Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

câu 2 or câu 9, những rủi ro tham gia thị trường chứng khoán , tác động của nhà đầu tư

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (39.03 KB, 3 trang )

Những rủi ro khi đầu tư chứng khoán
Gửi ngày 21/10/2008 bởi admin | Trong Chứng khoán | 5,110 lượt xem.

Kinh tế học rõ là một môn khoa học buồn thảm và có vẻ như các nhà kinh tế chỉ nhăm
nhe chỉ cho chúng ta đủ các loại rủi ro.
Chẳng hạn nếu ngày nghỉ, mở một cuốn từ điển về tài chính hoặc lượn một vòng các từ
điển trực tuyến trong vòng 5 phút thì sơ sơ bạn có thể nhặt được từng này mục từ về rủi
ro liên quan đến việc mua cổ phiếu của bạn như dưới đây. Nếu bạn thấy hứng thú, hãy coi
đây như một sự giải trí nho nhỏ trong ngày nghỉ.
Rủi ro phá sản (Bankruptcy risk)
Khi mà một công ty phá sản, mặc nhiên cổ phiếu của công ty đó tụt dốc không phanh và
mức thấp nhất có thể là chả còn giá trị gì. Một thống kê vui nhân cuộc khủng hoảng tài
chính vừa rồi cho thấy, nêu cách đây 1 năm bạn có 1000 USD, mua cổ phiếu của hãng
máy bay Delta Airline thì giờ chúng trị giá 49USD, nếu là của hãng bảo hiểm AIG thì giờ
chúng có giá 33 USD, nếu là của ngân hàng Lehman Brothers thì giờ chúng trị giá 1USD.
Còn nếu mua bia uống thì đống vỏ lon bia mang bán đồng nát sẽ được khoảng 200USD.
Rủi ro kinh doanh (Business risk)
Cổ phiếu của bạn đương nhiên sẽ tụt mất giá trị nếu tình trạng kinh doanh của công ty
không thuận lợi. Khi có những thay đổi trong tình trạng này, công ty có thể sẽ bị sút giảm
lợi nhuận và cổ tức.
Rủi ro kinh doanh cũng có hai loại cơ bản: bên ngoài và nội tại. Rủi ro kinh doanh nội tại
phát sinh trong quá trình vận hành hoạt động của công ty. Mỗi công ty có một loại rủi ro
nội tại riêng và mức độ thành công của mỗi công ty thể hiện qua hiệu quả hoạt động.
Công ty cũng chịu những rủi ro đến từ bên ngoài riêng, phụ thuộc vào các yếu tố môi
trường kinh doanh cụ thể, như chi phí tiền vay, sự cắt giảm ngân sách, mức thuế nhập
khẩu tăng, sự suy thoái của chu kỳ kinh doanh.
Doanh số của một số ngành công nghiệp thép, ô tô có xu hướng bám sát chu kỳ kinh
doanh trong khi doanh số của một số ngành khác lại có xu hướng đi ngược lại. Các chính
sách Nhà nước cũng là một phần của rủi ro bên ngoài, các chính sách tiền tệ và tài khoá
có thể làm ảnh hưởng đến thu nhập thông qua tác động về chi phí và nguồn vốn.
Rủi ro thị trường (Market risk)


Giá cả cổ phiếu có thể dao động mạnh trong một khoảng thời gian ngắn mặc dù thu nhập
của công ty vẫn không thay đổ, chỉ vì cách nhìn nhận của các nhà đầu tư về các loại cổ
phiếu nói chung hay về một nhóm cổ phiếu nói riêng.


Rủi ro thị trường xuất hiện do có những phản ứng của các nhà đầu tư đối với những sự
kiện hữu hình hay vô hình. Các nhà đầu tư thường phản ứng dựa trên cơ sở các sự kiện
thực, hữu hình như các sự kiện kinh tế, chính trị, xã hội, nhưng đôi khi cũng chẳng do gì
cả mà chỉ là vấn đề tâm lý.
Rủi ro lãi suất (Interest rate risk)
Rủi ro lãi suất là một trong những rủi ro hệ thống, hay còn gọi là rủi ro không phân tán
được khi đầu tư vào thị trường chứng khoán. Rủi ro lãi suất nói đến sự không ổn định
trong giá trị thị trường và số tiền thu nhập trong tương lai, nguyên nhân là dao động trong
mức lãi suất chung.
Rủi ro cơ sở (Basis risk)
Là rủi ro mà các khoản đầu tư bù đắp vị thế trong một chiến lược phòng ngừa rủi ro
không thay đổi theo các hướng đối ngược nhau. Mối tương quan không hoàn hảo giữa
các khoản đầu tư bù đắp vị thế đã tạo ra các khoản lỗ hoặc lãi tiềm ẩn trong một chiến
lược phòng ngừa rủi ro và do đó đã làm gia tăng thêm rủi ro cho vị thế của nhà đầu tư
(nhà phòng ngừa rủi ro).
Rủi ro hối đoái (Transfer risk)
Rủi ro thị trường hối đoái khi người nợ nước ngoài không thể chi trả bằng loại tiền tệ
(ngoại tệ) theo yêu cầu của chủ nợ.
Rủi ro sức mua (Purchasing power risk)
Rủi ro sức mua đến từ biến động của sức mua của đồng tiền thu được khi đầu tư vào một
thị trường chứng khoán. Rủi ro sức mua là tác động của lạm phát đối với khoản đầu tư.
Nếu coi khoản đầu tư là một khoản tiêu dùng ngay, ta có thể thấy rằng khi một người mua
cổ phiếu, anh ta đã bỏ mất một số cơ hội mua hàng hoá hay dịch vụ trong thời gian sở
hữu cổ phiếu đó. Nếu, trong khoảng thời gian nắm giữ cổ phiếu đó, giá cả hàng hoá dịch
vụ tăng, nhà đầu tư đã bị mất một phần sức mua.

Rủi ro tài chính (Financial risk)
Liên quan đến những rủi ro từ cấu trúc vốn của một công ty. Sự xuất hiện của các khoản
nợ trong cấu trúc vốn sẽ tạo ra cho công ty những nghĩa vụ trả lãi phải được thanh toán
cho chủ nợ trước khi trả cổ tức cho cổ đông nên nó có tác động lớn đến thu nhập của họ.
Rủi ro tài chính là rủi ro có thể tránh được trong phạm vi mà các nhà quản lý có toàn
quyền quyết định vay hay không vay. Một công ty không vay nợ chút nào sẽ không có rủi
ro tài chính.
Bằng việc đi vay, công ty đã thay đổi dòng thu nhập đối với cổ phiếu thường. Cụ thể là,
việc sử dụng tỷ lệ vay nợ gây những hệ quả quan trọng đối với những người nắm giữ cổ


phiếu thường, đó là làm tăng mức biến động trong thu nhập của họ, ảnh hưởng đến dự
kiến của họ về thu nhập, và làm tăng rủi ro của họ.
Rủi ro thanh khoản (Liquidity risk)
Rủi ro khi ngân hàng phải bán lỗ tài sản để đáp ứng nhu cầu tiền mặt tức thời. Thí dụ,
người gửi tiền yêu cầu có tiền mặt ngay.
Danh sách này có thể còn kéo dài kha khá nữa. Và chúng ta có thể tự nhủ là dù sao thị
trường vẫn còn may mắn vì các tay chơi đều chả bao giờ xem từ điển khi quyết định. Nếu
không phải thế thì ai biết được thị trường liệu có còn tồn tại

Nhà đầu tư tác động như thế nào đến TTCK, ta phân tích cung- cầu tác
động đến thị trường



×