Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

Bài thi dạy học theo chủ đề tích hợp:ỨNG DỤNG BỘ MÔN TIN HỌC VÀO VIỆC HỌC CÁC MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (375.83 KB, 11 trang )

Em không biết làm bìa thế nào cho chuẩn.
Thầy làm giúp em với ạ!!!!

Họ tên học sinh: VŨ HOÀNG ĐẠT
NGUYỄN XUÂN TỰ- NGUYỄN VĂN HINH
TRỊNH HỮU THANH BÌNH
Chi đoàn : Chi đoàn 12C1
Điện thoại: 0378770666


I.TÊN TÌNH HUỐNG: ỨNG DỤNG BỘ MÔN TIN HỌC VÀO VIỆC
HỌC CÁC MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN
II. MỤC TIÊU GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG:
- Ứng dụng Tin học và Công nghệ thông tin vào quá trình học tập là một
trong các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục và đổi mới phương pháp
hoc tập của học sinh theo quan điểm hiện đại. Tuy vậy thực tế cho thấy, học sinh
chúng ta thường dùng máy vi tính hay mạng internet như một phương tiện giải trí
hơn là một công cụ học tập. Hôm nay, chúng tôi sẽ thay đổi phần nào cách nhìn của
học sinh về những “trò chơi” học tập để việc học các môn tự nhiên không còn
nhàm chán và khô khan nữa.
Lí do giải quyết vấn đề
1. Giúp học sinh giải quyết dễ dàng hơn một số bài toán tính xác suất hay đếm số
đồng thời ôn tập và trau dồi luôn môn Tin học trên lớp.
2. Giúp học sinh có cái nhìn dễ dàng hơn về một số bài toán hình học không gian
3. Thay đổi cách nghĩ về một thí nghiệm hóa học hay vật lí.
III. TỔNG QUAN VỀ CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN VIỆC
GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG
Hiện nay việc giúp học sinh tiếp thu và hiểu rõ bản chất về các môn toán, lí,
hóa còn khó. Lối học chay, chỉ học trên lí thuyết đã làm cho vấn đề này càng phổ
biến.
Nói riêng về môn vật lí hay hóa học, các phòng thí nghiệm ở trường học nước ta


đặc biệt là các vùng chưa có điều kiện còn sơ sài, nhiều khi không sử dụng được
vì thiếu dụng cụ hóa chất. Đó là trở ngại lớn cho học sinh tiếp cận đến những kiến
thức vốn dĩ đã khô khan của các môn Khoa học – Tự nhiên.
IV.GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG:
- Thay thế việc làm thí nghiệm hóa học, vật lí thông thường bằng phần mềm
phòng thí nghiệm ảo.
- Giải quyết một vài bài toán đếm, xác suất đồng thời ôn tập bài cũ tin học bằng
cách dùng thuật toán pascal.


- Dùng phần mềm vẽ hình học không gian để tiếp thu tốt hơn, rõ bản chất hơn
chương trình hình học trên lớp mà học sinh vẫn hay ca thán “Khó như Lí, Bí như
Hình”.
IV. THUYẾT MINH TIẾN TRÌNH GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG:
Để khắc phục các khó khăn trên. Ta có thể phổ biến và hướng dẫn cho học sinh
tiếp cận đến những phần mềm hay hỗ trợ học tập, nắm vững một lượng kiến thức
vừa đủ của bộ môn tin học để sử dụng chúng một cách thành thạo hơn.
1. Dùng phần mềm Crocodile Chemistry 6.05 – “Phòng thí nghiệm hóa
học ảo tại nhà”
Ta cần tải về và cài đặt phần mềm tại địa chỉ :
/>
- Sau khi kích hoạt file CrocodileChemistry.exe để kích hoạt chương trình thì
bạn chọn Symbols để thấy các chất hiện dưới dạng kí hiệu. Crocodile Chemistry có
giao diện rất trực quan và dễ sử dụng. Trên thanh Toolbar là phần để bạn lựa chọn
những nhóm hóa chất mà bạn muốn sử dụng để làm thí nghiệm, gồm những nhóm


chất như: kim loại, axit, một số muối thuộc nhiều gốc khác nhau, hợp chất hữu cơ,
chất khí, công cụ thí nghiệm, nước và biểu đồ nhiệt độ theo thời gian của thí
nghiệm. Ở thanh Information Toolbar là phần hiện thị những thông tin về lọ hóa

chất bạn đang chọn như: phương trình phản ứng, thành phần, khối lượng và trạng
thái của các chất đó.
- Cách lấy hóa chất: Bạn nhấp vào nhóm hóa chất ở trên, sau đó sẽ có một
dãy các chất có trong nhóm đó hiện ở bên trái. Bạn tiếp tục nhấp vào hóa chất
muốn lấy rồi di chuyển chuột ra ngoài “phòng thí nghiệm”. Ngoài ra, bạn còn có
thể lấy hóa chất theo khối lượng, thể tích hay trạng thái tùy ý bằng cách lựa chọn ở
phía trên dãy hóa chất.
- Cách tạo phản ứng giữa các chất: Bạn chọn một hóa chất đặt ở trên “bàn”,
sau đó lựa chọn tiếp chất thứ hai mang lại đúng vị trí của lọ thứ nhất, rồi bấm chuột
trái, lập tức hóa chất trong lọ thứ hai sẽ được đổ vào lọ thứ nhất . Ngoài ra, bạn còn
có thể xoay lọ hóa chất thứ hai để đổ vào lọ thứ nhất. Cứ như vậy bạn có thể hòa
nhiều chất khác nhau vào cùng một lọ. Sau khi trộn, nếu có phản ứng xảy ra bạn sẽ
thấy những hiện tượng bên trong lọ. Bạn xem ở phần Information Toolbar để biết
phương trình phản ứng xảy ra. Những phản ứng xảy ra trong chương trình này rất
vui nhộn, có cả các phản ứng nổ. Ví dụ, khi bạn đổ nước vào lọ chứa bột Natri (Na)
thì một “cú” nổ sẽ xảy ra ngay lập tức.
- Sau khi làm xong một phản ứng thì bạn có thể lưu lại bằng cách vào File >
Save để xem lại sau này. Chương trình Crocodile Chemistry còn có điều thú vị
đang chớ bạn khám phá!
2.Dùng phần mềm cool edit pro (CEP)trong vật lí –“ Học mà chơi, chơi
mà học”
Phần mềm thu âm này dường như chẳng có ứng dụng gì trong học tập nhưng nó lại
trở nên hữu ích qua những thí nghiệm xác định gia tốc rơi tự do hay ghi âm để nhìn
rõ âm phổ mỗi loại âm thanh trong chương sóng âm ta đã học.
Link download và hướng dẫn chung sử dụng phần mềm :
/>

Sau khi đọc kĩ hướng dẫn, thay vì việc thu âm một bài nhạc ta có thể biến tấu
một chút để vừa học vừa chơi như sau…
XEM ÂM PHỔ ÂM THANH

• Để xem âm phổ của một loại nhạc cụ. Ta searche trên google file nhạc
được ghi âm bởi loại nhạc cụ đó, sau đó download về máy.
• Mở phần mềm CEP chọn open -> chọn file nhạc vừa download -> chọn
ok.
• Ta sẽ thấy hiện ra một dải âm phổ nhưng không rõ ràng. Click đúp chuột
vào rồi lăn chuột bằng núm lăn ở giữa để phóng đại âm phổ.
Ta được một âm phổ khá rõ về âm thanh đó .

ĐO GIA TỐC RƠI TỰ DO
• Chọn một micro khá tốt cắm vào máy tính.
• Dùng một vật nặng bằng kim loại tì vào micro rồi thả rơi. Việc này giúp
máy tính ghi lại thời điểm vật bắt đầu rơi vì khi va chạm vào micro sẽ
tạo ra một vạch âm phổ. Đến khi rơi chạm đất sẽ tại thêm một vạch âm
phổ nữa (xem âm thanh truyền đi là tức thời).


• Khi đó 2 vạch âm phổ xuất hiện trên màn sẽ là 2 thời điểm vật chạm vào
micro và chạm nền đất. Phần mềm này cho phép ta đo chính xác thời
gian rơi của vật mà không cần dùng cổng quang điện.
• Biết khoảng cách cố định của micro và đất, biết thời gian vật rơi. Ta áp
dụng công thức đã học tính được gia tốc rơi tự do của một vật.
Qua 2 thí nghiệm trên ta đã phần nào thay đổi cách nhìn rằng. Chẳng cần phòng
thí nghiệm nhưng với chút sáng tạo ta đã biến chiếc máy tính và phần mềm nào đó
thành phòng thí nghiệm tại nhà với độ chính xác khá cao đấy nhé!!
3.Dùng lập trình pascal và cá thuật toán đã học trong chương trình tin
học lớp 11 – “Ôn bài cũ, giải quyết bài mới”
Trước hết máy cũng cần cài phần mềm pascal.
Link download : />Như ta đã học ở lớp 11 về các thuật toán pascal. Ta bỗng biến những bài toán
xác suất hay giải phương trình từ đơn giản đến phức tạp thành lối tư duy logic đồng
thời giúp ta kiểm tra luôn đáp số những bài toán đó.

Ví dụ: Cho các số 1, 2, 3, 4, 5, 6.Tìm số các số có 6 chữ số mà trong đó có
các chữ số có giá trị trùng với vị trí của nó trong số đó tính từ trái sang.
(Ví dụ số 124653 trùng 2 vị trí 1 và 2)
Đây là một bài toán khá phức tạp và dễ nhầm lẫn. Để kiểm tra tính đúng đắn
của nó, ta có thể sử dụng chương trình pascal để giải quyết!!
Các bước thực hiện:
• Viết code (file demso.pas)
program demso;
uses crt;
var a:array[1..10] of integer;
b:array[1..10] of boolean;
c:array[0..10] of integer;
h,i,j:integer;
procedure xuat;


var h,dem:byte;
begin
dem:=0;
for h:=1 to 6 do
if a[h]=h then dem:=dem+1;
c[dem]:=c[dem]+1;
end;
procedure tim(k:byte);
var j:byte;
begin
for j:=1 to 6 do
if b[j] then
begin
a[k]:=j;

b[j]:=false;
if k=6 then xuat else
tim(k+1);
b[j]:=true;
end;
end;
begin
clrscr;
fillchar(b,sizeof(b),true);
tim(1);
for i:=0 to 6 do writeln('So cac so trung
',i,' vi tri la ',c[i]);
end.
• Chọn RUN
• Màn hình hiện ra kết quả:
 So cac so trung 0 vi tri la 265
 So cac so trung 1 vi tri la 264
 So cac so trung 2 vi tri la 135
 So cac so trung 3 vi tri la 40


 So cac so trung 4 vi tri la 15
 So cac so trung 5 vi tri la 0
 So cac so trung 6 vi tri la 1 Thế là xong! 
Ví Dụ 2: Giải phương trình bậc 2
• Viết code (file demso.pas)
Program He_so_bac_hai;
{Tim nghiem phuong trinh bac hai}
Var
a, b, c, D, X1, X2 :Real;

Begin
Writeln('Nhap he so a khac khong:');
Readln(a); repeat until a<>0;
Writeln('Nhap he so b, c:');
Readln(b, c);
D :=(b*b-(4*a*c));
If D<0 then Write('Phuong trinh vo nghiem');
Readln;
If D=0 then
begin
X1 :=-b/(2*a);
Writeln('Phuong
X1=X2=',X1:8:2);

trinh

co

nghiem

Readln;
end;
If D>0 then
begin
X1 :=(-b+Sqrt(D))/(2*a);
X2 :=(-b-Sqrt(D))/(2*a);
Writeln('Phuong trinh co hai nghiem');
Writeln('X1=',X1:8:2);
Writeln('X2=',X2:8:2);


kep


Readln;
end;
End.
Sau đó cho chạy như ở chương trình trên là được !!
4. Geogebra 3.2 và Geometer’s Sketchpad – “cánh tay đắc lực giúp học
toán”
• Geometer’s Sketchpad

Đây là một phần mềm nổi tiếng trên thế giới dùng để mô phỏng hình học trong
toán học như: vẽ các khối hình học, mô phỏng quĩ tích, mô phỏng các phép biến
đổi hình học … Bạn hãy giải nén, cài đặt và sử dụng Phần mềm Sketchpad là
phần mềm gọn nhẹ, giúp giáo viên và học sinh thực hành trên máy các bài toán
hình học ( phẳng- không gian). Đặc biệt các bài toán quĩ tích phẳng rất ấn
tượng.
Ta download tại : />Cài đặt và sử dụng với các biểu tượng rõ ràng. Nó giúp ta:


1. Vẽ các loại hình trong sách giáo khoa hình học, đồ thị hàm số,…
2. Thiết kế các mô hình Hình học động giúp tiếp cận và học bộ môn hình học
không gian dễ dàng hơn: hình nón, hình trụ, hình cầu, khối tròn xoay,…
Tất nhiên đó chỉ là những chức năng chính cho việc vẽ hình phục vụ các bài học
trong sách giáo khoa phục vụ việc học một cách trực quan. Còn rất nhiều chức
năng nữa rất cần được bạn khám phá...
• Geogebra 3.2

GeoGebra là phần mềm được đánh giá là tốt nhất hiện nay trong số các phần mềm
Toán học động do tác giả Markus Hohenwarter là một giáo sư người Áo, sáng lập

từ năm 2001. Bắt đầu từ một luận án Thạc sĩ về tin học, phần mềm GeoGebra càng
ngày càng phát triển và hiện nay đã là một dự án lớn với rất nhiều người tham gia.
Các bạn có thể vào Website của phần mềm này tại www.geogebra.org để tìm hiều
thêm và download miễn phí phần mềm. Với chức năng vô cùng hữu ích với học
sinh là dự đoán quỹ tích điểm .Có thể xem đây là phần mềm “Hình học động”
mạnh nhất hiện nay


Với một chút hiểu biết và thành thạo tin học và các hướng dẫn sử dụng trên
internet, ta đã có thể hiểu được những bài toán hình học và đồ thị thực sự khó
tưởng tượng, khó hình dung.
V. Ý NGHĨA:
Qua đề tài “ỨNG DỤNG BỘ MÔN TIN HỌC VÀO VIỆC HỌC CÁC
MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN” này. Ta có thể thấy việc học và hành luôn cần đi
cùng với nhau để đạt được hiểu quả tốt nhất trong học tập. Với việc vận dụng kiến
thức liên môn mà ở đây cụ thể hơn là vận dụng bộ môn tin học và một chút hiểu
biết về máy tính. Chúng ta đã có thể tự mình làm một phòng thí nghiệm ngay tại
nhà, tạo ra các vật thể chuyển động trong không gian hay hàng trăm các ứng dụng
thực tiễn khác trong học tập mà chúng ta chưa tìm ra. Nhưng chúng tôi tin, với một
chút đam mê tìm hiểu, mỗi chúng ta ai cũng có thể biến các môn Khoa học – Tự
nhiên trở nên “ Dễ học, Dễ nhớ và Dễ hiểu hơn”.



×