Tiết:
Ngày soạn:
Đọc thêm:
Tên bài dạy:BẮT SẤU RỪNG U MINH HẠ
(Trích “ Hương rừng Cà Mau”)
Sơn Nam
I/-MỤC TIÊU: Giúp HS:
-ThẤY được tài trí và tinh thần dũng cảm tuyệt vời của người dân miền cực Nam đất nước đã đổ
bao mồ hôi, cả máu nữa trong cuộc vật lộn với thiên nhiên để mở mang bờ cõi cho Tổ quốc.
- Hiểu được những đặc sắc nghệ thuật của tác phẩm: nghệ thuật trần thuật, khắc họa nhân vật, tạo
không khí,sử dụng ngôn ngữ thể hiện đậm nét màu sắc địa phương Nam bộ.
II/CHUẨN BỊ:
1/ Giáo viên: SGK,Giáo án,Tư liệu có liên quan,Bảng phụ…
2/Học sinh:SGK, Bài soạn,Tập ghi bài.
III/-PHƯƠNG PHÁP :Phát vấn,nêu vấn đề,tạo tình huống,thảo luận nhóm…
IV/- TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
1/ỔN ĐỊNH LỚP:
2/KIỂM TRA BÀI CŨ:
-Câu 1:
Đáp án + Biểu điểm:
-Câu 2:
Đáp án + Biểu điểm:
3/ DẠY BÀI MỚI:
Hoạt động của GV +
HS
NỘI DUNG BÀI DẠY
-HS đọc phần tiểu dẫn
trong SGK.
- Hãy trình bày những
nét chính về cuộc đời
của tác giả Sơn Nam?
- Những tác phẩm chính
của nhà văn SN theo
từng thời kì là gì?
+Thời chống Pháp?
+ Thời chống MĨ?
+ Thời ki sau 1975?
-Em hãy cho biết đôi
nét chimnh1 về tác
phẩm “Hương rừng Cà
Mau” của nhà văn SN?
-Nêu đặc điểm của rừng
U Minh?
I.Tìm hiểu chung:
1.Tác giả:
Nhà văn Sơn Nam:sinh năm 1926.Tên khai sinh là Phạm
Minh Tài.Quê ở Đồng Hới,An Biên, Rạch Giá(Kiên Giang)
-Học hết trung học,SN tham gia CM từ năm 1945 và hoạt động
văn nghệ chống Pháp ở khu IX.Từ 1954-1975,ông làm báo ở
Sài Gòn.Sau 1975 ,ông là hội viên hội nhà văn Việt Nam, ủy
viên BCH Hội liên hiệp Văn học nghệ thuật thành phồ Hồ Chí
Minh.
-Tác phẩm chính:
+Thời kì chống Pháp: “ Tây đầu đỏ”, “ Bên rừng cú lao Dung”.
+ Thời chống Mĩ: “Hương rừng Cà Mau”, “Hai cõ U Minh”,
“Bà Chúa Hàn”, “Chim quyên xuống đất”, “ Văn minh miệt
vườn”…
-Thời kì sau 1975: “ Bến Nghé xưa”, “Đất Gia Định”, “Đồng
bằng sông Cửu Long- nét sinh hoạt xưa”.
2.Tác phẩm:
“ Hương rừng Cà Mau” gồm 18 truyện ngắn viết vềnhững con
người lao động có sức sống, đậm sâu ân nghĩa, tài ba trí
dũng,gan góc, kiên cường.Bộc lộ tình ỵêu quê hương , đất
nước.Cách dựng truyện nhiều chi tiết li kì, nhân vật giàu chất
sống, ngôn ngữ đậm sắc thái địa phương Nam bộ.
- Rừng U Minh có diện tích 2000km2, từ sông Ông Đốc
đến Rạch Giá, tựa lưng vào miền Tây Nam bộ, mặt
hướng ra vịnh Thái Lan. Sông Trạm và sông Cái Tàu
-HS đọc văn bản.
- Hãy nêu đại ý của
đoạn trích “ Bắt sấu
rừng U Minh Hạ”?
- Qua đoạn trích này
nhân vật ông Năm Hên
được tác giả miêu tả
như thế nào?
- Bài hát cầu hồn của
ông Năm Hên thể hiện
điều gì trong tình cảm
của ông?
- Tại sao nói ông Năm
Hên là người khác
thường?
- Hãy thuật lại những
chi tiết thể hiện tài bắt
sấu của ông Năm Hên?
(HS thảo luận theo tổ
và cử đại diện trả lời)
- Tài bắt sấu của ông
Năm Hên nói lên điều
gì về người dân Nam
Bộ?
-Bài học cuộc sống mà
chúng ta rút ra được từ
việc bắt sấu của ông
Năm Hên là gì?
-
chia U Minh thành U Minh Thượng phía Bắc,U Minh
Hạ phiá Nam
3.Đại ý đoạn trích:
Tài năng, mưu lược và lòng dũng cảm của ông Năm Hên
đã bắt được đàn cá sấu và lòng ngưỡng mộ, khâm phục của
mọi người.
II. Đọc-Tìm hiểu văn bản:
1. Ông Năm Hên:
-Là người chuyên bắt sấu ở Kiên Giang đã chủ động tìm
đến ngọn rạch Cái Tàu.
- Ông là người nông dân nghèo.
-Bài hát gọi hồn của ông nghe thật ảo não, rùng rợn.Đó là
gọi những cô hồn.Họ chẳng được ai cúng bái vì không biết
bị chết ngày nào..Những con người xấu số, thiệt phận ấy
chỉ vì miếng cơm, manh áo mà phải lìa bỏ gia đình, người
thân“ Xa cây, xa cối, xa cội , xa cành“. Bài hát thể hiện nỗi
lòng thương tiếc của người sống với những người xấu số
thiệt phận, thể hiện tình cảm của người nông dân.
- Bài hát ấy cũng thể hiện ông Năm Hên là người có cái
khác thường.Ông nhận mình là người bắt sấu trên khô,
không cần lưỡi như người đi cây cá sấu.Mà lại „bắt bằng
tay không“ và „sấy ở ao giữa rừng tôi bắt nhiều lần
rồi“.Ông còn giảng giải cho người ta biết „ theo như người
khác thì người ta nói đó là bùa phép để kiếm tiền.Nghề bắt
sấu có thể làm giàu được, ngặt tôi không mang thứ phú
quới đó“.
- Tài bắt sấu của ông Năm Hên:
+Ông chỉ cần người dẫn đường còn tự mình dùng mưu để
bắt cá sấu.Ao cá sấu ở rạch do ông Năm Hên và Tư Hoạch
đào cho cạn dần nước ở trong ao. Đốt lửa cho bén xuống
lau sậy laoị to trong ao.Nước cạn.Cá sấu bị nóng theo rạch
đào sẵn lên rừng.
+Khi sấy há miệng đớp mồi,bị ông Năm Hên đút vào
miệng sấy khúc mướp làm dính chặt hai hàm răng. Cắt cái
gân đuôi làm đươi sấu bị tê liệt. Lấy dây thừng trói hai
chân sau quặt về phía sau. Còn chân trước để sấu tự bơi
theo thuyền.
-Ông Năm Hên có mưu mẹo thật tài ba:Đúng là tay
không mà bắt sấu.Điều đó cho thấy người nông dân ở xứ
rừng sông nước Cá Mau rất hiểu biết thiên nhiên,dẫu có
phải đối mặt với hiểm nguy vẫn sáng tạo mọi cách để vượt
qua và chiến thắng.Chuyễn bắt sấu có thể hư cấu đôi phần
nhưng trong cược sống phải có những người tài giỏi như
ông Năm Hên.Đó là những người nông dân sống chất phác,
thuần hậu, ngay thẳng, không lợi dụng để kiếm tiền, lừa
ngừơi khác.Ông Năm Hên bắt cá sấu như loại trừ một thảm
họa của thiên nhiên đối với con người.
- Ở đời thấy thảm họa mà tìm cách chạy trốn thì dù có chạy
đến cùng trời cuối đất, thảm họa vẫn cứ đến.Phải tìm mọi
cách trừ thảm họa ấy.Ông Năm Hên đã từng mất một người
anh ruột, cũng như chứng kiến bao con người vì kế sinh
nhaihằng ngày, khai khẩn đất hoang ở xứ U MinhCà Mau
này mà bị lìa bỏ người thân vì bị cá sấu ăn thịt.Trong khó
- Hãy trình bày những
nét chính về nghệ thuật
của đoạn trích?
khăn ác liệt con người đã nảy sinh ra sáng kiến.Đây cũng là
đặc điểm của người dân Nam bộ ở vùng cực Nam Tổ quốc
nói riêng và đất nước ta nói chung.
2. Nghệ thuật:
- NGhệ thuật kể chuyện rất ngắn gọn mà nghe như
không khí huyền thoại.Cốt truyện thì như cổ tích. Nhân
vật không hề bộc lộ tâm trạng và diễn biến tâm trạng,
nói là làm.Nói như thế nào thì làm như thế ấy.Nói tóm
lại nhân vật không bộc lộ nội tâm, không có đời sống
tâm lí phức tạp.
- Ngôn ngữ địa phương, giàu yếu tố thổ ngữ.
4/.CỦNG CỐ : GV giúp HS củng cố nội dung chính của bài
-Tác giả Sơn Nam.
- Tác phẩm „Bắt sấu rừng U Minh Hạ“.
- Nhân vật ông Năm Hên.- Nghệ thuật của truyện.
5/.DẶN DÒ:
+ Học bài cũ.
+ Chuẩn bị bài mới: “ Những đứa con trong gia đình”
*RÚT KINH NGHIỆM: