CẦM NÓI CHUNG ............. 44

3.1.1. Tình hình sản xuất giống gia cầm một số nước trên thế giới .... 44
3.1.2. Tình hình sản xuất giống gia cầm ở Việt Nam............................ 49
3.1.3.Tình hình sản xuất giống gia cầm ở Công ty Cổ phần giống gia
cầm Lương Mỹ từ năm 2006-2010 ......................................................... 50
3.2.

THỰC TRẠNG TIÊU THỤ ................................................................. 57

3.2.1.Đối tượng tiêu thụ giống gia cầm .................................................. 59
3.2.2.Tình hình tiêu thụ sản phẩm giống gia cầm của Công ty theo mục
đích chăn nuôi .......................................................................................... 60
3.2.3.Kết quả tiêu thụ tại các đại lý ........................................................ 62
3.2.4. Thị trường tiêu thụ gia cầm giống của Công ty năm 2010 ........ 64
3.3.


CÁC NGUYÊN NHÂN ẢNH HƯỞNG ĐẾN SẢN XUẤT VÀ TIÊU

THỤ GIỐNG GIA CẦM ................................................................................ 66
3.3.1. Cúm gia cầm ................................................................................... 66
3.3.2. Các bệnh khác. ............................................................................... 71
3.3.3. Biến động giá cả sản phẩm............................................................ 72
3.3.4. Các đối thủ cạnh tranh .................................................................. 74
3.3.5. Lạm phát làm tăng giá đầu vào .................................................... 77


v

3.4.

HIỆU QUẢ TRONG SẢN XUẤT GIỐNG GIA CẦM ....................... 77

3.4.1. Các chỉ tiêu doanh lợi .................................................................... 77
3.4.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả khác ............................................ 80
3.4.3. Hiệu quả xã hội và môi trường ..................................................... 81
CHƯƠNG 4 ..................................................................................................................... 84
ĐỊNH HƯỚNG VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU ĐỂ NÂNG CAO
HIỆU QUẢ SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ CON GIỐNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN
GIỐNG GIA CẦM LƯƠNG MỸ .................................................................................. 84

4.1.

PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN TRONG NHỮNG NĂM TỚI ..... 84

4.2.


MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ

SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ GIỐNG GIA CẦM CỦA CÔNG TY .............. 85
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................................................ 90

I.

KẾT LUẬN .......................................................................................... 90

II.

KIẾN NGHỊ......................................................................................... 91

TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................. 92


vi

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU CÁC CHỮ VIẾT TẮT

SXKD

: Sản xuất kinh doanh

CBCNVC : Cán bộ công nhân viên chức
TSCĐ:

: Tài sản cố định

CPNVLTT : Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

CPKHTSCĐ: Chi phí khấu hao tài sản cố định
CPDVMN : Chi phí dịch vụ mua ngoài
CPNCTT

: Chi phí nhân công trực tiếp


vii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Tình hình vốn sản xuất kinh doanh của Công ty................. 32
Bảng 2.2: Tình hình tài sản cố định của Công ty ................................. 33
Bảng 2.3: Kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty bằng chỉ tiêu giá
trị .............................................................................................................. 35
Bảng 2.4. Đội ngũ cán bộ, công nhân viên của công ty năm 2010 ...... 37
Bảng 3.1: Tình hình chăn nuôi thế giới theo FAO 2010 ...................... 47
Bảng 3.2. Các nước có số lượng gà nhiều nhất thế giới ....................... 48
Bảng 3.3. Các nước có sản lượng trứng cao nhất trên thế giới ........... 48
Bảng 3.4. Quy mô sản xuất giống gà các năm từ năm 2006 đến năm
2010 .......................................................................................................... 53
Bảng 3.5. Tổng hợp giá thành sản xuất sản phẩm gà giống phân xưởng
ấp trứng .................................................................................................... 56
Bảng 3.6. Thực trạng tình hình tiêu thụ giống gia cầm trên thị trường
của Công ty trong những năm qua ........................................................ 58
Bảng 3.7. Kết quả tiêu thụ các loại giống gia cầm theo mục đích chăn
nuôi .......................................................................................................... 61
Bảng 3.8. Các hình thức tiêu thụ giống gia cầm của các đại lý năm
2010 .......................................................................................................... 63
Bảng 3.9. Thị trường tiêu thụ giống gia cầm của công ty năm 2010 ... 65
Bảng 3.10. Tình hình đầu tư thiết bị phục vụ sản xuất trong bối cảnh

cúm ........................................................................................................... 68
Bảng 3.11. Nguồn cung ứng các yếu tố đầu vào cho sản xuất giống gia
cầm ........................................................................................................... 70
Bảng 3.12 . Thay đổi về chất lượng lao động trong bối cảnh cúm ....... 71
Biểu 3.13. Sản lượng và giá trung bình của gia cầm giống năm 2010 74
Bảng 3.14: Các chỉ tiêu doanh lợi .......................................................... 79


viii

Bảng 3.15: Số vòng quay toàn bộ vốn .................................................... 80
Biểu 3.16. Số vòng quay của vốn lưu động ............................................ 80
Bảng 3.17 . Ý kiến đánh giá của các đại lý về cung ứng sản phẩm của
công ty....................................................................................................... 82
Bảng 4.1. Giải pháp thị trường tiêu thụ ................................................. 86
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1: Quy trình công nghệ sản xuất gà giống thương phẩm ........ 16
Hình 1.2. Sơ đồ các kênh tiêu thụ sản phẩm hàng hoá ........................ 19
Hình. 2.1: Tổ chức bộ máy quản lý của công ty .................................... 38
Hình 3.1. Sơ đồ hệ thống các kênh tiêu thụ của công ty……………...62
Hình. 4.1. Liên kết bốn nhà trong chăn nuôi........................ ................89


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
1.

SỰ CẦN THIẾT CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU


Gần một thế kỷ qua chăn nuôi gia cầm được cả thế giới quan tâm và
phát triển mạnh cả về số lượng và chất lượng. Chăn nuôi gia cầm chiếm một
vị trí quan trọng trong chương trình cung cấp protein động vật cho con người.
Gia cầm chiếm 20-25% trong tổng sản phẩm thịt, ở các nước phát triển thịt gà
chiếm tới 30% hoặc hơn thế nữa.
Chăn nuôi là một trong hai ngành sản xuất chủ yếu của nền nông
nghiệp (chăn nuôi, trồng trọt). Ðặc biệt nông nghiệp lại có ý nghĩa rất quan
trọng đối với nước ta khi có tới hơn 80% dân cư sống dựa vào nông nghiệp.
Chăn nuôi đóng vai trò chủ yếu: Cung cấp thực phẩm dinh dưỡng cao (thịt,
trứng, sữa) cho đời sống con người; Cung cấp nguyên liệu cho các ngành
công nghiệp; Cung cấp sức kéo; Cung cấp phân bón cho trồng trọt, thức ăn
cho nuôi trồng thuỷ sản; Là một mắt xích quan trọng trong sản xuất nông
nghiệp bền vững, tạo việc làm, tăng thu nhập, góp phần xoá đói giảm nghèo
trong nông nghiệp, nông thôn hiện nay.
Chăn nuôi gia cầm ở Việt Nam là một nghề truyền thống có từ lâu đời,
Gia cầm là loài vật nuôi có khả năng sinh sản nhanh nhất, vòng đời ngắn và
quy mô chăn nuôi linh hoạt. Tiêu tốn thức ăn để sản xuất ra 1 đơn vị sản
phẩm thấp (trên dưới 2kg thức ăn/kg thịt hơi), quay vòng vốn nhanh (gà giống
chuyên thịt nuôi 40-60 ngày/lứa, gà nội 90 - 120 ngày/lứa) vì vậy trong những
năm gần đây gia cầm là đối tượng nuôi quan trọng trong các chương trình xoá
đói giảm nghèo. Gia cầm được phát triển khắp mọi miền của đất nước, sản
phẩm dễ tiêu thụ, được coi là món ăn "bổ dưỡng" và chưa có sản phẩm động
vật nào thay thế được hoàn toàn.
Công ty cổ phần giống gia cầm Lương Mỹ, sản xuất con giống ra để bán,
đòi hỏi giống gia cầm phải phù hợp với điều kiện tự nhiên kinh tế của từng


2

vùng, giống có chất lượng, không bị dịch bệnh, khả năng phòng bệnh cao tránh

hiện tượng lây lan. Giống có năng suất hiệu quả cao phù hợp với thị hiếu của
người tiêu dùng trong nước và ngoài nước. Tiêu thụ sản phẩm là thực hiện mục
đích của sản xuất hàng hoá. Nhằm đáp ứng tốt yêu cầu người tiêu dùng. Tiêu
thụ là khâu lưu thông hàng hoá, là cầu nối trung gian giữa người sản xuất và
người tiêu dùng. Nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất và tiêu thụ giống gia cầm
ở Công ty cổ phần giống gia cầm Lương Mỹ đóng vai trò hết sức quan trọng
đến sự tồn tại và phát triển của đơn vị.
Trong nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa có sự quản lý của nhà nước. Các đơn vị
sản xuất kinh doanh được xác định là đơn vị kinh tế tự chủ, tự hạch toán cân
đối trong quá trình sản xuất kinh doanh. Các doanh nghiệp tự do quyết định
sản xuất cái gì? sản xuất như thế nào? Và sản xuất cho ai? Vì vậy họ phải
quan tâm sử dụng chi phí đầu vào như thế nào? Tổ chức tiêu thụ ra sao? để
đạt được kết quả cao nhất mang lại lợi nhuận tối ưu cho doanh nghiệp.
Nhưng chăn nuôi gia cầm thường bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh rất lớn,
Đặc biệt trong bối cảnh tình hình dịch cúm gia cầm diễn ra thường xuyên, phức
tạp như những năm gần đây. Công ty cổ phần giống gia cầm Lương Mỹ cũng ở
trong tình hình đó sản xuất thường bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh khâu tiêu thụ
thường gặp phải khó khăn khi các bệnh dịch bùng phát bởi lý do chăn nuôi gà
giống của Công ty thường cung cấp cho các trại chăn nuôi tập trung tạo ra một
khối lượng lớn. Vì vậy việc sản xuất và tiêu thụ giống gia cầm của Công ty cổ
phần giống gia cầm Lương Mỹ đảm bảo tính bền vững là một điều rất cần thiết.
Chúng tôi lựa chọn đề tài: “ Một số giải pháp chủ yếu để nâng cao hiệu quả
sản xuất và tiêu thụ sản phẩm giống gia cầm của Công ty cổ phần giống gia
cầm Lương Mỹ - Hà Nội”


3

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU


2.

2.1.Mục tiêu chung
Đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất và tiêu thụ
giống gia cầm.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hoá cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn về hiệu quả kinh tế của
sản xuất và tiêu thụ nông phẩm nói chung và giống gia cầm nói riêng.
- Đánh giá thực trạng sản xuất và tiêu thụ sản phẩm gà giống từ đó tìm
ra các nguyên nhân ảnh hưởng đến sản xuất và tiêu thụ gà giống của Công ty
- Đề xuất những giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất và tiêu thụ gà
giống.
3.

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là các vấn đề kinh tế, tổ chức sản xuất gắn liền với
quá trình tiêu thụ giống gia cầm ở Công ty cổ phần giống gia cầm Lương Mỹ.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian: đề tài nghiên cứu tại Công ty cổ phần giống gia cầm
Lương Mỹ, xã Hoàng Văn Thụ, huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội.
- Về thời gian: đề tài nghiên cứu tình hình sản xuất và tiêu thụ giống gia
cầm từ năm 2008 cho đến năm 2010 và đề xuất định hướng giải pháp từ năm
2011 đến 2015
4.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


4.1. Phương pháp thu thập và xử lý tài liệu nghiên cứu
* Thu thập số liệu thứ cấp:


4

- Nghiên cứu, tham khảo các báo cáo khoa học về lĩnh vực chăn nuôi gia
cầm của các nhà nghiên cứu các đề tài trọng điểm,... các sách báo, văn bản pháp
quy của Nhà nước, các tài liệu nước ngoài có liên quan đến đề tài nghiên cứu.
- Tình hình lao động, trình độ chuyên môn, quy trình sản xuất chăn nuôi gia
cầm.
- Các thông tin về cơ sở chăn nuôi
- Thông tin về thuế, thị trường, giá cả.
- Thông tin về chính sách đất đai, tín dụng.
* Thu thập số liệu sơ cấp
- Điều tra theo phương pháp điển hình phân loại các giống gia cầm, các
hình thức sản xuất, các kênh tiêu thụ gia cầm
Căn cứ tình hình thực tế, tiến hành điều tra 30% trên tổng số mẫu. Cụ
thể: 15 cán bộ đại diện cho khối quản lý và sản xuất của công ty. Đại lý tiêu
thụ và người trực tiếp sử dụng giống gia cầm phân làm 2 tổ (miền Bắc,
Trung), mỗi tổ điều tra 30 đại lý và 60 hộ sản xuất trực tiếp sử dụng giống gia
cầm của công ty.
- Phương pháp xử lý số liệu
Xử lý số liệu thu thập được theo phương pháp hệ thống hoá tài liệu,
tổng hợp và phân tích số liệu bằng tay, trên Excel.
4.2. Phương pháp phân tích và nghiên cứu
- Phương pháp thống kê kinh tế
Để đánh giá thực trạng hiệu quả kinh tế của sản xuất và tiêu thụ giống
gia cầm ngoài tài liệu từ điều tra các hộ chăn nuôi và các đại lý, chúng tôi còn
thu thập tài liệu của đơn vị khác.



5

- Phương pháp phân tích:
Phương pháp này dùng để so sánh số tương đối, số tuyệt đối để thấy
được tốc độ tăng về số lượng, hiệu quả. Dựa vào kết quả so sánh để đưa ra
những kết luận có liên quan đến vấn đề nghiên cứu.
- Phương pháp chuyên khảo, chuyên gia
Trao đổi, thảo luận với cán bộ có kinh nghiệm trong chăn nuôi gia cầm,
các đại lý và các hộ chăn nuôi.
- Phương pháp dự báo
Là phương pháp nghiên cứu dựa vào thực trạng sản xuất và tiêu thụ
giống gia cầm, xu hướng phát triển của những năm tới.
4.3. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu
4.3.1. Nhóm chỉ tiêu phản ánh tình hình sản xuất gia cầm giống
- Chỉ tiêu biểu hiện quá trình tăng về quy mô: Lượng nguyên liệu sử
dụng, năng suất, đầu tư chi phí, sản lượng, giá trị sản xuất gia cầm giống.
- Chỉ tiêu biểu hiện quá trình thay đổi cơ cấu: Cơ cấu chủng loại gia
cầm giống, các hình thức tổ chức sản xuất gia cầm giống, các yếu tố trong quá
trình sản xuất gia cầm giống.
- Chỉ tiêu biểu hiện nâng cao chất lượng lao động: Tổng số lao động, số
lao động được đào tạo qua các năm,....
4.3.2. Nhóm chỉ tiêu phản ánh tình hình tiêu thụ gia cầm giống
- Chỉ tiêu phản ánh về cung, cầu gia cầm: Cơ cấu chủng loại gia cầm
giống trên thị trường, nhu cầu sử dụng gia cầm giống ở một số địa phương.
- Chỉ tiêu phản ánh về lượng gia cầm tiêu thụ.


6


- Chỉ tiêu phản ánh về hệ thống kênh phân phối sản phẩm: Tỷ lệ các loại sản
phẩm và số lượng sản phẩm đã tiêu thụ qua từng kênh.
4.3.3. Nhóm chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sản xuất gia cầm giống
- Giá trị sản xuất tính trên một đồng chi phí trung gian.
- Giá trị gia tăng tính trên một đồng chi phí trung gian.
- Thu nhập hỗn hợp tính trên một đồng chi phí trung gian.
- Giá trị sản xuất tính trên một đồng chi phí.
- Giá trị gia tăng tính trên một đồng chi phí.
- Thu nhập hỗn hợp tính trên một đồng chi phí.
- Giá trị sản xuất tính trên một ngày - người lao động.
- Giá trị gia tăng tính trên một ngày - người lao động.
- Thu nhập hỗn hợp tính trên một ngày - người lao động.


7

CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1.

LÝ LUẬN VỀ SẢN XUẤT GIỐNG GIA CẦM

1.1.1. Khái niệm về sản xuất
Sản xuất là quá trình phối hợp và điều hoà các yếu tố đầu vào để tạo ra
sản phẩm hàng hoá hoặc dịch vụ đầu ra. Nếu giả thiết sản xuất sẽ diễn biến
một cách có hệ thống với trình độ sử dụng các đầu vào hợp lý, người ta mô tả
mối quan hệ giữa đầu vào và đầu ra bằng một hàm sản xuất:
Q = f(X1, X2,…, Xn)
Trong đó:

Q: Là số lượng một loại sản phẩm nhất định;
X1, X2, …, Xn là lượng của một số yếu tố đầu vào.
1.1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình sản xuất
- Vốn sản xuất: Vốn đối với quá trình sản xuất là vô cùng quan trọng.
Trong điều kiện năng suất lao động không đổi khi tăng tổng số vốn sẽ dẫn đến
tăng thêm sản lượng sản phẩm hàng hoá.
- Lực lượng lao động: Là yếu tố đặc biệt quan trọng của quá trình sản
xuất. Mọi hoạt động sản xuất đều do lao động của con người quyết định, nhất
là người lao động có trình độ kỹ thuật, kinh nghiệm và kỹ năng lao động. Do
đó chất lượng lao động quyết định kết quả và hiệu quả sản xuất.
- Đất đai: Là yếu tố sản xuất không chỉ có ý nghĩa quan trọng với ngành
sản xuất nông nghiệp, mà còn rất quan trọng trong sản xuất công nghiệp và
dịch vụ. Đất đai là yếu tố cố định lại bị giới hạn bởi quy mô, nên người ta
phải đầu tư thêm vốn và lao động trên một đơn vị diện tích nhằm nâng cao
hiệu quả sử dụng đất đai.


8

- Khoa học và công nghệ: Quyết định đến sự thay đổi năng suất lao
động và chất lượng sản phẩm. Những phát minh sáng tạo mới được ứng dụng
trong sản xuất đã giải phóng được lao động nặng nhọc, độc hại cho người lao
động và tạo ra sự tăng trưởng nhanh chóng, góp phần vào sự phát triển kinh tế
- xã hội.
- Các yếu tố khác: Quy mô sản xuất, các hình thức tổ chức sản xuất,
mối quan hệ cân đối tác động qua lại lẫn nhau giữa các ngành, các thành phần
kinh tế, các yếu tố về thị trường nguyên liệu, thị trường tiêu thụ sản phẩm,…
cũng có tác động tới quá trình sản xuất.
1.1.3. Đặc điểm sản xuất giống gia cầm
- Quá trình hình thành gia cầm giống: Nghề chăn nuôi gia cầm được

hình thành từ rất lâu đời ở nước ta là một nghề truyền thống và là nghề mang
lại hiệu quả cho người chăn nuôi. Gia cầm giống được hình thành dựa trên đàn
giống gia cầm bố mẹ sản xuất ra quả trứng giống. Quả trứng có phôi sau một
thời gian áp dụng các quy trình ấp nở (21 ngày) thì con gia cầm giống 1 ngày
tuổi được sản xuất ra. Sau khi nở ra, gia cầm giống được chăm sóc nuôi dưỡng
theo quy trình đối với từng mục đích chăn nuôi khác nhau.
- Vật nuôi sống ở môi trường cạn: Từ đặc điểm này tạo ra thuận lợi và
khó khăn nhất định trong quá trình chăn nuôi. Người sản xuất có thể đa dạng các
phương thức hoạt động chăn nuôi nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế. Mặt khác, gia
cầm rất dễ mắc các bệnh dịch, lây lan nhanh sang cả đàn, nếu không có biện
pháp phòng bệnh chữa bệnh kịp thời gia cầm sẽ bị chết với số lượng lớn.
- Nuôi gia cầm có nhiều mục đích khác nhau tuỳ thuộc vào phương
hướng chăn nuôi. Do đó, cần phải được chọn lọc giống sao cho phù hợp với
mục đích phát triển sản xuất. Con giống được coi là bước đột phá là yếu tố
quan trọng đem lại hiệu quả chăn nuôi cao và là một trong những điều kiện
tiên quyết để phát triển chăn nuôi. Nuôi để sử dụng lấy thịt chọn những giống


9

có khả năng tăng trọng nhanh, tiêu tốn thức ăn thấp, thịt thơm ngon. Nuôi để
sử dụng lấy trứng chọn giống có khả năng đẻ nhiều trứng, khả năng tận dụng
thức ăn tốt. Nuôi với mục đích lấy cả thịt và trứng chọn con giống có khối
lượng vừa phải đồng thời có khả năng đẻ trứng tương đối nhiều.
- Nguồn thức ăn cho gia cầm đa dạng: thức ăn sử dụng là nền tảng cho
việc phát triển chăn nuôi. Nguồn thức ăn là cám tổng hợp hoặc người sản xuất
có thể dựa vào sản phẩm của ngành trồng trọt như thóc, ngô, đỗ, lạc, tôm, cua
cá, ốc… Hình thức chăn nuôi này vừa tiếp kiệm được lượng thức ăn đáng kể
nên giảm giá thành, nâng cao hiệu quả chăn nuôi.
- Phương thức chăn nuôi gia cầm linh hoạt.

Theo số liệu báo cáo của Cục chăn nuôi hiện nay nước ta đang tồn tại 3
phương thức chăn nuôi gà chủ yếu, đó là chăn nuôi trong nông hộ (chăn nuôi
nhỏ, lẻ, thả rông), chăn nuôi bán công nghiệp (quy mô vừa, thả vườn, chạy
đồng), chăn nuôi công nghiệp (quy mô lớn, trang trại).
+ Chăn nuôi trong nông hộ: Chăn nuôi gà theo phương thức phân tán,
nhỏ lẻ trong nông hộ là rất lớn. Thống kê trong cả nước, bình quân mỗi hộ gia
đình chỉ chăn nuôi 28-30 con gà. Người dân chăn nuôi chủ yếu theo kinh
nghiệm, chưa được đào tạo. Đây là phương thức chăn nuôi có từ lâu đời
(nhiều nhà khoa học khẳng định nghề nuôi gà ở nước ta có từ cách đây
khoảng 3.200 - 3.500 năm) và vẫn tồn tại ở hầu hết các vùng nông thôn. Đặc
trưng của phương thức chăn nuôi này là sự đầu tư thấp, gà được nuôi thả
rông, tự tìm kiếm thức ăn trong vườn là chính, đồng thời tự ấp và nuôi con.
Do chăn thả tự do môi trường chăn nuôi không đảm bảo, không có sự cách ly
của đàn gà của các hộ gia đình cùng thôn, xóm nên vật nuôi dễ mắc bệnh, dễ
lây lan mỗi khi có dịch, tỷ lệ nuôi sống thấp (chỉ đạt 50 - 60%), hiệu quả kinh
tế không cao. Tuy nhiên phương thức chăn nuôi truyền thống có một số ưu
điểm nhất định như: dễ thực hiện với quy mô nhỏ trong các hộ gia đình nông


10

thôn, phù hợp với các giống gia cầm ở địa phương có thịt thơm ngon. Vì vậy
theo số liệu điều tra của Tổng cục thống kê năm 2006 có 65% hộ gia đình
nông thôn chăn nuôi gà theo phương thức này với số gà sản xuất hàng năm
khoảng 85 - 90 triệu con (chiếm 45% tổng số gà).
+ Chăn nuôi bán công nghiệp: Đây là phương thức chăn nuôi có sự kết
hợp những kinh nghiệm chăn nuôi truyền thống và kỹ thuật nuôi dưỡng tiên
tiến. Mục đích chăn nuôi đã mang đậm tính hàng hoá. Đặc trưng của phương
thức chăn nuôi này là quy mô đàn gà không dừng lại ở một vài chục con mà từ
vài trăm con đến hàng nghìn con, đàn gà vừa thả, vừa nhốt và được bổ sung

thức ăn công nghiệp, đồng thời áp dụng các quy trình phòng bệnh nên tỷ lệ
nuôi sống và hiệu quả chăn nuôi cao, thời gian rút ngắn, vòng quay vốn nhanh
hơn so với chăn nuôi nhỏ lẻ trong nông hộ, ước tính khoảng 5,1% số hộ nuôi
theo phương thức này với số lượng gà sản xuất hàng năm chiếm tỷ lệ 20 - 25%.
+ Chăn nuôi công nghiệp: Chăn nuôi công nghiệp mới bắt đầu chính
thức hình thành ở nước ta từ năm 1974 khi Nhà nước có chủ trương phát triển
ngành ngành kinh tế này. Mặc dù trước đó vào cuối thập kỷ 1960 một số đàn
gà công nghiệp lần đầu tiên đã được nhập khẩu vào miền Nam nhưng vẫn
chưa hình thành một ngành chăn nuôi công nghiệp thực sự. Điểm đáng chú ý
của ngành chăn nuôi gà theo kiểu công nghiệp ở Việt Nam là hệ thống sản
xuất giống các cấp không đồng bộ, các doanh nghiệp Nhà nước và các công
ty nước ngoài chỉ tập trung đầu tư sản xuất con giống thương phẩm 1 ngày
tuổi từ đàn bố mẹ nhập ở nước ngoài, ít hoặc không chú ý đến tự xây dựng và
sản xuất giống gà ông bà. Tỷ trọng hàng hoá sản xuất chăn nuôi công nghiệp
vẫn thấp chỉ mới đạt khoảng 25 - 30% trong tổng sản phẩm gà.
Gà có khả năng tự ấp trứng để nở ra con. Ngày nay số lượng gà giống
được chăn nuôi nhiều nhưng với sự trợ giúp của máy móc chuyên dụng (máy
ấp trứng và máy nở) thì việc ấp nở ra gà được thực hiện dễ dàng và quy mô


11

lớn hơn. Người sản xuất chỉ cần đưa trứng giống vào máy, hàng ngày thao tác
đúng theo quy trình sau 21-22 ngày thì con gia cầm giống ra đời.
Một trong những khâu quan trọng làm tăng khả năng sản xuất của đàn
mái sinh sản là biện pháp bảo quản và ấp trứng nhân tạo. Công tác này không
ngừng phát triển, góp phần thúc đẩy công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong
ngành chăn nuôi gia cầm.
- Ấp trứng nhân tạo: Ngoài phương pháp sử dụng đàn gà bố mẹ ấp
khoảng 20 - 30 quả còn có nhiều cách khác nhau.

+ Ấp bằng đèn: Sử dụng những sọt bằng đèn dầu hoặc bóng đèn điện
để ở giữa, trứng được xếp xung quanh, trứng được đựng trong những túi lưới
mỗi túi 30 quả trứng.
+ Ấp bằng thóc: Dùng thóc rang nóng rồi sử dụng thóc đó để ủ trứng.
+ Ấp bằng nước nóng: Sử dụng nước nóng để cung cấp nhiệt cho trứng
+ Ấp nhiệt phôi: Sử dụng trứng già để ấp trứng non, xếp xen kẽ nhau.
+ Ấp bằng tủ thủ công: Sử dụng bếp dầu, bếp than để dốt két nước
trong tủ cung cấp nhiệt để ấp.
Các phương pháp ấp trên, đến giai đoạn nở đều phải làm pho giải (ủ
trứng ở ngoài tủ ấp).
+ Ấp bằng tủ ấp nở bán thủ công: Sử dụng ấp bằng điện, bếp than
hoặc bếp dầu.
+ Ấp bằng máy ấp nở công nghiệp: Sử dụng hoàn toàn bằng điện để ấp nở.
Hiện nay đa số gà được sản xuất bằng máy nở công nghiệp, chỉ còn tỷ
lệ nhỏ các hộ nông dân sản xuất nhỏ lẻ tự sản xuất con giống bằng phương
pháp dùng gà mẹ ấp nở.


12

1.1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến sản xuất giống gia cầm
Trong chăn nuôi gia cầm, để sản xuất giống, khả năng sinh sản của gia
cầm là rất quan trọng; còn trong chăn nuôi gia cầm lấy thịt, để SX được nhiều
thịt, cần tạo ra những dòng gia cầm có tốc độ sinh trưởng nhanh, năng suất và
chất lượng thịt cao. Mặt khác cũng cần phải SX ra nhiều gia cầm giống trong
cùng một thời gian. Để có nhiều gia cầm giống, con mái phải cho nhiều trứng
giống, tỷ lệ có phôi và tỷ lệ ấp nở phải đạt cao và nó bị ảnh hưởng bởi những
nhân tố:
- Khả năng thụ tinh: Sự thụ tinh là một quá trình, trong đó tinh trùng và
trứng hợp nhất lại thành một hợp tử. Cơ chế thụ tinh được thực hiện ngay tại loa

kèn. Tế bào trứng có khả năng thụ tinh 15 đến 20 phút sau khi rụng. Nếu trong
thời gian đó trứng không được gặp tinh trùng thì nó sẽ mất khả năng thụ tinh.
Sự thụ tinh chính là một tính trạng dùng để đánh giá sức sinh sản của
đời bố, mẹ. Tuy nhiên, ở gia cầm nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Theo
Schubert và Rehland (1978) thì tỷ lệ thụ tinh và tỷ lệ nở cao nhất thường vào
những năm đẻ đầu tiên. Tỷ lệ thụ tinh cũng phụ thuộc vào tỷ lệ trống/ mái.
Tỷ lệ thụ tinh còn phụ thuộc vào yếu tố dinh dưỡng, sức khỏe của đàn
giống. Giao phối cận huyết cũng làm giảm tỷ lệ thụ tinh; mật độ nuôi quá
đông cũng có ảnh hưởng đến hoạt động giao phối của con đực. Đặc biệt
phương thức chăn nuôi cũng có ảnh hưởng rất lớn đến tỷ lệ thụ tinh: nuôi
chăn thả có tỷ lệ thụ tinh cao. Tỷ lệ phôi là một tính trạng quyết định số gia
cầm giống nở ra trên một gia cầm mái
- Tỷ lệ ấp nở: Tỷ lệ ấp nở của gia cầm được xác định bằng tỷ lệ phần
trăm số con nở ra so với tổng số trứng vào ấp. Tỷ lệ nở cao có ý nghĩa kinh tế
lớn. Nếu kết quả ấp nở kém thì tỷ lệ hao hụt trong giai đoạn nuôi dưỡng sau
này cao, chất lượng con giống không được đảm bảo.
Tỷ lệ ấp nở chịu tác động của nhiều yếu tố: di truyền và môi trường.


13

* Yếu tố di truyền
Wagner (1980) cho biết ảnh hưởng của một số gen gây chết đến tỷ lệ ấp nở
chủ yếu là các gen lặn, ảnh hưởng này càng rõ ràng hơn trong giao phối cận
huyết. Hệ số di truyền về tỷ lệ ấp nở nói chung là thấp đạt từ 0,16 đến 0,2
(Wagner – 1980).
* Các yếu tố khác
Phương thức chăn nuôi khác nhau thì tỷ lệ nở cũng khác nhau. Nhìn
chung, gia cầm nuôi trên lồng thường có chất lượng vỏ trứng sạch hơn nuôi
trên nền nên tỷ lệ ấp nở đạt cao hơn. những trứng quá to sẽ có lòng trắng

nhiều thì không cho kết quả ấp nở tốt được.
Tuổi gia cầm càng cao thì tỷ lệ chết phôi càng cao: trứng của những gà mái đẻ
2 - 3 năm tuổi đều có tỷ lệ chết phôi cao.
Các yếu tố khác như: vệ sinh thú y, mùa vụ, phương pháp xử lý trứng
ấp cũng có ảnh hưởng rõ rệt đến tỷ lệ ấp nở của trứng gia cầm (Lê Thị Thúy
1994; Bạch Thị Thanh Dân, 1997; Nguyễn Đức Trọng 1999 ; Kamar 1984).
- Sản lượng trứng: là số lượng trứng của gia cầm mái đẻ ra trong một
chu kỳ đẻ hoặc trong một thời gian nhất định có thể tính theo tháng hoặc năm.
Sản lượng trứng của gà là kết quả tác động của rất nhiều gen lên một số lượng
lớn các quá trình sinh hóa học.
Khi điều kiện môi trường thích hợp (nhiệt độ, ánh sáng, dinh dưỡng), rất
nhiều gen tham gia điều khiển tất cả các quá trình liên quan đến sản xuất trứng
hoạt động cho phép gia cầm phát huy được đầy đủ tiềm năng di truyền của
chúng. Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sản lượng trứng của gia cầm đó là:
- Ảnh hưởng của bệnh tật: đến sản lượng trứng của gia cầm thông qua
việc làm giảm đầu con, giảm khả năng đẻ trứng. đây là mối đe doạ rất lớn khi
trở thành dịch lây lan cả đàn gà có thể phải bị tiêu huỷ hoặc bị chết.
- Ảnh hưởng của môi trường bên ngoài:


14

+ Ảnh hưởng của nhiệt độ đến sản lượng trứng: Gia cầm trưởng thành
chịu đựng nhiệt độ thấp tốt hơn với nhiệt độ cao. Sự thay đổi nhiệt độ có ảnh
hưởng trực tiếp đến tiêu tốn thức ăn. Khi gia cầm được nuôi trong điều kiện
nhiệt độ trung bình (200 C) thì nhu cầu về năng lượng là thấp nhất. Sự thay
đổi nhiệt độ môi trường sẽ ảnh hưởng đến việc chuyển hóa thức ăn liên quan
đến sự thay đổi hoạt động của tuyến giáp trạng.
Nhiệt độ cao hoặc thấp ảnh hưởng đến sản lượng trứng thông qua mức
độ tiêu tốn thức ăn. ở nhiệt độ thấp, mức tiêu thụ thức ăn cao, lượng thức ăn

này được sử dụng cho việc sưởi ấm của cơ thể, do vậy tiêu tốn thức ăn cho
việc sản xuất ra một quả trứng là cao. Trong khi đó nhiệt độ cao sẽ làm giảm
mức tiêu thụ thức ăn, lượng thức ăn ăn vào không đáp ứng đủ nhu cầu sản
xuất và như vậy sản lượng trứng sẽ bị giảm đi.
+ Ảnh hưởng của độ ẩm đến sản lượng trứng của gia cầm
Khi độ ẩm quá cao làm cho chất độn chuồng bị ướt, tạo thành một lớp
hơi nước bao phủ không gian của chuồng nuôi. Nếu tình trạng này kéo dài sẽ
ảnh hưởng đến sự hô hấp của gia cầm và làm ảnh hưởng đến năng suất và tiêu
tốn thức ăn.
Độ ẩm quá thấp sẽ làm cho gia cầm mổ lông và rỉa thịt nhau, ảnh
hưởng đến tỷ lệ hao hụt và khả năng sản xuất.
+ Ảnh hưởng của yếu tố dinh dưỡng đến sản lượng trứng
Cơ sở để xây dựng khẩu phần ăn cho gia cầm đẻ phải căn cứ vào khẩu
phần ăn của tất cả các giai đoạn chăn nuôi trước đó. Lượng thức ăn trong giai
đoạn nuôi dưỡng không chỉ ảnh hưởng đến khối lượng cơ thể, tỷ lệ hao hụt
trong giai đoạn nuôi dưỡng mà còn ảnh hưởng đến tuổi dẻ quả trứng đầu tiên
cũng như sản lượng trứng, khối lượng trứng, chất lượng trứng, khối lượng cơ
thể và tỷ lệ hao hụt trong giai đoạn gia cầm đẻ. Làm thế nào để có một khẩu


15

phần ăn thích hợp đáp ứng đủ các yêu cầu trên đã được đặt ra cho các nhà
chăn nuôi.
Đối với gà chăn thả (gà nội) chỉ đẻ 25-30 trứng/năm thì ảnh hưởng của
yếu tố dinh dưỡng là không lớn lắm nhưng đối với gà nuôi nhốt thì nhu cầu
dinh dưỡng lại cần được quan tâm chú ý. Theo Campell và ctv (1969) thì nhu
cầu dinh dưỡng của gà nuôi nhốt phải tăng gấp đôi về protein, cacbonhydrate,
lipit và phải bổ sung thêm khoáng so với gà chăn thả. Tác giả cũng cho biết
hàm lượng protein, Ca, P và lipit trong máu gà đang đẻ trứng cao gấp 2,3,

thậm chí đến 4 lần so với trong máu gà không đẻ trứng. Sự tăng lên về hàm
lượng các chất này trong máu chứng tỏ gà cần protein để tạo noãn hoàng và
lòng trắng; cần Ca, P để tạo vỏ trứng; cần lipit để lạo noãn hoàng. Khi gà
ngừng đẻ thì hàm lượng các chất này trong máu lại giảm đi.
Theo Wagner (1980): ảnh hưởng của protein, năng lượng, axit amin,
vitamin, khoáng vi lượng cần được chú ý quan tâm vì chúng có ảnh hưởng
gián tiếp đến sản lượng trứng.
1.1.5. Công nghệ và quy trình sản xuất giống gia cầm ở Công ty
- Quy trình công nghệ sản xuất:

Gà giống bố mẹ 1 ngày tuổi đưa vào nuôi lớn khi gà được 140 ngày
tuổi thì đẻ trứng, trứng giống được đưa vào máy ấp sau 18 ngày sẽ được
cho vào máy nở. Và 3 ngày sau có gà giống thương phẩm. Quy trình công
nghệ sản xuất gà giống thương phẩm được thể hiện qua hình 2.1
Với điều kiện tự nhiên đã tạo cho công ty những lợi thế nhất định như
gần thị trường tiêu thụ, giao thông thuận tiện, diện tích chăn nuôi rộng và
cách ly với khu vực dân cư. Đây là cơ sở để công ty thực hiện tốt các biện
pháp bảo vệ sản xuất phòng tránh dịch bệnh tốt và từ đó mở rộng quy mô sản
xuất.


×