Tải bản đầy đủ (.pptx) (16 trang)

Thuyết trình tác động của kiều hối lên tăng trưởng kinh tế ở các nước đang phát triển

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (282.19 KB, 16 trang )

TÁC ĐỘNG CỦA KIỀU HỐI LÊN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ
Ở CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN
Họ và tên: Lê Thị Hoa
MSV: 111 214 59
Dựa trên nghiên cứu của TS Lê Đạt Chí và TH.s Phan Thị Thanh Thủy - Tạp chí “Phát triển và hội
nhập” số 16 – tháng 05 – 06/2014


Nội dung:

I.
II.
III.
IV.
V.

Khái niệm về kiều hối
Tác động của kiều hối lên tăng trưởng kinh tế theo lý thuyết
Tác động của kiều hối lên tăng trưởng kinh tế theo nghiên cứu thực nghiệm
Nhận xét
Kết luận – Khuyến nghị


I. Khái niệm về kiều hối

 Kiều hối là tiền bạc được di chuyển từ những người đang trú ngụ hay là lao động ở
nước ngoài đến người thân của họ tại quê hương.

 Kiều hối có vai trò rất quan trọng đối với nhiều nước trên thế giới, đặc biệt là các nước
đang phát triển.



II. TÁC ĐỘNG CỦA KIỀU HỐI LÊN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ THEO LÝ
THUYẾT
Hầu hết các lập luận lý thuyết của IMF (2005), World bank (2005), Chami, R. Et al
(2008) đều cho rằng kiều hối có tác động tích cực lẫn tác động tiêu cực đến
tăng trưởng kinh tế

Tác động tích cực:

 Gia tăng đầu tư vốn vật chất
 Tạo điều kiện thuận lợi cho nguồn vốn con người


Góp phần phát triển thị trường tài chính của quốc gia tiếp nhận


II. TÁC ĐỘNG CỦA KIỀU HỐI LÊN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ THEO LÝ
THUYẾT
Tác động tiêu cực

 Kiều hối làm tăng tỷ giá hối đoái thực, cạnh tranh khu vực thương mại giảm
=> giảm trình độ công nghệ của nền kinh tế => kìm hãm tăng trưởng.



Kiều hối làm giảm nỗ lực lao động của người nhận được kiều hối hoặc làm gia
tăng đầu tư rủi ro.


II. TÁC ĐỘNG CỦA KIỀU HỐI LÊN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ TỪ NGHIÊN

CỨU THỰC TẾ
 Nghiên cứu của của IMF 2005 sử dụng kĩ thuật biến công cụ với dữ liệu chéo 110
quốc gia giai đoạn 1997 – 2003 cho thấy ko có mối liên hệ thống kê giữa “kiều hối
– tăng trưởng kinh tế”

 Nghiên cứu của Chami, R. Et al. (2003) với phương pháp IV-2SLS cho dữ liệu bảng
83 quốc gia giai đoạn 1970 – 1998 lại cho thấy kiều hối làm hạn chế tăng trưởng
kinh tế

 Nhiều nghiên cứu khác lại chỉ ra có mối quan hệ mang ý nghĩa thống kê giữa kiều
hối và tăng trưởng mặc dù tác động của kiều hối là yếu. Mộ số nghiên cứu với dữ
liệu bảng cùng với phương pháp OLS và kĩ thuật biến công cụ đều cho kết quả
không có ý nghĩa thống kê.
=> Bài trình bày sẽ dựa trên nghiên cứu gần đây và sử dụng phương pháp IV – GMM:
Tác động của kiều hối đến tăng trưởng kinh tế ở các nước đang phát triển –
TS Lê Đạt Chí, Ths Phan Thị Thanh Thủy


Mô hình
Mô hình cơ bản
Δyi,t = βo+ β1LREMi,t+ βzZi,t + εi,t(1)
Δyi.t : tăng trưởng GDP bình quân đầu người
LREMi,t: log của tỷ lệ kiều hối trên GDP
Zi,t : các biến kiểm soát (biến tác nhân) bao gồm:
LGCF: Log tỷ lệ nguồn vốn trên GDP: Biến đại diện cho đầu tư nội địa vì kiều hối
tác động lên tăng trưởng
-

LPOP: Log của tỷ lệ tăng trưởng dân số: đại diện cho nguồn nhân lực


-

LM2: Log của tỷ lệ M2 trên GDP:

-

LGOV: Log của tỷ lệ chi tiêu chính phủ trên GDP

-

LREMx LM2: Log của tỷ lệ kiều hối trên GDP x Log củatỷ lệ M2 trên GDP

 Tỷ lệ lạm phát (đo lường phần trăm thay đổi hàng năm của chỉ số giá tiêu dùng
nên không lấy log)
* Ý nghĩa biến kiểm soát: Phân tích mối quan hệ mang ý nghĩa thống kê giữa 2 biến
số cần lưu ý tới các tác nhân cũng tác động tới mối quan hệ nhân quả của 2 biến
đó.Chẳng hạn trong TH này, kiều hối tác động đến tăng trưởng kinh tế thông qua
kênh đầu tư nội địa nếu như dòng kiều hối được sử dunj cho mục đích đầu tư thay vì
tiêu dùng.


MÔ HÌNH ĐẦY ĐỦ
 Δy = β + β LREM + β (LREM )2 + β (LREMxLM2) + β LGCFit + β LPOP +
it
0
1
it
2
it
3

4
5
it
β6LGOVit+ β7LM2it+ β8INFit+ εit
Các biến đưa thêm vào:
2
β2(LREMit) để kiểm định quan hệ phi tuyến giữa kiều hối với tăng trưởng
β3(LREMxLM2) thể hiện mối liên kết giữa phát triển tài chính với kiều hối – được coi là
biến tương tác


Dữ liệu
 Dữ liệu bảng gồm 29 quốc gia trong giai đoạn từ năm 2000-2011. Nguồn:
World Bank


Phương pháp
 Để giải quyết vấn đề sử dụng phương pháp OLS có thể dẫn đến kết quả bị
chệch do biến tỷ lệ kiều hối trên GDP có thể là biến nội sinh, vi phạm giả
thuyết của ước lượng OLS, phương pháp GMM cần chọn được biến công cụ
được chọn lựa sao cho có tương quan cao với biến nội sinh nhưng không tương
quan với yếu tố ngẫu nhiên.

 Biến công cụ trong nghiên cứu này là tỷ lệ kiều hối trên GDP của các quốc gia


KẾT QUẢ


IV. Nhận xét

 2, 3,4 cho thấy kết quả hồi quy cho các mô hình
(2): phương trình hôì quy chỉ có biến tỷ lệ kiều hối/ GDP đứng 1 mình
(3): Phương trình hồi quy có thêm dạng bình phương tỷ lệ kiều hối trên GDP
(4): thêm biến tương tác của tỷ lệ kiều hối trên GDP với mức độ phát triển của thị
trường tài chính mà cụ thể là biến tỷ lệ M2/ trên GDP
(*) có ý nghĩa ở mức ý nghĩa 10%, ** là mức 5% và *** là mức 1%.



Kết quả trong các cột của phương trình 2,3,4 cho thấy các hệ số ước
lượng của biến log tỷ lệ kiều hối trên GDP trong cả 3 trường hợp đều là dương
(6, 7422), (6,0330) và (53, 7474).



Tuy nhiên chỉ có 2 trường hợp đầu thì hệ số của biến log tỷ lệ kiều hối
trên GDP có ý nghĩa thống kê lần lượt ở mức ý nghĩa 5% và 10%



Hệ số ước lượng của biến log tỷ lệ kiều hối trên GDP bình phương trong
pt (3) và (4) đều âm (-1,8414) (-2, 8108) và có ý nghĩa thống kê cao ở mức ý
nghĩa 1% và 5% ( điều này mang ý nghĩa kiều hối tác động lên tăng trưởng
kinh tế ở dạng phi tuyến).


Biến log tỷ lệ kiều hối trên GDP bình phương có hệ số âm => đồ thị tác động của
biến kiều hối tăng trưởng kinh tế của các quốc gia trong mẫu có hình chữ U ngược
=> Khi tỷ lệ GDP tương đối thấp sẽ kích thích kinh tế tăng trưởng nhưng khi vượt
qua một ngưỡng nào đó thì tác động của kiều hối trở nên tiêu cực



Đưa thêm biến tương tác vào mô hình hồi qui: hệ số cua biến này âm nhưng ko
có ý nghĩa thống kê -27, 2084 (P_value> 0,05) điều này cho thấy tác động của
vai trò tài chính lên mối quan hệ giữa tăng trưởng và kiều hối còn yếu.


Giải thích:
 Kiều hối chuyển vào các quốc gia đang phát triển ở mức độ vừa phải kích
thích nền kinh tế thông qua gia tăng vốn đầu tư, tích lũy vốn con người, phát
triển hệ thống tài chính, giảm gánh nặng về nhận sách quốc gia, gia tăng tiêu
dùng.

 Kiều hối đổ vào quá nhiều gây tâm lý ỷ lại và làm giảm cung lao động.
 Nếu tỷ giá hối đoái thực bị đánh giá là cao do dòng kiều hối đổ vào thì lĩnh vực
thương mại càng kém cạnh tranh.


V. Kết luận – khuyến nghị
 Kiều hối có ý nghĩa đối với tăng trưởng đặc biệt là ở các nước đang phát triển.
Kiều hối và tăng trưởng có mối quan hệ có ý nghĩa thống kê

 Mối quan hệ phi tuyến bậc hai có ý nghĩa thống kê của biến tỷ lệ kiều hối/
GDP (với hệ số biến này âm) cho thấy cả tác động tích cực lẫn tiêu cực của
kiều hối.
=> Có các chính sách phù hợp để ưu đãi, thu hút kiều hối từ nước ngoài đồng
thời có các chính sách hỗ trợ, ưu tiên khác dành riêng cho các dự án đầu tư và
sản xuất kinh doanh có vốn từ kiều hối để kiều hối trở thành nguồn vốn hữu ích
cho tăng trưởng kinh tế




×