Tải bản đầy đủ (.doc) (64 trang)

Giáo án sinh học năm 2017 ( trọn bộ học kỳ 2)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (370.71 KB, 64 trang )

Giáo án Sinh học 6

---

Năm học : 2016-2017

PHÂN PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MÔN: SINH HỌC 6
Cả năm : 37 tuần (2 tuần dự phòng) : 70 tiết
Học kỳ I : 19 tuần (1 tuần dự phòng): 36 tiết
Học kỳ II : 18 tuần (1 tuần dự phòng): 34 tiết.
( Theo khung PPCT mới của BGD&ĐT ban hành năm học 2009 - 2010 và theo hướng dẫn điều chỉnh nội
dung dạy học của BGD&ĐT ban hành ngày 01 tháng 9 năm 2011)
( Áp dụng từ năm học 2014-2015)

HỌC KÌ II
TUẦN
20

TIẾT
37
38

21

39
40
41
42
43
44


22
23

45

BÀI
NỘI DUNG
30 Thụ phấn (tt)
31 Thụ tinh, kết hạt, tạo quả
CHƯƠNG VII: QUẢ VÀ HẠT
32 Các loại quả
33 Hạt và các bộ phận của hạt
34 Phát tán của quả và hạt
35 Những điều kiện cần cho hạt nảy mầm
36 Tổng kết về cây có hoa
36 Tổng kết về cây có hoa ( tt)
CHƯƠNG VIII: CÁC NHÓM THỰC VẬT
37 Tảo

24
46
47
48
49
50

38
39
40


Rêu- cây rêu
Quyết - Cây dương xỉ
Ôn tập
Kiểm tra 1 tiết
Hạt trần - Cây thông

51
52
53

41
42
43

Hạt kín-Đặc điểm của hạt kín
Lớp 2 lá mầm và 1 lá mầm
Khái niệm về phân loại thực vật

54

45

55
56
57

46
47
48


58

48

31

59

49

31
32

60
61
62
63
64
65
66
67
68

50
50
51
51
52

25

26
27
27

(không bắt buộc so sánh hoa của hạt
kín với nón của hạt trần)

( không dạy chi tiết)
(HS về nhà đọc thêm bài Sự phát triển
của giới thực vật)

28

29
30

33
34
35

53

(không đi sâu vào cấu tạo, câu hỏi 1,2,4
không yêu cầu HS trả lời, câu hỏi 3 HS
không trả lời phần cấu tạo)

Nguồn gốc của cây trồng
CHƯƠNG IX: VAI TRÒ THỰC VẬT
Thực vật góp phần về khí hậu
Thực vật bảo vệ đất và nguồn nước

Vai trò thực vật đối với đời sống động vật và
con người
Vai trò thực vật đối với đời sống động vật và
con người (tt)
Bảo vệ sự đa dạng của thực vật
CHƯƠNG X: VI KHUẨN- NẤM - ĐỊA Y
Vi khuẩn
Vi khuân (tt)
Mốc trắng và nấm rơm
Đặc điểm y học và tầm quan trọng của nấm
Địa Y
Ôn tập Chương X
Ôn tập HK II
Kiểm tra học kỳ II
Thực hành: Tham quan thiên nhiên

GV: Đặng Văn Mại

***

Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm

1


Giáo án Sinh học 6

36
37


69
70

53
53

---

Năm học : 2016-2017

Thực hành: Tham quan thiên nhiên
Thực hành: Tham quan thiên nhiên
Dự phòng

GV: Đặng Văn Mại

***

Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm

2


Giáo án Sinh học 6

---

Ngày soạn : 15-01-2017
Ngày dạy : 17-01-2017
Tuần : 20

Tiết : 37
Khối lớp : 6

Năm học : 2016-2017

Bài 30:
THỤ PHÁN (tt)

I.MỤC TIÊU:
1.Kiến thức:
-Giải thích được tác dụng của những đặc điểm có ở hoa thụ phấn nhờ gió, so sánh với thụ phấn
nhờ sâu bọ
-Hiểu hiện tượng giao phấn
-Biết được vai trò của con người từ thũ phấn cho hoa góp phần nâng cao năng suất và phẩm
chất cây trồng
2. Kỹ năng:
Rèn luyện kỹ năng quan sát , thực hành
3.Thái độ:
- Biết thụ phấn cho một số hoa trong vườn. Yêu và bảo vệ thiên nhiên
II. PHƯƠNG PHÁP: Quan sát tìm tòi: Thảo luận nhóm; Nêu và giải quyết vấn đề
III.PHƯƠNG TIỆN:
-Giáo viên: tranh ảnh về các hoa thụ phấn nhờ sâu bọ và hoa thụ phấn nhờ gió
-Học sinh ôn lại kiến thức bài trước; đem mẫu vật cây ngô
IV.TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG:
1.Ổn định (1phút):
2.Kiểm tra bài cũ (4 phút):
-Thụ phấn là gì?
-Thế nào là hoa tự thụ phấ và hoa giao phấn?
-Nêu đặc điểm của hoa thụ phấn nhờ sâu bọ?
3. Bài mới:

a.Mở bài (2 phút):
Ngoài thụ phấn nhờ sâu bọ hoa còn thụ phấn nhờ gió và nhờ người mà chúng ta sẽ tìm hiểu qua
bài học hôm nay
b.Phát triển bài :
TG
20
phút

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

Nội dung

Hoạt động 1: Tìm hiểu đặc điểm của hoa thụ phấn nhờ gió
Mục tiêu: Giải thích được tác dụng của những đặc điểm
thường có ở những hoa thụ phấn nhờ gió
-Cho học sinh đọc thông tin -Học sinh đọc thông tin 1. Đặc điểm của hoa
SGK và quan sát tranh vẽ hình SGK quan sát tranh vẽ hình thụ phấn nhờ sâu bọ
30.3, hình 30.4 SGK nhận xét 30. 3, 30.4 nhận xét vị trí:
Có hoa nằm ở ngọn
vị trí của hoa ngô đực và cái ? +Hoa đực ở trên đầu
cây, bao hoa thường
Vị trí đó có tác dụng gì cho sự +Hoa cái ở giữa thân
tiêu giảm, chỉ nhị dài,
thụ phấn nhờ gió?
vị trí đó giúp cho hoa dễ hạt phấn nhiều, nhỏ,
dàng được thụ phấn nhờ gió nhẹ, đầu nhuỵ thường
-Thảo luận ∇ SGK trong 4 -Các nhóm thảo luận 4 phút có lông dính
sau đó cho đại diện các

phút
Tại sao những hoa thụ phấn nhóm báo cáo, các nhóm
khác nhận xét bổ sung
nhờ gió thường có đặc điểm
+Để gió dễ dàng mang hạt
+Hoa thường tập trung ở ngọn phấn đi
GV: Đặng Văn Mại

***

Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm

3


Giáo án Sinh học 6

---

Năm học : 2016-2017

cây
+Bao hoa thường tiêu giảm,
chỉ nhị dài bao phấn treo lủng
lẳng

+Để hạt phấn dễ dàng tiếp
xúc với đầu nhuỵ, bao phấn
treo lủng lẳng để các hạt
phấn rơi ra dễ dàng được gió

mang đi
+Để gió dễ dàng mang đi xa
+Hạt phấn rất nhiều, nho, nhẹ
+Để dễ dàng tiếp nhận hạt
+Đầu nhuỵ dài có nhiều lông
phấn
-Những đặc điểm đó giúp
-Những đặc điểm đó có lợi gì hạt phấn dễ dàng được gió
cho sự thụ phấn nhờ gió?
mang đi đến đầu nhuỵ của
-Giáo viên chốt lại vấn đề
hoa cái
13
Hoạt động 2:Tìm hiểu ứng dụng thực tế về thụ phấn
phút
Mục tiêu: Cho học sinh biết được lợi ích của việc thụ phấn
-Cho học sinh đọc thông tin và -Học sinh đọc thông tin và 2. Ứng dụng kiến thức
trả lời câu hỏi sgk
trả lời câu hỏi sgk
về thụ phấn
+Con người chủ động thụ phấn Làm tăng sản lượng quả và -Con người có thể chủ
cho hoa nhằm mục đích gì?
hạt, tạo được những giống động giúp cho hoa giao
lai mới có phẩm chất tốt và phấn làm tăng sản
năng xuất cao
lượng quả và hạt tạo
+Trong những trường hợp nào +Khi thụ phấn nhờ sâu bọ và được những giống lai
thì thụ phấn nhờ người là cần nhờ gió gặp khó khăn
mới có phẩm chất tốt và
thiết? Cho ví dụ

Khi muốn tạo ra những năng suất cao
giống lai mới theo ý muốn
Khi muốn tăng khả năng
của quả và hạt
-Cá nhân học sinh trả lời các -Một học sinh trả lời các học
học sinh khác nhận xét bổ sung sinh khác nhận xét bổ sung
-Giáo viên chốt lại
4.Củng cố: (5 phút )
-Hoa thụ phấn nhờ gió có đặc điểm gì? -Nuôi ong trong các vườn cây ăn quả có lợi gì?
Làm bài tập
Đặc điểm
Hoa thụ phấn nhờ sâu bọ
Hoa thụ phấn nhờ gió
Bao hoa
Có màu sắc sặc sỡ
Bao hoa thường tiêu giảm
Nhị hoa
Chỉ nhị ngắn, hạt phấn to và Chỉ nhị dài, hạt phấn nhiều,
cógai
nhỏ, nhẹ
Nhuỵ hoa
Đầu nhuỵ thường có chất Đầu nhuỵ thường có lông
dính
dính
Đặc điểm khác
Có hương thơm, mật ngọt
Hoa thường tập trung ở đầu
cành
5.Dặn dò: (1 phút) -Tranh vẽ hình 31.1 SGK
-Xem lại bài cấu tao và chức năng của hoa

RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY
.........................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................

GV: Đặng Văn Mại

***

Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm

4


Giáo án Sinh học 6

---

Ngày soạn : 17-01-2017
Ngày dạy : 20-01-2017
Tuần : 20
Tiết : 38
Khối lớp : 6

Năm học : 2016-2017

Bài 31:
THỤ TINH, KẾT HẠT, TẠO QUẢ


I.MỤC TIÊU:
1.Kiến thức:
-Phân biệt được thụ phấn và thụ tinh,tìm được mối quan hệ giữa thụ phấn và thụ tinh
-Nhận biết được dấu hiệu cơ bản của sinh sản hữu tính
-Xác định được sự biến đổi các bộ phận của hoa thành quả và hạt sau khi thụ tinh
2.Kỹ năng:
-Làm việc độc lập và làm việc theo nhóm
-Kỹ năng quan sát nhận biết
-Vận dụng kiến thức để giải thích hiện tượng trong đời sống
3.Thái độ:
Yêu thích , khám phá thiên nhiên
II. PHƯƠNG PHÁP: Quan sát tìm tòi: Thảo luận nhóm; Nêu và giải quyết vấn đề
III.PHƯƠNG TIỆN:
-Giáo viên:Tranh vẽ hình 31.1 sgk
-Học sinh: ôn lại các bộ phận của hoa và thụ phấn
IV.TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG:
1.Ổn định (1 phút):
2 Kiểm tra bài cũ (5 phút):
-Nêu đặc điểm của hoa thụ phấn nhờ gió?
-Nuôi ong trong các vườn cây ăn quả có lợi gì?
3. Bài mới:
a.Vào bài (1 phút):
Tiếp theo thụ phấn là thụ tinh để dẫn đến kết hạt và tạo quả. Vậy thụ tinh là gì? Sau khi thụ
tinh thì bộ phận nào của hoa sẽ phát triển thành quả, bộ phận nào phát triển thành hạt. Bài học
hôm nay sẽ trả lời câu hỏi trên
b. Phát triển bài (33 phút):
TG

Hoạt động của GV


Hoạt động của HS

Nội dung

Hoạt động 1: Tìm hiểu sự nảy mầm của hạt phấn
Mục tiêu : Mô tả hiện tượng nảy mầm của hạt phấn
-Cho hsinh đọc thông tin SGK -Học sinh đọc thông tin sgk 1. Hiện tượng nảy
treo hình vẽ 31.1 SGK và trả quansát tranh vẽ và trả lời mầm của hạt phấn
lời câu hỏi : mô tả hiện tượng câu hỏi
Hạt phấn rơi lên đầu
12 nảy mầm của hạt phấn ?
+Hạt phấn hút chất nhầy nhuỵ sẽ nảy mầm thành
phút -Giáo viên chốt lại vấn đề vừa trương lên thành ống phấn
ống phấn. Tế bào sinh
nêu ra
+Tế bào sinh dục đực di dục đực sẽ di chuyển
-cho học sinh chỉ trên hình vẽ chuyển đến dầu ống phấn
đến đầu ống phấn
nêu hiện tượng nảy mầm của +Ống phấn xuyên qua đầu
hạt phấn
nhuỵ và vòi nhuỵ vào bầu
nhuỵ
13
Hoạt động 2: Tìm hiểu về hiện tượng thụ tinh
phút
Mục tiêu: Giúp học sinh hình thành khái niệm về thụ tinh
-Cho học sinh đọc thông tin -Học sinh đọc thông tin 2. Thụ tinh
sgk và quan sát tranh vẽ hình SGK quan sát tranh vẽ hình Thụ tinh là quá trình là
31.1 và trả lời các câu hỏi sau: 31.1 và thảo luận 4 phút trả hiện tượng tế bào sinh
GV: Đặng Văn Mại


***

Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm

5


Giáo án Sinh học 6

---

Năm học : 2016-2017

lời câu hỏi sau
+Sự thụ tinh xảy ra ở noãn

dục đực (tinh trùng) của
hạt phấn kết hợp với tế
bào sinh dục cái
( trứng) có terong noãn
tạo thành 1 tế bào mới
gọi là hợp tử
Sinh sản hữu tính là
sinh sản có hiện tượng
thụ tinh

+Sự thụ tinh xảy ra ở phần nào +Thụ tinh là sự kết hợp tế
của hoa?
bào sinh dục đục và tế bào

sinh dục cái tạo thành hợp tử
+Vì có sự kết hợp giữa tế
+Sự thụ tinh là gì?
bào sinh dục đục và tế bào
sinh dục cái
+Tại sao nói sự thụ tinh là
dấu hiệu cơ bản của sinh sản
hữu tính
-Giáo viên chốt lại vấn đề.
8
Hoạt động 3: Tìm hiểu về sự kết hạt và tạo quả
phút
Mục tiêu: Thấy được biến đổi của hoa sau khi thụ tinh
-Cho học sinh đọc thông tin -Học sinh đọc thông tin 3. Kết hạt và tạo quả
SGK và trả lời câu hỏi
SGK và trả lời câu hỏi :
Sau khi thụ tinh các bộ
+Hạt do bộ phận nào của hoa +Hạt do noãn thụ tinh tạo phận của hoa biến đổi
tạo thành?
thành
*Hợp tử→ phôi
+Noãn sau khi thụ tinh sẽ hình +Vỏ noãn → vỏ hạt
*Noãn →hạt
thành bộ phận nào của hạt?
Hợp tử → phôi
* Bầu → quả
+Qủa do bộ phận nào của hoa
Còn lại→ chất dự trữ
tạo thành? Quả có chức năng + Quả do bầu nhuỵ tạo thành
gì?

có chức năng bảo vệ hạt và
-Bên cạnh đó cũng có những chứa chất dự trữ
cây mà hoa của chúng không
được thụ tinh hoặc sự thụ tinh
bị phá huỷ sớm nên quả của
chúng không có hat: chuối,
hồng...ngày nay người ta sử
dụng nhiều biện pháp tác động
ngăn cản sự thụ tinh tạo ra quả
không hạt
4.Củng cố: (5 phút )
-Cho học sinh trả lời câu hỏi sgk
-Em có biết những cây nào khi quả hình thành vẫn còn giữ lại một bộ phận của hoa? Tên của
bộ phận đó
5.Dặn dò: (1 phút)
-Học và trả lời câu hỏi SGK
-Đọc mục em có biết
-Chuẩn bị mẫu vật theo nhóm:đu đủ, đậu bắp,cà chua, chanh, táo ,me ,phượng, bằng lăng, lạc...
RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY
.............................................................................................................................................................
.............................................................................................................................................................
.............................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................

GV: Đặng Văn Mại

***

Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm


6


Giáo án Sinh học 6

---

Ngày soạn : 19-01-2017
Ngày dạy : 21-01-2017
Tuần : 20
Tiết : 39
Khối lớp : 6

Năm học : 2016-2017

CHƯƠNG VII: QUẢ VÀ HẠT
Bài 32:
CÁC LOẠI QUẢ

I.MỤC TIÊU:
1.Kiến thức:
-Biết cách phân chia quả thành các nhóm khác nhau
-Biết chia các nhóm quả chính dựa vào các đặc điểm hình thái của phần vỏ quả
-Vận dụng kiến thức để biết cách bảo quản, chế biến,tận dụng quả và hạt sau khi thu hoạch
2.Kỹ năng:
-Rèn luyện kỹ năng quan sát , so sánh, thực hành
-Vận dụng kiến thức để biết bảo quản , chế biến quả và hạt sau khi thu hoạch
3.Thái độ: Có ý thức bảo vệ thiên nhiên
II. PHƯƠNG PHÁP: Quan sát tìm tòi: Thảo luận nhóm; Nêu và giải quyết vấn đề
III.PHƯƠNG TIỆN:

-Giáo viên: Các loại quả: đậu, cải, chò, bông, xà cừ, bồ kết, nhãn, cà chua, xoài.
-Học sinh: Mẫu vật các loại quả: cải, bàng, chò, nhãn, me, xoài.
IV.TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG:
1.Ổn định (1phút):
2.Kiểm tra bài cũ (5 phút):
Thụ tinh là gì? Biến đổi của hoa sau khi thụ tinh?
3.Bài mới: a.Mở bài (2 phút): Qủa rất quan trong đối với cây vì nó bảo vệ hạt, giúp cho việc
duy trì và phát triển nòi giống. Nhiều quả còn chứa nhiều chất dinh dưỡng cunh cấp cho người và
động vật. Biết được đặc điểm của quả ta có thể bảo quản, chế biến quả được tốt hơn và biết tận
dụng quả khi thu hoạch.Vì vậy tìm hiểu về quả và biết phân loại quả sẽ có tác dụng thiết thực
trong cuộc sống
b. Hoạt động (31phút):
TG

10
ph

21
ph

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

Nội dung

Hoat động 1: Tập chia nhóm các loại quả
Mục tiêu : Học sinh tập chia quả thành các nhóm khác nhau theo tiêu chuẩn tự chọn
-Cho HS tập trung mẫu vật -Học sinh tập trung mẫu vật 1. Dựa vào đăc điểm
theo nhóm đã chuẩn bị rồi thảo luận nhóm 4 phút trả lời nào để phân chia các

quan sát phân chia thành các câu hỏi
loại quả?
nhóm quả. Dựa vào đặc điểm +Có thể chia thành mấy loại Dựa vào đặc điểm của
nào để phân chia chúng
quả?
vỏ quả để phân chia các
+Dựa vào đặc điểm nào để loại quả
-Giáo viên nêu vấn đề: các em phân chia các loại quả?
đã biết chia quả thành những -Các nhóm báo cáo kết quả
nhóm khác nhau theo mục đích
và những tiêu chuẩn mình đặt
ra.Bây giờ chúng ta học cách
chia quả theo tiêu chuẩn được
các nhà khoa học định ra
Hoạt động 2: Các loại quả chính
Mục tiêu: Biết cách phân chia các quả thành nhóm
-Yêu cầu HS đọc thông tin sgk -Học sinh đọc thông tin sgk 2. Các loại quả
-Người ta dựa vào đặc điểm nào -Người ta dựa vào đặc -Qủa khô: khi chín vỏ
GV: Đặng Văn Mại

***

Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm

7


Giáo án Sinh học 6

để phân chia các loại quả?

-Người ta chia thành mấy nhóm
quả chính ?
-Thế nào là quả khô và quả
thịt? Chỉ trong mẫu vật các
nhóm mang theo quả nào là quả
khô quả nào là quả thịt?
-Tìm các loại quả khô nhận xét
vỏ quả khô khi chín và trả lời
câu hỏi:
+ đặc điểm của từng nhóm quả
khô?
+Gọi tên 2 nhóm quả khô và
cho ví dụ
-Yêu cầu HS đọc thông tin sgk
GV dùng dao cắt ngang quả
chanh và quả xoài cho học sinh
nhận xét, học sinh thảo luận ∇
SGK trong 3 phút
+Tìm điểm khác nhau chính
giữa nhóm quả mọng và quả
hạch
+Hình 32.1SGK những quả nào
thuộc nhóm quả mọng và quả
hạch
+Tìm ví dụ về quả mọng và quả
hạch
-Vì sao người ta phải thu hoạch
đỗ xanh và đỗ đen trước khi
quả chín khô?


---

Năm học : 2016-2017

điểm của vỏ quả khi chín để
phân chia các loại quả
-Có 2 nhóm quả chính là quả
khô và quả thịt
-Qủa khô khi chín vỏ khô,
cứng, mỏng: cải, trò....
-Qủa thịt khi chín mềm vỏ
dày chứa đầy thịt quả : đu đủ
,xoài
-các nhóm trả lời

khô, cứng, mỏng
có 2 loại quả khô:
+Qủa khô nẻ : khi chín
vỏ quả tự nứt ra: cải,
đậu..
+Qủa khô không nẻ :
khi chín vỏ quả không
tự nứt ra: chò, bàng...
-Qủa thịt : khi chín vỏ
mềm, dầy, chứa đầy thịt
quả
Có 2 loại quả thịt
+Qủa khô vỏ nẻ và quả khô +Qủa mọng : chứa toàn
vỏ không nẻ
thịt quả: ổi, cà chua...

+Qủa khô nẻ và quả khô vỏ +Qủa hạch : có hạch
không nẻ
cứng bao bọc lấy hạt:
-Học sinh đọc thông tin xoài, táo....
SGK quan sát biểu diễn của
giáo viên,sau đó các nhóm
thảo luận và trả lời
+Qủa mọng chứa toàn thịt
quả: đu đủ
+Qủa hạch có hạch cứng bao
bọc lấy hạt: xoài , mơ
+ Học sinh tự tìm ví dụ

-Vì quả khô nẻ khi chín thì
vỏ quả tự nứt ra nên thu
hoạch sẽ năng suất sẽ không
cao
4.Củng cố: (5 phút ) Khoanh tròn vào câu trả lời đúng nhất
1.Dựa vào đặt điểm của vỏ quả có thể chia thành mấy nhóm quả chính
a.Nhóm quả có màu đẹp và nhóm quả có màu nâu ,xám
b.Nhóm quả hạch và nhóm quả khô không nẻ
c. Nhóm quả khô và nhóm quả thịt
d.Nhóm quả khô nẻ và nhóm quả mọng
2Trong các nhóm sau đây nhóm quả nào toàn quả khô
a.Qủa cà chua, ớt, thìa là, quả chanh
b.Qủa lạc, quả dừa, quả táo, quả đu đủ
c.Qủa đậu bắp, quả đậu xanh, quả đậu Hà Lan, quả cải
d.Qủa bồ kết,quả đậu đen, quả chuối, quả nho
5.Dặn dò: (1 phút) -Trả lời câu hỏi SGK vào tập bài tập
-Chuẩn bị hạt ngô hạt đỗ đen để trên bông ẩm

RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY
.............................................................................................................................................................
.............................................................................................................................................................
.............................................................................................................................................................
GV: Đặng Văn Mại

***

Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm

8


Giáo án Sinh học 6

---

Ngày soạn : 31-01-2017
Ngày dạy : 03-02-2017
Tuần : 21
Tiết : 40
Khối lớp : 6

Năm học : 2016-2017

Bài 33:
HẠT VÀ CÁC BỘ PHẬN CỦA HẠT

I.MỤC TIÊU:
1.Kiến thức:

-Kể tên được những bộ phận của hạt
-Phân biệt được hạt 2 lá mầm và hạt một la mầm
-Giải thích được tác dụng của các biện pháp chọn , bảo quản hạt giống
2.Kỹ năng: Rèn kỹ năng quan sát, phân tích, so sánh để rút ra kết luận
3.Thái độ: Biết cách chọn và bảo quản hạt giống
II. PHƯƠNG PHÁP: Quan sát tìm tòi: Thảo luận nhóm; Nêu và giải quyết vấn đề
III.PHƯƠNG TIỆN:
- GV: Tranh vẽ hình 33.1,2. Mẫu vật hạt đỗ đen ngâm nước, kính lúp cầm tay, kim mũi mác
- HS: Hạt đỗ đen và hạt bắp ngâm nước, kẻ sẵn bảng phụ vào tập
IV.TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG:
1.Ổn định (1phút):
2. Kiểm tra bài cũ (3 phút):
-Dựa vào đặc điểm nào để phân chia các loại quả?
-Thế nào là quả khô và quả thịt? Cho ví dụ
-Có mấy loại quả khô? Cho ví dụ
-Có mấy loại quả thịt? Cho ví dụ
-Tại sao phải thu hoạch đỗ xanh và đỗ đen trước khi quả chín khô?
3.Bài mới:
a.Mở bài (2 phút): Sau khi thụ tinh noãn sẽ phát triển thành hạt. Vậy, hạt gồm những bộ
phận nào? Và người ta đã dựa vào đặc điểm nào để phân biệt hạt một lá mầm và hạt hai lá
mầm? Bài học hôm nay sẽ trả lời câu hỏi trên
b. Hoạt động:
TG

16
phút

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS


Nội dung

Hoạt động 1: Tìm hiểu các bộ phận của hạt
Mục tiêu: Nắm được hạt gồm vỏ phôi và chất dinh dưỡng dự trữ
-Hướng dẫn học sinh bóc vỏ -Học sinh tự bóc vỏ tách hạt 1. Các bộ phận của
ngô và đỗ đen dùng kính lúp và tìm các bộ phận của hạt hạt:
quan sát đối chiếu với hình3.1 như hình vẽ
Hạt gồm vỏ, phôi và
và 33.2 tìm đủ các bộ phận
chất dinh dưỡng dự trữ
của hạt
-Các nhóm thảo luận 4 phút -Vỏ: bảo vệ hạt
-Cho các nhóm thảo luận báo điền vào bảng phụ
-Phôi gồm rễ mầm, thân
cáo trên bảng phụ
-Học sinh nhắc lại kiến thức mầm, lá mầm và chồi
-Giáo viên chốt lại vấn đề
-Học sinh cử đại diện để mầm.
-Giáo viên treo tranh vẽ tranh hoàn thành tranh câm các -Chất dinh dưỡng chứa
câm các bộ phận của hạt đỗ học sinh khác nhận xét bổ trong lá mầm hoặc phôi
đen và hạt ngô đã được bóc vỏ sung
nhũ
yêu cầu học sinh điền các bộ
phận của hạt
-Câu nói đó tuy đúng nhưng
-Có người nói rằng hạt lạc có 3 chưa thật chính xác vì hạt
phần vỏ, phôi và chất dinh lạc không có chất dinh
dưỡng dự trữ. Theo em câu nói dưỡng dự trữ riêng mà được
đó có chính xác không ? vì sao chứa trong lá mầm của phôi

GV: Đặng Văn Mại

***

Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm

9


Giáo án Sinh học 6

---

Năm học : 2016-2017

16
phút

Hoạt động 2: Phân biệt hạt một lá mầm và hạt hai lá mầm
Mục tiêu : Nắm được đặc điểm phân biệt hạt một lá mầm và hạt hai lá mầm
-Cho học sinh nhìn lại bảng -Học sinh nhìn lại bảng để 2.Phân biệt hạt một lá
trang 108 SGK để chỉ ra điểm so sánh báo cáo nhận xét bổ mầm và hạt 2 là mầm
giống và khác nhau giữa hạt sung
Cây Hai lá mầm phôi
đỗ đen và hạt ngô
của hạt có hai lá mầm,
-Cho học sinh đọc thông tin -Học sinh đọc thông tin sgk cây Một lá mầm phôi
SGK
thảo luận sau đó báo cáo
của hạt chỉ có một lá

thảo luận nhóm trả lời câu hỏi
mầm
sau trong 4 phút
+ Dựa vào đặc điểm chủ yếu +Dựa vào số lá mầm của
nào để phân biệt hạt hai lá phôi để phân biệt
mầm và hạt một lá mầm?
+Thế nào là cây một lá mầm +Cây một lá mầm phôi của
và cây hai lá mầm? Cho ví dụ hạt có một lá mầm: hành,
lúa; Cây hai lá mầm phôi
của hạt có 2 lá mầm: cải,
bưởi, cà
-Vì sao người ta chỉ giữ lại Hạt to, chắt, mẩy sẽ có nhiều
làm giống các hạt to, chắt, chất dinh dưỡng và có bộ
mẩy, không sức sẹo và không phận phôi khoẻ. Hạt không
sâu bệnh?
sức sẹo thì các bộ phận của
hạt còn nguyên vẹn đảm bảo
hạt nảy mầm tốt cây phát
triển bình thường chất dinh
dưỡng đủ cung cấp cho cây
4.Củng cố( 4 phút ) Điền các từ thích hợp vào ô trống
Hat gồm....(1)....và.....(2).....,chất dinh dưỡng dự trữ của hạt chứa trong......(3)....và...(4)...
Cây họ đậu thuộc loại cây.....(5)...lá mầm.cây ngô, cây cau thuộc loại cây.....(6)...lá mầm
Bộ phận che trở cho hạt là ....(7)....
5.Dặn dò: (3 phút)
-Sưu tầm các loại quả cải, chò, đậu bắp, ké đầu ngựa, quả trâm, bầu quả xấu hổ
-Kẻ sẵn bảng phụ vào tập

RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY
.......................................................................................................................................................

.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................

GV: Đặng Văn Mại

***

Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm

10


Giáo án Sinh học 6

---

Ngày soạn : 04-02-2017
Ngày dạy : 07-02-2017
Tuần : 22
Tiết : 41
Khối lớp : 6

Năm học : 2016-2017

Bài 34:
PHÁT TÁN CỦA QUẢ VÀ HẠT

I.MỤC TIÊU:
1.Kiến thức:

-Phân biệt được những cách phát tán khác nhau của quả vàhạt
-Tìm ra những đặc điểm thích nghi với từng cách phát tán của các loại quả vàhạt
2.Kỹ năng:
-Rèn luyện kỹnăng quan sát nhận biết
-Kỹ năng làmviệc độc lập vàtheo nhóm
3.Thái độ:
-Giáo dục ý thức bảo vệ chăm sóc và bảo vệ thực vật
II. PHƯƠNG PHÁP: Quan sát tìm tòi: Thảo luận nhóm; Nêu và giải quyết vấn đề
III.PHƯƠNG TIỆN:
-Giáo viên: tranh phóng to hình 34.1 mẫu vật quả chò, ké, trinh nữ, bằng lăng, xà cừ, hoa sữa
-Học sinh : kẻ bảng phụ vào vỡ. Mẫu vật một số quả và hạt chuẩn bị trước
IV.TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG:
1.Ổn định (1phút):
2.Kiểm tra bài cũ (3 phút):
Hạt gồm những bộ phận nào?
So sánh hạt một lá mầm và hạt hai lá mầm?
3. Bài mới
a.Mở bài (2 phút): Cây thường sống cố định một chỗ nhưng quả và hạt của chúng lạiđược
phất tán đi xa hơn nơi nó sống.Vây những yếu tố nào để quả và hạt phát tán đi được ?Bài học
hôm nay sẽ trả lờicâu hỏi trên
b. Hoạt động:
TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
13
Hoạt động 1: Tìm hiểu các cách phát tán của quả và hạt
phút
Mục tiêu: Nắm được các cách phát tán của quả và hạt
-Cho học sinh tập trung mẫu -Học sinh tập trung mẫu vật 1.Các cách phát tán

vật lại
của quả và hạt: có 3
-Giáo viên treo hình vẽ 34.1 -Quan sát hình vẽ 34.1 SGK cách phát tán chủ yếu
SGK cho học sinh quan sát
của quả và hạt : nhờ gió,
-Học sinh ghi tên các loại quả -Các nhóm làm việc ghi tên nhờ động vật và tự phát
và các cách phát tán của quả các loại quả hoặc hạt và các tán
và hạt vào bảng phụ các nhóm cách phát tán của quả và hạt
làm việc 4 phút
vào bảng trong 4 phút sau
đó cử đại diện các nhóm báo
cáo nhận xét bổ sung
-Dựa vào bảng trên cho biết có -Có 3 cách phát tán tự nhiên
mấy cách phát tán của quả và của quả và hạt nhờ gió ,nhờ
hạt
động vật và tự phát tán
-Giáo viên giới thiệu ngoài ra
cón phát tán nhờ nước và nhờ
con người
20
Hoạt động 2: Tìm hiểu đặc điểm thích nghi với các cách phát tán của quả và hạt
phút
Mục tiêu : Phát hiện được đặc điểm chủ yếu của quả và hạt
GV: Đặng Văn Mại

***

Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm

11



Giáo án Sinh học 6

---

Năm học : 2016-2017

phù hợp với từng cách phát tán
-Cho học sinh thảo luận ∇ Các nhóm yhảo luận 4phút
SGK trong 4 phút
-Cho các nhóm báo cáo các -Các nhóm nhận xét bổ sung
nhóm khác nhận xét bổ sung
+Nhóm quả và hạt phát tán + Nhómquả vàhạt phát tán
nhờ gió gồm những quả nào? nhờ gió: chò, trâm bầu, hạt
hoa sữa, bồ công anh chúng
Chúng có đặc điểm gì?
có cánh hoặc túm lông
+Nhómquả và hạt phát tán nhờ +Nhóm quảvàhạtphát tán
động vật gồm những quả nào? nhờ động vật : xấu hổ ,
thông ,ké đầu ngựa chúng
Chúng có đặc điểm gì?
thường có gai móc hoặc
+Nhóm quả và hạt tự phát tán động vật ăn được
gồm những quả nào ? chúng +Nhóm quả và hạt tự phát
tán : cải, đậu bắp, chi chi
có đặc điểm gì?
+ Con người có giúp cho sự khi chín vỏ quả tự nứt ra
phát tán của quả và hạt không? +Con người cũng giúp cho
sự phát tán của quả và hạt.

Bằng những cách nào?
Bằng cách vận chuyển từ
nơi này sang nơi khác, từ
-Giáo viên chốt lại vấn đề vừa vùng này sang nơi khác
nêu ra
4.Củng cố( 4 phút )
Đánh dấu vào câu trả lời đúng trong các câu sau
1.sự phát tán làgì:
a. Hiện tượng quả hạt có thể bay đi xa nhờ gió
b. Hiện tượng quả và hạt được chuyển đi xa chổ no sống
c. Hiện tượng quả và hạt được mang đi xa nhờ động vật
d. Hiện tượng quả và hạt có thể tự vung vãi nhiều nơi
2.Nhóm quả và hạt nào thích nghi với cách phát tán nhờ động vật
a.Những quả và hạt có nhiều gai hoặc móc
b.Những quả và hạt có túm lông hoặc có cánh
c.Những quả và hạt làm thức ăn của động vật
5.Dặn dò: (2 phút)
-Chuẩn bị thí nghiệm 1ở nhà khoảng 3-4 ngày trước bài học
-Học sinh kẻ bảng kết quả vàotập soạn
-Học va trảlời câu hỏi

2. Đặc điểm thích nghi
với các cách phát tán
của quả và hạt
-Qủa và hạt phát tán nhờ
gió thường có cánh hoặc
túm lông: quả chò, hạt
hoa sữa
-Qủa và hạt phát tán nhờ
động vật thường có gai

móc hoạc động vật ăn
được: xấu hổ, ớt
-Qủa và hạt tự phát tán
khi chín vỏ quả tự nứt ra
: cải, đậu

RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY
.........................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................

GV: Đặng Văn Mại

***

Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm

12


Giáo án Sinh học 6

Ngày soạn : 08-02-2017
Ngày dạy : 14-02-2017
Tuần : 23
Tiết : 42
Khối lớp : 6

---


Năm học : 2016-2017

Bài 35:
NHỮNG ĐIỀU KIỆN CẦN CHO HẠT NẢY MẦM

I.MỤC TIÊU:
1.Kiến thức:
-Học sinh tự làm thí nghiệm phát hiện ra các điều kiện cần cho hạt nảy mầm
-Biết được nguyên tắc cơ bản để thiết kế thí nghiệm xác định một trong những yếu tố cần cho
hạt nảy mầm
-Giải thích được cơ sở khoa học của 1 sốbiện pháp kỹ thuật gieo trồng vàbảo quản hạt giống
2.Kỹ năng:
-Rèn luyện kỹ năng thiết kế thí nghiệm , thực hành
3.Thái độ:
-Giáo dục ý thức yêu thích môn học
II. PHƯƠNG PHÁP: Trực quan; Thảo luận nhóm; Nêu và giải quyết vấn đề
III.PHƯƠNG TIỆN:
-Giáo viên:Thí nghiệm sgk , bảng phụ
-Học sinh: thí nghiệm do giáo viên hướng dẫn
IV.TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG:
1.Ổn định (1phút):
2.Kiểm tra bài cũ (4phút):-Cómấy cách phát tán của quả và hạt ?
-Nêu đặc điểm thích nghi với các cách phát tán của quả và hạt? Cho ví dụ
3. Bài mới
a.Mở bài (2phút): Qủa và hạt được phát tán đi rất xa nếu gặp điều kiện thuận lợi hạt sẽ nảy
mầm. Vậy hạt nảy mầm cần những điều kiện gì? Bài học hôm nay sẽ trả lời câu hỏi trên
b. Hoạt động (31 phút):
TG
( 16

phút)

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

Nội dung

Hoạt động 1: Thí nghiệm về những điều kiện cần cho hạt nảy mầm
Mục tiêu: Qua thí nghiệm học sinh thấy được khi hạt nảy mầm cần đủ nước, không khí,
nhiệt độ thích hợp và chất lượng hạt giống
-Yêu cầu các nhóm mô tả lại -Các nhóm mô tả lại cách 1. Những điều kiện
cách tiến hành thí nghiệm sau tiến hành thí nghiệm và ghi cần cho hạt nảy mầm
đó ghi kết quả số hạt nảy mầm kết quả số hạt nảy mầm các Hạt nảy mầm cần đủ
vào bảng .Có thể có 1 số hạt nhóm khác nhận xét bổ sung nước không khí và nhiệt
không nảy mầm giáo viên cho
độ thích hợp ngoài ra
HS giải thích sau
còn phụ thuộc vào chất
-Cho các nhóm thảo luận câu -Các nhóm thảo luận câu hỏi lượng của hạt giống
hỏi 5 phút
5 phút sau đó báo cáo
+Hạt ở cốc nào nảy mầm?
+ Hạt ở cốc 3 nảy mầm
+Hạt ở cốc 1 và cốc 2 thiếu +Hạt ở cốc 1 thiếu nước
điều kiện gì mà không thể nảy hạt ở cốc 2 thiếu không khí
mầm được
+Cốc 3 có đủ điều kiện gì mà +Hạt ở cốc 3 có đủ nước và
hạt có thể nảy mầm được?
nhiệt độ thích hợp

+Vậy hạt nảy mầm cần những +Hạt nảy mầm cần có đủ
điều kiện nảy mầm nào?
nước, không khí
-Cho học sinh tiếp tục mô tả -Học sinh mô tả lại thí
thí nghiệm ở cốc 4
nghiệm ở cốc 4
GV: Đặng Văn Mại

***

Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm

13


Giáo án Sinh học 6

+Điều kiện thí nghiệm của cốc
4 có gì khác với cốc 3
+Vậy cho biết hạt trong cốc 4
có nảy mầm được không? Vì
sao?
+Vậy ngoài việc có đủ nước
và không khí hạt nảy mầm
còn cần những điều kiện nào
nữa?
-Yêu cầu học sinh xem lại
những hạt ở cốc 3 không nảy
mầm xem chúng có đặc điểm
gì?

-Vậy hạt nảy mầm cần những
điều kiện gì?

---

Năm học : 2016-2017

+ Cốc 4 để trong điều kiện
nhiệt độ thấp
+Hạt trong cốc 4 không thể
nảy mầm vì không có nhiệt
độ thích hợp
-Ngoài nước , không khí còn
phải có nhiệt độ thích hợp
-Hạt trong cốc 3 không nảy
mầm là do chúng bị sâu , bị
thối..

-Hạt nảy mầm cần có đủ
nước, không khí, nhiệt độ
thích hợp đặc biệt là còn
phụ thuộc vào chất lượng
của hạt giống
15
Hoạt động 2: Vận dụng kiến thức vào sản xuất
ph
Mục tiêu: Học sinh giải thích được cơ sở khoa học của các biện pháp kỹ thuật
-Yêu cầu HS đọc thông tin sgk -Học sinh đọc thông tin sgk 2. Vận dụng kiến thức
-Các nhóm thảo luận ∇ sgk -Các nhóm thảo luận ∇ sgk vào sản xuất
-Gieo hạt gặp trời mưa

trong 5 phút
trong 5 phút
+Tại sao khi gieo hạt gặp trời + đảm bảo cho hạt có đủ to , ngập úng ...phải
mưa to, nếu đất bị úng phải không khí để hô hấp tốt, hạt tháo hết nước để thoáng
khí
tháo hết nước ngay?
không bị thối
+Tại sao phải làm đất thật tơi +Làm cho đất thoáng, khi -Kàm đất thật tơi xốp
xốp trước khi gieo hạt?
gieo hạt có đủ không khí để giúp đủ không khí để
hạt nảy mầm tốt
hô hấp mới nảy mầm tốt
+Tại sao khi trời rét phải phủ +Nhằm tránh nhiệt độ bất -Gieo hạt đúng thời vụ,
rơm rạ cho hạt mới gieo
lợi và tạo cho hạt một nhiệt phủ rơm rạ khi trời rét
-Bảo quản tốt hạt giống
độ thích hợp
+ Tại sao phải gieo hạt đúng +Giúp cho hạt gặp được
thời vụ?
những điều kiện thời tiết
phù hợp
+Tại sao phải bảo quản hạt +Để hạt giống không bị mối
giống?
mọt, nấm mốc phá hại
+Bảo quản hạt giống bằng +Phơi khô, để nơi thoáng
những cách nào?
máy, để vào chai lọ có nút
đậy
4.Củng cố:( 4phút )Trả lời các câu hỏi sau
-Những điều kiện bên ngoài và bên trong nào cần cho hạt nảy mầm?

-Cần phải thiết kế thí nghiệm như thế nào để chứng minh sự nảy mầm của hạt phụ thuộc vào
chất lượng của hạt giống?
5.Dặn dò: (3 phút)
-Học bài và trả lời câu hỏi sgk -Đọc và trả lời câu hỏi sgk
-Xem và trả lời câu hỏi bài “Tổng kết về cây có hoa”
RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY
.........................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................
GV: Đặng Văn Mại

***

Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm

14


Giáo án Sinh học 6

---

Ngày soạn : 15-02-2017
Ngày dạy : 17-02-2017
Tuần : 23
Tiết : 43
Khối lớp : 6

Năm học : 2016-2017

Bài 36:

TỔNG KẾT VỀ CÂY CÓ HOA

I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Hệ thống hoá kiến thức về cấu tạo và chức năng chính các cơ quan của cây xanh có hoa.
- Tìm được mối quan hệ chặt chẽ giữa các cơ quan và các bộ phận của cây trong hoạt động sống,
tạo thành cơ thể toàn vẹn.
- Biết vận dụng kiến thức để giải thích được một vài hiện tượng trong trồng trọt
2. Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng nhận biết, phân tích, hệ thống hoá.
- Rèn kĩ năng vận dụng kiến thức giải thích hiện tượng thực tế trong trồng trọt.
3. Thái độ:
- Có thái độ giữ gìn và bảo vệ thực vật.
II. PHƯƠNG PHÁP
- Thảo luận nhóm- Hỏi chuyuên gia- Vấn đáp.
III. PHƯƠNG TIỆN.
- Tranh vẽ: phóng to hình 36.1 sách giáo khoa
IV. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Kiểm tra:
- Những điều kiện bên ngoài và bên trong nào cần cho hạt nẩy mầm?
- Sửa bài tập trong sách giáo khoa.
2. Bài mới.
* Giới thiệu: Cây có hoa có nhiều cơ quan khác nhau, mỗi cơ quan đều có những chức năng riêng. Vậy,
chúng hoạt động như thế nào để tạo thành thể thống nhất? Đó chính là câu hỏi mà bài học này cần phải
giải đáp.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
Hoạt động 1. Sự thống nhất giữa cấu tạo và chức năng của mỗi cơ quan ở cây có hoa
* Mục tiêu : Phân tích mối quan hệ phù hợp giữa cấu tạo và chức năng của từng cơ quan

* Đồ dùng: Tranh câm H36.1
I. Cây là một thể thống nhất.
- GV: Yêu cầu hs hoạt động - HS: Thảo luận 2 bàn làm nhanh 1. Sự thống nhất giữa cấu tạo và
nhóm 2, nghiên cứu nội dung bài tập
chức năng của mỗi cơ quan ở cây
bảng SGK /116. thực hiện lệnh - HS: Đại diện báo cáo kết quả- có hoa:
SGK.
nhận xét bổ sung
Cây có hoa có nhiều cơ quan,
ĐA : 1 -c ; 2 - e ; 3 - d ; 4 - b ; 5 - mỗi cơ quan đều có cấu tạo phù
g ; 6 -a
hợp với chức năng riêng của
chúng .
- GV: Treo tranh câm H36.1 → - HS: Điền tranh:
+ Tên các cơ quan của cây xanh
gọi hs lên điền.
có hoa.
+ Đặc điểm cấu tạo chính.
- GV: Nhận xét, bổ sung, yêu cầu + Các chức năng chính
HS nhìn sơ đồ trình bày lại một - Đại diện trình bày
cách hệ thống toàn bộ đặc điểm
cấu tạo và chức năng của tất cả
các cơ quan ở cây có hoa.
+ Em có nhận xét gì về mối quan
hệ giữa cấu tạo và chức năng
+ Mỗi cơ quan đều có cấu tạo
của mỗi cơ quan?
- GV: Chính xác hóa nội dung phù hợp với chức năng riêng của
chúng
kiến thức và rút ra kết luận.

GV: Đặng Văn Mại

***

Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm

15


Giáo án Sinh học 6

---

Năm học : 2016-2017

Hoạt động 2. Tìm hiểu sự thống nhất về chức năng giữa các cơ quan ở cây có hoa
* Mục tiêu : Phát hiện được mối quan hệ chặt chẽ về chức năng giữa các cơ quan ở cây có hoa.
Nêu vấn đề: Cây có hoa có nhiều
cơ quan, mỗi cơ quan của cây
2. Sự thống nhất về chức năng
đều có cấu tạo phù hợp với chức
giữa các cơ quan ở cây có hoa
năng riêng của chúng. Vậy giữa
- Các cơ quan của cây xanh có
các cơ quan có quan hệ với nhau
hoa có liên quan mật thiết và ảnh
không và quan hệ như thế nào?
hưởng tới nhau không thể tách rời
- GV:Yêu cầu HS đọc thông tin
SGK mục 2 , sau đó trả lời câu - Hoạt động nhóm: Đọc thông tin,

hỏi
thảo luận. Đại diện nhóm trả lời + Qua các thông tin trên, cho nhận xét -bổ xung - rút ra kết
biết giữa các cơ quan ở cây có luận.
hoa có mối quan hệ như thế nào? - Yêu cầu:
(Nếu HS chưa thể trả lời được + Mỗi cơ quan đều có mối quan
GV gợi ý:
hệ chặt chẽ với các cơ quan khác
+ Thông tin thứ nhất cho ta biết về chức năng.
những cơ quan nào của cây có
mối quan hệ chặt chẽ với nhau về ( + Rễ, thân, lá
chức năng?
( Hoặc: + Không có rễ hút nước
và muối khoáng thì lá có thể tạo + Không có rễ hút nước thì lá
được chất hữu cơ không? Không không thể chế tạo được chất hữu
có thân thì các chất hữu cơ do lá cơ. Không có thân thì chất hữu
chế tạo có chuyển được đến nơi cơ lá chế tạo được sẽ không
khác không? Có thân, rễ nhưng chuyển đến nơi khác được.
không có lá(lá không có diệp lục) Không có lá thì cây không chế
thì cây chế tạo được chất hữu cơ tạo được chất hữu cơ
không?)
+ Thông tin thứ hai và thứ ba + Khi hoạt động của một cơ
cho ta biết khi hoạt động của một quan giảm đi hay tăng cường đều
cơ quan giảm đi hay được tăng có ảnh hưởng đến hoạt động các
cường có ảnh hưởng gì đến hoạt cơ quan khác
động của các cơ quan khác?
Ví dụ: Nếu rễ cây hút được nhiều
- GV hoàn thiện đáp án: Trong chất dinh dưỡng và nước thì thân
hoạt động sống của cây, giữa các câyvận chuyển nhanh, lá cây chế
cơ quan ở cây có hoa có mối tạo được nhiều chất hữu cơ, cây
quan hệ chặt chẽ với nhau về sẽ phát triển và ngược lại …

chức năng. Hoạt động của mỗi cơ
quan đều phải nhờ vào sự phối
hợp hoạt động của các cơ quan
khác. Khi một cơ quan tăng
cường hoặc giảm hoạt động đều
ảnh hưởng đến hoạt động của
các cơ quan khác và của toàn bộ
cây.
HS:Đọc kết luận chung SGK
3. Củng cố
- HS điền chú thích vò tranh câm-> nêu cấu tạo và chức năng của từng cơ quan?
4. Dặn dò:
- Tiếp tục ôn lại những kiến thức về cây xanh có hoa

GV: Đặng Văn Mại

***

Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm

16


Giáo án Sinh học 6

---

Ngày soạn : 19-2-2017
Ngày dạy : 21-2-2017
Tuần : 24

Tiết : 44
Khối lớp : 6

Năm học : 2016-2017

Bài 36:
TỔNG KẾT VỀ CÂY CÓ HOA (tt)

I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức
- Nêu được một vài đặc điểm thích nghi của thực vật với các loại môi trường khác nhau
(dưới nước, trên cạn, sa mạc, bãi lầy ven biển)
- Từ đó thấy được sự thống nhất giữa cây với môi trường
2. Kĩ năng
- Quan sát so sánh , làm việc nhóm nhỏ
3. Thái độ
- GD ý thức bảo vệ thiên nhiên . Có thái độ giữ gìn và bảo vệ thực vật.
II. PHƯƠNG PHÁP
- Thảo luận nhóm- Vấn đáp.
III. PHƯƠNG TIỆN
Tranh vẽ: phóng to hình 36.2 sách giáo khoa
IV. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Kiểm tra:
- Vì sao nói cây là một thể thống nhất?
2. Bài mới
Ở cây xanh không chỉ có sự thống nhất các bộ phận, cơ quan với nhau mà còn có sự thống
nhất giữa cơ thể với môi trường, thể hiện ở những đặc điểm hình thái, cấu tạo phù hợp với điều
kiện môi trường.
Hoạt động của giáo viên


Hoạt động của học sinh

Nội dung

Hoạt động 1. Tìm hiểu đặc điểm thích nghi của cây ở nước.
- GV giới thiệu vài nét về đặc
điểm môi trường nước có sức
nâng đõ nhưng lại thiếu ôxi. .
- GV giới thiệu tranh vẽ 36.2
.Yêu cầu học sinh quan sát
( chú ý vị trí của lá ). Trả lời
câu hỏi phần lệnh:
+ Nhận xét hình dạng lá ở các
vị trí khác nhau : trên mặt
nước, chìm trong nước? Giải
thích tại sao?

II. Cây với môi truờng
1. Các cây sống dưới nước

- HS quan sát tranh vẽ, suy
nghĩ và trả lời các vấn đề :
+ Lá trên mặt nước: to, dẹp
+ Lá ở trong nước: Nhỏ, dài
+ Lá ở trên mặt nước to, dẹp
vì có sức nâng đỡ của nước
+ Lá ở trong nước thường
mảnh nhỏ, dài mới chịu được
áp lực của nước
- Yêu cầu HS quan sát hình - Quan sát hình 36.3A, trả lời

36.3 A
+ Cây bèo tây có cuống lá + Giống như phao bơi để nổi
phình to, xốp có ý nghĩa gì ?
trên mặt nước
- Quan sát hình 36.3 A, B, So - So sánh hình 36.3A, B trả lời:
sánh cuống lá bèo khi cây sống + Lá cây bèo tây sống dưới
nổi trên nước và khi sống trên nước biến đổi để thích nghi với
cạn có gì khác nhau? Giải môi trường sống trôi nổi →
GV: Đặng Văn Mại

***

Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm

17


Giáo án Sinh học 6

---

Năm học : 2016-2017

thích?

chứa không khí giúp cây nổi .
Những cây bèo tây sống trên
mặt bùn, không cần nhẹ nên
cuống lá dài, không phình to
- Lá biến đổi nhằm mục đích + Thích nghi với môi trường

gì?
sống
Hoạt động 2. Tìm hiểu vài đắc điểm thích nghi của các cây sống trên cạn.
- Vậy sống môi trường cạn phụ
thuộc vào những yếu tố nào ?
- GV thông báo: Các cây sống
trên cạn luôn phụ thuộc vào
các yếu tố:nguồn nước, sự thay
đổi khí hậu (nhiệt độ, ánh
sáng, gió, mưa,..) loại đất khác
nhau
- Hỏi:
+ Ở những nơi khô hạn vì sao
rễ cây phải ăn sâu hoặc lan
rộng ?
+ Vì sao trên đồi trống lá cây
thường có lông hoặc sáp phủ
ngoài ?
+ Vì sao cây mọc trên đồi trọc
thân thấp, phân thành nhiều
cành?
+ Vì sao cây mọc trong rừng
rậm thường vươn cao ?

2. Các cây sống trên cạn.

- HS đọc thông tin, trả lời:
+ Ăn sâu thì mới tìm nguồn
nước, lan rộng mới có thể hút
được sương đêm

+ Để giảm bớt sự thoát hơi
nước
+ Phân nhiều cành để nhận
nhiều ánh sáng, thấp để tránh
đổ gãy do gió
+Trong rừng rậm ánh sáng
khó lọt được xuống dưới thấp
nên cây thường vươn cao để
thu nhận được ánh sáng ở tầng
trên

Hoạt động 3. Tìm hiểu đặc điểm thích nghi của thực vật sống trong một vài môi trường đặc biệt

- GV: Một vài nơi trên trái đất
có những điều kiện đặc biệt
không thích hợp cho đa số các
loại cây, nhứng một số ít vẫn
sống được.
- GV Yêu cầu HS đọc thông
- HS đọc thông tin và quan sát
tin, quan sát tranh 36.4, 5
hình 36.4,5/SGK
- GV giới thiệu những cây
sống ở những môi trường đặc
+ Cây vẹt sống ở nơi ngập
biệt: Bãi lấy (Đước, sú, vẹt);
mặn nên rễ thuộc dạng rễ
Sa mạc (xương rồng, cỏ ... )
chống để giữ cây đứng thẳng
- GV phân tích đặc điểm phù

+ Cây xương rồng có lá biến
hợp với môi trường sống ở
thành gai để hạn chế sự thoát
những cây này :
hơi nước
* GV Kết luận (SGK)
3. Củng cố: - các câu hỏi SGK
4. Dặn dò:- Học trả lời câu hỏi sgk.- Đọc mục em có biết.
- Chuẩn bị bài sau.
GV: Đặng Văn Mại

***

3. Cây sống trong những môi
trường đặc biệt.

Kết luận: Sống trong các môi
trường khác nhau, trải qua quá
trình lâu dài, cây xanh đã hình
thành một số đặc điểm thích
nghi
Nhờ đặc điểm thích nghi đó
mà cây có thể phân bố rộng rãi
khắp nới trên trái đất

Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm

18



Giáo án Sinh học 6

Ngày soạn : 21-2-2017
Ngày dạy : 23-2-2017
Tuần 24
Tiết : 45
Khối lớp : 6

---

Năm học : 2016-2017

Chương VIII:

CÁC NHÓM THỰC VẬT
Bài 37:
TẢO

(không đi sâu vào cấu tạo, câu hỏi 1,2,4 không yêu cầu HS trả lời, câu hỏi 3 HS không trả lời phần cấu tạo)

I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: - Nêu được môi trường sống và cấu tạo của tảo -> thể hiện tảo là thực vật bậc thấp.
- Phân biệt được một tảo có dạng giống cây (như rong mơ) với một cây xanh thật sự
- Tập nhận biết 1 số tảo thường gặp qua quan sát hình vẽ hoặc vật mẫu nếu có
- Hiểu rõ lợi ích thực tế của tảo.
2. Kĩ năng:- Quan sát, nhận biết.
3. Thái độ:- Giáo dục ý thức bảo vệ thực vật.
II. PHƯƠNG TIỆN
Mẫu vật: Tảo xoắn, rong mơ (nếu có)
Tranh cấu tạo tảo xoắn và rong mơ. Tranh một số tảo khác.

III. PHƯƠNG PHÁP
- Dạy học nhóm- Trực quan tìm tòi- Vấn đáp tìm tòi- Thực hành QS
IV. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Kiểm tra:
- Các cây sống trong môi trường nước thường có những đặc điểm hình thái như thế nào?
- Các cây sống trong môi trường đặc biệt thường có đặc điểm gì? Cho vài ví dụ?
2. Bài mớivv* Giới thiệu: Trên mặt nước ao hồ thường có váng màu lục hoặc vàng. Váng đó do
những cơ thể thực vật rất nhỏ bé là tảo tạo nên. Tảo còn gồm những cơ thể lớn hơn sống ở nước
ngọt hoặc nước mặn.
Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

Nội dung

HĐ 1: Tìm hiểu về cấu tạo và nơi sống của tảo.
(không đi sâu vào cấu tạo)

*Giới thiệu mẫu tảo xoắn và
nơi sống.
- Hướng dẫn HS quan sát một
sợi tảo phóng to treo trên tranh
Đặt câu hỏi gợi ý:
+ Cấu tạo của một sợi tảo
xoắn?
+ Vì sao tảo xoắn có màu lục?
- GV giới thiệu cách sinh sản

- Quan sát mẫu vật tảo xoắn và
tranh 37.1 sách giáo khoa

trang 123
Học sinh quan sát tranh một
sợi tảo phóng to
Trả lời, nhận xét bổ sung.
+ Cơ thể tảo xoắn là một sợi
gồm nhiều tế bào hình chữ
nhật nối tiếp nhau
+ Thể màu có diệp lục

I. Cấu tạo của tảo
Hầu hết tảo sống dưới
nước, là thực vật bậc thấp mà
cơ thể gồm một hoặc nhiều tế
bào, cấu tạo đơn giản chưa có
rễ thân lá thực sự, có màu khác
nhau và luôn luôn có chất diệp
lục.

* GV giới thiệu môi trường
sống của rong mơ.
- GV hướng dẫn HS quan sát
tranh rong mơ.
Đặt câu hỏi thảo luận:
+ So sánh hình dạng ngoài
của rong mơ và cây xanh có
hoa?

- Quan sát tranh phóng to sợi
rong mơ
- Thảo luận nhóm, đại diện

trình bày, các nhóm bổ sung.
+ Có hình dạng ngoài giống
+ Vì sao rong mơ có màu cây, nhưng chưa có Thân , lá,
nâu?
rễ .. thực sự
GV: Đặng Văn Mại

***

Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm

19


Giáo án Sinh học 6

---

Năm học : 2016-2017

- GV giới thiệu cách sinh sản + Có chất màu phụ màu nâu
của rong mơ
- Yêu cầu HS nhận xét về đặc
điểm của thực vật bật thấp..
- Kết luận chung về đặc điểm
của tảo.
HĐ2: Tìm hiểu về một vài loại tảo khác thường gặp
- GV treo tranh, giới thiệu một
số loại tảo khác.
- Yêu cầu học sinh đọc thông

tin SGK
Đặt câu hỏi:
+ Nhận xét hình dạng của các
loại tảo?
- Yêu cầu HS đọc thông tin
- Đặt câu hỏi:
+ Vì sao trong nước thường
thiếu Oxi mà cá vẫn có thể
sống được?
+ Em có biết những động vật
rất nhỏ ở trong nước thường
ăn gì?
+ Em đã bao giờ ăn thạch
trắng hay món nộm rau câu
chưa, những món ăn này được
chế biến từ đâu
+ Ở vùng biển, người ta có thể
dùng nguyên liệu gì để làm
phân bón?
+ Khi nào tảo có thể gây hại?
- GV nhận xét và Mở rộng
thêm về lợi ích và tác hại của
một số loại tảo (hiện tượng
nước nở hoa ở hồ Xuân
Hương)

- HS quan sát phân biệt 2 loại II.Một vài loại tảo khác
tảo: Tảo đơn bào và tảo đa thường gặp.
bào.
Tảo đơn bào: tảo tiểu cầu ,

- Đọc thông tin SGK/ tr 124
tảo silic...
Tảo đa bào: tảo vòng, rau
- Rút ra kết luận về sự đa dạng diếp, rau câu...
của tảo trong hình dạng
HĐ 3:Tìm hiểu về vai trò của tảo
- HS đọc thông tin SGK
- Cá nhân trả lời:

III.Vai trò của tảo.
Góp phần cung cấp oxi và
thức ăn cho động vật ở nước.
+ Tảo quang hợp tạo ra oxi
Một số tảo cũng được dùng
làm thuốc, thức ăn cho người
+ Cá và động vật nhỏ trong và gia súc.
nước thường ăn tảo
Bên cạnh đó một số trường
hợp tảo cũng gây hại.
+ Từ loại tảo biển là rau câu

+ Rong mơ
+ Tảo đơn bào sinh sản nhanh
gây hiện tượng “nước nở
hoa”, khi chết làm nhiễm bẩn
làm chết cá. Tảo xoắn làm lúa
khó đẻ nhánh, ...
-> Rút ra kết luận về vai trò
của tảo


3. Củng cố:
- Làm một số bài tập 3 -5/SGK.( câu hỏi 1,2,4 không yêu cầu HS trả lời, câu hỏi 3 HS không trả lời
phần cấu tạo)

4. Dặn dò:
- Chuẩn bị mẫu vật cây rêu tường
RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY
.........................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................
GV: Đặng Văn Mại

***

Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm

20


Giáo án Sinh học 6

---

Năm học : 2016-2017

Ngày soạn : 21-2-2017
Bài 38:
Ngày dạy : 24-2-2017
Tuần 24

Tiết : 46
RÊU – CÂY RÊU
Khối lớp : 6
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Xác định được môi trường sống của rêu liên quan tói cấu tạo của chúng
- Nêu rõ được đặc điểm cấu tạo của rêu, phân biệt được rêu với tảo và cây có hoa
- Hiểu được cách sinh sản của rêu và túi bào tử cũng là cơ quan sinh sản của rêu
- Thấy được vai trò của rêu trong tự nhiên.
2. Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng quan sát
- Kĩ năng làm việc theo nhóm.
3. Thái độ:
- Giáo dục ý thức yêu thiên nhiên, Có ý thức bảo vệ đa dạng TV
II. PHƯƠNG PHÁP
- Dạy học nhóm- Trực quan tìm tòi- Vấn đáp tìm tòi
III. PHƯƠNG TIỆN
Mẫu vật: cây rêu (có cả túi bào tử) . Tranh vẽ cây rêu
Dụng cụ: kính lúp
IV. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Kiểm tra:
- Nêu đặc điểm cấu tạo của tảo xoắn và rong mơ? Giữa chúng có đặc điểm gì giống và
khác nhau?
- Tại sao không thể coi rong mơ là một cây xanh thực sự?
2. Bài mới * Giơi thiệu: Trong thiên nhiên có những cây rất nhỏ bé (nhiều khi chiều cao chưa
tới 1 cm), thường mọc thành từng đám, tạo nên một lớp thảm màu lục tươi. Những cây tí hon đó
là những cây rêu, chúng thuộc nhóm Rêu.
Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh


Nội dung

HĐ1: Tìm hiểu về môi trường sống của rêu
- Giới thiệu vật mẫu : cây rêu - Quan sát vật mẫu, xác định I.Môi trường sống của rêu
- Yêu cầu HS phát biểu về nơi môi trường sống của rêu đã
Rêu sống ở nơi ẩm ướt
sống của rêu -> đặc điểm của gặp
những nơi đó.-> rút ra nhận - Rút ra kết luận về môi
xét về môi trường
trường sống
HĐ 2: Tìm hiểu về các bộ phận của cây rêu.
- Yêu cầu HS quan sát mẫu vật
cây rêu (bằng kính lúp) và đối
chiếu với hình 38.1
Đặt câu hỏi:
+ Em có thể nhận ra được các
bộ phận của cây?
- Yêu cầu HS đọc thông tin
SGK. Giáo viên giải thích
thêm:
+ Rễ giả ->có khả năng hút
GV: Đặng Văn Mại

- Hoạt động theo nhóm:
+ Tách rời 1, 2 cây rêu, quan
sát bằng kính lúp, đối chiếu
với hình 38.1. Nhận biết các
bộ phận của cây
- Đại diện nhóm trình bày.

- Học sinh đọc thông tin SGK/
tr 144

***

II. Quan sát cây rêu.
Rêu là những thực vật đã
có thân, lá nhưng cấu tạo vẫn
còn đơn giản: thân không phân
nhánh, chưa có mạch dẫn và
chưa có rễ chính thức. Chưa
có hoa

Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm

21


Giáo án Sinh học 6

---

Năm học : 2016-2017

nước nhưng chưa có mạch dẫn
+ Thân, lá chưa có mạch dẫn
-> sống nơi ẩm ướt
HĐ 3: Tìm hiểu về sự sinh sản và phát triển của rêu.
- Yêu cầu HS quan sát - Quan sát H 38.2/ 126 SGK III. Túi bào tử và sự phát
H38.2, , đọc thông tin

Nhận biết các phần của túi bào triển của rêu.
tử
- Cơ quan sinh sản của rêu là
- Hỏi:
- Nghiên cứu thông tin trả lời: túi bào tử nằm ở ngọn cây
+ Cơ quan sinh sản của rêu là + Cơ quan sinh sản của rêu là
- Rêu sinh sản bằng bào tử:
bộ phận nào?
túi bào tử nằm ở ngọn cây + Bào tử nảy mầm và phát triển
Rêu sinh sản bằng bào tử
thành cây rêu
+ Rêu sinh sản bằng gì?
+ Bào tử gặp môi trường ẩm
+ Trình bày sự phát triển của nảy mầm thành cây rêu
rêu?
- GV nhận xét, kết luận
HĐ4: Tìm hiểu về vai trò của cây rêu
- Yêu cầu HS đọc thông tin - Đọc, nghiên cứu thông tin IV. Vai trò của rêu
trong SGK trang 127
trong SGK về vai trò của rêu + Tạo mùn cho đất
+ Nêu vai trò của rêu?
trong tự nhiên, trả lời:
+ Tạo than bùn
+ Tạo mùn cho đất
+ Tạo than bùn
3. Củng cố
- So sánh rêu và tảo? (Tảo gồm một hoặc nhiều tế bào, cấu tạo đơn giản chưa có rễ thân
lá thực sự. Rêu đã có thân, lá)
- Cây có hoa và rêu có điểm gì khác nhau? (Rêu đã có thân, lá nhưng cấu tạo vẫn còn đơn
giản: thân không phân nhánh, chưa có mạch dẫn và chưa có rễ chính thức. Chưa có hoa)

- Tại sao xếp rêu vào nhóm thực vật bậc cao? ( Mặc dù cấu tạo còn đơn giản nhưng cơ thể
đã phân hóa các bộ phận thân, lá, rễ (giả) với các mô khác nhau tuy còn sơ khai, đặc biệt mô
nâng đỡ và mô dẫn)
* GV kết luận: Rêu là những thực vật sống trên cạn đầu tiên. Rêu cùng với những thực vật
có rễ, thân lá phát triển hợp thành nhóm thực vật bậc cao.
Tuy sống trên cạn nhưng rêu chỉ phát triển được ở môi trường ẩm ướt
4. Dặn dò:
- Xem trước bài “Quyết và cây dương xỉ”, chuẩn bị mẫu vật: cây dương xỉ
RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY
.........................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................

GV: Đặng Văn Mại

***

Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm

22


Giáo án Sinh học 6

---

Năm học : 2016-2017

Ngày soạn : 26-2-2017

Bài 39:
Ngày dạy : 28-2-2017
Tuần 25
Tiết : 47
QUYẾT – CÂY DƯƠNG XỈ
Khối lớp : 6
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Trình bày được đặc điểm cấu tạo cơ quan sinh dưỡng và cơ quan sinh sản (túi bào tử) của
dương xỉ
- Biết cách nhận dạng một cây thuộc dương xỉ, phân biệt nó với cây có hoa
- Biết được nguồn gốc hình thành của các mỏ than đá
2. Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng quan sát, so sánh
- Kĩ năng làm việc theo nhóm.
3. Thái độ:
- Giáo dục ý thức yêu thiên nhiên, Có ý thức bảo vệ đa dạng TV
II. PHƯƠNG PHÁP
- Dạy học nhóm- Trực quan tìm tòi- Vấn đáp tìm tòi
III. PHƯƠNG TIỆN
Mẫu vật: cây dương xỉ
IV. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Kiểm tra:
- Trình bày cấu tạo của rêu.Tại sao rêu ở cạn nhưng chỉ sống được ở chổ ẩm ướt?
2. Bài mới * Mở bài: Quyết là tên gọi chung của một nhóm thực vật (trong đó có các cây dương
xỉ) sinh sản bằng bảo tử như rêu nhưng khác về cấu tạo cơ quan sinh dưỡng và sinh sản. Vậy ta
hãy xem sự khác nhau đó như thế nào?
Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh


Nội dung

HĐ 1: Quan sát cây dương xỉ. Quan sát túi bào tử và sự phát triển của dương xỉ
1- Quan sát cây dương xỉ
I. Quan sát cây dương xỉ
+ Nơi sống của cây dương xỉ?
Dương xỉ thuộc nhóm
- Yêu cầu HS quan sát mẫu - Đặt mẫu vật cây dương xỉ lên Quyết, là những thực vật đã
cây dương xỉ, đối chiếu với bàn quan sát.Thảo luận, trả lời có rễ, thân, lá thật và có mạch
hình vẽ, trao đổi nhóm về các câu hỏi gợi ý của giáo viên
dẫn.
đặc điểm của rễ, thân, lá. Chú + Lá npn cuộn tròn lại ở đầu
Chúng sinh sản bằng bảo tử.
ý đặc điểm lá non
Bào tử mọc thành nguyên tản.
- GV giúp học sinh phân biệt
Trên nguyên tản có túi tinh
- So sánh đặc điểm bên ngoài
chứa tinh trùng, và túi noãn
của thân, lá, rễ của dương xỉ
chứa tế bào trứng. Sau khi thụ
với cây rêu?
tinh mới mọc thành cây dương
- GV Kết luận: Khác với cây
xỉ con
Rêu, ở dương xỉ đã có rễ, thân,
lá thật. Đã có mạch dẫn
2- Quan sát túi bào tử và sự - HS quan sát mặt dưới của lá
phát triển của dương xỉ

già tìm ra túi bào tử
- Yêu cầu HS lật mặt dưới lá - Quan sát tranh 39.2
già tìm túi bào tử
- Thảo luận nhóm trả lời câu
- Yêu cầu HS quan sát hình hỏi gợi ý
39.2
+ Bào tử
Đặt câu hỏi:
+ Phát tán bào tử khi bào tử
GV: Đặng Văn Mại

***

Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm

23


Giáo án Sinh học 6

---

Năm học : 2016-2017

+ Cơ quan sinh sản?
chín
+ Vòng cơ có tác dụng gì?
+ Nguyên tản
* Sự phát triển:
+ Bào tử rơi xuống đất sẽ nảy

mầm và phát triển thành gì?
+ Cây dương xỉ con
+ Rồi từ đó mọc ra gì?
+ GV kết luận. Ở Dương xỉ:
Bào tử nấy mầm và phát triển
thành nguyên tản. Trên
nguyên tản có túi tinh chứa
tinh trùng, và túi noãn chứa tế
bào trứng. Sau khi thụ tinh
giữa tinh trùng và trứng mới
hình thành cây dương xỉ con)
HĐ2: Tìm hiểu thêm một số loài dương xỉ thường gặp
- Yêu cầu HS quan sát cây rau - HS quan sát cây rau bợ, cây II. Một vài loại dương xỉ
bợ, cây lông culi -> rút ra lông culi
thường gặp:
được:
Nhận xét về:
Rau bợ sống ở nước, lông cu
+ Đặc điểm chung của nhóm + Sự đa dạng hình thái.
li sống ở cạn
dương xỉ?( có lá non cuộn + Đặc điểm chung
tròn lại, sinh sản bằng bào tử
và túi bảo tử thường tập trung
thành đốm nằm ở mặt dưới
của lá)
+ Nêu đặc điểm nhận biết một - Tập nhận biết 1 cây thuộc
cây thuộc dương xỉ?
dương xỉ (căn cứ vào lá non)
HĐ3: Tìm hiểu quyết cổ đại và sự hình thành than đá
- Yêu cầu HS đọc thông tin

- Đọc thông tin trong SGK-> III. Quyết cổ đại và sự hình
SGK -> đặt câu hỏi:
nêu được nguồn gốc của than thành than đá
+ Than đá được hình thành
đá từ dương xỉ cổ
như thế nào?
3. Củng cố: Chọn các cụm từ thích hợp điền vào chổ trống trong các câu sau
1/ Dương xỉ là những cây đã có rễ, thân, lá thật sự
2/ Lá non của Dương xỉ bao giờ cũng có đặc điểm cuộn tròn
3/ Dương xỉ sinh sản bằng bào tử như rêu. Nhưng khác ở chổ có nguyên tản do bào tử phát
triển thành
4/ Các túi bào tử ở dương xỉ thường mọc thành đốm nằm ở mặt dưới lá và vách túi bào tử
thường có vòng cơ có tác dụng phát tán bào tử
4. Dặn dò:
- Làm hoàn tất các bài tập còn lại trong vở bài tập
- Chuẩn bị bài mới“Ôn tập”: xem và nắm lại kiến thức các bài thuộc chương VI,VII,VIII
RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY
.........................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................

GV: Đặng Văn Mại

***

Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm

24



Giáo án Sinh học 6

---

Năm học : 2016-2017

Ngày soạn : 01-3-2017
Ngày dạy : 03-3-2017
Tuần 25
Tiết : 48
ÔN TẬP
Khối lớp : 6
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Hệ thống hoá toàn bộ các kiến thức đã học từ chương VI => chương VIII
2.Kĩ năng:
- Biết cách hệ thống hóa kiến thức theo sơ đồ tư duy
- Tiếp tục phát triển kĩ năng tư duy lí luận: Phân tích, so sánh, tổng hợp, khái quát hóa
3. Thái độ:
- Giáo dục ý thức yêu thiên nhiên, Có ý thức bảo vệ đa dạng TV
II.PHƯƠNG TIỆN:
- Các tranh vẽ có liên quan
- Các bảng phụ
III. PHƯƠNG PHÁP.
- Dạy học nhóm- Vấn đáp - sơ đồ hóa.
IV. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Kiểm tra:
2 . Bài mới
Hoạt động của giáo viên


Hoạt động của học sinh

Nội dung

Hoạt động 1: Hệ thống hoá toàn bộ các kiến thức đã học( bắt đầu từ học kỳ II )
- GV sử dụng sơ đồ tư duy, hỏi gợi
I.Hệ thống hoá kiến thức
ý để học sinh hệ thống kiến thức
( từ HKII):
1/ Chương VI: Hoa và sinh sản
(Sơ đồ tư duy)
hữu tính
- HS nhớ lại kiến thức, trả lời câu hỏi:
+ Thụ phấn là gì? Có mấy hình + Thụ phấn là quá trình hạt phấn tiếp
thức thụ phấn?
xúc với đầu nhụy của hoa. Có hai hình
thức thụ phấn: Tự thụ phấn và giao
+ Nêu đặc điểm của cây thụ phấn phấn
nhờ gió và nhờ sâu bọ?
+ Đặc điểm của cây thụ phấn nhờ
gió:Hoa thường nằm ở ngọn cây.Bao
hoa thường tiêu giảm.Chỉ nhị dài, hạt
phấn nhiều, nhỏ, nhẹ.Đầu nhuỵ thường
có lông dính.
+ Những hoa thụ phấn nhờ sâu bọ
thường có các đặc điểm sau:Màu sắc
sặc sỡ. Hương thơm mật ngọt. Hạt
- Hướng dẫn HS quan sát sơ đồ phấn có gai. Đầu nhuỵ có chất dính
thụ tinh, nêu câu hỏi:

- Điểm khác biệt cơ bản nhất giữa thụ
+ Thụ tinh là gì? Sự khác biệt cơ tinh và thụ phấn:
bản nhất giữa thụ phấn và thụ Thụ tinh
Thụ phấn
tinh?
Có sự kết hợp Có sự tiếp xúc
giữa TBSD đực giữa hạt phấn với
+ Trình bày quá trình kết hạt và và TBSD cái
đầu nhụy
tạo quả?
+ Sau khi thụ tinh:
Hợp tử phát triển thành phôi
Noãn phát triển thành hạt chứa phôi
2/ Chương VII: Quả và hạt
Bầu nhuỵ phát triển thành quả chứa
+ Hạt gồm những bộ phận nào?
hạt
GV: Đặng Văn Mại
***
Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm
25


×