Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

THẾ NÀO LÀ VĂN NGHỊ LUẬN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (97.12 KB, 2 trang )

THẾ NÀO LÀ VĂN NGHỊ LUẬN ?
Văn nghị luận là một thể loại có truyền thống lâu đời, có giá trị và tác dụng
hết sức to lớn trong trường kì lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta.
Có thể kể từ Chiếu dời đô ( 1010) của Lí Thái Tổ, Hịch tướng sĩ ( 1285) của
Trần Quốc Tuấn cho đến Bình Ngô đại cáo ( 1428) của Nguyễn Trãi; từ Bài
tựa sách Trích diễm thi tập ( 1497) của Hoàng Đức Lương, Chiếu cầu hiền
( 1788) của Ngô Thì Nhậm đến bản điều trần Xin lập khoa luật ( 1867) của
Nguyễn Trường Tộ; Chiếu Cần Vương(1885) đến Hịch đánh Pháp sau
này...Và đặc biệt từ thể kỉ XX trở đi, văn nghị luận ngày càng phát triển
mạnh mẽ. Hàng loạt tên tuổi nổi tiếng vởi những áng nghị luận bất hủ, mà
tiêu biểu nhất là chủ tịch Hồ Chí Minh với bản Tuyên ngôn độc lập (1945).
Ngoài Chủ Tịch Hồ Chí Minh còn có hàng loạt chí sĩ yêu nước đồng thời là
các nhà chính luận cự phách như Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, Huỳnh
Thúc Kháng, Ngô Đức Kế, Nguyễn An Ninh...Tiếp đó là những nhà cách
mạng, những nhà văn hóa như Trường Chinh, Lê Duẩn, Phạm Văn Đồng,
Võ Nguyên Giáp...và rất nhiều nhà viết văn nghị luận nổi tiếng như Hải
Triều, Đặng Thai Mai, Hoài Thanh, Xuân Diệu, Chế Lan Viên...
Có thể nói trong suốt trường kì lịch sử, văn nghị luận là một thể văn phản
ánh rõ nhất tinh thần, tư tuởng, ý chí và khát vọng của cả một dân tộc. Đó là
lòng yêu nước nồng nàn: " Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối; ruột
đau như cắt, nước mắt đầm đìa; chỉ căm tức chưa xả thịt lột da, nuốt gan
uống máu quân thù..."( Trần Quốc Tuấn- Hịch tướng sĩ) Đó là tinh thần tự
hào về một dân tộc có truyền thống lịch sử -văn hóa lâu đời: " Như nước Đại
Việt ta từ trước/ Vốn xưng nền văn hiến đã lâu" Đó là tư tưởng nhân nghĩa: "
Đem đại nghĩa để thắng hung tàn / Lấy chí nhân để thay cường bạo"
( Nguyễn Trãi - Bình Ngô đại cáo) Đó là ý chí "Không có gì quý hơn độc
lập tự do", là khát vọng hòa bình: " Chúng ta muốn hòa bình, chúng ta đã
nhân nhượng", là tinh thần quyết tử cho tổ quốc quyết sinh: "Chúng ta thà hi
sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô
lệ" ( Hồ Chí Minh)...
Bên cạnh việc phản ánh tư tưởng cứu nước, chống xâm lăng, văn nghi luận


còn phản ánh tinh thần và ý chí của cha ông ta trong công cuộc dựng nước.
Đó là khát vọng muốn xây dựng một quốc gia hùng cường, độc lập thể hiện
rõ trong Chiếu dời đô của Li Thái Tổ. Đó là tư tưởng coi trọng người hiền tài
trong bài văn bia do Thân Nhân Trung soạn thảo (1442) đặt ở Văn Miếu -
Quốc Tử Giám và đặc biêt trong Chiếu cầu hiền của vua Quang Trung ban
bố năm 1788.
Có thể nói càng ngày văn nghị luận càng phát triển mạnh mẽ, càng trở nên
đa dạng và phong phú. Tuy nhiên nếu nhìn từ nội dung đề tài, ta có thể chia
văn nghị luận làm hai loại lớn: nghị luận xã hội và nghị luận văn học.
Nghị luận xã hội là những bài văn bàn về các vấn đề xã hội- nhân sinh: một
tư tưởng đạo lí, một lối sống cao đẹp; một hiện tượng tích cực hoặc tiêu cực
của đời sống; một vấn đề về thiên nhiên môi trường...
Nghị luận văn học là những bài văn bàn về các vấn đề văn chương - nghệ
thuật: phân tích, bàn luận về vẻ đẹp của tác phẩm văn học, trao đổi về một
vấn đề lí luận văn học, hoặc làm sáng tỏ một vấn đề văn học sử...
Nhìn chung cả hai loại đều nhằm phát biểu tư tưởng, tình cảm, thái độ,
quan điểm của người viết một cách trực tiếp về văn học hoặc chính trị, đạo
đức, lối sống...bằng một thứ ngôn ngữ trong sáng, hùng hồn, với những
lập luận chặt chẽ, mạch lạc giàu sức thuyết phục.
2. Chương trình trước đây thường xuất phát từ một quan niệm khá cực
đoan: trước cải cách giáo dục ( CCGD, 1989) phân môn làm văn THPT rất
coi trọng NLXH, các kì thi quan trọng chủ yếu thi NLXH. Chương trình
CCGD ( từ 1989 trở đi) lại chủ yếu nghiêng về NLVH.
Khắc phục tình trạng cực đoan trên, chương trình Ngữ văn sau năm 2000 có
những điều chỉnh lớn nhằm cân đối giữa NLVH và NLXH ở cả phần đọc
văn và phần làm văn.
Trong việc phân loại đề văn nghị luận, người ta có thể chia ra các dạng đề
nhỏ hơn trong mỗi loại lớn nêu trên để luyện tập và ứng dụng. Đối với
NLXH, bên cạnh những dạng đề truyền thống, sách Ngữ văn nâng cao còn
đề xuất thêm những dạng đề mới.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×