Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

Phát triển các khu công nghiệp theo hướng bền vững trường hợp tỉnh hải dương (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (894.33 KB, 27 trang )

trong và ngoài nước để tiếp tục lấp đầy các
KCN tỉnh Hải Dương.
(2) Giải quyết việc làm cho người lao động và đào tạo nguồn nhân
lực.
(3) Góp phần đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu.
(4) Tiếp thu công nghệ hiện đại, kinh nghiệm quản lý tiên tiến.
(5) Thúc đẩy kinh tế trong nước phát triển và chuyển dịch cơ cấu
kinh tế.
(6) Tăng cường liên kết vùng.
1.3.

Giải pháp phát triển các khu công nghiệp theo hướng bền
vững tại tỉnh Hải Dương

1.3.1. Nhóm giải pháp nhằm nâng cao nhận thức về phát triển bền
vững
(1) Kêu gọi sự tham gia của mọi người để thực hiện phát triển bền
vững.
(2) Nâng cao nhận thức thông qua đào tạo.
(3) Tuyên truyền ý thức bảo vệ môi trường KCN.
1.3.2. Nhóm giải pháp về hoàn thiện về thể chế quản lý nhà nước
về các KCN
(1) Hoàn thiện quản lý Nhà nước đối với khu công nghiệp.
(2) Phát triển hệ thống kết nối, hợp tác phát triển hệ thống các khu
công nghiệp trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ.
(3) Nâng cao chất lượng công tác quy hoạch khu công nghiệp.

-22-


(4) Xây dựng chính sách kiểm soát môi trường tại các khu công


nghiệp.
(5) Quản lý chất thải rắn và chất thải nguy hại trong khu công
nghiệp.
(6) Bảo vệ môi trường và xây dựng mô hình khu công nghiệp sinh
thái.
1.3.3.

Nhóm giải pháp liên quan đến chính sách của tỉnh Hải
Dương

(1) Nâng cao hiệu quả quản lý của Ban Quản lý khu công nghiệp
tỉnh Hải Dương.
(2) Cải thiện môi trường kinh doanh và thu hút đầu tư bên ngoài.
(3) Cải thiện cơ chế chính sách để phát triển hạ tầng cơ sở các khu
công nghiệp.
(4) Phát triển ngành ưu tiên cho các KCN.
KẾT LUẬN
Trên cơ sở tổng hợp, đánh giá và rà soát các vấn đề lý luận có
liên quan đến khu công nghiệp và phát triển khu công nghiệp theo
hướng bền vững, luận án đã thu thập dữ liệu, phân tích và đánh giá
tình hình thực hiện phát triển khu công nghiệp tại tỉnh Hải Dương
làm cơ sở đề xuất giải pháp phát triển các KCN của tỉnh theo hướng
bền vững. Luận án cũng tiến hành một phân tích định lượng đánh giá
các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển các khu công nghiệp tại tỉnh
Hải Dương theo hướng bền vững trên ba nhóm nhân tố là: (1) Nhân
tố liên quan đến chính sách pháp luật của Nhà nước, (2) Nhân tố liên
quan đến chính sách thu hút của tỉnh và (3) Ý thức, nhận thức của
doanh nghiệp trong khu công nghiệp. Kết quả phân tích cho thấy cả
-23-



ba nhóm nhân tố đều có tác động đến quá trình thực hiện phát triển
các KCN theo hướng bền vững. Trong đó, nhóm nhân tố liên quan
đến nhận thức của doanh nghiệp trong khu công nghiệp là có ảnh
hưởng mạnh nhất.
Dựa vào các kết quả phân tích đánh giá toàn diện, đa chiều,
luận án đã đề xuất các giải pháp phát triển các khu công nghiệp theo
hướng bền vững phù hợp với đặc thù và điều kiên của Hải Dương
hiện nay và tầm nhìn đến năm 2030.
Đóng góp mới của luận án là việc chỉ ra các tiêu chí đánh giá
hoàn thiện hơn, bổ sung vào hệ thống lý luận về các tiêu chí đánh giá
phát triển các khu công nghiệp theo hướng bền vững trong điều kiện
Việt Nam. Ngoài ra, luận án cũng xây dựng được mô hình các nhân
tố tác động đến phát triển các khu công nghiệp theo hướng bền vững
với 14 nhân tố thuộc 3 nhóm chính. Mô hình này đã bổ sung và làm
phong phú thêm cho các nghiên cứu trước đó. Cuối cùng, các kết quả
nghiên cứu và giải pháp của luận án làm cơ sở tham khảo tin cậy cho
các nhà quản lý và hoạch định chính sách về phát triển khu công
nghiệp theo hướng bền vững ở Hải Dương nói riêng và là nguồn
tham khảo cho các địa phương khác của Việt Nam nói chung.
Mặc dù luận án đã được tiến hành với phương pháp khoa học,
một số hạn chế của luận án như một số nguồn dữ liệu không đầy đủ,
sự hợp tác của các cơ quan, doanh nghiệp trong việc triển khai cung
cấp dữ liệu chưa hiệu quả dẫn đến một số dữ liệu chưa được cập nhật
mới nhất. Các nghiên cứu tiếp theo nên tiến hành trên quy mô rộng
hơn với các nguồn dữ liệu phong phú hơn.

-24-



DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ
[1]. Trịnh Văn Thiện (2017), Xây dựng khu công nghiệp sinh thái:
Giải pháp cho phát triển bền vững các khu công nghiệp, Tạp chí
phát triển bền vững vùng, Quyển 7, Số 1 (3/2017), tr. 68-75.
[2]. Trịnh Văn Thiện, Bùi Quang Tuấn, Đỗ Phú Hải (2017), Phát
triển khu công nghiệp theo hướng bền vững: Các tiêu chí đánh
giá và một số kinh nghiệm cho Việt Nam, Tạp chí Kinh tế Châu
Á - Thái Bình Dương, Số 2/2017, tr. 49-50.
[3]. Trịnh Văn Thiện (2017), Chính sách phát triển khu công nghiệp
và tác động của nó đến sự phát triển bền vững các khu công
nghiệp tỉnh Hải Dương, Tạp chí Nhân lực Khoa học xã hội, Số
1(44)/2017, tr. 20-29.
[4]. Trịnh Văn Thiện (2016), Các nhân tố tác động tới phát triển các
khu công nghiệp theo hướng bền vững ở tỉnh Hải Dương, Tạp
chí nghiên cứu kinh tế, Số 10(461)/2016, tr. 63-69.

-25-



×