Tải bản đầy đủ (.pdf) (112 trang)

Bs liem tong quan sieu am co xuong khop

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.91 MB, 112 trang )

TỔNG QUAN SIÊU ÂM CƠ
XƢƠNG KHỚP

BSCK1. LÊ THANH LIÊM – MEDIC


NỘI DUNG
TỔNG QUAN
IX. VÀI BỆNH LÝ
THƢỜNG GẶP
KỸ THUẬT
X. KẾT LUẬN
CHỈ ĐỊNH

GÂN
DÂY CHẰNG
NHỮNG THÀNH PHẦN
KHÁC
1. Bao khớp – màng hoạt dịch
2. Sụn khớp
3. Xương
4. Bệnh sụn xương ngoài khớp
5. U phần mềm
6. Dây thần kinh
VIII. ẢNH GIẢ.
I.
II.
III.
IV.
V.
VI.


VII.


I. TỔNG QUAN
• Bệnh lý cơ xương khớp rất thường gặp, phần lớn liên
quan đến chấn thương và viêm, liên quan đến hoạt
động thể thao hay nghề nghiệp mà gân căng quá mức
hay chấn thương lập đi lập lại.

• Gân cơ của các chi nằm nông nên rất thích hợp để
khảo sát bằng siêu âm với đầu dò tần số cao (7,5 
20 MHz).


I. TỔNG QUAN
• Siêu âm tần số cao là kỹ thuật hiển thị tức thì duy
nhất, với độ phân giải không gian tốt.
• Siêu âm chi phí thấp, đơn giản, tiện lợi, và sẵn có nên
có thể chỉ định đầu tiên.
• Hạn chế: cấu trúc khảo sát nhỏ, một số vùng bị che
khuất bởi cấu trúc xương và có khả năng tạo ảnh giả
do kỹ thuật.
• Việc ấn chẩn bằng siêu âm cho biết tương quan giữa
tổn thương với vị trí đau.
• Ngoài ra, siêu âm giúp theo dõi điều trị và hướng dẫn
can thiệp.


II. KỸ THUẬT
• Đầu dò Linear 7,5 – 12 MHz là lựa chọn tốt nhất để

siêu âm gân.
• Đầu dò cong 3,5 – 5 MHz khảo sát sâu và rộng hơn,
nhưng có thể tạo ảnh giả.
• Dùng tấm đệm khi khảo sát các gân nằm rất nông và
những vùng bề mặt không bằng phẳng.
• Luôn luôn khảo sát một cách có hệ thống, so sánh
vùng tương tự đối bên.
• Cần phối hợp giữa hình ảnh cắt ngang và cắt dọc để
tạo ra sự tiếp cận không gian ba chiều.
• Kết hợp giữa siêu âm B – mode và Doppler có độ
nhạy cao với vi tuần hoàn.


II. KỸ THUẬT
Cách khắc phục giới hạn bề rộng đầu dò:
(1) Dùng kết hợp với đầu dò Convex để xem toàn cảnh.
(2) Chia đôi màn hình siêu âm sau đó nối hình thủ công.
(3) Dùng máy siêu âm có phần mềm tạo hình toàn cảnh Panorama.

Nối hình thủ công.

Hình Panorama.


III. CHỈ ĐỊNH
Chỉ định siêu âm MSK bao gồm (not limited):
1. Đau hoặc rối loạn chức năng.
2. Chấn thương mô mềm hoặc xương.
3. Bệnh lý gân hoặc dây chằng.
4. Viêm khớp, viêm bao hoạt dịch hoặc bệnh lý lắng

đọng tinh thể (crystal deposition disease).
5. Vật thể trong khoang khớp (Intra-articular bodies).
6. Tràn dịch khớp.
7. Dây thần kinh: chèn ép (entrapment), chấn thương,
bệnh lý dây thần kinh, khối u, hoặc sai khớp nhẹ.
AIUM Practice Guideline for the Performance of a Musculoskeletal
Ultrasound Examination, 2012 by the American Institute of Ultrasound in Medicine.


III. CHỈ ĐỊNH
8. Đánh giá mô mềm: khối u, phù nề, hoặc tụ dịch.
9. Phát hiện ngoại vật trong mô mềm.
10. Lập kế hoạch và hướng dẫn thủ thuật xâm lấn.
11. Dị tật bẩm sinh hay phát triển.
12. Đánh giá sau phẫu thuật hau sau thủ thuật.
Kiểm tra siêu âm MSK nên được thực hiện khi có một
lý do y tế hợp lệ. Không có chống chỉ định tuyệt đối.

AIUM Practice Guideline for the Performance of a Musculoskeletal
Ultrasound Examination, 2012 by the American Institute of Ultrasound in Medicine.


III. CƠ
1. Mô học
• Cơ có 2 thành phần là các sợi
cơ cấu tạo bởi các tế bào cơ và
mô liên kết nâng đỡ.
• Sợi cơ  Bao sợi cơ (vô
mạch)  Bó sợi cơ  Bó cơ
 Bao bó cơ (chứa mạch máu

nhỏ)  Bao cơ.
• Khi gộp các đầu cơ lại, các
vách sẽ tạo nên gân.
• Cấu tạo bên trong của cơ thay
đổi tùy theo hướng các bó cơ.


III. CƠ
2. Hình ảnh siêu âm cơ bình thƣờng
• Đặc trưng bởi lớp phản âm kém (các bó sợi cơ) và
những dải phản âm dày (bao bó cơ và bao cơ).
• Cắt dọc sẽ thấy các đường phản âm dày, song song.
• Hình cắt ngang, cơ phản âm kém, rải rác những chấm
và vạch kích cỡ khác nhau, phân bố không đều.

• Cạm bẩy :
– Vách gian cơ giống vùng xơ hóa.
– Mạch máu trong cơ có thể nhầm với máu tụ nhỏ.
– Ảnh giả phản âm dội lại nhiều lần tạo ra các mặt phân cách
giống cân mạc cơ.


III. CƠ
2. Hình ảnh siêu âm cơ bình thƣờng


III. CƠ
2. Hình ảnh siêu âm cơ bình thƣờng

Co cơ và hình ảnh

siêu âm


III. CƠ
2. Hình ảnh siêu âm cơ bình thƣờng
• Doppler mạch máu cơ trước (a,b) và sau vận động (c,d)


III. CƠ
3. Hình ảnh siêu âm cơ bệnh lý
3.1. Chấn thƣơng cơ
• Có 2 loại ngoại lai và nội tại.
• Tổn thương nội tại, tiêu biểu nhất là tổn thương trong
thể thao.
• Tổn thương ngoại lai là hậu quả của chấn thương trực
tiếp từ ngoài, hoặc đụng giập hoặc xuyên thấu.
• 3 yếu tố quyết định độ nặng của tổn thương: bề mặt,
vị trí và lượng máu chảy.
• Vị trí: chủ yếu ở gần nơi bám của các sợi cơ.
• Các yếu tố nguy cơ : Cơ bám vào hai khớp, Cơ có
bám tận ngắn, cơ bám trên cân.


III. CƠ
3. Hình ảnh siêu âm cơ bệnh lý
3.1. Chấn thƣơng cơ
Phải so sánh và khảo sát động khi co cơ và khi ép. Các
dấu hiệu trên siêu âm xuất hiện 24-48 giờ sau tai nạn.
• Rách sợi cơ : tụ dịch trong cơ.
• Máu tụ : có hình ảnh thay đổi theo thời gian, tụ dịch và tổ chức

hóa  tiêu máu cục  tạo nang (ban đầu phản âm dày, sau đó
dần dần giảm phản âm, trống âm).
• Hủy cấu trúc : đám echo kém hay echo dày.
• Rách cân mạc : cân mạc mờ hay biến mất hoàn toàn.
• Tổn thương cân đơn độc: Biểu hiện dày cân ngoại biên hay
dày một nếp trong cơ. Máu tụ giữa các cân.


III. CƠ
3. Hình ảnh siêu âm cơ bệnh lý
3.1. Chấn thƣơng cơ
Biến chứng
• Biến chứng sớm : Huyết khối tĩnh mạch, huyết khối chèn ép
hoặc hội chứng chèn ép khoang.
• Biến chứng muộn : Máu tụ mạn tạo nang, sẹo xơ hoá, thoát vị
cơ, vôi hóa và cốt hóa .
Sẹo xơ : echo dày, có giảm âm phía sau.
Vôi hóa : dãy phản âm dày, có bóng lưng, thường kết hợp
với mô xơ sẹo.


III. CƠ
3. Hình ảnh siêu âm cơ bệnh lý
3.1. Chấn thƣơng cơ
Phân loại theo Peetrons, có 4 mức độ :
• Grade 0 : Siêu âm bình thường hay tổn thương giải phẫu tối
thiểu với máu tụ kín đáo.
• Grade 1 : Vùng phản âm kém hoặc dày, không đồng nhất,
không rõ nét, kèm dày cân không tụ máu.
• Grade 2 : Đứt một phần với máu tụ, không có co rút cơ.

Chọc hút khi phản âm kém và đè ép được.
• Grade 3 : Đứt hoàn toàn, kèm co rút cơ.
Siêu âm cho phép xác định chẩn đoán cấp cứu, tiên lượng và thực
hiện chọc hút giải áp máu tụ hay bilan tiền phẫu.


III. CƠ
3. Hình ảnh siêu âm cơ bệnh lý
3.1. Chấn thƣơng cơ
• Grade 0

• Grade 1


III. CƠ
3. Hình ảnh siêu âm cơ bệnh lý
3.1. Chấn thƣơng cơ

Grade 2

Grade 3


III. CƠ
3. Hình ảnh siêu âm cơ bệnh lý
3.1. Chấn thƣơng cơ
Tổn thƣơng cân đơn thuần
• Giới hạn ở xương nơi cân bám, cứng hơn và kém đàn
hồi hơn các sợi cơ.
• Dày cân ngoại biên hay dày một nếp trong cơ, không

kèm tổn thương rõ ràng các bó cơ.
• Máu tụ giữa các cân có khi nhiều, cần chọc hút dưới
siêu âm(cơ bụng chân trong-cơ may).


III. CƠ
3. Hình ảnh siêu âm cơ bệnh lý
3.1. Chấn thƣơng cơ
Tổn thƣơng cân đơn thuần


III. CƠ
3. Hình ảnh siêu âm cơ bệnh lý
3.1. Chấn thƣơng cơ
Máu tụ tạo nang
Tổn thương cơ bụng chân
trong sau 3 tháng
Không đau nhưng mất chức
năng mức độ trung bình


III. CƠ
3. Hình ảnh siêu âm cơ bệnh lý
3.1. Chấn thƣơng cơ
Sẹo xơ hóa
Chấn thương cũ không đau:
Hình ảnh sẹo sinh âm
Ấn lõm chủ yếu do co cơ
Không có tín hiệu Doppler



III. CƠ
3. Hình ảnh siêu âm cơ bệnh lý
3.1. Chấn thƣơng cơ
Thoát vị cơ
Di chứng đứt cân, thường không đau
Khối sờ chạm được, thể tích thay đổi, chủ yếu do co cơ


III. CƠ
3. Hình ảnh siêu âm cơ bệnh lý
3.1. Chấn thƣơng cơ
Thoát vị cơ
Siêu âm >> MRI


×