Tải bản đầy đủ (.pdf) (73 trang)

Bs phuc sieu am vung khuyu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.64 MB, 73 trang )

SIÊU ÂM
VÙNG KHUỶU
BS LÊ TỰ PHÚC


I. MỤC TIÊU
• Nắm rõ giải phẫu cơ bản và các mốc giải phẫu bề mặt quan
trọng vùng khuỷu
• Các mặt cắt và tư thế để khảo sát vùng khuỷu
• Xác định các cấu trúc giải phẫu vùng khuỷu trên siêu âm
• Các bệnh lý hay gặp vùng khuỷu
• Hình ảnh siêu âm các bệnh lý vùng khuỷu


II. GIẢI PHẪU HỌC

1. Xương và các khớp vùng khuỷu

Khớp khuỷu là tổ hợp gồm ba khớp:
•Cánh tay – trụ: ròng rọc và khuyết ròng rọc. Động tác gấp duỗi cẳng tay, giữ
vững khớp khuỷu
•Cánh tay – quay: chỏm con và chỏm xương quay. Xoay cẳng tay, gấp duỗi
cẳng tay
•Quay – trụ: chỏm xương quay và khuyết quay xương trụ. Phối hợp với khớp
quay – trụ dưới làm động tác sấp ngửa cẳng tay


II. GIẢI PHẪU HỌC
2. Bao khớp và dây chằng

Bao khớp (articular capsule): tạo


các túi hoạt dịch vùng trước
khuỷu và sau khuỷu (synovial
recesses)
Dây chằng quanh khớp:
+ dây chằng vòng: cố định đầu
trên xương quay vào xương trụ,
hai đầu bám vào xương trụ, vòng
quanh viền sụn đầu xương quay
+ dây chằng bên quay: 2 bó trước
sau, từ MTLCN đến xương quay
phía trước và đến mỏm khuỷu
phía sau
+ dây chằng bên trụ: 2 bó trước
sau, từ MTLCT đến mỏm vẹt và
mỏm khuỷu


II. GIẢI PHẪU HỌC
3. Bốn nhóm cơ chính quanh khuỷu

a. Phía trước
•Gân bám tận cơ nhị đầu: bám vào
lồi củ xương quay, động tác gấp và
ngửa cẳng tay (khi cẳng tay đang
sấp)
•Gân cơ cánh tay: bám vào lồi củ
xương trụ, gấp cẳng tay
•Cơ cánh tay quay: nguyên ủy 2/3
trên lồi cầu ngoài, gấp cẳng tay



II. GIẢI PHẪU HỌC
3. Bốn nhóm cơ chính quanh khuỷu

b. Phía sau
•Gân cơ tam đầu cánh tay: bám
vào mỏm khuỷu, duỗi cẳng tay


II. GIẢI PHẪU HỌC
3. Bốn nhóm cơ chính quanh khuỷu
c. Phía ngoài: gân duỗi chung
bám lồi cầu ngoài

Gân cơ duỗi cổ tay quay
ngắn

d. Phía trong: gân gấp chung
bám lồi cầu trong
Dạng
bàn
tay

Cơ sấp tròn
Cơ gan tay dài
Cơ gấp các ngón nông

Gân cơ duỗi chung các ngón
Cơ duỗi ngón út
Gân cơ duỗi cổ tay trụ


Gân cơ gấp cổ tay quay

Khép
bàn
tay

Gân cơ gấp cổ tay trụ


II. GIẢI PHẪU HỌC
3. Bốn nhóm cơ chính quanh khuỷu
c. Nhóm gân cơ bám lồi cầu ngoài

d. Nhóm gân cơ bám lồi cầu trong


II. GIẢI PHẪU HỌC
* Các cơ sấp và ngửa


II. GIẢI PHẪU HỌC

4. Các túi hoạt dịch quanh gân và xương (synovial bursa)
Các cấu trúc này giúp giảm thiểu ma sát do trượt lên nhau khi chuyển
động giữa các xương, giữa gân và xương, giữa gân và gân. Các cấu trúc
này cũng được lót bởi màng hoạt dịch giống màng hoạt dịch khớp
nhưng không liên quan đến ổ khớp.

•Túi hoạt dịch mỏm khuỷu (oclecanon bursa)

•Túi hoạt dịch nhị đầu - quay (bicipitoradial bursa)
•Túi hoạt dịch gian cốt quay - trụ (interosseous bursa).


II. GIẢI PHẪU HỌC

5. Động mạch và thần kinh vùng khuỷu
a.Động mạch cánh tay
Liên quan vùng khuỷu trước: ĐM đi trong rãnh nhị đầu trong cùng với TK
giữa. TK ở phía trong ĐM.

b.Thần kinh quay, trụ, giữa
TK quay: thần kinh quay chọc qua vách gian cơ ngoài để trở lại khu cánh
tay trước nằm giữa cơ cánh tay và cơ cánh tay quay, mốc tìm thần kinh quay
trên siêu âm vùng khuỷu là cơ cánh tay quay, nhận cảm giác mặt mu 3 ngón
rưỡi ngoài
TK trụ: mốc tìm thần kinh trụ vùng khuỷu là rãnh thần kinh trụ, nhận cảm
giác da 1 ngón rưỡi ngoài
TK giữa: phía trong động mạch cánh tay, mốc tìm thần kinh giữa vùng
khuỷu là ĐM cánh tay, nhận cảm giác da mặt lòng 3 ngón rưỡi ngoài


III. GIẢI PHẪU BỀ MẶT


III. GIẢI PHẪU BỀ MẶT
• Hai lồi cầu trong và ngoài:
vuốt dọc từ cánh tay xuống
khuỷu, là hai mỏm xương
nằm trong cùng và ngoài

cùng
• Chỏm quay: phía dưới mỏm
trên lồi cầu ngoài, cảm thấy
xoay khi sấp ngửa cẳng tay
• Mỏm khuỷu: thấy rõ mặt sau
khi gấp cẳng tay


III. GIẢI PHẪU BỀ MẶT
• Gân cơ nhị đầu: sờ thấy rõ vùng giữa nếp
khuỷu khi gấp cẳng tay, di chuyển khi sấp
ngửa cẳng tay (thấy rõ khi gấp cẳng tay 90
độ).
• Gân cơ tam đầu: cảm nhận sự co cơ khi đặt
tay sau trên mỏm khuỷu
• Cơ cánh tay quay: gấp cẳng tay trong tư thế
sấp, cơ gồ lên nằm trước ngoài cơ nhị đầu
• Có thể cảm nhận sự co cơ của các cơ duỗi cổ
tay quay, cơ duỗi chung các ngón khi làm
động tác duỗi cổ tay, duỗi các ngón (sờ dưới
lồi cầu ngoài). Các cơ gấp cổ tay cũng có thể
cảm nhận khi sờ dưới trước lồi cầu trong
• Sờ thấy thần kinh trụ phía sau lồi cầu trong


IV. CÁC TƯ THẾ KHẢO SÁT VÙNG KHUỶU


V. HÌNH ẢNH SIÊU ÂM BÌNH THƯỜNG
Thứ tự các lớp từ sâu ra nông

Xương  Sụn khớp  Mỡ trong bao khớp  Bao khớp
 Dây chằng  Gân, cơ  Lớp dưới da  Lớp da


V. HÌNH ẢNH SIÊU ÂM BÌNH THƯỜNG
1. Mặt ngoài khuỷu: dọc


V. HÌNH ẢNH SIÊU ÂM BÌNH THƯỜNG
1. Mặt ngoài khuỷu: ngang mỏm trên lồi cầu ngoài


V. HÌNH ẢNH SIÊU ÂM BÌNH THƯỜNG
1. Mặt ngoài khuỷu: ngang qua đầu trên x.quay


V. HÌNH ẢNH SIÊU ÂM BÌNH THƯỜNG
2. Mặt trước khuỷu: dọc khớp cánh tay - quay


V. HÌNH ẢNH SIÊU ÂM BÌNH THƯỜNG
2. Mặt trước khuỷu: ngang qua chỏm con x.quay


V. HÌNH ẢNH SIÊU ÂM BÌNH THƯỜNG
2. Mặt trước khuỷu: ngang qua đầu trên x.quay


V. HÌNH ẢNH SIÊU ÂM BÌNH THƯỜNG
2. Mặt trước khuỷu: ngang qua chỏm con và ròng rọc



V. HÌNH ẢNH SIÊU ÂM BÌNH THƯỜNG
2. Mặt trước khuỷu: dọc qua cơ cánh tay


V. HÌNH ẢNH SIÊU ÂM BÌNH THƯỜNG
2. Mặt trước khuỷu: dọc bám tận gân cơ nhị đầu


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×