Tải bản đầy đủ (.pdf) (72 trang)

LUẬN VĂN THẠC SĨ KIỀU HỐI, PHÁT TRIỂN TÀI CHÍNH VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ Ở CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.33 MB, 72 trang )



BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM
  






CAO THỊ NGUYỆT QUẾ





KIỀU HỐI, PHÁT TRIỂN TÀI CHÍNH VÀ TĂNG
TRƯỞNG KINH TẾ Ở CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN







LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ










TP.Hồ Chí Minh - Năm 2013







BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM
  





CAO THỊ NGUYỆT QUẾ





KIỀU HỐI, PHÁT TRIỂN TÀI CHÍNH VÀ TĂNG
TRƯỞNG KINH TẾ Ở CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN



Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng
Mã số: 60340201


LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS NGUYỄN THỊ LIÊN HOA



TP. Hồ Chí Minh – Năm 2013


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng luận văn “Kiều hối, phát triển tài chính và tăng
trưởng kinh tế ở các nước đang phát triển” là công trình nghiên cứu của riêng
tôi.
Các thông tin dữ liệu được sử dụng trong luận văn là trung thực và các
kết quả trình bày trong luận văn chưa được công bố tại bất kỳ công trình
nghiên cứu nào trước đây. Nếu phát hiện có bất kỳ gian lận nào, tôi xin chịu
toàn bộ trách nhiệm trước Hội đồng.

TP.HCM, tháng 10 năm 2013
Tác giả luận văn




Cao Thị Nguyệt Quế

MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục cụm từ viết tắt
Danh mục bảng biểu
Danh mục hình vẽ
Tóm tắt 1
1. Giới thiệu 2
1.1. Mục tiêu nghiên cứu 5
1.2. Các dòng kiều hối 6
1.3. Các kênh chuyển tiền của kiều hối 7
1.4. Khuynh hướng kiều hối trên thế giới 9
2. Tổng quan những nghiên cứu trước đây 16
3. Phương pháp nghiên cứu 33
3.1. Mô hình nghiên cứu 33
3.2. Phương pháp nghiên cứu 35
3.3. Dữ liệu nghiên cứu 37
3.3.1. Mẫu nghiên cứu 37
3.3.2. Nguồn dữ liệu 39
4. Nội dung và các kết quả nghiên cứu 44
4.1. Kết quả nghiên cứu 44

4.1.1. Thống kê mô tả 44
4.1.2. Kết quả nghiên cứu chính 46
5. Kết luận 60







DANH MỤC CỤM TỪ VIẾT TẮT

Cụm viết tắt
Tên đầy đủ tiếng Anh
Tên đầy đủ tiếng Việt
GMM
Generalized Method of
Moments
Phương pháp Moment
tổng quát
IMF
International Monetary
Fund
Quỹ tiền tệ quốc tế
OECD
Organization for
Economic Co-operation
and Development
Tổ chức hợp tác và phát
triển kinh tế
OLS
Ordinary Least Square
Phương pháp bình
phương bé nhất
TSLS
Two Stage Least Square

Phương pháp hồi quy hai
bước
WB
World Bank
Ngân hàng thế giới
UNCTAD
United Nations
Conference on Trade and
Development
Hội nghị liên hiệp quốc
tế về thương mại và phát
triển







DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1: Ước tính kiều hối và tỷ lệ kiều hối trên GDP ở các nước đang phát
triển 15
Bảng 2: Tên các biến sử dụng trong mô hình của Guiliano và Ruiz-Arranz
(2006) 21
Bảng 3: Tên biến và cách tính toán các biến của Nyamongo, Misati,
Kipyegon và Ndirangu (2012) 30
Bảng 4: Danh sách các quốc gia trong mẫu nghiên cứu 37
Bảng 5: Tên biến và nguồn thu thập dữ liệu 39
Bảng 6: Thống kê mô tả các biến trong mô hình 44
Bảng 7: Ma trận tự tương quan giữa các biến 45

Bảng 8: Tác động của kiều hối đến tăng trưởng kinh tế ở các nước đang phát
triển 46
Bảng 9: Kiểm định biến công cụ 48
Bảng 10: Tác động của tỷ lệ mở rộng cung tiền trên GDP đến tăng trưởng
kinh tế ở các nước đang phát triển 49
Bảng 11: Kiểm định biến công cụ. 51
Bảng 12: Tác động của tỷ lệ tín dụng nội địa trên GDP đến tăng trưởng kinh
tế ở các nước đang phát triển 52
Bảng 13: Kiểm định biến công cụ 53
Bảng 14: Tác động của kiều hối và phát triển tài chính đến tăng trưởng kinh
tế ở các nước đang phát triển 55
Bảng 15: Kiểm định biến công cụ 58

DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 1: Kiều hối và các nguồn vốn khác đến các nước đang phát triển 9
Hình 2: Các nước nhận kiều hối nhiều nhất trong năm 2012 11
Hình 3: Mười quốc gia có tỷ lệ kiều hối trên GDP lớn nhất năm 2011 13

1

TÓM TẮT
Theo các nghiên cứu về lý thuyết và thực nghiệm thì kiều hối của lao
động xuất khẩu, dòng tiền nhận được từ lao động di cư ra nước ngoài, đã
trở thành nguồn tài chính bên ngoài lớn thứ hai cho các nước đang phát
triển trong những năm gần đây. Đề tài nghiên cứu vai trò của kiều hối và
phát triển tài chính đến tăng trưởng kinh tế của 27 nước đang phát triển
trong giai đoạn từ năm 2000 đến năm 2011. Đề tài sử dụng dữ liệu bảng và
phương pháp moment tổng quát (GMM). Mục tiêu nghiên cứu của luận văn
gồm hai vấn đề như sau. Thứ nhất kiều hối tác động như thế nào đến tăng
trưởng kinh tế ở các nước đang phát triển trong suốt thời kỳ nghiên cứu.

Thứ hai phân tích mối quan hệ giữa kiều hối và phát triển tài chính. Các kết
quả chính đạt được của luận văn như sau. Thứ nhất, kiều hối không đóng
vai trò là một nguồn quan trọng đến tăng trưởng kinh tế trong mẫu nghiên
cứu. Thứ hai, kiều hối có vai trò bổ sung cho phát triển tài chính.








2

1. GIỚI THIỆU
Kiều hối của lao động xuất khẩu chuyển về quê hương họ đã tăng lên
trở thành một trong những dòng tài chính lớn nhất đến các nước đang phát
triển, thường được ẩn chứa dưới các nguồn truyền thống như nguồn viện
trợ phát triển chính thức và dòng vốn tư nhân (World Bank (2003, 2004);
Aggarwal (2010), Giuliano & Ruiz –Arranz (2009)). Các bằng chứng thêm
vào đó chỉ ra rằng trong năm 2012, dòng kiều hối trên toàn thế giới được
ước lượng là 529 tỷ USD, trong đó 401 tỷ USD được chuyển về các nước
đang phát triển, tăng 5,3% so với năm 2011 (World Bank, 2013), một
lượng lớn vượt xa nguồn viện trợ phát triển chính thức.
Ngoài ra, lượng kiều hối trong năm 2009 lớn gấp 3 lần số tiền viện
trợ phát triển chính thức (ODA) cũng như xấp xỉ đầu tư trực tiếp nước
ngoài (FDI) đến các nước đang phát triển (World Bank, 2011).
Và chỉ trong năm 2007, hơn 300 tỷ USD kiều hối của lao động xuất
khẩu được chuyển trên toàn cầu theo kênh chính thức và khoảng nghìn tỷ
USD được chuyển qua kênh phi chính thức (Barajas, Chami, Fullenkamp,

Gapen, & Montiel, 2009).
Theo lý thuyết, kiều hối được chuyển theo kênh chính thức và kênh
phi chính thức (World Bank, 2011). Theo Nyamongo và Misati, (2011),
kiều hối chuyển theo kênh chính thức tác động đến sự phát triển trong lĩnh
vực tài chính. Đặc biệt điều này xảy ra khi người nhận kiều hối mở tài
khoản tại ngân hàng thương mại. Thêm vào đó, khi những người nhận tiền
đến ngân hàng họ có thể thu thập thông tin về việc tồn tại các sản phẩm cho
vay của ngân hàng mà họ có thể tận dụng. Nếu tác động này của kiều hối
3

đến lĩnh vực tài chính là có ý nghĩa thì sự phát triển tài chính được kỳ vọng
là cao hơn.
Nhưng theo lý thuyết, sự phát triển tài chính cũng liên kết với đầu tư
tư nhân và tăng trưởng kinh tế (Deodat, (2011); Mindaca, (2009), Misati &
Nyamongo, (2010, 2011); Sufian & Siridopoulos, (2010)). Trên đây là tổng
hợp các bằng chứng lý thuyết cho thấy phát triển tài chính cũng đóng vai
trò quan trọng đến tăng trưởng kinh tế. Các nghiên cứu về lý thuyết trước
đó cũng ủng hộ vai trò của phát triển tài chính là Schumpeter (1911), và
gần đây là Hicks (1969). Theo Schumpeter (1911), các giao dịch được cung
cấp bởi các trung gian tài chính là quan trọng cho sự đổi mới và phát triển.
Ông còn chỉ ra rằng các tổ chức tài chính có thể khuyến khích sự đổi mới
và tăng trưởng bởi sự nhận biết và cấp vốn cho đầu tư sản xuất. Quan điểm
tương tự được đưa ra bởi Hicks (1969) đã tìm được vai trò lịch sử của hệ
thống tài chính trong cuộc công nghiệp hoá đầu tiên ở Anh.
Các bằng chứng thêm nữa như Aggarwal và cộng sự (2010) đã chỉ ra
rằng ở đâu có mức độ phát triển tài chính cao hơn thì kiều hối có xu hướng
tác động biên thấp hơn đến tăng trưởng. Điều này, bởi lẽ phát triển tài
chính có khuynh hướng liên kết với thông tin sản xuất về các dự án đầu tư
có thể có và phân bổ nguồn vốn, giám sát các hãng và có ảnh hưởng đến
quản trị doanh nghiệp, thương mại, đa dạng hoá và quản lý rủi ro, huy động

và sự hợp nhất các nguồn tiết kiệm, và dễ dàng trao đổi hàng hoá và dịch
vụ. Những chức năng này của tài chính có khuynh hướng mang lại quyết
định tiết kiệm và đầu tư và cải tiến về công nghệ và sau cùng là góp phần
tăng trưởng kinh tế (Misati, (2007), Misati & Nyamingo, (2011)).
Tuy nhiên, theo một hướng khác, kiều hối lại có tác động tiêu cực
đến tăng trưởng vẫn tồn tại trong lý thuyết. Những kiến nghị về tác động
4

tiêu cực của kiều hối đến tăng trưởng bao gồm, thứ nhất, kiều hối xảy ra
trong bối cảnh bất cân xứng thông tin giữa người chuyển và người nhận
kiều hối. Trong trường hợp này những người chuyển tiền thiếu sự kiểm
soát trong việc sử dụng nguồn này của người nhận, vì vậy, người nhận có
thể không dùng các quỹ tiền nhận được cho các dự án đầu tư hoặc hiệu quả
như dự định ban đầu. Thứ hai, bởi vì kiều hối là sự chuyển tiền lớn về gia
đình để tiêu dùng bên cạnh đầu tư, những người tiếp nhận có thể coi như
nguồn quỹ nhận được như là sự thay thế cho thu nhập của người lao động
và tăng lên các hoạt động nhàn rỗi, tác động ngược chiều tới năng suất lao
động và tăng trưởng kinh tế (Chami, Fullenkamp & Jahjah, 2003). Thứ ba,
trong khi kiều hối tăng cường dòng ngoại tệ, kết quả làm tăng tỷ giá hối
đoái có thể làm xói mòn tính cạnh tranh cho các quốc gia phụ thuộc vào
lĩnh vực thương mại (Amuedo-Dorantes & Pozo, 2004)










5

1.1 Mục tiêu nghiên cứu
Căn cứ vào tầm quan trọng gắn liền kiều hối ở các quốc gia đang
phát triển và theo bằng chứng thực nghiệm cũng như trong lý thuyết quan
điểm không rõ ràng tác động của kiều hối đến mối quan hệ phát triển tài
chính và tăng trưởng, thì mối liên kết này đáng để xem xét. Vì vậy đề tài
này đưa ra các đóng góp theo sau:
Phần lớn các nghiên cứu trong lý thuyết khuynh hướng tiến hành
nghiên cứu bảng trong phạm vi toàn cầu nhưng chưa nổi bật lên ở các quốc
gia đang phát triển. Với nghiên cứu cụ thể là các nước đang phát triển sẽ
chỉ ra có hay không đóng góp của kiều hối đến tăng trưởng kinh tế ở các
quốc gia này. Thứ hai, phần lý thuyết về tăng trưởng kinh tế với khuôn khổ
dữ liệu bảng là rất lớn, trong những năm gần đây có sự liên kết với phát
triển tài chính. Tuy nhiên, không phải phần lớn thấy được vai trò của kiều
hối nhằm tăng cường phát triển tài chính. Thứ ba, nghiên cứu này là mới
bao gồm các dữ liệu mới trong khoảng thời gian từ năm 2000 đến năm
2011.
Phần còn lại của luận văn được sắp xếp như sau: lĩnh vực kế đến là
đưa ra các dòng kiều hối, các kênh chuyển tiền của kiều hối và khuynh
hướng kiều hối trên thế giới. Phần thứ hai, cung cấp phần tổng quan các
nghiên cứu trước đây. Trong phần thứ ba, luận văn sẽ phát thảo phương
pháp sử dụng trong nghiên cứu này. Phần thứ tư báo cáo kết quả nghiên
cứu trong khi phần 5 là kết luận và những hạn chế của đề tài.


6

1.2 Các dòng kiều hối
Theo Wordbank (2011) kiều hối của những người di cư được định

nghĩa là tổng kiều hối của lao động xuất khẩu, tiền lương của người lao
động và sự chuyển tiền của những người di cư.
Kiều hối của lao động xuất khẩu, được định nghĩa là sự chuyển tiển từ
những lao động di cư được đánh giá là cư trú ở nước sở tại đến những
người nhận trong quốc gia gốc của lao động xuất khẩu. Nếu người di cư
sống ở nước sở tại là một hay nhiều hơn một năm, họ được đánh giá là cư
trú, không đề cập tình trạng không cư trú. Nếu người di cư sống ở nước sở
tại ít hơn một năm, toàn bộ thu nhập của họ ở nước sở tại được phân loại
như là tiền lương của người lao động.
Mặc dù tình trạng cư trú được hướng dẫn rõ ràng, nhưng nguyên tắc
này thường không được áp dụng bởi các nguyên nhân khác nhau. Nhiều
quốc gia tập hợp dữ liệu dựa trên quyền công dân của lao động di cư hơn là
tình trạng cư trú của họ. Hơn nữa, dữ liệu được chỉ ra toàn bộ hoặc là tiền
lương của người lao động hoặc là kiều hối của lao động xuất khẩu mặc dù
chúng được chia làm hai loại. Khoảng cách giữa hai cách phân loại này
xuất hiện hoàn toàn tuỳ ý, phụ thuộc vào sự ưa thích, thuận tiện, và luật
thuế hoặc dữ liệu sẵn có của mỗi quốc gia.
Sự chuyển tiền của người di cư là tài sản thực của người di cư được
chuyển giao từ một quốc gia này sang một quốc gia khác trong thời gian di
cư (thời gian ít nhất một năm). Bởi vì một số lượng lớn lao động tạm thời
tăng lên, tầm quan trọng của sự chuyển tiền di cư có thể tăng lên.

7

1.3 Các kênh chuyển tiền của kiều hối
Việc chuyển tiền này có thể thông qua kênh chính thức và phi chính
thức. Kênh chính thức liên quan sự chuyển khoản thông qua sử dụng hệ
thống ngân hàng và các tổ chức chuyển tiền. Kênh chuyển kiều hối chính
thức bao gồm các công ty kiều hối, các ngân hàng thương mại được phép
làm dịch vụ chuyển tiền quốc tế, các công ty chuyển tiền, công ty bưu

chính. Kênh phi chính thức liên quan đến việc chuyển tiền kiều hối chủ yếu
bằng tiền mặt hoặc một cách chuyển tiền do kiều bào trực tiếp mang về
hoặc nhờ các thành viên trong gia đình, bạn bè, người thân mang về, tiền và
hàng hoá được đưa đến người nhận bởi người cư trú trong chuyến viếng
thăm quê hương (Nyamongo, Misati, Kipyegon và Ndirangu (2012)).
Như đã chỉ ra ở lý thuyết, hệ thống chuyển tiền theo kênh phi chính
thức thì hấp dẫn nhiều dân nhập cư bởi vì thứ nhất dễ tiếp cận do không
cần phải mở tài khoản tại ngân hàng và không có tính phức tạp. Thứ hai có
thể che giấu được danh tính bởi không có nguồn gốc nhận diện được yêu
cầu. Thứ ba, rẻ bởi vì chi phí của giao dịch là thấp hơn kênh chính thức.
Thứ tư, nhanh và an toàn bởi vì nó dựa trên kênh thiết lập thông tin phi
chính thức, từ nội bộ những người thân và bạn bè.
Tuy nhiên, kênh phi chính thức có hậu quả sau, thứ nhất, nó gây cản
trở trong việc tập hợp các dữ liệu có giá trị bởi chính phủ về bản chất và
quy mô của kiều hối. Thứ hai, tăng lên các rủi ro của việc sử dụng sai mục
đích của kiều hối cho các hoạt động rửa tiền và các hoạt động tài chính
phạm pháp, những chính sách khủng bố. Điều này có thể mâu thuẫn với
việc chống rửa tiền và pháp luật về chống khủng bố tài chính ở nhiều quốc
gia trên thế giới. Thứ ba, kênh chuyển tiền phi chính thức sẽ làm thu nhỏ sự
phát triển tài chính.
8

Từ các vấn đề nêu trên, một thách thức đặt ra trong việc ước lượng
gần chính xác cường độ của kiều hối. Bởi vì kênh chuyển tiền phi chính
thức của kiều hối sẽ không tập hợp được dữ liệu. Mặc khác, mức độ kiều
hối được chuyển qua kênh phi chính thức rất lớn, có thể cao hơn nhiều so
với kênh chính thức. Hơn nữa ngay cả khi tất cả số kiều hối chuyển theo
kênh chính thức thì độ tin cậy của dữ liệu vẫn có vấn đề (Barajas, Chami,
Fullenkamp, và Garg (2010)). Và số liệu được lấy từ Ngân hàng thế giới
vẫn là nguồn tin cậy nhất và thường là dữ liệu được sử dụng trong kiều hối

(Nyamongo, Misati, Kipyegon và Ndirangu (2012).












9

1.4 Khuynh hướng kiều hối trên thế giới
Hình 1: Kiều hối và các nguồn vốn khác đến các nước đang phát
triển

Nguồn: Migration and development Brief 20, World Bank 2013
10


Theo báo cáo của Ngân hàng thế giới (2013), tổng nguồn kiều hối
toàn cầu trong năm 2012 ước đạt 529 tỷ USD. Lượng kiều hối chính thức
đến các nước đang phát triển được ước lượng là 401 tỷ USD trong năm
2012, chiếm 75,8% trong tổng lượng kiều hối và tăng 5,3% so với năm
2011. Hình 1 thể hiện dòng kiều hối và các nguồn vốn khác đến các nước
đang phát triển trong giai đoạn từ năm 1990 đến 2012. Điều này cho thấy
quy mô kiều hối đến các nước đang phát triển là rất lớn và có chiều hướng

gia tăng theo thời gian. Trong những năm từ 1990 đến 1999, dòng kiều hối
có tăng nhưng với mức độ không đáng kể. Từ năm 2000 đến nay, dòng
kiều hối chuyển về các nước đang phát triển tăng nhanh vượt trội so với
khoảng thời gian trước. Và tốc độ tăng trưởng của kiều hối xấp xỉ với đầu
tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Hơn nữa kiều hối cũng là một nguồn chính
vượt xa nguồn viện trợ phát triển chính thức (ODA) cũng như nợ tư nhân
và danh mục vốn chủ sở hữu.








11

Hình 2: Các nước nhận kiều hối nhiều nhất trong năm 2012

Nguồn: Migration and development Brief 20, World Bank 2013

12

Ấn Độ, Trung Quốc, Philippine và Mexico vẫn là những nước nhận kiều
hối nhiều nhất. Các nước nhận nhiều kiều hối khác theo thứ tự là Nigeria,
Ai Cập, Bangladesh, Pakistan, Nigeria, Ai Cập, Việt Nam và Libanon. Đa
số các quốc gia nhận lượng kiều hối lớn trên thế giới là những quốc gia
đang phát triển. Hình 2 thể hiện 10 quốc gia có lượng kiều hối nhiều nhất
trong năm 2012.















13

Hình 3: Mười quốc gia có tỷ lệ kiều hối trên GDP lớn nhất năm 2011.

Nguồn: Migration and development Brief 20, World Bank 2013
14

Bên cạnh tiêu chí về lượng kiều hối đổ về các quốc gia, thì tỷ lệ kiều hối
trên GDP cũng thể hiện quy mô của kiều hối và mức độ phụ thuộc của quốc
gia vào kiều hối. Những quốc gia đang phát triển như Tajikistan, Liberia,
Kyrgyzstan, Lesotho và Moldora là những nước nhận kiều hối trên GDP
nhiều nhất (hình 3). Hình 3 thể hiện 10 quốc gia có lượng kiều hối gửi về
vượt quá 10% GDP trong năm 2011. Trong đó Tajikistan và Kyrgyzstan có
lượng kiều hối đổ về cao nhất châu Á lần lượt là 47% và 29%. Những quốc
gia có tỷ lệ kiều hối trên GDP cao đa phần là các quốc gia nhỏ và có nền
kinh tế kém phát triển và mức độ phụ thuộc vào kiều hối lớn.
Từ những thập kỷ 80 của thế kỷ 20, kiều hối đến các nước ở khu vực Mỹ

La Tinh, Caribe, Đông Á và Thái Bình Dương tăng lên một cách nhanh
chóng hơn trung bình của các nước đang phát triển nói chung (Gupta và
cộng sự, 2007).
Lần đầu tiên kể từ khủng hoảng kinh tế toàn cầu bùng nổ, năm 2011 dòng
kiều hối đổ về tất cả các khu vực đang phát triển đều tăng, trong đó khu
vực Nam Á tăng nhanh nhất tới với 17,6%, khu vực Đông Âu và Trung Á
với 13,5%, khu vực Đông Á và Thái Bình Dương tăng 12,3%, khu vực Mỹ
Latinh và Caribe 7,3%, khu vực Trung Đông và Bắc Phi tăng 6.1%, khu
vực miền Nam sa mạc Sahara tăng 4,9%. Bảng 1 thể hiện lượng kiều hối và
tỷ lệ kiều hối trên GDP ở các nước đang phát triển và chia ra thành từng
khu vực.



15

Bảng 1 : Ước tính kiều hối và tỷ lệ kiều hối trên GDP ở các nước đang
phát triển

Nguồn: Migration and development Brief 20, World Bank 2013
16

2. TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY.
 Adam (2004) nghiên cứu về kiều hối và đói nghèo ở
Guatemala.
Ông sử dụng dữ liệu về kiều hối của một mẫu gồm 7276 hộ gia đình
ở thành thị và nông thôn Guatemala trong thời gian từ tháng 7 đến tháng 12
năm 2000 dựa trên dữ liệu về kiều hối nội bộ (từ Guatemala), kiều hối quốc
tế (từ Mỹ) và đói nghèo trong nước này.
Tác giả đo lường tác động của kiều hối đến việc giảm đói nghèo

thông qua xem xét mức độ quan trọng của kiều hối trong thu nhập của các
hộ gia đình trong mẫu nghiên cứu. Và kiều hối nội bộ hay kiều hối quốc tế
có tác động như thế nào đến đói nghèo thông qua cách phân loại đói nghèo
theo mức độ, độ sâu và tính phân hoá. Tác giả phân loại các hộ gia đình
trong mẫu dữ liệu thành ba nhóm: hộ gia đình không nhận kiều hối, các hộ
gia đình nhận kiều hối nội bộ và các hộ gia đình nhận kiều hối quốc tế. Tác
giả chia tỷ lệ chi tiêu trong thu nhập bình quân đầu người thành mười nhóm
để quan sát tác động của hai loại kiều hối đến tính phân hoá đói nghèo ở
Guatemala.
Theo kết quả của nghiên cứu, cả kiều hối nội bộ và quốc tế đều là
thành phần quan trọng trong thu nhập của các hộ gia đình ở nước này.
Thêm vào đó cả hai hình thức của kiều hối đều làm giảm mức độ, độ sâu và
tính phân hoá đói nghèo ở Guatemala. Và quy mô đói nghèo giảm xuống
phụ thuộc rất nhiều vào cách thức đo lường đói nghèo. Kiều hối có tác
động làm giảm tính phân hoá đói nghèo hơn là mức độ đói nghèo ở
Guatemala.
17

Nghiên cứu này chỉ ra rằng bao gồm kiều hối nội bộ hay quốc tế
trong thu nhập hộ gia đình đều có tác động ít đến sự bình đẳng trong thu
nhập. Điều này có nghĩa là hầu hết tác động giảm đói nghèo của kiều hối
đến từ sự tăng lên thu nhập trên đầu người hơn là bất cứ sự thay đổi tiến bộ
trong bình đẳng thu nhập.
 Chami, Fullenkamp, và Jahjah (2003) nghiên cứu về
nguồn kiều hối của lao động xuất khẩu có phải là nguồn vốn cho sự
phát triển không?
Các tác giả sử dụng dữ liệu kiều hối tổng hợp cho mẫu gồm 83 quốc
gia trong khoảng thời gian từ 1970 đến 1998. Nghiên cứu này sử dụng dữ
liệu bảng, hồi quy tốc độ tăng trưởng GDP thực trên đầu người dựa trên tỷ
lệ kiều hối của lao động xuất khẩu trên GDP, tỷ lệ đầu tư trên GDP, tỷ lệ

lạm phát, biến giả miền và tỷ lệ dòng tư bản thực trên GDP.
Nhìn chung, Chami và cộng sự (2003) đã khám phá rằng, tỷ lệ đầu tư
trên GDP và tỷ lệ dòng tư bản thực trên GDP là tương quan dương đến sự
tăng trưởng nhưng tỷ lệ kiều hối trên GDP là không có ý nghĩa thống kê và
có tương quan âm đến sự tăng trưởng. Tuy nhiên, khi thay đổi tỷ số này
bằng việc thêm vào sự thay thế mức độ của biến là sự thay đổi hàng năm
của tỷ lệ GDP. Và hệ số hồi quy của tỷ lệ kiều hối trên GDP là âm và có ý
nghĩa thống kê đến sự tăng trưởng.
Giải thích cho vấn đề nội sinh là nguyên nhân chính của kiều hối
cũng bị ảnh hưởng bởi chính nó, các tác giả sử dụng biến công cụ và tiến
hành hồi quy hai bước với biến công cụ này. Ở đây, hai sự thay đổi trong tỷ
lệ kiều hối trên GDP đều cho thấy mối quan hệ tương quan âm đến sự tăng
trưởng.

×