Tải bản đầy đủ (.pdf) (48 trang)

BS tri hoi sinh tim phoi CPR compatibility mode

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.64 MB, 48 trang )

HOI SINH TIM PHOI

TS BS Ho Huyứnh Quang Trớ
Vieọn Tim TP HCM


NỘI DUNG






Tổng quát về hồi sinh tim phổi – Các hướng dẫn quốc tế về
hồi sinh tim phổi
Cấp cứu căn bản
Cấp cứu nâng cao
Chăm sóc sau ngưng tim


YÊU CẦU ĐỐI VỚI HỌC VIÊN













Biết cách nhận biết sớm ngưng tim
Biết trình tự cấp cứu ngưng tim căn bản
Biết cách nhấn ngực đúng
Biết nguyên tắc giúp thở trước và sau khi kiểm soát đường thở
nâng cao
Sốc điện phá rung: biết chỉ đònh, năng lượng, vò trí điện cực
Biết các thuốc dùng trong cấp cứu ngưng tim và liều dùng các
thuốc này ở người lớn
Biết các loại ngưng tim và cách xử trí trong từng loại
Biết các nguyên nhân ngưng tim có thể đảo ngược
Biết các mục tiêu cần đạt về huyết động, thông khí, cung cấp oxy
và kiểm soát đường huyết trong chăm sóc sau ngưng tim


Hồi sinh tim phổi
(Cardiopulmonary resuscitation – CPR)






Hồi sinh tim phổi là một chuỗi những hành động cấp cứu được thực
hiện nhằm cải thiện khả năng sống sót sau ngưng tim.
Trước năm 2000, các hội chuyên khoa của từng quốc gia và khu vực
đưa ra những hướng dẫn riêng rẽ về hồi sinh tim phổi.
Năm 1992, Ủy ban Liên lạc Quốc tế về Hồi sinh (International
Liaison Committee on Resuscitation – ILCOR) được thành lập, gồm

Hiệp hội Tim Hoa Kỳ, Hội đồng Hồi sinh châu Âu, Hội Tim và Đột
q Canada, Hội đồng Hồi sinh Nam Phi, Ủy ban Hồi sinh Úc và New
Zealand, Hội Tim Liên Mỹ và Hội đồng Hồi sinh châu Á.
Mục tiêu của ILCOR: nhận diện và xem xét các chứng cứ khoa học
về hồi sinh tim phổi và cấp cứu tim mạch và tiến đến một sự đồng
thuận quốc tế về các hướng dẫn điều trò.


Các hướng dẫn về hồi sinh tim phổi





Năm 2000, ILCOR đưa ra một hướng dẫn chung đầu tiên về
hồi sinh tim phổi.
Năm 2005 ILCOR đưa ra hướng dẫn lần 2 có nhiều thay đổi
so với hướng dẫn 2000.
Năm 2010 ILCOR đưa ra hướng dẫn mới nhất về hồi sinh
tim phổi.
Dựa trên hướng dẫn 2010 của ILCOR, các chuyên gia thuộc
Hiệp hội Tim Hoa Kỳ đã biên soạn “Hướng dẫn 2010 về hồi
sinh tim phổi và cấp cứu tim mạch của Hiệp hội Tim Hoa
Kỳ” (2010 American Heart Association Guidelines for
Cardiopulmonary Resuscitation and Emergency
Cardiovascular Care).


Chuỗi sống sót
(Chain of survival)





Hồi sinh ngưng tim thành công đòi hỏi phải có một hệ thống
những hành động được phối hợp chặt chẽ, tạo thành chuỗi sống
sót.
Các mắt xích của chuỗi sống sót:

 Nhận biết ngay ngưng tim và kích hoạt hệ thống cấp cứu
 Cấp cứu căn bản sớm, nhấn mạnh việc nhấn ngực đúng
 Phá rung nhanh chóng
 Cấp cứu nâng cao có hiệu quả
 Chăm sóc sau ngưng tim một cách toàn diện


Cấp cứu ngưng tim căn bản
(Basic Life Support – BLS)
Nhận biết sớm ngưng tim:




Không tỉnh, không đáp ứng
Không thở bình thường (ngưng thở hoặc thở kiểu ngáp cá)
Bắt mạch:
 Nhân viên y tế không mất quá 10 giây cho việc bắt mạch
 Bỏ qua việc bắt mạch nếu không phải nhân viên y tế

 Gọi trợ giúp và bắt đầu cấp cứu căn bản ngay



Cấp cứu ngưng tim căn bản




Trình tự nhấn ngực-giúp thở thay đổi từ ABC (AirwayBreathing-Circulation) trong các hướng dẫn trước đây thành
CAB trong hướng dẫn 2010: bắt đầu cấp cứu căn bản bằng
nhấn ngực.
Những điều cần nhớ về nhấn ngực:
 Tần số ít nhất 100/phút
 Biên độ ít nhất 2 inches (5 cm)
 Để ngực bung lên hoàn toàn giữa 2 lần nhấn
 Đổi người nhấn mỗi 2 phút
 Hạn chế tối đa việc gián đoạn nhấn ngực, mỗi lần gián đoạn
không quá 10 giây


Cấp cứu ngưng tim căn bản
Giữ thông đường thở:




Người cấp cứu không phải nhân viên y
tế: Nếu đủ tự tin để vừa nhấn ngực vừa
giúp thở  thực hiện tư thế “head tiltchin lift”.
Người cấp cứu là nhân viên y tế: thực
hiện tư thế “head tilt-chin lift” hoặc tư

thế “jaw thrust” nếu nghi ngờ có chấn
thương cột sống cổ.


Cấp cứu ngưng tim căn bản
Giúp thở:


Nếu người cấp cứu là nhân viên y tế thông thạo cách giúp thở:
 Giúp thở bằng phương pháp miệng-miệng hoặc bóng-mặt nạ
 Xen kẽ 30 lần nhấn ngực với 2 lần giúp thở
 Mỗi lần giúp thở khoảng 1 giây
 Thể tích giúp thở đủ để thấy ngực nhô lên



Nếu người cấp cứu không quen cách giúp thở: chỉ nhấn ngực
đơn thuần (hands-only CPR).








TNLS phân nhóm ngẫu nhiên tại bang Washington (Hoa Kỳ) và London
(Anh) trên 1941 ca ngưng tim ngoài bệnh viện.
981 ca được phân vào nhóm HSTP với nhấn ngực đơn thuần và 960 ca
được phân vào nhóm HSTP chuẩn.

Tỉ lệ sống sót đến khi xuất viện của 2 nhóm tương đương nhau (12,5% so
với 11,0%, p = 0,31).

(N Engl J Med 2010;363:423-433)








TNLS phân nhóm ngẫu nhiên tại Thụy Điển trên 1276 ca ngưng tim
ngoài bệnh viện.
620 ca được phân vào nhóm HSTP với nhấn ngực đơn thuần và 656 ca
được phân vào nhóm HSTP chuẩn.
Tỉ lệ sống sót sau 30 ngày của 2 nhóm khác biệt không có ý nghóa (8,7%
so với 7,0%, p = 0,29).

(N Engl J Med 2010;363:434-442)


Nhấn ngực: động tác căn bản trong HSTP

(Circulation 2010;122:S676-S684)


Maùy phaù rung töï ñoäng
(Automated external defibrillator – AED)



Sydney

Orlando
Beijing


Qui trỡnh caỏp cửựu ngửng tim caờn baỷn giaỷn lửụùc


Qui trình cấp cứu ngưng tim căn bản dành cho cán bộ y tế



Cấp cứu ngưng tim nâng cao
(Advanced Cardiovascular Life Support)
Những thay đổi chính so với hướng dẫn 2005:










Theo dõi liên tục CO2 trong khí thở ra (continuous quantitative waveform
capnography) được khuyến cáo nhằm xác nhận vò trí ống nội khí quản.
Qui trình cấp cứu được đơn giản hóa và thiết kế lại nhằm nhấn mạnh tầm

quan trọng của nhấn ngực đúng (tần số, biên độ, cho ngực bung lên hoàn
toàn giữa 2 lần nhấn, hạn chế việc gián đoạn) và tránh tăng thông khí.
Bỏ việc dùng atropine một cách thường qui trong cấp cứu hoạt động điện vô
mạch và vô tâm thu.
Truyền thuốc tăng co bóp được xem là một biện pháp thay thế cho tạo nhòp
tim trong trường hợp nhòp chậm có triệu chứng.
Adenosine được khuyến cáo dùng trong xử trí ban đầu nhòp nhanh có phức
bộ rộng đơn dạng và đều.


Các biện pháp hỗ trợ
việc kiểm soát đường thở và thông khí



Oxy: Thông khí bằng oxy 100% ngay khi có điều kiện.
Thông khí bằng bóng-mặt nạ (bag-mask ventilation):

 Là một phương pháp cung cấp thông khí và oxy được chấp nhận
trong cấp cứu ngưng tim
 Đòi hỏi kỹ năng (++)  chỉ dành cho nhân viên y tế đã được huấn
luyện
 Tốt nhất là thực hiện bởi 2 người, một người giữ thông đường thở
và áp mặt nạ vào mặt bệnh nhân, người còn lại bóp bóng (mỗi lần
khoảng 600 ml trong 1 giây)
 Đặc biệt hữu ích trong trường hợp kiểm soát đường thở nâng cao
chưa thực hiện được hoặc thất bại


Kiểm soát đường thở nâng cao



Kiểm soát bằng dụng cụ trên hầu (supraglottic airways):
 ống thực quản-khí quản (esophageal-tracheal tube – Combitube)
 ống thanh quản (laryngeal tube)
 mặt nạ thanh quản (laryngeal mask airway)



Đặt nội khí quản


Ống thực quản-khí quản

Có thể thay thế cho thông khí bằng
bóng-mặt nạ (class IIa) và cho đặt
nội khí quản (class IIa) trong cấp cứu
ngưng tim (nhân viên y tế thông thạo)


Ống thanh quản

Có thể thay thế cho thông khí bằng bóng-mặt nạ (class IIb) và
cho đặt nội khí quản (class IIb) trong cấp cứu ngưng tim
(nhân viên y tế thông thạo)


Mặt nạ thanh quản

Có thể thay thế cho thông khí bằng

bóng-mặt nạ (class IIa) và cho đặt
nội khí quản (class IIa) trong cấp cứu
ngưng tim (nhân viên y tế thông thạo)


Thông khí sau khi đã kiểm soát đường thở nâng cao




Bóp bóng giúp thở 1 lần mỗi 6-8 giây (tương ứng với tần số
giúp thở 8-10/phút)
Không cần phải ngưng nhấn ngực để giúp thở


×