Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Siêu âm vùng chậu và ổ bụng ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (124.31 KB, 5 trang )

Siêu âm vùng chậu và ổ bụng
Siêu âm vùng chậu và ổ bụng là biện pháp an toàn và
không gây đau đớn. Bằng cách sử dụng sóng âm, siêu âm
cho ra kết quả là một hình ảnh bên trong khu vực tiến hành
siêu âm. Từ hình ảnh này, các bác sĩ có thể chẩn đoán, phát
hiện những vấn đề xảy ra ngay tại vùng chậu, ổ bụng của
bạn hoặc xung quanh hai vị trí ấy.
Siêu âm vùng chậu và ổ bụng giúp bác sĩ tìm ra mầm mống của các
bệnh (google image)
1. Vài nét về siêu âm vùng chậu và ổ bụng

Siêu âm vùng chậu và ổ bụng giúp bác sĩ tìm ra mầm mống
của các bệnh ở gan, thận, đường mật, tuyến tụy, lá lách và
một số bệnh tại các cơ quan dưới bụng và vùng chậu như
bệnh phụ khoa, bệnh ở bàng quang Bên cạnh đó, siêu âm
cũng thường được dùng để kiểm tra sự phát triển của thai
nhi trong suốt thai kỳ của người phụ nữ. Đặc biệt, siêu âm
vùng chậu và ổ bụng còn giúp bạn truy tìm được nguyên
nhân dẫn đến hiện tượng vô sinh – hiếm muộn ở nữ giới.

Việc thực hiện siêu âm vùng chậu và ổ bụng hay bất kỳ bộ
phận nào bên trong cơ thể bạn đều phải do các bác sĩ
chuyên khoa tiến hành mới mong đạt được kết quả chuẩn
xác.

2. Chuẩn bị siêu âm

Siêu âm được coi là biện pháp chẩn đoán ngoại trú trong
các bệnh viện. Trước khi bắt đầu siêu âm, bạn nên đọc kỹ
bản hướng dẫn để chuẩn bị tốt nhất cho quá trình siêu âm.
Siêu âm ở những vùng khác nhau sẽ có những chỉ dẫn khác


nhau.

Đối với một số trường hợp siêu âm, bạn cần nhịn đói trước
từ 8 – 12 tiếng, ngược lại với những trường hợp như siêu
âm thận hay bàng quang, hoặc đôi khi là siêu âm vùng
chậu, bạn cần uống nước trước khi siêu âm 1 tiếng. Bàng
quang chứa đầy nước giúp nâng ruột già qua vùng chậu, tạo
điều kiện cho việc siêu âm diễn ra dễ dàng hơn.

3. Quá trình siêu âm

Để hoàn thành một lần siêu âm thông thường phải mất 10 –
15 phút. Khi siêu âm, bạn có thể được yêu cầu mặc một
chiếc áo choàng mỏng hoặc cởi bỏ quần áo.

Máy quét siêu âm trông giống như một hệ thống máy tính
gia đình, bao gồm một ổ cứng, bàn phím và một màn hình
hiển thị. Ngoài ra còn có một bộ cảm biến cầm tay. Bộ cảm
biến này phát ra sóng âm và nhận phản hồi trở lại. Những
hình ảnh bên trong cơ thể bạn sẽ được hiển thị lên trên màn
hình và liên tục được cập nhật.

Tùy theo tình trạng bệnh lý của từng người, bác sĩ có thể đề
nghị tiến hành siêu âm vùng chậu hoặc ổ bụng, hay cả hai
khu vực nói trên.

4. Kết quả siêu âm và những rủi ro có thể gặp phải

Khi có kết quả kiểm tra (khoảng vài ngày sau đó), bác sĩ sẽ
gửi cho bạn bản kết quả dưới dạng báo cáo, nếu cần bạn sẽ

được giải thích cụ thể về kết quả này để hiểu rõ về tình
trạng bệnh lý của bản thân.

Kiểm tra bằng phương pháp siêu âm thường rất an toàn. Nó
chỉ dùng sóng âm thay vì sử dụng phóng xạ nên không hề
mang đến bất cứ rủi ro nào trong quá trình thực hiện.

Điều đáng nói là siêu âm chẩn đoán theo tiêu chuẩn không
hề có tác dụng phụ. Nếu có thì may ra chỉ là cảm giác hơi
khó chịu khi bộ cảm biến của máy siêu âm quét qua khu
vực cần kiểm tra mà thôi, nhất là những vùng nhạy cảm
trên cơ thể bạn. Vì vậy, bạn có thể hoàn toàn yên tâm về
tính chính xác và độ an toàn khi tiến hành siêu âm vùng
chậu và ổ bụng.
Theo

×