Tải bản đầy đủ (.docx) (33 trang)

GIÁO ÁN DỰ THI DẠY HỌC TÍCH HỢP BÀI CẢNH KHUYA CỦA HỒ CHÍ MINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.15 MB, 33 trang )

Sản phẩm dự thi dạy học tích hợp

Năm học 2015 - 2016

PHIẾU MÔ TẢ HỒ SƠ DẠY HỌC DỰ THI CỦA
GIÁO VIÊN
I. Tên hồ sơ dạy học: DỰ ÁN VÀ GIÁO ÁN DẠY HỌC TÍCH HỢP:
Tiết 44 - Văn bản:

Người thực hiện: Ngô Thị Yên

CẢNH KHUYA

Trường THCS Văn Hải


Sản phẩm dự thi dạy học tích hợp

Năm học 2015 - 2016

II. Mục tiêu dạy học:
1.Kiến thức:
- Học sinh nắm được nội dung nghệ thuật của bài thơ.
- Cảm nhận và phân tích được tình yêu thiên nhiên gắn với lòng yêu nước sâu
nặng cùng tinh thần trách nhiệm lớn lao đối với vận mệnh dân tộc của Bác Hồ biểu
hiện trong bài thơ.
- Biết được thể thơ và chỉ ra được những nét đặc sắc nghệ thuật của bài thơ.
- Thấy được sự sáng tạo của nhà thơ trong việc sử dụng hình ảnh khơi gợi liên
tưởng, kết hợp miêu tả, biểu cảm.
2. Kỹ năng:
- Rèn kĩ năng đọc và phân tích, cảm nhận thơ.


3. Thái độ:
Học sinh biết kính yêu, biết ơn, cảm phục Bác Hồ - Vị lãnh tụ, danh nhân văn
hóa.
4. Giáo dục:
- Giáo dục học sinh tình cảm yêu thiên nhiên và kính yêu, biết ơn Bác Hồ. Từ
đó biết sống, “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”.
5. Tích hợp các liên môn:
+ Phân môn Tiếng Việt: Khi phân tích, cảm nhận từng câu thơ, tôi đã hướng
dẫn học sinh tích hợp với phần Tiếng Việt về các biện pháp tu từ như: Phép so sánh
(ở lớp 6 – bài 19), phép điệp ngữ, các kiểu điệp ngữ ở lớp 7(bài 13), Phép nhân hóa ở
lớp 6 (bài 22) và một số thủ pháp nghệ thuật nổi bật của thơ cổ như: phép đối, nghệ
thuật lấy động tả tĩnh.
+ Phân môn Văn bản:
- Thơ của Nguyễn Trãi (Bài “Côn Sơn ca” lớp 7): Khi phân tích câu thơ miêu tả âm
thanh tiếng suối tôi có liên hệ đến câu thơ của Nguyễn Trãi hơn 600 năm về trước
trong “Côn Sơn ca” mà các em đã được tìm hiểu ở bài 16.
“Côn Sơn suối chảy rì rầm
Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai.”
Qua đó học sinh thấy được sự gần gũi, thân thiết giữa hai hồn thơ cũng như sự
khác biệt giữa Bác Hồ với các danh nho xưa: Nguyễn Trãi về với Côn Sơn là để ở ẩn;
xa lánh bụi trần, danh lợi; lấy suối, đá, thông, trúc làm bầu bạn. Bác Hồ cũng đến với
Người thực hiện: Ngô Thị Yên

Trường THCS Văn Hải


Sản phẩm dự thi dạy học tích hợp

Năm học 2015 - 2016


chốn lâm tuyền Việt Bắc nhưng là để làm cách mạng, xây dựng chiến khu đánh Pháp.
Và suối đã trở thành bài ca, câu hát nâng đỡ tâm hồn Bác trong suốt những năm dài
kháng chiến gian khổ.
- Bài “Chinh phụ ngâm khúc” của Đặng Trần Côn – Đoàn Thị Điểm dịch (lớp
7 – Trích học đoạn: “Sau phút chia li”):
- Hình ảnh trăng, hoa trong thơ Bác gợi ta nhơ đến những vần thơ cổ đầy ước lệ
trong Chinh phụ ngâm khúc của Đoàn Thị Điểm
“Hoa dãi nguyệt nguyệt in một tấm,
Nguyệt lồng hoa, hoa thắm từng bông
Nguyệt hoa, hoa nguyệt trùng trùng,
Trước hoa dưới nguyệt trong long xiết đau.”
- Bài thơ “Đêm nay Bác không ngủ” của nhà thơ Minh Huệ - lớp 6): Ở phần 2,
khi phân tích hai câu thơ cuối, nhằm giúp học sinh cảm nhận sâu sắc hơn tình cảm
yêu nước sâu nặng và tinh thần trách nhiệm lớn lao của Bác Hồ đối với vận mệnh
dân tộc, tôi đã hướng dẫn học sinh tích hợp với bài “Đêm nay Bác không ngủ” của
nhà thơ Minh Huệ mà các em đã được học ở lớp 6 (bài 23): Trong bài thơ “Đêm nay
Bác không ngủ”, nhà thơ Minh Huệ cũng đã viết về nỗi lo việc nước của Bác trong
một đêm không ngủ trên đường Người tham gia chiến dịch Biên Giới năm 1950:
“… Bác thương đoàn dân công
Đêm nay ngủ ngoài rừng
Rải lá cây làm chiếu
Manh áo phủ làm chăn
Ngoài trời mưa lâm thâm
Làm sao cho khỏi ướt
Càng thương càng nóng ruột
Mong trời sáng mau mau”.
- Thơ Hồ Chí Minh(Bài “Không ngủ được” trích tập “Nhật kí trong tù” lớp 8 –
Phần tham khảo):
Bác Hồ cũng đã từng nói về nỗi lòng canh cánh ấy trong bài thơ “Không ngủ
được”, trích từ tập thơ “Nhật kí trong tù” mà các em sẽ được tìm hiểu ở chương trình

Ngữ Văn lớp 8:
Một canh … hai canh … lại ba canh
Trằn trọc băn khoăn giấc chẳng thành
Canh bốn, canh năm vừa chợp mắt
Sao vàng năm cánh mộng hồn quanh
Người thực hiện: Ngô Thị Yên

Trường THCS Văn Hải


Sản phẩm dự thi dạy học tích hợp

Năm học 2015 - 2016

+ Phân môn Tập làm văn: Phương thức biểu đạt biểu cảm, miêu tả, phát biểu
cảm nghĩ về tác phẩm văn học ( Bài 12,13 - Lớp 7): Qua phần phân tích, tìm hiểu bài
thơ “Cảnh khuya”, học sinh vận dụng tích hợp với phần Tập làm văn để thực hành
tạo lập văn bản phát biểu cảm nghĩ về một tác phẩm văn học với bài tập ở phần luyện
tập sau bài học: Viết bài văn trình bày cảm nghĩ của em về hai câu thơ đầu bài thơ
“Cảnh khuya” của Hồ Chí Minh.
+ Môn lịch sử lớp:
- Trong phần giới thiệu về tác giả Hồ Chí Minh, tôi đã tích hợp với phần lịch
sử lớp 9 bài 16 – Một số nét về cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của Bác Hồ, quá
trình ra đi tìm đường cứu nước, những ngày tháng hoạt động cách mạng ở chiến khu
Việt Bắc thông qua những hình ảnh, video tư liệu kết hợp với lời giới thiệu:
“Bác Hồ sinh ra trong một gia đình nhà nho yêu nước, ở một vùng quê giàu truyền
thống văn hóa, cách mạng

Làng Sen – Nghệ An, quê nội Bác
Lớn lên chứng kiến cảnh nước mất, nhà tan, Người luôn đau đáu trong lòng

một nỗi niềm cứu nước, cứu dân. Ra đi tìm đường cứu nước khi mới 21 tuổi.

Người thực hiện: Ngô Thị Yên

Trường THCS Văn Hải


Sản phẩm dự thi dạy học tích hợp

Năm học 2015 - 2016

Bác Hồ làm phụ bếp trên con tàu
đã đưa Người ra đi tìm đường cứu nước năm 1911

Bác Hồ tại Đại hội Đảng Cộng sản Pháp (1920)
Trải qua hơn 30 năm bôn ba khắp năm châu. Tháng 2 năm 1941, Người trở về
nước trực tiếp lãnh đạo cuộc cách mạng của dân tộc.
Trong những ngày kháng chiến chống Pháp gian khổ và ác liệt, Bác đã cùng bộ
đội ta nếm mật nằm gai. Núi rừng Việt Bắc đã trở thành thủ đô kháng chiến

Người thực hiện: Ngô Thị Yên

Trường THCS Văn Hải


Sản phẩm dự thi dạy học tích hợp

Năm học 2015 - 2016

Bác Hồ hoạt động cách mạng ở chiến khu Việt Bắc

“Nơi đây sống một người tóc bạc
Người không con mà có triệu con
Nhân dân ta gọi Người là Bác
Cả đời Người là của nước non”
Cả cuộc đời Bác đã giành trọn cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc: Một
đời vì nước, vì dân.
Chúng ta cùng theo chân Bác trở về với thủ đô đại ngàn Việt Bắc trong những
năm đầu của cuộc kháng chiến trường kì.”

Người thực hiện: Ngô Thị Yên

Trường THCS Văn Hải


Sản phẩm dự thi dạy học tích hợp

Năm học 2015 - 2016

Video Bác Hồ ở Việt Bắc
-Trong phần phân tích hai câu cuối – Nỗi lo việc nước của Bác, liên hệ đến
cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp ở thời điểm năm 1947; đang diễn ra chiến
dịch Việt Bắc – Thu Đông (Sử 9 – Bài 25). Qua đó, học sinh hiểu được một số đặc
điểm về tình cách mạng Việt Nam trong thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống
Pháp vô cùng khó khăn, gian khổ, gay go. Đồng thời thấy được nỗi niềm day dứt
non nước của nhà thơ, người chiến sĩ, vị lãnh tụ vĩ đại trong hoàn cảnh đó.
+ Môn Địa lí: Trong phần giới thiệu về tác phẩm để học sinh hiểu rõ hơn về
hoàn cảnh sáng tác bài thơ “Cảnh khuya”, tôi đã giúp học sinh tìm hiểu một số đặc
điểm địa lí về khu căn cứ địa Việt Bắc; thông qua một số hình ảnh, câu hỏi và lời giới
thiệu về khu địa danh Việt Bắc cũng như hang Pác Bó – nơi Bác Hồ hoạt động cách
mạng trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp:


Người thực hiện: Ngô Thị Yên

Trường THCS Văn Hải


Sản phẩm dự thi dạy học tích hợp

Năm học 2015 - 2016

Lược đồ khu căn cứ địa Việt Bắc
Việt Bắc là một khu vực thuộc vùng núi phía Bắc Hà Nội thời kháng chiến
chống Pháp (1945-1954) bao gồm nhiều tỉnh ở Bắc Bộ. Ngày nay nó thường được
hiểu là khu vực gồm 6 tỉnh Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Hà Giang, Tuyên
Quang, Thái Nguyên hay còn được gọi tắt là Cao - Bắc - Lạng - Hà - Tuyên - Thái.
Việt Bắc chính là Thủ đô kháng chiến, bởi đây là nơi trú đóng của đầu não Đảng
Cộng sản Việt Nam thời kỳ trước CM tháng Tám năm 1945, và là nơi trú đóng của
đầu não chính phủ Việt Minh trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp (1946 - 1954).
Trên mảnh đất này có nhiều núi non, rừng rậm, sông suối rất thuận lợi cho các
đội du kích, các cơ sở cách mạng hoạt động. Và hang Pác Bó chính là nơi Bác Hồ
làm việc, hoạt động cách mạng.

Hang P¸c Bã

Người thực hiện: Ngô Thị Yên

Trường THCS Văn Hải


Sản phẩm dự thi dạy học tích hợp


Năm học 2015 - 2016

Hang Pác Bó – Nơi Bác Hồ làm việc
+ Môn giáo dục công dân: Tích hợp giáo dục học sinh tình cảm kính yêu, biết
ơn, cảm phục Bác Hồ - Vị lãnh tụ, danh nhân văn hóa.
+ Môn Mĩ Thuật: Sau khi phân tích xong bài thơ, học sinh vận dung những kĩ
năng của môn Mĩ Thuật để khái quát nội dung bài học theo sơ đồ tư duy ở câu hỏi
thảo luận: vẽ sơ đồ tư duy nội dung 2 câu thơ đầu, 2 câu thơ cuối.
+ Môn HĐNG LL lớp 7- Tư tưởng Hồ Chí Minh, rèn luyện kĩ năng sống:
Phong trào học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh qua bài tập
liên hệ: Trong phong trào “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”
hiện nay, qua bài thơ “Cảnh khuya”, em học tập được điều gì ở Bác.
Đồng thời qua đó cũng góp phần giáo dục kĩ năng sống cho học sinh: Biết kính
yêu, biết ơn, cảm phục Bác Hồ - Vị lãnh tụ, danh nhân văn hóa; biết yêu thiên nhiên,
yêu gia đình, quê hương, đất nước; sống có trách nhiệm với gia đình, quê hương, đất
nước bằng những việc làm cụ thể, thiết thực như nỗ lực cố gắng rèn luyện, chăm chỉ
học hành để trở thành con ngoan trò giỏi, cháu ngoan Bác Hồ, thực hiện lời dạy của
Bác Hồ năm xưa.
+ Môn Âm Nhạc: Kết thúc bài học, học sinh cảm nhận những tình cảm và tấm
lòng bao la cùng tinh thần trách nhiệm lớn lao của Bác Hồ đối với vận mệnh dân tộc
qua giai điệu bài hát “Bác Hồ một tình yêu bao la”, sáng tác của nhạc sĩ Thuận Yến.
(Video bài hát)

Người thực hiện: Ngô Thị Yên

Trường THCS Văn Hải


Sản phẩm dự thi dạy học tích hợp


Năm học 2015 - 2016

III. Đối tượng dạy học:
Học sinh lớp 7A, số lượng 38 em. Là học sinh lớp 7 nhưng do các em là học
sinh vùng nông thôn, lại là học sinh đầu cấp nên khả năng cảm thụ văn học của các
em còn hạn chế.
Hơn nữa số lượng học sinh trong lớp học đông nên khi vận dụng những
phương pháp và áp dụng kĩ thuật dạy học để phát triển được năng lực phù hợp với
từng đối tượng học sinh nhằm nâng cao năng lực cảm thụ của các em còn gặp nhiều
khó khăn.
Điều kiện cơ sở vật chất nhà trường còn nhiều khó khăn, số lượng sách báo,
đặc biệt là sách tham khảo thư viện nhà trường rất hạn chế nên các em không được
đọc, tham khảo nhiều. Điều đó ít nhiều hạn chế đến khả năng hiểu và cảm thụ văn
học của các em.
IV. Ý nghĩa của bài học:
- Qua thực tế quá trình dạy học chúng tôi thấy rằng việc kết hợp kiến thức các
môn học vào bài giảng trong một môn học Ngữ Văn là việc làm hết sức cần thiết.
Điều đó đòi hỏi người giáo viên không chỉ nắm chắc kiến thức của bộ môn Ngữ Văn
mà còn phải không ngừng trau dồi kiến thức các môn học khác như Sử, Địa
lí, Giáo dục công dân, giáo dục kĩ năng sống cũng như những kiến thức thực tế để
tổ chức, hướng dẫn các em giải quyết các tình huống, các vấn đề đặt ra trong bài học
một cách hiệu quả nhất.
- Đồng thời ,tôi thấy rằng “tích hợp” là một khái niệm được sử dụng trong
nhiều lĩnh vực. Đặc biệt trong giáo dục tích hợp kiến thức liên môn vào việc giảng
dạy một môn học sẽ giúp học sinh hiểu rộng hơn, sâu hơn vấn đề đặt ra trong môn
học đó, giúp học sinh phát huy sự suy nghĩ, tư duy, sáng tạo trong học tập và ứng
dụng vào thực tế đời sống.
- Trong thực tế chúng tôi nhận thấy khi soạn bài có kết hợp các kiến thức của
các môn học khác sẽ giúp giáo viên tiếp cận tốt hơn, hiểu rõ hơn, sâu hơn những vấn

đề đặt ra. Từ đó tổ chức hướng dẫn học sinh sẽ linh hoạt hơn, sinh động hơn. Học
sinh có hứng thú học tập, tìm tòi, khám phá nhiều kiến thức và được suy nghĩ, sáng
tạo nhiều hơn. Từ đó vận dụng kiến thức vào thực tế tốt hơn.
Cụ thể với việc dạy bài “Cảnh khuya” theo hướng tích hợp, qua việc cảm nhận
và phân tích bài thơ, học sinh thấy được tài năng nghệ thuật thơ ca độc đáo, cùng vẻ
đẹp tâm hồn, tấm lòng yêu nước sâu nặng, tinh thần trách nhiệm lớn lao của Bác Hồ;
biết kính yêu, biết ơn, cảm phục đối với Bác Hồ - Người cha già kính yêu – vị lãnh tụ
vĩ đại của dân tộc, danh nhân văn hóa thế gới. Hơn nữa, qua những nội dung được
Người thực hiện: Ngô Thị Yên

Trường THCS Văn Hải


Sản phẩm dự thi dạy học tích hợp

Năm học 2015 - 2016

tích hợp, bài học còn bổ sung cho học sinh những kiến thức về phần Tiếng Việt, thơ
ca của những nhà thơ khác,cũng như những kiến thức về lịch sử, Địa lí, Âm nhạc,
Mĩ Thuật, Kĩ năng sống, và cả những kiến thức thực tế như: Cuộc vận động “Học
tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. Ngoài ra, tôi còn bồi dưỡng cho
các em tình cảm yêu thiên nhiên, yêu gia đình, quê hương, đất nước. Để rồi từ đó các
em có ý thức sống trách nhiệm hơn đối với gia đình, với quê hương, đất nước. Đó
chính là những cơ sở để giúp các em yêu quý môn học Ngữ văn hơn đồng thời nâng
cao năng lực cảm thụ Ngữ văn của các em.
V. Thiết bị dạy học:
- Giáo án dạy bài học, sách giáo khoa.
- Tranh ảnh minh họa nội dung bài học: Ảnh Làng Sen – quê Bác, một số hình
ảnh Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước, hoạt động ở nước ngoài, ảnh Bác Hồ hoạt
động cách mạng ở Việt Bắc, hang Pác Bó – Cao Bằng, lược đồ Việt Nam, căn cứ địa

Việt Bắc, chiến dịch Việt Bắc – Thu Đông; video tư liệu về Bác Hồ ở chiến khu Việt
Bắc; Video bài hát “Bác Hồ một tình yêu bao la”.
- Ngoài việc chuẩn bị kiến thức phương pháp dạy học xây dựng giáo án cho
bài dạy tôi còn ứng dụng công nghệ thông tin là máy chiếu phục vụ cho việc bổ sung
các hình ảnh, các đoạn thơ, các tư liệu, video liên quan đến nội dung bài học để cho
các em có được những nhận thức sâu sắc phát huy được tính tích cực của các em.
Đặc biệt ứng dụng CNTT sẽ giúp các em tự đánh giá nhận xét mình và các bạn từ đó
sẽ rút kinh nghiệm cho mình và cho bạn thông qua việc hoạt động nhóm.Qua việc sử
dụng kĩ thuật dạy học mới giúp các em làm việc hiệu quả hơn. Như vậy ứng dụng
CNTT sẽ hỗ trợ rất tốt trong việc giảng dạy.
Ngoài ra tôi còn chuẩn bị phiếu học tập cho học sinh ghi nội dung kết quả hoạt
động nhóm. Đồng thời giáo viên có thể sử dụng phiếu học tập để đánh giá kết quả
học tập của học sinh.
VI. Hoạt động dạy học và tiến trình dạy học
- Bài dạy đảm bảo đúng đủ kiến thức theo chuẩn kiến thức kĩ năng
- Nội dung bài dạy theo các hoạt động dạy học được trình bày đúng đủ các
bước lên lớp mà giáo án đã chuẩn bị. Bằng các phương pháp và các kĩ thuật dạy học
tôi vận dụng và áp dụng đúng đối tượng học sinh từ việc đặt các câu hỏi từ phát hiện,
gợi mở đến câu hỏi tưởng tượng, tư duy, cảm nhận để phát huy năng lực và tính tích
cực của học sinh. Từ đó các em biết liên tưởng, nhận xét đánh giá để khai thác bài
dạy theo đúng mục tiêu. Đặc biệt là những câu hỏi tích hợp để vận dụng các liên môn
trong bài học từ đó học sinh vận dụng trong cuộc sống thực tế mà các em đang sống .
Người thực hiện: Ngô Thị Yên

Trường THCS Văn Hải


Sản phẩm dự thi dạy học tích hợp

Năm học 2015 - 2016


Như vậy, sẽ giúp các em có được những kiến thức tổng hợp, sâu rộng, hướng các em
đến Chân- Thiện – Mĩ.
- Việc kiểm tra đánh giá học sinh thông qua bài học bằng cách đặt những câu
hỏi để các em trả lời, nhận xét, đánh giá cho nhau. Từ đó tôi rút ra nhận xét cuối cùng
và qua bình giảng để khắc sâu kiến thức cho các em. Cuối giờ học tôi có kiểm tra
chấm điểm và đánh giá kết quả học tập của học sinh.
Dưới đây là bài soạn tôi đã chuẩn bị và đã áp dụng vào thực tế giờ dạy:
Tiết 44 – Văn bản: CẢNH KHUYA
(Hồ Chí Minh)
TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số lớp học
2. Kiểm tra bài cũ:
- Gv hỏi: Trong chương trình Ngữ Văn lớp 6, các em đã được học bài thơ nào
viết về Bác Hồ? Nội dung của bài thơ đó là gì?
- Định hướng trả lời: Trong chương trình Ngữ Văn lớp 6, em đã được học bài
thơ viết về Bác Hồ đó là bài “Đêm nay Bác không ngủ” của nhà thơ Minh Huệ.”
Bài thơ viết về một đêm không ngủ của Bác Hồ trên đường tham gia chến dịch
Biên giới (1950) trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp. Qua đó, thể hiện
tình cảm yêu thương sâu sắc và rộng lớn của Bác Hồ đối với bộ đội và nhân dân.
- Hs trả lời, nhận xét, cho điểm:
3. Bài mới:
Gv giới thiệu bài:
Các em ạ! Chủ tịch Hồ Chí Minh không những là vị lãnh tụ kính yêu của dân
tộc Việt Nam mà Người còn là nhà văn, nhà thơ lớn. Ở Người, tâm hồn chiến sĩ cách
mạng và tâm hồn thi sĩ luôn hòa quyện và thống nhất. Trong các sáng tác thơ văn
của Người, tình yêu thiên nhiên luôn chiếm một vị trí quan trọng.
Trong những ngày kháng chiến chống thực dân Pháp ở chiến khu Việt Bắc, dù
bận trăm công nghìn việc nhưng tâm hồn Bác vẫn luôn gần gũi với thiên nhiên.
Trong đêm khuya thanh vắng, nơi rừng sâu núi thẳm: một bóng cây, ánh trăng

khuya, tiếng suối xa… đã khơi gợi tâm hòn thi sĩ của Người.
Tiết học hôm nay, cô cùng các em tìm hiểu một trong những bài thơ được Bác
viết trong hoàn cảnh như thế. Bài thơ “Cảnh khuya”.
GV: Chiếu tên bài + Hình ảnh chân dung Bác Hồ -> Ghi bảng.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung ghi bảng

Người thực hiện: Ngô Thị Yên

Trường THCS Văn Hải


Sản phẩm dự thi dạy học tích hợp

Hoạt động 1: Tìm hiểu chung:
HS: Theo dõi sách giáo khoa phần chú thích *.
Hỏi: Nêu tóm tắt những nét chính về tác giả Hồ
Chí Minh?
HS: Trả lời, nhận xét, bổ sung.
GV: Tóm tắt ghi bảng

Năm học 2015 - 2016

I. Tìm hiểu chung:
1. Tác giả :
- Hồ Chí Minh (1890 - 1969)
- Vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc
và cách mạng Việt Nam.
- Nhà thơ lớn.
- Danh nhân văn hoá thế

giới.

GV: Chiếu một số hình ảnh quê Bác và giới thiệu
thêm:
Tích hợp môn lịch sử 9: Một số nét về cuộc đời
và sự nghiệp cách mạng – Quá trình tìm đường
cứu nước của Bác Hồ(Bài 16): Các em ạ! Bác
Hồ sinh ra trong một gia đình nhà nho yêu nước,
ở một vùng quê giàu truyền thống văn hóa, cách
mạng (Chiếu hình ảnh quê Bác)
Lớn lên chứng kiến cảnh nước mất, nhà tan,
Người luôn đau đáu trong lòng một nỗi niềm cứu
nước, cứu dân. Ra đi tìm đường cứu nước khi
mới 21 tuổi. (Chiếu một số hình ảnh Bác hoạt
động ở ngước ngoài)
Trải qua hơn 30 năm bôn ba khắp năm châu.
Tháng 2 năm 1941, Người trở về nước trực tiếp
lãnh đạo cuộc cách mạng của dân tộc.
Trong những ngày kháng chiến chống Pháp
gian khổ và ác liệt, Bác đã cùng bộ đội ta nếm
mật nằm gai. Núi rừng Việt Bắc đã trở thành thủ
đô kháng chiến (Chiếu hình ảnh Bác Hồ ở chiến
khu Việt Bắc)
“Nơi đây sống một người tóc bạc
Người không con mà có triệu con
Nhân dân ta gọi Người là Bác
Cả đời Người là của nước non”
Cả cuộc đời Bác đã giành trọn cho sự nghiệp
đấu tranh giải phóng dân tộc: Một đời vì nước, vì
dân.

Chúng ta cùng theo chân Bác trở về với thủ đô
đại ngàn Việt Bắc trong những năm đầu của cuộc
Người thực hiện: Ngô Thị Yên

Trường THCS Văn Hải


Sản phẩm dự thi dạy học tích hợp

Năm học 2015 - 2016

kháng chiến trường kì. (Chiếu video Bác Hồ ở
Việt Bắc)
GV: Giới thiệu một số tác phẩm tiêu biểu của Hồ
Chí Minh
Chiếu hình ảnh một số tác phẩm tiêu biểu:
- Tập thơ “Nhật kí trong tù”
- Tập thơ Hồ Chí Minh
(Tích hợp Ngữ Văn 8: Lên lớp 8 các em sẽ được
tìm hiểu tập thơ “Nhật kí trong tù” qua một số
bài thơ …)
Chiếu hình ảnh Bác Hồ và bài thơ Cảnh khuya
Hỏi: Vậy bài thơ “Cảnh khuya” được Bác viết
trong hoàn cảnh như thế nào?
Hỏi: Bài thơ được sáng tác trong hoàn cảnh nào?
HS: Bài thơ được sáng tác năm 1947, ở chiến khu
Việt Bắc, thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống
thực dân Pháp.
2. Tác phẩm:
(Ghi bảng)

- Sáng tác 1947, ở chiến khu
Việt Bắc.
Tích hợp môn Địa lí … + Lịch sử 9
Hỏi: Việt Bắc là địa danh thuộc tỉnh nào của nước
ta?
Hs: Việt Bắc là một khu vực thuộc vùng núi
phía Bắc nước ta bao gồm 6 tỉnh: Cao Bằng, Bắc
Kạn, Lạng Sơn, Hà Giang, Tuyên Quang, Thái
Nguyên
-> Gv chiếu lược đồ địa lí Việt Nam hiệu ứng
địa danh Việt Bắc – Cao Bằng, Hang Pác Bó
nơi Bác làm việc
Gv giới thiệu theo lược đồ: Việt Bắc là một khu
vực thuộc vùng núi phía Bắc Hà Nội thời kháng
chiến chống Pháp (1945-1954) bao gồm
nhiều tỉnh ở Bắc Bộ. Ngày nay nó thường được
hiểu là khu vực gồm 6 tỉnh Cao Bằng, Bắc
Kạn, Lạng Sơn, Hà Giang, Tuyên Quang, Thái
Nguyên hay còn được gọi tắt là Cao - Bắc - Lạng
- Hà - Tuyên - Thái.
Người thực hiện: Ngô Thị Yên

Trường THCS Văn Hải


Sản phẩm dự thi dạy học tích hợp

Năm học 2015 - 2016

Việt Bắc chính là Thủ đô kháng chiến, bởi đây là

nơi trú đóng của đầu não Đảng Cộng sản Việt
Nam thời kỳ trước CM tháng Tám năm 1945, và
là nơi trú đóng của đầu não chính phủ Việt
Minh trong thời kỳ kháng chiến chống
Pháp (1945 - 1954).
Trên mảnh đất này có nhiều núi non, rừng rậm,
sông suối rất thuận lợi cho các đội du kích, các cơ
sở cách mạng hoạt động. Và hang Pác Bó chính
là nơi Bác Hồ làm việc, hoạt động cách mạng.
Hỏi: Em biết gì về cuộc kháng chiến chống Pháp
của dân tộc ta trong thời gian này?
Hs: Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp diễn
ra từ năm 1946-1954. Những năm đầu của cuộc
kháng chiến chống thực dân Pháp diễn ra vô cùng
gian khổ, bộ đội ta phải rút lên Việt Bắc hoạt
động bí mật. Thời điểm năm 1947 chiến dịch Việt
Bắc – Thu đông đang diễn ra vô cùng ác liệt
Chiếu văn bản “Cảnh khuya”
HS: quan sát bài thơ.
Hỏi: Bài thơ được Bác Hồ viết theo thể thơ nào?
Hs: Bài thơ được viết theo thể thơ Thất ngôn tứ
tuyệt.
Hỏi: Vì sao em biết đây là thể thơ Thất ngôn tứ
tuyệt?
Hs: nhắc lại đặc điểm của bài thơ Thất ngôn tứ
tuyệt
- Thể thơ: Thất ngôn tứ tuyệt
Nhận xét, bổ sung.
(Ghi bảng)
Gv: Bài thơ tứ tuyệt có cấu trúc: Khai, thừa,

chuyển, hợp. Trong đó tiếng thứ 7 của câu 1,2,4
vần với nhau. (Chiếu minh họa)
Cảnh khuya là một trong số ít những bài thơ tứ
tuyệt Đường luật lại được Bác viết bằng tiếng
Việt. Khi đọc các em chú ý ngắt nhịp:
- Câu 1: 3/4
- Câu 2,3: 4/3
- Câu 5: 2/5 và nhấn mạnh ở từ chưa ngủ.
Người thực hiện: Ngô Thị Yên

Trường THCS Văn Hải


Sản phẩm dự thi dạy học tích hợp

(Chiếu văn bản)
Gv: Đọc mẫu một lượt
Hs: Đọc lại bài thơ một lượt
Hs: Theo dõi chú thích sgk. Đọc chú thích 2
Hỏi: Dựa vào nội dung bài thơ, ta có thể chia bố
cục bài thơ này như thế nào?
Hs: Nêu ý kiến: Chia bố cục 2 phần:
- 2 câu đầu: Tả thiên nhiên cảnh khuya ở núi
rừng Việt Bắc
- 2 câu cuối: Tâm trạng của Bác Hồ
Nhận xét, bổ sung.
GV: chốt lại
-> ghi bảng
Chiếu minh họa bố cục.
Chuyển ý: Bài thơ được khơi nguồn cảm xúc từ

cảnh đêm trăng nơi chiến khu Việt Bắc, qua đó
thể hiện vẻ đẹp tâm hồn của Bác. Chúng ta sẽ
phân tích bài thơ theo bố cục trên. (Ghi bảng)
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu chi tiết
bài thơ

Năm học 2015 - 2016

- Bố cục: 2 phần

II. Tìm hiểu chi tiết:
1. Hai câu thơ đầu: Bức
tranh cảnh khuya ở Việt
Bắc

Hs: Đọc 2 câu đầu?
Gv: Bức tranh cảnh khuya được miêu tả qua âm
thanh, hình ảnh nào?
Chiếu bảng phân tích âm thanh, hình ảnh
Âm thanh
Hình ảnh
Hs: Bức tranh cảnh khuya được miêu tả qua âm
thanh tiếng suối trong như tiếng hát xa và hình
ảnh trăng: lồng cổ thụ, bóng lồng hoa.
Gv: Chiếu bảng phân tích:
Âm thanh
Hình ảnh
Tiếng suối – Tiếng
hát xa


Trăng:
- lồng cổ thụ
- bóng lồng hoa
Gv: Mở đầu bài thơ là âm thanh tiếng suối róc
rách văng vẳng đâu đây - mơ hồ bên tai nhà thơ.
Người thực hiện: Ngô Thị Yên

Trường THCS Văn Hải


Sản phẩm dự thi dạy học tích hợp

Năm học 2015 - 2016

Khiến người tưởng tượng như giọng hát ngọt
ngào nào đó của ai vang vọng trong đêm khuya
Thảo luận nhóm: Câu thơ miêu tả suối và trăng
có gì độc đáo?
(Chiếu câu hỏi thảo luận)
Gv: Hướng dẫn thảo luận nhóm:
Chia nhóm thảo luận theo bàn
-Dãy ngoài: Thảo luận với câu thơ thứ nhất (miêu
tả âm thanh tiếng suối)
-Dãy trong thảo luận với câu thơ thứ 2(miêu tả
trăng)
Thời gian thảo luận là 3 phút. Sau đó đại diện
nhóm trình bày.
HS: thảo luận-> trình bày ý kiến.
GV: Chiếu câu thơ thứ nhất. Mời đại diện các
nhóm trình bày:

Nhóm 1: Câu thơ miêu tả âm thanh tiếng suối có
sử dụng phép so sánh độc đáo: âm thanh của tự
nhiên được so sánh với âm thanh của con người.
+ Âm thanh:
Nhóm 2 nhận xét
- Gv ghi bảng.
- So sánh độc đáo, mới lạ.
Chiếu: gạch chân phép so sánh; NT so sánh độc
đáo, mới lạ. -> Âm thanh của tự nhiên được so
sánh với âm thanh của con người.
Nhóm 3 nêu ý kiến bổ sung về tác dụng của
phép so sánh trên: Với cách miêu tả như vậy làm
cho ta có cảm nhận như âm thanh của tự nhiên,
tiếng suối xa cũng trở nên gần gũi, sống động,
mang hơi ấm, sức sống con người.
Gv nhận xét.
Chiếu : Ví tiếng suối với tiếng hát làm cho thiên
nhiên cảnh khuya trở nên sống động ấm áp
mang hơi ấm, sức sống con người hơn.
-> Ghi bảng
-> Gần gũi, sống động và ấm
áp, mang hơi ấm, sức sống
Gv bình: Suối là vẻ đẹp của chốn lâm tuyền, của con người.
núi rừng Việt Bắc. Trong thơ cổ, người ta thường
lấy thiên nhiên làm chuẩn mực để miêu tả vẻ đẹp
của con ngời. Nhưng trong câu thơ của Bác, Bác
lại ví tiếng suối với tiếng hát, nghĩa là lấy con
người làm chủ.
Với cách miêu tả như vậy, đã làm cho âm thanh
Người thực hiện: Ngô Thị Yên


Trường THCS Văn Hải


Sản phẩm dự thi dạy học tích hợp

Năm học 2015 - 2016

cảnh khuya nơi chiến khu Việt Bắc trở nên gần
gũi, sống động, mang hơi ấm và sức sống con
người. Đó chính là nét mới trong thơ Bác.
Tích hợp với thơ của Nguyễn Trãi: Câu thơ làm
ta liên tưởng đến tiếng suối trong “Côn Sơn ca”
của Nguyễn Trãi hơn 600 năm về trước.
Hỏi: Em nào có thể đọc lại những câu câu thơ
miêu tả tiếng suối của Nguyễn Trãi? So sánh câu
thơ miêu tả tiếng suối của Bác Hồ với câu thơ của
Nguyễn Trãi?
Hs: “Côn Sơn suối chảy rì rầm
Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai.”
Gv: Hai hồn thơ bỗng trở nên gần gũi, thân thiết.
Chúng ta biết là Nguyễn Trãi về với Côn Sơn là
để ở ẩn; xa lánh bụi trần, danh lợi; lấy suối, đá,
thông, trúc làm bầu bạn. Bác Hồ cũng đến với
chốn lâm tuyền Việt Bắc nhưng là để làm cách
mạng, xây dựng chiến khu đánh Pháp. Và suối đã
trở thành bài ca, câu hát nâng đỡ tâm hồn Bác
trong suốt những năm dài kháng chiến gian khổ.
Và đây cũng chính là điểm khác biệt giữa bác Hồ
với các danh nho xưa.

GV: Trở lại với câu thơ của Bác, các nhóm suy
nghĩ tiếp và cho biết: Miêu tả tiếng suối trong
như tiếng hát xa, còn giúp ta hình dung được
không gian cảnh khuya như thế nào?
Nhóm tiếp theo trình bày nội dung thảo luận:
Câu thơ miêu tả tiếng suối nhưng còn gợi không
gian thanh vắng, tĩnh lặng của cảnh khuya, làm
tăng thêm cái im ắng, tĩnh mịch của núi rừng Việt
Bắc.
Gv: Đánh giá nội dung thảo luận của nhóm và
chốt: Đây chính là nghệ thuật lấy động tả tĩnh – -> Gợi không gian thanh
một thủ pháp nổi bật của thơ Đường.
vắng, tĩnh lặng
Chiếu: -> Lấy động tả tĩnh
-> Ghi bảng
Gv bình: Miêu tả âm thanh nhưng lại gợi ra cả
không gian, ngòi bút của Bác quả thật tinh tế. Lấy
cái động là tiếng suối chảy để làm nổi bật cái
thanh vắng, tĩnh lặng của đêm chiến khu trong
một đêm trăng.
Hỏi: Hãy thử hình dung trong tưởng tượng của
Người thực hiện: Ngô Thị Yên

Trường THCS Văn Hải


Sản phẩm dự thi dạy học tích hợp

Năm học 2015 - 2016


em không gian cảnh khuya gợi ra từ câu thơ miêu
tả của Bác?
Hs: Âm thanh tiếng suối khiến cho không gian
đêm khuya vắng lặng như chợt tỉnh. Cảnh vật như
ngừng lặng, chỉ nghe đâu đây tiếng suối chảy và
nghe văng vẳng như tiếng hát cất lên nhẹ nhàng,
trong trẻo như lan tỏa, ngân vang khắp núi rừng.
Hs và giáo viên đánh giá nội dung cảm nhận trên.
Tiếp theo mời đại diện các nhóm trình bày phần
thảo luận với câu thơ miêu tả hình ảnh trăng.
Nhóm 4: Nét độc đáo trong câu thơ thứ 2 là ở
chỗ sử dụng các biện pháp nghệ thuật đối, nhân
hóa và đặc biệt việc nhắc lại hai lần từ “lồng” đã
gợi ra một bức tranh cảnh khuya có nhiều tầng
lớp, đường nét, hình ảnh, màu sắc.
Nhóm tiếp theo nhận xét bổ sung.
Hỏi: Em có thể hình dung trong tưởng tượng của
mình những hình ảnh gợi ra từ câu thơ thứ hai?
Hs: Đọc câu thơ ta có thể hình dung tưởng tượng
ra một khung cảnh lung linh, huyền ảo: Ánh trăng
chiếu rọi xuống lấp loáng; bóng cây, bóng lá,
bóng hoa đan xen, hòa quyện; in bóng trên mặt
đất như muôn nghìn bông hoa.
Chiếu gạch chéo NT đối, nhân hóa, từ “lồng”
Tích hợp phân môn Tiếng Việt bài “Điệp
ngữ”: Việc nhắc lại từ lồng nhằm làm nổi bật vẻ + Hình ảnh:
đẹp lung linh, huyền ảo cảnh vật nơi núi rừng - Đối, nhân hóa, điệp từ.
Việt Bắc dưới ánh trăng trong câu thơ thứ hai
chính là dấu hiệu của biện pháp tu từ điệp ngữ mà
các em sẽ được học ở tiết 55

-> Ghi bảng
Gv: Chiếu kết hợp nói chậm: Câu thơ gợi ra một
bức tranh thiên nhiên có không gian, đường nét,
có hình ảnh, màu sắc: có dáng vươn cao tỏa rộng
của vòm cổ thụ. Có dáng cao thấp của những
khóm hoa. Ánh trăng chiếu rọi xuống lấp loáng;
bóng cây, bóng lá, bóng hoa đan xen, hòa quyện;
in bóng trên mặt đất như những bông hoa thêu
dệt.
Gv bình: Dưới con mắt của Bác, ánh trăng bao
-> Hình ảnh hòa quyện, lung
trùm đan dệt. Ánh trăng lồng vào cành lá tạo
linh, huyền ảo.
Người thực hiện: Ngô Thị Yên

Trường THCS Văn Hải


Sản phẩm dự thi dạy học tích hợp

Năm học 2015 - 2016

thành những mảng đen – trắng, sáng – tối. Bóng
cây bóng lá, bóng hoa đan xen hòa quyện, lung
linh huyền ảo.
-> Ghi bảng
Chiếu bảng phân tích tổng hợp âm thanh, hình
ảnh ở hai câu thơ đầu.
GV: Người xưa thường nói “Thi trung hữu nhạc,
thi trung hữu họa” quả thật không sai: Nếu như

câu thơ thứ nhất có nhạc thì câu thơ thứ hai có
họa.Câu 1 hay ở phép so sánh thì câu 2 hay ở
điệp từ “lồng”. Bởi nó khiến cho bức tranh đêm
trăng rừng khuya ở Việt Bắc không chỉ có tầng
bậc lớp lang mà còn mang vẻ đẹp lung linh huyền
ảo. Nét vẽ tinh tế, gam màu nhẹ, tươi mát, sự
phối sắc tài tình.
Tích hợp văn bản “Chinh phụ ngâm khúc” của
Đoàn Thị Điểm: Hình ảnh trăng, hoa trong thơ
Bác gợi ta nhơ đến những vần thơ cổ đầy ước lệ
trong Chinh phụ ngâm khúc của Đoàn Thị Điểm
“Hoa dãi nguyệt, nguyệt in một tấm,
Nguyệt lồng ho hoa thắm từng bong.
Nguyệt hoa hoa nguyệt trùng trùng,
Trước hoa dưới nguyệt trong lòng xiết đau.”
Hỏi: Qua hai câu thơ đầu, em có cảm nhận như
thế nào về bức tranh cảnh khuya nơi chiến khu
Việt Bắc?
Hs trả lời, nhận xét
–> Ghi bảng

=> Bức tranh cảnh khuya
trong sáng, tươi đẹp, có nhạc,
có họa.
2. Hai câu cuối: Tâm trạng
của Bác

Chiếu 2 câu thơ cuối
Hs: đọc lại hai câu thơ
Thảo luận nhóm :

Câu 1 (Dãy ngoài): Hãy chỉ ra và nêu tác dụng
của những biện pháp nghệ thuật được sử dụng
trong hai câu thơ cuối?
Câu 2 (Dãy trong): Hai câu thơ cuối đã lí giải cho
ta hiểu như thế nào về tâm trạng của Bác Hồ?
Hs đọc câu hỏi thảo luận
Hướng dẫn thảo luận:
- Hình thức thảo luận: cặp đôi theo bàn
- Dãy ngoài thảo luận câu 1
Người thực hiện: Ngô Thị Yên

Trường THCS Văn Hải


Sản phẩm dự thi dạy học tích hợp

Năm học 2015 - 2016

Dãy trong thảo luận câu 2
- Thời gian thảo luận 2 phút
Hs: Thảo luận.
Đại diện các nhóm dãy trong trình bày ý kiến nhận xét bổ sung :
+ Câu thơ thứ 3 có sử dụng biện pháp so sánh:
Cảnh khuya như vẽ. Phép so sánh này đã khái
quát và khẳng định vẻ đẹp của bức tranh thiên
nhiên cảnh khuya ở Việt Bắc tuyệt đẹp, đẹp như
tranh vẽ.
+ Cụm từ chưa ngủ cũng được dùng rất hay:
“Chưa ngủ” ở cuối câu 3 được lặp lại ở đầu câu 4. - So sánh
Có tác dụng nhấn mạnh và thể hiện tâm trạng của

Bác Hồ.
-

– Gv : Chiếu gạch chân phép so sánh, ghi bảng
+ Như vậy, trước hết là cách nói so sánh ước lệ cổ
điển: “Cảnh khuya như vẽ” ở câu thơ thứ 3 vừa
khái quát, khẳng định bức tranh thiên nhiên cảnh - điệp ngữ “chưa ngủ”
khuya tuyệt đẹp: có suối reo, trăng sáng, có cổ
thụ, hoa rừng.
Tích hợp phần Tiếng Việt(Các kiểu điệp ngữ):
Chiếu điệp ngữ “chưa ngủ”, ghi bảng
Điệp ngữ “chưa ngủ” ở cuối câu 3, đầu câu 4 là
kiểu điệp ngữ nối tiếp mà các em sẽ được học ở
bài 13. Điệp ngữ này vừa nhấn mạnh vừa thể hiện
tâm trạng của Bác Hồ.
GV: Như vậy, câu thơ thứ 3 có vai trò chuyển ý:
từ tả cảnh sang tả tâm trạng. Nửa đầu câu 3 vẫn
tiếp tục tả cảnh, nửa cuối của câu lại biểu hiện
tâm trạng.
Chiếu ghạch chân: Cảnh khuya như vẽ người
chưa ngủ.
Gv: Câu thơ như một bản lề khép mở ý thơ: Khái
quát cảnh đẹp, mở ra tâm trạng con người –
Người chưa ngủ. đồng thời điệp ngữ chưa ngủ
còn nhấn mạnh lí do chưa ngủ của Bác Hồ.
Chuyển ý: Vậy lí do đó là như thế nào, chúng ta
cùng xem xét câu trả lời của các nhóm dãy trong
Hs: đại diện các nhóm dãy trong trình bày ý kiến,
nhận xét, bổ sung:
+ Hai câu thơ cuối đã lí giải cho chúng ta thấy rõ

Người thực hiện: Ngô Thị Yên

Trường THCS Văn Hải


Sản phẩm dự thi dạy học tích hợp

Năm học 2015 - 2016

tâm trạng của Bác Hồ trong đêm chiến khu Việt
Bắc: Bác chưa ngủ được vì cảnh đêm trăng đẹp
quá, đẹp như tranh vẽ, nên người say mê ngắm
cảnh, thao thức chưa ngủ được.
GV (nói chậm): Làm sao Bác cố thể hờ hững
được? Bác chưa ngủ, Người không nỡ ngủ vì -> Tâm hồn nhạy cảm, yêu
thiên nhiên.
cảnh đẹp và thơ mộng như vậy.
Hỏi: Vậy điều này cho em hiểu Bác là người có
tâm hồn như thế nào?
Hs: Câu thơ giúp em hiểu được Bác là người có
tâm hồn nhạy cảm, yêu thiên nhiên.
-> Ghi bảng
Hs: Các nhóm khác tiếp tục nêu ý kiến- nhận xét, - Lo nỗi nước nhà
bổ sung:
Câu thơ cuối còn nhấn mạnh một lí do quan trọng
hơn khiến Bác Hồ chưa ngủ, không ngủ được
không chỉ vì say mê cảnh đẹp mà đó là vì Bác
“lo nỗi nước nhà”.
->Nhận xét - Ghi bảng
GV: Đọc đến câu thơ thứ 3 người đọc tưởng nhà

thơ vì say đắm cảnh đẹp thiên nhiên, xúc động,
thao thức không ngủ được.
Nhưng đến câu thơ thứ 4, thì ra nguyên nhân chủ
yếu khiến Người không ngủ được không phải chỉ
vì cảnh khuya như vẽ mà đó là vì “lo nỗi nước
(nỗi lo việc nước)
nhà”
Hỏi: Em hiểu “nỗi nước nhà” ở đây là gì?
Hs: Đó là nỗi lo việc nước. Bác lo cho vận mệnh
của dân tộc, lo cho cuộc kháng chiến còn nhiều
gian khổ.
Chiếu gạch chân “lo nỗi nước nhà”
-> Ghi bảng
Tích hợp lịch sử 9: Các em ạ! Những năm đầu
của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp vô
cùng gian khổ. Cách mạng tháng Tám vừa mới
thành công, dân tộc đứng trước muôn vàn những
khó khăn. Cùng một lúc chúng ta phải đ ối
mặt với 3 nạn giặc: giặc đói, giặc dốt và giặc
ngoại xâm…
Gv: Bác đã từng nói “Một ngày đồng bào còn
chịu khổ là một ngày tôi ăn không ngon, ngủ
không yên”
Người thực hiện: Ngô Thị Yên

Trường THCS Văn Hải


Sản phẩm dự thi dạy học tích hợp


Năm học 2015 - 2016

Tích hợp Ngữ Văn 6: Nhà thơ Minh Huệ cũng
đã từng viết về nỗi lo ấy của Bác trong bài thơ
“Đêm nay Bác không ngủ”
Hs: đọc lại những câu thơ nói về nỗi lo của Bác
trong bài thơ “Đêm nay Bác không ngủ”?
Hs: “… Bác thương đoàn dân công
Đêm nay ngủ ngoài rừng
Rải lá cây làm chiếu
Manh áo phủ làm chăn
Ngoài trời mưa lâm thâm
Làm sao cho khỏi ướt
Càng thương càng nóng ruột
Mong trời sáng mau mau”
Hs, gv nhận xét cho điểm.
Gv: Chính Bác Hồ cũng đã từng nói về nỗi lòng
canh cánh ấy trong bài thơ “Không ngủ được”:
“Một canh … hai canh … lại ba canh
Trằn trọc băn khoăn giấc chẳng thành
-> Tình cảm yêu nước sâu
Canh bốn, canh năm vừa chợp mắt
nặng
Sao vàng năm cánh mộng hồn quanh”
Trở lại với bài thơ “Cảnh khuya”, từ nỗi lo việc
nước, câu thơ cho ta hiểu được tình cảm gì của
Bác(đối với đất nước, với nhân dân)?
Hs: Đó là tình cảm yêu nước sâu nặng của Bác
Hồ.
-> Ghi bảng

GV: Với cách kết thúc bất ngờ mà tự nhiên, có
sức nặng. Từ tả cảnh -> biểu hiện tâm trạng: Thao
thức chưa ngủ ở câu 3, bồn chồn chưa ngủ ở câu
4. Bài thơ dừng lại ở “nỗi nước nhà”
Tích hợp lịch sử 9: Người đọc liên tưởng đến
tình hình kháng chiến khó khăn, gian khổ, gay go
ở thời điểm năm 1947 đang diễn ra chiến dịch
Việt Bắc – Thu đông. Và nỗi niềm day dứt non
nước của nhà thơ, người chiến sĩ, vị lãnh tụ vĩ đại
trong hoàn cảnh đó. Đến đây ta càng hiểu rõ hơn
về nỗi niềm canh cánh trong lòng Bác. Đó là nỗi
lo vì dân vì nước. Nỗi lo ấy khiến cho “Cả một
đời Bác có ngủ yên đâu”
Chiếu lại hai câu thơ cuối, gạch chân điệp ngữ => Tâm hồn thi sĩ, tinh thần
chiến sĩ luôn hoà hợp và
chưa ngủ
GV: Điệp ngữ “chưa ngủ” đặt ở hai câu như một thống nhất trong con người
Người thực hiện: Ngô Thị Yên

Trường THCS Văn Hải


Sản phẩm dự thi dạy học tích hợp

Năm học 2015 - 2016

bản lề mở ra hai phía tâm trạng trong một con Hồ Chí Minh.
người: Say mê cảnh đẹp tự nhiên và nỗi lo việc
nước. Hai nét tâm trạng ấy luôn thống nhất trong
con người của Bác, thể hiện sự hoà hợp giữa tâm

hồn thi sĩ và chiến sĩ trong vị lãnh tụ cách mạng
vĩ đại Hồ Chí Minh.
III. Tổng kết
-> Ghi bảng

Chiếu: Tình yêu thiên nhiên, yêu đất nước; tâm
hồn thi sĩ, tinh thần chiến sĩ; truyền thống và hiện
đại luôn hòa hợp, thống nhất trong con người Hồ
Chí Minh.
Chuyển sang phần tổng kết
(-> Ghi bảng)
Tích hợp môn Mĩ thuật: Qua phần phân tích ở
trên, em hãy vẽ sơ đồ tư duy khái quát nội dung,
nghệ thuật của hai câu thơ đầu, hai câu thơ cuối.
Gv: Hướng dẫn thảo luận: Nhóm 1,2 vẽ sơ đồ tư
duy khái quát nội dung, nghệ thuật của hai câu
thơ đầu, nhóm 3,4 vẽ sơ đồ tư duy khái quát nội
dung, nghệ thuật của hai câu thơ cuối.
Thời gian thảo luận là 3 phút.
Hs: Trao đổi thảo luận nhóm, vẽ sơ đồ ra phiếu
học tập
-> Đại diện các nhóm lên bảng trình bày thuyết
minh sơ đồ tư duy- Các nhóm khác nhận xét,
đánh giá.
Gv khái quát, chiếu một số ý chính về nội dung
và nghệ thuật của bài thơ.

Người thực hiện: Ngô Thị Yên

1. Nghệ thuật

- Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt.
- Sử dụng hiệu quả các biện
pháp tu từ: so sánh, điệp từ,
điệp ngữ, đối, lấy động, tả
tĩnh.
- Ngôn ngữ bình dị, gợi cảm.
- Hình ảnh thơ vừ cổ điển
vừa hiện đại.
2. Nội dung
- Bài thơ miêu tả bức tranh
thiên nhiên cảnh khuya đẹp
lung linh, huyền ảo, tràn đầy
sức sống.
- Thể hiện tâm hồn yêu thiên
nhiên, tình cảm yêu nước sâu
nặng của Bác.

Trường THCS Văn Hải


Sản phẩm dự thi dạy học tích hợp

Năm học 2015 - 2016

IV. Luyện tập

Gv: Giới thiệu nội dung phần ghi nhớ sgk khái
quát nội dung 2 bài thơ “Cảnh khuya” và “Rằm
tháng giêng” để học sinh đọc và tham khảo thêm.
Tích hợp môn học Tư tưởng Hồ Chí Minh lớp

7- Giáo dục kĩ năng sống
Chiếu hình ảnh Bác Hồ + câu hỏi bài tập:
Trong phong trào “Học tập và làm theo tấm
gương đạo đức Hồ Chí Minh” hiện nay, qua bài
thơ “Cảnh khuya”, em học tập được điều gì ở
Bác?
Hs: Thảo luận theo nhóm bàn và ghi ra phiếu học
tập trong thời gian 3 phút.
- Đại diện nhóm trình bày nội dung thảo luận theo
phiếu học tập – Các nhóm khác nhận xét bổ sung.
- Gv: đánh giá, cho điểm.
- Hs: Đọc diễn cảm lại bài thơ .
Tích hợp môn Âm nhạc: Đọc bài thơ, chúng ta
vô cùng cảm mến và trân trọng tình yêu thiên
nhiên, tấm lòng yêu nước, tinh thần trách nhiệm
lớn lao của Người đối với vận mệnh dân tộc. Cả
một đời vì nước vì dân, không gợn chút riêng tư.
Mời cả lớp cùng cảm nhận những tình cảm và
tấm lòng bao la của Người qua giai điệu bài hát
“Bác Hồ một tình yêu bao la”
Gv: Chiếu lại video bài hát “Bác Hồ một tình yêu
bao la” .
4. Củng cố: Gv: Khái quát lại nội dung ý nghĩa bài thơ – Kết thúc bài học.
Kiểm tra 15 phút: Viết bài văn ngắn trình bày cảm nghĩ của em về hai câu
thơ đầu bài thơ “Cảnh khuya” của Hồ Chí Minh?(Tích hợp phần Tập làm văn lớp 7:
Cách làm bài văn phát biểu cảm nghĩ về tác phẩm văn học)
HS: Làm bài và nộp sản phẩm.
Gv: Thu bài và đánh giá chấm điểm bài viết của học sinh.
5. Dặn dò:
Người thực hiện: Ngô Thị Yên


Trường THCS Văn Hải


×